LỜI CAM ĐOAN. i
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT . iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ. v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ. v
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN. vi
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 2
3. Mục đích của đề tài. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 5
5. Phương pháp nghiên cứu. 5
6. Cấu trúc của đề tài . 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM –
LIÊN MINH CHÂU ÂU. . 7
1.1. Cơ sở lý thuyết về Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cơ hội và thách thức
đối với các quốc gia tham gia. 7
1.1.1. Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. 7
1.1.2. Cơ hội và thách thức đối với các quốc gia tham gia FTA thế hệ mới. 9
1.2. Tổng quan về liên minh Châu Âu và một số quốc gia tiêu biểu. 11
1.2.1. Liên minh Châu Âu . 11
1.2.2. Khái quát về thị trường một số Quốc gia tiêu biểu trong EU. 13
1.3. Hiệp định thương mại tự do EVFTA. 16
1.3.1. Tiến trình đàm phán. 16
1.3.2. Nội dung cơ bản của Hiệp định. 18
1.4. Quy định trong EVFTA liên quan đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào
EU. 29
1.5. Tính tương thích giữa EVFTA và Pháp luật Việt Nam hiện hành . 30
CHƯƠNG 2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU KHI EVFTA CÓ HIỆU LỰC . 32
2.1. Đặc điểm của sản phẩm thuỷ sản. 32
2.1.1. Thuỷ sản chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên . 32
2.1.2. Thuỷ sản mang tính thời vụ. 33
2.1.3. Thuỷ sản mang tính phân tán. 33
2.1.4. Thuỷ sản mang tính tươi sống . 34
2.1.5. Thuỷ sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người. 34
2.1.6. Thuỷ sản rất phong phú và đa dạng về chủng loại và chất lượng . 34
85 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên Minh Châu Âu: Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phán quyết được thi hành.
Hai bên thống nhất nếu cùng tham gia vào một Hiệp định thành lập cơ chế giải
quyết tranh chấp đa phương về đầu tư hoặc cơ chế phúc thẩm đa phương về đầu tư
thì có thể chấm dứt việc thực hiện hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư song
phương theo Hiệp định này.
1.4. Quy định trong EVFTA liên quan đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào
EU
Hiệp định EVFTA được ký kết có tới 90% số dòng thuế suất của mặt hàng thủy
sản được cam kết cắt giảm về 0% (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên) với lộ trình dài
nhất là 7 năm., mức thuế nhập khẩu thủy sản vào EU hiện nay trung bình là 14%;
trong đó, nhiều mặt hàng chịu thuế cao tới 26%.
Nhưng khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực thì có khoảng 840 dòng thuế suất cơ
sở, chiếm khoảng 50% số dòng thuế đối với sản phẩm thủy sản sẽ giảm về 0%; số
còn lại có lộ trình cắt giảm từ 3 -7 năm, thực phẩm từ thủy sản cũng được xóa bỏ thuế
sau 6 - 8 năm. Một số mặt hàng đặc biệt như: cá ngừ đóng hộp và surimi, EU dành
cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn.
Ngoài ra, hầu hết các sản phẩm mực, bạch tuộc đông lạnh đang có mức thuế cơ
bản 6-8% sẽ được giảm ngay về 0%, các sản phẩm khác như surimi được giảm từ
14,2% về 0%, cá cờ kiếm từ 7,5% về 0%.
Đối với sản phẩm tôm, tôm sú đông lạnh (HS 03061792) được giảm thuế từ
mức cơ bản 20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Các sản phẩm tôm khác
30
theo lộ trình 3-5 năm, riêng tôm chế biến lộ trình giảm thuế 7 năm. Đối với sản phẩm
cá tra lộ trình giảm thuế 3 năm, riêng cá hun khói lộ trình 7 năm. Sản phẩm cá ngừ
đông lạnh được giảm thuế về 0% ngay, trừ thăn cá ngừ đông lạnh (loin) cần lộ trình
7 năm và sản phẩm cá ngừ hộp có hạn ngạch hưởng thuế 0% là 11.500 tấn (nguồn:
Bộ công thương Việt Nam, 2020).
Cam kết tuân thủ các biện pháp bảo tồn, quản lý và khai thác bền vững nguồn
lợi thủy sản nêu trong các Công ước được liệt kê; cam kết hợp tác chặt chẽ trong vấn
đề IUU; cam kết hợp tác, trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan tới việc kiểm soát,
giám sát, thực thi các biện pháp quản lý đánh bắt hản sản.
Như vậy, Hiệp định EVFTA đi vào thực thi là lực đẩy rất lớn cho hoạt động
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU.
1.5. Tính tương thích giữa EVFTA và Pháp luật Việt Nam hiện hành
Rà soát pháp luật hải quan Việt Nam với các cam kết EVFTA về hải quan và
tạo thuận lợi thương mại cho thấy trong tổng thể pháp luật Việt Nam đã cơ bản tương
thích với yêu cầu của EVFTA về vấn đề này. Hiện chỉ còn 01 quy định trong pháp
luật hải quan là chưa tuân thủ EVFTA (liên quan tới cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ
và vừa tiếp cận cơ chế doanh nghiệp ưu tiên). Tuy nhiên, cam kết EVFTA trong lĩnh
vực này không chỉ yêu cầu về pháp luật mà nhiều trường hợp đòi hỏi hiệu quả thực
tế thực thi. Do đó, trong khi về mặt pháp luật, Việt Nam sẽ chỉ phải tiến hành 01 sửa
đổi văn bản pháp luật liên quan, trong thực tiễn cải cách thủ tục hải quan và minh
bạch hóa các quy định hải quan, Việt Nam cần rất nhiều nỗ lực cải thiện để có thể
thực thi đầy đủ các cam kết trong EVFTA về vấn đề này. Mặc dù chưa thực hiện rà
soát nhưng sơ bộ có thể thấy pháp luật chuyên ngành trong các lĩnh vực hiện có quy
định về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (thuộc 09 lĩnh vực)
hiện đang có các quy định chưa tương thích với cam kết EVFTA, ít nhất trong các
vấn đề (i) phương pháp quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan; (ii) phí, lệ phí và (iii)
hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ trong hồ sơ xuất nhập khẩu. Trong tổng thể, để thực thi
hiệu quả các cam kết EVFTA về hải quan và tạo thuận lợi thương mại, Việt Nam cần:
31
- Tiếp tục tăng cường cải cách thủ tục hải quan, đặc biệt là từng bước triển khai
đầy đủ và hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia;
- Rà soát pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, phát hiện các điểm chưa tương
thích, sửa đổi pháp luật chuyên ngành cho phù hợp với EVFTA đồng thời tăng cường
cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành để thủ tục này theo kịp bước cải cách chung
trong hệ thống hải quan, mang lại lợi ích chung cho toàn hệ thống.
TỔNG KẾT CHƯƠNG I
Trong chương 1, Tác giả đã nêu rõ cơ sở lý thuyết về Hiệp định thương mại tự
do, Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tổng quan về Liên minh Châu Âu và một
số quốc gia tiêu biểu trong mối quan hệ xuất nhập khẩu với Việt Nam những năm gần
đây (Hà Lan, Đức, Ý). Đồng thời Tác giả cũng trình bày các nội dung cơ bản của
Hiệp định Thương mại tự do EVFTA, các cam kết về thuế quan mà hai bên sẽ áp
dụng trong thời gian Hiệp định có hiệu lực đặc biệt là các nội dung ảnh hưởng trực
tiếp đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường EU. Từ đó, tác giả có cơ sở
để đánh giá về cơ hội và thách thức mà Việt Nam gặp phải trong quá trình xuất khẩu
thuỷ sản sang thị trường EU khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
32
CHƯƠNG 2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU KHI EVFTA CÓ
HIỆU LỰC
2.1. Đặc điểm của sản phẩm thuỷ sản
2.1.1. Thuỷ sản chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên
Thuỷ sản mang những đặc tính của hàng nông sản, các điều kiện tự nhiên bao
gồm địa hình (miền núi, đồng bằng, bờ biển), vị trí địa lý (mạng lưới sông ngòi, kênh
rạch), nguồn nước, mặt nước, nguồn lợi thuỷ sản, khí hậu (các dạng thiên tai bất
thường như bão, lũ hạn hán,..), thời tiết (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, chế độ mưa, chế
độ gió,), các yếu tố hải dương học,có tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng và
phát triển, chủng loại thuỷ sản. Từ đó tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng,
giá cả, nguồn hàng thuỷ sản cho xuất khẩu. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì năng
suất và chất lượng sẽ cao và ngược lại, nếu thời tiết không thuận lợi sẽ dẫn tới chất
lượng nông sản giảm, giá thành cao. Đây là điều kiện tiên quyết của ngành nông
nghiệp nói chung và thuỷ sản nói riêng.
Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung: nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ,
đặc biệt phát huy thế mạnh nuôi biển, tập trung vào một số đối tượng chủ yếu như:
tôm các loại, sò huyết, bào ngư, cá song, cá giò, cá hồng...
Vùng ven biển Nam Trung Bộ: nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước mặn
lợ, với một số đối tượng chủ yếu như: cá rô phi, tôm các loại...
Vùng Đông Nam Bộ: Bao gồm 4 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa
– Vũng Tàu và TP.HCM, chủ yếu nuôi các loài thủy sản nước ngọt hồ chứa và thủy
sản nước lợ như cá song, cá giò, cá rô phi, tôm các loại....
Vùng ven biển ĐBSCL: gồm các tỉnh nằm ven biển của Đồng Bằng Sông Cửu Long
như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên GiangĐây là
khu vực hoạt động thủy sản sôi động, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên tất cả các loại
mặt nước, đặc biệt là nuôi tôm, cá tra - ba sa, sò huyết, nghêu và một số loài cá biển.
Các tỉnh nội vùng: Bao gồm những tỉnh nằm sâu trong đất liền nhưng có hệ
thống sông rạch khá dày đặc như Hà Nội, Bình Dương, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng
33
Tháp, An Giang, thuận lợi cho nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt như: cá tra -
basa, cá rô phi, cá chép
Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, với điều kiện lý tưởng có hệ thống kênh
rạch chằng chịt và nhiều vùng giáp biển, đã trở thành khu vực nuôi trồng và xuất khẩu
thủy sản chính của Việt Nam. Theo thống kê, năm 2011 cả nước có 37 tỉnh có doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản, trong đó các tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn
nhất lần lượt là Cà Mau (chủ yếu nhờ kim ngạch xuất khẩu lớn của Minh Phú, Quốc
Việt), TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Sóc Trăng
2.1.2. Thuỷ sản mang tính thời vụ
Việc nuôi trồng, thu hoạch nông sản thường được tiến hành theo mùa vụ nhằm bảo
đảm tính phù hợp với điều kiện thời tiết ở nơi nuôi trồng. Năng suât, chất lượng, giá cả của
thuỷ sản có sự biến động tùy thuộc vào từng mùa vụ. Vào chính vụ sản lượng lớn, chất
lượng đồng đều, phong phú về chủng loại, giá rẻ. Trái vụ hoặc thời tiết không thuận lợi thì
sản lượng thấp, chất lượng không đồng đều, giá thành cao. Tính mùa vụ là một trong những
đặc trưng rõ nét nhất của các mặt hàng thuỷ sản nói chung.
2.1.3. Thuỷ sản mang tính phân tán
Mỗi loại thuỷ sản khác nhau phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, khác nhau.
Do đó sẽ nuôi trồng và phát triển ở những vùng khác nhau như:
Đối với tôm: là loài sống phù hợp ở các vùng nước lợ gần biển. Với đặc trưng
này, Miền Trung, Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng
Tàu), Đồng Bằng Sông Cửu Long (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Cà Mau, Kiên Giang) là nơi tập trung sản lượng tôm nuôi nhiều nhất cả nước
Đối với cá tra – basa: là loài cá nước ngọt sống khắp lưu vực sông Mekong, ở
những nơi mà nước sông không bị nhiểm mặn từ biển. Với đặc tính này nên những
tỉnh nằm dọc sông Tiền và sông Hậu thường rất thuận lợi cho việc nuôi cá tra, basa
Mặt khác, do chủ yếu được đánh bắt nuôi trồng ở khu vực nông thôn, nhưng
phần lớn được tiêu thụ ở khu vực thành thị và xuất khẩu, nên các khu vực nuôi trồng
cũng cần phù hợp với tình hình giao thông, vận tải.
34
2.1.4. Thuỷ sản mang tính tươi sống
Tính tươi sống dẫn tới một điều bất lợi của mặt hàng này đó là chúng rất dễ bị
hỏng và kém chất lượng. Hơn nữa, chùng loại, số lượng, chất lượng cũng rất khác
nhau. Vì vậy khi thu mua cần tiến hành nhanh chóng, kịp thời và đặc biệt lưu ý tới
việc phân loại, chế biến bảo quản, vận chuyển, có phương thức kinh doanh phù hợp
với đặc điểm của từng loại. Giá cả hàng nông sản xuất khẩu phụ thuộc vào chất lượng.
Chất lượng hàng nông sản không những phụ thuộc vào khâu sản xuất mà còn phục
thuộc rất nhiều vào khâu bảo quản chế biến. Vì vậy các doanh nghiệp phải đặc biệt
quan tâm đến việc chế biến và bảo quản nông sản.
2.1.5. Thuỷ sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người
Chất lượng hàng nông sản tác động trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Nên yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được đặc biệt coi trọng và được
quy định chặt chẽ trong quá trình sản xuất chế biến, bảo quản. Ngày nay chất lượng
trở thành công cụ cạnh tranh khá hiệu quả, muốn xâm nhập được vào các thị trường
khó tính thì đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao, đáp ứng được cãc tiêu chuẩn
cần thiết mà thị trường nhập khẩu đặt ra.
2.1.6. Thuỷ sản rất phong phú và đa dạng về chủng loại và chất lượng
Mỗi loại hàng khác nhau thì có điệu kiện sinh trưởng, phát triển khác nhau, thu
mua, chế biến theo cách riêng, dẫn đến chất lượng không đồng đều. Thói quen tiêu
dùng và sự đánh giá trên về cùng một mặt hàng trên các thị trường khác nhau cũng
khác nhau, cụ thể có sự khác nhau rất lớn giữa các thị trường Châu Âu, Châu Á, Châu
Phi, Trung Đông.
35
2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU giai đoạn
2015-2020
2.2.1. Khái quát về hoạt đông xuất khẩu Thuỷ sản của Việt Nam trong giai đoạn
2015 – 2020
Trong những năm qua, thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam ra thị trường thế giới. Hoạt động xuất khẩu bắt đầu từ những năm 80
của Thế kỷ trước và có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây. Việt
Nam được coi là một nước có tốc độ tăng trưởng Thuỷ sản nhanh nhất, sản lượng
không ngừng tăng trong giai đoạn 2015-2019, mặc dù năm 2015 là năm khó khăn đối
với Thuỷ sản toàn cầu.
Biểu đồ 2.1: Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam giai đoạn 2015-2020
(nguồn: tác giả tổng hợp từ Tổng cục Hải quan/ Bộ Tài chính, Báo cáo Xuất khẩu
Việt Nam qua các năm từ 2015-2020).
- Trong 5 năm qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam luôn đứng thứ
4 trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, sau dệt may, da giầy và dầu thô.
- Thành tựu của ngành thủy sản thể hiện bằng kết quả xuất khẩu tăng nhanh về
cả giá trị và sản lượng trong giai đoạn 2015 – 2019. Năm 2019, sản phẩm thủy sản
được xuất khẩu sang 158 nước và vùng lãnh thổ. 3 thị trường chính là EU chiếm 15%,
6.568.766
7.047.675
8.309.103
8.787.104 8.543.583
1.540.660
0
1.000.000
2.000.000
3.000.000
4.000.000
5.000.000
6.000.000
7.000.000
8.000.000
9.000.000
10.000.000
2015 2016 2017 2018 2019 Quý I-2020
XK Thuỷ sản của Việt Nam giai đoạn 2015-2019
Năm
đv: 1000 Dollars
36
Mỹ 17% và Nhật Bản 17% và đang có những thị trường tiềm năng như Trung Quốc
(17%) và ASEAN (8%). Số nhà máy và công suất cấp đông của các cơ sở chế biến
tăng rất nhanh trong giai đoạn 2015- 2019. Khu vực ĐBSCL đã hình thành một số
công ty quy mô lớn như Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn,
công ty Cổ phần Hùng Vương
- Năm 2019, giữa những bất lợi vì thuế chống bán phá giá cao, thẻ vàng IUU và
giá trung bình xuất khẩu giảm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã cán đích với kết
quả không như mong đợi với gần 8,6 tỷ USD, giảm 2,5% so với năm 2018. Hai sản
phẩm thủy sản nuôi chủ lực là tôm và cá tra đều giảm với mức tương ứng 7,1% và
8,5% so với năm trước, các mặt hàng hải sản cũng bị giảm mạnh ở xuất khẩu mực,
bạch tuộc, bù lại cá ngừ, các loại cá biển khác và hải sản khác vẫn giữ tăng trưởng
dương nên kéo lại phần nào tỷ lệ sụt giảm trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản
của cả nước. xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc, Australia và Canada đều
giảm trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc và các thị trường khác trong
top 10 thị trường lớn nhất vẫn tăng so với năm trước.
Đầu năm 2020, Đại dịch Covid 19 bùng phát và lây lan mạnh trên toàn cầu khiến
cho sản xuất và xuất khẩu thủy sản của cả nước bị ảnh hưởng nặng nề. Ước tính xuất
khẩu thủy sản trong 3 tháng đầu năm 2020 giảm gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái
chỉ đạt 1.540 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu sang những thị trường lớn bị ảnh hưởng
dịch bệnh đều giảm mạnh, xuất khẩu sang EU giảm 40% (giảm sâu nhất) , sang Trung
Quốc giảm 25%, Hàn Quốc giảm 24%, Nhật Bản giảm 19%.
Diễn biến Đại dịch Covid còn đang rất phức tạp tại các nước trên thế giới, do
vậy, trong vài tháng tới, tình hình xuất khẩu chắc chắn tiếp tục bị tác động giảm.
Doanh nghiệp chưa thể thoát khỏi tình trạng bị sụt giảm, hoãn/hủy đơn hàng, vận tải
hàng hóa khó khăn, việc thanh toán cũng không thuận lợi, sẽ có không ít doanh nghiệp
(nhất là những doanh nghiệp nhỏ) không thể trụ vững vì thiếu vốn để duy trì, để quay
vòng kinh doanh.
Do vậy, doanh nghiệp thủy sản đang rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ
ngành liên quan nhằm giảm bớt áp lực và khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19: miễn
37
nộp kinh phí Công đoàn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm giá điện, thuê kho
lạnh, gia hạn thanh toán điện, giãn nợ, cho vay lãi suất thấp, giảm các thủ tục hành
chính, thanh tra, kiểm tra và chuẩn bị phương án và điều kiện để hỗ trợ, thúc đẩy sản
xuất xuất khẩu sau dịch.
2.2.2. Khái quát tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU
Biểu đồ 2.2: Tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam-EU giai đoạn 2015-2019
(nguồn: tổng hợp từ thống kê xuất khẩu thuỷ sản hàng năm củaVASEP
EU là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt
Nam với giá trị xuất khẩu chiếm hơn 17% các năm 2015 2016 2017, 16,72% năm
2018 và 15,12% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2019 và có quá trình tăng
trưởng tương đối ổn định trong những năm qua.
Trong giai đoạn 2015-2019, nhìn chung giá trị hàng hoá tăng, từ 1,175 tỷ USD
năm 2015 lên đỉnh 1,480 năm 2017 và năm 2019 giảm 11,9% so với 2018 xuống còn
1,297 năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU
chỉ đạt 215,8 triệu USD giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Lý giải cho xu hướng: các chính sách kinh tế Vĩ mô đã tác động mạnh mẽ đến
chất lượng và sản lượng Thuỷ sản Việt Nam để có thể xâm nhập vào thị trường khó
tính như EU, sản lượng gia đoạn trung hạn, dài hạn chắc chắn sẽ tăng, tuy nhiên có
38
sự sụt giảm 2019 là bởi vì EU thắt chặt các quy định về thẻ vàng IUU, khiến cho thuỷ
sản Việt Nam chưa kịp thay đổi để thích ứng. Tháng 11 năm 2019, Đoàn thanh tra
của Tổng vụ Biển và Thủy sản châu Âu thuộc EC đã sang Việt Nam lần 2 để kiểm
tra, rà soát quá trình khắc phục thẻ vàng của Thuỷ sản Việt Nam, dự kiến tháng 6 năm
2020 sẽ có chuyến kiểm tra lần 3 tại Việt Nam, tuy nhiên do ảnh hưởng nghiêm trọng
của dịch Covid nên lịch trình này có khả năng cao sẽ hoãn.
Về việc sản lượng 4 tháng đầu năm của 2020 xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào
EU giảm mạnh hoàn toàn nằm trong sự ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid lên nền
kinh tế toàn cầu nói chung và xuất khẩu thuỷ sản nói riêng.
Nhìn chung giá trị xuất khẩu của các ngành hàng tiêu biểu như Tôm, Cá Tra, Cá
Ngừ là các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu vào EU, các mặt hàng này biến
động hàng năm về cơ bản là đồng pha với tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của
Việt Nam vào EU, tăng đều từ 2015 và giảm nhẹ ở 2019.
Thêm một lý do mà kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản giảm có thể là do một số
Doanh nghiệp cố tình găm hàng lại đợi EVFTA có hiệu lực để hưởng lợi từ hiệp định,
dẫn đến tình trạng giảm lượng cung hàng hoá năm 2019 2020.
39
2.2.3. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường một số nước tiêu biểu: Hà
Lan, Đức, Ý
Biểu đồ 2.3: Xuất khẩu Việt Nam-một số Quốc gia tiêu biểu của EU
(Hà Lan, Đức, Ý)
(nguồn: tổng hợp từ thống kê xuất khẩu thuỷ sản hàng năm của VASEP website
Hà Lan, Đức, Ý là những thị trường lớn nhất của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
vào EU. Đồng thời, ba quốc gia này có những đặc điểm về thị trường, chính sách điển
hình có thể đại diện cho thị trường chung EU và chiếm hơn 40% tổng giá trị xuất
khẩu của Việt Nam vào EU.
Trong đó, có thể dễ dàng nhận thấy Hà Lan là thị trường lớn nhất với 173,13
triệu USD năm 2015 và cao nhất là 308,98 triệu USD năm 2017, sau đó giảm dần về
173,13 triệu USD năm 2019. Trong những năm gần đây, mối quan hệ ngoại giao giữa
Việt Nam và Hà Lan rất tốt, đó là lý do Hà Lan là một trong số những thị trường xuất
khẩu hàng hoá lớn nhất của Việt Nam, tiếp đó là đến Đức và Ý.
0,00
50,00
100,00
150,00
200,00
250,00
300,00
350,00
2015 2016 2017 2018 2019
Đơn vị: triệu USD
Hà lan
Đức
Ý
Năm
40
Đức là một thị trường tương đối ổn định và khắt khe, kim ngạch nhập khẩu thuỷ
sản Việt Nam hàng năm ít bị biến động. Năm 2019 các thị trường đều giảm theo xu
hướng chung. Người Đức không mua những sản phẩm thuỷ hải sản nhập khẩu bị
nhiễm độc do tác động của môi trường hoặc do chất phụ gia không được phép sử
dụng. Đối với sản phẩm thuỷ hải sản đã qua chế biến, người Đức chỉ dùng những sản
phẩm đóng gói có ghi rõ họ tên sản phẩm, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản và sử
dụng, mã số và mã vạch.
2.3. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
sang thị trường EU khi EVFTA có hiệu lực
2.3.1. Cơ hội
2.3.1.1. Cơ hội thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang các quốc gia tiêu biểu của
EU (Hà Lan, Đức, Ý) có mối quan hệ tốt với Việt Nam
- Hà Lan:
Trải qua hơn 45 năm kể từ khi Việt Nam và Hà Lan chính thức thiết lập quan
hệ ngoại giao (1973), hai nước đã xây dựng được mối quan hệ hữu nghị và hợp tác
tốt đẹp. Quan hệ Việt Nam - Hà Lan hiện được đánh giá là điển hình của mối quan
hệ năng động và hiệu quả.
Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa
Hà Lan - Việt Nam không ngừng phát triển. Hà Lan đã trở thành đối tác thương mại
quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại châu Âu với kim ngạch thương mại tăng đều
qua các năm. Hà Lan đứng thứ 14/88 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam
và đứng thứ 2 trong số các nước EU có hoạt động đầu tư vào Việt Nam (sau Pháp).
Hà Lan luôn khẳng định giành cho Việt Nam vị trí ưu tiên trong chính sách hợp tác
phát triển. Mặc dù Hà Lan cắt giảm viện trợ cho các nước và số nước được hưởng
viện trợ, Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách 20 nước ưu tiên nhận viện trợ của
Hà Lan và là một trong số những đối tác phát triển quan trọng của Hà Lan.
Những con số trên là dấu hiệu tích cực và sẽ gia tăng nhanh hơn trong tương lai,
nhất là khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU được ký kết và đi vào thực hiện,
41
góp phần đưa Việt Nam và Hà Lan trở thành cầu nối cho nhau tại hai thị trường nhiều
tiềm năng là Đông Nam Á và EU.
- Đức:
Đức ủng hộ EU sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, thúc
đẩy đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam-EU nhằm tăng cường tối
đa kinh tế, thương mại giữa hai nước.
Năm 2019, Việt Nam được Đức xếp hạng đối tác thương mại thứ 40/144 nước
xuất khẩu hàng hoá vào Đức, hạng 55/144 nước nhập khẩu hàng hoá từ Đức và hạng
47/144 nước đối tác thương mại chính trên kim ngạch hai chiều.
Hàng năm, Đức chi khoảng 550 tỷ USD cho nhập khẩu hàng tiêu dùng. Hàng
hóa nhập khẩu vào Đức không chỉ phục vụ cho thị trường Đức mà còn tiếp tục được
xuất khẩu sang 27 nước thành viên EU và các nước Châu Âu khác. Chính vì vậy, Đức
có thể được hỗ trợ trong việc chuyển giao công nghệ tốt hơn nhất là với những hàng
hóa tiêu dùng của Việt Nam như dệt may, giày dép, thủy sản sẽ có thêm nhiều cơ hội
tại EU. CHLB Đức không chỉ là đối tác song phương trực tiếp với Việt Nam mà đây
còn là một trong số ít đối tác chiến lược của Việt Nam, Đức cũng là cửa ngõ cho hàng
Việt Nam sang thị trường các nước EU.
- Ý:
Việt Nam và Ý chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/3/1973. Quan
hệ chính trị giữa hai nước từ đầu những năm 90 được củng cố và phát triển, Ý là nước
Tây Âu đầu tiên tích cực ủng hộ việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh
châu Âu, trên các diễn đàn quốc tế lớn, cũng như việc bình thường hóa quan hệ giữa
Việt Nam và các tổ chức tài chính, thương mại, tiền tệ quốc tế.
Kim ngạch thương mại Việt Nam - Ý tăng đều trong những năm qua, hiện Ý
đang là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam trong khối EU và Việt Nam là đối
tác thương mại lớn nhất của Ý trong khối ASEAN.
42
Quan hệ hợp tác truyền thống với các nước thành viên của EU tốt và ngày càng
phát triển chính là một điều kiện cực kỳ có lợi cho quá trình xâm nhập của Việt Nam
vào EU.
2.3.1.2. Cơ hội từ Cam kết cắt giảm thuế quan và hạn ngạch thuế quan từ Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam – EU.
Theo cam kết, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối
với 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang
EU.
Tiếp đó sau 07 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế,
tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của ta.
Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại của Việt Nam, EU dành cho ta hạn
ngạch thuế quan (TRQ) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Cụ thể đối với hàng hoá thuỷ sản như sau:
Khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, các sản phẩm hải sản như: hàu, điệp, mực..
sẽ được giảm thuế nhập khẩu từ 20% về ngay mức 0%. Các sản phẩm mực, bạch tuộc
đông lạnh hiện đang có mức thuế 6 - 8% sẽ giảm ngay về 0%, cá cờ kiếm từ 7,5% về
0%. Riêng cá ngừ đóng hộp và surimi sẽ chịu hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500
tấn và 500 tấn.
Đối với sản phẩm tôm - sản phẩm chủ lực của Việt Nam vào EU, tôm hùm xanh
ướp đá, tôm sú HOSO, DP đông lạnh; tôm sắt PD tươi đông lạnh; tôm mũ ni vỏ
(mã HS 03061100) sẽ được giảm ngay từ 12,5% hiện tại xuống 0%. Tôm sú đông
lạnh, tôm sú nguyên con (mã HS 03061710) cũng có mức thuế từ 20% về 0% ngay
khi Hiệp định có hiệu lực.
Các sản phẩm tôm khác theo lộ trình 3-5 năm, riêng tôm chế biến lộ trình giảm
thuế 7 năm. Với sản phẩm cá ngừ, EU cam kết xóa bỏ thuế quan cho cá ngừ tươi sống
và đông lạnh ngay khi EVFTA có hiệu lực. các sản phẩm khác có lộ trình giảm thuế
từ 3-7 năm. Riêng cá ngừ đóng hộp và surimi sẽ chịu hạn ngạch thuế quan lần lượt là
43
11.500 tấn và 500 tấn. Các sản phẩm cá tra có lộ trình 3 năm, trừ cá tra hun khói cần
7 năm để về mức 0%...
Bảng 2.1: Lộ trình cắt giảm thuế của một số ngành hàng thuỷ sản
(Nguồn: VASEP, 2019)
Ngày 12/2/2020, ngay sau khi thông tin Nghị viện châu Âu vừa bỏ phiếu thông
qua EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu
thủy sản Việt Nam đã phát đi những bản so sánh chi tiết mức thuế nhập khẩu mà EU
áp dụng cho các mặt hàng thủy sản của Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp
của Việt Nam, như Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Trung Quốc. Bên cạnh
hàng loạt sản phẩm thủy sản chế biến đang có mức thuế cơ bản khá cao (20%) sẽ
ngay lập tức về 0% khi EVFTA có hiệu lực, như hàu, điệp, mực, bạch tuộc, nghêu,
sò, bào ngư chế biến, tôm sú đông lạnh (HS 03061792)..., thì những sản phẩm tôm,
cá tra, cá ngừ... thuộc nhóm có lộ trình giảm thuế trong thời gian 3 - 7 năm cũng có
mức thuế nhập khẩu hấp dẫn hơn. “Khả năng tăng cạnh tranh so với các đối thủ chưa
có hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU, như Thái Lan, Ấn Độ là rất cao. Các
bản so sánh này đã được VASEP tính toán ngay khi các thông tin về EVFTA được
công bố, cung cấp cho doanh nghiệp hội viên làm cơ sở cho các kế hoạch đầu tư, kinh
doanh mới. Doanh nghiệp đã vào cuộc từ sớm” (nguồn: Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó
tổng thư ký VASEP, 2020).
44
Phải nói thêm, không ít sản phẩm thủy sản chế biến của Việ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hiep_dinh_thuong_mai_tu_do_viet_nam_lien_minh_chau.pdf