Luận văn Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp 10, 11 ở trường phổ thông

BÀI 16. PHÂN BÓN HÓA HỌC (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh có khái niệm vềphân bón và các loại phân bón hóa học chính đang được sửdụng.

- Học sinh biết thành phần chính của mỗi loại phân bón.

- Học sinh hiểu vai trò của từng loại phân bón đối với cây trồng.

- Học sinh biết vềmột sốphân phức hợp đang được sửdụng.

2. Kỹnăng:

- Phân biệt sơbộtừng loại phân bón bằng phương pháp vật lý.

- Liên hệthực tếliên quan đến việc sửdụng phân bón

 Ý thức sửdụng phân bón thích hợp và đủliều lượng.

 Hiểu rõ ảnh hưởng của phân bón đến độchua – kiềm của đất.

 Biết ảnh hưởng của dưlượng phân bón đến môi trường sống và sức khỏe con người.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phương pháp trực quan.

- Thuyết trình.

III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC

- Vai trò của mỗi loại phân bón đối với cây trồng.

- Ảnh hưởng của dưlượng phân bón đến môi trường.

pdf127 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3834 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp 10, 11 ở trường phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng chất tẩy rửa. GV: kết luận và đưa ra giải pháp. “Trong chanh có chứa axit citric có thể tẩy rửa những mùi hôi hay vết dơ. Còn giấm chua thì có tác dụng rất tốt trong việc đánh bóng kim loại, tẩy mùi, rửa các chất béo dính trên bát đĩa. Pha một thìa nước chanh hay giấm chua với một lít nước là chúng Javen; hoặc những chất chlorine đó là những chất được xem là có hại cho sức khỏe. Mức độ hại nhiều hay ít tuỳ theo hàm lượng, nồng độ. Hàm lượng, nồng độ càng cao thì tác hại càng nguy hiểm hơn. Riêng đối với nước Javen có chứa các hoá chất giúp khử trùng và tẩy màu, nếu sử dụng lâu ngày và nhất là tiếp xúc với da nhiều quá thì có thể gây viêm da. Nếu không may trẻ em hay người lớn uống phải thì có thể gây loét cuống họng.” Giải pháp: Sử dụng những hóa chất thay thế như dùng chanh hoặc giấm. Hiện nay, nếu cần sử dụng Javen phải hết sức cẩn thận, sử dụng găng tay khi tiếp xúc với hóa chất, nên giữ trong một bình kín, tránh ánh nắng và hơi nóng. ta sẽ có một dung dịch tẩy rửa rất tốt.” “Không nên pha Javen với nước nóng vì có thể gây ra phản ứng hoá học không tốt ( sinh ra những khí mùi hắc, độc). Giấm pha nước cũng có tác dụng tẩy trùng tương tự như Javen mà ít rủi ro, nên có thể dùng thay thế ở những vết bẩn nhẹ.” Hoạt động 5: Muối clorat GV: Yêu cầu HS viết pthh của Clo với KOH loãng, nguội? 2KOH + Cl2 KCl + KClO + H2O GV nêu vấn đề, vậy nếu tác dụng với kiềm nóng thì pứ xảy ra như thế nào? Từ đó GV giới thiệu muối clorat, yêu cầu HS viết ptpứ bên, xác định số oxi hóa của clo? GV nhắc lại pứ điều chế oxi trong PTN đã học ở lớp 9, nhiệt phân kali clorat với MnO2 làm xúc tác. GV viết phản ứng, gọi HS cân bằng. HS rút ra kết luận độ bền và tính oxi hóa của KClO3 Tại sao khi diêm cháy ta nghe mùi khét? ( đó là mùi của SO2) GV yêu cầu HS nêu những ứng dụng của muối clorat. “Thuốc nổ khi hoạt động sinh 3. Muối clorat a. Điều chế 6KOH +3Cl2 KClO3 +5KCl + 3H2O Phản ứng này xảy ra khi điện phân dung dịch KCl 25% ở 70-75o C BTAD: bài 5 trang 134( pp sản xuất KClO3 trong CN, chú ý đến tính ít tan trong nước lạnh của KClO3) 6Ca(OH)2 + 6Cl2 Ca(ClO3)2 + 5CaCl2 + 6H2O Ca(ClO3)2 + 2KCl  2KClO3 + CaCl2 b. Tính chất Cho HS gạch sách (Là chất rắn kết tinh, không màu, tan nhiều trong nước nóng, ít tan trong nước lạnh. Ở 500o C , bị phân hủy ) 2KClO3 2KCl + 3O2 ↑ 4KClO3 KCl + 3KClO4 Ở trạng thái rắn, KClO3 là chất oxi hóa mạnh . Photpho bốc cháy khi trộn với KClO3 . KClO3 + 6P 5KCl + 3P2O5 Hỗn hợp KClO3 + S + C sẽ nổ khi đập mạnh. to  to   500to MnO2 to ra SO2 là một chất thải nguy hại mà ta sẽ nghiên cứu trong bài các hợp chất của lưu huỳnh (gây ra mưa axit).” KClO3 + 3C +3S  4KCl + 3CO2 +3SO2 a. Ứng dụng KClO3 dùng làm thuốc nổ pháo hoa, diêm, dùng làm chất oxi hóa. Hoạt động 6: Củng cố bài Cho các em làm bài kiểm tra kiến thức môi trường 2.4.2. Ozon và hidro peroxit – Bài 42 Hóa học 10 Nâng cao BÀI OZON VÀ HIĐROPEOXIT I. Mục đích, mục tiêu 1. Học sinh biết  Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí O3 và H2O2.  Một số ứng dụng của O3 và H2O2.  Ý nghĩa của tầng ozon với sức khỏe con người và đời sống sinh vật.  Khái niệm khói quang hóa và hiệu ứng nhà kính. 2. Học sinh hiểu  O3 và H2O2 có tính oxi hóa là do dễ phân hủy tạo ra oxi.  H2O2 có tính oxi hóa và tính khử là do nguyên tố oxi trong H2O2 có số oxi hóa -1.  Nguyên nhân ozon ngăn chặn tia cực tím.  Cơ chế phá hủy tầng ozon của CFCs. 3. Học sinh vận dụng  Giải thích rõ vì sao O3 và H2O2 dùng làm chất tẩy màu, chất sát trùng.  Viết một số phương trình minh họa cho tính chất hóa học của O3  Bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị Phòng máy, bài giảng điện tử. III. Tiến trình bài giảng 1. Kiểm tra sĩ số 2.Câu chuyển vào bài mới Cho học sinh quan sát hình ảnh hai chậu cây, trong đó một chậu bị chiếu tia cực tím nên bị khô héo, xám lá… Từ đó dẫn dắt vào bài bằng những tác hại của tia cực tím. Đặt vấn đề, vậy cái gì bảo vệ chúng ta khỏi tia cực tím??? www.themegallery.com Tiếp xúc với tia tử ngoại Không tiếp xúc với tia tử ngoại 1. Nội dung bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập Các em đã nghe gì về O3, tầng O3 chưa?Tầng O3 có ảnh hưởng như nào với sự sống. HS: Ngăn không cho tia cực tím chiếu xuống trái đất. Hoạt động 2: OZON - Dạng thù hình - Cấu tạo phân tử. - Tính chất vật lý - Tính chất hóa học. Hoạt động 3: Tính chất, ứng dụng của O3 (lồng ghép nội dung giáo dục môi trường) GV: Theo các em O3 có những ứng dụng gì? GV: Giới thiệu cho HS sự hình thành O3 từ O2 do tác dụng của tia cực tím hoặc sự phóng điện trong cơn dông GV: Mở rộng về hiện tượng lủng tầng O3 hiện nay Cơ chế bảo vệ của tầng ozon chống tia cực tím. www.themegallery.com Sự tạo thành O3 - Trên mặt đất: do sự oxi hoá 1 số hợp chất hữu cơ (nhựa thông, rong biển) nên thường có 1 lượng O3 rõ rệt trong không khí ở rừng thông và bờ biển. -Ở tầng cao của khí quyển : O3 được tạo thành từ O2 do ảnh hưởng của tia cực tím (UV) hoặc sự phóng điện trong cơn giông. 3 O2 UV 2 O3 O3 hấp thụ tia tử ngoại, tạo thành tầng ozon bảo vệ sinh vật trên trái đất. O3 UV O2 + O• Sự hình thành O3  Trên tầng cao của khí quyển 3 O2 UV 2 O3 Trên mặt đất Sự oxi hóa một số hợp chất hữu cơ O3  Rong biển  Nhựa thông www.themegallery.com 1 UV O2 O OO2 O O3 O3 CREATION Photodissociation h O3 UV O2 O O3 O O2 O2 Photodissociation O2 + U.V. O + O O2 + O  O3 O3 + U.V. O2 + O O3 + O  2 O2 BILAN : 3 O2  2 O3 BILAN : 2 O3  3 O2 Cứ mười triệu phân tử không khí thì có 3 phân tử ozon. Tầng ozon hiện nay đang bị thủng, gây ra những ảnh hưởng xấu. Lớp ozone-tầng bình lưu  Tác động xấu của việc giảm nồng độ ozon ở lớp ozon:  Tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư da do tia UV có thể phá hủy ADN  Tăng bệnh đục nhân mắt và sạm da.  Ức chế hệ miễn dịch của SV  Tác động bất lợi lên vụ mùa và động vật.  Giảm sự tăng trưởng của TV phù du ở các đại dương.  Làm mát tầng bình lưu và có thể ảnh hưởng đến khí hậu ở bề mặt trái đất. Nguyên nhân làm suy giảm hàm lượng O3 ở tầng bình lưu: CFC’s  Được sản xuất đầu tiên bởi General Motors Corporation, 1928, CFCs được dùng để thay cho chất làm lạnh NH3  Làm chất nổ đẩy trong các bình phun  Thiết bị làm sạch hàng điện tử, chất khử trùng dụng cụ bệnh viện  Làm chất tạo bọt.  Có thể sản xuất với giá rẻ, và là hợp chất ổn định, đến 200 năm trong KQ.  Năm 1988, khoảng 320.000 tấn CFCs được dùng trên toàn thế giới. www.themegallery.com Lỗ thủng tầng Ozon Năm 1996, quy định của thế giới không được sử dụng CFCs nhưng lỗ thủng tầng ozon vẫn tăng và chưa thể phục hồi, khi mà một phân tử clo có thể phá hủy hàng ngàn phân tử ozon. Tầng ozon bị phá hủy sẽ không ngăn chặn được tia cực tím,nó sẽ chiếu trực tiếp xuống trái đất gây ra bệnh cho sinh vật, làm cho người mắc các bệnh về mắt và da. Tuy nhiên, ở tầng thấp, ozon lại là khí gây ra ô nhiễm khi nồng độ cao. Giải pháp GV cho HS xem đoạn phim kể về câu chuyện của cậu bé phân tử ozon tên là Ozzy, từ đó cho HS rút ra kết luận về các nguyên nhân suy giảm tầng ozon và đưa ra giải pháp. Giải pháp Hạn chế và có biện pháp xử lý khí thải, cấm sản xuất CFC.(chất sinh hàn được dùng trong tủ lạnh,máy điều hoà.) Đưa O3 nhân tạo lên khí quyển bù đắp lỗ thủng tầng ozon. www.themegallery.com Tại sao nồng độ ozon > 10-6% theo thể tích sẽ gây độc hại với con người. Trả lời: -Do Ozon có tính oxi hoá mạnh nên với nồng độ lớn.ozon sẽ tác dụng với tế bào trong cơ thể ,gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. -Ở tầng thấp,O3 là chất gây ô nhiễm, nó cùng với những hợp chất oxit nitơ gây nên mù quang hoá. ( gây đau cơ bắp,mũi,cuống họng,là nguồn gốc của bệnh khó thở.) -Ozon là chất gây hiệu ứng nhà kính . Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự: CO2, CFC, CH4, O3, NO2. Theo tính toán: nồng độ CO2 tăng gấp đôi thì nhiệt độ TĐ tăng lên khoảng 3oC. Nồng độ O3 trong khí quyển tăng lên 2 lần thì nhiệt độ mặt đất tăng thêm 10C. Hiệu ứng nhà kính Khói mù quang hóa mang tính oxi hóa rất cao. Khói có màu nâu, gây tác hại cho mắt và phổi, làm gẫy cao su và phá hoại đời sống thực vật. Khói mù quang hóa 5. Củng cố: 1.So sánh tính chất hóa học của O3 và H2O2 có gì giống và khác nhau?Vì sao có sự giống và khác nhau đó. 2. Bằng cách nào để phân biệt được O2 và O3. 3. Những kiến thức môi trường mà các em nắm được. 6. Dặn dò: Về nhà học bài, làm hết bài tập bài Ozon và hiđropeoxit trang 155-156/ SGK. Chuẩn bị trước bài Lưu Huỳnh. 2.4.3. Hợp chất có oxi của lưu huỳnh – Bài 45 Hóa học 10 Nâng cao I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - Học sinh biết: cấu tạo phân tử, tính chất vật lý của SO2, SO3, và H2SO4. Biết các giai đoạn sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp và biết cách nhận biết ion 2-4SO - Học sinh hiểu: từ tác hại của chất với môi trường suy ra tính chất hóa học của chất. - Học sinh vận dụng: viết các phản ứng hóa học minh họa cho tính chất của SO2 và SO3 và H2SO4 2. Về kỹ năng: Học sinh thực hiện thí nghiệm, quan sát, giải thích thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học tương ứng cho chất, đặc biệt là H2SO4 3. Về nhận thức: - Học sinh có khái niệm về mưa axit và hình thành ý thức sản xuất hạn chế khí thải gây mưa axit. - Học sinh biết quy trình sản xuất axit sunfuric và đề xuất phương pháp hạn chế khí thải trong quy trình điều chế. II. CHUẨN BỊ - Phim minh họa tác hại của mưa axit - Tranh ảnh minh họa tác hại của mưa axit và nguồn phát sinh các chất tạo mưa axit. - Giáo án lồng ghép nội dung hóa học môi trường. - Vị trí lồng ghép: nghiên cứu tính chất hóa học của chất. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A. LƯU HUỲNH ĐIOXIT (SO2) 1. Cấu tạo phân tử GV gọi học sinh lên bảng viết lại CTCT của phân tử SO2 như đã học ở chương 3. GV lưu ý học sinh: liên kết trong phân tử SO2 là liên kết cộng hóa trị có cực; lưu huỳnh có số oxi hóa – 2 trong SO2. 2. Tính chất vật lý HS tìm hiểu trong SGK và rút ra tính chất vật lý của SO2 3. Tính chất hóa học a. Lưu huỳnh đioxit là oxit axit (lồng ghép nội dung giáo dục môi trường) GV cho học sinh xem một số hình ảnh sau: GV hướng dẫn học sinh quan sát: trong hai bức ảnh trên, bề mặt tượng bị bào mòn. Tượng được đúc từ các muối vô cơ có nguồn gốc từ CaCO3 và CaSO4, từ đó có thể suy ra tính chất hóa học của SO2 là tính chất gì? Yêu cầu đối với học sinh: trả lời được SO2 là oxit axit, dung dịch của nó có tính axit Học sinh lên bảng viết các phương trình phản ứng chứng tỏ lưu huỳnh đioxit là oxit axit b. Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa 4. Lưu huỳnh đioxit – chất gây ô nhiễm (lồng ghép nội dung giáo dục môi trường) Giáo viên giới thiệu các nguồn phát sinh SO2 và các chất gây mưa axit khác - Khí thải sinh hoạt (xem hình minh họa) - Đốt than, dầu, khí đốt (xem hình minh họa) - Đốt quặng sắt, luyện gang (xem hình minh họa) - Công nghiệp sản xuất hóa chất (xem hình minh họa) - Hoạt động của núi lửa (xem hình minh họa) - SO2 dùng tẩy trắng một số sản phẩm trong công nghiệp chế biến thực phẩm: đường mía, hoa quả sấy khô……  dư lượng SO2 có thể gây độc cho cơ thể. Chú ý: cần kiểm soát dư lượng SO2 trong thực phẩm. GV đưa ra một vấn đề lớn: NHỮNG KHÍ THẢI TRÊN CÓ TÁC HẠI GÌ? MÔI TRƯỜNG BỊ ẢNH HƯỚNG RA SAO? GV cho học sinh xem tranh HS phát biểu: các khí trên tập trung trên bầu khí quyển, kết hợp với hơi nước tạo mưa axit, mưa axit bào mòn các bức tượng như đã được xem trong phần tính chtấ hóa học. GV thuyết trình: ngoài ra, mưa axit còn ảnh hưởng đến các công trình công cộng, tài nguyên môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước, và ảnh hưởng trực tiếp đến con người như mắt, da….. GV kết luận: hiện tượng mưa axit là một mối nguy hại lớn cho môi trường sống của con người, nên hạn chế lượng khí thải bằng cách hạn chế sử dụng phương tiện di chuyển cá nhân, xử lý tốt khí thải nhà máy…… B. LƯU HUỲNH TRIOXIT (SO3) C. AXIT SUNFURIC 2.4.4. Phân bón hóa học – Bài 16 Hóa học 11 Nâng cao BÀI 16. PHÂN BÓN HÓA HỌC (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Học sinh có khái niệm về phân bón và các loại phân bón hóa học chính đang được sử dụng. - Học sinh biết thành phần chính của mỗi loại phân bón. - Học sinh hiểu vai trò của từng loại phân bón đối với cây trồng. - Học sinh biết về một số phân phức hợp đang được sử dụng. 2. Kỹ năng: - Phân biệt sơ bộ từng loại phân bón bằng phương pháp vật lý. - Liên hệ thực tế liên quan đến việc sử dụng phân bón  Ý thức sử dụng phân bón thích hợp và đủ liều lượng.  Hiểu rõ ảnh hưởng của phân bón đến độ chua – kiềm của đất.  Biết ảnh hưởng của dư lượng phân bón đến môi trường sống và sức khỏe con người. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp trực quan. - Thuyết trình. III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC - Vai trò của mỗi loại phân bón đối với cây trồng. - Ảnh hưởng của dư lượng phân bón đến môi trường. IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên:  Mẫu phân bón các loại (mỗi loại phân bón chuẩn bị 8 mẫu, có dán nhãn)  Hình ảnh một số loại phân bón không chuẩn bị được mẫu.  Hình ảnh một số nhà máy sản xuất phân bón  Hình ảnh minh họa cho tác hại của việc sử dụng dư lượng phân bón. Học sinh:  Ôn tập kiến thức về phản ứng thủy phân  Chú ý tính tan của muối photphat V. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau Ca3(PO4)2 → P → PH3 → P2O5 → H3PO4 → Na3PO4 → Ag3PO4 - Gọi 2 học sinh lên bảng cùng làm. - Cho học sinh khác của lớp nhận xét. GV nhận xét sau cùng, đánh giá và cho điểm. 2. Bài mới Vào bài: bằng phương pháp phân tích hóa học, ta biết cây trồng được cấu tạo bởi gần 60 nguyên tố. - Cây lấy C từ CO2 trong không khí thông qua hoạt động quang hợp - Cây lấy N, P, K, Mg, Ca, S, ….và rất ít Fe, Cu, Zn.. nhờ rễ hút nước từ đất.  đất ngày càng nghèo các nguyên tố này  cần phải bón phân cho đất, vì phân bón quan trọng như thế nên nông dân mới thuộc lòng câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Hoạt động 1: Giới thiệu tổng quan Giáo viên đưa ra khái niệm mới: “Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Giáo viên giới thiệu: có 3 loại phân bón hóa học chính là phân đạm, phân lân và phân kali Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần và tính chất phân đạm Giáo viên: phát các mẫu phân đạm cho học sinh quan sát đồng thời chiếu slide có hình các mẫu phân đạm trên màn hình. Học sinh quan sát phân đạm và trả lời câu hỏi - Các loại phân đạm em đã xem đều có mặt nguyên tố nào? Từ đó suy ra phân đạm cung cấp nguyên tố nào cho cây? - Suy nghĩ về tính tan của các muối tạo nên phân đạm, hãy cho biết nguyên tố N được cung cấp dưới dạng nào? Giáo viên theo dõi câu trả lời, nhận xét và rút ra kết luận để học sinh ghi nhận kiến thức Giáo viên thuyết trình về vai trò của phân đạm: “Kích thích quá trình sinh trưởng, tăng tỉ lệ protein thực vật, cây lớn nhanh, cho nhiều hạt, củ, quá..” Học sinh: từ các mẫu phân đạm trong tay và quan sát trên máy, cho biết các loại phân đạm thường gặp  Đạm amoni: 1 học sinh nêu khái niệm về đạm amoni “là các muối amoni: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3…. GV đặt câu hỏi: muối amoni được điều chế như thế nào? Từ đó dẫn dắt về việc điều chế phân đạm Học sinh trả lời và viết phương trình phản ứng <gọi học sinh trung bình trả lời, gọi học sinh yếu viết phản ứng> Giáo viên đặt câu hỏi: dự đoán môi trường của đất sau khi bón phân đạm amoni <gọi học sinh khá – giỏi> Gợi ý nấc 1: suy nghĩ về sự thay đổi pH của dung dịch trong đất Gợi ý nấc 2: giải thích bằng phản ứng thủy phân các ion. Giáo viên nghe, góp ý và kết luận: sau khi bón phân, pH giảm (độ chua của đất tăng)  dùng phân đạm amoni cho đất ít chua hoặc đã được khử chua.  Phân đạm nitrat: là các muối nitrat NaNO3, Ca(NO3)2… Giáo viên điều khiển lớp: tương tự như công việc mình đã làm cho phân đạm amoni, các em hãy nghiên cứu thành phần, cách điều chế của phân đạm nitrat Giáo viên cung cấp thông tin về đặc tính dễ hút ẩm và chảy rữa; tan nhiều trong nước  dễ bị rửa trôi  Urê: (NH2)2CO Giáo viên giới thiệu công thức, tính chất của urê Giáo viên đặt vấn đề: phân đạm tốt cho cây như thế, vậy, bón phân càng nhiều càng tốt cho cây mau lớn, các em nghĩ sao? Học sinh tham gia trả lời, giáo viên thu nhận các ý kiến và chiếu slide nói về tác hại của việc dư phân đạm đối với môi trường, cây trồng và sức khỏe con người. Kiến thức tham khảo: - Đối với đất trồng: dùng phân đạm làm tăng tính chua của đất vì dạng HNO3 rất phổ biến trong đất. - Đối với môi trường nước: hần lớn nitrat từ phân được giữ lại trong đất và ngấm xuống mạch nước ngầm, làm giảm chất lượng của nước mặt và nước ngầm. Hơn nữa, dư đạm, rong tảo phát triển gây hại cho nguồn nước và sinh vật sống trong nước, rong tảo bám vào đường ống nước gây tắt nghẽn; ngoài ra, rong tảo phát triển mạnh rồi chết sẽ gây thối nước và giảm lượng oxi hòa tan tròng nước. - Đối với môi trường khí, dư lượng phân đạm gây ô nhiễm không khí do 1 phần chuyển thành NH3, CO, CH4, NO2, N2O làm ô nhiễm không khí, thủng tầng ozon và là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính - Đối với thực vật: dư lượng phân đạm làm tích tụ ankaloit. gluxit làm thực vật có vị đắng, hoa quả chuyển mùi. vị; lá mãu sẫm, phát triển mạnh trong khi thân, cành ít phát triển  cây không cân đối, dễ gãy, đổ; tỉ lệ hoa, trái giảm - Đối với con người: lượng nitrat tích tụ trong đất chuyển vào rau, là nguyên nhân của việc tạo dimetyl nitrozamin là nhóm chất gây ung thư; ngoài ra còn góp phần vào hội chứng methalmoglobinaemia (blue baby – trẻ da xanh) Cuối cùng, giáo viên kết luận về thành phần, phân loại, tác dụng và lời khuyên cho sử dụng phân đạm. - bón đúng liều lượng - rau chỉ bón ure và amoni sunfat - tưới ẩm (giúp quá trình chuyển hóa -3NO diễn ra cân đối). - bón phân đúng thời điểm, chú ý không bón gần lúc thu hoạch. Hoạt động 3: Tìm hiểu phân lân Giáo viên điều khiển: Dẫn dắt: đạm giúp tốt thân, lá. Muốn tốt cho củ, quả thì bổ sung phân lân; tương tự như cách tìm hiểu phân đạm, học sinh tự xây dựng bài học về phân lân Tổ 1: tìm hiểu tổng quan về thành phần , tác dụng của phân lân với cây trồng ; phân loại phân lân Tổ 2: Superphotphat đơn Tổ 3: Superphotphat kép Tổ 4: Phân lân nung chảy Sau mỗi phát biểu của từng tổ, giáo viên đúc kết lại kiến thức chiếu slide minh họa và kết luận cho học sinh ghi bài GV: giới thiệu tác hại của lượng dư phân lân đến môi trường, cây trồng và con người. - super lân có 5% axit tự do làm chua đất  hệ quả: tích tụ Mn2+ gây ngộ độc cho cây, giảm hàm lượng Co dễ tiêu của cây, gây bệnh cho động vật chăn thả; giảm hàm lượng Mo hòa tan. - bên cạnh hàm lượng khoáng giảm do đất chua thì lượng dư -2 4H PO làm kết tủa các ion khoáng tạo thành hợp chất lân khó tiêu  khó háp thụ cả khoáng lẫn lân. - lượng dư phophat gây ra hậu quả là kim loại nặng tích tụ  di chuyển vào cây gây bệnh cho con người. Hoạt động 4: Tìm hiểu phân Kali Cho học sinh tự suy luận về kiến thức tổng quan của phân kali trên cơ sở phân đạm và phân lân “Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố K dưới dạng ion +K ” Tác dụng: giúp cây tăng sức chịu hạn, chịu rét, chống bệnh  hấp thu đạm tốt hơn Hoạt động 5: Tìm hiểu một số loại phân bón khác Giáo viên: thuyết trình về phân hỗn hợp, phân phức hợp và phân vi lượng Học sinh: nghe giảng, quan sát hình ảnh minh họa trên màn hình. Chú ý tính hai mặt của phân bón: mặt tốt, hỗ trợ cung cấp thành phần cho đất; mặt xấu: sử dụng không đúng liều lượng dễ gây ô nhiễm môi trường; ảnh hưởng đặc biệt đến sức khỏe con người 2.4.5. Hợp chất của cacbon – bài 21 Hoá học 11 Nâng cao I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Học sinh biết những hợp chất quan trọng của cacbon và trạng thái tự nhiên của mỗi hợp chất. - Học sinh biết cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của CO và CO2 - Học sinh biết cách điều chế và ứng dụng của các hợp chất. - Học sinh hiểu tính chất hóa học của CO và CO2. - Học sinh hiểu những tác hại của CO và CO2 với môi trường sống và hình thành thái độ, ý thức đối với việc bảo vệ môi trường (biết được các cách hạn chế thải CO và CO2 vào khí quyển. II. CHUẨN BỊ - Tranh ảnh minh họa ảnh hưởng của CO và CO2 đến môi trường. - Giáo án powerpoint có lồng ghép phim, ảnh phục vụ cho tiết dạy có lồng ghép nội dung ô nhiễm môi trường khí. - Tư liệu về hiệu ứng nhà kính phát trước cho học sinh. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - GV: chiếu slide có nội dung câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ. Học sinh viết câu trả lời vào phiếu. - HS: 5 em nộp phiếu trả lời, 1 em đứng lên cho đáp án và giải thích. Gọi học sinh khác nhận xét câu trả lời của bạn. - GV: kết luận, nhận xét và cho điểm (kể cả 5 học sinh đã nộp phiếu) - GV giới thiệu: “bài học hôm nay của chúng ta liên quan đến hai khí rất quen thuộc, có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống cũng như sức khỏe chúng ta. Trong hình trên, các em thấy gì? (chiếu silde có hình nạn kẹt xe gây ô nhiễm môi trường không khí, gọi học sinh trả lời) - HS: nạn kẹt xe sinh ra khí CO 2. Hoạt động 2: tìm hiểu cacbon monoxide (CO) - Tìm hiểu cấu tạo và tính chất của CO - Mở rộng: “CO có ái lực với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230 – 270 lần so với oxy nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó máu không thể chuyên chở oxy đến tế bào. CO còn gây tổn thương tim do gắn kết với myoglobin của cơ tim. Đó là lý do chúng ta cảm thấy rất mệt mỏi khi kẹt xe” - GV giới thiệu các nguồn sinh ra CO. Lưu ý đặc biệt về sự phát sinh CO trong quá trình đốt than. Nhắc nhở học sin hkhi đốt than thì phải đốt nơi thoáng, có gió……. 3. Hoạt động 3: tìm hiểu cacbon đioxit (CO2) - GV giới thiệu: ngoài CO, còn 1 khí là hợp chất của Cacbon rất quen thuộc với chúng ta, hằng ngày hằng giờ sinh ra từ sinh hoạt, từ khí thải nhà máy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. (chiếu slide có hình khí thải nhà máy) - GV dẫn dắt: Hiện tượng đang được mọi người dành sự quan tâm hàng đầu hiện nay là gì? (chiếu slide hình trái đất và ngọn lửa) - HS trả lời: hiện tượng trái đất nóng dần lên. - GV bổ sung: khí CO2 tích tụ trên bầu khí quyển tạo 1 lớp màng chắn , ngăn chặn bức xạ từ trái đất, khiến nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, gây thảm họa băng tan, lũ lụt ở một số nơi và hạn hán nghiêm trọng ở một số nơi khác. - Tìm hiểu tính chất của CO2: tính chất vật lý, tính chất hóa học…. 4. Hoạt động 4: axit cacbonic và muối cacbonat. 5. Hoạt động 4: củng cố - dặn dò 2.4.6. Ancol: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng – bài 54 Hoá học 11 Nâng cao BÀI 54. ANCOL: TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Học sinh biết phương pháp điều chế và ứng dụng của ancol - Học sinh hiểu các phản ứng thế, tách và phản ứng oxi hóa của ancol - Về kỹ năng: học sinh vận dụng tính chất hóa học của ancol để giải đúng các bài tập giải thích, so sánh, phân biệt, điều chế và các bài toán hóa học. - Về nhận thức: học sinh biết tác hại của ancol đối với môi trường sống cũng như sức khỏe con người và có ý thức về việc sử dụng ancol hoặc các vật phẩm dùng dung môi ancol. II. CHUẨN BỊ - Giáo án lồng ghép nội dung hóa học môi trường và độc tính của ancol - Tranh ảnh dùng cho các hoạt động của tiết học. - Thí nghiệm ancol etylic + Na - Thí nghiệm glyxerol + Cu(OH)2 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC (lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào phần ứng dụng của ancol) A – TÍNH CHẤT HÓA HỌC 5. Phản ứng thế H của nhóm OH trong ancol 6. Phản ứng thế nhóm OH 6.1 Phản ứng với axit 6.2 Phản ứng với ancol 7. Phản ứng tách nước tạo anken 8. Phản ứng oxi hóa B – ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG 1. Điều chế: 1.1. Điều chế etanol trong công nghiệp 1.2. Điều chế metanol trong công nghiệp 2. Ứng dụng: 2.1. Ứng dụng của etanol Giáo viên cho học sinh xem những bức ảnh sau và giới thiệu vai trò của etanol trong các bức ảnh. - Sản xuất đietyl ete, axit axetic, etyl axetat…… - Làm dung môi pha chế vecni, dược phẩm, nước hoa…. - Dùng làm nhiên liệu: đèn cồn (phòng thí nghiệm), nhiên liệu cho động cơ đốt trong. - Lưu ý: ancol hiện nay được xem là nguồn “năng lượng xanh” vì có thể tái tạo. Bên cạnh đó, etanol có thể được sản xuất từ tinh bột, từ đó có kế hoạch phát triển cây trồng phục vụ cho sản xuất etanol đồng thời cải thiện môi trường do tăng diện tích cây trồng. - Sản phẩm ancol của quá trình lên men gạo, ngô, sắn, lúa mạch, quả nho…..được dùng làm đồ uống Phần lồng ghép kiến thức hóa học môi trường (nội dung: độc chất hóa học với cơ thể) GV: Chia lớp thành 3 nhóm, giao cho mỗi nhóm 1 bộ tranh gồm 1 ảnh chụp minh họa và 3 bản nội dung về ảnh hưởng của ancol đến cơ thể người. Yêu cầu đặt ra là ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf90279LVHHPPDH039.pdf
Tài liệu liên quan