LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN.ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ.iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.iv
MỤC LỤC .v
DANH MỤC CÁC BẢNG.ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ.x
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.1
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.3
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .3
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.6
5. BỐ CỤC LUẬN VĂN.6
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ.7
HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN.7
1.1. Khái niệm cao su tiểu điền và điều kiện hình thành mô hình cao su tiểu điền.7
1.1.1. Khái niệm .7
1.1.2. Điều kiện hình thành và phát triển cao su tiểu điền .7
1.1.3.Vai trò của mô hình cao su tiểu điền.8
1.1.4. Những rủi ro thường gặp trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền.10
1.1.4.1. Rủi ro trong sản xuất.11
1.1.4.2. Rủi ro về mặt thị trường .12
1.2. Đặc điểm kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình sản xuất cao su tiểu điền13
1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây cao su.13
1.2.2. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cao su.16
1.2.3. Các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển mô hình cao su tiểu điền .17
1.3. Quan niệm về phát triển cao su tiểu điền.20
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
115 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền tại huyện Trảng bom, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng không đồng đều, năm 2010 diện tích 44.722 ha đến năm 2013
diện tích 44.514 ha giảm 208 ha. Sản lượng lớn tập trung chủ yếu là các huyện Long
Thành, huyện Cẩm Mỹ.
Tóm lại, diện tích cũng như quy mô sản xuất cao su tiểu điền ở Đồng Nai lớn
và ngày càng tăng nhờ quá trình thực hiện các dự án giao đất, giao rừng của nhà
nước; sự hỗ trợ về kỹ thuật, vốn đầu tư nên đã khuyến khích các hộ nông dân mở
rộng diện tích cao su tiểu điền và mở rộng hoạt động chế biến phục vụ xuất khẩu.
Đồng Nai thực sự là một tỉnh có tiềm năng và lợi thế để phát triển cao su tiểu điền
nhằm phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
39
CHƯƠNG 2
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN
TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Trảng Bom
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Trảng Bom
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
40
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Trảng Bom được tách ra từ huyện Thống Nhất (cũ) theo Nghị định số
97/2003/NĐ-CP ngày 21/8/2003 của Chính phủ. Tổng diện tích tự nhiên của huyện
là 32.368,47 ha, chiếm 5,47% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Huyện có thị trấn Trảng
Bom và 16 xã: Hố Nai 3, Bắc Sơn, Bình Minh, Quảng Tiến, Giang Điền, Đồi 61,
An Viễn, Tây Hoà, Trung Hoà, Sông Trầu, Bàu Hàm, Sông Thao, Hưng Thịnh,
Đông Hoà, Cây Gáo, Thanh Bình.
Ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu;
- Phía Đông giáp huyện Thống Nhất;
- Phía Nam giáp huyện Long Thành;
- Phía Tây giáp thành phố Biên Hòa.
Huyện Trảng Bom nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần thành
phố Biên Hòa và thành phố Hồ Chí Minh là những trung tâm kinh tế - xã hội và
khoa học kỹ thuật của khu vực; huyện tập trung nhiều khu công nghiệp như: Bàu
Xéo, Sông Mây, Hố Nai, Giang Điền. Là huyện có nhiều điều kiện thuân lợi cho
phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, thu hút vốn đầu tư, có hệ thống giao thông
đường bộ thuận lợi (Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn với chiều dài 21,8 km, Tỉnh lộ
767 và Tỉnh lộ 762 với tổng chiều dài 15,9 km) góp phần thúc đẩy phát triển và giao
lưu kinh tế trong, ngoài tỉnh.
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình phân bố lại nước mưa, quyết định trường nhiệt ẩm là điều kiện quan
trọng của chu trình sinh địa hóa, ảnh hưởng đến xu hướng và cường độ tạo thành
tài nguyên đất, nước và sinh vật. Địa hình vừa phản ánh rõ nét các yếu tố địa chất
vừa nói lên tính chất nhiệt đới của lãnh thổ.
Trảng Bom nằm trong vùng địa hình đồi thấp, thoải và thấp dần từ Bắc
xuống Nam. Có thể chia địa hình của huyện thành 3 khu vực:
- Khu vực địa hình cao: nằm ở phía Đông Bắc của huyện, với những đồi núi
thấp bazan và các miệng núi lửa xen kẽ với các trảng bằng, thoải và lượn sóng, có
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
41
hướng dốc chính nghiêng dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam; phía Đông Bắc nơi cao
nhất khoảng 103,2 m so với mặt nước biển.
- Khu vực địa hình trung bình: nằm ở phía Bắc Quốc lộ 1A, tập trung những
đồi bằng thấp, lượn sóng xen kẽ những vùng thấp trũng và có hướng thấp dần
xuống phía Nam.
- Khu vực địa hình trung bình - thấp: nằm ở phía Nam và ven Quốc lộ 1A,
với những đồi bằng thấp bazan cổ và các dạng đồi uốn nếp do đá xâm nhập xen kẽ
những đồi bằng thoải dạng bát úp của bậc thềm phù sa cổ và các trảng bằng thấp tạo
nên một vùng địa hình khá đa dạng., địa hình có hướng thấp dần từ Đông sang Tây,
nơi thấp nhất ở phía Tây của huyện có độ cao khoảng 13,8 m so với mặt nước biển.
Nhìn chung, đây là vùng địa hình khá bằng phẳng rất thuận lợi cho bố trí sản xuất
nông nghiệp và xây dựng các công trình.
2.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu
Khí hậu Đồng Nai nói chung và huyện Trảng Bom nói riêng là một dạng đặc
thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, không đồng nhất một số mặt với khí hậu nhiệt
đới gió mùa cận xích đạo. Những đặc thù này có thể thấy hoặc không thấy rõ qua sự
đổi chiều những đặc trưng trung bình của mỗi yếu tố khí hậu. Chẳng hạn tính cận
xích đạo thể hiện rất rõ qua biến trình về bức xạ tổng cộng, có hai cực đại và hai
cực tiểu phù hợp với hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh.
Gió mùa mùa đông, hay gọi là gió mùa Đông Bắc được tạo thành bởi hai hệ
thống chính đều chung hướng Đông Bắc. Đó là tín phong Thái Bình Dương hoặc tín
phong biển Đông đều mang tính chất biển, với thời tiết quang mây khô mát. Gió
mùa Đông Bắc lục địa và hệ quả lạnh rõ rệt ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ nước ta đã
nóng dần lên khi đến Nam bộ nhưng vẫn là lạnh nhất trong các hệ thống gió mùa.
Ngoài ra, trong mùa đông cũng còn kể đến các nhiễu động khác như: nóng, áp thấp,
hội tụ trên cao, đó là nguyên nhân chủ yếu gây mưa trái mùa.
Nhìn chung, huyện Trảng Bom nằm trong vùng khí hậu có nền nhiệt cao đều
quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, không có những biến động lớn về
khí hậu, rất thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
42
+ Nhiệt độ: Nằm ở vĩ độ thấp, Đồng Nai cũng như Trảng Bom nhận được
nhiều năng lượng bức xạ mặt trời và ít bị ảnh hưởng của gió mùa phương Bắc. Do
đó, nhiệt độ không khí trung bình quanh năm cao với nhiệt độ bình quân 25 - 27oC,
chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất chỉ khoảng 4,2oC
(trong khi đó ở Huế 19,3oC, Hà nội 12,1oC). Nhiệt độ trung bình tối cao các tháng
trong năm là 29 - 35oC, nhiệt tối thấp trung bình các tháng trong năm từ 18 - 25oC.
+ Tổng tích ôn tương đối cao 9.490 oC và phân hóa tương đối đều theo mùa
vụ cho phép sản xuất cây trồng quanh năm. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc
phát triển các cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị cao.
+ Lượng mưa: Mưa là yếu tố khí hậu quan trọng nhất của Đồng Nai, các yếu
tố khác của khí hậu (nhiệt độ, ẩm độ, mây, nắng, bốc hơi,...) có phần đồng nhất hơn,
hoặc là chịu ảnh hưởng do diễn biến của mưa. Bởi vậy, mưa đã được dùng làm chỉ
tiêu chính phân chia các tiểu vùng khí hậu trong tỉnh và lượng mưa chi phối mạnh
mẽ sản xuất nông nghiệp trong vùng.
Đồng Nai có lượng mưa tương đối cao (1.500 mm đến trên 2.500 mm). Sự
phân bố mưa theo không gian đã hình thành 3 vành đai mưa rất khác nhau, trong đó
huyện Trảng Bom nằm trong vành đai trung tâm có lượng mưa 2.000 - 2.500 mm và
số ngày mưa trong năm là 130 - 150 ngày, lượng mưa lớn và phân hóa theo mùa và
đã tạo ra hai mùa trái ngược nhau: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, chiếm trên 90% lượng mưa hàng năm, trong đó các tháng 8, 9, 10 có
lượng mưa cao nhất; có tháng lượng mưa lên đến 500 mm. Các tháng mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau với khoảng 10% lượng mưa trong năm. Có một số
tháng hầu như không có mưa như tháng 1 và 2.
+ Bức xạ tổng trong ngày khá cao đạt 390 - 565 cal/cm2.
+ Độ ẩm không khí trung bình năm từ 78 - 82%. Các tháng mùa mưa có độ
ẩm tương đối cao 85 - 93%. Các tháng mùa khô có độ ẩm tương đối thấp 20 - 28%.
Với những đặc trưng về khí hậu cho thấy Trảng Bom là huyện có điều kiện
thuận lợi cho bố trí các loại cây trồng nhiệt đới.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
2.1.1.4. Thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng Trảng Bom chủ yếu là các loại đất xám trên phù sa ngòi, suối,
đất xám trên phù sa cổ, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng tren đá Ganic, đất
đỏ vàng trên đá Macsma axít và phù sa có tầng loang lổ. Ở một số vùng đất có tầng
dầy canh tác rất phù hợp đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su.
2.1.1.5. Thủy văn
Nguồn nước mặt: Trên địa bàn huyện chỉ có sông Mây, còn lại là suối với
mật độ khá dày và phân bố tương đối đều, nhưng phần lớn là ngắn và dốc, ít nước
trong mùa khô: module dòng chảy trung bình vào mùa lũ có thể đạt 30 - 35 l/s/km2
nhưng vào mùa khô chỉ còn khoảng 10 - 12 l/s/km2. Huyện có nhiều hồ: Sông Mây,
Trị An, Bà Long, Thanh Niên,... nhưng việc sử dụng nguồn nước này vào sản xuất
và sinh hoạt còn hạn chế.
Nguồn nước dưới đất: Có trữ lượng khá, chất lượng nước tốt, đây là nguồn
nước chính phục vụ sinh hoạt và sản xuất tại địa phương. Tuy nhiên, nguồn nước
này đang có xu hướng giảm mạnh trong thời gian gần đây, do đó cần có giải pháp
hợp lý trong việc khai thác, sử dụng nguồn nước này.
2.1.1.6. Tài nguyên thiên nhiên
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2013, diện tích đất rừng của huyện là
2.184,58 ha, trong đó đất rừng sản xuất là 2.169,22 ha, đất rừng phòng hộ 5,6 ha và
đất rừng đặc dụng 9,75 ha. Như vậy, diện tích rừng của huyện không nhiều và chủ
yếu là rừng sản xuất được trồng quanh hồ Sông Mây và rừng tràm thuộc xí nghiệp
nguyên liệu giấy Đông Nam Bộ. Ngoài ra, là các loại cây lấy gỗ của các hộ dân
trồng do mục đích kinh tế.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hộ của huyện Trảng Bom
- Huyện Trảng Bom có nhiều lợi thế về tự nhiên lẫn xã hội, có đủ điều kiện
để phát triển nền kinh tế đa dạng với nhiều thành phần. Tổng dân số của huyện là
281.660 người với 22 dân tộc anh em cùng chung sống, người theo đạo chiếm trên
70% dân số. Với sự thuận tiện về giao thông, liên lạc, có quốc lộ 1A chạy qua nên
Trảng Bom có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
nghiệp từng bước hiện đại. Huyện có 4 khu công nghiệp tập trung gồm: Hố Nai,
Sông Mây, Bàu Xéo, gần đây nhất, Chính Phủ đã chấp thuận phê duyệt thành lập
Khu công nghiệp Giang Điền thu hút trên 90 ngàn công nhân khắp mọi miền đất
nước về đây sinh sống và làm việc. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển đổi theo
hướng tích cực: Công nghiệp - xây dựng chiếm 70,02%; Dịch vụ chiếm 22,93%;
Nông, Lâm nghiệp 7,05%. GDP bình quân đầu người tính đến cuối năm 2013 là
2.975 USĐ.
- Toàn huyện có trên 500 doanh nghiệp thương mại – dịch vụ; có 13.440 hộ
kinh doanh cá thể đang hoạt động tại 22 chợ lớn, nhỏ trên địa bàn huyện.
- Trảng Bom có khoảng 5.935 ha cây trồng hàng năm các loại. Đất đai ở đây
thuận lợi cho phát triển các loại cây lâu năm, cây ngắn ngày và cây lương thực như:
cao su, cà phê, tiêu; cây ăn quả, điều, chôm chôm, sầu riêng, ngô, mía, bông và lúa
nước. Tổng diện tích rừng hiện có trên địa bàn huyện là 2.271,24 ha. Hầu hết mọi
vùng nông thôn của huyện đều có cơ sở vật chất hiện đại và trình độ dân trí tương đối
phát triển, giao thông đã được từng bước nhựa hóa các con đường trong huyện.
- Về giáo dục: Huyện có 01 trường Đại học: Trường ĐH Lâm Nghiệp (Cơ sở
2); 02 trường cao đẳng: Trường CĐ Kinh thế kỹ thuật TP.HCM (Vinatex), Trường
cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi; có 08 Trường THPT, 18 trường THCS, 31
trường tiểu học và 24 trường mầm non, mẫu giáo (công lập). Trong đó có 17 trướng
đạt chuẩn quốc gia.
- Về văn hóa – thể thao – du lịch: Hiện nay, huyện có 01 Trung tâm Văn hóa,
01 Trung tâm Thể thao có hồ bơi và sân bóng đá đạt chuẩn quốc gia, 01 Thư viện –
Nhà truyền thống huyện, 07 Trung tâm Văn hóa thể thao – Học tập cộng đồng xã,
02 Khu liên hợp văn hóa thể thao tư nhân và trên 35 CLB thể thao tư nhân được đầu
tư sân bãi, trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT của nhân dân
trên địa bàn huyện. Huyện nổi tiếng với khu du lịch sinh thái thác Giang Điền, sân
Goft Đồng Nai và một số điểm du lịch khác như: Thác Đá Hàn, Khu di tích căn cứ
Tỉnh ủy Biên Hòa (U1)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
- Thị Trấn Trảng Bom đang ngày càng khang trang, xinh đẹp với các khu nhà
phố liền kề, các khu quy hoạch đô thị lớn ngày càng được mở rộng. Trong tương lai
gần Trảng Bom sẽ trở thành đô thị loại 4.
2.1.2.1. Tình hình đất đai
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Trảng Bom năm 2013
Chỉ tiêu Diện tích (ha) tỷ lệ %
Tổng số 32.368,47 100,00
Đất nông nghiệp 25.345,10 78,30
Đất sản xuất nông nghiệp 21.724,72 67,12
Đất trồng cây hàng năm 5.209,21 16,09
Đất trồng lúa 2.114,56 6,53
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 7,19 0,022
Đất trồng cây hàng năm khác 3.087,45 9,54
Đất trồng cây lâu năm 16.515,51 51,02
Đất lâm nghiệp 2.184,58 6,74
Rừng sản xuất 2.169,22 6,70
Rừng phòng hộ 5,60 0,017
Rừng đặc dụng 9,75 0,03
Đất nuôi trồng thuỷ sản 986,53 3,05
Đất làm muối 0,00 0,00
Đất nông nghiệp khác 447,17 1,38
Đất phi nông nghiệp 7.025,45 21,70
Đất ở 1.925,04 5,94
Đất ở tại nông thôn 1.767,17 5,5
Đất ở tại đô thị 157,87 0,48
Đất chuyên dùng 3.873,92 11,96
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 24,06 0,074
Đất quốc phòng, an ninh 68,39 0,21
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
Chỉ tiêu Diện tích (ha) tỷ lệ %
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 2.280,28 7,04
Đất có mục đích công cộng 1.501,18 4,63
Đất tôn giáo, tín ngưỡng 69,53 0,214
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 84,02 0,25
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.070,98 3,30
Đất phi nông nghiệp khác 1,92 0,006
Đất chưa sử dụng 0,00 0,00
Đất bằng chưa sử dụng 0,00 0,00
Đất đồi núi chưa sử dụng 0,00 0,00
Núi đá không có rừng cây 0,00 0,00
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trảng Bom 2013
Quỹ đất của toàn huyện Trảng Bom là 32.368,47 ha. Trong đó tỷ trọng diện
tích đất nông nghiệp lớn nhất chiếm 78,30%, tương đương với 25.345,02 ha. Đất
phi nông nghiệp chiếm 21,70%, tương đương với 7.025,45 ha. Diện tích đất chưa sử
dụng 0% tương đương với 0 ha.
Diện tích đất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm chiếm diện tích
là 5.209,21 ha chiếm 16,09% diện tích đất toàn huyện và đất trồng cây lâu năm
chiếm diện tích 16.515,51 chiếm 51,02% diện tích đất toàn huyện. Diện tích đất lâm
nghiệp có rừng chiếm diện tích một phần nhỏ trong diện tích đất nông nghiệp của
toàn huyện, chiếm 2.184,58 ha, chiếm 6,74% diện tích đất toàn huyện.
Đất phi nông nghiệp chiếm 7.025,45 ha tương đương với 21,70% diện tích
đất toàn huyện. Trong đó diện tích đất ở là 1.925,04 ha chiếm 5,94% diện tích đất
toàn huyện.
2.1.2.2.Tình hình dân số và lao động
Trong khoảng thời gian 2010 đến năm 2013 dân số huyện có sự tăng đồng
đều, có sự ổn định tương đối. Tỷ lệ nữ giới qua các năm 2010 đến 2013 đều lớn hơn
nam giới. Dân số huyện vẫn tập trung chính ở vùng nông thôn.
ẠI
HO
̣C K
INH
TÊ
́ HU
Ế
47
Năm 2013 huyện Trảng Bom có số dân 281.660 người với 69.086 hộ, trong
đó: thành thị 22.920 người, chiếm 8,137% và nông thôn là 258.740 người, chiếm
91,863% tổng dân số của huyện (nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai 2013). Mật độ
dân số của huyện là 870,15 người/km2, mật độ dân số giữa các xã không đều, dân
cư tập trung nhiều ở các xã Hố Nai 3, Bắc Sơn, thị trấn Trảng Bom, trong khi các xã
như Thanh Bình, Cây Gáo đất rất rộng thì dân cư lại thưa thớt.
Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động huyện Trảng Bom
Chỉ tiêu Đơn vịtính 2010 2012 2013
1. Dân số trung bình phân theo
giới tính và phân theo TT, NT Người 258.540 275.580 281.660
Phân theo giới tính Người
Nam Người 126.280 133.800 136.770
Nữ Người 132.260 141.780 144.890
Phân theo thành thị nông thôn Người
Thành thị Người 20.540 22.420 22.920
Nông thôn Người 238.000 253.160 258.740
2. Lao động từ 15 tuổi trở lên
đang làm việc tại thời điểm 1/7
hàng năm trong các ngành KT
Người
144.256 153.420 155.609
Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản Người 25.573 25.822 25.798
Nông nghiệp + lâm nghiệp Người 24.085 24.126 24.119
Thủy sản Người 1.488 1.696 1.679
Công nghiệp và Xây dựng Người 86.083 93.329 94.463
Công nghiệp Người 81.533 87.761 88.812
Xây dựng Người 4.550 5.568 5.651
Dịch vụ Người 32.60 34.27 35348
3. Tỷ suất sinh thô của dân số ‰ 18,55 18,75 18,80
4. Tỷ suất chết thô của dân số ‰ 6,31 6,38 6,4
5. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên ‰ 11,20 11,10 11,10
Nguồn:Niên giám thống kê huyện Trảng Bom năm 2013
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
Lao động của huyện tập trung chính trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và
xây dựng, tiếp đến dịch vụ, lĩnh vực có lượng lao động thấp hơn so với công nghiệp
và dịch vụ là nông lâm nghiệp và thủy sản. Có thể thấy công nghiệp và dịch vụ đang
là hai lĩnh vực mũi nhọn của huyện, thu hút một lượng lớn lao động tập trung vào
các khu công nghiệp trên địa bàn huyện, kéo theo các dịch vụ phát triển mạnh tạo
công ăn việc làm ổn định cho người dân tại huyện. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy
sản tại huyện vẫn chưa được quan tâm và phát triển.
Với quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện hiện có
khoảng trên 2.280,28 ha, đã quy hoạch phát triển thêm 02 khu công nghiệp (Bàu
Xéo và Giang Điền) nâng số khu công nghiệp trên địa bàn huyện lên 4 khu với tổng
diện tích khoảng 1.943 ha . Đến nay, đã có 3 khu hoạt động là Hố Nai, Sông Mây và
Bàu Xéo với diện tích lấp đầy giai đoạn I là 82,5% (557 ha/675ha). Các khu công
nghiệp đã thu hút 187 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên
1,4 tỷ USD, đến nay đã có 127 công ty đi vào sản xuất. Toàn huyện có khoảng
1.369 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với giá trị sản xuất năm
2010 là 8.512,39 triệu đồng, tập trung chủ yếu là chế biến lương thực, thực phẩm
254 cơ sở, sản phẩm kim loại 222 cơ sở, may 145 cơ sở,
Tuy nhiên, ngành công nghiệp của huyện cũng đang gặp nhiều khó khăn, tồn
tại như hiệu quả đầu tư còn thấp, vấn đề thiếu hụt nguồn lao động phổ thông, hạ
tầng kỹ thuật phục vụ cho công nghiệp chưa đồng bộ và chậm, vấn đề ô nhiễm môi
trường do các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ra chưa kịp thời xử lý, khắc phục.
Mạng lưới cơ sở hoạt động thương mại - dịch vụ huyện Trảng Bom chủ yếu
là của tư nhân. Các nhà hàng, khách sạn, dịch vụ kinh doanh tổng hợp được phát
triển đa dạng, tăng cả số lượng và quy mô đã góp phần tăng giá trị kinh doanh dịch
vụ - thương mại.
Những năm qua, hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện Trảng Bom đã
phát triển với tốc độ khá nhanh nhờ có các chính sách mở và thông thoáng, cùng với
công tác chỉnh trang, quy hoạch xây dựng các trung tâm xã, thị trấn được đẩy mạnh,
các chợ nông thôn được đầu tư xây dựng, nâng cấp.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
Các hoạt động dịch vụ như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài
chính ngân hàng v.v... không ngừng được mở rộng đến các địa bàn trong huyện. Cơ
sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp nên có những chuyển biến tích
cực. Vận tải phát triển nhanh cả về số lượng và sản phẩm. Khối lượng hàng hoá
luân chuyển tăng từ 27.765 nghìn tấn.km năm 2010 lên 65.280 nghìn tấn.km năm
2013; Lượng hành khách luân chuyển tăng từ 146.280 nghìn người.km lên 243.567
nghìn người.km.
2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng
Để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt kế hoạch và
chỉ tiêu đề ra, năm 2013 huyện Trảng Bom (Đồng Nai) đẩy mạnh công tác tuyên
truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ và nhân dân về chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ý nghĩa, tầm quan trọng của chương
trình, vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện đã phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã
giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến 2020 và đề án, kế hoạch chi tiết triển khai
thực hiện xây dựng nông thôn mới từ nay đến năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.
Chỉ đạo các xã công khai các nội dung của đề án đến tận thôn, bản. Tổ chức hội
nghị sơ kết 2 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới của huyện và chỉ đạo sơ kết cấp xã.
Đến nay, tổng số tiêu chí nông thôn mới toàn huyện đạt 87 tiêu chí, tăng 44
tiêu chí so với hiện trạng khảo sát năm 2010.
a. Giao thông
- Toàn huyện có 643,9 km đường bộ với Quốc lộ 1A và 02 tuyến đường liên
tỉnh, 11 tuyến đường liên huyện, 428 tuyến đường liên xã và 36 tuyến đường đô thị.
Mật độ đường giao thông so với diện tích tự nhiên đạt 2 km/km2, mật độ đường bộ
chính tuy không dày nhưng tính cả đường nông thôn thì mật độ đường của huyện
khá cao và phân bố đều, phục vụ tốt cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa, phát triển
KT - XH của huyện.
- Huyện có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, chiều dài 21 km, có ga Hố
Nai phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách nội vùng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
b. Thủy lợi
Trên địa bàn huyện có 3 hồ: hồ Sông Mây thuộc xã Bình Minh; hồ Bà Long,
hồ Thanh Niên thuộc xã Hố Nai 3 và 05 đập dâng là đập Suối Dâu xã Trung Hòa,
đập Hưng Long xã Hưng Thịnh, đập dâng Bàu Hàm xã Sông Thao, đập Gia Tôn xã
Sông Trầu, đập suối Đòn Gánh xã Bình Minh. Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu
tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp cho nông dân, trên địa bàn còn có 20 kênh, mương
tưới và thoát nước như: kênh CI, CII thuộc hệ thống hồ Thanh Niên; kênh CIII
thuộc hệ thống hồ Bà Long xã Hố Nai 3; kênh dẫn nước N1, N2, N3 ấp Sông Mây
xã Bắc Sơn,
c. Giáo dục và đào tạo:
Cơ sở vật chất ngành giáo dục - đào tạo được quan tâm, đầu tư nâng cấp.
Chương trình kiên cố hóa trường lớp được tập trung thực hiện, tỷ lệ phòng học kiên
cố, cao tầng đạt trên 40% tổng số phòng học, đến nay đã xây dựng được 13 trường
đạt chuẩn quốc gia (đạt 86,67%).
Công tác đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng, trên địa bàn huyện hiện có
01 trường đại học, 02 trường cao đẳng, 01 trung tâm dạy nghề cấp huyện và 05 cơ
sở dạy nghề, hàng năm đào tạo trên 5.000 học viên góp phần bổ sung nguồn nhân
lực cho phát triển KT - XH của huyện cũng như của tỉnh nói chung.
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của huyện
Trảng Bom
2.1.3.1. Thuận lợi
Huyện Trảng Bom nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần các
trung tâm kinh tế lớn, có hệ thống giao thông đường bộ tương đối phát triển tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế toàn diện cả về công nghiệp, dịch vụ và
nông - lâm nghiệp.
Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt
cao đều quanh năm, ít gió bão, không có những biến động lớn về khí hậu rất thuận
lợi để hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp có khối lượng hàng hóa cao
như các vùng cây lương thực lúa, bắp, cao su, điều, tiêu, cà phê,; các vùng chăn
nuôi tập trung heo, gà,...
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
Nguồn lao động dồi dào với 200.019 lao động trong độ tuổi và 9.417 người
ngoài độ tuổi lao động tham gia lao động. Với truyền thống lao động cần cù, nhạy
bén với thị trường, sẽ là lợi thế không nhỏ trong quá trình phát triển KT - XH.
Hệ thống kết cấu hạ tầng của huyện, nhất là về y tế, giáo dục, văn hóa, đã
được đầu tư một bước và sẽ tiếp tục được đầu tư nhằm khai thác các tiềm năng kinh
tế của huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế góp phần nâng cao chất
lượng đời sống xã hội của người dân.
Trong tương lai, bên cạnh các trục đường giao thông quan trọng đi qua như
Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, còn có các công trình mới quan trọng như Quốc
lộ 1 tránh thành phố Biên Hòa, đường vành đai 4, kho trung chuyển miền Đông,
sẽ được đầu tư và đưa vào sử dụng tạo nên lợi thế cho huyện để khai thác tốt những
cơ hội phát triển từ bên ngoài.
2.1.3.2. Khó khăn
Trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm và thiếu ổn định,
sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa chưa cao, chất lượng còn thấp, công tác ứng
dụng chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.
Ngoài ra, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết thất thường, nắng hạn, dịch bệnh
xảy ra thường xuyên làm giảm năng suất cây trồng, khiến đời sống của nông dân
gặp không ít khó khăn, hạn hán, thiếu nước vào mùa khô; ngập úng, lũ lụt vào mùa
mưa,dẫn đến nhiều thiệt hại về của cải và mùa màng. Lực lượng lao động tuy dồi
dào nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, vẫn còn số lượng lớn lao động
phổ thông trong khu vực nông nghiệp, việc thu hút nguồn lao động này sang các các
ngành phi nông nghiệp còn hạn chế. Vấn đề giải quyết việc làm còn khó khăn, cần
thành lập các trường đào tạo nghề cho công nhân vào làm việc trong các khu công
nghiệp và tổ chức các lớp học nhằm nâng cao trình độ văn hóa cho người lao động.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
2.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI HUYỆN
TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI.
2.2.1. Tình hình phát triển hiệu quả mô hình cao su tiểu điền trên địa bàn
huyện Trảng Bom hiện nay.
Xuất phát từ những lợi thế về địa hình thổ nhưỡng, khí hậu cùng chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước kèm theo các chính sách khuyến
khích đầu tư, hỗ trợ giống, kỹ thuật và các giải pháp về quy hoạch các vùng kinh tế
nông nghiệp đến việc giao quyền sử dụng đất cho các nhóm hộ và hộ nông dân
trồng cao su tiểu điền tại huyện Trảng Bom là nhờ diện tích trồng cao su được phấn
bồ trên khắp địa bàn của huyện. Để phục vụ tốt cho quá trình sản xuất, vận chuyển
mủ cao su sau khi khai thác về nơi chế biến được thuận tiện, nên hầu hết các tuyến
đường đi đến các vùng trồng cao su đều được huyện đầu tư đỗ bê tông kiên cố. Điều
này cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân trong quá trình vận chuyển
mủ về nơi tiêu thụ
Với những điều kiện khá đảm bảo về cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường giao
thông, cũng như nhận thấy được giá trị kinh tế to lớn mà cây cao su mang lại, nên trông
những năm qua diện tích đất trồng cao su tai huyện đã tăng lên một cách đáng kể. Điều
này đã thể hiện được tinh thần cung của toàn huyện trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu
cây trồng phù hợp với điều kiện của huyện trong những năm sắp tới.
2.2.2. Tình hình phát triển hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu tại các hộ điều tra
2.2.2.1. Đặt trưng cơ bản của các hộ điều tra
2.2.2.1.1. Lao động và nhân khẩu
Qua điều tra 90
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_kinh_te_mo_hinh_cao_su_tieu_dien_tai_huyen_trang_bom_tinh_dong_nai_8588_1909333.pdf