Luận văn Hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các hộ ở huyện Tuy phước, tỉnh Bình Định

Lời cam đoan.i

Lời cảm ơn.ii

Tóm lược luận văn.iii

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu.iv

Danh mục các bảng, biểu .v

Danh mục các sơ đồ, đồ thị, hình vẽ .vi

Mục lục.vii

Phần I .1

Đặt vấn đề .1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.1

2. Câu hỏi nghiên cứu.2

3. Mục tiêu nghiên cứu .2

3.1. Mục tiêu chung.2

3.2. Mục tiêu cụ thể.2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3

4.1. Đối tượng nghiên cứu .3

4.2. Phạm vi nghiên cứu.3

5. Hạn chế của đề tài nghiên cứu.3

6. Cấu trúc luận văn .4

Phần II.5

Nội dung nghiên cứu .5

Chương 1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu .5

1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế.5

1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế .5

1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế.5

1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế.9

 

pdf135 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các hộ ở huyện Tuy phước, tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có xu hướng biến động tăng dần ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 qua 3 năm, năm 2008 so với 2007 tăng 1,14%; năm 2009 so với 2008 tăng 5,5%, tức là năm 2009 so với 2007 con số này tăng lên đến 4,36%. Bảng 2.3. Tình hình dân số, lao động của huyện Tuy Phước qua 3 năm 2007 - 2009 Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 So sánh (%) 2008/2007 2009/2008 1. Tổng dân số Người 188.062 189.084 190.722 + 0,52 + 0,88 - Dân số NT Người 163.040 163.775 164.021 + 0,45 + 0,15 - Dân số TT Người 25.022 25.309 26.701 + 1,14 + 5,50 2. Tổng LĐ LĐ 99.748 99.872 99.956 + 0,12 + 0,08 - LĐNN LĐ 73.913 73.206 71.968 - 0,95 - 1,69 - LĐ phi NN LĐ 25.835 26.666 27.988 + 3,21 + 4,95 3. Tổng số hộ Hộ 45.316 45.452 45.847 + 0,30 + 0,86 - Hộ NN Hộ 31.648 31.590 31.166 - 0,18 - 0,34 - Hộ phi NN Hộ 13.668 13.860 14.681 + 1,41 + 5,90 4. Mật độ DS Người/km2 659 664 669 - - (Nguồn: NGTK huyện Tuy Phước, 2009) Theo nhịp phát triển xã hội ngày nay, sự biến động này tăng lên là điều tất yếu của quy luật cuộc sống. Điều đó được lý giải rằng, xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi nhu cầu về dịch vụ phục vụ đời sống của con người ngày càng cao hơn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi về suy nghĩ của các hộ dân sinh sống trên địa bàn huyện và cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dân số ở thành thị trong những năm qua. Năm 2009 toàn huyện có 31.166 hộ nông nghiệp giảm 424 hộ so với năm 2008, tương ứng giảm 0,34%. Sở dĩ có sự suy như vậy là vì một số hộ gia đình đã chuyển sang làm kinh tế ở các địa phương khác. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 của cơ sở hạ tầng trên nhiều lĩnh vực thì một số gia đình đã chuyển hẳn từ lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác như tiểu thương, dịch vụ, đây cũng chính là nguyên nhân làm cho số hộ phi nông nghiệp tăng lên và số hộ nông nghiệp ở địa phương lại giảm xuống. Mặt khác, dân cư sinh sống trên địa bàn phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng và các trục đường giao thông chính thuận lợi cho việc buôn bán và kiếm sống. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 664 người/km2, thuộc loại trung bình, cao nhất là thị trấn Diêu Trì với 2.282 người/km2 và thấp nhất là xã Phước Mỹ 69 người/km2. Song song với vấn đề dân số là vấn đề lao động và việc làm. Chúng ta biết rằng, muốn phát triển kinh tế - xã hội thì một trong những vấn đề quan trọng để thúc đẩy sự phát triển đó là lực lượng lao động. Lao động kết hợp với các yếu tố vật chất khác để góp phần tạo ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Tuy Phước tính đến thời điểm năm 2009 hiện có 99.956 lao động, tăng 84 lao động tương ứng mức tăng 0,08% so với năm 2008. Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm 71,9% và có xu hướng ngày càng giảm. Cụ thể, năm 2008 so với 2007, giảm 0,95%, năm 2009 so với 2008 giảm 1,69%, thay vào đó là lao động phi nông nghiệp tăng lên một cách đáng kể từ 3,21% năm 2008 so với 2007 tăng lên 4,95% năm 2009 so với 2008. Nguyên nhân chính của sự biến động này là do chất lượng lao động ngày càng tăng cao, hầu hết các đối tượng thanh niên vào độ tuổi lao động ở địa phương phần lớn đều có trình độ tay nghề nên không tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Mặt khác, Tuy Phước là huyện giáp với TP.Quy Nhơn và các khu công nghiệp lân cận như KCN Phú Tài, KCN Nhơn Bình, là nơi thu hút rất nhiều lao động trong và ngoài tỉnh, nên đây là cơ hội để họ rời khỏi lực lượng lao động trong nông nghiệp chuyển sang hoạt động ở các ngành nghề và lĩnh vực khác. Nhìn chung, nguồn nhân lực của huyện có sẵn nhưng chưa đủ mạnh, phân bố không đều trên địa bàn nên phần nào chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của toàn huyện. Tuy vậy, đây vẫn là nguồn lực cần được đầu tư và khai thác cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong những năm tới. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 2.1.2.4. Tình hình cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật Hệ thống giao thông Mạng lưới giao thông của huyện Tuy Phước tương đối đa dạng và phức tạp có cả đường bộ, đường sắt và đường sông: - Đường bộ: Bao gồm các tuyến đường QL 1A, QL 19, TL 640, TL 638, TL 636A, TL 636B, TL 639. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 489,19 km đường giao thông nông thôn do địa phương quản lý, trong đó đã xây dựng mặt đường bê tông xi măng được 189,02 km. - Đường sắt: Có 2 tuyến đường sắt chạy qua địa bàn huyện, tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn huyện, có chiều dài 8,34 km, ngoài ra còn có tuyến đường sắt Vân canh - Diêu Trì - Quy Nhơn chạy qua với chiều dài 10,36 km. - Đường sông: Trên địa bàn huyện có tuyến đường sông (sông Kôn), với những năm trước khi giao thông đường bộ ở địa phương còn khó khăn, dòng sông chưa bị bồi đắp thì đây là tuyến giao thông quan trọng đối với các xã phía Đông, đặc biệt là đối với xã Phước Hòa, trước đây tuyến đường sông này là tụ điểm buôn bán “trên bến dưới thuyền” rất sôi động và sầm uất. Ngày nay, do giao thông đường bộ phát triển mạnh, dòng sông này không được nạo vét dẫn đến các phương tiện thủy hoạt động rất khó khăn, nên không còn phát triển như trước. Hệ thống thủy lợi Trong những năm qua, công tác thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phòng chống lụt bão của huyện đã được chú trọng đầu tư. Hệ thống tưới tiêu, nhiều đập dâng và hồ chứa nước thuộc các công trình thủy nông và các xã quản lý đảm bảo tưới tiêu khoảng 7.541 ha vụ Đông Xuân và 7.338 ha vụ Hè Thu của huyện. Các hạng mục công trình đang tiếp tục đầu tư, củng cố và nâng cấp: xây dựng và củng cố hệ thống trạm bơm, nạo vét và kiên cố hóa kênh mương, cứng hóa các tuyến đường ven biển. Tuy nhiên, hiện tại hệ thống thủy lợi trên địa bàn chỉ đảm bảo được 65% công suất thiết kế. Thực tế hệ thống tưới tiêu mới chỉ đáp ứng được khoảng 68% diện tích vụ Đông Xuân và 56% vụ Hè Thu của huyện. Hệ thống kênh tưới tiêu đang bị xuống cấp, sạt lở, bồi tụ, đòi hỏi cần phải sớm được đầu tư ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 lớn để nạo vét, tu bổ mới đảm bảo cung cấp nước tưới phục vụ cho sản xuất, phát huy công suất thiết kế của công trình. Hệ thống điện Hệ thống điện của Tuy Phước bao gồm: - Đường dây 35 KV: Có chiều dài 10.059 m - Đường dây 22 KV: Có chiều dài 962,24 m - Đường dây 0,4 KV: Có chiều dài 151.883 m - Trạm biến áp: Có 99 trạm, tổng dung lượng trên 288.635 KVA. Hiện tại trên địa bàn huyện có 2 chi nhánh điện quản lý (chi nhánh điện An Phước và chi nhánh điện Phú Tài). Hệ thống viễn thông Hệ thống bưu chính viễn thông ở địa phương trong những năm qua không ngừng phát triển, hiện tại mạng lưới bưu điện văn hóa xã đã vươn tới các xã, 2 thị trấn đã có bưu điện phục vụ nhu cầu bưu chính viễn thông cho người dân trên địa bàn huyện, nhờ đưa kỹ thuật số vào sử dụng nên mạng lưới viễn thông của địa phương đã hòa nhập vào mạng lưới quốc gia và quốc tế, sóng truyền hình trung ương cũng đã phủ sóng khắp các xã. Hệ thống y tế và giáo dục đào tạo - Về y tế: Trên địa bàn huyện có 1 trung tâm y tế, 1 phòng khám đa khoa khu vực tại xã Phước Hòa, 13 trạm y tế xã và thị trấn, 60 cơ sở hành nghề y dược tư nhân thực hiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân với 172 cán bộ y tế và 60 đông y thừa kế. Năm 2009, đã khám chữa bệnh cho hơn 263.000 lượt người trên địa bàn huyện, trong đó trung tâm y tế khám chữa bệnh cho hơn 115.000 lượt người, các trạm y tế khám chữa bệnh cho hơn 148.000 lượt người. Tổ chức tốt chương trình tiêm chủng mở rộng hàng tháng cho trẻ em, trong năm đã thực hiện tiêm chủng đạt trên 99% tổng số trẻ em dưới 1 tuổi. Quỹ đất y tế hiện tại có 4,82 ha, bao gồm quỹ đất của các trạm y tế xã, thị trấn, trung tâm y tế, phòng khám khu vực. - Về giáo dục đào tạo: Mạng lưới giáo dục về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về học tập cho con em ở địa phương. Trong năm học 2008 - 2009 vừa qua, trên ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 địa bàn toàn huyện có 59 trường học (mầm non 15, tiểu học 30, trung học cơ sở 14), tổng số lớp học có 1.078 lớp với tổng số 36.576 học sinh. Toàn huyện có 1.078 phòng học, trong đó các phòng học kiên cố có 370 phòng, còn lại là phòng học cấp 4. Hiện tại số lượng phòng học của huyện đã đáp ứng đủ cho học sinh học 2 ca/ngày. Nhìn chung, công tác giáo dục đào tạo của huyện trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu khả quan, tuy nhiên ngành giáo dục vẫn còn gặp nhiều khó khăn như chất lượng học của học sinh vẫn còn thấp, nhiều học sinh còn bỏ học, chất lượng giáo viên chưa đồng đều, cơ sở vật chất của các trường học còn thiếu thốn trang thiết bị dạy và học, có một số trường học quỹ đất chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra so với quy định và tiêu chuẩn của ngành giáo dục hiện nay. Hiện trạng quỹ đất giáo dục của huyện có 54,31 ha, trong đó đất dành cho trung học cơ sở có 13,06 ha (bình quân 8,63 m2/học sinh), còn lại quỹ đất dành cho cấp học mầm non và trung học phổ thông. Hệ thống dịch vụ thương mại, du lịch - Về dịch vụ thương mại: Trong những năm qua huyện Tuy Phước có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động thương mại cá thể và các thành phần khác phát triển nhanh, thương mại quốc doanh thu hẹp. Hàng hóa trên thị trường trở nên đa dạng phong phú, mẫu mã bước đầu được cải tiến. Nguồn hàng hóa lưu thông trên thị trường được cung ứng từ TP.Quy Nhơn, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Hiện nay, huyện Tuy Phước có tới 26 chợ ở 13 xã và thị trấn, có quy mô nhỏ dưới 400 điểm kinh doanh trong chợ hầu hết các chợ đều xây dựng bán kiên cố và lều tạm. Mạng lưới kinh doanh xăng dầu tổ chức rộng khắp từ huyện đến các xã, với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Hiện tại trên địa bàn huyện có 13 cây xăng dầu, được phân bố dọc theo các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ (QL 1A có 6, TL 638 có 2, TL 640 có 5 cây xăng dầu). Phương thức kinh doanh tương đối linh hoạt, thích ứng với cơ chế thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH của địa phương, nhiều ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 cửa hàng đã xây dựng mới, khá khang trang với nhiều trang thiết bị, công nghệ hiện đại, góp phần tạo diện mạo cảnh quan môi trường sạch đẹp. - Về dịch vụ du lịch: Trên địa bàn huyện có khá nhiều các di tích lịch sử đã được xếp hạng như: Tháp Bánh Ít, Mộ Lê Công Miễn, Tháp Bình Lâm, Khu Chứng tích Tân Giản, Mộ Đào Tấn, Khu Chứng tích Nho Lâm, Đầm Thị Nại, các làng nghề truyền thống, Tuy nhiên, các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện còn hạn chế, chưa gắn kết các điểm du lịch trên vào các tour du lịch của tỉnh. Trong tương lai, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, sự phát triển của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và phát triển của khu vực đô thị, các tụ điểm dân cư kiểu đô thị, các điểm du lịch, thì các hoạt động dịch vụ thương mại và du lịch của huyện sẽ được phát triển với tốc độ khá hơn. Như vậy, huyện sẽ dành ra một quỹ đất nhất định để xây dựng các công trình, nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của ngành dịch vụ thương mại và du lịch ở địa phương. Đây cũng là nhu cầu được tính đến trong quy hoạch sử dụng đất của huyện trong thời gian tới. 2.1.2.5. Các dịch vụ đầu vào nuôi tôm Dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng lớn và thường xuyên đến hoạt động NTTS nói chung và nuôi tôm của các hộ nói riêng, đặc biệt là dịch vụ cung ứng con giống, dịch vụ cung ứng thức ăn cho tôm. Cơ sở chế biến cung cấp thức ăn Hiện nay trên địa bàn toàn huyện chưa có một cơ sở chế biến thức ăn phục vụ cho NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng. Nguồn thức ăn phục vụ cho tôm chủ yếu được nhập từ các nơi khác về thông qua các đại lý và các tư thương trên địa bàn. Dịch vụ cung cấp con giống Con giống phục vụ cho ngành nuôi tôm ở địa phương hiện nay chủ yếu từ hai nguồn: nguồn giống tự nhiên và nguồn giống sản xuất nhân tạo. Nguồn giống tự nhiên được vớt ở biển về nuôi, có ưu điểm là khỏe nhưng không đồng đều về kích cỡ, đặc biệt là số lượng ít và không chủ động đảm bảo thời vụ sản xuất. Nguồn giống nhân tạo trên địa bàn huyện được cung cấp từ các trại sản xuất tôm giống nhỏ với quy mô hộ gia đình, các trại này vừa sản xuất giống tôm sú, vừa sản xuất giống tôm thẻ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 chân trắng theo nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên trong thời gian qua lượng giống ở các cơ sở này cung cấp cho người nuôi tôm mới chỉ đáp ứng gần 1/4 nhu cầu về giống của các ngư hộ. Do vậy, nguồn giống nhân tạo hiện nay chủ yếu được mua từ các trại, các trung tâm sản xuất giống lớn trong tỉnh như: trại tôm giống thuộc tập đoàn CP, trại tôm giống thuộc Công ty TNHH Việt Úc và trại tôm giống Công ty Asia - Hawaii và một số trại giống khác ngoài tỉnh như Ninh Thuận, Nha Trang. 2.1.2.6. Thị trường tiêu thụ tôm Thị trường tiêu thụ tôm trong nước chủ yếu là các chợ đầu mối, các nhà hàng, khách sạn đóng trên địa bàn tỉnh Bình Định và các vùng lận cận. Thị trường tiêu thụ ngoài nước chủ yếu là xuất khẩu sang các nước EU, Nhật Bản, Mỹ, là các thị trường tiềm năng chính, vì vậy đòi hỏi sản phẩm xuất khẩu phải có những yêu cầu đảm bảo về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại hiện nay, sản phẩm nuôi tôm theo hướng xuất khẩu là điều mong muốn của các hộ nuôi tôm ở địa phương, nhưng hiện nay hầu hết các hộ nuôi tôm ít trực tiếp bán sản phẩm cho các cơ sở chế biến mà phải qua trung gian là các tư thương với giá cả tôm trên thị trường luôn luôn biến động tùy theo mùa vụ, kích cỡ và loại tôm nuôi. Với sự chênh lệch về giá đã gây không ít thiệt hại cho người nuôi tôm là do dễ bị tư thương ép giá và gây tâm lý bất ổn về thị trường sản phẩm đầu ra, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các hộ trong thời gian qua. Đây là vấn đề cần được xem xét và giải quyết trước mắt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi tôm, góp phần thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở địa phương trong thời gian tới. 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THỦY SẢN Ở HUYỆN TUY PHƯỚC 2.2.1. Tình hình sản xuất thủy sản của huyện Tuy Phước là huyện nằm ở vùng ven biển tỉnh Bình Định, có nhiều lợi thế về diện tích mặt nước sông đầm, trong những năm qua nhờ sự đầu tư và quản lý của Nhà nước, sự giúp đỡ của các tổ chức khuyến ngư, sự chỉ đạo chặt chẽ của ngành Thủy sản và chính quyền các cấp, nên sản xuất thủy sản của huyện đã có tiến bộ về nhiều mặt, giá trị sản xuất thủy sản không ngừng tăng dần qua các năm, và đã trở thành ngành kinh tế quan trọng về xuất khẩu thủy sản của địa phương. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 Ở bảng 2.4 cho thấy, giá trị sản xuất của ngành TS tăng liên tục qua 3 năm từ năm 2007 – 2009, đạt mức tăng trưởng bình quân 3,44%; trong đó năm 2008 tổng giá trị sản xuất của ngành TS đạt 54.792 triệu đồng, tăng 4.025 triệu đồng, tương ứng tăng 7,93% so với năm 2007, đặc biệt năm 2009 đạt tới 63.273 triệu đồng so với năm 2008 tăng 15,48%. Với tốc độ phát triển khá nhanh như vậy, ngành thủy sản của huyện đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế chung của toàn huyện. Đây được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương trong nhiều năm qua, tạo điều kiện thúc đẩy cho các ngành nghề khác của huyện cùng phát triển. Để có được thành quả này, ngoài sự quan tâm, đầu tư của huyện, thì yếu tố chủ quan mang tính quyết định ở đây, đó chính là sự cố gắng vươn lên làm giàu của các ngư hộ trong vùng. Họ đã không ngần ngại vay vốn với số lượng lớn để mua sắm các trang thiết bị, máy móc và xây dựng ao, hồ kiên cố phục vụ cho việc khai thác, đánh bắt cũng như NTTS. Mặc khác, về cơ cấu giá trị sản xuất TS qua 3 năm từ 2007 đến 2009, hoạt động khai thác TS chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng GTSX nhưng có xu hướng giảm dần từ 20,31% năm 2007 giảm xuống còn 18,91% năm 2008, nhưng mức tăng trưởng bình quân trong 3 năm của hoạt động này đạt 12,07%. Trong đó chủ yếu là khai thác ở các vùng sông đầm, còn khai thác biển không ổn định (năm 2008 so với năm 2007 đã giảm đi 1,4%) đặc biệt là tôm và các loài thủy sản khác. Qua điều tra thực tế cho thấy, nguyên nhân chính ở đây một phần là do các ngư dân trong vùng khai thác tràn lan, không có sự can thiệp kịp thời của chính quyền sở tại trong điều kiện nguồn tài nguyên có hạn. Hơn nữa, về nhận thức của người dân ở địa phương chưa cao, họ đã sử dụng cả những loại phương tiện, dụng cụ khai thác có tính chất hủy diệt hàng loạt các loài thủy hải sản quý hiếm mà các nhà khoa học đã khuyến cáo. Trong khi đó, tình hình NTTS lại diễn ra theo chiều hướng tích cực hơn, giá trị sản xuất không ngừng tăng lên qua các năm. Điều này được biểu hiện cụ thể là năm 2008 giá trị TSNT đạt 44.433 triệu đồng, tăng 9,84% so với năm 2007, năm 2009 tiếp tục tăng đạt tới 13,25% so với năm 2008, chủ yếu là do hoạt động nuôi tôm mang lại là chính. Kết quả đạt được này là xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 có những chính sách can thiệp kịp thời và có hiệu quả của Nhà nước trong việc đầu tư khai thông các cửa biển ven đầm, xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng, hỗ trợ và cho vay vốn với mức lãi suất thấp thông qua Hội phụ nữ, Hội người nghèo, tuyên truyền, khuyến cáo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân nuôi tôm, làm cho phong trào nuôi tôm năm 2009 phát triển mạnh mẽ cả về quy mô lẫn chất lượng. Nhờ đó vai trò, vị trí của ngành NTTS ở địa phương không ngừng tăng lên qua các năm. Trong cơ cấu sản xuất ngành TS của huyện qua 3 năm, tỷ trọng hoạt động khai thác, đánh bắt có xu hướng giảm xuống. Ngược lại, tỷ trọng TSNT tăng lên ở mức tăng trưởng bình quân đạt 11,53%. Trong cơ cấu về giá trị TSNT, nuôi tôm luôn chiếm tỷ trọng cao hơn các đối tượng thủy sản khác và tăng trưởng bình quân đạt 13,19%. Điều đó đã khẳng định vị thế vững chắc từ nghề nuôi tôm của các ngư hộ ở vùng đầm ven biển huyện Tuy Phước đang diễn ra theo chiều hướng tốt. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 Bảng 2.4. Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản ở huyện Tuy Phước qua 3 năm 2007 - 2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tốc độ phát triển (%) Tr.đồng (%) Tr.đồng (%) Tr.đồng (%) 2008/2007 2009/2008 BQ Tổng giá trị sản xuất TS 50.767 100 54.792 100 63.273 100 107,93 115,48 103,44 I. Giá trị TS khai thác 10.313 20,31 10.359 18,91 12952 20,47 100,45 125,03 112,07 1. Giá trị SLTS nước mặn 2.393 23,2 1.563 15,09 3.203 24,73 65,32 204,93 115,69 - Cá 2.013 84,12 1545 98,85 2.888 90,17 76,75 186,93 119,78 - Tôm 380 15,88 - - 300 9,37 - - 88,85 - Thủy sản khác - - 18 1,15 15 0,47 - 83,33 - 2. Giá trị SLTS nước ngọt 7.920 76,8 8.796 84,91 9.749 75,27 111,06 110,83 110,95 - Cá 4.199 53,02 5.090 57,87 5.595 57,39 121,22 109,92 115,43 - Tôm 2.820 35,61 2.900 32,97 3.220 33,03 102,84 111,03 106,86 - Thủy sản khác 901 11,38 806 9,16 934 9,58 89,46 115,88 101,81 II. Giá trị TS nuôi trồng 40.454 79,69 44.433 81,09 50.321 79,53 109,84 113,25 111,53 - Cá 1.528 3,78 1.656 3,73 1.496 2,97 108,38 90,34 98,95 - Tôm 36.060 89,14 39.900 89,8 46.200 91,81 110,65 115,79 113,19 - Thủy sản khác 2.866 7,08 2.877 6,47 2.625 5,22 100,38 91,24 95,7 (Nguồn: NGTK huyện Tuy Phước, 2009) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 2.2.2. Tình hình nuôi tôm của các hộ điều tra Bảng 2.5. Tình hình chung về năng lực sản xuất của các hộ Chỉ tiêu ĐVT PhướcHòa Phước Sơn Phước Thuận Tổng hoặc BQC 1. Số hộ điều tra Hộ 30 30 30 90 - Hình thức nuôi tôm QCCT Hộ 16 13 12 41 - Hình thức nuôi tôm BTC Hộ 14 17 18 49 2. Bình quân/hộ - Số nhân khẩu Người 4,40 4,47 4,53 4,47 - Lao động nuôi tôm LĐ 2,57 2,87 2,77 2,73 - Tuổi chủ hộ Tuổi 45,03 46,60 47,50 46,38 - Trình độ chủ hộ Lớp 8,33 8,17 7,80 8,10 - Số năm kinh nghiệm chủ hộ Năm 6,77 7,47 6,90 7,04 - Diện tích mặt nước nuôi tôm Ha 1,08 1,69 1,37 1,38 - Giá trị TSCĐ nuôi tôm Tr.đồng 38,01 67,86 71,24 59,04 - Vốn XDCB nuôi tôm Tr.đồng 54,59 28,49 43,96 42,35 - Vốn vay mượn nuôi tôm Tr.đồng 34,50 33,81 29,36 32,55 (Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả) Bảng 2.5 cho thấy: Với 90 hộ điều tra ở 3 xã Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thuận thuộc huyện Tuy Phước, trong đó có 49 hộ nuôi tôm theo hình thức BTC và 41 hộ nuôi tôm QCCT. Diện tích nuôi tôm bình quân của 1 hộ điều tra là 1,38 ha, trong đó Phước Hòa 1,08 ha (thấp nhất), Phước Sơn 1,69 ha (cao nhất), Phước Thuận 1,37 ha. Bình quân 1 hộ nuôi tôm cần đầu tư cho TSCĐ là 59,04 triệu đồng, vốn XDCB là 42,35 triệu đồng và vốn vay mượn 32,55 triệu đồng. Tổng nguồn vốn đầu tư nuôi tôm bình quân 1 hộ cho TSCĐ, DXCB và vốn vay phục vụ cho hoạt động nuôi tôm cao nhất là Phước Thuận (144,56 triệu đồng), thấp nhất là Phước Hòa (127,10 triệu đồng). Bình quân mỗi hộ nuôi tôm có 4,47 nhân khẩu; 2,73 lao động với số năm kinh nghiệm nuôi tôm của chủ hộ là 7,04 năm; tuổi đời bình quân của chủ hộ là 46,38 tuổi; trình độ văn hóa của chủ hộ là trên lớp 8. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 Qua những thông tin trên cho thấy, chủ hộ có thể có khả năng tổ chức và quản lý hoạt động nuôi tôm. Tuy nhiên, để nuôi tôm đạt năng suất cao và thật sự mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn là việc làm không dễ, vì vậy đòi hỏi người nuôi tôm cần phải có kinh nghiệm, có trình độ nhất định, cần được trang bị và bồi dưỡng các kỹ năng về công tác khuyến nông, khuyến ngư nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về các quy trình và kỹ thuật nuôi tôm để đáp ứng yêu cầu của ngành NTTS và nhu cầu của thị trường tiêu thụ thủy sản hiện nay. Bảng 2.6. DT, NS, SL tôm nuôi phân theo hình thức nuôi và theo xã Chỉ tiêu ĐVT PhướcHòa Phước Sơn Phước Thuận Tổng hoặc BQC Tổng DT nuôi tôm Ha 32,44 50,83 40,98 124,25 QCCT 1. Diện tích nuôi tôm ha 15,64 19,10 20,56 55,30 2. Năng suất Tấn/ha 1,91 1,99 1,83 1,91 3. Sản lượng Tấn 29,85 38,10 37,60 105,55 BTC 1. Diện tích nuôi tôm ha 16,80 31,73 20,43 68,96 2. Năng suất Tấn/ha 3,84 3,51 3,92 3,71 3. Sản lượng Tấn 64,50 111,30 80,00 255,80 (Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả) Ở bảng 2.6 cho thấy: Tổng diện tích nuôi tôm của 90 hộ điều tra ở 3 xã thuộc huyện Tuy Phước năm 2010 là 124,25 ha. Trong 3 xã nghiên cứu, Phước Sơn là địa bàn có diện tích nuôi tôm lớn nhất 50,83 ha, thấp nhất là Phước Hòa 32,44 ha. Hiện nay, ở địa phương tập trung với hai hình thức nuôi tôm chủ yếu là BTC và QCCT. Tổng diện tích nuôi tôm theo loại hình BTC (68,96 ha), QCCT (55,30 ha). Năng suất bình quân tôm nuôi trong 1 vụ của hình thức BTC đạt được 3,71 (tấn/ha), QCCT đạt 1,91 (tấn/ha). So sánh với các năm trước, năng suất bình quân 1 vụ đạt ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 được trong năm 2010 là ở mức khá cao. Với con số này, phần nào đã giải thích được mức độ đầu tư thâm canh hợp lý, phản ánh đúng quy trình sản xuất, lịch thời vụ của các ngư hộ trên địa bàn đang tiến triển tốt. Khi xem xét về năng suất phân theo từng hình thức nuôi giữa các xã chúng ta thấy có sự chênh lệch nhau. Đối với hình thức nuôi QCCT cho năng suất cao nhất là xã Phước Sơn (1,99 tấn/ha/vụ) và thấp nhất là xã Phước Thuận (1,83 tấn/ha/vụ). Đối với hình thức nuôi BTC lại có sự đánh đổi ngược lại, xã cho năng suất cao nhất lại là Phước Thuận (3,92 tấn/ha/vụ), thấp nhất là xã Phước Sơn (3,51 tấn/ha/vụ). 2.3. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 2.3.1. Quy mô và kết cấu chi phí sản xuất Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động nuôi tôm của hộ nói riêng, để cho quá trình sản xuất mang lại năng suất, kết quả và hiệu quả kinh tế, đòi hỏi cần phải có các điều kiện phục vụ cho quá trình sản xuất đảm bảo, kịp thời và đầy đủ. Thực tế qua điều tra về tình hình nuôi tôm của các ngư hộ ở địa phương cho thấy chi phí đầu tư xây dựng ao hồ, mua sắm các tư liệu sản xuất, các yếu tố đầu vào khác phục vụ cho quá trình sản xuất là khá cao, đòi hỏi chủ hộ nuôi tôm phải có nguồn tài chính và năng lực nhất định mới có thể tiến hành sản xuất. Qua quá trình nghiên cứu tình hình nuôi tôm của các hộ ở địa phương, để hạch toán các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm của hộ, trước hết chúng tôi bắt đầu tiến hành phân tích các khoản mục chi phí để thấy được mức độ đầu tư của từng loại chi phí đầu vào mà hộ đã sử dụng cho quá trình nuôi tôm. Để làm rõ vấn đề chúng ta xem xét số liệu ở bảng 2.7 sau đây:ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 Bảng 2.7. Quy mô và kết cấu chi phí sản xuất nuôi tôm phân theo xã (tính bình quân 1 ha/vụ) Loại chi phí Phước Hòa Phước Sơn Phước Thuận BQC Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) 1. Giống 18,25 10,09 19,57 10,92 19,63 11,86 19,24 10,99 2. Thức ăn 113,30 62,68 106,61 59,48 93,17 56,29 103,93 59,35 3. Cải tạo ao hồ 3,96 2,19 4,24 2,37 3,93 2,37 4,07 2,32 4. Xăng dầu 7,10 3,93 7,19 4,01 8,13 4,91 7,48 4,27 5. Hóa chất 0,31 0,17 0,47 0,26 0,30 0,18 0,37 0,21 6. Vôi xử lý 3,83 2,12 3,55 1,98 4,14 2,50 3,82 2,18 7. Thuốc phòng trừ dịch bệnh 2,18 1,21 4,77 2,66 3,06 1,85 3,53 2,02 8. Kiểm dịch và chi phí khác 1,37 0,76 1,54 0,86 2,27 1,37 1,74 0,99 I. Chi phí trung gian (IC) 156,84 86,76 155,55 86,79 140,12 84,66 150,80 86,12 - Lãi vay 4,42 2,45 6,88 3,84 5,11 3,09 5,66 3,23 - Khấu hao TSCĐ 10,16 5,62 9,99 5,57 12,16 7,35 10,75 6,14 - Lao động thuê 4,99 2,76 5,25 2,93 3,66 2,21 4,66 2,66 II. C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_kinh_te_nuoi_tom_cua_cac_ho_o_huyen_tuy_phuoc_tinh_binh_dinh_2125_1909334.pdf
Tài liệu liên quan