Thật khó có một định nghĩa hoàn chỉnh cho một hiện tượng luôn biến động.
Hiện nay, thuật ngữthi pháp và thi pháp học đã không còn xa lạvới những người
làm công tác nghiên cứu khoa học nữa. Đã có rất nhiều quan niệm và cách trình bày
khác nhau của nhiều tác giảvềnội dung khoa học của các khái niệm này. Do vậy
trong khuôn khổluận văn, chúng tôi cũng chỉmạn phép trình bày một cách ngắn
gọn những cách hiểu , lý giải của những người đi trứơc vềvấn đềnày.
Trong công trình Lý luận và văn học, GS Lê Ngọc Trà đã nêu lên nội hàm của
khái niệm thi pháp là :
hệthống các phương tiện, cách thức thểhiện và tổchức ý thức nghệthuật
trong sáng tạo văn chương[10,tr139]. Đặc điểm thi pháp nhưlà hình thức bên
trong của tác phẩm văn học thường gắn liền với những đăc điểm của bản thân ý
thức nghệthuật của nhà văn. Vì vậy muốn nghiên cứu thi pháp của một tác phẩm
hoặc sáng tác của nhà văn phải xác định cho được quan niệm vềthếgiới và tư
tưởng xã hội của tác giả[10,tr143]
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4167 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường trung học phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trong tự nhiên không thể đảo ngược, nó chỉ vận động một
chiều : quá khứ, hiện tại, tương lai, thì trong tác phẩm nghệ thuật, thời gian có thể
được tái tạo lại. Đó có thể là một đời người, nhưng cũng có thể chỉ một ngày, thậm
chí một khỏanh khắc
Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Lỗ Tấn khá đa dạng, có khi là thời gian
của cuộc sống thường nhật, gắn với những sự kiện liên quan đến cuộc đời một nhân
vật. Cũng có khi là những quãng thời gian đa chiều (hồi tưởng): quá khứ, hiện tại
đan cài, xen kẽ vào nhau (Cố hương , Cầu Phúc) tạo nên vòng luẩn quẩn. Lỗ Tấn
hầu như không sử dụng thủ pháp dồn nén thời gian , hay kéo căng thời gian, tác giả
để thời gian trôi đi một cách chậm rãi, tạo cảm giác kéo dài, dàn trải lê thê. Điều
này phù hợp với sự mòn mỏi về tinh thần, sự bế tắc ngột ngạt trong cuộc sống của
những kiếp người đang mòn đi “héo úa đi như đám cỏ 4000 năm bị đè dưới đá tảng
lịch sử”(Nguyễn Tuân). Đặc biệt, kết thúc một số truyện Lỗ Tấn thường sử dụng
thời gian tương lai. Dường như sự hy vọng có thể thay đổi xã hội, sự trăn trở trước
nỗi khổ đau của người dân đã khiến ông “phóng bút” bằng những ước mơ, những
viễn tưởng tươi sáng hoặc bằng dự cảm về tương lai. Tương lai gắn liền với viễn
cảnh, với phương hướng phát triển của đời sống của số phận nhân vật, thường được
thể hiện bằng những hình ảnh hay những đoạn văn giàu triết ly, trữ tình. Nhìn chung
trong các truyện ngắn Lỗ Tấn thời gian nghệ thuật ít tuân theo sự phát triển của sự
kiện, mà gắn liền với tâm trạng nhân vật. Nhân vật chính trong các tác phẩm của
ông phần lớn đều bất hạnh vì thế thời gian của truyện thường trôi đi chậm chạp, đều
đều, phù hợp với tâm trạng buồn bã, bế tắc. Thời gian ở đây không còn mang tính
độc lập khách quan nhhư trong truyện cổ, mà là thời gian của sự nhận thức con
người.
Việc tìm hiểu một số phương diện trong thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn trên đây
sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ và tòan diện hơn về quan niệm sáng tác,
cũng như phương pháp sáng tác của nhà văn. Trên cơ sở đó, việc giảng dạy tác
phẩm của ông ở trường phổ thông sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn.
Chương 3 :
GIẢNG DẠY TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN Ở
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA THI
PHÁP HỌC
3.1. TÌNH HÌNH CHUNG KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM LỖ
TẤN Ở TRƯỜNG PT HIỆN NAY
3.1.1. Thuận lợi :
Nhìn chung so với nhiều tác giả ngọai quốc khác, tác phẩm của Lỗ Tấn khá
gần gũi với học sinh Việt Nam bởi văn học Trung Quốc cũng không xa lạ gì mấy
với Văn học Việt Nam. Hơn thế nữa, các em học sinh cũng đã từng làm quen với
tác phẩm của nhà văn này ở cấp THCS. Đây là một thuận lợi lớn.
Như ở chương đầu chúng tôi đã trình bày, so với chương trình và sách giáo
khoa trước khi hợp nhất (năm 2000), nội dung chương trình sách giáo khoa hiện
hành (gồm sách giáo khoa phân ban và sách giáo khoa hợp nhất) đã có sự chỉnh lý,
bổ sung về nội dung kiến thức, câu hỏi hướng dẫn học bài cho học sinh. Phần tiểu
dẫn, chú thích cũng đã được biên sọan công phu, đầy đủ, tinh gọn , khoa học. Đó
chính là những kiến thức cơ bản và cần thiết giúp giáo viên và học sinh tiếp cận tác
phẩm, tìm hiểu tác giả được dễ dàng hơn. Bởi vì ngoài việc tìm hiểu, tiếp cận tác
phẩm bằng con đường tiếp xúc trực tiếp với văn bản, thì việc tìm hiểu những vấn đề
ngoài tác phẩm (hoàn cảnh, ý đồ sáng tác nghệ thuật, cách lựa chọn tiêu đề…) cũng
rất cần thiết cho việc hiểu sâu, hiểu đúng về tác phẩm và tác giả.
Việc biên sọan sách hướng dẫn cho giáo viên giảng dạy cũng khá công phu và
kỹ lưỡng. Điều này tạo cho giáo viên có sự linh động trong quá trình thiết kế giáo
án, có thể tùy vào những điều kiện khách quan và chủ quan, phát huy khả năng sáng
tạo của mình để giảng dạy được tốt nhất.
Bên cạnh đó, vấn đề trang bị cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ dạy học ở các
trường trung học phổ thông hiện nay khá tốt và tương đối hiện đại. Việc thử nghiệm
vận dụng công nghệ thông tin (giáo án điện tử) vào các giờ dạy Văn cũng đang
được các giáo viên nhiệt tình hưởng ứng, cũng như được sự tư vấn, hỗ trợ kịp thời
từ phía Ban giám hiệu nhà trường
3.1.2. Khó khăn
Mặc dù đã được cải cách nhưng phần Văn học nước ngoài nói chung, tác phẩm
Lỗ Tấn nói riêng đôi chỗ vẫn chưa phù hợp : dung lượng kiến thức nhiều trong khi
số tiết phân bố lại ít. Vì thế giáo viên buộc phải chạy đua với thời gian để cung cấp
đủ kiến thức cho học sinh , nên chưa thể chú trọng nhiều đến việc rèn luyện các kỹ
năng văn học
Việc học sinh ít thích học Văn, thiếu ý thức trong việc học cũng là một trong
những khó khăn cho không ít giáo viên. Hiện tượng “học lệch”, học môn Văn cốt
chỉ đủ điểm là một hiện tượng cũng khá phổ biến trong phần lớn bộ phận học sinh.
Thực tế cho thấy việc học Văn để thi, bao gồm thi học kỳ, thi lên lớp, thi tốt
nghiệp, thi tuyển sinh Đại học…tất cả chỉ hướng vào văn học Việt Nam. Đây cũng
là một khó khăn không nhỏ
Ngoài ra, một khó khăn nữa cũng không kém phần quan trọng ấy là việc
khai thác các tác phẩm như thế nào để học sinh dễ nắm được cũng là một vấn đề.
Bởi khỏang cách hiện thực được phản ánh trong tác phẩm và hiện thực đời sống của
học sinh có một độ chênh nhất định. Việc giúp học sinh tái hiện lịch sử, rút ngắn
khoảng cách thời gian và không gian để học sinh có thể cảm và hiểu tác phẩm được
tốt là điều không dễ chút nào. Về vấn đề này chúng tôi cũng đã có tham khảo ý kiến
của khỏang 30 giáo viên. Khi được hỏi " thầy , cô gặp khó khăn gì khi giảng dạy
truyện ngắn Lỗ Tấn”. Khoảng 40% trả lời : tác phẩm khó khai thác, 35% cho rằng
học sinh ít chịu đọc tác phẩm và sọan bài trước ở nhà, 15% trả lời học sinh không
thích học, còn lại 10% nhận xét phân phối thời gian không đủ.
Như vậy có thể thấy, việc giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường Trung học
phổ thông hiện nay cũng không đơn giản chút nào
3.2. THỰC TẾ GIẢNG DẠY TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Nhằm tìm hiểu căn cứ thực tế cho việc hình thành những luận điểm khoa học về
phương pháp luận, cũng như cơ sở khách quan cho việc xác định thiết kế thể
nghiệm “ Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường Trung học phổ thông dưới góc
nhìn của thi pháp học”, chúng tôi đã tiến hành dự giờ một số giáo viên, cũng như
phát phiếu tham khảo giáo viên và học sinh ở các trường Trung học phổ thông
thuộc địa bàn thành phố Phan Thiết.
Có thể thấy trên cùng một đơn vị thông tin nghệ thuật, việc tiếp nhận của
mỗi cá nhân thường phát triển theo những hướng không trùng khớp nhau, mặc dù
về bản chất và phương hướng tiếp nhận có thể không trái ngược. Đó cũng là những
vấn đề đòi hỏi sự lý giải bằng thực tế thông qua việc khảo sát
Qua việc tiến hành dự giờ một số tiết dạy về bài tác giả Lỗ Tấn cũng như tác
phẩm “Thuốc”, chúng tôi nhận thấy :
3.2.1. Về phía người dạy
Dưới góc độ phương pháp :
- Có thể thấy phần lớn giáo viên vẫn chưa phát huy vai trò chủ động, tích
cực của học sinh. Phương pháp của giáo viên chủ yếu vẫn là thuyết giảng, ít để cho
học sinh tự phát hiện, lý giải (phải chăng do áp lực về thời gian ?). Nghĩa là việc
khai thác tác phẩm thiên về công việc của giáo viên hơn là học sinh, giáo viên
giảng, đọc, học sinh nghe và ghi chép, hầu như ít có điểm dừng để học sinh được
trao đổi, tranh luận
- Chưa tạo được hứng thú cho học sinh, hay nói cách khác chưa tạo được
tâm thế nhập cuộc cho các em khi tìm hiểu phân tích tác phẩm. Nghĩa là khi bắt đầu
vào bài học, giáo viên đi thẳng ngay vào việc phân tích chi tiết tác phẩm mà không
giới thiệu, dẫn dắt bằng cách đặt câu hỏi để định hướng cho học sinh cùng bàn bạc,
trao đổi trước khi đi vào phân tích tác phẩm một các cụ thể. Điều này tạo sự bị
động, đột ngột, thậm chí là khiên cưỡng khi học sinh tiếp cận với tác phẩm
- Giáo viên thường chỉ chú trọng về mặt nội dung mà ít hướng dẫn cho học
sinh phương pháp để phân tích, khai thác một tác phẩm: nghĩa là phân tích một
truyện ngắn phải bắt đầu từ đâu và như thế nào. Cho nên học sinh học tác phẩm nào
thì chỉ biết tác phẩm nấy mà chưa hình thành được cho mình một phương pháp để
tìm hiểu tác phẩm tự sự nói chung
Dưới góc độ chuyên môn :
- Phần lớn giáo viên khi giảng dạy tác phẩm “Thuốc” chưa gắn bài văn
học sử với bài giảng văn, dù rằng những luận điểm trong bài “Tác giả Lỗ Tấn” rất
cần thiết cho việc tìm hiểu tác phẩm “Thuốc” cũng như một số tác phẩm khác của
ông
- Chưa có sự so sánh, tìm ra mối liên hệ giữa những tác phẩm có cùng một
đề tài (chẳng hạn sự mê muội của quần chúng nhân dân trong “Thuốc” chưa so
sánh với “AQ chính truyện” hay “Thị chúng” …). Điều này tạo nên sự tách biệt
giữa các tác phẩm, đồng thời học sinh cũng sẽ ít có cơ hội biết đến những tác phẩm
khác của Lỗ Tấn có cùng đề tài.
- Phần tiểu dẫn và chú thích chưa được tận dụng phát huy, khai thác một
cách tối đa trong quá trình tìm hiểu tác phẩm
- Bài đọc thêm về tác phẩm “AQ chính truyện” hầu như đa số giáo viên
đều bỏ ngõ, có lẽ do hạn chế về thời gian. Chưa có một sự hướng dẫn cụ thể nào để
học sinh tự học và đọc thêm, thành thử học sinh học bài nào chỉ biết bài nấy.
- Cách khai thác tác phẩm chưa làm nổi bật được tư tưởng chủ đề của truyện
ngắn, ít giáo viên chốt lại cho học sinh các vấn đề trọng tâm của tác phẩm. Phân
tích tác phẩm đôi khi còn rời rạc, chưa tạo được tính thống nhất liền mạch của tác
phẩm. Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm cũng chưa được lý giải trong quá trình phân
tích. Có thể nói truyện Lỗ Tấn rất khó khai thác, nếu như giáo viên không nắm
được đặc điểm truyện ngắn, cũng như quan niệm sáng tác của nhà văn. Với quan
niệm “ nghệ thuật vị nhân sinh “, văn chương Lỗ Tấn không ngoài mục đích cứu rỗi
con người. Nội dung tác phẩm của Lỗ Tấn không đơn thuần chỉ dừng lại ở bề mặt
câu chữ . Biết bao ước muốn, tâm tư hoài vọng của nhà văn lấp lánh sau trang sách,
bởi cây đại thụ nào mà chẳng đa diện, đa sắc, đa hương !
- Một số giáo viên còn tỏ ra lúng túng về bình diện tiếp xúc, cách phân tích
đặt trong bối cảnh lịch sử mà tác phẩm ra đời hay một vài cách nhận xét, đánh giá
chưa thật sát, đầy đủ với nội dung cốt truyện. Có giáo viên cho rằng ý nghĩa tác
phẩm chỉ là phê phán sự mê muội của quần chúng nhân dân và sự thoát ly quần
chúng của người cách mạng, mà chưa thấy truyện còn là lời cảnh tỉnh về căn bệnh
lạnh nhạt, bàng quan của một bộ phận quần chúng nhân dân, cũng như sự hy vọng
của nhà văn về một tương lai khác hẳn với thực tại
- Không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm cũng là một trong
những chi tiết nghệ thuật rất ít giáo viên khai thác, phân tích. Điều này khiến cho
việc hiểu tác phẩm cũng chưa thật sự toàn diện, sâu sắc.
- Giáo viên chỉ chuyên chú vào việc giảng mà ít có những khỏanh khắc
dừng lại để bình, xóay sâu nhấn mạnh vào chi tiết đăc sắc nào đó, thành thử ít đọng
lại ấn tượng, cảm xúc nơi học sinh
- Các tiết học hầu như không có Giáo viên nào sử dụng tranh ảnh hay tài
liệu liên quan để minh họa cho bài học. Bởi vậy giờ học tỏ ra đơn điệu, ít thu hút,
hấp dẫn học sinh.
3.2.2. Về phía người học
- Một điều dễ nhận thấy qua các tiết dự giờ ấy là tình trạng học sinh ít hoặc
chưa đọc qua tác phẩm trước ở nhà, cho nên khi giáo viên phát vấn học sinh tìm dẫn
chứng trong Sách giáo khoa thì các em tỏ ra lúng túng khi xác định các chi tiết.
Điều này cũng đã gây không ít khó khăn cho giáo viên khi đứng lớp
- Năng lực cảm thụ văn học còn yếu, cũng như khả năng diễn đạt của học
sinh (nhất là ở những lớp đại trà) khá vụng về. Các em chưa biết cách trình bày vấn
đề một cách logic, khoa học, cách trả lời đôi chỗ còn ngây ngô. Chẳng hạn khi giáo
viên hỏi “ bối cảnh của truyện Thuốc xoay quanh những không gian nào? Có em
trả lời “ ở chỗ bán bánh bao !”
- Khả năng tranh luận giữa học sinh với nhau còn kém, các em ít có sự trao
đổi bàn bạc khi giáo viên đặt ra những câu hỏi có tính chất nêu vấn đề. Chỉ khi nào
giáo viên buộc phải gọi đích danh một học sinh nào đó, thì khi ấy các em mới miễn
cưỡng trả lời. Hiện tượng nhiều học sinh còn tỏ ra thờ ơ với bài học, chỉ biết ghi
chép một cách máy móc khi giáo viên dừng lại đọc cũng là một vấn đề đáng lo ngại.
- Sự dân chủ giữa giáo viên và học sinh cũng chưa được phát huy trong giờ
học. Hầu như suốt buổi học chỉ có giáo viên là người đặt ra câu hỏi, học sinh trả lời
mà chưa có những ý kiến thắc mắc từ phía học sinh (tình trạng này diễn ra hầu hết ở
các lớp đại trà lẫn chuyên biệt)
- Một điều đáng lo ngại nữa là khả năng đọc tác phẩm của học sinh còn yếu,
ở đây là nói đọc chuẩn, đọc đúng chứ chưa nói đến đọc sáng tạo. Điều này một lần
nữa chứng tỏ khâu chuẩn bị bài của học sinh còn rất hạn chế.
3.3. ĐI TÌM NGUYÊN NHÂN
Tìm hiểu nguyên nhân của tình hình trên là cơ sở để tìm ra những giải pháp, hy
vọng có ích cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy Văn học nước ngoài nói chung,
tác phẩm Lỗ Tấn nói riêng. Qua thực tế trên, chúng tôi nhận thấy dường như học
sinh chưa thực sự thích thú với những giờ học Văn, hay nói các khác giờ Văn chưa
tạo được sức hấp dẫn, lôi cuốn các em. Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu tham khảo
giáo viên và học sinh về việc giảng dạy và học tập Văn học nước ngoài nói chung,
tác phẩm Lỗ Tấn nói riêng, cùng với thực tế dự giờ trên lớp, bước đầu ghi nhận như
sau :
3.3.1. Nguyên nhân khách quan
* Có sự mâu thuẫn giữa thời gian dành cho bài dạy với nội dung cần truyền đạt.
Số lượng dành cho bài tác giả Lỗ Tấn và tác phẩm “Thuốc” là 2 tiết, trong khi đó lại
phải đảm bảo đủ lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh. Điều đó buộc nhiều
giáo viên phải dạy chay, chạy đua với thời gian, nên học sinh gặp không ít khó
khăn trong việc hiểu và nắm hết các lớp nghĩa của tác phẩm
* Do tình hình thi cử hiện nay : lâu nay trong các kỳ thi, kiểm tra (học kỳ, tốt
nghiệp,tuyển sinh đại học), phần Văn học nước ngoài nói chung vẫn bị xem nhẹ.
Nghĩa là nếu có thi thì phần Văn học nước ngoài chỉ chiếm 20% tổng số điểm của
bài văn và chỉ thuộc về phần lý thuyết, còn phần làm văn chủ yếu vẫn là Văn học
Việt Nam. Điều đó vô hình chung khiến cả giáo viên và học sinh đều ít quan tâm
đến Văn học nước ngoài, dạy và học trên tinh thần đối phó cho xong chương trình
* Do bản thân tác phẩm văn chương. Mỗi một tác phẩm văn chương là một hiện
tượng nghệ thuật lung linh, đa nghĩa. Mỗi một nhà văn khác nhau lại có những cách
thể hiện khác nhau, hơn thế nữa việc giải mã các lớp nghĩa trong tác phẩm Lỗ Tấn
cũng không phải đơn giản, điều này phụ thuộc rất nhiều vào tài năng sư phạm của
mỗi giáo viên
* Tâm lý chung của nhiều học sinh vẫn nghiêng về Văn học Việt Nam (có thể do
bắt nguồn từ suy nghĩ không thi cử) nên việc đầu tư cũng thực hiện qua loa, máy
móc
* Bên cạnh đó, chương trình và Sách giáo khoa chưa thực sự đổi mới để phù hợp
với mục tiêu và yêu cầu đào tạo giáo dục hiện nay. Sách hướng dẫn giáo viên đôi
khi cũng còn hàn lâm, chưa có những hướng dẫn thật cụ thể về phương pháp để
giáo viên tham khảo
* Một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng ấy là tâm lý xã hội và
tác động của nền kinh tế thị trường (liên quan đến khuynh hướng chọn nghề
nghiệp). Ở các trường phân ban, đa số học sinh đều theo học ban Khoa học tự nhiên
(chiếm gần 90% tổng số lớp), còn ban Khoa học Xã hội thì thật hiếm hoi . Càng
ngày xu hướng yêu thích, đam mê văn học trong giới học sinh ngày một giảm.
Ngoại trừ một số ít học sinh thực sự đam mê, phần còn lại học cốt cho đủ điểm, ít
dành thời gian đầu tư cho việc học môn Van. Thực tế cho thấy có nhiều học sinh dù
đạt điểm cao trong các kỳ thi học sinh giỏi Văn, song có mấy em chịu theo nghiệp
văn chương !
3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
* Nguyên nhân đầu tiên phải nói đến ấy là phần lớn giáo viên chưa tạo được
tâm thế nhập cuộc cho học sinh khi tiến hành phân tích tác phẩm văn chương.
Tâm thế là một khái niệm thuộc lĩnh vực tâm lý học, chỉ sự sẵn sàng đón nhận trên
cơ sở hứng thú và sự quan tâm của con người trước một vấn đề nào đó. Trong dạy
học Van, tâm thế là một vấn đề có ý nghĩa lớn ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình
lĩnh hội và cảm thụ của học sinh. Chính vì trong các giờ dạy, một số giáo viên chưa
quan tâm đến điều này nên việc cảm thụ tác phẩm dường như chủ yếu là công việc
của giáo viên, chứ chưa thực sự trở thành của cả học sinh. Chỉ có thầy tiếp xúc với
văn bản rồi sau đó truyền đạt lại cho trò mà chưa chú ý tới mối quan hệ giữa bạn
đọc- học sinh và tác phẩm cũng như những phản ứng tâm lý của học sinh.
Nói tới quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương là nói tới họat động tổ chức,
hướng dẫn nhận thức của giáo viên và họat động của học sinh nhằm chiếm lĩnh đối
tượng thẩm mĩ là tác phẩm văn học. Dạy học tác phẩm văn chương là một lọai hình
dạy học đặc thù, đòi hỏi sự nỗ lực sáng tạo từ cả 2 phía (giáo viên và học sinh), lấy
giá trị tác phẩm làm điểm xuất phát để hướng tới một mục đích. Nếu chỉ thiên về
công việc của giáo viên, giờ dạy Văn dễ trở thành giờ thuyết trình văn học có định
hướng và hiệu quả của nó thường là sự tiếp thu miễn cưỡng, thụ động một kiến thức
nào đó mang đậm dấu ấn chủ quan của giáo viên
Cơ chế dạy học Văn mới là cơ chế được xác lập bởi mối quan hệ tương tác
giữa các yếu tố : tác phẩm- giáo viên - học sinh. Giáo viên bằng tài năng của mình
phải làm sao biến tác phẩm vốn xa lạ với học sinh trở thành đối tượng để học sinh
quan tâm và hứng thú, từ đó có nhu cầu khám phá và chiếm lĩnh. Tác phẩm văn
chương một khi đã đi vào quỹ đạo cảm xúc của học sinh sẽ không còn tồn tại như
một thứ văn bản chết đối với các em.
* Giáo viên chưa hướng dẫn cho học sinh những công việc cụ thể cần
chuẩn bị cho tiết học sau. Rõ ràng trong các giáo án lên lớp đều có phần củng cố
và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà, thế nhưng rất ít giáo viên chú ý đến công
đọan này. Đa số đều dạy cho xong nội dung bài học, còn phần về nhà thả nổi cho
học sinh tự lo. Thêm vào đó, nội dung những câu hỏi ở phần hướng dẫn học sinh
học bài không phải câu nào các em cũng có thể trả lời được. Thành thử học sinh về
nhà rất lúng túng trước những câu hỏi khó, đành phải mượn vở của các học sinh lớp
trước chép lại, hoặc là cầu viện đến các lọai sách học tốt, hoặc là soạn qua loa cho
xong để đối phó nếu giáo viên có kiểm tra. Bởi vậy, dù rằng học sinh có “ngoan
ngõan” sọan bài trước ở nhà thì khi đến lớp vẫn tỏ ra ngơ ngác trước những câu hỏi
của giáo viên .Tình trạng ấy khiến giờ học trở nên buồn tẻ, vô hồn và việc giáo viên
phải tự độc diễn là điều khó tránhh khỏi
* Phương pháp để phân tích, khai thác một truyện ngắn cũng chưa được
giáo viên chú trọng cho học sinh. Đành rằng truyện ngắn không phải là một thể
lọai văn học xa lạ với học sinh trung học, bởi hầu hết các em đã tiếp xúc với thể lọai
này từ khá sớm (Trung học cơ sở). Thế nhưng tự rút ra cho mình một phương pháp
để phân tích truyện ngắn nói chung thì không phải em nào cũng biết. Hầu hết, giáo
viên đều quan tâm đến việc truyền đạt nội dung của tác phẩm, mà ít hướng dẫn cho
học sinh cách thức để giải mã một truyện ngắn nói riêng, tác phẩm văn xuôi nói
chung
Trong nhà trừơng Trung học phổ thông, học sinh là một đối tượng bạn đọc đặc
biệt : đối tượng đang có sự hòan thiện về nhân cách, khát khao hiểu biết và rất năng
động, sáng tạo. Khi đến với tác phẩm văn chương, học sinh không tiếp xúc trực tiếp
với thế giới tinh thần của nhà văn, mà thông qua vai trò trung gian là giáo viên .
Cho nên công việc của giáo viên dạy Van càng trở nên nặng nề và phức tạp hơn.
Giáo viên chẳng những phải có sự am hiểu tường tận về tác phẩm, mà còn phải nắm
được phương pháp dạy học , diễn biến tâm lý của học sinh trong quá trình học tập
nói như L.Tônxtôi “cái quý nhất không phải là biết được quả đất tròn mà là hiểu
người ta đã tìm ra điều ấy bằng cách nào”. Phương pháp, dù bằng bất kỳ hình thức
nào cũng phải là một họat động song phương giữa thầy và trò, người giáo viên
“phải có tài năng tổ chức, hướng dẫn học sinh, không phải bằng những lời chỉ dẫn
hay khuyên bảo trừu tượng, mà phải biết vật chất hóa họat động của học sinh bằng
một hệ thống thao tác cụ thể để các em từng bước thâm nhập tác phẩm” [25,tr16].
GS Lê Ngọc Trà cũng đã nhận định : ở ĐH dạy Văn là dạy nghề, còn ở phổ thông
dạy Văn cơ bản là dạy người. Dạy nghề thì chủ yếu là tác động vào phần trí, còn
dạy người thì không chỉ khai trí mà còn khai tâm, không chỉ dạy cách cảm thụ mà
còn trực tiếp tác động để gợi ra và hướng dẫn chính ngay sự cảm thụ tác phẩm cụ
thể. Hay như cố thủ tướng Phạm văn Đồng đã từng căn dặn “cái quan trọng nhất
trong phương pháp giảng dạy nói chung và trong dạy học Văn nói riêng là rèn luyện
bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tìm
tòi, phương pháp vận dụng kiến thức của mình”. Và điều ấy hòan toan” phù hợp với
xu hướng giáo dục cơ bản hiện nay là coi trọng hình thành kỹ năng, phương pháp
học tập và tự học cho người học.
Phương pháp cổ điển để phân tích một truyện ngắn là là dựa trên bố cục của
truyện. Tất nhiên đấy là áp dụng đối với những truyện có bố cục, kết cấu đơn giản,
rõ ràng. Còn đối với những tác phẩm có kết cấu phức tạp, không theo trình tự không
gian, thời gian thông thường nếu cũng áp dụng phương pháp ấy thì dễ dẫn đến tình
trạng lặp đi lặp lại, lan man, xé nhỏ hình tượng nhân vật trong quá trình phân tích.
Đặc biệt có những tác phẩm ngòai việc tíêp cận theo hướng xã hội học chân chính,
cũng cần có sự hỗ trợ từ thi pháp học mới có sự am hiểu tường tận, nhất là đối với
một số truyện ngắn của Lỗ Tấn.
* Một số giáo viên chỉ chú trọng đến phần giảng mà chưa nhấn mạnh
lưu ý đến phần bình- bao gồm cả yếu tố giọng điệu, ngôn ngữ . Dạy Văn trong
nhà trường vừa là một hoạt động mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Đã
là môn học mang tính nghệ thuật đòi hỏi giáo viên về một phương diện nào đó phải
là những người nghệ sĩ- nghĩa là ít nhiều phải có yếu tố diễn xuất, nhập vai trong
quá trình cảm thụ, phân tích tác phẩm văn chương. Ay vậy mà dường như tính
nghệ thuật của môn học này đang dần dần bị phai nhạt đi và thay vào đó là sự khô
cứng, đơn điệu. Chúng ta đều biết, văn học nghệ thuật được xây dựng trên những
quy luật riêng của tình cảm. Khả năng tạo ra sự đồng cảm, khả năng truyền cảm
chính là cái làm nên phép nhiệm màu, làm nên sức vang ngân, làm nên ma lực
chinh phục huyền diệu của văn chương. Dĩ nhiên trong văn học không chỉ có tình
cảm, nhưng mặt khác một thực thể ngôn ngữ tuyệt đối không có khả năng rung cảm
thì cũng không thể gọi là văn chương hay có giá trị văn chương. Có thể nói, bình
giảng là một trong những phương pháp có tính đặc thù của cảm thụ và truyền thụ
văn chương. Người giáo viên thông qua sự hiểu biết và rung cảm về tác phẩm văn
chương, có nhiệm vụ làm sao giúp cho học sinh cũng có những rung cảm và hiểu
biết về tác phẩm một cách đúng đắn và sâu sắc nhất. Cố TBT Trường Chinh đã
từng nói “bình văn chương cũng giống như đánh đàn đệm cho người ta hát, lên dây
chùng một tý hay căng một tý cũng lạc điệu. Nói quá đi là tán. Nói chưa đến thì
không đạt. Phải biết dừng lại đúng chỗ, đúng lúc để người đọc suy nghĩ, mở
rộng…”. Ấy chính là tài nghệ của người giáo viên dạy Văn. Chính những lời bình
sâu, gọn sẽ làm cho giờ Văn trên lớp tiết kiệm được thời gian mà lắng đọng, khơi
gợi sức suy tưởng của học sinh. Một giờ giảng Văn hay dứt khoát phải có những
đoạn giảng bình làm rung động tâm hồn học sinh, khiến các em say sưa, thích thú ,
ghi tạc vào các em những cam xúc mà các em có thể nhớ suốt đời “ trong một
chừng mực nào đó có thể xem bài giảng Văn là kịch bản và người giáo viên là diễn
viên trình bày những trạng thái tư tưởng tình cảm trong kịch bản” (Trần Minh- Tạp
Chí NCGD). Có như vậy, giờ học Văn mới khơi gợi được trí tưởng tượng, khả năng
liên tưởng và óc sáng tạo ở học sinh. Học sinh có thích thú thì mới say mê, và từ say
mê đến việc yêu Văn cũng không phải là khó khăn gì. Thực tế cho thấy ở một số
lớp chúng tôi dự giờ, có những em say sưa, cuốn hút khi nghe giáo viên “nhập vào
vai diễn” đến nỗi quên cả tiếng trống hết giờ. Song cũng có một số lớp, học sinh thở
phào nhẹ nhõm khi tiếng trống hết tiết vừa cất lên như thể các em vừa trải qua một
công việc hết sức nặng nhọc , căng thẳng (!)
3.4. Đánh giá
Có thể nói, tình trạng học sinh ít thích học Văn hơn những môn học khác là một
thực tế, song điều đó không có nghĩa là các em hoàn toàn quay lưng lại với văn
chương. Dù muốn hay không, môn Ngữ Văn vẫn là một trong hai bộ môn khoa học
cơ bản bắt buộc trong chương trình của Bộ giáo dục và học sinh phải học tốt môn
này, nói như lời của một Viện sĩ Nga “nếu hạ bớt chất văn trong nhà trường là bớt
chất nhân văn ngoài xã hội”. Cho nên vấn đề chính yếu là làm sao kích thích, tạo
được lòng say mê, hứng thú học tập môn Văn từ phía học sinh, bởi nếu “thiếu một
tâm hồn nhạy cảm với văn chương, với văn hoá đọc thì có thể sẽ không lớn nổi
thành người” (TS Nguyễn Thị Minh Thái). Phương pháp dạy tối ưu là làm thế nào
để kích thích học sinh tự học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHPPDH004.pdf