Luận văn Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Những năm gần đây, lực lượng lao động cảnước nói chung và lực

lượng lao động ởBà Rịa - Vũng Tàu nói riêng đều có xu hướng là lực lượng

lao động ởnhóm trung niên ngày một tăng nhanh, trong khi đó nhóm lao

động trẻvà cao tuổi ngày càng giảm, nhóm cao tuổi giảm nhanh hơn cảvề

quy mô và tốc độ.

Nếu chia theo độtuổi: sốlao động dưới 30 tuổi chiếm 26,3%; từ30 đến

50 tuổi chiếm 64,33%; từ50 tuổi trởlên chiếm 9,35%.

pdf152 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốt làm nhiên liệu và nguyên liệu như: sản xuất điện, phân đạm, ga tiêu dùng…  Hệ thống thông tin liên lạc Mạng lưới thông tin liên lạc có quy mô, năng lực tương đối lớn, chất lượng tốt và ổn định, đáp ứng ngày càng tốt các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tính đến năm 2007, trên địa bàn tỉnh có 54 cơ sở bưu điện gồm: 1 bưu điện trung tâm, 7 bưu điện cấp huyện và 46 bưu điện khu vực; 61 đài điện thoại, 38 máy telex; 209.732 máy điện thoại. Trong đó, máy điện thoại di động là 55.709 chiếc, điện thoại bàn là 27,6 máy/100 dân và phấn đấu đến 2010 tỉ lệ này là 48 máy/100 dân. Hiện tại, dự án xây dựng mạng thông tin phục vụ nhu cầu của 4 khu công nghiệp Phú Mỹ, Đông Xuyên, Mỹ Xuân A và Mỹ Xuân A2 đã được khởi công, khi hoàn thành sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu thông tin cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp trong toàn lãnh thổ. Ngoài các yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng nêu trên thì các dịch vụ hỗ trợ khác cũng phát triển rất mạnh trong những năm gần đây như: các dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm… Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 9 ngân hàng và 1 quỹ hỗ trợ phát triển đang hoạt động cung cấp một nguồn vốn lớn cho xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, vốn vay sản xuất cho các doanh nghiệp… 2.2.3.3. Đường lối chính sách kinh tế - xã hội Đại hội Đảng VI là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế với cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Cùng với đó là Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Hợp tác xã; Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ về việc chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần… được ban hành. Hệ thống chính sách mang tính pháp chế của nhà nước, của tỉnh là cơ sở vững chắc thực hiện các chương trình mục tiêu cụ thể trong phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội, tạo môi trường pháp lý cho các nhà đầu tư, thúc đẩy sự tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn. Từ đó tăng thêm đầu tư vào việc làm, nhu cầu lao động của ngành công nghiệp cũng tăng lên, thu hút được nhiều lao động và lực lượng lao động được sử dụng hợp lý. 2.2.3.4. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại và tác động của toàn cầu hóa, hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực Việc ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, đổi mới máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ có vai trò quyết định đối với việc sử dụng lực lượng lao động, giải quyết việc làm đầy đủ và có hiệu quả. Toàn cầu hóa, trong đó bộ phận quan trọng là toàn cầu hóa kinh tế tác động ngày càng sâu sắc và tạo ra cơ hội cũng như thách thức đối với lao động nước ta. Tác động toàn cầu hóa giai đoạn vừa qua đối với các vấn đề lao động ở nước ta cũng như Bà Rịa - Vũng Tàu thể hiện ở các mặt sau: - Thứ nhất, toàn cầu hóa khơi dòng vốn đầu tư quôc tế chảy vào nước ta, trong đó có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA), thúc đẩy đổi mới công nghệ, tạo ra nhiều việc làm mới thu hút người lao động. - Thứ hai, xu hướng tự do hóa thương mại trong khu vực và quốc tế thúc đẩy phân công và hợp tác lao động quốc tế, tăng cạnh tranh giữa các nền kinh tế, làm cho yêu cầu về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động ngày càng tăng. - Thứ ba, toàn cầu hóa dẫn đến cải cách thể chế lao động trong nước cho phù hợp với thông lệ quốc tế, như chính sách phát triển nguồn lao động, chính sách thị trường lao động, các tiêu chuẩn cũng như quan hệ lao động, quản lý lao động,… - Thứ tư, toàn cầu hóa tác động đến dòng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, từ khu vực nông nghiệp chuyển đến khu công nghiệp và khu chế xuất, từ khu vực nhà nước sang khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân, lao động của Việt Nam nói chung và tỉnh nói riêng ra nước ngoài và lao động nước ngoài vào. Từ đó cũng thúc đẩy quan hệ cung – cầu trên thị trường lao động. - Thứ năm, toàn cầu hóa dẫn đến cơ cấu lại nền kinh tế, các ngành nghề có lợi thế cạnh tranh sẽ tạo được nhiều việc làm như dệt, may, giày dép… Từ đó thay đổi cơ cấu sử dụng nguồn lao động, phân hóa mức thu nhập của người lao động trong khu vực có vốn đầu tư từ FDI thường cao hơn các khu vực khác. Trong giai đoạn tới toàn cầu hóa tiếp tục đặt ra nhiều thách thức mới, lợi thế của Bà Rịa - Vũng Tàu về tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ sẽ mất dần giá trị, các giá trị vô hạn của nền kinh tế tri thức sẽ tác động đến giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. 2.3. Một vài nét về hiện trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Công nghiệp của Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển khá nhanh và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong nội bộ ngành công nghiệp, dầu khí luôn chiểm tỉ trọng lớn và là động lực chính trong phát triển công nghiệp. Bảng 2.8: Cơ cấu GDP (giá cố định năm 1994) theo nhóm ngành kinh tế ở Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2001 – 2007 Đơn vị tính: % Nhóm ngành kinh tế Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nông - lâm – ngư nghiệp 4,20 4,29 4,18 3,82 3,92 4,62 5,02 Công nghiệp - xây dựng 81,31 81,25 82,88 85,11 84,28 82,77 80,13 Thương mại - dịch vụ 14,49 14,46 12,94 11,07 11,80 12,61 14,85 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu các năm 5,02% 14,85% 80,13% 4,20% 81,31% 14,49% Năm 2007 Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Thương mại - dịch vụ Năm 2001 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu GDP (giá cố định năm 1994) theo nhóm ngành kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu Suốt giai đoạn 2001 - 2007, công nghiệp – xây dựng luôn chiếm trên 80% cơ cấu GDP. Tốc độ phát triển của khu vực II khá cao đạt bình quân 28,1% thời kỳ 2001 – 2007; nông - lâm – ngư nghiệp tăng 10,5% và dịch vụ là 11%. Như vậy, giá trị gia tăng hầu hết các ngành đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình của cả nước. Đặc biệt đối với một ngành công nghiệp đã phát triển khá cao về mặt giá trị tuyệt đối như Bà Rịa - Vũng Tàu, sự tăng trưởng này là một thành tích đáng kể không chỉ riêng ngành công nghiệp của tỉnh mà còn là của cả nước. 2.3.1. Tăng trưởng công nghiệp Ngành công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu ban đầu được hình thành từ các cơ sở sửa chữa tàu thuyền, chế biến hải sản sơ cấp xây dựng từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước. Sự phát triển công nghiệp được đánh dấu vào thời điểm những năm cuối của thập kỷ 1980 với sự ra đời và phát triển của công nghiệp khai thác dầu khí và thực sự phát triển mang tính bùng phát trong giai đoạn 1996 - 2000 và 2001- 2005. Đến nay nền công nghiệp của tỉnh đã có một cơ cấu tương đối đầy đủ với sự có mặt của nhiều ngành công nghiệp như: Năng lượng, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng, phân NPK, gạch men, nhựa PVC, chế biến hải sản... trong đó khai thác dầu khí và các ngành công nghiệp có nguồn gốc từ dầu khí (chế biến khí, sản xuất điện, đạm) là ngành công nghiệp tạo ra nguồn thu ngân sách lớn nhất, quyết định quy mô, vị thế của địa phương so với cả nước. Khai thác dầu khí cũng tạo ra những điều kiện quan trọng để phát triển nhiều ngành công nghiệp khác trên địa bàn. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp ước tính thời kỳ 2001- 2007 tăng bình quân 11%/năm. Năm 2007 giá trị gia tăng ngành công nghiệp (theo giá so sánh 1994) tính cả dầu khí đạt khoảng 48.709 tỷ đồng, nếu không tính dầu khí đạt khoảng 32.841 tỷ đồng. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng đều qua các năm. Trong giai đoạn 1996 - 2000 sản lượng dầu thô khai thác tăng bình quân năm là 2,1 lần; điện tăng 6,5 lần; khí tăng 8,2 lần. Giai đoạn 2001- 2005 sản lượng dầu thô khai thác tăng ở mức 1,1 lần; điện tăng gần 3,5 lần; khí tăng gần 3,6 lần. Tính đến cuối năm 2007, trên địa bàn tỉnh có khoảng 4.791 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có 405 cơ sở khai thác mỏ, 4.379 cơ sở công nghiệp chế biến và 7 cơ sở sản xuất phân phối điện, khí và nước. 2.3.2. Cơ cấu công nghiệp Cơ cấu công nghiệp các năm 2001 - 2007 cho thấy xu hướng chuyển dịch công nghiệp đã và đang diễn ra như sau: Bảng 2.9: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp (giá cố định năm 1994) Đơn vị tính: % Danh mục 2001 2002 2003 2004 2006 2007  Phân theo ngành 1. CN khai thác 74,26 68,18 62,88 57,70 40,17 32,90 2. CN chế biến 14,62 16,54 17,66 19,00 29,12 34,45 3. SX điện, nước và khí đốt 11,12 15,28 19,46 23,3 30,71 32,65  Theo thành phần kinh tế 1. Quốc doanh 19,53 24,38 28,13 31,14 35,02 38,49 2. Ngoài quốc doanh 3,23 4,44 5,31 5,94 6,93 8,48 3. Đầu tư nước ngoài 77,24 71,18 66,56 62,92 58,05 53,03 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu các năm Về cơ cấu công nghiệp theo ngành: Bà Rịa - Vũng Tàu có 20 phân ngành công nghiệp trong số 29 phân ngành của cả nước. Công nghiệp khai thác mỏ (chủ yếu là khai thác dầu khí) chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng từ 74,26% năm 2001 xuống 32,9% năm 2007. Công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất điện, khí, nước tăng nhanh tương ứng từ 14,62% lên 34,45% đối với công nghiệp chế biến và 11,12% lên 32,65% đối với sản xuất điện, khí, nước. Năm 2007 53,03% 8,48% 38,49% Khu vực Nhà nước Khu vực ngo hà nướcài N Khu vực có vốn ĐTNN Năm 2001 3,23% 77,24% 19,53% 40,17% 16,54% 17,66% 1 ,00%9 29,12% 15,28% 19,46% 2 ,30% 30,71% 3 32,90% 57,70% 62,88% 68,18% 74,26% 34,45% 14,62% 2001 2002 2003 004 2005 2006 2007Năm 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 32,65% 11,12% 2 CN khai thác CN chế biế n SX điện, nước và khí đốt Biểu đồ 2.8: Cơ cấu GTSX công nghiệp của BR – VT theo ngành Về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế: Ngược với xu thế chung của cả nước, công nghiệp quốc doanh Bà Rịa - Vũng Tàu lại tăng dần từ 19,53% năm 2001 lên 38,49 % năm 2007. Khu vực ngoài quốc doanh cũng diễn ra tình trạng tương tự tăng tương ứng từ 3,23% lên 8,48%. Trong khi đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại giảm mạnh từ 77,24% xuống còn 53,03%. Biểu đồ 2.9: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của BR – VT theo thành phần kinh tế 2.3.3. Nhận xét chung Sự phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời gian qua đã phát triển đúng hướng khi biết dựa vào các tiềm năng sẵn có của tỉnh như tài nguyên dầu khí, vật liệu xây dựng, tiềm năng kinh tế biển, lợi thế cảng nước sâu... Tốc độ tăng trưởng công nghiệp khá cao (trên 2 con số). Hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào các khu công nghiệp đã được quan tâm đầu tư. Hệ thống cấp điện, cấp nước, giao thông, viễn thông,... nhìn chung đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện tại. Quy hoạch phát triển công nghiệp đã được phê duyệt, trong đó sự phân bố các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tương đối hợp lý về quy mô và địa điểm. Tuy nhiên, ngành công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu cũng còn có một số vấn đề cần được quan tâm khắc phục: công nghiệp chế biến hải sản chưa được quy họach, công nghiệp dịch vụ dầu khí và dịch vụ hàng hải còn chậm phát triển, chưa sử dụng tốt nguồn lao động địa phương và ngược lại địa phương cũng chưa chủ động đào tạo lao động có tay nghề, việc thu hút các nguồn lực từ bên ngoài chưa hiệu quả. 2.4. Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu 2.4.1. Số lượng và sự gia tăng Mặc dù giai đoạn trước tỉ lệ tăng dân số của tỉnh cao hơn cả nước nhưng nhờ các thành tựu trong chương trình dân số, hiện nay tỉ lệ tăng dân số của tỉnh ngày càng giảm và bằng tỉ lệ tăng dân số cả nước. Tỉ lệ tăng lực lượng lao động công nghiệp của tỉnh ngày càng cao và cao hơn tỉ lệ tăng lực lượng lao động công nghiệp của cả nước. Đây là ưu điểm lớn của ngành công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu Bảng 2.10: Lực lượng lao động công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu và cả nước giai đoạn 2001 – 2007 Lao động công nghiệp Tỉ lệ tăng lao động công nghiệp (%) Bà Rịa - Vũng Tàu Năm Cả nước (người) Người % so với cả nước Cả nước Bà Rịa - Vũng Tàu 2001 4.263.000 37.507 0,88 - - 2002 4.558.400 39.543 0,87 6,9 5,4 2003 4..982.400 43.383 0,87 9,3 9,7 2004 5.293.600 45.039 0,85 6,2 3,8 2005 5.741.100 46.200 0,80 8,5 2,6 2006 6.199.100 50.906 0,82 8,0 10,2 2007 6.557.600 54.555 0,83 5,8 7,2 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Niên giám thống kê BR-VT các năm 37.507 39.543 43.383 45.039 46.200 50.906 54.555 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm Người Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp Biểu đồ 2.10: Quy mô LLLĐ công nghiệp của tỉnh qua các năm Tỉ lệ tăng lực lượng lao động công nghiệp của tỉnh ngày càng cao và cao hơn tỉ lệ tăng lực lượng lao động công nghiệp của cả nước. Đây là ưu điểm lớn của ngành công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ khi được thành lập đến nay, đường lối chính sách phát triển kinh tế của tỉnh ngày càng hợp lý, nhiều doanh nghiệp công nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau được hình thành và phát triển. Tỉnh thực hiện các chương trình việc làm, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài. Do vậy, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công nghiệp luôn giữ tốc độ tăng trưởng hàng năm cao, số lượng lao động không ngừng tăng lên với tốc độ cao hơn cả nước và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng số lực lượng lao động trong tỉnh (năm 2001 lao động công nghiệp chiếm 10,11% tổng số lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế thì đến năm 2007 tăng lên 12,47%). 2.4.2. Phân bố lực lượng lao động công nghiệp theo các đơn vị hành chính Lực lượng lao động công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu phân bố rất không đồng đều theo lãnh thổ. Do lịch sử phát triển và mức độ công nghiệp hóa khác nhau của các huyện, thị nên hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung ở phía Tây Nam lãnh thổ bao gồm Thành phố Vũng tàu, thị xã Bà Rịa, huyện Tân Thành, huyện Long Đất. Đây là nơi đô thị hóa phát triển, kéo theo cơ sở hạ tầng có nhiều thuận lợi. Những khu vực này hiện chiếm tới 99,63% giá trị sản xuất công nghiệp. Còn địa bàn còn lại ở Đông Bắc như huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ, và Côn Đảo chủ yếu phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch sinh thái, công nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chủ yếu là công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phục vụ nông nghiệp và dân sinh tại chỗ. Chình vì vậy, khu vực Tây Nam với 54% diện tích tự nhiên của tỉnh nhưng năm 2007 tập trung gần 63% dân số và gần 90% lực lượng lao động công nghiệp. Còn lại khoảng 10% lao động công nghiệp tập trung ở khu vực Đông Bắc. Cá biệt có huyện Côn Đảo hầu như không có lực lượng lao động công nghiệp. Những năm gần đây, mọi thành phần kinh tế đều được khuyến khích tham gia các hoạt động sản xuất công nghiệp. Các cơ sở không chỉ được xây dựng ở khu vực Tây Nam như trước đây mà có xu hướng mở rộng ra các huyện khác của khu vực Đông Bắc nhằm tận dụng nguồn lực đất đai, vốn, môi trường … và nhất là thu hút nguồn lao động đông, rẻ, sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp. Tuy nhiên một số huyện sự thay đổi cơ cấu kinh tế còn quá chậm, công nghiệp kém phát triển, do vậy tỉ lệ tham gia lực lượng lao động công nghiệp còn quá thấp. Lực lượng lao động công nghiệp của các huyện thị cũng phân bố rất không đồng đều trong các thành phần kinh tế khác nhau. Do lịch sử phát triển công nghiệp và ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, chính sách đầu tư có trọng điểm trong công nghiệp, nên các địa phương như thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa có tỉ trọng lao động công nghiệp Nhà nước cao, cao nhất là thành phố Vũng Tàu. Lực lượng lao động công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tập trung phần lớn ở thành phố Vũng Tàu, kế đến là thị xã Bà Rịa, Tân Thành. Các huyện Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo vắng mặt lực lượng lao động công nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Khác với lực lượng lao động trong nông nghiệp, nơi làm việc và ở thường trú của người lao động trong ngành công nghiệp thường không cùng một địa bàn hành chính. Họ chủ yếu được chuyển từ vùng nông thôn hoặc nơi khác đến. Phần đông số công nhân từ vùng khác hoặc tỉnh khác đến phải thuê nhà trọ ở gần nơi làm việc, nhưng cũng không ít người “sáng đi chiều về”. Điều này ảnh hưởng lớn vấn đề nhà ở, giao thông đi lại, vệ sinh môi trường … Vì vậy, việc phân bố các cơ sở sản xuất công nghiệp cần phải tính đến việc sử dụng hợp lý lực lượng lao động theo lãnh thổ. 2.4.3. Cơ cấu lực lượng lao động trong ngành công nghiệp 2.4.3.1. Phân theo nhóm tuổi Những năm gần đây, lực lượng lao động cả nước nói chung và lực lượng lao động ở Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng đều có xu hướng là lực lượng lao động ở nhóm trung niên ngày một tăng nhanh, trong khi đó nhóm lao động trẻ và cao tuổi ngày càng giảm, nhóm cao tuổi giảm nhanh hơn cả về quy mô và tốc độ. Nếu chia theo độ tuổi: số lao động dưới 30 tuổi chiếm 26,3%; từ 30 đến 50 tuổi chiếm 64,33%; từ 50 tuổi trở lên chiếm 9,35%. 2.4.3.2. Phân theo giới tính Tỉ lệ lực lượng lao động nam ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp theo giới tính. Giai đoạn 2003 – 2007, tỉ trọng nam trong tổng số lao động công nghiệp của toàn tỉnh tăng 6% (từ 44,4% năm 2003 tăng lên 50,4% vào năm 2007. Do đặc điểm phát triển kinh tế tập trung vào một số ngành công nghiệp khai mỏ, hóa chất, vật liệu xây dựng thu hút nhiều lao động nam, đặc biệt ở các các trung tâm công nghiệp. 48,5% 47,7% 47,3% 51,5% 52,3% 52,7% 50,4%44,4% 49,6%55,6% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2003 2004 2005 2006 2007 Năm Nữ Nam (Nguồn: Xử lý số liệu từ niên giám thống kê tỉnh BR-VT các năm) Biều đồ 2.11: Cơ cấu lực lượng lao động công nghiệp phân theo giới tính giai đoạn 2003 – 2007 Tuy nhiên hiện nay với chính sách phát triển một số ngành công nghiệp nhẹ, sẽ thu hút nhiều lao động nữ tham gia, kết cấu lao động theo giới ít nhiều sẽ có thay đổi trong tương lai. 2.4.3.3. Phân theo các thành phần kinh tế Cả ba khu vực kinh tế Nhà nước, ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều có tỉ lệ lao động nam cao hơn tỉ lệ lao động nữ. Khu vực công nghiệp Nhà nước Trung ương có tỉ lệ lao động nam cao hơn tỉ lệ lao động nữ. Ngược lại, công nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý, lao động nữ lại đông hơn so với lao động nam. Khu vực công nghiệp ngoài Nhà nước có tỉ lệ lao động nữ cao nhất ở các công ty TNHH và các công ty cổ phần, hợp tác xã. Ngược lại các doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất cá thể, tỉ lệ lao động nam lại cao hơn hẳn. Tỉ lệ lao động nam ở các doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất cá thể cao, có thể do nam giới thường năng động, mạnh mẽ hơn nữ. Mặt khác trong các gia đình của các doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất cá thể, thu nhập khá cao, phụ nữ thường làm nội trợ hơn là đảm nhiệm công việc kinh doanh. Nhiều địa phương khác trong cả nước ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, lao động nữ có tỉ lệ cao hơn vì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chú trọng tuyển dụng lao động nữ với đức tính chăm chỉ, khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận vào các ngành công nghiệp như: dệt may, da giày, … Ngược lại, ở Bà Rịa - Vũng Tàu nam chiếm tỉ trọng cao hơn. Nguyên nhân các nhà đầu tư nước ngoài thường phát triển sản xuất trong những ngành công nghiệp đòi hỏi phải có thể lực và sức khỏe tốt như: công nghiệp khai thác dầu, khí, công nghiệp hóa chất, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng,… 2.4.3.4. Phân theo nhóm ngành công nghiệp Nhóm ngành công nghiệp khai thác và nhóm ngành sản xuất điện, nước và khí đốt có tỉ lệ lực lượng lao động nam là chủ yếu. Nhóm ngành công nghiệp khai thác số lượng lao động nam cao hơn 8,09 lần lao động nữ. Nhóm ngành sản xuất điện, nước và khí đốt con số này là 5,25 lần. Trong khi đó ở nhóm ngành công nghiệp chế biến lao động nữ chiếm 58%, nam chiếm 42% 89% 11% 42% 58% 84% 16% 0% 25% 50% 75% 100% Khai thác mỏ CN chế biến SX điện, nước và khí đốt Nam Nữ (Nguồn: Xử lý số liệu từ niên giám thống kê tỉnh BR-VT các năm) Biều đồ 2.12: Cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính trong các nhóm ngành công nghiệp năm 2007 2.4.3.5. Phân theo trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật Cũng giống như cả nước, đội ngũ lao động công nghiệp của Bà Rịa - Vũng Tàu dồi dào nhưng trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, song ngày càng được nâng cao. Về trình độ văn hóa: Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp có trình độ văn hóa cao hơn lực lượng lao động nói chung trên địa bàn. Số đông lực lượng lao động công nghiệp có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên (78,1% năm 2005) và tỉ lệ ngày càng cao. Số ít vẫn còn vài cơ sở sản xuất tuyển công nhân có trình độ văn hóa từ lớp 6 trở lên chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất cá thể. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Năm 2005 số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 51,07% (Cụ thể: 0,13% lao động có trình độ tiến sĩ; 2,03% lao động có trình độ thạc sĩ; 11,50% lao động có trình độ đại học; 15,40% lao động có trình độ cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; 22,01% có chứng chỉ nghề), còn 48,93% không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Phần lớn lao động công nghiệp có chuyên môn kỹ thuật thuộc về khu vực nhà nước Trung ương, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và tập trung ở thành phố, thị xã. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động công nghiệp cao hơn khu vực nông thôn nhưng thấp hơn khu vực dịch vụ. Nhìn chung, lực lượng lao động công nghiệp của tỉnh cao hơn so với nhiều địa phương khác trong cả nước nhưng tỉ lệ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Điều đó gây khó khăn cho việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất lao động. 2.5. Hiện trạng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh 2.5.1. Theo nhóm ngành công nghiệp Lực lượng lao động tập trung phần lớn trong ngành công nghiệp chế biến. Đặc điểm này cũng giống tình hình chung cả nước và các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 18,87%18,83% 15,36%16,73% 23,68%23,57% 22,49% 77,90% 73,86%73,86% 81,57% 80,00% 77,75%75,06% 3,07%3,27%3,55%3,27%2,46%2,57%2,45% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Khai thác mỏ CN chế biến SX và phân phối điện, nước (Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám Thống kê tỉnh BR-V T các năm) Biểu đồ 2.13: Cơ cấu LLLĐ công nghiệp phân theo nhóm ngành Mặc dù có nhiều lợi thế trong phát triển ngành công nghiệp khai thác nhưng tỉ lệ lao động của ngành này ngày càng giảm từ 22,49% năm 2001 xuống còn 15,36% năm 2007. Do ngành công nghiệp chế biến ngày càng được mở rộng với việc thu hút các nguồn vốn vào đầu tư trong lĩnh vực này. Chính vì vậy lao động ngành công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng tương ứng từ 75,06% lên 81,57%. Còn ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước hầu như không thay đổi, chỉ dao động trong khoảng 2,5% – 3,0% Bảng 2.11: Quy mô và tốc độ tăng lực lượng lao động công nghiệp theo nhóm ngành giai đoạn 2001 – 2007 CN khai thác Công nghiệp chế biến Sản xuất điện, nước và khí đốt Năm Người % so với năm trước Người % so với năm trước Người % so với năm trước 2001 8.437 - 0,72 28.152 29,78 918 3,61 2002 9.321 10,48 29.208 3,75 1.014 10,46 2003 10.273 10,21 32.042 9,70 1.068 5,33 2004 8.480 -17,45 35.085 9,50 1.474 38,01 2005 8.642 1,91 35.920 2,38 1.638 11,13 2006 8.516 1,46 40.727 13,38 1.663 1,53 2007 8.379 1,61 44.498 9,26 1.678 0,90 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu qua các năm Trong suốt giai đoạn 2001 – 2007, lực lượng lao động của nhóm ngành công nghiệp chế biến có mức tăng cao nhất (2,05 lần), kế đến là nhóm ngành công nghiệp sản xuất điện, nước và khí đốt (gấp 1,89 lần), nhóm ngành công nghiệp khai thác không những không tăng mà còn giảm. Xét về tỉ lệ gia tăng hàng năm, nhóm ngành công nghiệp chế biến có tốc độ gia tăng đều đều, ổn định hơn hai nhóm kia. -17,45 29,78 9,26 9,7 3,75 2,38 13,38 9,5 38,01 11,13 5,33 3,61 1,53 0,9 10,46 -0,72 1,61 10,2110,48 1,91 1,46 -20 -10 0 10 20 30 40 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm % Khai thác mỏ Công nghiệp chế b ếni Sản xuất điện, nước và khí đốt (Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám Thống kê tỉnh BR-V T các năm) Biểu đồ 2.14: Tốc độ tăng hàng năm của lao động công nghiệp theo nhóm ngành 2.5.1.1. Sử dụng lao động trong nhóm ngành công nghiệp khai thác Lực lượng lao động nhóm ngành công nghiệp khai thác chiếm tỉ trọng không lớn khoảng 2,5% đến 3% cơ cấu. Suốt giai đoạn 2001 – 2007, lao động trong nhóm ngành không những không tăng mà còn giảm. Năm 2001, tổng số lao động là 8.437 người đến năm 2007 giảm còn 8.379 người. 2.5.1.2. Sử dụng lao động trong nhóm ngành công nghiệp chế biến Ngành công nghiệp chế biến thu hút phần lớn lực lượng lao động công nghiệp của tỉnh. Năm 2001 có 28.152 người, năm 2007 là 44.498 người. Tỉ lệ gia tăng lao động hàng năm ổn định và trong suốt thời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH018.pdf
Tài liệu liên quan