Luận văn Hành vi chào hỏi của người Việt và hệ thống bài tập dạy hành vi chào hỏi cho học sinh tiểu học

MUÏC LUÏC

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

PHẦN NỘI DUNG . 8

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . 8

A. CƠ SỞ LÍ LUẬN . 8

I. HÀNH VI NGÔN NGỮ. 8

1. HVNN – Động từ ngữ vi (ĐTNV), biểu thức ngữ vi (BTNV) và phát ngôn ngữ vi (PNNV) . 8

1.1 HVNN . 8

1.2 ĐTNV, BTNV và PNNV . 9

2. HVNN ở lời trực tiếp và HVNN ở lời gián tiếp . 10

2.1 HVNN ở lời trực tiếp . 10

2.2 HVNN gián tiếp . 12

II. SỰ KIỆN LỜI NÓI . 14

1. Tham thoại. 14

2. Cặp thoại (cặp trao đáp) . 14

3. Sự kiện lời nói . 15

1. HV, NGHI THỨC VÀ SKLN CHÀO HỎI TRONG HỘI THOẠI. . 16

1. HVCH . 16

1.1 HVCH . 16

1.2 Hành vi đáp lời chào (hành vi chào hỏi hồi đáp) . 17

1.3 HVCH trong hội thoại và phép lịch sự trong giao tiếp . 17

2. Nghi thức chào hỏi (NTCH) . 19

2.1 NTCH . 19

2.2 NTCH trong hội thoại . 20

3. SKLN chào hỏi (SKLNCH) . 21

B. CƠ SỞ THỰC TIỄN . 21

I. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ CỦA HS TIỂU HỌC . 21

1. Đặc điểm nhận thức. 22

1.1 Đặc điểm nhận thức cảm tính . 22

1.2 Đặc điểm nhận thức lí tính . 22

2. Đặc điểm ngôn ngữ . 22

o CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC VÀ VIỆC DẠY HỘI THOẠI . 23

1. Mục tiêu – Nội dung chương trình Tiếng Việt tiểu học . 23

1.1 Mục tiêu chương trình Tiếng Việt tiểu học . 23

1.2 Nội dung chương trình Tiếng Việt tiểu học . 23

2. Hội thoại và hành vi chào hỏi trong chương trình Tiếng Việt tiểu học . 25

2.1 Hội thoại trong chương trình Tiếng Việt tiểu học . 25

2.2 Hành vi chào hỏi trong chương trình tiểu học . 29

3. Bài tập dạy hành vi chào hỏi ở tiểu học . 30

II. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC HỘI THOẠI, DẠY HVCH CHO HS

TIỂU HỌC HIỆN NAY . 32

1. Thực trạng dạy hội thoại ở trường tiểu học . 32

2. Thực trạng học HVCH ở trường tiểu học . 34

Tiểu kết chương I . 35

Chương II: HVCH CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ HỆ THỐNG BÀI TẬP DẠY

HVCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC . 36

A. HVCH VÀ VĂN HOÁ CHÀO HỎI (VHCH) CỦA NGƯỜI VIỆT . 36

I. HVCH CỦA NGƯỜI VIỆT . 36

1. Mở đầu cuộc giao tiếp . 36

1.1 HVCH trực tiếp và HVCHHĐ . 36

1.1.1 Kiểu 1: HVCH có chứa động từ “thưa” . 36

1.1.2 Kiểu 2: HVCH có chứa động từ “chào” . 38

1.1.2.1 Chỉ có hành động chào . 38

1.1.2.2 Hành động chào kết hợp với HĐNN khác . 44

1.1.3 Kiểu 3: HVCH có chứa động từ “kính chào” . 46

1.1.4. Kiểu 4: HVCH có chứa động từ “chào mừng, chào đón” . 48

1.1.5 Kiểu 5: HVCH có chứa cụm động từ “((xin) cho phép) Sp1 được gửi

đến (tới) Sp2 lời chào ” . 49

1.2 HVCH gián tiếp và HVCHHĐ . 49

1.2.1 Dùng lời hô gọi để chào . 50

1.2.2 Hỏi để chào. . 55

1.2.3 Khen để chào . 60

1.2.4 Chê để chào . 61

1.2.5 Tự giới thiệu để chào . 62

1.2.6 Mời để chào . . 63

1.2.7 Chúc mừng để chào . 64

1.2.8 Thông báo để chào . 65

1.2.9 Trách móc để chào . 66

1.2.10 Xin lỗi để chào . 68

1.2.11 Xin phép để chào . 68

1.2.12 Chửi để chào . 69

2. Kết thúc cuộc giao tiếp . 70

2.1 HVCH trực tiếp và HVCHHĐ . 70

2.1.1 Kiểu 1: HVCH có chứa động từ thưa. . 71

2.1.2 Kiểu 2: HVCH có chứa động từ (xin) chào. . 71

2.1.3 Kiểu 3: HVCH có chứa ĐTNV (xin) kính chào . 72

2.1.4 Kiểu 4: HVCH có chứa ĐTNV tạm biệt . 72

2.2 HVNN gián tiếp và HVCHHĐ . 73

2.2.1 Kiểu 1: Hứa hẹn để chào . 73

2.2.2 Kiểu 2: Thông báo để chào . 74

2.2.3 Kiểu 3: Mời để chào . 74

2.2.4 Kiểu 4: Chúc để chào . 75

2.2.5 Kiểu 5: Đề nghị để chào . 76

2.2.6 Kiểu 6: Xin phép để chào . 76

3. Các yếu tố phi ngôn ngữ trong chào hỏi . 76

II. NTCH CỦA NGƯỜI VIỆT. 78

III. SKLNCH CỦA NGƯỜI VIỆT . 78

1. Một số đặc điểm khái quát của SKLNCH. 79

2. Cấu trúc của SKLNCH . 79

2.1 SKLNCH mở đầu cuộc giao tiếp . 79

2.2 SKLNCH kết thúc cuộc giao tiếp . 81

IV. VHCH CỦA NGƯỜI VIỆT. 84

1. Đặc điểm lời chào của người Việt. 84

1.1 Mang tính lịch sử. 84

1.2. Chịu sự chi phối bởi mối quan hệ liên cá nhân, tình huống giao tiếp . 85

1.3 Có sự khác biệt giữa các vùng, miền, thành thị và nông thôn . 86

1.4 HVCH có thể được thực hiện gián tiếp thông qua các HVNN khác . 87

2. Sự ảnh hưởng của văn hoá nước ngoài trong lời chào của người Việt . 88

Tiểu kết phần A – Chương II . 89

B. HỆ THỐNG BÀI TẬP DẠY HVCH CHO HSTH . 91

I. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BÀI TẬP . 91

1. Đảm bảo tính khoa học . 91

2. Đảm bảo tính sư phạm . 92

3. Gợi nhu cầu, hứng thú của HS khi thực hiện bài tập . 92

II. GIỚI THIỆU TỔNG THỂ HỆ THỐNG BÀI TẬP . 92

1. Giới thiệu tổng thể hệ thống bài tập . 92

2. Mục đích xây dựng bài tập . 93

III. MÔ TẢ HỆ THỐNG BÀI TẬP . 97

IV. SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP . 118

Tiểu kết phần B – Chương II . 118

CHƯƠNG III: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM . 119

I. KHÁI QUÁT CHUNG . 119

1. Mục đích thực nghiệm . 119

2. Đối tượng thử nghiệm . 119

3. Nội dung thử nghiệm . 119

4. Thời gian thử nghiệm . 120

II. TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM . 120

1. Chuẩn bị thử nghiệm . 120

2. Tiến hành thử nghiệm . 120

3. Kết quả thử nghiệm . 120

III. KẾT QUẢ RÚT RA TỪ THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM . 123

PHẦN KẾT LUẬN . 125

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf173 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4225 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hành vi chào hỏi của người Việt và hệ thống bài tập dạy hành vi chào hỏi cho học sinh tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ Tiếp nhận lời chào Chào đáp bằng Ừ Vâng Ờ - Cảm ơn + khen (105) - Hỏi (106) - Lời cảm ơn + hỏi (107) - Lời cảm ơn + lời chúc mừng (109) - Các yếu tố phi ngôn ngữ (cười, bắt tay,…) 1.2.8 Thông báo để chào (110) Ba ơi, hôm nay con được cô giáo tuyên dương. Con của ba giỏi quá! (111) Chị Lan à, em đã ăn cơm trước rồi. Ừ, chẳng chờ chị gì cả. (112) Nga ơi, ngày mai lớp mình nghỉ học? 74 Vậy hả chị? Chị có định đi đâu không? (113) Mẹ ơi, con dì Hồng nó sắp cưới đấy? Ừ, mẹ có nghe dì ấy nói rồi. (114) Nhài này, hết gạo rồi đấy. Khổ chưa, đã bò về tới nhà giờ lại bò ra chợ nữa à. (115) Nga này, nghe nói con Hằng nó mới chia tay với bồ nó đấy. Nói bậy, ngày hôm qua tao còn gặp hai đứa đó nắm tay trên đường.  Nội dung – đặc điểm Nội dung thông báo rất đa dạng, có thể là: - Sp1 muốn thông báo cho Sp2 biết những việc đã xảy ra với chính bản thân mình hoặc những việc mình đã làm (ví dụ 110, 111). - Sp1 thông báo cho Sp2 việc có liên quan đến cả hai mà Sp1 chưa biết (ví dụ 112, 114). - Sp1 thông báo cho Sp2 một việc của một người nào đó mà có thể Sp2 chưa biết (hoặc đã biết) (ví dụ 113, 115). Lời chào này chỉ xuất hiện trong các cuộc giao tiếp không chính thức, trong phạm vi giao tiếp gia đình và xã hội, được sử dụng cho mọi quan hệ vai. Kiểu chào này chỉ sử dụng đối với những người có quan hệ thân mật, gần gũi hoặc ít nhất cũng đã quen biết nhau.  HVCHHĐ Tiếp nhận lời chào Chào đáp bằng Ừ Vâng Ờ - Lời khen (110) - Lời trách (111) - Hỏi (112) - Lời xác nhận (113) - Lời than (114) - Lời phủ định (115) 1.2.9 Trách móc để chào (116) Cho tới lúc nghe thấy tiếng một người phụ nữ xoe xoé trong căn buồng, ông mới cựa mình, he hé mắt. - Quý hoá chưa kìa! Ngủ như hổ ngủ, gọi hết cả hơi mà không ra đỡ hộ người ta một tay. Để cả con mèo đen ở đâu đến nhảy lên bàn thờ mà 75 không biết! Định ngủ đến nửa đêm, hả? Năm hết Tết đến rồi, không dậy nhúc nhắc chân tay lấy một tí, còn định nằm ăn vạ đến bao giờ? Rõ thật, hết ngày dài lại đến đêm thâu chưa! Rõ ràng là cách nói đay đả, thân thiết kiểu vợ chồng. Nhưng cũng phải sau một câu trách cứ ác khẩu và âu yếm như thế nữa, người đàn ông mới uể oải ngồi dậy. Người đó là Đông. - Có việc gì nữa đâu? – Đông gãi cái đầu mới húi, đưa đẩy hai con mắt lờ ngờ nhìn người phụ nữ đứng giữa hai cái làn nhựa nặng trịch, đầy ụ hàng Tết. (Ma Văn Kháng – Mùa lá rụng trong vườn) (117) Trời ơi, ăn lúc nào mà chén đũa để nguyên thế này, chai lọ lại vứt lung tung. Em mới về à? Anh mới nhậu với mấy thằng bạn đó mà. Đừng giận anh nha. (118) Anh về sớm nhỉ? Xin lỗi em yêu. (119) Sao em chẳng bao giờ chịu học hành chăm chỉ vậy? Kệ em. Không phải việc của chị.  Nội dung – đặc điểm Để thực hiện HVCH bằng HV trách móc, Sp1 sử dụng những BTNV trách móc gián tiếp. Lời chào này chỉ sử dụng hạn chế trong các cuộc giao tiếp không chính thức, trong phạm vi gia đình và xã hội. Sở dĩ Sp1 trách Sp2 là do Sp2 làm những việc mà Sp1 thấy không hài lòng, và công việc đó thậm chí gây hại cho Sp1, nhưng mức độ lỗi mà Sp2 gây ra cho Sp1 không lớn lắm. Kiểu chào này sử dụng đối với những người có vai vế ngang bằng nhau (ví dụ 116, 117, 118), hoặc Sp1 > Sp2 (ví dụ 119). Và lời chào chỉ sử dụng có giới hạn đối với những người có mối quan hệ gắn bó thân thiết.  HVCHHĐ Mặc dù Sp2 đã gây ra những việc mà Sp1 không hài lòng, nhưng khi bị chào bằng một lời trách móc thì Sp2 có quyền không đáp lại lời chào thiếu thiện ý của Sp1. Tuy nhiên, nếu Sp2 không đáp lại lời chào này chỉ làm cho 76 mối quan hệ giữa Sp1 và Sp2 căng thẳng hơn, có thể từ một việc nhỏ mà Sp2 làm cho Sp1 không hài lòng trở thành một việc có vấn đề thật sự.  Trong trường hợp này lời đáp của Sp2 có 2 hướng: - Không đáp lại lời chào. - Đáp lại lời chào: + Chấp nhận lời chào trách móc (ví dụ 117, 118) + Không chấp nhận lời chào trách móc (ví dụ 116, 119) Sp2 có thể đáp lại bằng lời xin lỗi (ví dụ 117, 118), hỏi (ví dụ 116), không chấp nhận lời của Sp1 (119). 1.2.10 Xin lỗi để chào (120) Vẻ mừng rỡ quá đáng của nó khiến người kém tưởng tượng đến mấy cũng buộc phải liên tưởng đến cảnh con nít thấy mẹ đi chợ về. Quỳnh Như bước vào nhà: - Xin lỗi Quý nhé! Mình phải đi mua mấy cuốn sách toán cho Quỳnh Dao. - Ủa, Quỳnh Dao không có sách sao? Quỳnh Như chưa kịp đáp, Quỳnh Dao đã láu táu: - Con làm mất rồi, thầy! (Nguyễn Nhật Ánh – Kính vạn hoa (Gia sư)) (121) Xin lỗi! Cô cần tìm ai? Thưa chị, tôi muốn hỏi về vụ xét xử vừa rồi. Phiên toà đã được dời lại. Thưa chị, tại sao người ta không khám định dấu vân tay trên cây? (Lời thoại trong phim Vụ án pháp đình – Phần I) Lời xin lỗi được thực hiện ngay khi mở đầu cuộc giao tiếp, mục đích chính của Sp1 không phải là xin lỗi Sp2 vì đã mắc lỗi với Sp2 mà là để mở ra cuộc giao tiếp mới với Sp2, nên lời xin lỗi có thể được dùng làm lời chào để mở đầu cuộc giao tiếp  do đó lời xin lỗi có hiệu lực ở lời là chào hỏi. Lời chào này chỉ xuất hiện trong các cuộc giao tiếp không chính thức, trong cả gia đình và xã hội và được sử dụng cho mọi đối tượng. Đối với lời chào dạng này Sp2 có thể đáp lại theo những cách như: chấp nhận lời xin lỗi, hỏi, trách,… 1.2.11 Xin phép để chào 77 (122) Thưa ba, con xin phép đi học nhóm. Ba tôi mỉm cười: Ờ, nhớ về sớm nha con! (Liên Hương – Chị em tôi) (123) Đồng đứng bật dậy khi ba má của Thi từ trong phòng bước ra, run run nói: - Thưa hai bác, con là Đồng, xin phép hai bác cho con vào thăm Thi. Người mẹ mắt hoen lệ nhìn Đồng đăm đăm: - Cậu là Đồng hở? Đồng học cùng lớp với Thi sao? (Nguyễn Thị Mỹ Thanh – Khúc lan can gãy) (124) Xin phép bác cho em vào nhà. Ừ, cậu vào đi. Lâu lắm mới thấy cậu sang. Vâng, bà chị thông cảm. Em lúc nào cũng lắm việc. (Lời thoại trong phim) (125) (Trong cuộc họp) Xin phép mọi người cho tôi chính thức khai mạc hội nghị hôm nay. (126) Mẹ ơi cho con qua nhà Lan chơi nha? Thôi ở nhà học bài đi con. Nhưng mà con học bài xong hết rồi. Vậy xuống bếp phụ mẹ nhặt rau đi. (127) Con đi học ba nhé? Con đã đem theo chai nước uống chưa? Lời chào dạng này khá phổ biến trong cuộc sống mỗi ngày của người Việt. Đó là biểu hiện lịch sự của Sp1 với Sp2. Lời chào được sử dụng trong giao tiếp chính thức và không chính thức, cả gia đình và xã hội, dùng cho mọi đối tượng. Để đáp lại lời chào, Sp2 có thể đồng ý cho việc xin phép của Sp1 (ví dụ 122, 124), không đồng ý (126), hỏi (ví dụ 123, 127) 1.2.12 Chửi để chào (128) Con lười kia, tưởng mày chết trôi rồi chứ. Xin bà, bà đừng đánh cháu. Con này hay nhỉ, ai đánh đâu mà mày xin. 78 (Lời thoại trong phim) (129) Con mất dạy dám lăng nhăng với chồng bà. Tao đánh mày chết. Tôi xin chị. Không như chị nghĩ đâu. Mày đừng nói nhiều. Bà biết hết rồi…. (130) Con mất dạy dám lăng nhăng với chồng bà. Tao đánh mày chết. Thì sao nào? Chồng mày mất nết thì mày ráng mà chịu, nói với bà làm gì. À hay, con này láo… Đây là một cuộc giao tiếp hoàn toàn không mong đợi của Sp2. Sp1 và Sp2 đã có sự bất hoà từ trước, hoặc Sp1 hiểu lầm Sp2 đã làm gì đó hại đến mình, nên Sp1 quyết định tiến hành một cuộc giao tiếp để giải quyết vấn đề. Và HVNN đầu tiên được Sp1 sử dụng đó là HV chửi, vì vậy HV chửi trong hoàn cảnh này có hiệu lực ở lời như là HVCH. Khi tiến hành thực hiện HVCH này thì Sp1 không còn ý thức được mình đang ở vai vế nào để tiến hành giao tiếp, Sp1 cho rằng Sp2 là đối tượng đã có tội với mình và mình có quyền chửi Sp2. Và trong tình huống này, Sp2 thường hạ vai của Sp1 xuống và nâng vai của mình lên (ví dụ 129, 130) Lời đáp trong tình huống này cũng rất đa dạng, tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thái độ của Sp1. Sp2 có quyền không trả lời, và trong trường hợp này cũng không bị đánh giá là mất lịch sự bởi vì đây là một cuộc giao tiếp không thiện chí. Nếu đáp lại lời chào của Sp1, Sp2 tuỳ vào việc mà Sp1 chửi mình là đúng hay không đúng mà có cách trả lời chấp nhận hoặc chửi lại, hoặc phủ nhận việc mà Sp1 gán cho mình. 2. Kết thúc cuộc giao tiếp 2.1 HVCH trực tiếp và HVCHHĐ Chào hỏi là một HVNN khá đặc biệt, nó không những đóng vai trò mở đầu cuộc giao tiếp mà còn đóng vai trò kết thúc một cuộc hội thoại. Một HVCH trực tiếp để kết thúc cuộc giao tiếp là những HVNN trong đó có chứa các ĐTNV có ý nghĩa chào hỏi trực tiếp. Người Việt thường chia HVCH trực tiếp để kết thúc cuộc giao tiếp thành 4 kiểu sau: 1. Kiểu 1: HVCH có chứa ĐTNV “thưa” 2. Kiểu 2: HVCH có chứa ĐTNV “(xin) chào” 79 3. Kiểu 3: HVCH có chứa ĐTNV “(xin) kính chào” 4. Kiểu 4: HVCH có chứa ĐTNV “tạm biệt” 2.1.1 Kiểu 1: HVCH có chứa ĐTNV “thưa”. (131) Dạ thưa ông con về ạ. Ừ, con về cẩn thận nha. (132) Thưa chị em về. Hôm nào rãnh lại sang chơi nữa nha. (133) Thưa anh em về. Ở lại chơi lát nữa trời mát hãy về. (134) Dạ thưa bà con về. Vậy mai con có qua nữa không? Lời chào chỉ xuất hiện trong các cuộc giao tiếp không chính thức, trong phạm vi gia đình và xã hội. Kiểu chào này chỉ dùng khi Sp1 có vai vế thấp hơn Sp2 (Sp1 < Sp2). Lời chào của người có vai vế thấp hơn gửi tới người có vai vế cao hơn nên trong lời chào mang tính lịch sự, thân mật của các đối tượng giao tiếp. Và khi kết thúc cuộc giao tiếp bằng một lời chào lịch sự như thế này thì cũng có thể khẳng định cuộc thoại diễn ra tốt đẹp, và nó đi đến đích ban đầu mà các đối tượng tham gia giao tiếp đặt ra trước đó. Khi nhận được lời chào này, Sp2 phải đáp lại. Sp2 có thể đáp lại như sau: Tiếp nhận lời chào Chào đáp bằng Ừ Ờ - Lời nhắc nhở (131) - Lời đề nghị (132, 133) - Hỏi (134) 2.1.2 Kiểu 2: HVCH có chứa ĐTNV “(xin) chào”. (135) Ông cứ yên tâm điều trị, món đồ sẽ rất như ý. Như thầy trò tôi đã nói trước, công việc vì tình vì nghĩa, món tiền công không đáng bao nhiêu, ông cứ giữ lại chi thuốc men. Chào ông”… (Trần Văn Thước – Vợ chồng phó mộc) (136) Có những tiếng vỗ tay rời rạc bắt đầu. Và cả lớp như bị lôi cuốn, vỗ tay theo. Tôi ngượng vô cùng. Thầy Trần tỏ vẻ hài lòng. Còn ông Giám thị, như đã trút xong gánh nặng, vừa quay đi vừa nói: 80 - Thế là xong nhé! Xin chào thầy. Tôi ngồi xuống, cảm thấy hơi bâng khuâng. Rồi tôi sẽ làm gì với nhiệm vụ trưởng lớp đó? (Nguyễn Thị Mỹ Thanh – Khúc lan can gãy) (137) Hợi đương đi, đứng hẳn lại. Một vẻ đứng đắn lộ ra trên mặt nó. Nó chép miệng một cái: - Ấy đó, người ốm sắp chết không có tiền chữa, mà ngựa thì hơi tý cũng được đi nhà thương. Nó nhìn Bình ra vẻ ái ngại. “Thôi, chào bác chơi nhà”. (Như Phong – Chuồng nuôi ngựa) Lời chào sử dụng phổ biến trong các cuộc giao tiếp chính thức lẫn không chính thức, trong phạm vi gia đình lẫn xã hội, với mọi đối tượng giao tiếp. Tuỳ theo hoàn cảnh, tuỳ theo nhân vật giao tiếp, vai vế những người tham gia hội thoại mà Sp1 chọn cấu trúc đầy đủ của BTNV chứa ĐTNV “(xin) chào”, hay là cấu trúc khuyết thiếu của BTNV chứa ĐTNV “chào”. Đáp lại lời chào dạng này cũng thường là lời chào, lời hỏi, lời đề nghị,… 2.1.3 Kiểu 3: HVCH có chứa ĐTNV “(xin) kính chào” (138) Xin kính chào các đồng chí. Buổi họp hôm nay xin được kết thúc ở đây. (139) Đan Trường xin kính chào quý vị khán giả. Lời chào này thường dùng trong các cuộc giao tiếp chính thức, trong phạm vi xã hội. Sp1 thường dùng lời chào này để kết thúc một cuộc họp, một buổi mitting, buổi biểu diễn,… 2.1.4 Kiểu 4: HVCH có chứa ĐTNV “tạm biệt” Kiểu chào này sử dụng trong các cuộc giao tiếp không chính thức, thường dùng cho các đối tượng giao tiếp có vai vế, tuổi tác ngang bằng nhau. Khi sử dụng kiểu chào này, Sp1 thường hay kết hợp với các HVNN khác. (140) (…) Văn không bắt tay Bài mà khom người xuống: - Xin tạm biệt thủ trưởng. Hẹn gặp lại nhau ở Sài Gòn…. (Hàn Thế Khương – Sài Gòn mùa mai nở) Trong cấu trúc chào của mình Sp1 có thể thêm các từ “xin”, “nhé” dạng như “Xin tạm biệt”, “Tạm biệt nhé!”. Cấu trúc này thường được giới trẻ sử dụng với nhau. 81 2.2 HVNN gián tiếp và HVCHHĐ Cũng như lời chào mở đầu cuộc giao tiếp, người Việt khi kết thúc cuộc giao tiếp cũng thường sử dụng các HVNN gián tiếp để thực hiện HVCH cuối cùng này. Một số HVNN gián tiếp thực hiện HVCH kết thúc cuộc giao tiếp như: - Kiểu 1: Hứa hẹn để chào - Kiểu 2: Thông báo để chào - Kiểu 3: Mời để chào - Kiểu 4: Chúc để chào - Kiểu 5: Đề nghị để chào - Kiểu 6: Xin phép để chào Sau đây, chúng tôi sẽ nghiên cứu cụ thể từng kiểu chào. 2.2.1 Kiểu 1: Hứa hẹn để chào (141) Anh đi đây, anh hứa khi về sẽ dẫn em đi khắp nơi em muốn. Anh nhớ đấy nha. Nhớ gọi cho em thường xuyên đấy. (142) (…) Cũng còn tùy, nhưng cứ yên tâm, tôi sẽ cung cấp đều. Anh Bường bảo: Bác lại nhà. Cho em gửi lời cám ơn bác gái với các cháu. (Nguyễn Huy Thiệp – Những người thợ xẻ) (143) Con về đây, lần sau con sẽ lại đến chơi. Ừ, con về cẩn thận. Nhớ về thường xuyên nha con. (144) Con ngoan ở nhà nhé. Đi công tác về ba sẽ có quà cho con. Dạ, ba đi. (145) Con về đây. Hôm sau con lại đến. Ừ. Ngày mai lại đến nhé! Sp1 chủ động đưa ra lời hứa là sẽ gặp Sp2 trong thời gian sắp tới, hứa sẽ mang quà về cho Sp2, hứa sẽ những gì mà Sp2 muốn,… Lời hứa hẹn có thể được thực hiện một cách gián tiếp qua các phát ngôn trực tiếp, cũng có thể thực hiện thông qua các phát ngôn gián tiếp. Lời chào này chỉ xuất hiện trong bối cảnh nghi lễ không chính thức, trong phạm vi gia đình và xã hội, được sử dụng trong tất cả các quan hệ vai. Vì bối cảnh của lời chào là không chính thức nên Sp1 và Sp2 thường có mối quan hệ gắn bó, gần gũi. 82 Lời đáp của Sp2 có nhiều hình thức khác nhau: Tiếp nhận lời chào Chào đáp bằng Ừ Ờ - Lời nhắc nhở (141) - Lời chào (142) - Lời xác nhận + lời đề nghị (143) - Lời xác nhận (144) - Lời mời (145) 2.2.2 Kiểu 2: Thông báo để chào (146) Con đi học đây, bố mẹ nhé! Ừ, ráng học nha con. (147) Cậu đùa vừa phải thôi nghe! Để tui coi, vì lúc nào cậu cũng cho tôi hậu quá đi! Lung nói: - Lâu lâu con mới nhờ bác mà ! - Thôi, tui về nghe cậu. (Việt Dương Nhân – Hoa tuyết đêm xuân) (148) Tớ về đây. Ừ, cậu về đi. Lời chào được sử dụng trong bối cảnh không chính thức, cho mọi quan hệ vai và chỉ dành cho những đối tượng đã quen biết, có mối quan hệ thân thiết. Lời đáp của Sp2 có thể là hình thức khẳng định sự chia tay của Sp1, cũng có thể là lời đề nghị với Sp2. 2.2.3 Kiểu 3: Mời để chào (149) … Cám ơn ông anh có lòng tốt, tôi đâu được vinh dự ngồi cạnh ông tổ trưởng máy kéo. Thoa vẫn nhìn Doãn khao khát, nhưng anh ta không hề nhìn lại một chút nào, vẫn hồn nhiên một cách đáng ghét: - Các cô đi làm nhé. Tối mời xuống chỗ chúng tôi uống nước chè. (Nguyễn Khải – Chuyện người tổ trưởng máy kéo) (150) Đi cẩn thận anh nhé. Khi nào rãnh lại đến thăm em. Ừ. Nhất định như vậy. (151) Khi nào rãnh thì đến nhà ông chơi. 83 Dạ. Đến lúc nào cũng được hả ông? (152) Hôm nào qua nhà tớ nấu gì ăn nha. Ừ, tạm biệt. Khi nào rỗi tớ sẽ qua. Lời chào được thể hiện bằng hai hình thức ngôn ngữ: Phát ngôn mời trực tiếp (ví dụ 149), phát ngôn gián tiếp (ví dụ 150, 151). Sp1 có thể mời Sp2 đến ăn cơm, lại nhà chơi, … Trong tình huống này, phát ngôn mời là do Sp1 nói nhưng Sp1 không chủ động được thời gian gặp nhau lần sau. Sp2 là đối tượng được mời nên Sp2 có thể chủ động được lần gặp sau. Lời chào xuất hiện trong phạm vi giao tiếp gia đình và xã hội, trong bối cảnh nghi lễ chính thức và không chính thức. Với kiểu chào này thì Sp1 và Sp2 ở mọi quan hệ vai, có mối quan hệ gắn bó, thân thiết. Lời đáp lại có khi là một lời chào tạm biệt (ví dụ 152), có khi là một lời hứa (ví dụ 150), có khi là một lời xác nhận kèm theo hỏi (ví dụ 151). 2.2.4 Kiểu 4: Chúc để chào (153) Chúc cậu ngày mai thi thật tốt. Cám ơn cậu. Tớ sẽ cố gắng hết sức. (154) Bà Lý quay qua Nhiều, bà nói tiếp: - Tui về nghe cô Liên Hương. Bữa nào cô hát tôi sẽ đi coi. Tui xin chúc tất cả ăn giao thừa và một năm mới nhiều vui vẻ nha! (Việt Dương Nhân – Hoa tuyết đêm xuân) (155) Tôi nói và nắm tay Phước kéo đi. Đến cổng thì gặp Phổ đứng chờ. Anh bắt tay tôi: - Anh Tần đi mạnh khoẻ nhé! - Chúc anh công tác nhiều tiến bộ! (Hàn Thế Khương – Sài Gòn mùa mai nở) Nội dung chúc mừng mà Sp1 muốn gửi tới Sp2 thường là mong muốn Sp2 gặp nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Sp1 có thể sử dụng lời chúc trực tiếp (ví dụ 153, 154), hoặc cũng có thể là một lời chúc gián tiếp (ví dụ 155) Kiểu chào này sử dụng trong các cuộc giao tiếp không chính thức và chính thức, trong phạm vi gia đình lẫn xã hội. Lời chào được sử dụng cho mọi quan hệ vai. Lời đáp lại của Sp2 thường là lời cảm ơn, hứa hẹn hoặc là lời chúc lại. 84 2.2.5 Kiểu 5: Đề nghị để chào (156) (…) (Sp1): Mai nhớ mang cho tôi quyển sách nha! (Sp2): Ừ. Tôi nhớ rồi. (157) (…) Ông Nhì vừa rên vừa nói: - Trở lại đây chớ có đường đâu mà đi luôn. Ngày mai tôi sẽ cho giao liên dẫn đoàn đi lấy gạo. - Cám ơn!– Ông Là nói và dặn trưởng trạm: – Nhớ uống cho đủ liều nhen! Tôi và ông Là trở về bãi khách…. (Hàn Thế Khương – Sài Gòn mùa mai nở) Kiểu chào này thường sử dụng cho mọi đối tượng giao tiếp, trong cả phạm vi gia đình và xã hội. Lời đáp lại thường là lời đồng ý, lời cảm ơn. 2.2.6 Kiểu 6: Xin phép để chào (158) Hoàng vội quay sang ông già từ nãy tới giờ vẫn ngồi im lặng trong ánh nắng: - Xin phép bác cháu về đây ạ. - Không dám, anh lại nhà! Ông già đáp một cách hờ hững rồi lại im lặng như chìm đắm trong suy tư. (Khuất Quang Thuỵ - Thuyền rồng và mỹ nhân) Mọi đối tượng giao tiếp đều có thể sử dụng kiểu chào này khi giao tiếp, đặc biệt những người có vai vế, thứ bậc nhỏ hơn thì nó được sử dụng thường xuyên hơn. Lời xin phép có thể là một lời gián tiếp (ví dụ 158), cũng có thể là lời xin phép gián tiếp, ví dụ: (159) Cháu về đây bác ạ. Ừ, cháu về. Hôm nào rãnh nhớ sang chơi với bác. 3. Các yếu tố phi ngôn ngữ trong chào hỏi Các tín hiệu như cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, gật đầu, mỉm cười, bắt tay, vỗ tay, vẫy tay… được xem là các yếu tố phi ngôn ngữ. Trong chào hỏi, người Việt sử dụng khá nhiều các yếu tố này, nó là một nét không thể thiếu trong VHCH của người Việt. Bởi lẽ nụ cười đó như thế nào, cái ánh mắt đó ra sao, nét mặt được giãn nở đến mức nào,… đi cùng với 85 từng HVCH cụ thể sẽ giúp người tiếp nhận hiểu rõ hơn ý nghĩa của lời chào đó: chân thành hay không chân thành. Hơn nữa, nhiều khi chính các yếu tố phi lời này nói giúp chúng ta hiểu đúng lời của nhau, thí dụ qua ánh mắt, nụ cười khẩy mà chúng ta biết một lời khen thực ra lại là một câu nói mỉa mai,… [6; 223]. Bên cạnh đó, các yếu tố phi lời còn có thể thay thế cho lời chào bằng những dấu hiệu như: cái bắt tay, nụ cười, vì vậy người Việt mới có câu thành ngữ “Gặp nhau tay bắt mặt mừng” là vậy. (160). Và thưa ba mẹ đây là hai anh bạn sinh viên về thực tập ở cơ sở của con. Ông Thịnh khẽ gật đầu chào lãnh đạm. (Hạ Thu – Con gái người tình) (161) Thiếu nữ hổn hển nói và nhoẻn miệng cười với Thành thay cho một lời chào… (Dương Thu Hương – Hoa tầm xuân của mùa thu) (162) Nhà bếp khai nồng do bí không khí. Tay thuỷ thủ chỉ cho Mưa vứt bao rau lên chiếc bàn mặt phủ I nốc lỗ chỗ những vết mốc bẩn. Hắn móc tiền trả. Những đồng đô la cáu bẩn, dinh dính trên đầu ngón tay. Mưa đếm tiền xong, lịch sự cúi đầu chào hắn như động tác của những cô gái Nhật Bản trên phim vẫn làm. (Nguyễn Quốc Hùng – Những người đàn bà trên sông) (163) … Tôi biết ngay là Huệ, vì còn nhớ mặt, dù lần trước mới thoáng trông trong bóng tối. Huệ hôm nay không phải là Huệ hai tháng về trước. Huệ hôm nay hoàn toàn là một thiếu phụ tân thời, vợ ông phán trẻ. Chị ta thấy tôi, cúi đầu xuống chào, và nói một cách bạo dạn: - Bác mới sang chơi? Nhà em cũng sắp về. (Nguyễn Công Hoan – Người vợ lẽ của bạn tôi) (164) Sức quay lại, nhìn thấy tôi anh khẽ gật đầu thay cho câu chào rồi hỏi. - Anh định vào đội xóm Trại à? - Vâng, tôi muốn đi với anh một chuyến. - Được, xin mời anh - Sức trả lời sau khi rít một hơi thuốc lào - Anh lên xe tôi, bò của bác Mạc hôm nay không được khoẻ lắm đâu. 86 (Khuất Quang Thuỵ - Anh Sức) Như vậy, các yếu tố phi ngôn ngữ đóng vai trò khá quan trọng trong lời chào, nó không những giúp Sp1 và Sp2 nhận ra tính chất của của lời chào (chân thành hay không chân thành, nồng nhiệt hay lạnh nhạt, tôn trọng hay coi thường,..) trong lời chào của đối phương mà còn có thể thay thế cho lời chào bằng những tín hiệu không lời như: bắt tay, gật đầu, nụ cười, ánh mắt,… Do đó, trong dạy học hội thoại nói chung, trong dạy học HVCH nói riêng cần phải chú ý đến các yếu tố phi ngôn ngữ này. II. NTCH CỦA NGƯỜI VIỆT NTCH chính là những HVCH đã được xã hội chấp nhận và trở thành khuôn mẫu, chuẩn mực mang đậm bản sắc dân tộc dùng để chào hỏi khi mở đầu (kết thúc) cuộc giao tiếp mang tính chất nghi thức. Các NTCH có tính bền vững, ổn định, được bảo tồn như một hệ thống bên cạnh những hệ thống văn hoá khác. Do đó, không phải bất cứ HVNN nào dùng để chào cũng trở thành NTCH. Một HVCH để trở thành NTCH phải được xã hội chấp nhận, được số đông mọi người sử dụng để chào và trở thành khuôn mẫu, quy ước của cả cộng đồng. Tức là khi sử dụng HV đó, mọi người đều hiểu ngay đó là NTCH. Một số HVCH sau được xã hội hiện nay chấp nhận, và trở thành khuôn mẫu: - Các HVCH trực tiếp: Đây là những HVCH chuẩn mực, có chứa các ĐTNV dùng để chào. - Các HVCH gián tiếp như: Hỏi, khen, mời, chúc mừng, thông báo, hô gọi, hứa hẹn, đề nghị, xin phép, tự giới thiệu.  Như vậy ta có thể thấy các phát ngôn NTCH hàm ẩn chiếm tỉ lệ lớn hơn so với các phát ngôn NTCH tường minh. Điều này nói lên thói quen tâm lí của người Việt, chuộng cách nói hàm ẩn kín đáo hơn cách nói trực tiếp, tường minh. Chính vì các phát ngôn hàm ẩn mang tính tự nhiên, dung dị, sâu lắng nên chúng được sử dụng đối với đối tượng giao tiếp thân quen, trong THGT không chính thức. Các phát ngôn tường minh thì trực tiếp, trịnh trọng nên thường sử dụng đối với đối tượng giao tiếp xa lạ trong THGT chính thức. NTCH có 3 chức năng chuyên biệt được hình thành trên cơ sở của chức năng giao tiếp, đó là chức năng tiếp xúc, chức năng biểu cảm – lịch sự, chức năng tác động. III. SỰ KIỆN LỜI NÓI CHÀO HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT 87 1. Một số đặc điểm khái quát của SKLNCH Trong hội thoại, người ta giao tiếp với nhau không phải thông qua những HVOL riêng lẻ mà là sự tổ hợp các HVOL thành những SKLN, tức là phải có sự kết hợp các HVNN với nhau và được liên kết một cách chặt chẽ dựa vào bối cảnh, hoàn cảnh diễn ra cuộc giao tiếp ấy. Và qua cấu trúc của SKLN ta thấy rõ rằng khi giao tiếp những người tham gia giao tiếp không chỉ thực hiện một HVOL riêng lẻ mà là sự tổ hợp các HVOL; và đặc biệt là khi có HV trao lời thì sẽ một HV đáp lời đi kèm sau đó. Và ở phần I của chương II, chúng tôi đã đi vào nghiên cứu cặp thoại trung tâm của SKLNCH (HVCH và HVCHHĐ) để nhằm thể hiện quan điểm rằng không nên tách một SKLN thành những HVOL riêng lẻ để dạy HS. 2. Cấu trúc của SKLNCH 2.2 SKLNCH mở đầu cuộc giao tiếp 2.2.1 Tham thoại trung tâm (TTTT) chào hỏi trong cặp thoại trung tâm của SKLN 2.1.1.1 TTTT chào hỏi chỉ có hành vi chủ hướng chào hỏi Đây là TTTT chào hỏi trùng với một phát ngôn chào hỏi chỉ có BTNV chào hỏi, không có các thành phần mở rộng hay các HV phụ thuộc đi kèm. (165) Hắn sà vào bàn ăn bọn mình, tự nhiên như người Hà Nội: - Chào hai đồng hương. (Phan Viết Dũng – Ba người bạn đường) (166) Anh tự mắng mình. Ném mẩu thuốc cuối cùng vào sọt rác, anh châm luôn điếu thứ hai và cất tiếng gọi: - Quỳnh ơi… Từ đầu hành lang đằng kia, nơi đám sinh viên đang túm tụm chơi cờ, một chàng trai bật đứng lên: (Dương Thu Hương – Hoa tầm xuân của mùa thu) (167) Sinh đang lần mò tìm đường xuyên qua bãi bom thì bỗng có tiếng gọi vang phía sau lưng. - Anh Sinh! Anh Sinh ơi! Anh giật mình quay lại và nhận ra người vừa gọi mình chính là Vân. Cô bươn bả chạy trên miệng hố bom, quần áo vương đầy bụi đất. 88 - Đi đâu mà chạy khiếp thế cô Vân? - Anh!... (Khuất Quang Thuỵ – Người ở bến Phù Vân) (168) Cô ta gieo hết luống cuối, quay lại gieo nốt vạt bỏ dở ở đầu bãi đằng này. Doãn chợt nhận ra gọi to: - Cô Thoa sao về muộn thế? Thoa nhìn anh mỉm cười: - Em gieo gọn khoảnh này để mai làm việc khác. - Tích cực nhỉ? - Đâu bằng bộ đội được! (Nguyễn Khải – Chuyện người tổ trưởng máy kéo) Ở ví dụ (165) tham thoại chào hỏi là BTNV trực tiếp, có ĐTNV là “chào”. Ở ví dụ (166, 167, 167) tham thoại chào hỏi là một BTNV gián tiếp dưới dạng hô gọi và hỏi. Cả 4 tham thoại này đều chỉ có BTNV chào hỏi, cái lõi của phát ngôn chào hỏi mà thôi. 2.1.1.2 TTTT có HVCH và hành vi phụ thuộc Đối với một tham thoại chào hỏi, HV phụ thuộc có ít nhiều ảnh hưởng đến ngữ nghĩa của nội dung mệnh đề chào hỏi, nó còn có chức năng hỗ trợ cho HVCH hỏi chủ hướng về nội dung ngữ nghĩa, làm cho HVCH đạt được hiệu lực cao nhất ở lời. (168) Chào cậu. Dạo này có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHanh vi chao hoi cua nguo.pdf