DẪN NHẬP .7
1.Lí do chọn đề tài.7
2. Lịch sử vấn đề .8
2.1 Nhân vật.9
2.2 Kết cấu .14
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.20
3.1 Đối tượng nghiên cứu .20
3.2 Phạm vi nghiên cứu.20
4. Phương pháp nghiên cứu .20
5. Đóng góp của đề tài.21
6. Cấu trúc của luận văn .22
Chương I Hiện tượng song trùng và Gabriel García Máquez .24
1.1 Biểu tượng song trùng trong văn học .24
1.1.1 Khái niệm song trùng .24
1.1.2 Biểu tượng song trùng trong một số tác phẩm văn học .27
1.1.2.1 Các tác phẩm của F.Dostoevski .28
1.1.2.2 Các tác phẩm khác.38
1.2 G.Máquez và “Trăm năm cô đơn”.46
1.2.1 G.Máquez “đỉnh cao ngọn sóng văn chương”.46
1.2.2 G. Márquez và hiện tượng song trùng.51
Chương II Song trùng và nghệ thuật xây dựng nhân vật .54
2.1 Nhân vật văn học.54
2.2 Các thủ pháp nghệ thuật .55
2.2.1 Thủ pháp trùng tên.55
2.2.1.1 Thế hệ thứ nhất.55
2.2.2 Thế hệ thứ hai.57
2.2.1.3 Thế hệ thứ ba .61
2.2.1.4 Thế hệ thứ tư.63
2.2.1.5 Thế hệ thứ năm và sáu .68
2.2.2 Dùng biểu tượng .73
2.2.3Nhân vật được soi chiếu dưới điểm nhìn đa chủ thể.79
115 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiện tượng song trùng trong “trăm năm cô đơn” của G. márquez, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư một hiện tượng. Triết học và tâm lí quan niệm,
biểu tượng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm
giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật
vào giác quan ta đã chấm dứt. Biểu tượng là những hình ảnh cụ thể, rõ ràng và cố
định. Còn motif dùng để “chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được
hình thành ổn định bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ
thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian”[20/197]. Như thế, motif cũng sử
dụng những hình ảnh nên trong nó cũng chứa đựng những biểu tượng. Nhưng những
hình ảnh này được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong những trường hợp khác
nhau, trong những bối cảnh, ngữ cảnh khác nhau, tạo ra những biến điệu, biến thái rất
đa dạng và phong phú chứ không phải là chỉ là sự lặp lại một cách hoàn toàn, trùng
lặp so với mẫu gốc, chính điều này đã tạo ra hiện tượng lặp lại thú vị cho. Trong
“Trăm năm cô đơn”, sự lặp lại này xảy ra rất đậm đặc: nhân vật, kết cấu, giọng
điệu Nhân vật được xây dựng lặp lại qua bảy thế hệ, không chỉ lặp lại tên gọi mà
còn cả tính cách, hành động, kí ức, số phận. Nhưng mỗi nhân vật vẫn có những nét
riêng độc đáo của riêng mình trên cơ sở những đặc điểm chung của dòng họ. Kết cấu
tác phẩm cũng được kiến tạo theo kiểu những vòng tròn lặp lại như thế. Xuất phát từ
hiện tượng lặp đi lặp lại một cách thường xuyên như vậy, chúng tôi cho rằng song
trùng trong “Trăm năm cô đơn” là một hiện tượng chứ không chỉ dừng lại là một biểu
tượng như những tác phẩm khác.
Hiện tượng song trùng này đã chi phối mạnh mẽ đến việc xây dựng các thành
tố của tác phẩm: nhân vật, tình tiết, chi tiết...tất cả đều lặp đi lặp lại đầy ám ảnh. Nhân
vật của ông không xuất hiện đồng thời, không là sự phản chiếu, hay là cái bóng của
nhân vật khác mà nhân vật trong “ Trăm năm cô đơn” tồn tại theo kiểu cặp đôi, cặp
đôi thế hệ này sẽ được lặp lại một phần hoặc gần hết ở thế hệ kế tiếp, cứ như vậy cho
đến thế hệ cuối cùng, tạo ra một hệ thống nhân vật trùng lặp hết sức độc đáo. Lịch sử
của dòng họ Buendía gắn kết rất chặt chẽ với số phận làng Macondo từ những buổi
đầu thành lập cho đến khi phát triển trù phú rồi bị khánh kiệt và xóa sổ. Những biến
động lịch sử trong tác phẩm mang dáng dấp hình bóng lịch sử của Colombia và Mĩ
Latin. Đó là sự bất ổn về chính trị, cuộc nội chiến ngàn ngày, các công ty hoa quả của
Mĩ, cuộc sống tù đọng, trì trệ, nghèo nàn của người dân Như thế xây dựng những
nhân vật song trùng, G. Márquez không chủ yếu khám phá ở nhân vật của mình ở
phương diện tâm lí, bản ngã như những tác giả khác mà lấy đó làm cơ sở để phản ánh
những mất mát đau thương, khủng hoảng chính trị và sự trì trệ, tù đọng của xã hội
Colombia và châu Mĩ Latin. Những chi tiết, tình tiết cũng được xây dựng theo cách
thức như vậy. Từ đó chúng tôi thấy rằng song trùng của G.Márquez là cơ sở quan
niệm về thế giới của ông, là cơ sở thi pháp tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” trong đó
có hai phương diện quan trọng: nghệ thuật xây dựng nhân vật và kết cấu.
Chương II Song trùng và nghệ thuật xây dựng nhân vật
2.1 Nhân vật văn học
Nhân vật trong tác phẩm văn học hay còn gọi là nhân vật văn học là một thành
tố quan trọng của tác phẩm, là hình thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một cách
hình tượng. Nhân vật văn học là “con người được thể hiện bằng phương tiện văn học.
Nội dung của nhân vật nằm trong sự thể hiện đó.” [42/279]. Chúng tôi căn cứ vào
khái niệm này để nghiên cứu nhân vật trong tác phẩm “Trăm năm cô đơn”.
Lại Nguyên Ân cho rằng: nhân vật văn học là “một đơn vị nghệ thuật, nó mang
tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân
vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện
quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó có thể được xây dựng trên cơ sở
quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có được trong hệ thống một tác
phẩm cụ thể. Vai trò và đặc trưng của nhân vật văn học bộc lộ rõ nhất trong phạm vi
vấn đề nhân vật và tác giả.” [19/242]
Từ điển thuật ngữ văn học, nhân vật văn học “là một đơn vị nghệ thuật đầy tính
ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Chức năng cơ
bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người. Do tính cách là một
hiện tượng xã hội, lịch sử, nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học
cũng mang tính lịch sử” và “thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của
nhà văn về con người. Vì thế, nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm.” [20/
235-236]
Từ những góc độ khác nhau có thể chia nhân vật văn học thành nhiều kiểu loại
khác nhau.
“-Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm, nhân vật
văn học được chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ.
-Dựa vào đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt lí tưởng của nhà văn, nhân
vật văn học được chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
-Dựa vào thể loại văn học, ta có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật
kịch.
-Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành nhân vật chức năng,
nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng”. [20/236]
Từ những quan niệm của các nhà nghiên cứu, chúng ta có thể nhận thấy quan
niệm về nhân vật văn học được hiểu khá thống nhất. Nhân vật văn học là những con
người, loài vật, đồ vậtđược tác giả sáng tạo và như thể có đời sống riêng thể hiện
một cách nghệ thuật trong tác phẩm. Nhân vật văn học đầy tính ước lệ và không thể
đồng nhất nó với hiên thực bên ngoài. Nó có vai trò quan trọng trong tác phẩm, thể
hiện mô hình quan niệm thế giới, con người của tác giả. Đó là một thành tố nghệ
thuật mang tính chủ quan và dấu ấn cá nhân đậm nét của nhà văn.
Khi nghiên cứu nhân vật trong “Trăm năm cô đơn”, chúng tôi thấy rằng hầu
như tác phẩm không có nhân vật trung tâm mà chỉ có nhân vật chính. Có khoảng sáu
mươi nhân vật, nhiều nhân vật trong số đó tên gọi được lặp lại. Nhưng tất cả đều
được khu biệt với nhau một cách rõ ràng, đem đến cho người đọc những ấn tượng đặc
biệt. Bởi nhân vật trong “Trăm năm cô đơn” là những con người đặc biệt, phi thường,
dị thường và quái dị. Mỗi người một vẻ đã được tác giả khắc họa thành công qua
những thủ pháp lạ hóa ấn tượng: trùng tên, dùng biểu tượng trùng lặp và nhân vật
được soi chiếu dưới cái nhìn đa diện tạo ra những cặp nhân vật song trùng độc đáo.
2.2 Các thủ pháp nghệ thuật
2.2.1 Thủ pháp trùng tên
2.2.1.1 Thế hệ thứ nhất
Để chạy trốn sự dằn vặt lương tâm vì tội giết chết Prudencio Aguilar, José
Arcadio Buendía đã dẫn một nhóm người đi tìm một vùng đất mới, với những khát
vọng mới mẻ. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa cho hành trình của hành trình này là sự
ám thị về tội loạn luân của hai vợ chồng José Arcadio Buendía và Úrsula Iguarán.
Như vậy, hành trình khám phá ra thế giới mới là một hành trình trốn chạy tội loạn
luân. Gần hai năm đi bộ, đoàn người đã vượt qua những quãng đường dài, họ hầu
như không còn đủ sức để đi tiếp nhưng vẫn chưa tìm được chốn dừng chân để lập
làng. Trong giấc mơ, Macodon, thành phố của những tấm kính vọng vào tâm trí của
José Arcadio Buendía và ông quyết định dừng chân để lập làng, “đêm ấy José
Arcadio Buendía nằm mộng thấy ở ngay nơi đó một thành phố đông vui với những
ngôi nhà có tường kính đã mọc lên. Ông hỏi đó là thành phố gì và ông được trả lời
bằng một cái tên chưa bao giờ nghe thấy, một cái tên chẳng có ý nghĩa gì nhưng nó
cứ vang vọng trong giấc mơ: Macondo.” [11/49] Như vậy vùng đất Macondo trong
sáng tác của G.Márquez không mang cảm hứng từ một loài cây nhiệt đới, một tộc
người du mục, hoặc một đồn điền chuối có thật ở Aracataca, mà là địa danh nên thơ
của một giấc mơ.
Bằng lòng quả cảm José Arcadio Buendía đã dẫn đoàn người vượt qua đầm lầy
để đến Macondo. Không chỉ là người có sức khỏe phi thường, José Arcadio Buendía
còn là một người đàn ông có nhiều khát khao, tài năng và trí tưởng tượng phong phú,
nhiều khi còn vượt xa cả bản thể của tự nhiên. Chỉ bằng những quan sát thực nghiệm,
José Arcadio Buendía đã phát hiện ra nhiều điều thú vị, là người đầu tiên trong làng
phát hiện “trái đất tròn như thể trái cam!”, và thử nghiệm thành công thuật làm giả
kim, những điều đã quá xưa cũ với mọi người, trừ cư dân của làng Macondo. Nhưng
tất cả những nỗ lực của cụ cuối cùng cũng chẳng đi đến đâu, nếu không muốn nói là
thất bại. Sự đam mê khoa học của José Arcadio Buendía cùng cư dân ở Macondo đã
phản ánh những khát khao hiểu biết nhưng cũng đồng thời vạch ra sự lạc hậu của họ
so với phần còn lại của thế giới. Càng ngày cụ càng trầm lặng, ít nói và giam mình
trong nỗi cô đơn sâu thẳm. Ban đầu, cụ bị ám ảnh bởi những kỷ niệm (đặc biệt là cái
chết của Prudencio Aguilar) đến khi phát hiện ra “thời gian bị tai nạn”, cụ đã dùng
hết sức đập vỡ phòng thí nghiệm của mình và từ đó hoàn toàn xa lạ với tất cả. Cụ
dừng lại ở một điểm thời gian của riêng mình và sống tĩnh lặng mãi mãi triền miên
trong bể thẳm vô thức cho đến cuối đời.
Những phẩm chất trên của của cụ tổ sẽ di truyền cho đám con cháu sau này,
chủ yếu ở tuyến nhân vật nam theo hai nhánh: Accadio và Aureliano, di truyền cho
họ cả sức mạnh phi thường, sự táo gan, sôi nổi và cả thói trái tính trái nết, nỗi hoài
nhớ và niềm cô đơn vô tận. Để rồi tất cả họ cuối cùng không chống nổi sức mạnh của
nỗi hoài nhớ ấy, điều mà chưa bao giờ họ thực sự hiểu rõ ràng, tự lưu đày vào cõi cô
đơn vĩnh viễn. Mô hình này được lặp đi lặp lại trong tác phẩm, đặc biệt là với những
người đàn ông.
2.2.2 Thế hệ thứ hai
Như một định mệnh đã được in dấu từ trước, “bất kì nhân vật nào của dòng họ
Buendía, khi mang cái tên Arcadio (ngoại trừ Arcadio Segundo), đều là hiện thân
của đời sống sôi nổi, đầy bản năng nhục dục”. [23/191]: José Arcadio, Arcadio,
Arcadio Segundo, José Arcadio. Ngược lại bất kì nhân vật nào của dòng họ Buendía
khi mang cái tên Aureliano (trừ Aureliano Segundo, Aureliano, người cuối cùng của
dòng họ bị kiến tha) thì “luôn có trí thông minh tuyệt vời nhưng lại mắc chứng trầm
tư, ủ dột và lánh đời”. [11/16]: Aureliano Buendía, Aureliano José, Aureliano
Segundo, Aureliano Babilonia, Aureliano. Những cái tên ở đây được lặp lại một phần
hoặc hoàn toàn qua bảy thế hệ. Điều đặc biệt là trong mỗi thế hệ như vậy gần như
luôn có một cặp đôi Buendía: Arcadio, Aureliano ra đời và tồn tại song song nhưng
bản tính lại khác nhau, tạo ra những cặp nhân vật song trùng độc đáo.
José Arcadio, thế hệ thứ hai thừa hưởng sức mạnh cơ bắp của cha, vừa đến tuổi
trưởng thành đã sớm biết đến mùi đàn bà. Quan hệ tình dục với Pilar Ternera rồi bỏ
đi theo những người Digan. José Arcadio đi vòng quanh thế giới sáu mươi lăm lần và
trở về nhà trong sự ngỡ ngàng của mọi người với “tấm lưng vuông vức của anh ta
dường như không lọt qua cửa. Trên cổ anh ta đeo một sợi dây chuyền có treo hình
Thánh bà Đồng trinh Rêmêđiôt. Ngực và hai cánh tay anh ta săm kín hình ảnh các
nghĩa trang. Trên cổ tay anh ta đeo bức tượng đồng Chúa Giêsu bị đóng đinh câu
rút. Anh ta có nước da đen sạm bởi phong sương dãi nắng, mái tóc ngắn và bờm xờm
như bờm lừa, hàm răng bạnh ra cứng kều, đôi mắt âu sầu.Và sự có mặt của anh ta
đem đến cho tất cả mọi người cái cảm giác rùng mình trước trận động đất.” [11/123]
Không chỉ sở hữu một thân hình lực lưỡng mà José Arcadio còn được miêu tả đậm
chất phồn thực: hơi thở có thể làm héo cả hoa lá, âm thanh và cường độ làm tình “một
đêm tới tám lần, một buổi trưa tới ba lần” [11/123] đã làm kinh động cả người chết
ngoài nghĩa địa. Mặc cho sự cấm cản của mọi người ông đã cưới em gái nuôi của
mình, Rebecc a bất chấp mọi quy luật của đạo lí, để rồi “ngồi xổm lên cái lẽ của tạo
hóa”[11/128] mà phạm tội loạn luân. Nhưng khác với José Arcadio Buendía, José
Arcadio không hề thấy tội lỗi hay dằn vặt lương tâm. Có thể nói José Arcadio là một
dạng nhân vật hiện sinh, hiện thân cho cuộc sống đầy bản năng và tình dục mạnh mẽ
của dòng họ Buendía. Khước từ sự ảnh hưởng mọi người xung quanh, vợ chồng José
Arcadio gần như là những người duy nhất trong làng đứng ngoài guồng quay của
chiến tranh. Nhưng cuối cùng ông lại bị giết hại bằng một phát súng đầy bí ẩn. Chiến
tranh xảy ra thì không ai có thể hạnh phúc dù anh có tham chiến hay không.
José Arcadio và Aureliano Buendía thuộc thế hệ thứ hai của dòng họ Buendía.
Aureliano Buendía là người đầu tiên được sinh ra ở làng Macondon. Ngay từ thơ bé,
Aureliano đã là một người lặng lẽ và cô đơn, “cậu đã khóc trong bụng mẹ và lọt lòng
với đôi mắt mở thao láo”. Chỉ có Úrsula là người duy nhất nhận ra nhận ra tiếng khóc
ấy không phải là dấu hiệu của người nói giọng bụng hay có tài tiên tri mà tiếng gầm
sâu lắng ấy là dấu hiệu đầu tiên của cái đuôi lợn khủng khiếp, là dấu hiệu không thể
nhầm lẫn của sự bất lực trước tình yêu. Cũng như bao đứa trẻ khác của dòng họ, lúc
còn bé thơ cả hai đều là những đứa trẻ ngoan ngoãn. Nhưng điều ấy không được lâu,
lớn lên một chút họ đã sớm để mất trí tuởng tưởng và thu mình vào cõi cô đơn. Nếu
như José Arcadio được tác giả nhấn mạnh ở khía cạnh bản năng, tình dục với một cơ
thể cường tráng và vâm váp được thừa hưởng từ cha thì Aureliano Buendía ngược lại,
chàng có một vóc dáng mảnh khảnh, đặc biệt là đôi mắt âu sầu và rất thông minh.
Mặc dù đã trở thành một nguời đàn ông thực sự nhưng Aureliano Buendía vẫn
chưa biết đến mùi đàn bà. Cậu “vẫn chưa có được thân hình vâm váp của cha và anh
mình. Tuổi thanh niên đã lấy mất đi của Aureliano Buendía giọng nói ngọt ngào và
đã khiến cho cậu rở nên lầm lì ít nói và cô đơn, nhưng trái lại nó cũng trả cho cậu
sức biểu cảm mãnh liệt vốn có từ thuở lọt lòng mẹ trong đôi mắt” [11/66] Suốt ngày
Aureliano Buendía miệt mài trong xưởng kim hoàn. Bằng sự thông minh vốn có từ bé
và sự kiên trì miệt mài nên chẳng bao lâu chàng nổi tiếng khắp vùng đầm lầy về tay
nghề kim hoàn tinh xảo. Trong đợt mất ngủ dài ngày của làng có hai bà cháu đến để
mua vui cho cánh mày râu của làng. Vì tò mò và thương hại Aureliano Buendía tìm
đến cô gái để làm tình. Lần đầu đứng trước một người phụ nữ, chàng đau đớn nhận ra
sự bất lực của mình, mặc cho cô gái ra sức khêu gợi, Aureliano Buendía vẫn cảm
thấy đơn độc, đơn độc đến khủng khiếp. Mặc cảm về sự thất bại này khiến cậu càng
trốn sâu vào công việc hòng xoá nhoà đi kí ức không mấy tốt đẹp này. Aureliano
Buendía yêu Remedios Moscote, một bé gái mới chín tuổi. Sự cô đơn vô hạn khi tình
yêu chưa được đáp lại, Aureliano tìm đến Pilar Ternera, người mà trước đây đã từng
quan hệ với anh trai của mình để được quan hệ với thị. Aureliano quan hệ với Pilar
Ternera, không vì ham muốn và thỏa mãn như José Arcadio, chàng càng cảm thấy cô
đơn, trống trải hơn bao giờ hết khi tìm đến thị. Cũng như sau này khi đã trở thành
một vị tổng tư lệnh quyền uy, Aureliano ngủ với mười bảy cô gái, có mười bảy đứa
con nhưng không vì thế mà thay đổi sự bất lực trong tình yêu của chàng. Trong sự
cảm thông và thấu hiểu của Pilar Ternera, gần như là của một người mẹ, Aureliano đã
ấm ức, tức tưởi khóc, tiếng khóc của nỗi cô đơn bật tung, vỡ òa. Sau lần quan hệ này,
Pilar Ternera sinh cho Aureliano Buendía mộ đứa con trai như trước đây cũng đã
từng sinh cho José Arcadio một đứa con. Như vậy cả hai anh em cùng quan hệ chung
chạ với một người phụ nữ. Pilar Ternera như một phép thử quan trọng mà tác giả đặt
vào đây để làm bật lên sự khác biệt trong tính cách của hai anh em. José Arcadio
thiên về đời sống bản năng, xác thịt quan hệ với thị vì ham muốn và thỏa mãn.
Aureliano tìm đến thị như tìm đến một sự đồng cảm, sẻ chia để tạm quên đi thực tại
trong chốc lát. Tình dục chỉ là một nơi trú ẩn tạm thời cho nỗi cô đơn của Aureliano.
Con đường chạy trốn cô đơn của Aureliano bằng cuộc sống gia đình nhanh
chóng tan vỡ khi người vợ trẻ Remedios bị trúng độc chết bất ngờ. Điều này thực sự
là một nỗi đớn đau vô cùng với Aureliano. Mất phương hướng chàng đến với chiến
tranh bằng những niềm tin ngây thơ và mơ hồ về nó. Bằng tài tiên tri của mình,
Aureliano đã sớm biết rằng chàng sinh ra là cho cuộc chiến này. Bước vào cuộc chiến
đẫm máu, Aureliano xác định rõ ràng hành động của mình sẽ không vì riêng một
quốc gia nào, mà mang tính cách mạng liên quốc gia, của cả khu vực Caribbe, nhằm
“thống nhất các lực lượng liên bang vùng Trung Mĩ để quét sạch các chế độ Bảo
hoàng từ Alasca đến Patagonia”[11/216]. Chàng đã phát động ba mươi hai cuộc
chiến nhưng đều bị thất bại hoàn toàn, cuối cùng phải đầu hàng nhục nhã. Càng dấn
sâu vào cuộc chiến, chàng càng cay đắng nhận ra tính chất bỉ ổi, vô nghĩa của nó.
Chiến tranh không mang lại lợi ích cho dân chúng mà đó là điều kiện để cho những
kẻ nắm quyền trục lợi. Chúng sẵn sàng bắt tay nhau để bảo vệ lợi ích của mình, chỉ
có Aureliano Buendía là ngây thơ xông pha trận mạc chiến đấu. Như thế những gì gọi
là tự do, dân chủ rốt cuộc chỉ là trò mị dân, bịp bợm của giới cầm quyền. Là người
đứng đầu cuộc chiến, đứng ở đỉnh cao của quyền lực nhưng chàng lại cảm thấy thật
trơ trọi và cô độc. Cuộc chiến không chỉ lấy đi tuổi trẻ, hạnh phúc của Aureliano
Buendía mà còn biến chàng thành một kẻ độc tài khát máu. Có lúc chàng có thể bắn
tất cả mọi người, kể cả mẹ mình, chàng “đang mục ruỗng lúc còn đang sống”. Nếu
như ngài đại tá ban đầu mở rộng một cuộc chiến để xoá bỏ bọn Bảo hoàng và mong
muốn thiết lập một nền chính trị mới nhưng càng về sau thì mục đích ấy càng xa rời
và chàng biết, chàng chiến đấu vì chính sự kiêu ngạo của trái tim mình, để chạy trốn
sự cô đơn. Như vậy chiến tranh là con đường chạy trốn cô đơn thứ hai của Aureliano
Buendía nhưng bất thành.
Qua câu chuyện ba mươi hai cuộc chiến mà Aureliano Buendía phát động,
G.Márquez đã phản ánh thời kì đen tối có thật trong lịch sử Colombia từ những năm
1840 đến năm 1880 khi hai đảng Tự do và Bảo thủ luân phiên nhau cầm quyền trong
sự mâu thuẫn, xung đột nội bộ sâu sắc. Cả hai đã dấy lên cuộc chiến ngàn ngày làm
hao tốn sức người sức của, đẩy đất nước đến tình trạng bất ổn về chính trị và kinh tế.
Sau hai mươi năm binh nghiệp xông pha, Aureliano càng cô đơn và cảm thấy
hư vô, trống rỗng hơn bao giờ hết. Chàng trở về nhà lặng lẽ và đơn độc. Vị đại tá
huyền thoại một thời lại sản xuất những con cá vàng như lúc trẻ và không hề bận tâm
đến những sự kiện chính trị đang điễn ra. Cuộc đời của đại tá Aureliano là một chuỗi
những bi hài của số phận, ngay cả với cái chết. Ngài chết khi đang đứng đái và một
đoàn xiếc đi ngang với những chú hề tung hứng. Và “người ta lại nhìn thấy trên
gương mặt của ngài nỗi cô đơn đáng thương của ngài khi đoàn xiếc đã đi qua và trên
đường cái chỉ còn lại khoảng không rực sáng”, [11/372] cái còn lại là sự cô đơn vĩnh
viễn của một kiếp người.
Aureliano Buendía được tác giả nhấn mạnh ở tư chất thông minh, âu sầu và cô
đơn. Còn José Arcadio thì nhấn mạnh bản năng nhục dục mạnh mẽ, yêu đương sôi
nổi nhưng cuối cùng cũng bất hạnh và chết một cách bí ẩn. Có thể thấy nếu bổ sung
hai cuộc đời của hai nhân vật này cùng với một trái tim yêu đương, chắc chắn họ sẽ
có một cuộc sống hạnh phúc hơn.
2.2.1.3 Thế hệ thứ ba
Thế hệ thứ ba, G.Márquez xây dựng cặp nhân vật song trùng thứ hai José
Accadio (Accadio )và Aureliano José. Tên gọi của cặp nhân vật này được lặp lại một
phần tên của cặp nhân vật trước đó. Accadio, đứa trẻ được hoài thai bằng sự đam mê
tình dục cuồng nhiệt của José Arcadio và Pilar Ternera. Accadio ra đời trong sự chối
bỏ của mọi người. Mẹ bỏ rơi ngay khi anh còn đỏ hỏn, Úrsula Iguarán không thừa
nhận nên gọi trống không là Accadio. Ngay từ bé, Accadio đã mặc cảm thân phận và
sống cô độc trong khi Úrsula mải mê làm giàu, José Arcadio Buendía điên rồ,
Aureliano Buendía lầm lì ít nói, Amaranta và Rebecca thù hằn nhau. Mọi người mải
mê như quên đi sự tồn tại của cậu. Chỉ có Melquíades là người duy nhất quan tâm
đến cậu. Ngâm cho cậu nghe những bài nhã ca khó hiểu. Chính vì không biết gốc gác
của mình nên Accadio đã nổi máu dê với Pilar Ternera, mẹ của mình trong phòng
chụp ảnh “một sự thèm khát không thể cưỡng lại nổi đối với cậu ta cũng như ban đầu
đối với José Arcadio và sau đó đối với Aureliano”. [11/148] Accadio tìm kiếm thị,
tìm mùi khói khen khét phả ra từ thân xác thị, mùi tình dục, như cha của chàng, José
Arcadio trong lần đầu cũng đê mê tìm đến thị như thế.
Được Aureliano Buendía giao cho nhiệm vụ cai quản làng với những mệnh
lệnh dứt khoát và bộ quân phục đã giải thoát Accadio khỏi những đau khổ trước đó.
Có thể nói khác với cha mình, chiến tranh là con đường chạy trốn cô đơn của
Accadio nhưng cuối cùng cũng bất thành. Nắm binh quyền trong tay, Accadio đã lộ
rõ bộ mặt của một kẻ độc tài, hống hách và khát máu. Accadio kìm kẹp mọi người
trong làng bằng những điều luật ngớ ngẩn, “hàng ngày cậu ta đọc lệnh cho tới bốn
giờ chiều để ra lệnh và sắp đặt mọi việc theo ý muốn của mình. Cậu ta thi hành lệnh
cưỡng bức quân sự với người từ mười tám tuổi trở lên bắt buộc những người đàn
ông lớn tuổi phải đeo băng đỏ ở cánh tay”[11/139]. Ban đầu mọi người trong làng
xem đó chỉ là một trò đùa của bọn trẻ nhưng đến một ngày nọ, Accadio đã ngang
nhiên bắn chết người vô tội, đòi xử bắn cả Apolina Moscote thì lúc ấy sự việc không
như người ta nghĩ. Những tháng ngày Accadio cai quản thị trấn, Macondo vừa oi bức,
vừa như một trò hề trong không khí quân sự căng thẳng. Cho nên “chiến tranh cho
đến lúc ấy vẫn chỉ là một từ để chỉ một hoàn cảnh trống trải và trì đọng, đã được cụ
thể hóa cho một thực tại bi thương” [11/152], là một cái gì đó chợt đến khuấy đảo sự
tù đọng, buồn chán của ngôi làng đang ngày càng chìm dần vào cõi cô đơn.
Khi quân đội Bảo hoàng đến đóng chiếm lại Macondo, Accadio trong tay có
không quá năm mươi lính vũ trang kém cỏi và một vị đại tá trong bộ dạng bà già đã
phản công lại. Trận chiến được miêu tả vừa giễu cợt vừa hài hước. Quân đội của
Accadio nhanh chóng bị thất thủ. Accadio bị bắt và xử tử hình. Trước họng súng của
kẻ thù, nỗi sợ chết từng dằn vặt cậu thời thơ ấu đã không còn nữa mà thay vào đó là
cảm giác nhớ nhung. Và cậu bắt đầu hiểu rằng trên thực tế cậu yêu biết nhường nào
những người cậu từng căm ghét. Trong giờ khắc mỏng manh đối mặt giữa sự sống và
cái chết, Accadio nhớ lại tất cả những kí ức êm đẹp của cuộc đời mình bằng một tình
cảm dịu dàng, trìu mến. Accadio chết bởi những phát sung oan nghiệt như cha mình.
Nhân vật cặp đôi với Accadio trong giai đoạn này là Aureliano José, con trai
của Aureliano Buendía với Pilar Ternera, tương ứng với thế hệ ba của dòng họ, cả
hai đã tạo ra một cặp nhân vật song trùng thú vị. Đúng như Úrsula nhận xét: “Con cái
nhà này đến lạ, tất cả đều giống nhau như hệtLúc đầu, được nuôi dưỡng rất chu
đáo, do đó tất cả đều ngoan ngoãn, nết na, hiền lành, dường như đến con ruồi cũng
không thể giết. Ấy mà râu vừa lún phún đã lại hư thân mất nết rồi”.[11/193] Vừa
trưởng thành, Aureliano José đã bì bõm nhục dục với chính cô ruột của mình trong
những cơn đam mê xác thịt bệnh hoạn vừa nguy hiểm vừa không có lối thoát. Với
Amaranta, Aureliano José là nơi bám víu tạm thời cho nỗi cô đơn của mình, còn
Aureliano José thì đó là người đàn bà đầu tiên trong đời đã đánh thức dậy những dục
vọng, bản năng của một người đàn ông. Hệt như lí lẽ như ông nội của mình, chàng
van nài Amaranta “dù có đẻ ra những con tê tê đi nữa cũng cam lòng” [11/190]. Một
lần nữa cả hai lại phạm phải vết xe đổ của dòng họ, phạm tội loạn luân, dù lòng nơm
nớp lo sợ đẻ ra đứa trẻ có cái đuôi lợn. Bị cự tuyệt, Aureliano José vào quân ngũ,
mong xóa nhòa hình ảnh của Amaranta. Nhưng chính ở đây, hình ảnh của Amaranta
lại càng hiện lên da diết. Aureliano José đến với chiến tranh cũng giống như ngài đại
tá, thất bại trong tình yêu, chạy trốn cô đơn nhưng càng trốn tránh, hình ảnh của sự
thất bại ấy lại càng hiện hữu một cách rõ ràng. Không thể chạy trốn, niềm ham muốn
ngày càng mạnh mẽ, Aureliano đào ngũ về nhà với khát khao cháy bỏng được quan
hệ thân xác với Amaranta.
Aureliano José bắt đầu sống thờ ơ, phóng đãng, chơi gái và lười biếng như
người bác José Arcadio. Lúc này ở Macondo không khí chính trị lại trở nên căng
thẳng. Hai phe Bảo hoàng và Tự do xung đột nhau quyết liệt. Những cuộc đấu súng
nổ ra thường xuyên tại làng. Trái với Arcadio, người không bao giờ biết gốc gác của
mình, Aureliano José biết mình là con của Pilar Ternera nhưng trong nỗi cô đơn, cả
hai đã tư thông, loạn luân với nhau. Aureliano José quan hệ Pilar Ternera, mẹ ruột
của mình nhưng không phải vì sự ham muốn, khát khao mà vì sự cô đơn, trống trải,
mất phương hướng trong cuộc đời, giống như tâm trạng của cha chàng, đại tá
Aureliano Buendía khi đến với thị.
Aureliano José và Arcadio là cặp song trùng thứ hai, gắn với thế hệ thứ ba của
dòng họ. Dù không hoàn toàn, nhưng ở họ vẫn có nhiều điểm lặp lại từ cặp nhân vật
song trùng truớc đó: Arcadio vẫn được nhấn mạnh ở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hien_tuong_song_trung_trong_tram_nam_co_don_cua_g_marquez_6055_1925637.pdf