Luận văn Hành vi cảm thán trong truyện Kiều

môc lôc

MỞ ĐẦU Trang

1. Lí do chọn đề tài 3

2. Lịch sử vấn đề 4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5. Phương pháp nghiên cứu 7

6. Bố cục của luận văn 7

NỘI DUNG

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 8

1.1. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ 8

1.2. Hành vi cảm thán 20

1.3. Hành vi cảm thán và câu cảm thán 24

Tiểu kết 26

CHưƠNG 2: PHưƠNG TIỆN THỂ HIỆN HÀNH VI CẢM THÁN

VÀ CÁC LOẠI HÀNH VI CẢM THÁN TRONG TRUYỆN KIỀU 27

2.1. Phương tiện thể hiện hành vi cảm thán trong Truyện Kiều 27

2.2. Các loại hành vi cảm thán trong Truyện Kiều 60

Tiểu kết 77

CHưƠNG 3: VAI TRề CỦA HÀNH VI CẢM THÁN TRONG

TRUYỆN KIỀU 78

3.1. Hành vi cảm thán với vai trò xây dựng hình tượng các nhân vật

trong Truyện Kiều 78

3.2. Hành vi cảm thán với vai trò thể hiện thái độ của tác giả 104

Tiểu kết 110

KẾT LUẬN 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

pdf120 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2542 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hành vi cảm thán trong truyện Kiều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớp đắng (812) đánh lận con đen (839) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 thơn thớt nói cười (1815) giết người không dao (1816) Ví dụ 61: Đầu trâu mặt ngựa ào ào nhƣ sôi (578) Nguyễn Du sử dụng thành ngữ mang ý nghĩa "hung hãn, ngang ngược thô bạo không có tính người giống như loài trâu ngựa" [2,tr.296] để tỏ thái độ căm hận bọn sai nha hung ác, vô lƣơng tâm. Ví dụ 62: Cò kè bớt một thêm hai (647) Đây là thành ngữ đƣợc sử dụng để mô tả cuộc "mua thiếp" của Mã Giám sinh với thái độ khinh bỉ của tác giả. Tuy đã "ƣng hàng", nhƣng gã vẫn cố mặc cả nhiều lần, hòng bớt xén. Ví dụ 63: Bề ngoài thơn thớt nói cười, Mà trong nham hiểm giết người không dao ! (1815-1816) Thơn thớt nói cười là thành ngữ đƣợc diễn ý từ thành ngữ dân gian "miệng thơn thớt dạ ớt ngâm" nói đến sự ghê gớm của con ngƣời. Thành ngữ giết người không dao xuất xứ từ điển tích nói về nụ cƣời nham hiểm của Lý Lâm Phủ đời nhà Đƣờng "Tiếu trung hữu đao, tức là trong cái cười có con dao" [1, 202]. Nguyễn Du dựa vào hai thành ngữ trên để miêu tả cái cƣời hiểm độc của Hoạn Thƣ, biểu thị thái độ nghi ngại của Thuý Kiều trƣớc bản chất thâm hiểm của con ngƣời này. Những sự kiện, cảnh vật, tâm trạng buồn đau, giận dữ của các nhân vật đƣợc Nguyễn Du miêu tả qua các thành ngữ giầu hình ảnh nhƣ: trâm gãy bình rơi (70) vùi liễu dập hoa (1136) trời thẳm đất dày (939) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 tóc rối da chì (1746) con ong cái kiến (1758) thân lươn bao quản lấm đầu (1147) và giầu cảm xúc: lặng ngắt như tờ (71) ủ dột nét hoa (1323) .............. Ví dụ 64: Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ (70) Lấy hình ảnh "cái trâm bị gãy, cái bình hoa rơi vỡ" trong thành ngữ chỉ ngƣời đàn bà đẹp qua đời để nói đến cái chết bi thƣơng của Đạm Tiên, tác giả đã thể hiện thái độ xót xa cho số phận nàng ca kĩ. Ví dụ 65: Nàng rằng: "Trời thẳm đất dày !" (979) Phát hiện ra mình bị Mã Giám sinh lừa đảo, lại bị Tú bà đánh đập, chửi rủa thậm tệ, Kiều đã kêu trời bằng cụm từ trời thẳm đất dày để bộc lộ bao nỗi uất ức chất chứa trong lòng. Ví dụ 66: Đang tay vùi liễu dập hoa tơi bời (1136) Những hình ảnh ƣớc lệ trong thành ngữ nhƣ liễu, hoa chỉ thân thể mỏng manh, yếu ớt của cô gái đã làm tăng sắc thái bạo hành trong hai động từ vùi, dập mà Tú Bà và đồng bọn thực hiện trên cơ thể Thuý Kiều, khiến ta thêm xót xa, căm phẫn.  Thành ngữ đƣợc vận dụng theo dạng biến thể Ví dụ 67: Rằng: “Hồng nhan tự thủa xƣa, Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu ? (107-108) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 Thành ngữ Hồng nhan bạc mệnh xuất phát từ câu thơ cổ "Tự cổ hồng nhan đa bạc mệnh" (nghĩa là: từ xƣa, những ngƣời đàn bà đẹp thƣờng hay bạc mệnh) đƣợc tác giả tách ra, gắn cho vai trò chủ ngữ và xen các yếu tố phụ vào, để Thuý Kiều vừa thể hiện đƣợc nỗi niềm xót xa cho Đạm Tiên, vừa bộc lộ sự lo lắng cho tƣơng lai của mình. Ví dụ 68: Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao ! (976) Tú bà trút cơn giận dữ vào Thuý Kiều bằng những lời rỉa rói, nhục mạ với thứ ngôn ngữ thô lỗ (gái tơ) và tục tĩu (ngứa nghề đƣợc giải thích là "động tình" [1,tr.340]). Thành ngữ gái tơ ngứa nghề có hàm ý chê những cô gái mới lớn lên mà đã lẳng lơ. Ví dụ 69: Chẳng phường trốn chúa, thì quân lộn chồng Ra tuồng mèo mả gà đồng, (1730-1731) Những từ ngữ trong các thành ngữ phường trốn chúa, quân lộn chồng và mèo mả gà đồng ám chỉ bọn tôi tớ trốn chủ, phụ nữ không đứng đắn, kẻ vô lại, những con vật hoang, đƣợc Hoạn bà sử dụng để rỉa rói, thoá mạ Kiều. Đặc biệt, ngoài hai dạng thành ngữ nêu trên, Nguyễn Du còn sáng tạo ra những thành ngữ mới trong Truyện Kiều có đặc điểm về mặt cấu trúc, cấu tạo giống với thành ngữ nguyên mẫu, nhƣ: Đàn bà dễ có mấy tay (Câu 2359) Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn (Câu 2515) Việc dùng rất nhiều thành ngữ hàm chỉ thái độ, trạng thái tâm lí, tính cách nhân vật mang màu sắc tiêu cực để miêu tả các nhân vật phản diện, cũng nhƣ diễn tả những cảm xúc đau buồn, uất hận của các nhân vật chính diện không nằm ngoài dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du. Qua đó, tác giả đã phản ánh đƣợc phần nào mặt trái của xã hội phong kiến, phê phán một cách sâu cay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 xã hội đƣơng thời đầy rẫy những sự bất công, vô đạo đã tạo nghiệp chƣớng cho biết bao con ngƣời. 2.1.2.2. Tục ngữ biểu thị hành vi cảm thán Mặc dù chỉ có 11 tục ngữ đƣợc sử dụng trong Truyện Kiều nhƣng chúng đều thể hiện mục đích cảm thán trong lời nhân vật và lời nhà thơ. Trong đó 4 tục ngữ đƣợc sử dụng nguyên mẫu, 5 tục ngữ đƣợc vận dụng theo dạng biến thể và 2 tục ngữ do nhà thơ sáng tạo. a. Tục ngữ đƣợc sử dụng nguyên mẫu Biểu thị tình cảm vấn vƣơng, sự thông cảm hay lòng oán hận của nhân vật, tác giả dùng các tục ngữ nhƣ: thăm ván bán thuyền (1552) tai vách mạch rừng (1755) sông cạn đá mòn (1975) máu chảy ruột mềm (3068) Ví dụ 70: Cho ngƣời thăm ván bán thuyền biết tay (1552) Thăm ván bán thuyền là câu tục ngữ có nghĩa "mới đi thăm ván định mua để đóng thuyền mới mà đã bán thuyền cũ đi, tức là có mới nới cũ" [1,tr.446], thể hiện sự oán trách, căm giận ngƣời chồng bội bạc và quyết tâm trả thù chồng của Hoạn Thƣ. Ví dụ 71: Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao ? (3068) Trong cảnh đoàn viên sau mƣời lăm năm chìm nổi của Thuý Kiều, Thuý Vân sử dụng câu tục ngữ máu chảy ruột mềm mang ý nghĩa "Đau xót, thương yêu khi những người ruột thịt, người cùng nòi giống của mình bị tàn sát, bị thương đau" [10,tr.438] để bày tỏ thái độ trân trọng tình nghĩa máu mủ ruột thịt của hai chị em. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 b. Tục ngữ đƣợc vận dụng sáng tạo Ví dụ 72: Đến điều sống đục, sao bằng thác trong (1026) Đảo lại vị trí của câu tục ngữ "chết trong còn hơn sống đục", tác giả đã tạo ra câu thơ có vần điệu, bộc lộ thái độ dứt khoát của nhân vật: thà chết trong sạch chứ không chịu "sống mà làm điều nhơ bẩn" [1,tr.402]. Ví dụ 73: Dễ dò rốn bể, khôn lường đáy sông (1486) Theo Đào Duy Anh thì "Đây là một kiến trúc cảm thán mà trong kiến trúc cảm thán những tính từ, động từ chỉ tồn tại, đánh giá đều có nghĩa phủ định. Vậy dễ là không dễ và khôn là không khôn. Tức là dò rốn bể là chuyện khó và lường đáy sông là chuyện dại" [1,tr.138]. Dựa vào ý nghĩa của tục ngữ, Kiều khuyên nhủ Thúc sinh không nên giấu vợ cả chuyện tơ duyên của hai ngƣời, vì khó lƣờng trƣớc đƣợc hậu quả nếu Hoạn Thƣ biết chuyện. Đây là trƣờng hợp Nguyễn Du diễn lại ý của câu tục ngữ dân gian "sông sâu còn có người dò, lòng người nham hiểm, ai đo cho tường". c. Tục ngữ do tác giả sáng tạo Nguyễn Du đã căn cứ vào cách tổ chức ngôn ngữ trong tục ngữ để tạo ra những tục ngữ mới, làm giàu cho kho tàng thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt. Với giá trị đặc sắc, các tục ngữ này đã đƣợc nhân dân ta vận dụng thƣờng xuyên trong giao tiếp hàng ngày. Ví dụ 74: Dễ dàng là thói hồng nhan, Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều (2361-2362) Câu trên mang ý nghĩa "người đàn bà phải dễ dãi, đừng có khe khắt" [1,tr.137]. Trong cảnh báo ân báo oán, Thuý Kiều đã dạy cho Hoạn Thƣ bài học về thái độ đối xử: càng khắt khe, ghê gớm thì càng mang oan nghiệt vào thân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Ví dụ 75: Tiếc thay ! Một đoá trà mi, Con ong đã mở đường đi lối về ! (845-846) Đây là tiếng than của nhà thơ thể hiện sự nuối tiếc, xót thƣơng và đồng cảm với nhân vật khi nàng bị Mã Giám sinh chiếm đoạt. Vì ý nghĩa ẩn dụ hàm ý cảm thán này nên câu thơ đƣợc nhiều ngƣời vận dụng vào những hoàn cảnh tƣơng tự. Hai ví dụ trên là tục ngữ mà Nguyễn Du tạo ra trong tác phẩm, do đƣợc nhiều ngƣời sử dụng nên hiện nay chúng đã có mặt trong bộ sƣu tập thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt (Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân, xuất bản năm 2003). Nhằm đem đến cho ngƣời đọc những cảm nhận sâu sắc về giá trị nhân văn, nhân đạo qua các hình tƣợng nghệ thuật của Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng sáng tạo rất nhiều thành ngữ, tục ngữ dân gian để góp phần biểu thị những sắc thái cảm xúc phong phú, đa dạng trong tác phẩm. Sự sáng tạo trong cách vận dụng của ông thể hiện ở chỗ: - Thƣờng có sự thay đổi ít nhiều về hình thức diễn đạt: khi thì mƣợn ý thành ngữ, tục ngữ gốc rồi sáng tạo ra những tứ thơ mới, khi thì đảo trật tự cấu trúc, lúc thì rút gọn, khi lại chêm xen các yếu tố phụ để vừa nhấn mạnh đƣợc ý nghĩa của thành ngữ và tục ngữ gốc, vừa có sự phù hợp trong vần điệu của câu thơ. - Đặc biệt hơn, có những trƣờng hợp, tác giả đã sáng tạo ra những câu thơ mang đầy đủ đặc trƣng của thành ngữ, tục ngữ đƣợc nhiều thế hệ ƣa dùng, nay đã đƣợc du nhập vào kho tàng thành ngữ, tục ngữ dân gian của dân tộc. 2.1.3. Dùng điển cố, điển tích Điển cố, điển tích là một trong những biện pháp tu từ cơ bản của văn chƣơng cổ điển. Từ điển tiếng Việt giải thích: điển cố là "sự việc hay câu chữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 trong sách đời trước được dẫn trong thơ văn", điển tích là "câu chuyện trong sách đời trước, được dẫn lại một cách cô đúc trong tác phẩm"[39,tr.318]. Trong Truyện Kiều, điển cố, điển tích đƣợc sử dụng khá nhiều và hầu hết đều đƣợc dùng trong lời thoại của nhân vật, đặc biệt là các nhân vật chính diện, bởi khi dùng lời có sẵn trong điển cố và điển tích, nhân vật bày tỏ đƣợc những điều khó nói một cách tế nhị và văn vẻ. Để tô đậm tính chất bi thảm của mối tình đầu tan vỡ, nhà thơ đã vận dụng một loạt điển cố. Ví dụ 76: Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai (746) Dạ đài cách mặt khuất lời (747) ...Bây giờ trâm gãy gương tan (749) Hình tƣợng "trâm gãy gƣơng tan" hay "bồ liễu, trúc mai, dạ đài" đã khắc hoạ đƣợc tâm trạng đau đớn và cuộc giằng xé nội tâm của Thuý Kiều khi trao duyên cho em gái. Trong lời trần thuật, điển cố đƣợc dùng để giãi bày tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Ví dụ 77: Mây Tần khoá kín song the, (249) Điển cố "mây Tần" đƣợc Nguyễn Du sử dụng trong đoạn Kim Trọng nhớ nhung Thuý Kiều với ý nghĩa "chỉ nơi cao vời vợi, xa cách, khó tới đƣợc" [31,tr.295]. Trong cảnh Kiều tiễn đƣa Thúc sinh về thăm nhà, điển cố đƣợc dùng để đặc tả cảm xúc của hai ngƣời khi xa cách. Ví dụ 78: Tiễn đƣa một chén quan hà, Xuân Đình thoắt đã đổi ra Cao Đình. (1499-1500) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Không gian Xuân Đình thoắt biến thành không gian Cao Đình chính là diễn biến trong cảm xúc của hai nhân vật, từ sum họp sang chia phôi, từ gần gũi thành xa vắng. Ví dụ 79: Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san (1520) Đây là câu thơ đƣợc tác giả sáng tạo dựa trên ý thơ trong "Tây sƣơng kí" Thu lai thuỳ nhiếm phong lâm thuý. Hình ảnh "màu quan san" có lẽ chỉ xuất hiện trong cảm xúc, trong cái nhìn của những ngƣời đang chịu cảnh biệt li. Tâm trạng sầu muộn, nhớ thƣơng của nhân vật dƣờng nhƣ hiện rõ hơn trong sự lẻ loi, đơn chiếc. Ví dụ 80: Vừng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường (1525-1526) Hình ảnh ƣớc lệ trong câu thơ có tác dụng phản ánh những linh cảm hoang mang lo sợ của Thuý Kiều về sự chia lìa trong tƣơng lai của nàng và Thúc sinh. Việc Nguyễn Du dùng nhiều điển cố để miêu tả tiếng đàn của nàng Kiều trong tác phẩm cũng có thể đƣợc xem là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Đó là tiếng đàn trong buổi sơ ngộ với Kim Trọng: Ví dụ 81: Khúc đâu Hán Sở chiến trường... (473) Khúc đâu Tư Mã phượng cầu... (475) Kê khang này khúc Quảng Lăng... (477) Quá quan này khúc Chiêu Quân... (479) Dựa vào bút pháp tƣợng trƣng phổ biến trong thơ ca cổ điển, nhà thơ đã xây dựng nên tiếng đàn bạc mệnh của Thuý Kiều. Các điển cố này đều nhằm thể hiện ý niệm bạc mệnh của con ngƣời, bởi mỗi khúc ca đều gợi lên một số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 phận bi kịch của ngƣời tài hoa. Đây là tiếng đàn thổ lộ nỗi niềm lo lắng của nhân vật về số mệnh của mình trong tƣơng lai. Tiếng đàn trong cảnh tái hợp với Kim Trọng: Ví dụ 82: Khúc đâu đầm ấm dƣơng hoà, Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh? (3199-3200) Khúc đâu êm ái xuân tình, Ấy hồn Thục đế, hay mình đỗ quyên? (3201-3202) Trong sao, châu rỏ dành quyên ! Ấm sao, hạt ngọc Lam Điền mới đông! (3203-3204) Điển cố "Trang sinh", điển tích "Thục đế đỗ quyên" đều chỉ trạng thái mộng mơ, hƣ ảo của cảm giác hạnh phúc nhƣ trong mơ. Cách sử dụng điển cố độc đáo của Nguyễn Du khiến tiếng đàn tái ngộ của nhân vật dƣờng nhƣ sâu sắc hơn, đó không chỉ là sự ấm áp của tiếng đàn mà còn là sự ấm áp trong tâm hồn nhân vật, của một kiếp ngƣời vừa đƣợc tái sinh. Tóm lại, việc vận dụng điển cố, điển tích đã trở thành một phƣơng tiện hữu hiệu để thể hiện hành vi cảm thán trong Truyện Kiều, bởi chúng đã góp phần diễn tả thành công các trạng thái tâm lí, cảm xúc của nhân vật trữ tình. 2.1.4. Dùng quán ngữ Quán ngữ là những tổ hợp từ cố định đƣợc dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản nhằm mục đích đƣa đẩy, rào đón, liên kết hay nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó. Ví dụ: ...Mình là cái thá gì! Vả lại, nói cho đến cùng, nếu cần bảo vệ các "anh lớn" thì dẫu vào hang cọp, mình cũng chẳng từ nan...Có thể nói anh em còn thật thà, chứ không phải ngán gì nó đâu! (tr.36, Đất rừng phương Nam- Đoàn Giỏi). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Sự góp mặt của quán ngữ trong tác phẩm cũng trở thành một hiện tƣợng đặc trƣng trong cách sử dụng ngôn từ vô cùng độc đáo của Nguyễn Du. Ví dụ 83: Cho hay là thói hữu tình Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong ! (243) Cho hay là tổ hợp từ "khi đứng ở đầu câu, nó là một từ đưa đẩy..." [1,tr.117], biểu thị điều sắp nêu ra là kết luận có tính chất chân lí ở đời. Nằm trong cấu trúc cảm thán trên, nó góp phần tạo ra một cặp lục bát biểu cảm. Ví dụ 84: Thôi thì mặt khuất, chẳng thà lòng đau (664) Thôi thì vừa là thán từ, vừa là quán ngữ thƣờng xuất hiện trong những phát ngôn cảm thán. Trong ngữ cảnh Vƣơng viên ngoại biết con gái bán thân cứu mình, thôi thì và chẳng thà là hai quán ngữ đƣợc sử dụng nhằm diễn tả nỗi niềm đau xót và cay đắng của ngƣời cha. Đáp lại tình cha, Thuý Kiều đã dùng những lời lẽ "phải lời" để khuyên ngăn ông không nên làm điều dại dột: Ví dụ 85: Thà rằng liều một thân con Hoa dù rã cánh, lá còn xanh cây. (677-678) Phát ngôn trên đã sử dụng quán ngữ thà rằng mang ý nghĩa khuyên nhủ như thế còn hơn. Ví dụ 86: Hẳn rằng mai có nhƣ rày cho chăng? (1024) Trong câu nghi vấn trên, hẳn rằng chỉ một sự phỏng đoán, thể hiện thái độ ngờ vực của Thuý Kiều trƣớc "lòng tốt" của Tú bà với nàng. Ví dụ 87: Rồi ra trở mặt tức thì (1165) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 Đây là lời Mã Kiều thuật lại "thành tích" tráo trở, lật lọng của Sở Khanh. Rồi ra có nghĩa là rồi thì lại thể hiện sự đánh giá hàm ý chê trách của ngƣời nói. Ví dụ 88: Hoặc là, trong có làm sao chăng là? (1490) Thuý Kiều đã tiên lƣợng đƣợc hậu quả nếu Thúc sinh không nói thật với vợ cả về việc lấy nàng, hoặc là có nghĩa ngờ vực nên cũng chỉ sự phỏng đoán trong lời khuyên nhủ của nàng. Mặc dù xuất hiện không nhiều trong sáng tác của nhà thơ nhƣng quán ngữ (cho hay, thôi thì, hoặc là, vả đây, ngoài ra,...) vẫn thể hiện đƣợc vai trò biểu cảm của mình. 2.1.5. Dùng biện pháp đảo ngữ (đảo thành phần câu) Trong những lối tạo câu mang nhiều màu sắc tu từ ở Truyện Kiều, nổi bật nhất là cách nói đảo ngƣợc. Đây là cách đặt câu trái với trật tự cú pháp thông thƣờng mà tác giả vận dụng để làm nổi bật dụng ý nghệ thuật của mình trong tác phẩm. Tiến hành khảo sát 3254 câu Kiều, ta bắt gặp một số hình thức đảo thành phần câu tiêu biểu, đó là đảo vị ngữ, đảo bổ ngữ, đảo định ngữ và đảo tân ngữ. 2.1.5.1. Đảo vị ngữ Sử dụng cấu trúc hỏi đảo ngƣợc là cấu trúc không tuân theo mô hình cú pháp thông thƣờng mà có sự đảo vị trí giữa các thành phần trong câu. Với cấu trúc này, ý hỏi thƣờng đƣợc đƣa lên trƣớc, và dƣờng nhƣ ngƣời hỏi không mấy quan tâm đến đối tƣợng hỏi mà chỉ chú trọng đến việc bày tỏ thái độ, bộc lộ cảm xúc của mình qua hành vi hỏi. Ví dụ 89: Phũ phàng / chi bấy hoá công ! (85) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 Đây là câu hỏi gián tiếp nhằm mục đích oán trách: trách tạo hoá đối xử phũ phàng với Đạm Tiên, với phận đàn bà nói chung trong xã hội xƣa. Đảo tính từ phũ phàng lên đầu câu không chỉ làm nổi bật tính chất phũ phàng của hoá công mà còn tô đậm nỗi xót xa và thái độ oán hờn của nhân vật với tạo hoá. Ví dụ 90: Còn chi nữa / cánh hoa tàn, (2585) Đảo thành phần vị ngữ lên trƣớc vì ngƣời nói muốn nhấn mạnh nỗi niềm tuyệt vọng, đau đớn, nghẹn ngào trƣớc những mất mát quá lớn của cô gái. Nếu viết là "Cánh hoa tàn, còn chi nữa" thì câu thơ trở nên quá thông thƣờng, không gây đƣợc cảm xúc mạnh và đột ngột cho ngƣời nghe. Ngoài những câu hỏi tu từ, trong Truyện Kiều còn có hiện tƣợng đảo trật tự từ trong ngôn ngữ tự sự thể hiện hành vi cảm thán. Ví dụ 91: Đau đớn thay! / Phận đàn bà Khi đảo trật tự từ, sắc thái tu từ thể hiện ở chỗ: ngƣời nói muốn nhấn mạnh thành phần nào thì đảo thành phần đó. Vậy nên, Đau đớn thay khi đảo lên đầu câu đã trở thành yếu tố tiếp nhận thứ nhất của chuỗi lời nói, làm nổi bật đƣợc ý đồ cảm thán của ngƣời nói, biểu lộ một xúc động mạnh mẽ hơn tất thảy, là lời oán thán vô cùng đau xót, chất chứa những triết lí sâu xa về số phận ngƣời phụ nữ nói chung trong xã hội cũ. 2.1.5.2. Đảo bổ ngữ Ví dụ 92: Nàng rằng: "Nghĩa nặng nghìn non, Lâm Tri / ngƣời cũ / chàng còn nhớ / không ? (2327-2328) Theo mô hình cú pháp thông thƣờng thì trật tự phát ngôn trên sẽ là: Chàng còn nhớ người cũ Lâm Tri không? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 Lâm Tri người cũ vốn là cụm danh từ làm bổ ngữ cho động từ nhớ đƣợc ngƣời nói đảo lên trƣớc chủ ngữ chàng nhằm gợi lên một địa danh, một khái niệm làm sống dậy trong lòng ngƣời nghe những ân tình đã qua. Biện pháp đảo ngữ khiến âm điệu của câu thơ thêm thiết tha, lời lẽ của Thuý Kiều trở nên chân tình và đằm thắm hơn. 2.1.5.3. Đảo định ngữ Đảo định ngữ lên trƣớc danh từ là nhằm nhấn mạnh đặc trƣng và phẩm chất của sự vật. Ví dụ 93: Nghìn tầm/ nhờ bóng tùng quân Trong câu thơ trên, tác giả đảo vị trí của nghìn tầm lên trƣớc là muốn ngƣời đọc lƣu ý đến đặc trƣng "cao nghìn tầm" của bóng tùng quân chứ không phải là sự có mặt của bóng tùng quân đó. 2.1.5.4. Đảo tân ngữ Do đảo vị trí của tân ngữ lên trƣớc vị ngữ mà câu thơ của Nguyễn Du đã làm nổi lên đối tƣợng cần nhấn mạnh: Ví dụ 94: Anh hùng/ đoán giữa trần ai mới già Ta thấy rõ cái mà tác giả muốn ngƣời đọc lƣu ý trƣớc tiên là anh hùng chứ không phải những động tác hay sự vật khác. Nhƣ vậy, cú pháp đảo ngƣợc cũng là một biện pháp đƣợc nhà thơ ƣa dùng trong tác phẩm. Đây là biện pháp thay đổi vị trí thông thƣờng của một từ hoặc cụm từ trong câu mà không làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có, nhằm mục đích nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc của ngƣời viết. 2.2. CÁC LOẠI HÀNH VI CẢM THÁN TRONG TRUYỆN KIỀU Truyện Kiều là một tác phẩm viết về thân phận bi thƣơng của nàng Kiều, cho nên trong tác phẩm, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều hành vi cảm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 thán. Đào Thản đã có một nhận xét rất xác đáng: “Vì toàn bộ Truyện Kiều là “một tiếng kêu thƣơng” xót xa và phẫn uất nên trong suốt tác phẩm chỗ nào cũng dễ tìm được câu cảm thán (...) ở đâu nhà thơ cũng xen vào được cái yêu ghét, mạnh thì trầm trồ tán thưởng hoặc nguyền rủa đay nghiến, nhẹ thì hoan hỉ hoặc mỉa mai” [33, tr.370]. Phần tiếp theo chúng tôi sẽ đi vào khảo sát các hành vi cảm thán trong Truyện Kiều theo hai hƣớng: Hành vi cảm thán trực tiếp và hành vi cảm thán gián tiếp. 2.2.1. Hành vi cảm thán trực tiếp Dựa vào lí thuyết hành vi ngôn ngữ để phân biệt hành vi cảm thán trực tiếp và hành vi cảm thán gián tiếp thể hiện ở đơn vị câu trong tác phẩm. Những câu đƣợc luận văn xác định là câu thể hiện hành vi cảm thán trực tiếp phải thoả mãn 4 điều kiện sử dụng hành vi ở lời mà Searle nêu lên: - Điều kiện nội dung mệnh đề: chỉ ra bản chất của hành vi cảm thán - Điều kiện chuẩn bị: bản thân ngƣời nói là ngƣời trong cuộc hoặc là ngƣời chứng kiến sự tác động của sự vật, sự việc gây cảm thán. - Điều kiện chân thành: ngƣời nói thực sự mong muốn đƣợc bày tỏ, bộc lộ thái độ, cảm xúc của mình trƣớc sự vật, sự việc gây cảm thán. - Điều kiện căn bản: ngƣời nói tin tƣởng vào mức độ của sự vật, sự việc khiến mình cảm thán và mong nhận đƣợc thái độ hƣởng ứng hoặc đồng cảm của ngƣời tiếp nhận thông tin. Để có cơ sở nhận diện đƣợc những hành vi cảm thán trực tiếp, bên cạnh việc dựa vào 4 điều kiện nêu trên, chúng tôi còn dựa vào dấu hiệu hình thức của câu cảm thán, đó là từ cảm thán và dấu chấm than "!". 2.2.1.1. Hành vi cảm thán có các từ cảm thán đi kèm Trong tiếng Việt, từ cảm thán đƣợc xác định là một từ loại thuộc lớp tình thái từ, không có quan hệ ngữ pháp với những từ khác, có khả năng tạo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 nên một phát ngôn độc lập không tỉnh lƣợc, đƣợc sử dụng để biểu thị trực tiếp những cảm xúc, trạng thái và sự phản ứng tình cảm của ngƣời nói hoặc để làm tiếng gọi đáp. Ví dụ: Ối ! Anh em ghét mình, họ bịa ra họ nói vậy chứ mình có đi hội kiến hội mối bao giờ ! Mà họ ghét mình cũng phải thôi !... (tr.34, Đất rừng phương Nam- Đoàn Giỏi). Tuy vậy, trong thực tế giao tiếp, ngoài các từ cảm thán đích thực còn có một số từ loại thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một yếu tố cảm thán, bởi vì ngoài ý nghĩa gốc, chúng còn mang thêm nghĩa cảm thán, thể hiện những cảm xúc, trạng thái tình cảm khác nhau của con ngƣời, nên có thể cho rằng đó là các từ cảm thán lâm thời. Ví dụ 95: Khéo khuyên kể lấy làm công, (2557) Khéo là một tính từ có nghĩa đen chỉ sự thành thạo, nhƣng do có sự chuyển hoá chức năng trong ngôn ngữ nên khi đứng trƣớc động từ khuyên trong câu cảm thán trên, khéo mang sắc thái mỉa mai, nó phủ định toàn bộ vế sau "Thôi đừng có giả vờ khuyên..." a. Hành vi cảm thán sử dụng từ cảm thán đích thực Đƣợc xác định là loại từ dùng để biểu thị trực tiếp những cảm xúc, trạng thái tình cảm khác nhau của ngƣời nói trƣớc hiện thực khách quan, từ cảm thán đích thực trong tác phẩm biểu thị những lời oán thán, tiếng kêu than, lòng thƣơng cảm, sự ngờ vực ... của các nhân vật và của ngƣời kể chuyện. Ví dụ 96: thôi và thôi thôi đƣợc dùng để than tỏ ý ai oán, chán nản hay nuối tiếc: Phận con thôi có ra gì mai sau. (234) Thôi thôi, vốn liếng đi đời nhà ma ! (970) than ôi là từ than bày tỏ nỗi buồn khổ trong lòng ngƣời nói: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 Than ôi ! Sắc nƣớc hƣơng trời (1065) thương ôi là tiếng than mang sắc thái đau xót, cảm thông, thƣơng hại: Thương ôi ! Chẳng phải nàng Kiều ở đây ? (1824) ru đƣợc dùng để tỏ ý ngờ vực: Trông hoa đèn chẳng thẹn mình lắm ru ! (3106) Là từ biểu thị ý than tiếc, có hàm ý nghi vấn, thƣờng dùng ở cuối những câu văn chƣơng, vay không chỉ mang ý nghĩa hỏi mà còn có khả năng bộc lộ cảm xúc, thái độ của nhân vật: Hồng nhan bạc mệnh một ngƣời nào vay ! (1906) Ở đây vay bộc lộ sự thƣơng cảm, xót xa của Thúc sinh với nàng Kiều. Sau đây, chúng tôi đi vào xem xét một số trƣờng hợp tiêu biểu đƣợc nhận diện là hành vi cảm thán trực tiếp trong tác phẩm. Ví dụ 97: Xiết bao kể nỗi thảm sầu! (777) Cơ sở nhận diện hành vi cảm thán trực tiếp của câu thơ này thể hiện ở: - Dấu hiệu hình thức: Phát ngôn của tác giả có chứa phó từ xiết bao để biểu thị mức độ không xác định đƣợc của cảm xúc. - Điều kiện sử dụng hành động ở lời: + Điều kiện mệnh đề: Đây là hành vi cảm thán của tác giả đối với tâm trạng sầu thảm của Kiều. + Điều kiện chuẩn bị: Thuý Kiều phải bán mình cứu cha, phải chia lìa với ngƣời yêu, rời xa gia đình, dấn thân vào một tƣơng lai mờ mịt nên rơi vào tâm trạng sầu thảm vô bờ. + Điều kiện chân thành: Tác giả rất đồng cảm với nỗi đau đớn của Kiều trong giây phút phân li. + Điều kiện căn bản: Tác giả thốt lên lời cảm thán nhằm diễn tả tâm trạng sầu thảm của nhân vật và bộc lộ thái độ thông cảm của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 - Hiệu quả ở lời của hành vi cảm thán: Ngƣời đọc đã cảm nhận đƣợc sự đồng cảm của tác giả và hiểu rõ đƣợc trạng thái tâm lí của nhân vật. Ví dụ 98: Thôi thôi, đã mắc vào vành chẳng sai ! (1810) Câu thơ trên có những cơ sở nhận diện hành vi cảm thán trực tiếp sau: - Dấu hiệu hình thức: Phát ngôn của nhân vật chứa cảm từ cảm thôi thôi - Điều kiện sử dụng hành động ở lời: + Điều kiện mệnh đề: Đây là hành vi than của Thuý Kiều khi rơi vào tình cảnh trớ trêu do Hoạn Thƣ sắp đặt. + Điều kiện chuẩn bị: Thấy Thúc sinh ngồi bên Hoạn Thƣ, Thuý Kiều chợt hiểu rằng mình đã rơi vào tình cảnh éo le, ngang trái mà nàng đã lƣờng trƣớc đó. + Điều kiện chân thành: Thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc553.pdf
Tài liệu liên quan