Luận văn Hệ thống thông tin kinh tế nội bộ khách sạn và vận dụng để hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế tại khách sạn Dân Chủ

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I 4

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THÔNG TIN VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 4

I. Khái niệm chung về thông tin 4

II. Thông tin kinh tế 5

1. Đặc điểm chủ yếu của thông tin kinh tế 5

2. Phân loại thông tin kinh tế 8

2.1 Thông tin thống kê: 9

2.2 Thông tin kế toán: 10

2.3 Thông tin nghiệp vụ kỹ thuật (còn gọi là thông tin tác nghiệp ): 11

3. Vai trò của thông tin kinh tế trong quản lý 12

3.1 Mối quan hệ giữa hệ thống thông tin kinh tế với hệ thống quản lý: 13

3.2 Các yêu cầu thông tin phục vụ quản lý: 15

3.3 Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý: 17

CHƯƠNG II 25

HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG KHÁCH SẠN 25

I. Hoạt động Kinh doanh Khách sạn 25

II. Hệ thống thông tin Kinh tế nội bộ khách sạn: 28

1. Thông tin khách sạn: 28

2. Hệ thống thông tin kinh tế nội bộ khách sạn: 29

3. Phân hệ thông tin phục vụ kinh doanh buồng ở: 31

6.Phân hệ thông tin tại bộ phận Marketing và bán hàng 49

7. Phân hệ thông tin tại bộ phận kinh doanh 54

CHƯƠNG III 63

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ NỘI BỘ 63

KHÁCH SẠN DÂN CHỦ 63

I. Đặc điểm tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Dân Chủ 63

1. Lịch sử hình thành và phát triển 63

2. Đặc điểm kinh doanh của khách sạn Dân Chủ 64

5. Khối thông tin phục vụ tại phòng hành chính tổng hợp 84

III/ Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ khách sạn Dân Chủ 85

1. Hoàn thiện việc phân loại thông tin trong hệ thống thông tin kinh tế nội bộ khách sạn Dân Chủ 86

2. Hoàn thiện nội dung thông tin và chế độ thu thập thông tin 88

3. Một số ý kiến đề xuất về việc xử lý thông tin trong khách sạn 89

KẾT LUẬN 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hệ thống thông tin kinh tế nội bộ khách sạn và vận dụng để hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế tại khách sạn Dân Chủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Dưới đây là một ví dụ về bảng ghi chép thống kê về công suất buồng của một người điều hành buồng. Biểu II.3. Bảng thống kê công suất buồng (của tổ buồng) Tuần (tháng) .......Năm......... Tổng số phòng..................... Tuần (tháng) ................ Số phòng được phục vụ ........................ ........................ ........................ ........................ ........................ ........................ ........................ Công suất buồng ..................... ..................... ..................... ..................... ..................... ..................... ..................... Nhân viên buồng ......................... ......................... ......................... ......................... ......................... ......................... ......................... Nhân viên đồ vải ................….. .................... .................... .................... .................... .................... .................... Utility worker .................. .................. .................. .................. .................. .................. .................. House Person ............... ............... ............... ............... ............... ............... ............... Với những bảng thống kê này hay dựa vào sổ thống kê ghi chép, người điều hành buồng sẽ nắm được tình hình công suất thực hiện khu vực mình phụ trách và từ đó có kế hoạch xác định số lượng nhân viên buồng được cần đến ở các mức công suất phòng khác nhau. Dựa vào một bảng công suất phòng theo số nhân viên chuẩn được người điều hành buồng lập cho từng tháng, từng thời vụ,. 4. Phân hệ thông tin kinh doanh thực phẩm và đồ uống: Cung cấp thực phẩm và đồ uống là một trong những dịch vụ lâu đời nhất kết hợp với các cơ sở lưu trú. Bộ phận thực phẩm và đồ uống của một khách sạn hiện đại và đầy đủ các dịch vụ là một hoạt động phức tạp. Một phần của bộ phận này được tổ chức như một nhà hàng với các bộ phận riêng đáp ứng việc chế biến thực phẩm, phục vụ thực phẩm và phục vụ đồ uống. Các bộ phận khác của bộ phận này có thể chịu trách nhiệm trong dịch vụ phòng và dịch vụ tiệc. Bộ phận thực phẩm và đồ uống có bốn chức năng quan trọng: đem lại khoản lợi nhuận thêm cho khách sạn; Cung cấp dịch vụ thực phẩm và đồ uống cho khách; Cung cấp dịch vụ thực phẩm và đồ uống cho dân chúng; Kiểm soát chi phí. Trong 4 chức năng này, thông tin nghiệp vụ là chủ yếu đó là những thông tin phục vụ điều hành tác nghiệp tại bộ phận thực phẩm và ăn uống. Người ta thường không coi đó là những thông tin đã hệ thống hóa, và việc hệ thống hóa của chúng ta là không cần thiết. Ở đây, chúng tôi chỉ chú ý tới 2 chức năng quản lý doanh thu và kiểm soát chi phí. Quy trình của hoạt động phục vụ thực phẩm và ăn uống là từ khâu đi mua nguyên vật liệu, chế biến, phục vụ khách và thu tiền về. Tại bộ phận thực phẩm và đồ uống người quản lý muốn nắm bắt được những thông tin gì? Đó là những thông tin phục vụ các hoạt động sau đây: Lập kế hoạch mua hàng; lựa chọn người cung ứng / nguồn cung ứng; kiểm tra, quản ly giá cả và chất lượng nguyên liệu hàng hoá; quản lý nguyên liệu hàng vật tư trong kho; quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ ăn uống; quản lý doanh thu dịch vụ ăn uống. Lập kế hoạch mua hàng là việc người phụ trách chế biến thực phẩm nhận các thông tin về thực đơn chế biến như: kế hoạch đặt tiệc từ bộ phận bàn tiệc hội nghị, từ yêu cầu của khách do bộ phận lễ tân gửi đến, từ những thông tin phân tích của việc thống kê ghi chép về tình hình bán dịch vụ ăn uống trước đó, người phụ trách chế biến thực phẩm sẽ lập ra kế hoạch (phiếu yêu cầu) mua nguyên vật liệu chế biến. Trong một khách sạn, người ta chia thành hai khu vực: thực phẩm và đồ uống, việc lên kế hoạch mua nguyên vật liệu đồ uống sẽ do hai nhân viên này độc lập hoặc phối hợp cùng ra kế hoạch. Thường lập kế hoạch cho tháng, quý và 6 tháng. Đối với khách sạn hoạt động với quy mô lớn mỗi một bộ phận chế biến thực phẩm, cũng như bộ phận đồ uống được chia nhỏ ra, hoạt động theo hình thức tự hạch toán kinh doanh, tự lập trước các phiếu yêu cầu về nguyên vật liệu, vật tư, hàng hoá cần cho nhu cầu trong tương lai, vì thế nhà bếp hay quầy bar không bị hết hàng trong thời gian phục vụ khách. Người quản lý cần duy trì một quyển nhật ký theo dõi về các hàng hoá được phân phát, bao gồm sổ phiếu được yêu cầu, ngày, chữ ký, của người quản lý bộ phận được phân phát tới. Những nhà cung cấp hàng được lựa chọn trên co sở của việc so sánh giá cả và kiểm tra chất lượng. Một bản báo cáo thị trường được lập bởi bộ phận kiểm tra, so sánh các nhà cung cấp với nhau cho từng loại hàng như: thịt, gia cầm và nông sản. Các mẫu hàng hoá có thể được mua trước để kiểm tra hay một “bảng phân tích chất lượng” xác định khối lượng và giá của từng thực phẩm riêng, có thể sử dụng để mua thịt và gia cầm. Khi các yêu cầu về thực phẩm và đồ uống được đáp ứng hay hàng hoá được mua về theo bảng nhu cầu dự báo, chúng cần được kiểm tra ngay để xác định tính đúng đắn với tiêu chuẩn quy định của khách sạn. Các bản ghi chép việc tiếp nhận được lập, thông báo số lượng và giá cả của từng loại hàng hoá với bộ phận mà hàng hoá sẽ được phát tới hoặc kho mà hàng hoá sẽ được cất giữ. Các phiếu yêu cầu thường được lập trên cơ sở kinh nghiệm.Tuy nhiên cũng cần phải quan tâm tới các nhân tố có thể làm tăng hoặc giảm nhu cầu. Ví dụ: nếu một hội nghị lớn được lên kế hoạch hoặc nếu một thay đổi đáng kể trong công suất đã dự kiến có thể làm thay đổi dự đoán người quản lý. Một “mắt xích” thông tin quan trọng trong phân hệ thông tin phục vụ hoạt động thực phẩm ăn uống đó làø công cụ thông tin kiểm soát doanh thu chi phí thực phẩm và đồ uống. Quản lý chi phí thực phẩm và đồ uống có hiệu quả đòi hỏi một tiến trình phân tích thông tin và điều chỉnh thủ tục đánh giá cố định. Phương pháp điều tra ban đầu là loại phương pháp kiểm soát chi phí được sử dụng trong hoạt động phục vụ thực phẩm. Với phương pháp này, tổng chi phí về thực phẩm được so sánh với tổng số doanh thu. Chi phí của nguyên liệu như thịt bò, khoai tây, bột mì,… được tính theo phần trăm. Chi phí thực phẩm và đồ uống sẽ được dự báo trên những con số phần trăm đó. Về thông tin phục vụ quản lý hoạt động thu ngân tại bộ phận thực phẩm và đồ uống như sau: một báo cáo cuối ca của nhân viên thu ngân được coi là một dụng cụ kiểm soát chi phí. Nó cũng được gọi là báo cáo của nhân viên thu ngân, được lập bởi một nhân viên thu ngân phòng ăn. Để lập được báo cáo này, nhân viên thu ngân cộng tất cả số tiền thu được trong két đựng tiền suốt ca làm việc của anh (cô) ta và sau đó so sánh tổng số với số tiền đặt cọc trong ngăn kéo. Nếu có sự sai lệch nào thì tức là đã có vấn đề xảy ra ở két đựng tiền. Ngoài ra, trong việc kiểm soát chi phí người ta còn sử dụng nhiều phương pháp đo lường khác nhau khi quản lý khách sạn trở nên phức tạp hơn đó là các phương pháp kiểm tra thực phẩm, thủ tục yêu cầu, hệ thống điều tra kiểm tra, và kiểm tra khẩu phần ăn đã được sử dụng. Hầu hết các khách sạn có vận hành phòng ăn hiện nay đều tuyển một nhân viên kiểm tra thực phẩm và đồ uống trong biên chế mà trách nhiệm chính của người đó là lên kế hoạch, ngân quỹ và dự báo chi phí hoạt động của bộ phận. Những vị trí này vẫn thường thuộc trách nhiệm của bộ phận kế toán. Trách nhiệm của người kiểm tra là chuẩn bị ngân sách, dự báo và phân tích chi phí, giám sát và kiểm tra chất lượng thực phẩm, lên giá và thực đơn, quản lý việc tiếp nhận và ghi chép sổ sách. Người kiểm tra có thể cũng có trách nhiệm chính trong việc thiết kế hệ thống kiểm soát chi phí quản lý tính hiệu quả của nó, và báo cáo lại cho Tổng giám đốc điều hành. Báo cáo này tóm tắt các chi phí hàng tháng từ bếp, nhà kho, phục vụ lên phòng, quầy bar phòng ăn cũng như phòng tiệc và so sánh tổng số chi phí hàng tháng. Biểu này cũng so sánh với các biểu đồ trong từng tháng của những năm trước. Qua sự phân tích khái quát như trên ta có thể đưa ra sơ đồ phân hệ thông tin và bảng phân loại nội dung thông tin tại bộ phận thực phẩm và đồ uống như sau: Sơ đồ II.5 Sơ đồ tổ chức phân hệ thông tin tại bộ phận phục vụ thực phẩm và đồ uống. Ban Giám đốc Khách sạn Bộ phận chế biến thực phẩm Bộ phận Kinh doanh Bộ phận đồ uống Bộ phận Market/Marketing & bán hàng Giám đốc bộ phận Thực phẩm & ăn uống Người kiểm soát chi phí hoặc quản lý kho Nhân viên thu ngân Bảng II.3: Bảng II.3 bảng phân loại thông tin trong phân hệ thông tin kinh doanh uống. Nội dung thông tin Bộ phận sản xuất thông tin Bộ phận nhận thông tin Chu kỳ thu thập thông tin Vật mang (đường truyền thông tin) 1. Các kế hoạch dự báo về nhu cầu ăn uống trong năm, tháng, quý Bộ phận Marketing và bán hàng Giám đốc bộ phận thực phẩm và đồ uống, người kiểm soát chi phí sẽ trực tiếp xử lý Tháng, quý, năm - Bản kếâ hoạch định về tiệc phục vụ hội nghị - Bản dự báo về nhu cầu thực phẩm ăn uống định kỳ 2. Các kế hoạch chi tiết về chi phí chi tiêu và hoạt động cho từng bộ phận nhỏ (bộ phận tiệc, bộ phận phục vụ phòng, đồ uống) - Giám đốc bộ phận ăn uống và thực phẩm - Người kiểm tra (kiểm soát) thực phẩm và đồ uống Trưởng các bộ phận: tiệc, đồ uống, phục vụ phòng Tháng, quý, năm - Kế hoạch chi tiết về tình hình hoạt động (từng bộ phận) - Dự báo 3. Nhu cầu về nguyên vật liệu, hàng hoá Trưởng bộ phận chế biến thực phẩm, quản lý bộ phận đồ uống Kiểm soát chi phí thực phẩm và đồ uống Hàng tháng người quản lý (kiểm soát) chi phí phải tổng hợp phiếu yêu cầu để đối chiếu với bộ phận kế toán Phiếu yêu cầu nguyên vật liệu hàng hoá 4. Doanh thu trong ca so với số tiền dự trù tính trước Nhân viên thu ngân - Người kiểm soát chi phí thực phẩm và đồ uống - Bộ phận kinh doanh Ca Báo cáo thu ngân cuối ca 5. Doanh thu và co cấu doanh thu theo loại chi phí của doanh thu trong tháng Người kiểm tra thực phẩm và đồ uống (người kiểm soát chi phí) - Giám đốc bộ phận phục vụ thực phẩm và đồ uống - Bộ phận kinh doanh - Lưu giữ để lập kế hoạch và phân tích Tháng Báo cáo chi phí thực phẩm và đồ uống hàng tháng Tình hình hoạt động chung của bộ phận thực phẩm và đồ uống (doanh thu, chi phí, lợi nhuận, …) Giám đốc bộ phận thực phẩm và đồ uống - Ban giám đốc - Họp báo cáo hàng tháng các Trưởng bộ phận trong khách sạn Tháng, quý, năm Báo cáo tình hình hoạt động của bộ phận 5. Phân hệ thông tin phục vụ các hoạt động kinh doanh bổ sung Trong các khách sạn hiện đại ngày nay khu vực kinh doanh các dịch vụ bổ sung ngày càng phát triển. Chức năng của nó không chỉ nhằm tăng thêm doanh thu cho khách sạn mà nó còn là yếu tố tăng thêm chất lượng nói chung cho khách sạn. Mỗi khách sạn càng đa dạng các loại hình kinh doanh các dịch vụ bổ sung sức thu hút đối với khách là càng lớn. Tuy nhiên việc quản lý ở khu vực này được tổ chức khá độc lập, đa phần là tự hạch toán kinh doanh. Việc quản lý từng loại hình kinh doanh thường do một giám đốc bộ phận phụ trách, giám sát doanh thu và chi phí cũng như quy trình sản xuất dịch vụ. Cuối kỳ, người giám đốc này có nhiệm vụ báo cáo tình hình hoạt động lên cho ban giám đốc khách sạn (thường là hàng tháng). Hệ thống thông tin khu vực này khá gọn nhẹ và được biểu diễn như sau: (sơ đồ II.6) * Giám đốc bộ phận kinh doanh bổ sung: hàng kỳ báo cáo có trách nhiệm thông báo tình hình hoạt độïng của bộ phận trong kỳ nghiên cứu và nhận các chính sách, thông tin của tổng giám đốc và các bộ phận khác nhằm phục vụ mục đích chung của khách sạn * Giám sát kinh doanh dịch vụ từng bộ phận: Có trách nhiệm giám sát quy trình kỹ thuật, chi phí và doanh thu cuối kỳ báo cáo tình hình hoạt động lên giám đốc kinh doanh các dịch vụ bổ sung. Ngoài ra anh ta cũng giám sát nhân viên thu ngân tại bộ phận để cùng đối chiếu doanh thu với bộ phận kế toán. Hoạt động thông tin của anh ta là vào mỗi ca làm việc anh ta ghi chép các chi phí phát sinh cũng như doanh thu thu về. Hàng tháng tổng hợp doanh thu, chi phí nộp lên bộ phận quản lý. Tại mỗi loại hình kinh doanh bộ phận đều có một nhân viên thu ngân. Hoạt động thông tin của những nhân viên này là ghi chép các khoản chi phí của khách vào tài khoản trong trường hợp khách sử dụng dịch vụ là những khách lưu trú. Còn trường hợp khách sử dụng dịch vụ bổ sung là những khách “ngoài” nhiệm vụ của nhân viên thu ngân là một kế toán tại bộ phận. Dưới đây là sơ đồ phân hệ thông tin bảng phân loại thông tin hoạt động trong phân hệ thông tin phục vụ bộ phận kinh doanh dịch vụ bổ sung. Sơ đồ II. 6. Sơ đồ luồng thông tin Phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung trong một khách sạn điển hình Tổng giám đốc Giám đốc bộ phận kinh doanh dịch vụ bổ sung Bộ phận kinh doanh khách sạn Giám sát loại hình kinh doanh 1 Giám sát loại hình kinh doanh 2 Giám sátloại hình kinh doanh n Bảng II.4 sơ độ phân hệ thông tin tại bộ phận kinh doanh dịch vụ bổ sung Nội dung thông tin Bộ phận sản xuất thông tin Bộ phận nhận thông tin Chu kỳ trao đổi thông tin Vật mang (truyền thông tin) 1. Chí phí (nguyên vật liệu), doanh thu, đặc điểm từng khách hàng Nhân viên giám sát ca Trưởng giám sát các bộ phận Ca Sổ ghi chép bộ phận các hoạt động trong ca 2. Chi phí, doanh thu, cơ cấu phân tích của doanh thu, loại khách và chi phí trong từng bộ phận Trưởng giám sát các bộ phận Giám đốc kinh doanh các dịch vụ bổ sung Tháng Báo cáo tình hình hoạt động của từng loại hình kinh doanh trong tháng 3.Tổng hợp tình hình hoạt động chung của bộ phận kinh doanh các dịch vụ bổ sung Giám đốc kinh doanh các dịch vụ bổ sung - Tổng giám đốc khách sạn Giám đốc marketing Tháng, quý, năm báo cáo tình hình hoạt động chung của bộ phận kinh doanh các dịch vụ bổ sung 4.Các chủ trương chính sách về hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung Ban giám đốc khách sạn Giám đốc kinh doanh các dịch vụ bổ sung Tháng, quý, năm Thông báo. kế hoạch, 5. Các yêu cầu mua hàng (nguyên vật liệu) phục vụ kinh doanh Giám đốc kinh doanh các dịch vụ bổ sung Giám đốc mua hàng Tháng, không có thời hạn đối với nhưng hàng hoá bất thường Phiếu yêu cầu 6. Phân hệ thông tin tại bộ phận Marketing và bán hàng Trong nhiều khách sạn bộ phận marketing và bán hàng được gọi là đơn giản là bộ phận bán hàng, nhưng bán hàng chỉ là một khía cạnh của marketing. Các nhiệm vụ của bộ phận marketing và bán hàng của một khách sạn hiện đại chia làm 5 khu vực: lên kế hoạch thị trường, bán các tua du lịch, hội nghị và hội họp, bán cho các công ty, quảng cáo và quan hệ cộng đồng. Phụ thuộc vào quy mô của khách sạn và thị trường, mỗi lĩnh vực có thể được đảm nhiệm bởi thành viên của bộ phận riêng. Nhân viên lên kế hoạch thị trường chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nghiên cứu thị trường, các chiến lược thu hút các khách thương gia mới và duy trì các số biểu thống kê về phía cơ sở của các khách hàng chính của khách sạn. Bộ phận bán tua du lịch chịu trách nhiệm trong việc thu hút các vụ kinh doanh từ các nhà buôn tua du lịch và các đại lý du lịch thiết lập mục tiêu cho kinh doanh các tua du lịch, thiết lập giá bán buôn và giảm giá. Bộ phận hội nghị và hội họp chịu trách nhiệm trong việc bán các dịch vụ kinh doanh từ công ty và người lên kế hoạch hội họp, xác định giá và chuẩn bị yếu tố kỹ thuật. Người giám đốc dịch vụ hội nghị chịu trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề chi tiết và phối hợp chúng với các giám đốc khác. Một giám đốc bộ phận bán tiệc cũng có thể là thành viên của bộ phận hội nghị và hội họp. Bộ phận bán cho các công ty bao gồm: Giám đốc bán cho công ty, người tới các doanh nghiệp đưa ra các giới thiệu bán hàng và thiết lập việc bán hàng với các công ty. Bộ phận quảng cáo và quan hệ cộng đồng chịu trách nhiệm trong việc lên kế hoạch, ngân quỹ, thực hiện và đánh giá quảng cáo. Cơ cấu tổ chức của phân hệ thông tin của bộ phận marketing và bán hàng của một khách sạn thuộc loại hình mid-market hotel điển hình được giớithiệutrong sơ đồ II.8. Sơ đồ II.7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phân hệ thông tin tại bộ phận marketing và bán hàng thuộc loại hình mid-market hotel điển hình. Ban giám đốc Giamù đốc bán hội ghị giám đốc quảng cáo và quan hệ cộng đồng Giám đốc bộ phận kinh doanh dịch vụ bổ sung Giám đốc phục vụ hội nghị Nhân viên điều hành bán cho công ty Giám đốc bán tua du lịch Bộ phận kinh doanh Giám đốc marketing * Giám đốc Maketting cũng được gọi là giám đốc bán hàng là người điều hành cao nhất trong bộ phận marketing và bán hàng, chịu trách nhiệm trong việc giám sát, phối hợp và đáng giá việc thực hiện của tất cả các thành viên trong bộ phận. Người phê chuẩn các hoạt động khuyến mại được bắt nguồn từ các bộ phận khác. Với cương vị là người đứng đầu bộ phận bán hàng, giám đốc marketting làm việc chặt chẽ với tổng giám đốc điều hành của khách sạn để thiết lập các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Các cuộc họp thường xuyên được tổ chức với lễ tân và bộ phận thực phẩm và đồ uống để gửi cho giám đốc marketing thông tin về việc kinh doanh thường xuyên và kinh doanh tiềm năng trong khu vực này. Các nhiệm vụ khác của giám đốc bộ phận này còn bao gồm việc lập các báo cáo bán hàng tháng và đại diện cho khách sạn quan hệ với các ngành, thương mại và các tổ chức kinh doanh khác. * Giám đốc bán tua du lịch. Công việc của giám đốc bán tua du lịch là khai thác các vụ kinh doanh từ các cuộc đặt buồng theo đoàn và tua du lịch hay hoạt động cho thuê mướn. Người giám đốc này chịu trách nhiệm trong việc phát triển và duy trì sự liên lạc trong ngành du lịch, bao gồm các đại lý du lịch, các hãng du lịch, các hãng hàng không. Nhiệm vụ của của một giám đốc bán tua du lịch là xác định các khoản thanh toán tiềm năng và đàm phán việc bán khối buồng hay các tua du lịch trọn gói thông qua các đại lý du lịch, kinh doanh cho thuê, và các nhà bán buôn tua du lịch. Thêm vào đó giám đốc bán tua du lịch được gọi là giám đốc kinh doanh ngành tại một vài khách sạn - chịu trách nhiệm trong việc đàm phán các khoản tiền hoa hồng của các đại lý du lịch, phí giới thiệu, giá đặc biệt và giảm giá cho các thành viên trong ngành. * Giám đốc bán hội nghị. Chịu trách nhiệm trong việc khai thác các vụ kinh doanh mới. Vị trí then chốt này yêu cầu phải liên lạc chặt chẽ với các nhóm và các tổ chức lớn. Ví dụ, như các hiệp hội kinh doanh nhà nghề, các công ty chính và tổ chức anh em. Nhiệm vụ của các giám đốc kinh doanh hội nghị duy trì và phát triển mối quan hệ với các tổ chức này, và khuếch trương khách sạn như một địa điểm tốt cho các cuộc hội nghị hàng năm, hội thảo, hội họp và hội thảo chuyên đề. Việc lên kế hoạch hội nghị diến ra trước ngày khai mạc- thường từ 2 tới 3 năm trước khi hội nghị diễn ra. Giám đốc kinh doanh hội nghị thu hút việc kinh doanh hội nghị bằng cách sắp xếp cho những người ra các quyết định chính tới thăm khách sạn, và mở rộng các hoạt động cung cấp sự hỗ trợ, lên kế hoạch và khuếch trương các sự kiện. Các nhiệm vụ khác bao gồm: việc lập các đề nghị, thiết lập sự phân bán hàng cho khách đoàn và thiết lập các mục tiêu kinh doanh hội nghị ngắn hạn và dài hạn. * Giám đốc phục vụ hội nghị. Một giám đốc phục vụ hội nghị có thể giúp giám đốc bán hội nghị trong việc lên kế hoạch cho các đoàn hội nghị. Vị trí này có trách nhiệm chính trong việc sắp xếp và phối hợp các dịch vụ mà cái đó cần để tiến hành một cuộc họp, hội thảo, hay hội nghị. Khi việc bán một hội nghị được thực hiện, người giám đốc phục vụ hội nghị thiết lập các kế hoạch cuối cùng và giải quyết các vấn đề chi tiết. Ông (bà) ta làm việc như là người liên lạc chính giữa tổ chức khách hàng với các bộ phận của khách sạn có liên quan tới hội nghị. * Giám đốc quảng cáo. Chịu trách nhiệm trong việc lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá các chương trình giao tế cộng đồng và quảng cáo. Tại hầu hết khách sạn người giám đốc quản cáo làm việc với đại lý quảng cáo ở bên ngoài để tạo các chiến lược khuyến mại và phát triển các công cụ như: quảng cáo trên báo, tạp chí, trên đài hoặc các biển quảng cáo. Giám đốc quảng cáo có nhiệm vụ xác định phương tiện truyền thông hiệu quả nhất cho việc khuyếch trương khách sạn tới những khách hàng có khả năng nhất của nó, và mua chương trình quảng cáo từ người bán. Ví dụ như những người phát hành tạp chí, đài phát thanh và công ty thiết kế. Người giám đốc quảng cáo thiết lập các tiêu chuẩn và thông qua tất cả thiết kế cho biển báo, tờ quảng cáo, thực đơn, khăn ăn và các phương iện được in ấn khác được sử dụng bởi khách sạn. Các nhiệm vụ khác bao gồm: chuẩn bị ngân sách qunảg cáo, đánh giá hiệu quả của các chương trình khuyến mại và tổ chức các cuộc họp thường với tổng giám đốc điều hành và giám đốc các bộ phận khác để đảm bảo rằng các quảng cáo của khách sạn đạt hiệu quả. * Nhân viên điều hành bán hàng cho công ty. Một nhân viên điều hành bán hàng cho công ty chịu trách nhiệm trong việc quảng cáo khách sạn tới các công ty. Một nhân viên điều hành bán hàng cho công ty điển hình có nhiệm vụ thoả thuận giá buồng, đặc biệt với các khách hàng của công ty và sắp xếp việc bán buồng cho các đoàn khách nhỏ. Ông (bà) ta thường là người liên lạc với khách hàng là chủ yếu, xem xét những vấn đề hay phàn nàn của khách và theo dõi việc giải quyết các vấn đề đó. Bởi vị trí này do cá nhân thực hiện, nên nhân viên điều hành bán hàng cho công ty dành hầu hết thời gian của họ cho việc lên lịch các cuộc họp, hoặc đến gặp các công ty. Một nhân viên điều hành bán hàng cho công ty có thể cũng chịu trách nhiệm trong việc duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ, thường bằng thư hay điện thoại, để kêu gọi việc kinh doanh lại. Các nhiệm vụ khác bao gồm: nghiên cứu thị trường tiềm năng (hay thị trường mục tiêu), xác định khách hàng tiềm năng, và thực hiện các hoạt động liên quan tới cộng đồng như: giao tế cộng đồng, họp báo và tham gia các hoạt động từ thiện. Có thể nói, bộ phận marketing và ba

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100240.doc
Tài liệu liên quan