Luận văn Hành động cầu khiến trong ngôn ngữ kịch của Lưu Quang Vũ

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài . 6

2. Lịch sử vấn đề . 7

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 10

4. Đối tượng và phạm vi tư liệu nghiên cứu . 10

5. Phương pháp nghiên cứu . 11

6. Đóng góp của luận văn . 11

7. Cấu trúc của luận văn . 11

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỂ TÀI . 12

1.1. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ . 12

1.1.1. Khái niệm về hành động ngôn ngữ (hành vi ngôn ngữ) . 12

1.1.1.1. Hành động tạo lời. . 14

1.1.1.2. Hành động mượn lời. . 14

1.1.1.3. Hành động ở lời . 14

1.1.2. Điều kiện sử dụng các hành động ở lời . 17

1.1.3. Hành động ở lời trực tiếp – gián tiếp . 18

1.1.3.1. Hành động ở lời trực tiếp . 18

1.1.3.2. Hành động ở lời gián tiếp . 19

1.2. Hành động cầu khiến . 21

1.2.1. Khái niệm về hành động cầu khiến . 21

1.2.2. Các thành tố của hành động cầu khiến. . 23

1.3. Hành động cầu khiến và câu cầu khiến . 28

1.3.1. Khái niệm câu cầu khiến . 28

1.3.2. Mối quan hệ giữa hành động cầu khiến và câu cầu khiến . 31

TIỂU KẾT . 32

Chương 2: PHưƠNG TIỆN NGÔN NGỮ THỂ HIỆN HÀNH

ĐỘNG CẦU KHIẾN TRỰC TIẾP TRONG KỊCH CỦA LưU QUANG VŨ . 33

2.1. Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến trực tiếp . 34

2.1.1 Câu cầu khiến dạng đầy đủ. . 34

2.1.2 Câu cầu khiến dạng khuyết thiếu . 36

2.1.2.1 Khuyết chủ ngữ . 36

2.1.2.2. Câu cầu khiến khuyết CN, khuyết ĐTNVCK . 44

2.1.2.3. Khuyết BN1. 56

2.1.2.4. Khuyết CN + BN1. 57

2.1.2.5. Khuyết CN + ĐTNVCK + BN1. 58

2.2. Nhận xét về cách sử dụng câu cầu khiến được dùng đúng mục

đích trong kịch của Lưu Quang Vũ. . 64

TIỂU KẾT . 66

Chương 3: CÁC PHưƠNG TIỆN NGÔN NGỮ THỂ HIỆN HÀNH

ĐỘNG CẦU KHIẾN GIÁN TIẾP TRONG KỊCH CỦA LưU QUANG VŨ . 67

3.1. Các kiểu câu được Lưu Quang Vũ sử dụng để gián tiếp thực hiện HĐCK . 68

3.1.1. Dùng kiểu câu hỏi để thể hiện HĐCK . 69

3.1.1.1. Hỏi – Khuyên . 70

3.1.1.2. Hỏi – đề nghị, thúc giục, mời, yêu cầu . 77

3.1.2. Dùng kiểu câu trần thuật để thể hiện HĐCK . 83

3.1.2.1. Trần thuật – nhắc nhở. . 84

3.1.2.3. Trần thuật – đề nghị . 85

3.1.2.3. Trần thuật - xin . 85

3.1.2.4. Trần thuật – ước (điều gì xảy ra) . 86

3.1.3. Dùng kiểu câu cảm thán để thể hiện HĐCK . 88

3.2 Nhận xét về cách sử dụng hành động cầu khiến được dùng qua các

kiểu câu không phải là câu cầu khiến trong kịch của Lưu Quang Vũ. . 91

TIỂU KẾT . 93

KẾT LUẬN . 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 97

pdf99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3382 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hành động cầu khiến trong ngôn ngữ kịch của Lưu Quang Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à chúng ta là một người thuộc về cái cũ, cái bảo thủ cố chấp, cái lạc hậu, con người sống máy móc, luôn tìm cách chống lại Hoàng Việt, giám đốc của xí nghiệp Thắng lợi. Lời thoại trên là của Trương trong cuộc họp của xí nghiệp về việc yêu cầu cô Ngà cho biết cha của đứa trẻ là ai. Cụm động từ „xin mời” xuất hiện trong ngữ cảnh được gọi là nghiêm túc như trong cuộc họp đông người. Ông Trương muốn bà Bộng hiện là ủy viên công đoàn phụ trách nữ công của xí nghiệp… phát biểu ý kiến của mình về sự việc của cô Ngà, và nhắc lại hành vi cầu khiến của mình “mời bác”. Qua phân tích tư liệu trên chúng ta có thể thấy được mời, xin mời có thể tham gia vào cấu trúc ngôn hành cầu khiến ở dạng khuyết chủ ngữ. Ví dụ: Hoàng Việt: Tôi chưa hề nhận được một giấy gọi nào. Sỹ quan công an: Lạ thật! Thôi được rồi, chính vì thế hôm nay chúng tôi phải đến đây, mời anh đi theo chúng tôi. Hoàng Việt: Vâng. (TVCT – tr 142) Đoạn hội thoại trên là của Hoàng Việt và chiến sỹ công an, và hành động cầu khiến “mời‟ xuất phát từ phía chiến sỹ công an người đại diện cho pháp luật, nghĩa là so với trục quan hệ là người nói đứng ở vị trí cao hơn người nghe, tuy là sử dụng hành động cầu khiến lịch sự “mời” nhưng cũng đồng nghĩa với ra lệnh cho người tiếp nhận hành động cầu khiến theo mình về trụ sở, và yêu cầu đó được chấp nhận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ví dụ: Vợ Trương Ba: (Từ sân vào) Ông lão hành khất này ngồi ngoài hiên từ lúc hai ông bắt đầu đánh cờ tới giờ (Với Đế Thích). Đã đưa cơm nguội với cá kho ông xơi rồi, nhà chẳng còn gì nữa đâu, mời ông đi cho. (HTBDHT – tr 269) Bà vợ Trương Ba không biết lão ăn mày chính là tiên Đế Thích vì quá buồn trên thiên đình không có ai đánh cờ với mình, nên đã giả dạng kẻ ăn mày trốn xuống trần gian tìm người đánh cờ, và bất ngờ vào nhà Trương Ba, đúng lúc ông với Trưởng Hoạt đang cùng nhau chơi cờ. Chính vì vậy mà khi được bà vợ Trương Ba cho ăn xong rồi mà Đế Thích vẫn chưa chịu đi. “Mời ông đi cho” của bà vợ mong muốn hiệu quả ở lời là ông đã ăn xong rồi thì ông hãy đi đi, còn ở đây làm gì? Thực tế khi mời Sp1 tỏ ý mong muốn, trông chờ Sp2 thực hiện hành động, và do vậy Sp2 hoàn toàn có thể từ chối. Khi sử dụng động từ “mời” người nói tự hạ thấp mình một chút, hoặc nhún nhường để tỏ ra lịch sự mặc dù vị thế xã hội cao hơn, ngang bằng hay thấp hơn đều có thể sử dụng nó. c. Câu cầu khiến khuyết CN sử dụng ĐTNVCK “ Chúc” ĐTNVCK “chúc” không xuất hiện nhiều trong tư liệu khảo sát, chủ yếu chỉ xuất hiện trong vở Nguồn sáng trong đời, tuy nhiên chúng tôi cũng xin trình bầy một vài ví dụ tiêu biểu có sử dụng ĐTNVCK “chúc”. Ví dụ: Chú bé áo đỏ: Buồn cười nhỉ? Toàn: Chẳng buồn cười tí nào. Nhưng các cháu yên tâm. Người thủ môn chân chính sẽ quả cảm tới giây phút cuối cùng, tới khi ông trọng tài nổi còi tan cuộc đấu. Thôi các cháu đi đi! Chúc các cháu riềng cho đội nhà E một trận tơi bời…( Bắt tay hai đứa trẻ, rồi bỗng ôm hôn chúng) Chúc các cháu thắng lợi! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hai đứa trẻ: Chúc chú thắng lợi! (NSTĐ – tr 239) Theo Từ điển tiếng Việt [28,182]“chúc” có nghĩa là tỏ lòng mong ước điều may mắn tốt đẹp người khác. Hành động có tính “cầu” không có tính “khiến”, một mong ước, mong thực hiện trong tương lai. Lời thoại trên là của Toàn và hai đứa trẻ say mê bóng đá. Toàn trước kia đá bóng cũng rất giỏi, nhưng nghề nghiệp chính của anh là một kỹ sư thiết kế. Anh đã sống hết mình như một cầu thủ trên sân cỏ, sau khi anh nói chuyện với hai chú bé cũng là lúc anh chiến đấu cho sự lựa chọn giữa sự sống và cái chết. Anh vẫn lạc quan cầu chúc cho hai đứa trẻ giành thắng lợi trong trận bóng cũng như chúc cho chính anh vượt qua được lần thử thách cuối cùng này. 2.1.2.2. Câu cầu khiến khuyết CN, khuyết ĐTNVCK Câu cầu khiến dạng này có mô hình: BN1 + BN2 Đối với câu cầu khiến tường minh thì gọi tên hành động ngôn chung một cách cụ thể rõ ràng, xác định, còn lời ngôn hành nguyên cấp thì chỉ nêu ra hành động ngôn trung khái quát nghĩa là (chứa phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung trực tiếp khác nằm ngoài vị từ ngôn hành), chính vì vậy để nhận diện câu cầu khiến nguyên cấp cần phải dựa vào các dấu hiệu hình thức như: các phụ từ cầu khiến, các động từ tình thái.. a. Sử dụng các phụ từ: hãy, đừng, chớ, đặt trước động từ biểu thị nội dung yêu cầu. - “Hãy” được Từ điển tiếng Việt giải thích: “hãy là từ biểu thị ý yêu cầu có tính chất mệnh lệnh hoặc thuyết phục, động viên nên làm việc gì đó, nên có thái độ nào đó”[29, 426] - Theo tác giả Chu Thị Thủy An trong Câu cầu khiến tiếng Việt thì phụ từ hãy có thể tùy thuộc vào cách sử dụng hay trong tình huống giao tiếp cụ thể, như vậy hãy có thể biểu đạt hành vi ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, thỉnh cầu, nhờ vả… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ví dụ: Hãy ra khỏi đây ngay! Hãy giúp chúng tôi thoát khỏi tình trạng này. Mong các bác hãy giúp cháu. Còn theo phân tích của Trần Anh Thư trong Hành động cầu khiến trong thơ tình thì phát ngôn với tác từ hãy được sử dụng với các nội dung mệnh đề chỉ: + Hành động tác động: Mày hãy giúp tao một tay. + Hành động không tác động: Mày hãy về đi. + Hành động tư duy tình cảm: Mày hãy hiểu cho tao. + Hành động xảy ra trước đó hoặc một hành động, sự kiện sảy ra đồng thời: hãy học đi đã. Đó là việc quan trọng. + Tình trạng đang tồn tại ở thời điểm nói: hãy chờ đấy. Tao sẽ trở lại. Khảo sát câu cầu khiến trực tiếp sử dụng các phụ từ cầu khiến hãy, đừng, chớ trong tuyển tập kịch, chúng tôi thống kê được 59/190 (tương ứng với 31%) Ví dụ: Hoàng Việt: (sau một lát, khẽ) – Người chạy lên trước tiên ấy là Thanh, đúng không? Tôi đoán thế…Thanh?(im lặng giây lát) Thanh ạ, còn đây là công việc sắp tới của Thanh: Xí nghiệp ta quá thiếu người biết quản lý, Thanh sẽ được cử đi học lớp quản lý kinh tế sáu tháng. Thanh hãy chuẩn bị. Thanh: Sáu tháng…Không! Tôi không thể rời xí nghiệp được. Tôi không muốn. Các anh hãy cử người người khác! (TVCT – tr 76) Phụ từ hãy trong hai phát ngôn trên đều biểu thị hành động cầu khiến, nhưng ở phát ngôn thứ nhất là của Hoàng Việt biểu đạt hành vi yêu cầu Thanh chuẩn bị tinh thần để đi học lớp quản lý kinh tế sáu tháng. Khi người nói muốn người nghe thực hiện hành động thuộc trách nhiệm và quyền hạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên của họ, nhưng họ cảm thấy không đủ quyền ra lệnh thì người nói dùng hành vi yêu cầu, trong trường hợp này thì cách dùng đó phù hợp với phát ngôn của Hoàng Việt. Hãy thể hiện hành động cầu khiến dứt khoát, tuy nhiên tính áp đặt đối với người nghe chưa phải là tuyệt đối. Ở phát ngôn thứ hai, phụ từ hãy biểu thị hành động cầu khiến của Thanh, từ chối yêu cầu của Hoàng Việt, bởi hơn ai hết cô hiểu rằng cô đang bị mắc bệnh hiểm nghèo, cô không còn nhiều thời gian nữa, nguyện vọng của cô thật tha thiết: “ Thanh muốn được ở đây, được làm việc giữa đông vui anh chị em, còn sống được ngày nào Thanh còn muốn mình được sống có ích”. Chính vì vậy hãy ở phát ngôn này có thể biểu đạt hành vi thỉnh cầu, người nói hạ mình để người nghe thực hiện nội dung cầu khiến. Ví dụ: Lâm: … Ca mổ sẽ thành công, anh sẽ sống, (với mọi người) anh ấy sẽ sống…Mọi người hãy nói cho anh ấy hiểu rằng ca mổ sẽ thành công, anh ấy sẽ sống… (NSTĐ – tr 231) Phát ngôn trên sử dụng phụ từ hãy thể hiện hành động cầu khiến của Lâm đối với các bác sỹ; hãy thể hiện hành vi khuyên bảo, Lâm khuyên các bác sỹ hãy nói, hãy động viên cho Toàn biết rằng ca mổ sẽ thành công. Ví dụ: Bích: Chị xót chồng chị, lo cho chồng chị, thì chúng tôi cũng lo cho người bác sỹ giỏi nhất của viện chúng tôi. Anh ấy cũng cần đến cho người khác không kém gì chồng chị. Được, nếu chị thấy dễ thì chị hãy tự đi xin đi. (NSTĐ – tr 190) Phụ từ hãy trong phát ngôn trên biểu đạt hành vi cầu khiến ra lệnh của Bích đối với Oanh, rằng các bác sỹ cũng đã rất lo lắng và sốt ruột vì chưa tìm được ai hiến mắt cho Chí, chính vì thế mà yêu cầu Oanh đừng làm rối lên mọi chuyện. Hãy kết hợp với tiểu từ tình thái đi cuối câu cũng tạo sắc thái thúc giục cho lệnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ví dụ: Hồn Trương Ba: (Ái ngại) Chị sợ gì? Vợ người hàng thịt: Em sợ…một mình…Ông hãy ở lại lát nữa, một lát thôi. (HTBDHT – tr 319) Phát ngôn trên là của vợ người hàng thịt, biểu thị hành động cầu khiến mong muốn Hồn Trương Ba hãy ở lại đêm nay, ngoài trời mưa gió rét, về làm gì vội. Trong trường hợp này thì phụ từ hãy còn có thể coi như biểu đạt hành vi mời mọc. Hành vi mời biểu đạt bởi hãy có sắc thái chân thành, thân mật. Các từ đừng, chớ biểu thị ý nghĩa cầu khiến ngược lại với hãy, nghĩa là can ngăn, yêu cầu hàm ý phủ định và được dùng với chức năng khuyên nhủ trong câu cầu khiến, tuy nhiên trong khi khảo sát tư liệu thì chúng tôi không thấy tác giả sử dụng phụ từ chớ mà chủ yếu là phụ từ đừng, xuất hiện với tần số cao. Bên cạnh chức năng khuyên nhủ thì đừng còn mang sắc thái đe dọa, cảnh báo. Theo Chu Thị Thủy An trong Câu cầu khiến tiếng Việt thì phụ từ đừng được sử dụng rất linh hoạt, nó có thể tham gia vào các cấu trúc cầu khiến biểu đạt hành vi ngôn ngữ: yêu cầu, khuyên bảo, đề nghị, thỉnh cầu, dặn dò… Tuy nhiên xét về tính áp đặt thì để đi vào tình huống giao tiếp cụ thể, tính áp đặt của các yếu tố có thể thay đổi do vị thế của các nhân vật giao tiếp. Ví dụ: Hoàng Việt: Xin việc cho mình, mà không vào, phó mặc cho mẹ. Nó 18 rồi kia mà! Nó phải tự đến trình bầy chứ! Đừng để chúng nó ỷ vào bố mẹ quá bác ạ. Chuyện chọn nghề là chuyện hệ trọng cả đời. (TVCT –tr 83) Phụ từ đừng đứng ở đầu câu thể hiện hành động cầu khiến khuyên bảo của Hoàng Việt đối với bà Bộng. Không nên để bọn trẻ quá ỷ vào mẹ, việc đi xin việc nên để nó tự trình bầy. Trong phát ngôn này xét theo vai vế thì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hoàng Việt là giám đốc còn bà Bộng là công nhân nhưng câu cầu khiến “Đừng để chúng nó ỷ vào bố mẹ quá bác ạ” không mang ngữ điệu ra lệnh của cấp trên đối với cấp dưới. Đừng (khuyên bảo) thường được dùng khi người nói tỏ ý quan tâm, thân thiết đến người nghe. Ví dụ: Ông Quých: Ba đứa trẻ nhà bà, chúng nó thích tôi lắm! Bà Bộng: Hừ! Ông đừng xui nó nghịch nhảm đấy nhé! (TVCT – tr 96) Lời thoại có chứa phụ từ đừng là của bà Bộng thể hiện hành động cầu khiến ngăn cản ông Quých không được xui bọn trẻ nghịch nhảm, câu thêm tiểu từ tình thái nhé ở cuối câu càng làm tăng hành vi ngăn cản hành động của người nói đối với người nghe. Ví dụ: Oanh: Đêm nào anh cũng thức khuya quá! Làm thì ốm mất. Chưa xong bức tượng này đã sang bức tượng khác. Anh phải nghỉ đi, đừng làm việc thêm nữa. Lê Chí: Đối với anh thì ngày hay đêm cũng thế. (NSTĐ – tr 156) Phụ từ đừng có nét nghĩa ngăn cản người nghe không tiến hành hoặc dừng tiến hành một hành động, một sự thay đổi nào đó. Đối với phát ngôn của câu này thì rõ ràng là việc thức khuya của Lê Chí là một quá trình, một việc đã diễn ra thường xuyên, chính vì vậy mà câu thể hiện hành động cầu khiến của Oanh “đừng làm việc thêm” cộng thêm dấu hiệu nhân biết hành động cầu khiến “nữa” xuất hiện ở vị trí cuối câu, thì có nghĩa là yêu cầu người nghe dừng tiến hành một việc đang làm. Ví dụ: + Em xin anh, anh đừng nói nữa. + Oanh: Anh nói sao, anh Chí? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lê Chí: Anh nói thực lòng, sau khi đã nghĩ ngợi nhiều…Em đừng bận tâm tới anh nữa, chúng ta sẽ chia tay nhau, và anh sẽ nhớ về em như kỷ niệm về ánh sáng mà anh đã từng có. ( NSTĐ – tr 159) Đừng ở phát ngôn cầu khiến này cũng tương tự như đừng ở phát ngôn cầu khiến với chức năng khuyên nhủ trong ví dụ trên, cũng là hành động yêu cầu của Lê Chí đối với Oanh rằng đừng quan tâm tới anh nữa, anh là người mù, là một kẻ vô dụng, sống với nhau chỉ làm khổ nhau thôi. Ví dụ: Chị con dâu: Thày bảo con, cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thày ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy…mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc con không nhận ra thày nữa…Con càng thương thày, nhưng thày ơi, làm sao, làm sao giữ được thày ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thày của chúng con xưa kia? Làm thế nào, thày ơi? Hồn trương ba: (Mặt lặng ngắt như tảng đá) Giờ thì cả con cũng… Chị con dâu: Thày đừng giận nếu con đã nói điều gì không phải. (HTBDHT – tr 336) Đây là cuộc đối thoại của Hồn Trương Ba và Chị con dâu. Từ khi ông sống trong thân xác người khác cũng là lúc rất nhiều mâu thuẫn sảy ra, Hồn Trương Ba luôn đấu tranh để giữ lại tâm hồn mình được trong sạch như nó đã vốn có. Nhưng làm sao bây giờ? Thể xác là cái chứa đựng linh hồn, làm sao dung hòa được một tâm hồn nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn dưới thân xác thô kệch lực lưỡng của anh hàng thịt. Sự lựa chọn giữa sống và chết thật sự là khó khăn và xung đột đó lên tới đỉnh điểm khi vợ ông muốn đi thật xa, cháu gái không chấp nhận sự tồn tại của ông, và cô con dâu thì thốt lên đau đớn. “…đến nỗi có lúc con không nhận ra thày nữa…” Câu cầu khiến chứa đừng trong “Thày đừng giận nếu con đã nói điều gì không phải”, biểu đạt hành vi thỉnh cầu của chị con dâu đối với hồn trương ba mong ông hãy hiểu cho những điều cô nói, bởi sự thật là như vậy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Qua phân tích về việc sử dụng phụ từ hãy, đừng, chớ để nhận diện các dạng câu cầu khiến chúng ta nhận thấy rằng việc sử dụng đó còn tùy thuộc vào tình huống giao tiếp và vị thế của các nhân vật giao tiếp, chúng thể hiện nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau, làm cho đối tượng nghiên cứu biểu hiện được nhiều hành vi cầu khiến khác nhau. Một số ví dụ khác: + Thanh: … Thanh không thể đến với anh được đâu. Nếu như anh biết…(nghẹn ngào) Đừng trách em, anh Việt! (Đi nhanh).(TVCT – tr 108). + Trần Khắc: Ngày mai, ngày kia, sẽ còn phái đoàn thứ hai, thứ ba nữa. Các đồng chí hãy giúp chúng tôi.(TVCT – tr 112). + Bộ Trưởng: …Nếu như cậu sai, cậu lầm thì tôi sẽ không nương nhẹ với cậu đâu. Nhưng Việt ạ, hãy nghĩ kỹ nếu thấy chưa chắc chắn thì hãy thận trọng hơn, may ra còn kịp, anh lính hăng hái ạ. (TVCT – tr 122). + Thành: Phải đợi thân nhân của người thiệt mạng cho phép, phải được chị vợ anh Toàn tự nguyện…Không, đừng nên nói chuyện đó vội. (NSTĐ – tr 328) + Điển: Cuộc sống không dừng lại. Cao hơn tất cả là trận chiến đấu vì cuộc sống…Đến lượt anh, hãy đón Chí đến và hãy bắt đầu ca mổ của anh. (NSTĐ – tr 328, 243) + Đế Thích: (Suy nghĩ) Con người dưới hạ giới các ông thật kỳ lạ. Hồn trương ba: Ông hãy trả lời đi! Ông có giúp tôi không? (HTBDHT – tr 344) b, Sử dụng động từ tình thái “cần”, “nên”, “phải” Đây không phải là vị từ ngôn hành nhưng biểu thị tình thái cầu khiến khi chủ ngữ của câu phải ở ngôi thứ hai hoặc ngôi gộp và “cần”, “nên”, “phải” phải được sử dụng ở thời hiện tại, không đi kèm yếu tố thời gian. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ví dụ: - Con phải làm đầy đủ bài tập mới được đi chơi. - Các cháu nên nghe lời người lớn nói. - Chị cần giúp em một việc. Phát ngôn có chứa động từ tình thái “cần”, “nên”, “phải” có mô hình: ĐT tình thái + BN2 + Từ Nên: Theo Lê Quang Thiêm trong Ngữ nghĩa học thì nên có các nghĩa sau: -> Động từ): thành ra được (cái kết quả cuối cùng). -> Kết từ): từ biểu thị điều sắp nêu ra là kết quả trực tiếp của điều vừa nói đến. -> (Động từ): biểu thị việc đang nói đến là hay, có lợi, làm hoặc thực hiện thì tốt hơn. Ví dụ: Ông Quých: Phải cất tiếng nói đanh thép gì, ông Trương? Trương: Phải nói sự thật. Mọi người nên biết: Người ta sẽ chấn chỉnh lại cái xí nghiệp này. Các vị có thấy kỳ quặc không?...Ông Việt! Sắp tới, những ai kéo bè kéo cánh ủng hộ những việc làm sai trái của ông Việt, sẽ bị sa thải, kỷ luật hết! Các vị nên dè chừng! (TVCT – tr 130) Trong vở Tôi và chúng ta, nhân vật Hoàng Việt là hình ảnh tiêu biểu cho lớp người mới, một quan niệm mới, dũng cảm đấu tranh với cái cũ kỹ lỗi thời đang kìm hãm sự phát triển của xã hội, nhưng bên cạnh sự ủng hộ của một số anh em công nhân thì vị giám đốc này cũng gặp phải không ít những khó khăn của những con người bảo thủ, không chịu thay đổi, luôn tìm cách chống lại Hoàng Việt. Phát ngôn trên là của Trương, một người cũng mang tư tưởng bảo thủ, phát ngôn thể hiện hành động cầu khiến biểu hiện mục đích là khuyên mọi người không nên tiếp tục ủng hộ Hoàng Việt, vì đó là những việc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên làm không đúng, đi ngược lại với những nguyên tắc trước đây. Và khi cấp trên phát hiện mọi người sẽ bị xa thải, kỷ luật. Động từ nên thể hiện rõ tính cầu khiến trong lời khuyên “Mọi người nên biết” của Trương đối với công nhân trong xí nghiệp, và lời cầu khiến biểu hiện sự cảnh báo đối với các công nhân trong phát ngôn “Các vị nên dè chừng!” Ví dụ: Dũng: Cháu cố tình làm như vậy….Hình như chẳng ở đâu có chỗ cho bọn trẻ chúng cháu cả, buồn thật. Hoàng Việt: Không nên buồn. Tôi cũng vậy thôi. Chẳng đâu sẵn chỗ cho mình cả. Chỗ của mình, là do mình tạo ra. (TVCT – tr 80, 81) Nên biểu thị hành động ngôn trung là khuyên bảo người nghe làm gì, còn không nên lại biểu thị hành động ngôn trung khuyên người nghe đừng làm gì. Lời đối thoại trên giữa Hoàng Việt và Dũng. Phát ngôn của Hoàng thể hiện hành động cầu khiến khuyên nhủ Dũng đừng buồn, cuộc sống buồn hay vui đều do mình tạo ra. Nét nghĩa hướng tới hành động nào đó trong hoạt động giao tiếp của nên trở thành phương tiện tình thái cầu khiến. + Từ Phải: Theo Lê Quang Thiêm trong Ngữ nghĩa học thì Phải có nghĩa là: “ Ở trong điều kiện bắt buộc không thể không làm, nhất thiết không thể khác hoặc ít nhất cần thiết có”, phải có ý nghĩa “khiến”, không có ý nghĩa “cầu”. Phải chỉ ra rằng Sp2 chỉ có một sự lựa chọn duy nhất, và Sp2 không được phép từ chối. Phải là động từ có khả năng biểu hiện nhiều hành vi ngôn ngữ, chúng có thể chuyển tải các hành vi ngôn ngữ như: ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên răn… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ví dụ: Lê Sơn: Toàn những việc rắc rối. Thật là một mớ bòng bong. Anh quyền giám đốc, anh sẽ định làm gì ? Hoàng Việt : Tôi sẽ làm, nhưng tôi còn phải tìm, và cậu, cậu phải giúp tôi ! (TVCT – tr 46) Động từ phải trong phát ngôn trong phát ngôn trên thể hiện rõ tính mệnh lệnh, yêu cầu của phát ngôn cầu khiến trong lời của Hoàng Việt đối với Lê Sơn. Hoàng Việt sẽ tìm cách thay đổi phương thức sản xuất và quản lý xí nghiệp, sẽ phải xây dựng một phương án mới có lợi cho xí nghiệp...và yêu cầu được giúp đỡ và Lê Sơn không được từ chối. Qua đó có thể thấy rằng khi tham gia vào các tình huống giao tiếp mà các nhân vật giao tiếp có vị thế khác nhau, chính vì vậy mà tính áp đặt của phải cũng biến đổi ở nhiều mức độ khác nhau. Ví dụ : Bà Bộng : ...Còn các cô, tôi biết các cô bây giờ là tân tiến, mới mẻ, chúng tôi thì cũ kỹ lạc hậu. Nhưng...cô Ngà ạ, làm thân con gái thì phải thận trọng... (TVCT – tr 57) Phải luôn luôn có ý nghĩa diễn đạt sự bắt buộc hành động, tuy nhiên trong phát ngôn này thì phải là hành động cầu khiến chuyển tải hành vi khuyên răn của Bà Bộng đối với Ngà. Trong cuộc sống cũng như trong tình yêu phải cẩn thận, không nên nhẹ dạ cả tin đối với bất kỳ ai. Ở ví dụ này thì tính áp đặt của phải giảm hơn so với phải ở ví dụ trên. Phải thường kết hợp với từ cần tạo thành tổ hợp cần phải và chúng có tính áp đặt cao hơn so với cần nếu đứng độc lập. Ví dụ : + Oanh : ...Anh ấy cần phải được nhìn thấy ánh sáng, anh ấy xứng đáng được nhìn thấy ánh sáng... Anh ấy không phải là một kẻ vô dụng mà là người say mê làm việc... (NSTĐ – tr 172) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên + Toàn : Trong thư anh đã nói rõ lý do. Anh đã trình bầy một bản vẽ khác. Hy vọng là sẽ tốt hơn rất nhiều. Cần phải thế Lâm ạ. (NSTĐ – tr 210) Phải có khả năng kết hợp với nhiều tiểu từ tình thái cầu khiến và tùy vào hoàn cảnh giao tiếp và sự kết hợp của chúng để tạo ra các mức độ áp đặt của phải đối với các phát ngôn. + Từ Cứ: Theo Từ điển tiếng Việt thì: “Cứ là phụ từ biểu thị ý khẳng định về hành động, trạng thái nhất định như thế, bất chấp mọi điều kiện” chính vì có nét nghĩa này mà cứ “có thể dùng để biểu thị ý nghĩa cầu khiến trong trường hợp người nói muốn yêu cầu đối phương bắt đầu hoặc tiếp tục hành động” [28,228 ] Cũng tương tự như phụ từ hãy, cứ cũng tham gia vào cấu trúc cầu khiến biểu đạt nhiều hành vi ngôn ngữ khác nhau: yêu cầu, khuyên bảo, cho phép… Ngữ cảnh của câu cầu khiến chứa cứ thường là một sự việc, một tính chất nào đó ảnh hưởng, cản trở hành động người nghe. Ví dụ: Hoàng Việt: Thưa đồng chí, tôi xin chịu trách nhiệm về những việc mình làm…Tất cả những gì hôm nay tôi muốn báo cáo chỉ có thế. Bây giờ đã đến lúc tôi phải đi làm công việc khác, xin phép đồng chí… Trần Khắc: Thôi được, đồng chí định làm gì thì cứ làm, chỉ có điều phải làm cho đúng. (TVCT – tr 39) Từ cứ xuất hiện trong phát ngôn cầu khiến trên thể hiện rõ sự thách đố của Trần Khắc đối với Hoàng Việt. Sự khác nhau giữa hai tư tưởng, một bên là muốn đổi mới xí nghiệp theo cách mới, còn một bên vẫn muốn giữ những nguyên tắc lỗi thời đã đề ra, từ đó thể hiện rõ xung đột giữa hai quan niệm mới và cũ. Tuy nhiên thì ở cuộc đối thoại trên thì Trần Khắc với cương vị là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đại diện ban thanh tra của bộ xuống xem xét tình hình làm ăn của xí nghiệp, chính vì vẫn giữ quan điểm lập trường của mình nên Hoàng Việt không được sự đồng tình của Trần Khắc, “đồng chí định làm gì thì cứ làm”. Khi tham gia vào cấu trúc này cứ thể tình thái thúc giục hành động, ta có thể khẳng định đây là một phát ngôn cầu khiến. Ví dụ: Điển: 999 phần nghìn. Toàn: 999 phần nghìn cầm chắc sự thua. Anh Điển, anh cứ mổ cho tôi! (NSTĐ – tr 225) Cứ trong phát ngôn này biểu đạt hành vi cho phép. Trong ngữ cảnh của câu này thì cứ biểu đạt hành vi cho phép thường là sự thỉnh cầu hay nhờ vả của đối tượng giao tiếp, mà ở đây là Toàn, một người bị mắc bệnh hiểm nghèo, người nói sử dụng hư từ cứ để thể hiện sự đồng ý của mình “Anh Điển, anh cứ mổ cho tôi!”. Ví dụ: Lái lợn 2: (Cùng lạy) Em… em cũng không nhắc gì tới số tiền anh thiếu em nữa…Anh cứ yên tâm nằm đấy, em lạy anh. (HTBDHT – tr 289) Phó từ cứ xuất hiện trong phát ngôn này biểu đạt hành vi khuyên bảo, khi mà cứ xuất hiện trong các ngữ cảnh mà chủ ngôn thấy đối tượng giao tiếp ngừng hoạt động, chủ ngôn muốn người nghe thực hiện theo hướng tốt nhất. Lái lợn 2 thể hiện hành động cầu khiến khuyên bảo xác hàng thịt không phải lo về món tiền mà người hàng thịt đã nợ lái lợn 2 nữa. Như vậy qua khảo sát một số ví dụ có chứa phó từ cứ thể hiện hành động cầu khiến ở nhiều chức năng khác nhau, biểu đạt những giá trị nội dung khác nhau của mỗi phát ngôn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.1.2.3. Khuyết BN1 Có mô hình: CN + ĐTNVCK + BN2 Ở mô hình này dù BN1 không xuất hiện nhưng nó vẫn được nhận biết có mặt ở dạng hàm ẩn. Ví dụ: Chúng tôi ra lệnh phải làm rõ vụ này. Tôi yêu cầu hủy bỏ hợp đồng. Trong khi khảo sát tư liệu hầu hết chúng tôi thấy những câu nằm trong mô hình khuyết Bn1 chủ yếu chứa các động từ như: xin, cho phép, đề nghị, trong đó thì xin xuất hiện thường xuyên hơn, tuy nhiên số lượng không nhiều. Do vậy chúng tôi chỉ khảo sát được 23 chiếm 7%. Ví dụ: Ông Quých: Thưa bác, tôi là công nhân lâu năm nhất của xí nghiệp này, tôi xin được nói ạ. Bộ trưởng: Vâng, mời bác. (TVCT – tr 40) Phát ngôn trên là hành động cầu khiến của ông Quých với Bộ trưởng trong lần ông về giải quyết vụ việc của xí nghiệp. Nếu khôi phục lại phát ngôn này theo cấu trúc mô hình đầy đủ thì như sau: Ông Quých: Thưa bác, tôi là công nhân lâu năm nhất của xí nghiệp này, tôi xin (Bộ trưởng) cho tôi được nói ạ. Như đã trình bầy ở phần trên, để các động từ ngôn hành cầu khiến phát huy hiệu quả tối đa thì Sp1 thường chủ động hạ mình thấp hơn Sp2 và thêm thắt vào đó các yếu tố tình cảm để đạt hiệu quả ở lời. Xét trong hoàn cảnh giao tiếp của ví dụ trên thì vai xã hội của Sp1 thấp hơn Sp2, “tôi xin được nói ạ”. Khi nói xin chính là đang thực hiện hành động xin. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ví dụ: Người đàn ông: (Không hiểu điều mình vừa nghe) Sao cơ ạ?Anh nói gì cơ ạ? Xin đôi mắt… (Bích từ nãy vẵn chăm chú lắng nghe, giờ vội quay mặt đi) Thành: Chúng tôi xin được lấy đôi mắt từ thi thể người em của bác. (NSTĐ – tr 188) Khi sử dụng hành động cầu khiến xin thường nghiêng về sự thỉnh cầu, nhún nhường, người nói tự hạ thấp vai vế của mình để đạt được mục đích cầu khiến. Thành: Chúng tôi xin được lấy đôi mắt từ thi thể người em của bác. Việc tìm người tự nguyện hiến mắt sau khi chết cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV2010_SP_ChuThiThuyPhuong.pdf
Tài liệu liên quan