LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN.ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU. iii
DANH MỤC CÁC BIỂU, BẢNG .v
MỤC LỤC.vi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.1
1.Tính cấp thiết của đề tài. .1
2.Mục tiêu nghiên cứu.2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3
4.Phương pháp nghiên cứu.3
PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG.6
1.1.Một số vấn đề về doanh nghiệp và doanh nghiệp xây dựng.6
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp và doanh nghiệp xây dựng. .6
1.1.2. Phân loại doanh nghiệp xây dựng.7
1.2. Lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh.10
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh.10
1.2.2. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh .12
1.2.3. Bản chất của hiệu quả kinh doanh .14
1.2.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh
nghiệp xây dựng.15
1.3. Đặc điểm của ngành xây dựng. .16
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
xây dựng.18
1.4.1. Nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .19
1.4.2. Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp .20
106 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Đông hà, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có tỉ trọng thấp nhất, chiếm 17,2%
trong năm 2013.
Về tốc độ tăng trưởng, loại hình xây dựng nhà có tốc độ tăng cao nhất với
27,79%/năm, cụ thể năm 2009 chỉ có 27 doanh nghiệp nhưng đến năm 2013 con số
này đã tăng lên 79 doanh nghiệp. Lĩnh vực này phát triển tại địa bàn thành phố Đông
Hà cũng là xu hướng tất yếu vì mức sống của người dân ngày càng nâng cao, không
chỉ có nhu cầu về chỗ ở mà còn xuất hiện nhiều nhu cầu về mẫu mã thiết kế, chất lượng
công trình, do đó mức độ đầu tư vào xây dựng nhà cửa rất được chú trọng.
Doanh nghiệp hoạt động xây dựng chuyên dụng có tốc độ tăng đứng thứ hai,
năm 2009 có 14 doanh nghiệp, năm 2013 có 32 doanh nghiệp, tốc độ tăng bình
quân hàng năm đạt 22,96%. Và cuối cùng, doanh nghiệp xây dựng kỹ thuật dân
dụng mặc dù luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng số doanh nghiệp xây dựng trên
địa bàn nhưng trong giai đoạn 2009 – 2013 lại có khuynh hướng giảm, từ 103 doanh
nghiệp năm 2009 chỉ còn 82 doanh nghiệp vào cuối nằm 2013, giảm 5,54%/năm.
Theo quy mô sản xuất, như trình bày ở bảng 2.4 ta thấy doanh nghiệp xây
dựng trên địa bàn chủ yếu có quy mô nhỏ chiếm đến 89,2% trong năm 2013, còn lại
là doanh nghiệp vừa và lớn. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ khá ổn định,
bình quân đạt 6,3%/năm.
Qua phân tích ở trên ta thấy số lượng DNXD năm 2013 có tăng lên so với năm
2009 một phần là do sự quy hoạch cải tạo nâng cấp hạ tầng cơ sở, sự mở rộng của
thành phố cùng với sự đa dạng của các ngành kinh tế trong xã hội. Bên cạnh đó, một
trong những điều kiện để phát triển nhanh và ổn định cho các DNXD hiện nay là chính
sách thông thoáng trong cơ chế chính sách của Nhà nước, sự tiếp cận dễ dàng của các
doanh nghiệp đến với các nguồn vốn từ nhiều nguồn đầu tư khác nhau, môi trường
kinh doanh thuận lợi, và tính dễ tiếp cận trong thủ tục đăng ký kinh doanh.
Tỉnh và thành phố đã tập trung chỉ đạo, tiếp xúc đối thoại định kỳ với các
doanh nghiệp trên địa bàn nhằm trực tiếp giải quyết các vướng mắc của doanh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
35
nghiệp, nắm sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có các giải pháp đúng đắn,
sát với thực tế hơn.
2.2.2. Năng lực sản xuất kinh doanh của các DNXD trên địa bàn thành phố
Đông Hà.
2.2.2.1. Lao động và cơ cấu lao động.
Trong những năm qua, cùng với sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố Đông Hà thì lực lượng lao động trên địa bàn cũng có sự gia
tăng một cách nhanh chóng.
Số liệu thống kê ở Bảng 2.5 đã phản ánh tình hình lao động của các DNXD
trên địa bàn thành phố Đông Hà trong giai đoạn 2009 – 2013.
Bảng 2.5: Số lượng lao động của các DNXD trên địa bàn thành phố Đông Hà
giai đoạn 2009 – 2013
(Tính bình quân một doanh nghiệp)
ĐVT: Lao động
2009 2010 2011 2012 2013 Tăng BQ
(%)
Bình quân 1 DN 41 35 33 32 31 -6,63
Chia theo loại hình DN
Doanh nghiệp nhà nước 68 36 21 21 5 -41,23
Công ty cổ phần 86 50 51 54 48 -11,27
Công ty trách nhiệm hữu hạn 24 28 22 20 23 0,29
Doanh nghiệp tư nhân 11 10 12 9 11 2,03
Chia theo ngành kinh tế
Xây dựng nhà cửa 27 24 17 16 17 -9,98
Xây dựng dân dụng 46 38 48 50 48 2,27
Họat động XD chuyên dụng 27 29 16 12 20 1,06
Nguồn: Điều tra doanh nghiệp 2009-2013 Cục thống kê Quảng Trị
Theo loại hình sở hữu, doanh nghiệp nhà nước có số lao động bình quân một
doanh nghiệp năm 2009 khá cao, trung bình một doanh nghiệp có 68 lao động, tuy
nhiên từ năm 2010 trở đi, do có một doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa chuyển
sang loại hình công ty cổ phần, đồng thời doanh nghiệp nhà nước còn lại cũng bắt
đầu hoạt động yếu kém trì trệ nên lượng lao động bình quân của loại hình DNNN
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
36
giảm khá mạnh. Tính đến 31/12/2013 chỉ còn một DNNN hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng, do cơ chế và chính sách đấu thầu cũng như nguồn vốn giới hạn nên hoạt
động rất cầm chừng, trì trệ, không có công trình để thực hiện. Năm 2013, số lao
động của DNNN chỉ còn 5 lao động.
Công ty cổ phần có số lao động bình quân cao nhất, trong tương lai thì loại
hình này sẽ có số lao động lớn nhất trong mọi loại hình doanh nghiệp. Năm 2013
lao động bình quân 1 công ty cổ phần là 48 người, chỉ bằng 88,8% so với cùng kỳ
năm trước và bằng 55,8% so với năm 2009. Nhìn chung số lao động của công ty cổ
phần xây dựng có xu hướng giảm xuống (giảm 11,27%/năm). Giải thích cho
nguyên nhân này là do số lượng công ty cổ phần qua các năm đều tăng lên, tuy
nhiên các công ty mới đa phần là công ty có quy mô nhỏ, chủ yếu thực hiện các
công trình nhà cửa với số lượng lao động khá thấp, thêm vào đó số lượng lao động
chủ yếu là thuê ngoài mang tính chất thời vụ do đó bình quân mỗi doanh nghiệp có
số lao động giảm.
Công ty TNHH và DNTN đều có lao động bình quân thấp hơn số lao động
bình quân chung, đặc biệt là loại hình DNTN, số lao động bình quân mỗi DN chỉ từ
9 đến 12 lao động. Đây là loại hình có quy mô rất nhỏ, số lao động chủ yếu là thuê
thời vụ khi có công trình và các công trình thường có giá trị thấp nên đòi hỏi lực
lượng lao động ít hơn so với bình quân.
Theo lĩnh vực kinh doanh: Lao động bình quân ở các lĩnh vực hoạt động là
rất khác biệt nhau. Các doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực xây dựng công trình kỹ
thuật cũng có số lao động bình quân luôn cao nhất qua các năm từ 2009 -2013 vì
đây là các đơn vị chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao
thông, thuỷ lợi. Số lao động bình quân năm 2013 của lĩnh vực này là 48 lao động,
số lượng tương đương năm 2009, nhưng cao gấp 1,16 lần so với năm 2009, tuy
nhiên so với năm 2012 thì có sự giảm sút nhẹ, tốc độ tăng 2,27%/năm.
Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xây dựng chuyên dụng là các đơn vị
chuyên xây dựng các công trình có tính đặc thù, không đòi hỏi lực lượng lao động
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
37
nhiều nhưng phải có chuyên môn và tay nghề. Đồng thời hoạt động này thường
xuyên sử dụng máy móc thiết bị khá lớn nên số lao động bình quân có thấp hơn so
với kỹ thuật xây dựng dân dụng. Năm 2009 số lao động bình quân là 27 lao động,
năm 2010 là 29 lao động, nhưng các năm sau đó thì lại có xu hướng giảm dần tính
đến 31/12/2013 thì số lao động bình quân của lĩnh vực hoạt động này là 20
Đứng cuối cùng về bình quân số lao động là lĩnh vực xây dựng nhà các loại.
Số lao động tính bình quân cho các doanh nghiệp năm 2013 là 17 người, tăng 6,2%
so với cùng kỳ năm trước và chỉ bằng 62,96% so với năm 2009.
2.2.2.2.Tài sản và cơ cấu tài sản
Bảng 2.6 cho chúng ta thấy rõ được tình hình tài sản và cơ cấu tài sản tính
bình quân cho một DNXD trên địa bàn thành phố Đông Hà được thống kê qua các
năm từ năm 2009 đến năm 2013.
Nhìn chung, tài sản bình quân của một DNXD có xu hướng tăng trong giai
đoạn 2009 – 2013. Nếu năm 2009, bình quân một DNXD có tổng tài sản là 10.034
triệu đồng thì đến năm 2013 tăng lên đến 18.527 triệu đồng, tăng 16,57% so với
năm 2009.
Theo loại hình sở hữu, DNNN có tài sản bình quân một doanh nghiệp cao
nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác. Năm 2009 tổng tài sản bình quân đạt
52.266 triệu đồng, đến năm 2013 là 62.471 triệu đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn
tăng từ 45.559 triệu đồng năm 2009 lên 59.015 triệu đồng năm 2013, góp phần làm
tăng tỉ trọng từ 87,17% đến 94,47%. Trong khi đó tài sản dài hạn lại có xu hướng
giảm từ 6.707 triệu đồng năm 2009 chỉ còn 3.456 triệu đồng năm 2013, kéo theo tỉ
trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản của loại hình doanh nghiệp này cũng giảm
một cách đáng kể từ 12,83% năm 2009 nay chỉ còn chiếm 5,53% trong tổng tài sản.
Công ty cổ phần có số tài sản bình quân trên doanh nghiệp ở mức khá cao,
năm 2013 tài sản bình quân 1 doanh nghiệp là 43.163 triệu đồng (trong đó tài sản
dài hạn là 15.475 chiếm 35,85%, tài sản ngắn hạn là 27.689 triệu đồng chiếm
64,15%) tăng 14,61% so với năm 2009.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
38
Bảng 2.6: Tài sản và cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp xây dựng trên địa
bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2009 – 2013.
(Tính bình quân 1 doanh nghiệp)
2009 2013
Tài sản TSDH TSNH Tài sản TSDH TSNH
TỔNG SỐ (Triệu đồng)
BÌNH QUÂN 1 DN 10.034 3.076 6.958 18.527 6.093 12.434
Chia theo loại hình sở hữu
Doanh nghiệp nhà nước 52.266 6.707 45.559 62.471 3.456 59.015
Công ty cổ phần 25.018 8.394 16.624 43.163 15.475 27.689
Công ty trách TNHH 3.911 1.101 2.810 5.361 1.207 4.154
Doanh nghiệp tư nhân 438 84 354 758 96 662
Chia theo lĩnh vựcKD
Xây dựng nhà cửa 3.999 891 3.108 4.200 1.155 3.045
Xây dựng dân dụng 12.015 3.965 8.051 37.155 12.585 24.570
Họat động XD chuyên dụng 7.097 756 6.341 3.027 567 2.459
CƠ CẤU (%)
Chia theo loại hình sở hữu
Doanh nghiệp nhà nước 100,00 12,83 87,17 100,00 5,53 94,47
Công ty cổ phần 100,00 33,55 66,45 100,00 35,85 64,15
Công ty trách TNHH 100,00 28,15 71,85 100,00 22,52 77,48
Doanh nghiệp tư nhân 100,00 19,22 80,78 100,00 12,69 87,31
Chia theo lĩnh vựcKD
Xây dựng nhà cửa 100,00 22,28 77,72 100,00 27,49 72,51
Xây dựng dân dụng 100,00 33,00 67,00 100,00 33,87 66,13
Họat động XD chuyên dụng 100,00 10,66 89,34 100,00 18,75 81,25
Nguồn: Điều tra doanh nghiệp 2009 – 2013, Cục Thống kê Quảng Trị
Công ty TNHH có số tài sản bình quân một doanh nghiệp năm 2013 là 3.911
triệu đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 2.810 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 71,8%, tài sản
dài hạn 1.101 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 28,2%; đến năm 2013 tổng tài sản bình quân
của công ty TNHH có xu hướng tăng lên đạt 5.361 triệu đồng, trong đó tài sản ngắn
hạn 4.154 triệu đồng và tài sản dài hạn là 1.207 triệu đồng.
Đứng cuối cùng về tài sản bình quân một doanh nghiệp là DNTN, có số tài sản
bình quân là 438 triệu đồng năm 2009 và 758 triệu đồng vào năm 2013. Mặc dù giá
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
39
trị tài sản có tăng lên qua các năm nhưng so với các loại hình doanh nghiệp còn lại
thì rõ ràng DNTN có số tài sản bình quân trên 1 doanh nghiệp thấp nhất. Cũng như
các loại hình khác thì tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỉ trọng cao hơn so với tài sản dài
hạn, cụ thể năm 2009 tài sản dài hạn bình quân một doanh nghiệp là 84 triệu đồng,
chỉ chiếm tỉ trọng 19,2 % , năm 2013 là 96 triệu đồng chiếm 12,6% trong tổng số tài
sản bình quân một doanh nghiệp.
Theo lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng các công
trình kỹ thuật dân dụng có số tài sản bình quân lớn nhất, năm 2009 đạt 12.015 triệu
đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 8.051 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 67%, tài sản dài là
3965 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 33%. Năm 2013 lượng tài sản bình quân của một
doanh nghiệp xây dựng dân dụng tăng lên một cách đáng kể đạt mức 37.155 triệu
đồng (trong đó TSNH đạt 24.570 triệu đồng chiếm tỉ trọng 66,13% và TSDH
là12.585 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 33,87%), tốc độ tăng bình quân trong 5 năm từ
2009 -2013 đạt mức rất cao 32,75%/năm.
Các doanh nghiệp hoạt động xây dựng chuyên dụng có số tài sản bình quân của
một doanh nghiệp năm 2009 đạt 7.097 triệu đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 6.341
triệu đồng, chiếm tỉ trọng 89,34%, tài sản dài hạn là 756 triệu đồng, chiếm tỉ
trọng10,66%. Năm 2013, giá trị tài sản bình quân trên một doanh nghiệp là 3.027
triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân của tài sản là 4,49% /năm.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhà các loại, có số tài sản bình
quân một doanh nghiệp năm 2009 là 3.999 triệu đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là
3.108 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 77,72%, tài sản dài hạn là 891 triệu đồng, chiếm tỉ
trọng 22,27%. Giá trị tài sản bình quân qua các năm có xu hướng tăng lên với tốc độ
tăng trưởng bình quân qua các năm đạt 3,12%, đến năm 2013 tài sản bình quân đạt
4.200 triệu đồng trong đó tài sản ngắn hạn chiếm đến 72,5%. Do đặc điểm ngành
nghề này là đơn giản, thiết bị máy móc ít nên cơ cấu tài sản của loại hình này thấp
nhất so với các ngành khác
Như vậy, qua phân tích ở trên ta thấy trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp xây
dựng trên địa bàn thì tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn) chiếm ưu
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
40
thế hơn so với tài sản dài hạn (chủ yếu là tài sản cố định), tổng tài sản dài hạn của
doanh nghiệp chiếm từ 5 % đến 35 % trong tổng số tài sản của doanh nghiệp xây
dựng. Tuy nhiên mức độ đầu tư cho tài sản cố định đang có xu hướng tăng qua các
năm.Điều này thể hiện sự quan tâm của các doanh nghiệp đến việc đầu tư mở rộng
quy mô sản xuất, sử dụng máy móc thiết bị thay thế lao động thủ công, nâng cao năng
suất lao động.
2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNXD trên địa bàn TP
Đông Hà.
2.3.1. Giá trị sản xuất xây dựng
Số liệu ở bảng 2.7 cho thấy:
Bảng 2.7: Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn
thành phố Đông Hà giai đoạn 2009 – 2013
(Tính bình quân một doanh nghiệp )
ĐVT: Triệu đồng
2009 2010 2011 2012 2013 Tăng
BQ (%)
Bình quân 1 DN 7.511 9.292 9.899 9.606 10.850 9,63
Chia theo loại hình sở hữu
Doanh nghiệp nhà nước 10.491 822 1.733 4.508 728 -48,48
Công ty cổ phần 16.225 18.416 18.561 16.817 22.487 8,50
Công ty TNHH 4.553 4.963 4.827 5.844 5.011 2,43
Doanh nghiệp tư nhân 806 1.786 1.066 898 364 -18,02
Chia theo lĩnh vực KD
Xây dựng nhà cửa 3.484 5.195 3.958 4.730 4.513 6,68
Xây dựng dân dụng 8.778 10.341 15.387 15.008 18.782 20,94
HĐ XD chuyên dụng 5.948 8.204 3.881 4.065 4.787 -5,28
Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp 2009 – 2013 Cục Thống kê Quảng Trị
Theo loại hình sở hữu: GTSX bình quân của một doanh nghiệp phân theo loại
hình sở hữu khá chênh lệch. Công ty cổ phần tạo ra GTSX bình quân cao nhất, năm
2013 đạt 22.487 triệu đồng/DN, tăng 33,71% so với cùng kỳ năm trước và tăng gấp
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
41
1,39 lần so với năm 2009, tốc độ tăng bình quân 8,5%/năm; công ty TNHH có
GTSX bình quân một doanh nghiệp tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2009 đạt
4.553triệu đồng và đến năm 2013 đạt 5.011 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân qua
các năm là 2,43%; doanh nghiệp nhà nước tạo ra GTSX xây dựng khá thấp, GTSX
qua các năm tăng giảm không đồng đều, bình quân một doanh nghiệp xây dựng
thuộc loại hình này năm 2009 tạo ra 10.491 triệu đồng, năm 2011 và 2012 có tăng
mạnh tuy nhiên đến năm 2013 thì GTSX bình quân một doanh chỉ còn 728 triệu
đồng, chỉ bằng 6,9% so với cùng kỳ năm 2009. Có GTSX bình quân một doanh
nghiệp thấp nhất là loại hình DNTN, nếu năm 2009 GTSX bình quân đạt 806 triệu
đồng thì đến năm 2013 chỉ còn 364 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân giảm 18,02%.
Theo lĩnh vực kinh doanh: Các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động xây
dựng kỹ thuật dân dụng có giá trị sản xuất bình quân cao nhất. Nếu năm 2009
GTSX bình quân của một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này tạo ra là 8.778 triệu
đồng thì đến năm 2013 tăng lên đến 18.782 triệu đồng. Các doanh nghiệp xây dựng
nhà cửa có giá trị sản xuất bình quân tạo ra thấp hơn, năm 2009 GTSX bình quân
đạt 3.484 triệu đồng/DN, năm 2013 đạt 4.513 triệu đồng/DN. Và cuối cùng là doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên dụng, GTSX bình quân tạo ra của một
doanh nghiệp qua các năm không đồng đều. Chúng ta dễ dàng nhận thấy GTSX
bình quân một doanh nghiệp năm 2010 so với 2009 có sự tăng khá, từ 5.848 triệu
đồng lên 8.204 triệu đồng, tuy nhiên từ năm 2011-2013 thì có sự giảm nhẹ và đến
năm 2013 GTSX bình quân một doanh nghiệp chỉ đạt 4.787 triệu đồng. Trong 3
lĩnh vực nói trên, xây dựng dân dụng có tốc độ tăng bình quân cao nhất với
20,94%/năm, thấp nhất là hoạt động xây dựng chuyên dụng với tốc độ bình quân
giảm 5,28%/năm.
Như vậy nhìn chung giá trị sản xuất xây dựng được tạo ra bởi các doanh
nghiệp trong giai đoạn 2009 – 2013 có xu hướng tăng. Trong đó xây dựng kỹ thuật
dân dụng có tổng giá trị sản xuất lớn nhất và tăng ổn định nhất.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
42
2.3.2. Doanh thu
Theo dõi bảng số liệu 2.8 ta thấy:
Bảng 2.8: Doanh thu của các DNXD trên địa bàn TP Đông Hà
giai đoạn 2009 - 2013
(Tính bình quân một doanh nghiệp)
ĐVT: Triệu đồng
2009 2010 2011 2012 2013
Tăng
BQ (%)
Bình quân 1 DN 6.270 7.683 8.891 8.855 10.742 14,41
Chia theo loại hình sở hữu
DNNN 9.195 1.297 1.688 1.512 36 -74,99
Công ty cổ phần 13.371 15.230 16.169 14.698 20.353 11,07
Công ty TNHH 3.885 4.076 4.646 5.886 6.029 11,61
DNTN 506 1.757 1.222 807 355 -8,48
Chia theo lĩnh vực KD
Xây dựng nhà cửa 3.106 4.803 3.616 4.664 4.480 9,58
Xây dựng dân dụng 7.207 8.433 13.923 14.104 19.184 27,73
HĐ XD chuyên dụng 5.476 6.788 2.941 2.360 3.201 -12,56
Nguồn: Điều tra doanh nghiệp 2009 – 2013, Cục Thống kê Quảng Trị
Theo loại hình sở hữu : Trong giai đoạn 2009-2013, cùng với sự tăng lên về
doanh thu của các loại hình doanh nghiệp xây dựng, doanh thu bình quân của các
doanh nghiệp cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Loại hình doanh nghiệp có doanh thu
bình quân cao nhất là công ty cổ phần. Trung bình mỗi công ty cổ phần trong giai
đoạn 2009-2013 đạt tổng doanh thu khoảng 79.822 triệu đồng, bình quân 15.964
triệu đồng/năm, năm 2013 doanh thu lên đến 20.353 triệu đồng. Công ty trách
nhiệm hữu hạn có doanh thu đứng thứ hai, năm 2009 là 3.885 triệu đồng, năm 2013
là 6.029 triệu đồng, trung bình mỗi công ty TNHH trong giai đoạn 2009-2013 đạt
doanh thu bình quân là 4.904,2 triệu đồng/năm.
DNTN là loại hình có mức doanh thu bình quân thấp nhất, bình quân mỗi
DNTN trong giai đoạn này đạt doanh thu khoảng 4.648 tỷ đồng, bình quân 929,59
triệu đồng/năm. Tuy nhiên trong các năm gần đây, doanh thu bình quân mỗi năm
của loại hình doanh nghiệp này đang có dấu hiệu giảm dần cùng với sự sụt giảm số
lượng các DNTN. Doanh thu bình quân của một DNTN có sự tăng giảm không
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
đồng đều, và thay đổi khá đột ngột, cụ thể là giai đoạn năm 2010 – 2011 doanh thu
bình quân tăng mạnh, nhưng đến năm 2013 thì giảm một cách đáng kể.
Đứng cuối cùng là các Doanh nghiệp Nhà nước, doanh thu bình quân qua từng
năm của DNNN đang có xu hướng giảm rõ rệt. Năm 2009 doanh thu bình quân đạt
9.195 triệu đồng/DN nhưng giảm rất nhanh qua các năm và đến năm 2013 thì doanh
thu chỉ còn 1.512 triệu đồng/DN.
Nhìn chung, trong các loại hình doanh nghiệp trên thì công ty TNHH có xu
hướng tăng doanh thu cao nhất với tốc độ tăng bình quân là 11,61% /năm, đây là
một dấu hiệu khá tích cực trong hoạt động của loại hình doanh nghiệp này. Ngược
lại, doanh nghiệp nhà nước lại có doanh thu tụt giảm mạnh, bình quân năm giảm rất
mạnh 74,99%/năm.
Theo lĩnh vực kinh doanh: Ngành đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu bình
quân cao nhất là ngành xây dựng dân dụng, giai đoạn 2009-2013, doanh nghiệp
trong lĩnh vực này đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 27,73%/năm với tổng doanh
thu một doanh nghiệp là 62.850 triệu đồng, bình quân 12.570 triệu đồng/năm. Lĩnh vực
đứng thứ hai trong ngành xây dựng về tốc độ tăng trưởng doanh thu là lĩnh vực xây dựng
nhà cửa, bình quân tốc độ tăng trưởng doanh thu của mỗi doanh nghiệp trong lĩnh vực
này trong giai đoạn 2009-2013 đạt ở mức 9,58%/năm, với tổng doanh thu vào khoảng
20.668 triệu đồng, bình quân 4.133,62 triệu đồng/năm. Đứng cuối cùng là lĩnh vực
xây dựng chuyên dụng, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của doanh nghiệp
trong lĩnh vực này giai đoạn 2009-2013 giảm 12,56%/năm với mức tổng doanh thu
vào khoảng 20.767 triệu đồng, bình quân 4.153,34 triệu đồng/năm .
2.3.3. Lợi nhuận
Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất mà các doanh nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực
nào cũng cần phải hướng đến. Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp dùng để
đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, nâng
cấp các trang thiết bị máy móc và thực hiện đầy đủ được các nghĩa vụ đối với Nhà
nước, xã hội thì bắt buộc phải có lợi nhuận. Số liệu điều tra các năm 2009– 2013
cho thấy, lợi nhuận bình quân của một DNXD trên địa bàn thành phố Đông Hà tăng
giảm không đồng đều, năm 2009 đạt 135 triệu đồng nhưng đến năm 2012 có sự
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
giảm sút mạnh, lợi nhuận bình quân một doanh nghiệp chỉ còn 64 triệu đồng và năm
2013 là 110 triệu đồng.
Bảng 2.9: Lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Đông
Hà giai đoạn 2009 – 2013
(Tính bình quân một doanh nghiệp)
ĐVT: Triệu đồng
2009 2010 2011 2012 2013
Tốc độ
tăng
trưởng
BQ (%)
135 130 81 64 172 6,22
Chia theo loại hình sở hữu
Doanh nghiệp nhà nước -1.338 -1.449 -912 -1.225 -260 -33,60
Công ty cổ phần 386 298 176 124 310 -5,33
Công ty TNHH 75 62 33 42 106 8,81
Doanh nghiệp tư nhân 13 35 23 35 41 33,09
Chia theo lĩnh vực KD
Xây dựng nhà cửa 89 67 37 74 84 -1,37
Xây dựng dân dụng 122 125 161 99 281 23,22
HĐXD chuyên dụng 319 325 -113 -61 88 -27,53
Nguồn: Điều tra doanh nghiệp năm 2009 - 2013, Cục Thống Kê Quảng Trị
Theo loại hình sở hữu: Trong 4 loại hình doanh nghiệp xây dựng ta thấy loại
hình có tốc độ tăng lợi nhuận cao nhất trong thời gian vừa qua là các doanh nghiệp
tư nhân với mức 33,09% , tăng từ 13 triệu đồng năm 2009 lên 41 triệu đồng trong
năm 2013. Công ty cổ phần tuy có mức lợi nhuận bình quân một doanh nghiệp cao
nhất, song năm 2013 mức lợi nhuận có xu hướng giảm chỉ còn 310 triệu đồng, chỉ
bằng 80,3% so với cùng kỳ năm 2009, lợi nhuận bình quân giảm 5,33%. Loại hình
có tốc độ tăng giảm mạnh nhất là loại hình doanh nghiệp nhà nước và đây cũng là
loại hình doanh nghiệp duy nhất làm ăn thua lỗ suốt từ năm 2009 đến 2013. Tổng
mức thua lỗ bình quân 1 DNNN tính đến hết năm 2013 là 5.184 triệu đồng. Điều
này cho thấy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các DNNN là rất thấp, và việc
thực hiện cổ phần hóa các DNNN cần được thực hiện nhanh chóng nhằm cải thiện
hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
Phân theo lĩnh vực hoạt động: Lĩnh vực hoạt động xây dựng dân dụng có
lợi nhuận bình quân năm 2013 đạt lớn nhất so với các loại hình khác là 281 triệu
đồng, cao gần gấp 1,64 lần lợi nhuận bình quân chung của các DNXD năm 2013,
đây là lĩnh vực có lợi nhuận bình quân ổn định nhất và có xu hướng tăng với mức
tăng bình quân năm đạt 23,22%. Ngược lại thì hai lĩnh vực còn lại lại có xu hướng
giảm lợi nhuận: xây dựng nhà các loại có lợi nhuận bình quân đến hết năm 2013 chỉ
đạt 66 triệu đồng; lĩnh vực xây dựng chuyên dụng là lĩnh vực có lợi nhuận bất ổn
nhất, từ lợi nhuận bình quân dương (năm 2009 là 319 triệu đồng, năm 2010 là 325
triệu đồng) thì đến năm 2011 trở về sau LN đột ngột giảm, năm 2013 bình quân 1
doanh nghiệp có hoạt động xây dựng chuyên dụng chỉ đạt 88 triệu đồng, tốc độ bình
quân giảm 27,53%/năm.
Qua số liệu các phân tích ở bảng số liệu từ 2.7 đến 2.9 về cơ bản ta thấy rõ
hơn được bức tranh toàn cảnh của các DNXD trên địa bàn thành phố Đông Hà hiện
nay, xét theo loại hình sở hữu và ngành nghề kinh doanh ta đều thấy các DNXD
đang còn gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh chưa cao và
khá bất ổn định. Vì vậy, để nâng cao kết quả cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp thì bản thân các doanh nghiệp phải tiếp tục đổi mới, tăng thêm
khả năng tích lũy để các doanh nghiệp phát triển có chiều sâu hơn nữa.
Để thấy rõ hơn về tình hình lợi nhuận của các doanh nghiệp xây dựng trên địa
bàn thành phố Đông Hà, luận văn đã phân tổ các doanh nghiệp theo mức độ lãi, lỗ.
Kết quả phân tổ ở bảng 2.10 cho thấy:
Số doanh nghiệp xây dựng có lãi trong giai đoạn 2009 – 2013 khá ổn định, năm
2009 có 138 doanh nghiệp hoạt động có lãi và năm 2013 có 136 doanh nghiệp có
lãi. Tuy nhiên, mức lãi bình quân một doanh nghiệp thì lại có sự thay đổi rõ nét vào
cuối giai đoạn này, nếu năm 2009 lãi bình quân 1 doanh nghiệp là 173 triệu đồng thì
đến năm 2013 mức lãi bình quân tăng khá đạt 292 triệu đồng trên một doanh
nghiệp, tăng 89,2% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,64 lần so với năm 2009, tốc
độ tăng bình quân 13,12%/năm.
Số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trong giai đoạn 2009 – 2013 cũng tăng nhanh,
năm 2009 chỉ có 5 doanh nghiệp thua lỗ với mức lỗ bình quân khá cao lên đến 765
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
triệu đồng trên một doanh nghiệp; năm 2013 số DN thua lỗ tăng lên 27 doanh
nghiệp, song mức lỗ bình quân có giảm hơn là 233 triệu đồng/DN, tuy nhiên mức
này vẫn cao hơn nhiều so với mức lỗ bình quân năm 2012.
Bảng 2.10: Tình hình lãi lỗ của các doanh nghiệp xây dựng TP Đông Hà
giai đoạn 2009 - 2013
Chỉ tiêu ĐVT
Năm Tăng
BQ
(%)2009 2010 2011 2012 2013
Tổng số DN DN 144 150 169 171 186 6,61
1. DN có lãi
Số lượng DN DN 138 141 139 148 136 -0,93
Lãi bình quân/DN Tr.đ 173 151 152 148 292 13,12
2. DN lỗ
Số lượng DN DN 5 5 24 16 27 57,80
Lỗ bình quân/DN Tr.đ 765 397 301 366 233 -6,73
3. DN hòa vốn DN 1 4 6 7 23 68,18
Nguồn: Kết quả điều tra DN 2009 - 2013, Cục Thống kê Quảng Trị
Số doanh nghiệp kinh doanh ở mức hòa vốn chiếm tỉ trọng thấp, trong năm
2013 thì có 23 doanh nghiệp làm ăn hòa vốn, trong khi đó con số này trong năm
2009 chỉ là 1 doanh nghiệp.
2.3.4. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng.
Theo dõi bảng số liệu 2.11 ta thấy: Năng suất lao động tăng mạnh
17,57%/năm, nếu năm 2009 năng suất lao động đạt 183,18 triệu đồng/LĐ thì đến
năm 2013 đạt 350,03 triệu đồng/LĐ; mức sinh lời trên lao động thời gian qua tăng
khá từ 3,29 triệu đồng năm 2009 tăng lên 6,35 triệu đồng năm 2013, tốc độ tăng
bình quân đạt 17,84%.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_san_xuat_kinh_doanh_cua_cac_doanh_nghiep_xay_dung_tren_dia_ban_thanh_pho_dong_ha_tinh_quang.pdf