Tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay còn có một Nhà hát nghệ thuật Hát bội, ra đời từ ngay sau ngày giải phóng, qua bao bước thăng trầm, bĩ cực, ngày nay Nhà hát vẫn cố gắng bám trụ, mặc dầu gặp không ít khó khăn. Mỗi năm Nhà hát vẫn cố gắng dựng vở mới để tồn tại. Có thể kể một số vở tiêu biểu trong những năm gần đây. Năm 2000, Đoàn hát bội Thành phố đã diễn 82 suất, phục vụ 30.000 lượt người xem, tiêu biểu là vở:Trần Cao Vân - người mang hồn nước.
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuật ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai”, “Giao lưu nghệ thuật dân tộc với đoàn nghệ thuật thành phố O-ki-nav-va”(Nhật Bản), các cuộc Liên hoan nhạc Jazz….Cụ thể như chương trình của nữ ca sĩ Zazie (Pháp), chương trình ca nhạc “Tay trong tay”của ca sĩ Hàn Quốc và dàn nhạc giao hưởng Thành phố. Mới đây nhất, nam ca sĩ nổi tiếng hàng đầu tại Philipspin, ca sĩ Pivo Bayer và nữ danh ca Nhật Bản Kumiko Yokoi sẽ là khách mời trong chương trình Giai điệu bạn bè tháng 5/2005 diễn ra tại Nhà thi đấu Quân khu 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói, chương trình “Giai điệu bạn bè ” do HTV kết hợp với công ty Cát Tiên Sa tổ chức và được phát sóng trực tiếp trên nhiều đài truyền hình địa phương trong cả nước là một chương trình đặc sắc, tiêu biểu cho sự giao lưu văn hóa nghệ thuật. Đồng thời đây là cầu nối, là một dịp giao lưu giữa các ca sĩ trong và ngoài nước nhằm giúp công chúng Việt Nam diện kiến, thưởng thức khả năng đa dạng và phong phú của những nghệ sĩ láng giềng, những ngôi sao được yêu thích qua phim ảnh, truyền hình và báo chí lâu nay. Những năm trước đây chỉ lác đác những ngôi sao điện ảnh, ca nhạc Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông đến Việt Nam giao lưu trong những chương trình ca nhạc đơn lẻ như: Lê Minh, Jang Dong Gun, Kim Min Yong, Kim Nam Joo, Triệu Vy, Lâm Tâm Như, Cổ Thiên Lạc…Riêng một năm qua, nhờ chương trình Giai điệu bạn bè được tổ chức mà các nghệ sĩ khu vực đều đặn “đến hẹn lại đến” hàng tháng để biểu diễn ở Thành phố. Trong chương trình Giai điệu bạn bè diễn ra đêm 10/4 vừa qua tại Nhà thi đấu Nguyễn Du, Cozzi Chong-nữ ca sĩ nổi tiếng của Malaisia đã hát hai ca khúc Malaisia trong bộ trang phục lông công cực kỳ đẹp mắt. Cozzi Chong đã cho khán giả Việt Nam thấy một mẫu hình ca sĩ nhạc trẻ Châu Á hôm nay: biết thể hiện bản sắc riêng văn hoá nước mình khi có dịp làm “sứ giả văn nghệ” ở nước ngoài. Song, cô cũng thể hiện một phong cách trẻ trung hiện đại khi hát một ca khúc tiếng Anh và nhảy múa sinh động với nhóm múa Việt Nam. Những ưu điểm của một ca sĩ nhạc Pop chuyên nghiệp như Cozz Chong đã được các đồng nghiệp Việt Nam tận mắt thấy và tham khảo. Điều này thực sự cần thiết trong thời điểm mà các ca sĩ Việt Nam đã bắt đầu có nhiều cơ hội “mang chuông đi đánh xứ người” (chẳng hạn như các Festival âm nhạc Châu Á). Dự kiến trong năm 2005 này, chương trình Giai điệu bạn bè sẽ xuất hiện những khách mời như Jang Na Ra(diễn viên Hàn Quốc), Trương Tử Lâm (diễn viên Hồng Kông), Châu Du Dân, Ngô Kiến Hào (thành viên nhóm F4)…sang Việt Nam biểu diễn. Chắc hẳn sự hiểu biết lẫn nhau cũng như lợi ích hai bên chủ-khách sẽ còn tiếp tục. Riêng đợt kỷ niệm 30 năm Giải phóng Miền Nam - Thống nhất đất nước đã có hàng chục đoàn nghệ thuật nước ngoài sang tham gia Liên hoan Văn hóa nghệ thuật dân gian.
Ngoài ra, còn phải kể đến chương trình VTV-Bài hát tôi yêu. Cái đặc sắc, bất ngờ và thú vị ở đây là chương trình có sự góp mặt của các đạo diễn nước ngoài: Aaronto (người Mỹ) và Jackia Chen (người Hàn Quốc) làm cho cuộc đua tài của các đạo diễn thêm phần hấp dẫn. Aaronto hiện đã bắt tay vào thực hiện hai video Clip cho nhóm MTV và ca sĩ Quang Hà, Jackia Chen thực hiện hai video Clip cho Kasim Hoàng Vũ và Đoan Trang.
Những điều vừa nói ở trên đã cho chúng ta thấy, khoảng cách về văn hóa nghệ thuật giữa các nước trên thế giới và khu vực đang ngày càng được rút ngắn. Giao lưu văn hóa nghệ thuật đang làm cho các nước xích lại gần nhau hơn. Không chỉ giao lưu trên lĩnh vực ca nhạc mà còn rất nhiều lĩnh vực khác như: múa, nhạc, sân khấu…
* Múa
Múa là một loại hình sinh hoạt nghệ thuật đã có từ ngàn xưa ở nhiều dân tộc. Với dân tộc Việt, múa đã có mặt từ thời các vua Hùng, bằng chứng là người ta đã tìm thấy rất nhiều trống đồng Đông Sơn, trên mặt trống có các họa tiết hình người trong tư thế múa.
Có thể định nghĩa rằng: múa là sử dụng các động tác nhịp nhàng theo quy luật thẩm mỹ nhằm biểu lộ tư tưởng và tình cảm. Nghệ thuật múa phản ánh thực tế cuộc sống bằng ngôn ngữ riêng của nó qua các động tác được cách điệu hoá nghệ thuật.“Cơ sở của múa là những điệu bộ, động tác có quan hệ đến quá trình lao động, sự quan sát thiên nhiên và những ấn tượng có được từ thế giới xung quanh” [51, tr.10].Chính vì vậy, múa được hình thành từ rất sớm và liên tục được phát triển của xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người.
Múa truyền thống của người Việt có ba dạng thức chính gồm: múa dân gian, múa tôn giáo và múa cung đình. Trong ba dạng thức này, múa dân gian đóng vai trò là nền tảng cho múa cung đình và múa tôn giáo. Múa dân gian là bộ phận quan trọng trong múa dân tộc Việt, nó chi phối toàn bộ các loại hình múa khác. Múa cung đình ngày nay phần nhiều bị thất truyền, một phần hình thái múa dân gian và múa tôn giáo được bảo lưu. Trong tôn giáo, múa được xem như một phương tiện hành lễ, là tín hiệu thông tin giữa con người và thần linh nên múa tôn giáo ăn sâu cùng với tôn giáo.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi giao lưu nhiều luồng văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật múa. Ngay từ những năm 1960, nhằm bảo vệ nền văn hóa dân tộc trước sự xâm nhập ào ạt của văn hóa nghệ thuật phương Tây, một số đoàn nghệ thuật của sinh viên đã trình diễn những vũ điệu và nhạc phẩm múa như: múa ươm tơ, múa trồng bông, múa quạt, múa tiếng trống hào hùng, vũ khúc tôi yêu… với nội dung sôi sục khí thế quật cường, gợi lòng yêu quê hương, căm thù giặc ngoại xâm và bọn tay sai bán nước. Sau ngày thống nhất (30/4/1975), các đoàn ca múa từ nhiều nơi tụ về Thành phố, đem đến đây nhiều luồng gió mới tràn đầy sức sống. Trường múa được thành lập, Đoàn ca múa Bông Sen, Đoàn nghệ thuật Quân khu 7 ra đời đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nghệ thuật múa Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp đó, nhiều tổ chức múa dân lập lần lượt hình thành như: Đoàn Balê Tháng Mười, Phương Nam, Phù Sa, Bạch Tùng…
Ngoài Trường múa Thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghệ sĩ múa Thành phố Hồ Chí Minh là một đơn vị chuyên môn về nghệ thuật múa. Được thành lập vào tháng 3/1991, Hội nghệ sĩ múa Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ sưu tầm, nghiên cứu nghệ thuật múa dân tộc, phát triển nghề nghiệp và quyền lợi sáng tác nghệ thuật của hội viên, quan tâm và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nghệ sĩ múa. Hầu hết nghệ sĩ múa được phong danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo ưu tú đều là hội viên của Hội nghệ sĩ múa Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện tại, Thành phố Hồ Chí Minh có vài chục đội múa không chuyên, hàng trăm đội múa bán chuyên trong lĩnh vực biểu diễn sân khấu, đó là chưa kể đến vô số các đội múa lễ, chuyên phục vụ cho các lễ tiết tại cung đình, đền, lễ cưới, hỏi trong Thành phố. Tiêu biểu về múa, phải kể đến các đoàn như Đoàn nghệ thuật Ca múa nhạc Bông Sen, Nhà hát Giao hưởng và Vũ kịch Thành phố, Trung tâm Ca nhạc nhẹ Thành phố. Đó là ba đơn vị đang phấn đấu vươn lên đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng phát triển nền nghệ thuật ca múa nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Đoàn nghệ thuật Ca múa nhạc Bông Sen được thành lập ngày 30/8/1976 trên cơ sở hợp nhất Đoàn ca múa nhân dân Miền Nam (từ Miền Bắc vào) và Đoàn múa hát giải phóng (từ chiến khu ra). Ngay từ sau ngày thành lập, Đoàn nghệ thuật Ca múa nhạc Bông Sen đã quy tụ được một đội ngũ nghệ sĩ trẻ, đầy tài năng. Tuyệt đại đa số nghệ sĩ, diễn viên của Đoàn được đào tạo chính quy từ các trường nghệ thuật, các nhạc viện trong và ngoài nước; có quá trình hoạt động nhiều năm, có bản lĩnh, tâm huyết, nhiệt tình. Năm 1991-1995 Đoàn được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng II. Bông Sen luôn phấn đấu để đưa nghệ thuật ca, múa, nhạc dân tộc đến với các thế hệ công chúng Thành phố Hồ Chí Minh, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế. Cho đến nay, đoàn đã có mặt hầu khắp các địa phương Miền Đông, Miền Tây Nam Bộ, không những thế, Đoàn còn tham dự những chuyến biểu diễn giao lưu văn hóa tại Ấn Độ, Srilanca, Miến Điện, Thái Lan…
Múa, hát và âm nhạc thường gắn bó khăng khít với nhau. Múa không nhất thiết phải có lời hát đi kèm nhưng bao giờ cũng cần đến nhạc nền. Một hình thái kết hợp nhuần nhuyễn giữa múa, hát và âm nhạc truyền thống chính là múa chèo và múa tuồng. Từ thời Nguyễn trở đi, chèo phát triển mạnh ở Đằng Ngoài, trong khi tuồng phát triển ở Đằng Trong. Chèo là một hình thức sân khấu tích hợp, trong đó múa đóng một vai trò quan trọng. Múa, hát và diễn xuất kết hợp với nhau để biểu lộ tâm trạng, tính cách nhân vật. Những chất liệu múa dân gian được tăng chất kịch để trở thành ngôn ngữ múa chèo. Khác với múa chèo, múa tuồng thể hiện nội tâm nhân vật qua những diễn xuất mang tính ước lệ. Trong nghệ thuật tuồng, múa có chức năng làm rõ đặc điểm sân khấu tuồng, làm phân biệt tuồng với chèo, với cải lương. Như vậy, trong ca kịch truyền thống của người Việt, múa tồn tại dưới dạng tích hợp trong thể loại tuồng, chèo và cải lương, được hình thành và phát triển trên nền tảng hát múa dân tộc.
Múa không chỉ là rường cột của ca kịch truyền thống Việt mà còn là linh hồn của các lễ hội. Trong đó, nghệ thuật múa tham dự vào cả phần lễ cũng như phần hội.
Với chức năng làm rõ nội dung xã hội chứa đựng trong phần văn học trình diễn, múa với tư cách là thành phần nguyên hợp của diễn xướng dân gian, được phát triển theo ba cấp độ sau: cấp độ thứ nhất thể hiện chức năng minh họa lời hát, ví dụ như đoạn bỏ bộ trong chèo tàu, dậm, dô… Trong cấp độ thứ hai, múa thể hiện nội dung bài hát bằng ngôn ngữ hình tượng đặc trưng trong sự kết hợp chặt chẽ với hát để vừa diễn đạt nội dung, đồng thời vừa giữ được tính độc lập tương đối của múa, như trong múa đội đèn chẳng hạn. Ở cấp độ thứ ba, múa là phương tiện biểu hiện chính, hát chẳng qua là chỉ để đệm cho múa.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi khác hiện nay, chức năng múa minh họa được vận dụng vào sân khấu hiện đại, phổ biến trong các tiết mục đơn ca hoặc song ca. Múa minh họa là nghệ thuật sử dụng các vũ điệu để làm nổi bật chủ đề nội dung tư tưởng của tác phẩm, làm tăng thêm giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Do đó, ngôn ngữ của múa minh họa phải luôn luôn phù hợp với chủ đề tư tưởng và nội dung của một vở diễn, một bài hát hoặc một chương trình sân khấu hóa. Tuy nhiên, lâu nay ở một số nơi, múa minh hoạ bị lạm dụng, dường như chỉ nhằm mục đích lấp bớt khoảng trống của sân khấu, các động tác múa chưa ăn khớp với lời ca và nền nhạc, thậm chí ca một đàng, múa một nẻo…
Ngoài ra, múa còn có mối quan hệ mật thiết với rối, xiếc và võ thuật, những điệu múa trong rối đều bắt nguồn từ điệu múa dân gian Việt và có cùng tên gọi như: múa tễu, múa tiên, múa tứ linh…Đối với xiếc, múa góp phần tạo dáng, đặt nền tảng cho kỹ xảo động tác, tạo điều kiện cho sự phát triển tài tình về kết cấu và cân bằng động như ở múa độc bình, múa đội đèn, múa long hổ (múa kết hợp với kỹ thuật nhào lộn, bê đỡ…). Mối quan hệ giữa múa và võ thuật đã sản sinh ra điệu múa vũ khí, là loại múa đạo cụ khá phổ biến của người Việt, dùng để tái hiện các cuộc chiến đấu, loại múa này không sử dụng nhạc đệm mà theo sự chỉ huy của trống giục. Động tác múa phải kết hợp hài hòa giữa lô gíc võ thuật và lô gíc múa.
Những động tác múa còn thể hiện tâm lý dân tộc, do vậy ở từng thể loại múa theo vùng, theo dân tộc, tình cảm được thể hiện khác nhau qua các tiết tấu. Trên sân khấu múa của Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài các vũ điệu của người Việt, các biên đạo múa còn vận dụng các làn điệu múa của các dân tộc anh em, nhất là các dân tộc anh em sống lân cận nhằm phát triển thêm các nhân tố mới, tăng thêm sự phong phú cho ngôn ngữ múa. Có thể kể đến các điệu múa quạt, múa Doa pụ (đội nước), múa cung đình của người Chăm; múa rồng, múa rắn, múa lân của người Hoa…
Vốn có các quan hệ giao lưu quốc tế rộng mở do hoàn cảnh lịch sử - địa lý mang lại, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu trong việc tiếp nhận các làn sóng nghệ thuật phương Tây và khu vực, trong đó có múa hiện đại. Đặc biệt từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, nhiều kiểu nhảy múa mang tính phong trào từ nước ngoài được du nhập vào một cách mạnh mẽ như lambada, Michael Jacson, rap…nếu như được chắt lọc và sử dụng định hướng với liều lượng thích hợp theo hoàn cảnh, nó có thể mang đến những giá trị nhất định. Song dù thế nào đi chăng nữa, múa truyền thống luôn là nền tảng vững chãi, có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận các thể loại múa hiện đại từ nước ngoài. Bởi vì nếu chúng ta thờ ơ và xem thường vốn múa truyền thống của cha ông mà mải mê chạy theo thời thượng thì các điệu múa xa lạ kia cũng mau chóng trở nên lạc lõng và tự đào thải, thực tế sân khấu múa đã cho ta thấy điều đó. Có một điều chúng ta có thể nhìn thấy rõ: tính năng động đầy sức sống của một thành phố công nghiệp đã làm cho Thành phố Hồ Chí Minh có một phong cách riêng trong nghệ thuật múa. Phong cách đó được thể hiện qua các tiết tấu múa có tốc độ nhanh, dồn dập, những vũ điệu vui tươi mang tính trẻ trung, hồn nhiên, đồng thời hàm chứa một tác phong công nghiệp hiện đại, làm nên dấu ấn riêng cho nghệ thuật múa ở Thành phố Hồ Chí Minh, khó lẫn lộn với các nơi khác tuy có cùng một “thang âm, điệu thức”.
Hoạt động của các đơn vị nghệ thuật múa của Thành phố ở nước ngoài những năm gần đây đã thu được nhiều kết quả tốt. Chỉ tính riêng năm 2000, đội Lân Thành phố tham dự cuộc thi múa lân quốc tế tại Thái Lan đoạt Cúp bạc. Cũng trong năm này, Đoàn nghệ thuật múa rối Thành phố đã tham dự Liên hoan sân khấu thiếu nhi quốc tế và biểu diễn tại 9 bang của Hoa Kỳ, đã được hoan nghêng nhiệt liệt với 174 suất diễn phục vụ trên 100.000 lượt khán giả. Hai đoàn nghệ thuật của Thành phố đạt kết quả tốt trong chuyến đi biểu diễn tại Úc và Đức với 13 suất phục vụ 10.500 lượt khán giả. Ngoài ra đoàn Ca múa nhạc Bông Sen cũng biểu diễn thành công tại các thành phố lớn Trung Quốc.
Như ở phần trên đã nói, do có nhiều lợi thế về hoàn cảnh lịch sử - địa lý, lại là thành phố có nền kinh tế lớn nhất nước cho nên hàng năm các đoàn nghệ thuật nước ngoài đến biểu diễn và giao lưu rất đông, trong đó có nghệ thuật múa. Tháng 10/2004, đoàn múa “độc đáo” nhất thế giới đã đến Việt Nam. Nói là “độc đáo”vì đó là vũ đoàn chuyên nghiệp duy nhất có vốn tiết mục là những điệu múa của nhiều nước trên thế giới. Đó chính là Nhà hát Vũ kịch quốc tế Hà Lan, được thành lập từ năm 1961 và hiện có một đội ngũ gồm 70 người, trong đó có 30 vũ công và 6 nhạc công. Chào mừng Hội nghị thượng đỉnh ASEM5, Nhà hát đã đem đến chương trình múa tổng hợp các vũ điệu của các nước Á - Âu tham dự Hội nghị. Ngày 9/10/2004 tại Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn đã biểu diễn một số tiết mục tiêu biểu như: điệu múa nghế Stuhlen-tan2(Đức), Múa nhịp Ireland, Múa Bergliede…
Cũng tại Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh, vừa qua, đoàn nghệ thuật múa Châu Phi đã trình diễn một điệu múa gây nhiều ấn tượng sâu đậm cho khán giả Việt Nam, điệu múa:Lời mời gọi. Tất cả diễn viên thể hiện đều là nam, với trang phục kỳ lạ: cởi trần, mặc quần ống rộng, với những động tác mạnh mẽ, dứt khoát, nhanh, đều, nhịp nhàng. Có thể nói, những vũ điệu kiểu thế này rất được người dân Thành phố Hồ Chí Minh ưa chuộng.
* Nhạc giao hưởng
Theo GS-TSKH Lâm Tô Lộc:
Trong quá trình giao lưu nghệ thuật với nước ngoài có sự vay mượn những hình thức và phương tiện biểu hiện (không có trong di sản nghệ thuật cổ truyền) để diễn đạt nội dung mới và đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người ngày nay. Đó là tranh giá vẽ, tranh thuốc nước (aquaren), tranh bột màu, tranh sơn mài nhiều màu trong hội hoạ, ôpêra, ôpêrét, giao hưởng bằng nhạc cụ phương Tây và nhạc cụ dân tộc trong âm nhạc; múa cổ điển châu Âu, múa tính cách châu Âu và châu Á, balêâ dân tộc, trong múa, kịch nói, kịch câm trong sân khấu [52, tr.99].
Từ những năm 50-60-70 của thế kỷ XX, nền văn hóa, văn nghệ của Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu sắc, tốt đẹp của văn hóa Nga-Xô Viết, trong đó có nhạc giao hưởng, nhạc không lời, ôpêra... Nhưng có một thực tế chúng ta không thể không thừa nhận, loại hình nghệ thuật này rất khó thâm nhập vào đời sống văn hóa- ca nhạc ở Việt Nam nói chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Số thính giả Việt Nam nghe và hiểu biết nội dung, tư tưởng, chủ đề…là rất ít, ngay với cả những tác phẩm được thừa nhận là vĩ đại ở châu Âu, ở thế giới phương Tây nói chung. Có lẽ, do ý thức được điều này nên khi tổ chức cho Đặng Thái Sơn biểu diễn tại Thành phố Hồ Chí Minh sau lúc anh nhận giải Sôpanh, ban tổ chức đã nhờ một giảng sư âm nhạc vào loại giỏi nhất, ra trước thính giả để giải thích cặn kẽ ý nghĩa chủ đề, về nội dung tư tưởng…từng bản nhạc nổi tiếng mà Đặng Thái Sơn sắp biểu diễn. Qủa thật, nhạc giao hưởng là loại âm nhạc phi thanh nhạc, loại nghệ thuật bác học nên không phải ai nghe cũng có thể cảm nhận được cái hay, cái du dương, trầm bổng của nó. Chính vì vậy cho nên nhiều người cho rằng đây là loại nghệ thuật “kén khách”. Phải có một trình độ nghệ thuật uyên bác mới có thể thưởng thức được.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa nhạc giao hưởng sẽ không có chỗ đứng, không có môi trường để tồn tại. Mà ngược lại, khi nền kinh tế phát triển thì trình độ dân trí ngày càng nâng cao, nhạc giao hưởng cũng theo đó mà được phát triển. Nhu cầu thưởng thức loại âm nhạc này có phần tăng nhanh. Trong “Hội nghị tổng kết công tác Văn hóa thông tin năm 2003”của Sở Văn hóa-Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Giám đốc Nhà hát Giao hưởng và Vũ kịch Thành phố đã có bài viết : “Tín hiệu vui của nghệ thuật Giao hưởng và Vũ kịch”. Bài viết giải thích: “Tín hiệu vui vì những khởi sắc, thành công của Nhà hát trong năm 2003 chỉ là bước đầu, là tiền đề để phấn đấu dài hơn nhằm xây dựng một Nhà hát Giao hưởng - Vũ kịch chuyên nghiệp, chính quy xứng đáng với truyền thống văn hóa, tầm vóc và vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh trong nước và quốc tế”. Có thể nêu ra một số thành tựu bước đầøu và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động của Nhà hát như sau:
Thứ nhất, loại hình Giao hưởng-Vũ kịch xưa nay người ta vẫn nhận định và cho rằng đây là loại hình nghệ thuật mang tính hàn lâm kén chọn khán giả vì khó hiểu, khó thưởng thức và sự tồn tại của nó chỉ đơn thuần là một trang điểm sang trọng, đắt tiền cho một thành phố lớn, văn minh, hiện đại. Nhưng Ban Giám đốc cũng như toàn bộ anh chị em nghệ sĩ của Nhà hát đã không nghĩ vậy, quyết tâm phá bỏ tâm lý đó và tìm cách trụ được ở Thành phố. Nhà hát đã phải tự đi tìm khán giả cho mình bằng cách thành lập bộ phận Đối ngoại - Tổ chức biểu diễn nhằm khuyếch trương công tác quảng cáo, tiếp thị, tự giới thiệu, xúc tiến công tác đối ngoại tìm đầu ra bằng các hình thức liên kết với Đài truyền hình, với các địa phương và các tổ chức nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ các biện pháp trên, khán thính giả bắt đầu đến với Nhà hát.
Thứ hai, Nhà hát có chiến lược xây dựng chương trình biểu diễn phù hợp với các đối tượng khán giả với tiêu chí: đổi mới, chất lượng phù hợp với ba mũi nhọn khác nhau:
- Xây dựng các chương trình biểu diễn định kỳ tại Nhà hát Thành phố mang tính hàn lâm và đặc trưng riêng của Nhà hát. Trong đó chú trọng đến việc nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của Dàn nhạc Giao hưởng và Vũ kịch. Muốn vậy, Nhà hát đã phải tìm nguồn chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, nghệ sĩ nước ngoài để kết hợp giảng dạy, dàn dựng và biểu diễn. Thực tế trong năm 2003 Nhà hát đã làm việc với các chỉ huy dàn nhạc và nghệ sĩ Trung Quốc, Pháp, Đan Mạch, Canada…và để lại trong lòng công chúng thưởng thức loại hình nghệ thuật này sự tiến bộ khởi sắc đáng kể của Nhà hát. Chính vì thế khán giả đã quay lại và tiếp tục quay lại với Nhà hát.
- Xây dựng các chương trình phù hợp với thị hiếu thưởng thức của đồng bào các địa phương. Khi kí hợp đồng biểu diễn ở các địa phương, Nhà hát đều gặp tâm lý lo ngại bởi:“Không biết dân có“nuốt”nổi không?”và Ban Giám đốc Nhà hát đã phải cố gắng thuyết phục họ “thử”thưởng thức với lời hứa sẽ không làm cho họ thất vọng. Và, với những ca khúc cách mạng được phối khí cho dàn nhạc giao hưởng đệm, những điệu múa nhỏ mang dáng dấp của nghệ thuật múa ballet…đã thuyết phục được lãnh đạo và nhân dân ở các địa phương.
- Xây dựng các chương trình mang tính xã hội hoá và khuyến nhạc. Đó là các chương trình bán cổ điển hướng tới đối tượng thanh niên. Trong các chương trình này đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa Dàn nhạc Giao hưởng và Dàn nhạc nhẹ, giữa các giọng ca thính phòng và các giọng ca trẻ, giữa múa Ballet và lớp năng khiếu múa của Nhà hát cho các chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn, chương trình“Khát vọng mùa xuân”đêm 31/12/2003 do Công ty Dầu thực vật Cái Lân tài trợ…đem đến cho Nhà hát một bước phát triển mới nhằm nâng cao thị hiếu thẩm mỹ cho phù hợp với giới trẻ hiện nay. Mặt khác, Nhà hát cũng đã bắt đầu thực hiện kế hoạch liên kết với các trường đại học, trung học để giới thiệu về Dàn nhạc giao hưởng, về múa ballet để từ đây tạo nguồn khán giả cho mình trong tương lai.
Quyết định thành lập năm 1993 và chính thức hoạt động từ ngày 9/9/1994 đến nay Nhà hát Giao hưởng và Vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng được nhiều chương trình và tiết mục đạt chất lượng nghệ thuật cao. Đặc biệt, nhạc giao hưởng không chỉ có chỗ đứng trên thị trường âm nhạc Thành phố mà còn khẳng định vị thế của mình, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật bác học của khán giả Thành phố Hồ Chí Minh, người nước ngoài đến công tác, du lịch và nhân dân các địa phương. Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh đã đánh giá một cách xác đáng rằng: “Nhà hát Giao hưởng và Vũ kịch đã đạt được những thành công đáng khích lệ trong việc đưa loại hình nghệ thuật bác học đến với công chúng rộng rãi”.
Quả thật, chỉ tính năm 2000, Nhà hát đã có 244 suất diễn, phục vụ 79.650 lượt người xem trong cả nước. Xây dựng được nhiều chương trình và tiết mục đạt chất lượng nghệ thuật cao như: Symphony No1 của Hoàng Việt, Symphony No5 của Nguyễn Văn Nam… N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHUONG 1 .doc
- bia.doc