Luận văn Giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại tại công ty nhiệt điện Uông Bí

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . vi

CHưƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN.8

HỢP ĐỒNG THưƠNG MẠI.8

1.1. Khái niệm chung về Hợp đồng thương mại .8

1.1.1.Khái niệm.8

1.1.2. Đặc điểm .9

1.1.3. Điều kiện hiệu lực của Hợp đồng thương mại .13

1.2. Giao kết Hợp đồng thương mại.20

1.2.1. Nguyên tắc giao kết Hợp đồng thương mại .20

1.2.2. Đề nghị giao kết Hợp đồng thương mại.22

1.2.3. Chấp nhận giao kết Hợp đồng thương mại .25

1.3. Thực hiện Hợp đồng thương mại .26

1.3.1. Nguyên tắc thực hiện Hợp đồng thương mại .26

1.3.2. Các biện pháp đảm bảo thực hiện Hợp đồng thương mại .28

1.3.3. Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng thương mại .29

1.4. Những rủi ro phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng

thương mại.36

1.4.1. Rủi ro trong quá trình đàm phán .37

1.4.2. Rủi ro xảy ra khi hợp đồng đã được ký kết .38

KẾT LUẬN CHưƠNG 1.42

CHưƠNG 2 THỰC TRẠNG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HĐTM.43

TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ.43

2.1. Giới thiệu chung về Công ty Nhiệt điện Uông Bí.43

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Nhiệt điện Uông Bí .43

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Nhiệt điện Uông Bí:.45

pdf109 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại tại công ty nhiệt điện Uông Bí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông thực hiện được hợp đồng do những trường hợp cụ thể, thì bên bị vi phạm có muốn áp dụng trách nhiệm cho bên vi phạm cũng sẽ không được cho phép, pháp luật buộc bên bị vi phạm từ bỏ quyền áp dụng các biện pháp trách nhiệm của mình cho bên kia. 1.4. Những rủi ro phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng thƣơng mại Trong qúa trình giao kết và thực hiện hợp đồng luôn tiểm ẩn các rủi ro có thế phát sinh như không lường trước được các tình huống bất lợi có thể xảy ra, các sự kiện khách quan tác động làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng, hoặc chưa đưa hết các cam kết một cách rõ ràng để khi xảy ra các tính huống phải tính toán 37 các khoản thưởng , phạt hợp đồng mà không có cơ sở để tính toán...Các rủi ro xuất hiện ở các giai đoạn trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng. 1.4.1. Rủi ro trong quá trình đàm phán Thứ nhất, công tác chuẩn bị : (thu thập thông tin về thị trường, về đối tượng kinh doanh, về đối tác, về đối thủ cạnh tranh...) trước khi đàm phán không tốt thì chủ thể tham gia đàm phán làm cho việc đàm phán kéo dài. Công tác tìm hiểu về đối tác vô cùng quan trọng, việc xác định kỹ lưỡng các thông tin đối tác góp phần chủ đạo trong thành công của cuộc đàm phán, cần thiết phải tìm hiểu và đánh giá thật sát đối tác, tìm hiểu mục tiêu của đối tác, ngưỡng cao nhất, thấp nhất của từng vấn đề đàm phán mà đối tác có thể thỏa thuận, xác định chính xác người có quyền quyết định bên phía đối tác... (Đối với đối tác nước ngoài còn cần tìm hiểu về văn hoá, truyền thống, tập quán, phong cách thương thuyết của đối tác và đặc biệt phải có phương án để hóa giải sự bất đồng ngôn ngữ với đối tác nhằm đạt được mục tiêu đàm phán cao nhất). Thn hai, nhân sự cho đàm phán: người được giao trọng trách đàm phán không có khả năng giao tiếp tốt, khả năng thuyết phục cao, biết lượng sức mình và sức đối tác để đạt đến mục tiêu đề ra thì hai bên khó tìm ra các điểm chung giúp cho cuộc đàm phán thành công. Thứ ba, soạn thảo hợp đồng: Khi đàm phán, các bên có thể thỏa thuận các nội dung theo hợp đồng mẫu, tuy nhiên không thể có một mẫu hợp đồng nào là chuẩn mực, nội dung hợp đồng mẫu không phải lúc nào cũng phù hợp và đầy đủ với tất cả các loại giao dịch, nó thường thừa hoặc thiếu đối với một thương vụ cụ thể. Vì thế nếu các bên chỉ dựa vào các mẫu hợp đồng đó để ký hợp đồng chính thức thì dễ bị thiếu, bị bỏ sót, bỏ qua nội dung đàm phán cụ thể hoặc bị thừa các nội dung mà sẽ không bao giờ phát sinh hoặc xảy ra đối với trường hợp giao dịch cụ thể của hợp đồng. Ở các nước phát triển, hầu hết các doanh nghiệp luôn đề cao quy trình soạn thảo và ký kết HĐTM, họ thường soạn thảo rất chi tiết, chặt chẽ và dự liệu cả những tình huống hiếm khi xảy ra, trong khi đa số các doanh nghiệp của Việt Nam chưa 38 quan tâm nhiều đến quy trình soạn thảo và ký kết HĐTM, vẫn sử dụng những mẫu hợp đồng có sẵn, đơn điệu, thiếu khuyết và thậm chí không cập nhật kịp thời thay đổi của pháp luật hiện hành. Hậu quả là khi thực hiện hợp đồng rất khó khăn, dễ xảy ra tranh chấp và thường bị thua khi kiện tụng. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, có thể do văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam là trọng tín hơn trọng lý, quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhỏ đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu hiểu biết pháp luật và kỹ năng soạn thảo HĐTM còn yếu, thiếu. 1.4.2. Rủi ro xảy ra khi hợp đồng đã được ký kết Thứ nhất, Hợp đồng không có hiệu lực pháp luật do xác không định chính xác tư cách chủ thể , không có đầy đủ thông tin Tên, Trụ sở, Giấy phép thành lập và người đại diện đối với chủ thể là doanh nghiệp, thông tin không chính xác theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp. Thông tin liên quan đến tên, số chứng minh thư và địa chỉ thường trú đối với chủ thể là cá nhân không chính xác theo chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ khẩu. Đối với phần căn cứ ký kết hợp đồng, các bên thường đưa ra các căn cứ có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền, nhu cầu và khả năng của các bên. Tuy nhiên trong một số trường hợp, khi lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh để giải quyết khi phát sinh tranh chấp nhưng văn bản đó không điều chỉnh quan hệ trong hợp đồng và không còn hiệu lực. Liên quan đến hiệu lực hợp đồng, hợp đồng phải có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm pháp lý, ràng buộc các bên phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng. Theo nguyên tắc, hợp đồng bằng văn bản mặc nhiên có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hiệu lực vào thời điểm khác; ngoại trừ một số loại hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật như hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng dự án bất động sản, hợp đồng chuyển giao công nghệ 39 Với hiệu lực thi hành của HĐTM thì vấn đề người đại diện ký kết cần được đặc biệt lưu ý bởi người đại diện ký kết phải có đủ thẩm quyền ký hoặc phải được ủy quyền hợp pháp thì hợp đồng mới có hiệu lực thi hành. Thông thường đối với doanh nghiệp thì người đại diện được xác định rõ trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư. Cùng với chữ ký của người đại diện còn phải có đóng dấu của tổ chức, doanh nghiệp. Thẩm quyền của người đại diện còn cần được xem xét kỹ lưỡng bởi ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực thi hành của hợp đồng. Đối với một số điều khoản quan trọng của HĐTM, tương tự các điều khoản chủ yếu trong nội dung hợp đồng nói chung được nêu tại điều 398 BLDS 2015 bao gồm điều khoản về đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp. Khi soạn thảo, các bên không soạn thảo chi tiết, chặt chẽ nên sẽ phát sinh nhiều tranh chấp. Thứ hai, rủi ro về điều khoản đối tượng hợp đồng, nếu HĐTM là hợp đồng mua bán hàng hóa thì điều khoản tên hàng là nội dung không thể thiếu. Tên hàng không được xác định một cách rõ ràng thì sẽ khó khăn cho việc thực hiện hợp đồng .Khi xác định tên hàng phải là tên riêng, đặc biệt với các hàng hoá là sản phẩm máy móc thiết bị, tuỳ từng loại hàng hoá mà các bên có thể lựa chọn một hoặc nhiều cách xác định tên hàng sao cho phù hợp, có thể xác định tên và xuất xứ hoặc tên và nhà sản xuất hoặc tên thương mại, tên khoa học... tuy nhiên cần lưu ý đối tượng hợp đồng là hàng hóa không trong danh mục bị cấm kinh doanh, hoặc nếu là trong danh mục hàng hóa bị hạn chế kinh doanh thì hàng hóa đó và các bên tham gia mua bán hàng hoá phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật (Điều 25, Điều 26, Điều 32, Điều 33 LTM 2005). Nếu HĐTM là hợp đồng dịch vụ thì điều khoản công việc mà bên làm dịch vụ phải thực hiện cần xác định một cách rõ ràng, đồng thời xác định rõ cách thức thực hiện, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của người trực tiếp thực hiện công việc, kết quả sau khi thực hiện dịch vụ. Thứ ba, rủi ro về điều khoản số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ : nếu không làm rõ đơn vị tính, tổng số lượng, khối lượng hoặc phương pháp xác định số 40 lượng, khối lượng, nhất là đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế vì cách xác định số lượng và đơn vị đo lường bởi hệ thống đo lường của các nước là có sự khác biệt. Đối với những hàng hoá có số lượng lớn hoặc do đặc trưng của hàng hoá có thể tự thay đổi tăng, giảm số lượng theo thời tiết thì cũng cần quy định một độ dung sai trong tổng số lượng cho phù hợp. Đối với dịch vụ cũng cần quy định về khối lượng làm cơ sở nghiệm thu thanh quyết toán. Thứ tư, rủi ro về điều khoản chất lượng, hàng hóa, chất lượng dịch vụ : Chất lượng hàng hoá kết hợp cùng với tên hàng, khối lượng công việc kết hợp với chất lượng dịch vụ sẽ giúp các bên xác định được hàng hoá, dịch vụ một cách rõ ràng, chi tiết. Nói chung chất lượng sản phẩm, hàng hoá được thể hiện thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật và những đặc trưng của chúng. Muốn xác định được chất lượng hàng hoá thì tuỳ theo từng loại hàng hoá cụ thể để xác định, dựa vào các chỉ tiêu về cơ lý, các chỉ tiêu về hoá học hoặc các đặc tính khác của hàng hoá đó. Nếu các bên thoả thuận chất lượng hàng hoá theo một tiêu chuẩn chung của một quốc gia hay quốc tế thì có thể chỉ dẫn tới tiêu chuẩn đó mà không cần phải diễn giải cụ thể. Thứ năm, rủi ro về điều khoản đơn giá: đơn giá là một trong những điều khoản quan trọng, quyết định gía trị hợp đồng. Khi các bên không thoả thuận cụ thể, đầy đủ về đơn giá chi tiết, tổng giá trị và đồng tiền thanh toán thì khi thực hiện hợp đồng có sự sai khác về khối lượng sẽ không xác đihj được giá trị quyết toán và thanh toán của hợp đồng. Đơn giá có thể xác định giá cố định, thường áp dụng với hợp đồng dịch vụ hoặc mua bán loại hàng hoá có tính ổn định cao về giá và thời hạn giao hàng ngắn hay đưa ra cách xác định giá sẽ được điều chỉnh theo giá thị trường hoặc theo sự thay đổi của các yếu tố tác động đến giá sản phẩm, dịch vụ trong trường hợp hợp đồng dịch vụ hoặc mua bán loại hàng dễ biến động và được thực hiện trong thời gian dài. Thứ sáu, rủi ro về điều khoản thanh toán : cần quy định rõ phương thức thanh toán, có thể lựa chọn Phương thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, séc hoặc hối phiếu, theo đó các bên có thể trực tiếp giao nhận hoặc thông qua dịch vụ chuyển tiền, phương thức này thường được sử dụng khi các bên đã có quan hệ buôn 41 bán lâu dài và tin tưởng lẫn nhau, với những hợp đồng có giá trị không lớn. Cũng có thể lựa chọn Phương thức nhờ thu hoặc phương thức tín dụng chứng từ (L/C) là hai phương thức được áp dụng phổ biến đối với việc mua bán hàng hoá quốc tế, thực hiện hai phương thức này rất thuận tiện cho cả bên mua và bên bán trong việc thanh toán, đặc biệt là đảm bảo được cho bên mua lấy được tiền khi đã giao hàng. Thứ bảy, rủi ro về điều khoản phạt vi phạm : điều khoản này là một loại chế tài do các bên tự lựa chọn, nhằm trừng phạt, răn đe, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, nâng cao ý thức tôn trọng hợp đồng của các bên. Các bên dựa trên mối quan hệ, độ tin tưởng lẫn nhau mà quy định hoặc không quy định về vấn đề phạt vi phạm, thông thường các bên không thỏa thuận điều khoản phạt đối với những bạn hàng đã có chữ “tín” với nhau thì khi phát sinh tình huống phải tính phạt vi phạt hợp đồng thì không có cơ sở tính hoặc khi tính thì thấy không thỏa đáng. Mức phạt thì do các bên thoả thuận, có thể ấn định một số tiền phạt cụ thể hoặc đưa ra cách thức tính tiền phạt linh động theo % giá trị phần hợp đồng vi phạm. Theo quy định tại Điều 301 LTM 2005 thì mức phạt do các bên thỏa thuận không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Thứ tám, rủi ro về điều khoản bất khả kháng : đây là sự kiện pháp lý nảy sinh ngoài ý muốn chủ quan của các bên, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng đã ký. Trên thực tế, nếu không thoả thuận rõ về bất khả kháng thì rất dễ bị bên vi phạm lợi dụng bất khả kháng để thoái thác trách nhiệm dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm. Vì vậy trong điều khoản này các bên cần phải định nghĩa rõ về bất khả kháng và quy định nghĩa vụ của bên gặp sự kiện bất khả kháng để giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia hợp đồng. Thứ chín, rủi ro về điều khoản giải quyết tranh chấp: các bên thoả thuận phải phù hợp với quy định của pháp luật. Với hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các thương nhân với các tổ chức, cá nhân khác không phải là thương nhân, hợp đồng mua bán hàng hoá giữa thương nhân với thương nhân khi có tranh chấp thì các bên có quyền lựa chọn hình thức giải quyết tại trọng tài (Điều 2 Luật Trọng tài thương 42 mại 2010) hoặc tại toà án; nếu có sự tham gia của thương nhân nước ngoài thì các bên còn có thể lựa chọn một tổ chức trọng tài của Việt Nam hoặc lựa chọn một tổ chức trọng tài của nước ngoài để giải quyết. Để tránh thỏa thuận trọng tài vô hiệu, khi các bên lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp tại trọng tài thì thoả thuận phải nêu đích danh một tổ chức trọng tài cụ thể. Riêng đối với hợp đồng mua bán hàng hoá giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài thì các bên còn phải cụ thể hóa việc lựa chọn luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp là luật của bên mua hay luật của bên bán hay luật của một nước thứ ba hay một công ước quốc tế, theo kinh nghiệm và thực tế cho thấy, để tránh những thua thiệt do thiếu hiểu biết pháp luật của nước ngoài hay pháp luật quốc tế thì thương nhân Việt Nam nên chọn luật Việt Nam hoặc một điều ước quốc tế (ví dụ như CISG) để áp dụng cho HĐTM với thương nhân nước ngoài. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 HĐTM là một trong những công cụ giúp các chủ thể đặc biệt là các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu thương mại của mình. Việc giao kết và thực hiện HĐTM là một quá trình đòi hỏi các chủ thể tham gia hoạt động thương mại phải nắm chắc trình tự, các quy định, các nguyên tắc và nắm chi tiết từng nội dung vấn đề, phải có kỹ năng đàm phán, soạn thảo để đạt đến mục tiêu của giao dịch thương mại. Nội dung của HĐTM hoàn toàn do các bên thoả thuận và quyết định cho phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh, loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể, tuy nhiên những thoả thuận đó phải không vi phạm các điều cấm của pháp luật. Trong chương 1, Luận văn tác giả đã nghiên cứu khái quát các vấn đề chung về giao kết và thực hiện HĐTM như khái niệm, đặc điểm, điều kiện hiệu lực, trình tự giao kết, nguyên tắc thực hiện và các trách nhiệm pháp lý liên quan đến HĐTM để tổng hợp các kiến thức, các quy định của pháp luật liên quan để làm cơ sở nền tảng cho nghiên cứu thực tiễn việc thực hiện giao kết và thực hiện hợp đồng tại Công ty Nhiệt điện Uông bí đã đúng với các quy định của pháp luật chưa và đưa ra các đề xuất kiến nghị để giúp Công ty thực hiện đúng các quy định của pháp luật và áp dụng phù hợp , hiệu quả với thực tiễn tại Công ty. 43 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HĐTM TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Nhiệt điện Uông Bí 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Nhiệt điện Uông Bí Tên gọi đầy đủ: Công ty Nhiệt điện Uông Bí - Chi nhánh Tổng công ty Phát điện 1. Tên gọi tắt: Công ty Nhiệt điện Uông Bí. Tên giao dịch quốc tế: Uong Bi Thermal Power Company. Tên viết tắt: EVNGENCO1 TPC UONG BI. Trụ sở chính: Khu 6, Phường Quang Trung, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Công ty Nhiệt điện Uông Bí tiền thân là Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí được thành lập ngày 09/5/1961 theo quyết định số 327 TLĐL/QĐ của Bộ Thủy lợi và Điện lực, hiện nay là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Phát Điện 1 - Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Công ty Nhiệt điện Uông Bí có 03 tổ máy tổng công suất thiết kế 740 MW. * Tổ máy số 1- Công suất 110 MW: Do Chính phủ Liên Xô - Phân viện Thiết kế Lênin Grat giúp đỡ thiết kế năm 1959 và chính thức được khởi công xây dựng vào ngày 19/5/1961. Ngày 01/01/2015 tổ máy 110MW dừng vận hành do không đảm bảo điều kiện về môi trường. * Tổ máy số 2- Công suất 300 MW : Được Chính Phủ phê duyệt ngày 10/10/2000 theo quyết định số 994/QĐ-TT và giao cho Tổng công ty LILAMA làm Tổng thầu EPC dự án Nhà máy điện Uông Bí mở rộng với công suất 300 MW với hình thức chìa khóa trao tay. Dự án được khởi công xây dựng ngày 26/5/2002, Công ty Nhiệt điện Uông Bí đã tiếp nhận, quản lý, vận hành tổ máy mở rộng 1-300 MW và phát sản lượng hòa lưới điện Quốc gia vào ngày 22 tháng 11 năm 2009 với công suất ổn định. 44 * Tổ máy số 3- Công suất 330 MW : Ngày 23/05/2008 gói thầu EPC Dự án Uông Bí mở rộng 2 - 330 MW do Tổng thầu Chengda Trung Quốc được khởi công. Đến tháng cuối năm 2011 Nhà thầu Chengda đã bàn giao thương mại cho Công ty Nhiệt điện Uông Bí. Từ năm 1961 Nhà máy mang tên Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, đến năm 2005 Nhà máy Nhiệt Điện Uông Bí đổi tên thành Công ty Nhiệt điện Uông Bí, hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tháng 7/ 2010, Công ty Nhiệt điện Uông Bí chuyển đổi mô hình sản xuất và quản lý thành Công ty TNHH1TV Nhiệt điện Uông Bí trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Ngày 01/6/2012, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã ký quyết định số 3023/QĐ-BTC về việc thành lập Công ty mẹ Tổng công ty Phát điện 1, hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con, trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Ngày 07/3/2016 Tổng công ty Phát điện 1 ký Quyết Định số 39/QĐ - EVNGENCO1 về việc thành lập Công ty Nhiệt điện Uông Bí - Chi nhánh Tổng công ty Phát điện 1. Công ty Nhiệt điện Uông Bí là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Phát điện 1. Mục tiêu hoạt động : - Sản xuất và vận hành nhà máy nhiệt điện ổn định, bền vững, hiệu quả cao, đảm bảo phát điện an toàn, liên tục cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng; - Sản xuất kinh doanh điện năng là ngành nghề kinh doanh chính; tối ưu hóa chi phí, quản lý và sử dụng vốn và tài sản của EVNGENCO1 đầu tư tại EVNGENCO1 TPC UONG BI đạt hiệu quả và đúng quy định, tham gia thị trường điện theo quy định hiện hành, đảm bảo tính cạnh tranh, minh bạch và hoàn thành các nhiệm vụ khác do EVNGENCO1 giao. 45 Công suất hoạt động hiện nay của Công ty là 630 MW, nằm trong nhóm có công suất lớn thứ ba trong Tổng công ty Phát điện 1. Biểu đồ 2.1 Quy mô công suất các đơn vị trong Tổng công ty Phát điện 1 Nguồn: EVNGENCO1 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Nhiệt điện Uông Bí: Bộ máy tổ chức của Công ty được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty Nhiệt điện Uông Bí ban hành theo QĐ số 376/QĐ-EVNGENCO1 ngày 27/9/2019, gồm có Ban lãnh đạo, 5 phòng, 5 phân xưởng. Giám đốc công ty là người điều hành cao nhất mọi mặt hoạt động của Công ty, quyết định thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng chuyên môn nghiệp vụ và phân xưởng. Phân xưởng Vận hành quản lý trực tiếp 02 tổ máy 300MW và 330MW vận hành sản xuất ra điện, các phân xưởng khác đảm nhiệm vai trò cung cấp nhiên liệu, điện, điều khiển tự động, phân tích hóa, sửa chữa. Các phòng chức năng hoạt động theo từng lĩnh vực chuyên môn phục vụ cho sản xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh. Sơ đồ cơ cấu tổ chức như sau: Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn 9% Công ty Nhiệt điện Duyên Hải 36% Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ 5% Công ty thủy điện Đại Ninh 4% Công ty Thủy điện Đồng Nai 5% Công ty Thủy điện Sông Tranh 3% Công ty Thủy điện DHD 9% Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh 18% Công ty Cổ phần Phát triển Điện lực Việt Nam 2% Công ty Nhiệt điện Uông Bí 9% 46 Sơ đồ 2.1 Tổ chức hoạt động của Công ty Nhiệt điện Uông Bí GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phân xưởng Nhiên liệu Phân xưởng Vận hành Phân xưởng Sửa chữa điện - Tự động Phân xưởng Hóa Phân xưởng Cơ nhiệt; Phòng Hành chính và Lao động Phòng An toàn và Môi trường Phòng Kế hoạch và Vật tư Phòng Tài chính và Kế toán Phòng Kỹ thuật 47 2.1.5 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các loại hợp đồng thương mại tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí a/ Tình hình sản xuất kinh doanh Quá trình hình thành và phát triển của Công ty đã có bề dày trên 58 năm, tuy nhiên để đánh giá xác thực chất tình trạng sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn hiện nay, tác giả chỉ nêu gắn gọn kết quả sản xuất kinh doanh, so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch Công ty đề ra trong 3 năm gần nhất (2016 - 2018). Biểu đồ 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồn: Báo cáo tài chính 3 năm 2016,2017,2018 Trong cả quá trình hoạt động và phát triển, Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn hoạt động với hình thức hoạt động khác nhau: đơn vị trực thuộc, đơn vị độc lập. Hiện nay, Công ty là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Phát điện 1. Tổng công ty Phát điện 1 đơn vị trong Tập đoàn Điện Lực Việt nam. Hoạt động của Công ty phải tuân thủ và thực hiện theo các quy chế, quy định và theo phân cấp của Tập đoàn Điện Lực Việt nam, Tổng công ty Phát điện 1. Trong đó có hoạt động giao kết và thực hiện các hợp đồng thương mại phục vụ sản xuất kinh doanh điện, các hợp đồng thương mại được hình thành trên cơ sở kế 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2620 2232 2142 3709 3760 3121 Sản lượng TP (tr.kwh) Doanh thu (tỷ đ) 48 hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm được Tổng công ty giao. Theo đó, Tổng công ty sẽ ký hợp đồng bán điện, hợp đồng mua nhiên liệu than, hợp đồng bảo hiểm cháy nổ, còn lại Tổng công ty ủy quyền cho Công ty thực hiện ký trực tiếp với các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ để phục vụ sản xuất. b/ Các loại hợp đồng thương mại thực hiện tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí Công ty Nhiệt điện Uông Bí là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Phát điện 1, thực hiện nhiệm vụ sản xuất điện năng theo kế hoạch Tổng công giao. Bên cạnh đó, Tổng công ty giao kế hoạch chi phí sản xuất, căn cứ vào đó, Công ty tổ chức hoạt động sản xuất phấn đấu hoàn thành hoặc vượt sản lượng được giao, phấn đấu tiết kiệm chi phí so với kế hoạch theo tỷ lệ giao hàng năm đối với từng loại chi phí từ 7% đến 12%. Công ty phải xây dựng, giao kết và thực hiện hợp đồng để mua sắm các yếu tố đầu vào là Nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra, do đặc thù thiết bị công nghiệp nặng và công nghệ nhiệt điện đốt than nên khối lượng và giá trị sửa chữa hàng năm rất lớn nên có các hợp đồng sửa chữa bao gồm sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn TSCĐ. Do đó có thể phân loại các loại hợp đồng tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí gồm: Hợp đồng mua nhiên liệu than, Hợp đồng mua sắm vật tư hàng hóa, Hợp đồng cung cấp dịch vụ, Hợp đồng sửa chữa. Trong đó Hợp đồng than do Tổng công ty ký kết với Tập đoàn than và Khoáng sản Việt nam (TKV). Ngoài ra, Tổng công ty ký kết các hợp đồng vay vốn ( nếu có), hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng kiểm toán hàng năm. Đối với sản lượng điện sản xuất ra bán cho Công ty Mua bán điện, Tổng công ty ký hợp đồng với Công ty Mua bán điện, việc ghi nhận doanh, lãi lỗ được tập hợp hạch toán chung trên Tổng công ty. 2.2. Thực tiễn giao kết Hợp đồng thƣơng mại tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí 2.2.1. Các quy định về giao kết hợp đồng thương mại trong Công ty Trong những năm trước đây, việc giao kết của Công ty Nhiệt điện Uông Bí diễn ra theo quy trình đơn giản: Chỉ cần có nhu cầu, Lãnh đạo giao cho phòng Kế hoạch vật tư tìm đối tác và soạn thảo hợp đồng hoặc để đối tác soạn thảo rồi tự kiểm 49 tra trên cơ sở hợp đồng mẫu, sau đó trực tiếp trình Giám đốc ký kết thực hiện. Quá trình thực hiện vướng đến đâu lại trực tiếp xin ý kiến lãnh đạo chỉ đạo giải quyết đến đó và thường thì phải chấp nhận những bất lợi do sự thiếu chặt chẽ ngay từ khi soạn thảo hợp đồng. Về nội dung hợp đồng cũng chỉ sử dụng lối tư duy kinh tế đơn thuần nên chỉ theo mẫu chung gồm các điều khoản thông thường như thông tin cơ bản các bên tham gia hợp đồng; đối tượng hợp đồng; điều khoản giá cả; điều khoản giao nhận hàng; điều khoản thanh toán; điều khoản quyền và nghĩa vụ các bên và thường không có các điều khoản dự phòng. Việc đơn giản hóa và chỉ giao nhiệm vụ tìm đối tác, đàm phán, soạn thảo, tham mưu ký kết hợp đồng cho một phòng ban chức năng chỉ chuyên về thương mại, không có đủ các chuyên môn sâu về kế toán, kỹ thuật, pháp lý cũng như việc sơ sài, hời hợt trong cách thức soạn thảo hợp đồng (chỉ dùng các điều khoản chung chung theo mẫu) đã khiến Công ty gặp rủi ro lớn trong nhiều thương vụ, gây thất thoát, thua thiệt, tăng chi phí. Những năm gần đây, Tập đoàn điện lực Việt nam đã quan tâm hơn tới việc xây dựng các quy chế, quy định về công tác mua sắm hàng hóa dịch vụ cho sản xuất, bên cạnh đó công tác thanh kiểm tra cũng thường xuyên và chặt chẽ hơn nên các đơn vị phụ thuộc cũng phải cập nhật và tuân thủ các quy chế, quy định liên quan đến công tác giao kết và thực hiện HĐTM làm cơ sở để thực hiện. Ngoài việc tuân thủ các quy định của Luật dân sự, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Công ty còn phải tuân thủ và thực hiện theo các quy chế, quy định liên quan đến giao kết hợp đồng của Tập đoàn Điện Lực Việt nam gồm: Quy chế về công tác đấu thầu sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh ban hành kèm theo QĐ 126/QĐ-EVN ngày 26/7/2017 và Quy chế về công tác quản trị trong Tập đoàn Điện lực Việt nam ban hành theo QĐ 328/QĐ-EVN ngày 28/8/2018. 50 Quy chế về công tác đấu thầu sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh ban hành kèm theo QĐ 126/QĐ-EVN ngày 26/7/2017 Để phục vụ sản xuất, Công ty phải tổ chức để có các yếu tố đầu vào là Nhiên liệu, v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giao_ket_va_thuc_hien_hop_dong_thuong_mai_tai_cong.pdf
Tài liệu liên quan