Luận văn Thực trạng việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở quận bình tân tp. Hồ Chí Minh

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

MỞ ĐẦU. 6

1. Lý do chọn đề tài.6

2. Mục đích nghiên cứu .7

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.7

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .7

5. Giả thuyết nghiên cứu .8

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .8

7. Phương pháp nghiên cứu .8

8. Đóng góp của đề tài.9

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ VIỆC THỰC HIỆN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN

NHẬN THỨC TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI. 10

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .10

1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới.10

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước .12

1.2. Lý luận về việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo

dục trẻ 5-6 tuổi .14

1.2.1. Các khái niệm công cụ của đề tài.14

1.2.2. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .16

1.2.3. Mục tiêu giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5-6.20

1.2.4. Những kỹ năng cơ bản cần phát triển cho trẻ trong lĩnh vực PTNT.20

1.2.5. Nội dung của lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6

tuổi.20

1.2.6. Hình thức và phương pháp thực hiện lĩnh vực PTNT trong chương trình giáo dục

trẻ 5-6 tuổi .21

1.2.7. Xây dựng môi trường giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi.30

1.2.8. Đánh giá sự phát triển nhận thức của trẻ 5-6 tuổi .33

1.2.9. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện lĩnh vực PTNT trong chương trình giáo dục trẻ

5-6 tuổi của GVMN.34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN

NHẬN THỨC TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI Ở

QUẬN BÌNH TÂN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 36

pdf139 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở quận bình tân tp. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công việc của người giáo viên. Làm việc có kế hoạch sẽ giúp giáo viên có cách làm việc khoa học, hợp lý và có thể đạt hiệu cao nhất. Nếu không có kế hoạch thì giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục sẽ tùy tiện, thậm chí tổ chức hoạt động một cách qua loa, không hướng trẻ đến các mục tiêu cần đạt của chương trình. Chính vì vậy, việc lập kế hoạch giáo dục nói chung và lập kế hoạch giáo dục nhận thức cho trẻ nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng đối với mỗi giáo viên. Kết quả khảo sát ở biểu đồ 2.3 cho thấy có 90% giáo viên cho rằng việc lập kế hoạch giáo dục nhận thức cho trẻ là cần thiết. Như vậy, giáo viên đã đánh giá đúng về sự cần thiết 90 10 Đánh giá của giáo viên về sự cần thiết của việc lập kế hoạch giáo dục nhận thức cho trẻ Cần thiết Không cần thiết 50 của việc lập kế hoạch giáo dục nhận thức cho trẻ. Đây là tín hiệu khả quan trong nhận thức của giáo viên về việc lập kế hoạch. Khi đánh giá đúng về sự cần thiết của việc lập kế hoạch, giáo viên sẽ quan tâm và đầu tư hơn cho công việc này, như vậy hiệu quả của việc lập kế hoạch sẽ được nâng lên rất nhiều. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy vẫn còn 10% giáo viên chưa nhận thấy được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch. Con số này tuy nhỏ nhưng vẫn đáng để chúng ta quan tâm. Mặt khác, qua nghiên cứu kế hoạch của GV, chúng tôi thấy hầu hết kế hoạch đều đạt ở mức trung bình (chiếm 73.3%), chỉ có 20% kế hoạch đạt ở mức cao và còn 6.7% kế hoạch đạt ở mức thấp. Một điều đáng lưu ý nữa là còn một số kế hoạch chưa được đầu tư và còn sao chép lẫn nhau. Kết quả khảo sát này khiến chúng ta chưa thể lạc quan về việc lập kế hoạch giáo dục nói chung và việc lập kế hoạch giáo dục nhận thức nói riêng của giáo viên dạy lớp 5 – 6 tuổi hiện nay. Bảng 2.6. Kết quả tìm hiểu về những khó khăn giáo viên thường gặp khi lập kế hoạch dạy học phát triển nhận thức Stt Khó khăn Tỉ lệ % 1 Không có thời gian đầu tư cho việc lập kế hoạch 80.0 2 Không nắm được các yêu cầu cần thiết khi lập kế hoạch 13.3 3 Không được hướng dẫn cụ thể cách thức xây dựng kế hoạch 16.7 Kết quả khảo sát ở bảng 2.6 cho thấy 80% giáo viên dạy lớp 5 – 6 tuổi không có thời gian đầu tư cho việc lập kế hoạch. Đây cũng là khó khăn của hầu hết GVMN hiện nay. Với thời gian và cường độ làm việc hiện nay, giáo viên hầu như không có thời gian đầu tư cho việc xây dựng kế hoạch. Có mặt ở trường từ 6h30 cho đến 17h30, GVMN quay vòng với rất nhiều công việc từ chăm sóc đến giáo dục trẻ, rồi đền những công việc vệ sinh phòng lớp, đồ dùng đồ chơi, công tác phòng dịch bệnh, các phong trào khác,giáo viên không còn thời gian đầu tư cho việc lập kế hoạch nữa. Sở GD & ĐT TP.HCM đã có chủ trương giảm tải cho GVMN, nhưng việc thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với quận Bình Tân, một quận mới với tỉ lệ dân nhập cư rất đông, số lượng trẻ ra lớp tăng mỗi năm, do đó số lượng trẻ ở mỗi lớp còn rất đông, chưa có bảo mẫu hỗ trợ giáo viên trong công tác chăm sóc trẻ và thực hiện các công việc vệ sinh. Kết quả khảo sát cũng cho thấy 16% giáo viên chưa được hướng dẫn cụ thể cách thức xây dựng kế hoạch, 13,3% giáo viên còn gặp khó khăn trong việc nắm các yêu cầu cần thiết 51 khi lập kế hoạch. Điều này càng khẳng định kết quả điều tra ở biểu đồ 2.4 về việc cần thiết của công tác bồi dưỡng giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch. 2.2.2.2. Thực trạng tổ chức các tiết học phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi Bảng 2.7. Mức độ thường xuyên tổ chức các tiết học phát triển nhận thức (1: rất thường xuyên; 2: thường xuyên; 3: thỉnh thoảng; 4: hiếm khi; 5: không bao giờ) Nội dung giáo dục phát triển nhận thức Mức độ thường xuyên ĐTB 1 2 3 4 5 Khám phá khoa học Các bộ phận của cơ thể con người 13.3 56.7 26.7 0 3.3 2.23 Đồ vật 10.0 63.3 23.3 3.3 0.0 2.20 Động vật và thực vật 6.7 80.0 13.3 0.0 0.0 2.07 Một số hiện tượng tự nhiên 16.7 56.7 23.3 3.3 0.0 2.13 Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm 40.0 53.3 3.3 0.0 3.3 1.73 Xếp tương ứng 20.0 50.0 30.0 0.0 0.0 2.10 So sánh, sắp xếp theo quy tắc 0.0 43.3 46.7 6.7 3.3 2.70 Đo lường 6.7 33.3 56.7 3.3 0.0 2.57 Hình dạng 13.3 56.7 26.7 0.0 3.3 2.23 Định hướng trong không gian và định hướng thời gian 10.0 46.7 36.7 6.7 0.0 2.40 Khám phá xã hội Bản thân, gia đình, họ hàng và cộng đồng 16.7 60.0 23.3 0.0 0.0 2.07 Trường mầm non 23.3 66.7 10.0 0.0 0.0 1.87 Một số nghề phổ biến 13.3 63.3 23.3 0.0 0.0 2.10 Danh lam, thắng cảnh và các ngày lễ hội 6.7 46.7 36.7 10.0 0.0 2.50 52 Kết quả khảo sát ở bảng 2.7 cho thấy nội dung về tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm được GV thường xuyên tổ chức giờ học với điểm trung bình 1.73 ứng với thang điểm chuẩn khá cao, gần chạm mốc cao (1 đến 1.5). Tương ứng với điểm trung bình này thì có đến 93.3% GV lựa chọn tổ chức giờ học này từ mức thường xuyên đến rất thường xuyên. Đây là một điều hợp lý, bởi vì những kiến thức và kỹ năng ở nội dung này cần được GV tổ chức hướng dẫn cụ thể, có mục đích rõ ràng để tất cả trẻ đều nắm bắt được. Với điểm trung bình 2.70 thì nội dung so sánh, sắp xếp theo quy tắc được GV tổ chức giờ học ứng với thang điểm chuẩn ở mức trung bình. Cụ thể có đến 46.7% GV lựa chọn thỉnh thoảng tổ chức giờ học ở nội dung này, 10% GV lựa chọn hiếm khi và thậm chí không bao giờ tổ chức giờ học ở nội dung này. Kết quả này cho phép chúng ta nhận định rằng, hiện nay có hơn 50% GV thường đưa nội dung so sánh, sắp xếp theo quy tắc vào các hình thức hoạt động khác ngoài giờ học (Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, các giờ sinh hoạt). Đây là nội dung khó, trẻ thường mắc nhiết sai sót khi thực hiện cho nên rất cần đưa vào giờ học để hướng dẫn tất cả trẻ hiểu và hướng dẫn trẻ kỹ năng thực hiện; đặc biệt đối với nội dung sắp xếp theo quy tắc, GV cần hướng dẫn trẻ cách nhận ra quy tắc sắp xếp và thực hiện sắp xếp theo quy tắc. Thực tế cho thấy, hiện nay trẻ 5 – 6 tuổi còn lung túng khi thực hiện các bài tập sắp xếp theo quy tắc, một số trẻ không hiểu và không biết cách thực hiện. Nghiên cứu bài tập sắp xếp theo quy tắc trong vở tìm hiểu của trẻ, chúng tôi thấy đa số trẻ thực hiện đúng yêu cầu của bài tập, chỉ có một vài trẻ chưa thực hiện đúng. Thế nhưng, khi trò chuyện với bé Võ Hoài Việt Cường (Lớp 5 -6 tuổi 1, trường mầm non Sen Hồng) – Trẻ thực hiện đúng yêu cầu của bài tập, chúng tôi nhận ra rằng trẻ chỉ thực hiện một cách máy móc theo hướng dẫn của cô chứ chưa nhận ra được quy tắc sắp xếp trong bài tập. Với câu hỏi: “Vì sao con tô màu xanh vào hình ovan ở trên?”, bé nói: “Cô kêu con làm vậy mà!”. Với bé Nguyễn Thanh Tuyền (Lớp 5 – 6 tuổi C, trường mầm non 19/5) – trẻ thực hiện sai yêu cầu của bài tập, khi được hỏi: “Vì sao con vẽ nút áo hình tròn vào đây?”, bé chỉ nút áo bên cạnh và nói: “Nút áo này hình tròn nên con cũng vẽ hình tròn”. Kết quả khảo sát còn cho thấy các nội dung GDNT còn lại được GV lựa chọn tổ chức giờ học ứng với điểm trung bình từ 1.5 – 2.5, ứng với thang điểm chuẩn mức khá cao. Dựa vào kết quả này, chúng ta có thể nhận định, GV đã quan tâm tổ chức giờ học PTNT ở đều các nội dung. Đây là một thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu PTNT cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi. Bảng 2.8. Kết quả quan sát các tiết học PTNT 53 Các tiêu chí Mức độ N Tỉ lệ % ĐTB Mức độ 1. Chuẩn bị của GVMN Đạt 25 83.3 1.83 Đạt Trung bình 5 16.7 Không đạt 0 2. Nội dung hoạt động (hướng tới mục tiêu phát triển, gần gũi, sáng tạo) Đạt 27 90 1.9 Đạt Trung bình 3 10 Không đạt 0 3. Tạo động cơ cho trẻ tham gia vào hoạt động phát triển nhận thức Đạt 22 73.3 1.56 Đạt TB Trung bình 3 10 Không đạt 5 16.7 4. Phương pháp hướng dẫn của GV Đạt 17 56.7 1.4 TB Trung bình 8 26.7 Không đạt 5 16.7 5. Quá trình tham gia hoạt động của trẻ Đạt 10 33.3 1.06 TB Trung bình 12 40 Không đạt 8 26.7 6. Cách sử dụng và hiệu quả sử dụng học cụ Đạt 15 50 1.33 TB Trung bình 10 33.3 Không đạt 5 16.7 7. Quan hệ giữa cô và trẻ trong quá trình giờ hoạt động Đạt 20 66.7 1.5 TB Trung bình 5 16.7 Không đạt 5 16.7 8. Quan hệ giữa các trẻ trong giờ hoạt động Đạt 18 60 1.46 TB Trung bình 8 26.7 Không đạt 4 13.3 9. Nội dung và cách thức giáo viên nhận xét hoạt động của trẻ Đạt 23 76.7 1.7 Đạt Trung bình 5 16.7 Không đạt 2 6.7 10. Kết thúc hoạt động Đạt 28 93.3 1.93 Đạt Trung bình 2 6.7 Không đạt 0 11. Kết quả so với mục tiêu cần đạt Đạt 24 80 1.73 Đạt Trung bình 4 13.3 54 Không đạt 2 6.7 12. Cách thiết kế môi trường để thực hiện lĩnh vực PTNT Đạt 18 60 1.4 TB Trung bình 6 20 Không đạt 6 20 Bảng 2.8 cho thấy, hiện nay GV thực hiện tốt ở các tiêu chí: Chuẩn bị của GV, nội dung hoạt động, nội dung và cách thức giáo viên nhận xét hoạt động của trẻ, kết thúc hoạt động, kết quả so với mục tiêu cần đạt. Tuy nhiên, ở tiêu chí kết quả so với mục tiêu cần đạt thì vẫn còn 6.7% giờ học chưa đạt. Đây là một điều rất đáng quan tâm, bởi vì mục tiêu của giờ học không đạt thì xem như giờ học đó không đạt được hiệu quả. Ngoài ra, còn một số tiêu chí GV chỉ thực hiện đạt ở mức trung bình như: Phương pháp hướng dẫn của GV, quá trình tham gia hoạt động của trẻ, cách sử dụng và hiệu quả sử dụng học cụ, quan hệ giữa cô và trẻ trong quá trình giờ hoạt động, quan hệ giữa các trẻ trong giờ hoạt động, cách thiết kế môi trường để thực hiện lĩnh vực PTNT. Ở các tiêu chí này đều có các giờ học không đạt. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng và giúp đỡ GV thực hiện tốt các tiêu chí này là việc rất cần thiết hiện nay. Bảng 2.9. Kết quả đánh giá giờ học PTNT Mức độ Số giờ học Tỉ lệ % Đạt 22 giờ 73,3 Trung bình 1 giờ 3,4 Không đạt 7 giờ 23,3 Theo kết quả đánh giá giờ học PTNT thể hiện ở bảng 2.9, chúng ta thấy việc tổ chức giờ học PTNT được giáo viên thực hiện khá tốt với 22 giờ đạt (73,3%), 1 giờ trung bình (3,4%). Tuy nhiên đáng lưu ý ở số lượng giờ học không đạt với 7 giờ chiếm 23,3% tổng số giờ quan sát. Điều này cho thấy số lượng giờ học không đạt còn khá cao, cần có những biện pháp hỗ trợ giáo viên khắc phục những hạn chế trong khi tổ chức các giờ học để nâng cao chất lượng của việc thực hiện PTNT. Bảng 2.10. Mức độ thường xuyên sử dụng biện pháp giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi (1: rất thường xuyên; 2: thường xuyên; 3: thỉnh thoảng; 4: hiếm khi; 5: không bao giờ) Biện pháp Mức độ ĐTB 1 2 3 4 5 55 6.1. Trò chuyện, dùng lời giải thích 63.3 30.0 6.7 0.0 0.0 1.43 6.2. Đưa tình huống có vấn đề cho trẻ giải quyết, trãi nghiệm 16.7 43.3 40.0 0.0 0.0 2.23 6.3. Tổ chức các trò chơi đóng vai, học tập 10.0 73.3 13.3 3.3 0.0 2.10 6.4. Sử dụng các câu chuyện kể, bài hát, bài thơ, câu đố 30.0 60.0 6.7 3.3 0.0 1.83 6.5. Tận dụng những tình huống nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày của trẻ và trong xã hội 10.0 60.0 23.3 3.3 3.3 2.30 6.6. Tăng cường công tác phối hợp với phụ huynh 10.0 23.3 56.7 10.0 0.0 2.67 Kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy biện pháp được giáo viên thường xuyên sử dụng để giáo dục nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi là biện pháp trò chuyện, dùng lời giải thích với điểm trung bình là 1.43 ứng với mức cao. Nhóm biện pháp này có đến 93.3% GV lựa chọn thường xuyên đến rất thường xuyên sử dụng. Như vậy, chúng ta có thể nhận định trong các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ giáo viên vẫn còn nói rất nhiều, điều này sẽ hạn chế cơ hội được nói, được bày tỏ của trẻ và như vậy vô tình giáo viên đã làm mất đi tính tích cực hoạt động, sự yêu thích tìm hiểu, khám phá của đứa trẻ mà đây lại chính là một trong những mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ. Với điểm trung bình 1.83 ứng với thang điểm chuẩn ở mức khá cao thì biện pháp sử dụng các câu chuyện kể, bài hát, bài thơ, câu đố cũng được giáo viên thường xuyên sử dụng. Có 90% GV lựa chọn sử dụng biện pháp này ở mức độ thường xuyên đến rất thường xuyên. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các nội dung giáo dục nhận thức cho trẻ. Thực tế cho thấy các tình huống trong các câu chuyện kể thường có hiệu quả trong việc dẫn dắt trẻ vào các hoạt động nhận thức nếu giáo viên biết tận dụng các tình huống này để kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Song song đó, các bài hát, bài thơ, câu đố cũng có tác dụng tạo hứng thú và dẫn dắt trẻ vào hoạt động nhận thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Cũng ở mức khá cao (điểm trung bình từ 2.1 đến 2.30) là các biện pháp: tổ chức các trò chơi đóng vai, học tập; đưa tình huống có vần đề cho trẻ giải quyết, trải nghiệm; tận dụng các tình huống nảy sinh trong cuộc sống hang ngày của trẻ và trong xã hội. Như vậy, các nhóm phương pháp này cũng được GV thường xuyên sử dụng. Tuy nhiên, có 3.3% GV 56 lựa chọn không bao giờ sử dụng biện pháp tận dụng những tình huống nảy sinh trong cuộc sống hang ngày của trẻ và trong xã hội để GDNT cho trẻ. Đây là điều rất cần được quan tâm, bởi vì biện pháp này giúp trẻ tích cực hoạt động và giúp trẻ sử dụng được những gì đã học để vận dụng vào cuộc sống, gắn việc học tập với cuộc sống. Biện pháp tăng cường phối hợp với phụ huynh có điểm trung bình là 2.67 ứng với thang điểm chuẩn ở mức trung bình. Đây là biện pháp được GV ít sử dụng nhất trong các nhóm biện pháp. Cô M.T.H - GV trường mầm non 19/5 cho biết: “GV có rất ít thời gian để trao đổi với tất cả phụ huynh, GV chỉ có thể trao đổi những lúc cần sự hỗ trợ của phụ huynh trong công tác GD trẻ hoặc đối với những trẻ đặc biệt cần sự quan tâm của gia đình. Đối với hầu hết những trẻ bình thường khác, GV rất ít trao đổi với phụ huynh về trẻ.” Điều này cho thấy GV hiện nay vẫn chưa phối hợp tốt với phụ huynh trong công tác GD trẻ. Việc phối hợp với phụ huynh trong công tác GD trẻ là rất cần thiết, bởi vì trẻ không chỉ cần GD ở trường mà còn phải được tiếp tục quan tâm GD ở gia đình, đồng thơi thông qua gia đình GV sẽ hiểu trẻ hơn và có những biện pháp GD trẻ hiệu quả hơn. Biểu đồ 2.4. Kết quả điều tra việc sử dụng phương pháp dạy học của GV Số liệu ở biểu đồ 2.4 cho thấy GVMN hiện nay vẫn còn ưa chuộng sử dụng nhóm phương pháp dạy học truyền thống cụ thể là nhóm phương pháp dạy học bằng lời (có 93,3% giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học này). Điều này khá hợp lý với kết quả khảo sát ở bảng 2.10 và chứng tỏ trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục nhận thức hiện nay, giáo viên vẫn còn nói rất nhiều, vẫn còn thuyết giảng là chủ yếu. Điều này không mang lại hiệu 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Nhóm phương pháp dạy học bằng lời Nhóm phương pháp trực quan Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn Nhóm phương pháp dạy học bằng trò chơi 93.3 83.3 40 73.3 Kết quả điều tra việc sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên Tỉ lệ % 57 quả cao trong tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non, lứa tuổi rất ham thích hoạt động nhưng khả năng chú ý và tập trung còn kém, khó có thể chú ý những lời giảng dài dòng của giáo viên. Nhóm phương pháp dạy học trực quan cũng được phần lớn giáo viên sử dụng (chiếm 83,3%). Đây là phương pháp dạy học rất quan trọng đối với trẻ mầm non. Bởi vì, tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động, trẻ rất hứng thú và bị hấp dẫn bởi những đối tượng trực quan sinh động, và như vậy nhu cầu nhận thức của trẻ ngày được nâng cao.Nhóm phương pháp dạy học bằng trò chơi cũng được khá nhiều giáo viên lựa chọn (chiếm 73,3%). Nhóm phương pháp này đáp ứng được nhu cầu vừa học vừa chơi ở trẻ. Trẻ rất tích cực, nhiệt tình khi chơi và như vậy quá trình nhận thức đến với trẻ một cách rất tự nhiên và nhẹ nhàng. Nhìn chung, hiện nay giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học tương đối hợp lý, tuy nhiên nhóm phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn chưa được giáo viên quan tâm nhiều lắm (chỉ 40% giáo viên lựa chọn nhóm phương pháp này). Điều này cho thấy hiện nay giáo viên chưa quan tâm đến nhu cầu hoạt động của trẻ, chưa lưu ý đến những vần đề nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống để tổ chức hoạt động cho trẻ. 2.2.2.3. Thực trạng xây dựng môi trường giáo dục để thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi  Thực trạng xây dựng góc học toán Hiện nay, các trường mầm non ở quận Bình Tân xây dựng khá tốt góc học toán cho trẻ mẫu giáo. Hình thức xây dựng phong phú, đồ dùng đồ chơi đa dạng, sáng tạo. GV có lưu ý đến vị trí và diện tích của góc để có thể cho nhiều trẻ tham gia. Về vị trí góc, GV thường chọn những vị trí rộng, thoáng, sắp xếp gần các góc yên tĩnh để trẻ thuận tiện khi chơi. Các bài tập đưa vào cho trẻ chơi thường được GV lấy ý tưởng từ các nội dung dạy học cho trẻ để trẻ được ôn luyện, củng cố. Qua đó giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng của mình [Phụ lục 11, hình 2.1].  Thực trạng xây dựng góc khám phá khoa học Góc khám phá khoa học hiện nay chưa được quan tâm ở các trường mầm non ở quận Bình Tân. Một số lớp 5-6 tuổi không có góc khoa học, một số khác có xây dựng góc khoa học nhưng rất sơ sài. Hình 2.2 [Phụ lục 11] cho thấy góc khoa học được giáo viên bố trí ở vị trí cửa ra vào, với không gian khá thoáng và sáng, bên ngoài là hành lang tương đối rộng rãi. Vị trí thuận lợi là thế nhưng các đồ dùng, dụng cụ ở góc này lại khá nghèo nàn, thậm chí còn để đồ dùng không cần thiết vào góc khoa học (gạch xây dựng, đĩa CD, đồ chơi lắp ráp). GV cũng có trang bị một số đồ dùng như cân, các loại hạt, muối, đường nhưng vẫn chưa đủ 58 cho trẻ hoạt động. GV chưa quan tâm bổ sung các các đồ dùng, đồ chơi được sản xuất hàng loạt, như:Kính phóng đại (chẳng hạn kính lúp), cân, nam châm, gương; Tranh, ảnh về các con vật hoặc cây, lá, hoa, quả...; Sách về các hoạt động khoa học dành cho trẻ nhỏ; bàn chơi nước: Chai trong suốt, dụng cụ chứa nước, các vật chìm hoặc nổi trong nước; bể cá. Bên cạnh đó, các nguyên vật liệu tự nhiên cũng chưa được GV quan tâm đưa vào cho trẻ hoạt động chẳng hạn như: Lá, hoa, quả...; các vỏ trai sò, đất đá, cát sỏi, nước... và các bộ sưu tập: lá, hoa, côn trùng...; các con vật nuôi: chim, thỏ; cây, các hạt giống và bình gieo hạt  Thực trạng xây dựng các bảng biểu Các bảng biểu giúp phát triển nhận thức cho trẻ được các GV ở quận Bình Tân quan tâm và thực hiện khá tốt. Các loại bảng như bảng thời tiết, lịch ngày tháng, lịch trực nhật (Hình 2.3, 2.4) được thực hiện đều đặn và hiệu quả. Khi hỏi trực tiếp bé Minh Anh – lớp Lá C trường mầm non Hoa Hồng: “Hôm nay thứ mấy, ngày tháng năm nào vậy con?” thì trẻ trả lời rất rành mạch và chính xác “Hôm nay thứ tư, ngày 6 tháng 3 năm 2013.” Điều này chứng tỏ việc cập nhật lịch ngày tháng được GV thường xuyên tổ chức cho trẻ hoạt động. 2.2.2.4. Thực trạng đánh giá sự PTNT của trẻ 5-6 tuổi Bảng 2.11. Kết quả tìm hiểu công cụ đánh giá sự phát triển nhận thức của trẻ Stt Công cụ Tỉ lệ % 1 Đánh giá theo kinh nghiệm của GV 10.0 2 Đánh giá theo kết quả mong đợi của chương trình giáo dục có sử dụng bộ công cụ đánh giá 46.7 3 Đánh giá theo kết quả mong đợi của chương trình giáo dục không sử dụng bộ công cụ đánh giá 26.7 4 Đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi có sử dụng bộ công cụ đánh giá 53.3 5 Đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi không sử dụng bộ công cụ đánh giá 10.0 Kết quả khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy có 53.3% GV đánh giá sự PTNT của trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi có sử dụng bộ công cụ đánh giá. Đây là tỉ lệ khá cao, tuy nhiên khi được hỏi về bộ công cụ đánh giá trẻ thì hầu hết các GV đều không đưa ra được. Như vậy thực ra GV cũng chỉ đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi mà không sử dụng bộ công cụ đánh giá. Có 46.7% GV đánh giá theo kết quả mong đợi của chương trình GD có sử dụng 59 bộ công cụ đánh giá, nhưng khi được hỏi GV cũng không đưa ra được bộ công cụ này. Đáng lưu ý, có 10% Gv đánh giá sự PTNT của trẻ theo kinh nghiệm của bản thân. Như vậy, điều cần quan tâm nhất trong thực trạng đánh giá trẻ hiện nay đó là chưa có bộ công cụ để đánh giá trẻ. Vì vậy, GV thường đánh giá trẻ một cách cảm tính hoặc theo kinh nghiệm của mình. Ngày 19/7/2013, Sở GD & ĐT TPHCM đã tổ chức tập huấn sử dụng bộ công cụ để đánh giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 – 6 tuổi cho một số GV dạy lớp 5-6 tuổi của toàn thành phố. Tuy nhiên số lượng GV tham dự rất hạn chế. Vì vậy, để tất cả GV nắm bắt và thực hiện được thì rất cần sự quan tâm bồi dưỡng của CBQL. Và đây cũng là một điều kiện thuận lợi để GV đánh giá sự PTNT của trẻ. Biểu đồ 2.5. Khó khăn của GV khi đánh giá sự phát triển nhận thức của trẻ Biểu đồ 2.5 cho thấy khó khăn lớn nhất hiện nay của GV là không có thời gian để đánh giá trẻ (chiếm 43.3%). Như vậy, chứng tỏ GV vẫn chưa biết cách đánh giá trẻ. Bởi vì, có nhiều hình thức để đánh giá trẻ: hàng ngày, cuối chủ đề, cuối độ tuổi và như vậy, cũng có nhiều phương pháp để đánh giá trẻ như: sử dụng tình huống, quan sát, trò chuyện, sử dụng bài tập, phân tích sản phẩm, trao đổi với phụ huynh. Để đánh giá trẻ, GV có thể kết hợp trong các hoạt động hàng ngày. Đối với hình thức đánh giá cuối chủ đề, GV cần sắp xếp thời gian để thực hiện, tránh vì không có thời gian mà thực hiện qua loa cho có. Đối với hình thức đánh giá cuối độ tuổi, GV cần kết hợp với CBQL để có sự đánh giá chính xác, 0 10 20 30 40 50 Không có bộ công cụ để đánh giá trẻ Không có thời gian để đánh giá trẻ Không nắm vững cách thức để đánh giá trẻ 40 43.3 20 Khó khăn của GV khi đánh giá sự phát triển nhận thức của trẻ Tỉ lệ % 60 làm cơ sở cho việc xây dụng kế hoạch GD ở những năm tiếp theo. Một khó khăn nữa của GV là không có bộ công cụ để đánh giá trẻ (chiếm 40%). Điều này khá hợp lý với kết quả điều tra ở bảng 2.10 và càng khẳng định việc bồi dưỡng xây dựng và sử dụng công cụ đánh giá trẻ cho GV là hết sức cần thiết. Biểu đồ 2.6 còn cho thấy một trở ngại nữa của GV khi đánh giá sự phát triển nhận thức của trẻ là không nắm vững cách thức đánh giá trẻ (chiếm 20%). Tỉ lệ này tuy không quá cao nhưng cũng là một điều rất đáng quan tâm và suy nghĩ. Như vậy, GV không chỉ cần bồi dưỡng cách sử dụng công cụ đánh giá trẻ mà còn rất cần được bồi dưỡng cách thức đánh giá trẻ. Tiểu kết chương 2 Qua nghiên cứu thực trạng thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi, có thể rút ra một số tiểu kết sau: Hiện nay tất cả GV đều có thực hiện giáo dục nhận thức cho trẻ, thể hiện qua việc lập kế hoạch, tổ chức hoạt động giáo dục nhận thức, xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ và đánh giá sự PTNT của trẻ. Hầu hết GV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục nhận thức cho trẻ, có 90% giáo viên cho rằng đây là việc làm cần thiết nhưng vẫn còn 10% giáo viên cho rằng không cần thiết phải lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục nhận thức cho trẻ. Chính vì vậy, vẫn còn một số GV chưa quan tâm đầu tư xây dựng kế hoạch, vẫn còn hiện tượng sao chép lẫn nhau. (Còn 6.7% kế hoạch đạt mức độ thấp). Khi tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển nhận thức, GV đã tải được hầu hết các nội dung của chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi. Tuy nhiên, nội dung so sánh và sắp xếp theo quy tắc chưa được GV quan tâm đưa vào giờ học (trên 50% GV đưa nội dung này vào các hình thức hoạt động khác ngoài giờ học). Đây là một nội dung tương đối khó, trẻ thường mắc sai sót khi thực hiện nên rất cần được đưa vào giờ học tổ chức hướng dẫn trẻ một cách cụ thể để tất cả trẻ đều nắm bắt được. Ngoài ra, phần lớn GV còn sử dụng biện pháp dạy học dùng lời (93.3% GV lựa chọn thường xuyên đến rất thường xuyên sử dụng biện pháp này); còn 3.3% GV lựa chọn không bao giờ sử dụng biện pháp tận dụng những tình huống nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày của trẻ và trong xã hội để GDNT cho trẻ. Sở dĩ có trường hợp này xảy ra là vì phần lớn GV vẫn còn ngại tìm tòi, suy nghĩ và xây dựng cái mới, ngại quan sát trẻ để tìm ra nội dung dạy trẻ. 61 Qua quan sát các giờ học PTNT, chúng tôi nhận thấy giáo viên còn hạn chế trong việc sử dụng các phương pháp PTNT cho trẻ, trong việc thu hút trẻ tham gia tích cực vào hoạt động, việc sử dụng học cụ chưa đạt hiệu quả cao mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như giữa các trẻ với nhau vẫn còn hân chế. Chính vì vậy, kết quả đánh giá chung còn đến 23,3% giờ học không đạt. Trong việc xây dựng môi trường giáo dục để phát triển nhận thức cho trẻ, hầu hết GV đã quan tâm xây dựng tốt góc học toán và một số bảng biểu giúp trẻ hoạt động, ôn luyện các kỹ năng đã được học. Tuy nhiên, việc xây dựng góc khoa học hiện nay vẫn chưa được quan tâm nhiều. Một số GV không xây dựng góc này, một số GV khác có xây dựng nhưng không có nội dung cho trẻ hoạt động, đồ dùng đồ chơi sơ sài, thiếu thốn. Chính vì vậy, hầu hết trẻ không thích hoạt động ở góc này. Việc đánh giá sự PTNT của trẻ 5-6 tuổi hiện nay có được GV thực hiện nhưng việc thực hiện còn dừng ở mức độ đánh giá theo kinh nghiệm của bản thân GV. GV chưa có bộ công cụ nào để đánh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_30_5790051059_1155_1871503.pdf
Tài liệu liên quan