Luận văn Hình tượng người lính trong tuyển tập thơ màu hoa đỏ

MỤC LỤC. 1

PHẦN MỞ ĐẦU. 3

1. Lý do, mục đích chọn đề tài . 3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 6

4. Phương pháp nghiên cứu. 6

5. Kết cấu luận văn. 6

PHẦN NỘI DUNG . 7

Chương 1: ĐỀ TÀI NGưỜI CHIẾN SỸTRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN

ĐẠI. 7

1.1.Tổ quốc bất khuất với dòng thơ chiến tranh và cách mạng . 7

1.2.Người chiến sỹ - Nhân vật trữ tình trung tâm của cả một nền thơ. 7

1.2.1.Hình ảnh người lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp 1946-1954. 7

1.2.2.Hình ảnh người lính trong thơ chống Mỹ 1954 - 1975 . 13

1.3.Màu hoa đỏ - Một tuyển tập thơ chuyên biệt về đề tài liệt sỹ. 20

1.3.1.Quan niệm tuyển chọn. 20

1.3.2.Tính tư tưởng và ý nghĩa giáo dục - thẩm mỹ của tập thơ. . 20

Chương 2: HÌNH TưỢNG CON NGưỜI BẤT TỬTRONG MÀU HOA

ĐỎ . 22

2.1. Những liệt sĩ anh hùng trong chiến đấu. 22

2.1.1. Những con người như chân lý sinh ra . 22

2.1.2. Những con người của ý chí, niềm tin. 28

2.1.3. Những con người của hành động. 36

pdf26 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 2972 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hình tượng người lính trong tuyển tập thơ màu hoa đỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sĩ ................................. 76 3.2.1. Không gian ........................................................................................... 76 3.2.2. Thời gian .............................................................................................. 79 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 84 PHỤ LỤC: TUYỂN TẬP THƠ MÀU HOA ĐỎ - PHẦN 1: NHỮNG VÌ SAO KHÔNG TẮT 3 PHầN Mở ĐầU 1. Lý do, mục đích chọn đề tài Đất nước Việt Nam từ thời khởi nguyên đã được thiên nhiên tạo hóa ưu đãi với điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên khoáng sản, sản vật phong phú, vị trí tự nhiên đắc địa Đây vừa là ưu thế để nước nhà phát triển nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân khiến lịch sử nước ta hàng ngàn năm dựng nước cũng là hàng ngàn năm gắn liền với việc giữ nước. Có lẽ trên thế giới ít có quốc gia nào phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh lớn nhỏ để bảo vệ chủ quyền đất nước như nước ta. Không ai có thể đếm hết những cuộc chiến tranh đó, chỉ biết rằng người Việt từ trong nôi đã có ý thức về độc lập, tự do của dân tộc (đứa trẻ 3 tuổi với câu nói đầu đời đã là câu xin đi đánh giặc và chỉ một cái vươn vai đã gánh vác trên lưng toàn bộ vận mệnh của giang sơn). Để rồi khi lớn lên, ý niệm thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ dường như ăn sâu vào máu thịt mỗi người dân Việt. Và để rồi, trong các cuộc chiến tranh vệ quốc chính nghĩa ấy, biết bao thế hệ đã lên đường? Bao nhiêu người trở về? Bao nhiêu người ngã xuống? Bao nhiêu người đã để lại một phần tuổi xanh, một phần cơ thể của mình lại nơi chiến trường khói lửa cho lí tưởng độc lập, tự do, thống nhất hòa bình, toàn vẹn lãnh thổ. Ở cái xứ ngàn năm chiến tranh, vạn ngày trận mạc này, đề tài về người lính trong thơ là đề tài rất quen thuộc nhưng chưa bao giờ xưa cũ, lỗi thời. Bởi mỗi thời đại, mỗi cuộc chiến tranh đi qua, người ta lại có thêm những hiểu biết, những cảm hứng mới bất tận về người lính và nhờ thế những thi phẩm viết về họ cứ nối tiếp nhau ra đời đặc biệt là từ những năm 1945 đến nay – khi đất nước ta trải qua những năm tháng gian khó mà hào hùng chống Pháp, Mĩ, Trung Quốc xâm lược. Trong hàng ngàn, hàng vạn bài thơ như thế, thơ viết về 4 liệt sĩ luôn là phần đặc sắc nhất, là miền thiêng liêng xúc động tâm cảm nhất. Nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1974 – 27/7/2014) và 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2014), hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam , với sự biên soạn của Phan Sĩ Thao, Hoàng Đình Hùng đã cho ra mắt bạn đọc tập thơ Màu hoa đỏ. Điều khác biệt của tập thơ này so với nhiều tuyển tập thơ khác về chiến tranh là tập thơ này chỉ sưu tầm, lựa chọn những bài thơ về liệt sĩ xuất bản thành một tác phẩm, và được coi như một tư liệu quý, một nén tâm nhang tưởng nhớ, các anh hùng liệt sĩ, đồng thời giáo dục thế hệ sau đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa. Thơ viết về đề tài chiến tranh và người lính từ 1945 đến nay, quả thật là một nguồn tài nguyên văn học vô cùng lớn lao và sâu sắc. Bảy mươi thi phẩm trong tập thơ Màu hoa đỏ nằm trong đề tài cũng như giai đoạn lịch sử ấy. Hơn thế nữa, vì nó tập hợp những bài thơ viết về liệt sĩ nên khi đọc tập thơ, chúng ta không khỏi rưng rưng xúc động trước những đau thương, mất mát và cùng với đó là sự tự hào. Chiến tranh đã qua đi gần 40 năm, chúng ta - những con người hiện đại sống trong hòa bình thống nhất, chúng ta tôn vinh những người anh hùng còn sống, chúng ta ngợi ca những chiến công, chúng ta tự hào say sưa về chiến thắng nhưng chúng ta không thể quên những người đã ngã xuống, không thể quên những giá trị cao đẹp chúng ta đang có là do bao thế hệ cha anh đã đánh đổi bằng máu xương. Bằng tình cảm tri ân sâu sắc, bằng sự rung động mộc mạc, chân thành, với đề tài hình tượng người lính trong tập thơ Màu hoa đỏ, chúng tôi mong muốn được khảo sát một cách đầy đủ, toàn diện về hình tượng người lính – người liệt sĩ – những con người đã thành bất tử, vĩnh hằng trong thơ ca. Đồng thời, làm rõ được tính chất bi hùng trong hình tượng người lính ở các bài thơ. Qua đó khẳng định được những giá trị nhân văn sâu sắc, đau thương nhưng không ủy mị, tự hào mà vẫn lắng sâu, 5 hướng con người đến sự cao cả, đến tính anh hùng trong thơ viết về liệt sĩ nói chung và tập thơ Màu hoa đỏ nói riêng. Và cũng qua đó ký ức chiến tranh có thể sẽ bền lâu khi lớp trẻ chưa quên thời cha anh mình ra trận. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có không ít các học giả, các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu những đặc điểm hình tượng thơ ca trong gian đoạn từ 1945 đến nay, đặc biết là từ 1945 – 1975. Trong đó ít nhiều có đề cập đến vấn đề chiến tranh nhìn tự sự mất mát hi sinh như chuyên luận Thơ với cuộc kháng chiến chống mỹ của Ths. Lê Thị Bích Hồng. Trong giáo trình Tư duy thơ hiện đại Việt Nam và chuyên luận Toàn cảnh thơ Việt Nam 1945 -1975 của tác giả Nguyễn Bá Thành đã khái quát được phần nào chân dung người lính với phẩm chất anh hùng, tinh thần lạc quan chiến thắng, tinh thần đồng đội và cả cái chết, sự hy sinh. Trong chuyên luận Thơ trẻ Việt Nam 1965 – 1975 khuôn mặt cái tôi trữ tình, Bùi Bích Hạnh cũng nói đến một phần nỗi đau chiến tranh cũng như chân dung cái tôi trữ tình của người lính trong thơ ca chống Mỹ cứu nước. Phải nói rằng, trong 70 bài thơ của tập Màu hoa đỏ, chúng ta bắt gặp không ít các bài thơ vô cùng quen thuộc, nhiều bài trở thành kinh điển trong thơ ca kháng chiến, nhiều thế hệ thuộc làu như :Tây Tiến, Núi Đôi, Quê hương, Dáng đứng Việt Nam nhưng đây vẫn là một tập thơ còn tương đối mới về thời điểm xuất bản cũng như nội dung (những tuyển tập thơ viết về người lính, về chiến tranh đã xuất bản có thể nói là nhiều. Nhưng tuyển tập thơ chỉ tập hợp những bài thơ đặc sắc, độc đáo viết về liệt sĩ là không nhiều và Màu hoa đỏ nằm trong số hiếm hoi đó. Vì hai lẽ đó mà các công trình nghiên cứu một cách bài bản về hình tượng người lính trong tập thơ nói riêng và toàn bộ nội dung cũng như nghệ thuật của tập thơ nói chung là chưa hề có. Và có thể nói, đề tài của chúng tôi là công trình đầu tiên khảo sát về tập thơ này cũng như là đề tài ít thấy khảo sát chỉ riêng hình tượng người liệt sĩ. 6 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu hình tượng người lính - liệt sĩqua 70 bài thơ (tập trung trọn vẹn nhất trong 25 bài, thuộc phần I – Những vì sao không tắt )của tuyển tập Màu Hoa Đỏ. Ngoài ra, chúng tôi cũng nghiên cứu, xem xét một số tác phẩm thơ cùng đề tài người lính nói chung chủ yếu trong giai đoạn văn học 1945 – 1975 để đối chiếu, so sánh làm rõ đặc điểm về hình tượng người lính cũng như một số đặc điểm về thi pháp trong tuyển tập. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đi sâu tìm hiểu hình tượng người lính trong tuyển tập thơ, chúng tôi sử dụng các phương pháp khác nhau như: Thi pháp học, thống kê – phân loại, hệ thống hóa, so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp và các phương pháp liên ngành khác để có thể tiếp cận, lý giải đặc trưng về hình tượng người lính trong tập thơ một cách khoa học nhất cũng như có thể xem xét đối tượng nghiên cứu trên bình diện lịch sử và dòng chảy chung của thơ ca cách mạng Việt Nam đương đại. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chƣơng 1: Đề tài ngƣời chiến sĩ trong thơ Việt Nam hiện đại Chƣơng 2: Hình tƣợng con ngƣời bất tử trong tập thơ Màu hoa đỏ Chƣơng 3: Một số đặc điểm thi pháp của tập thơ. 7 PHầN NộI DUNG Chương 1: ĐỀ TÀI NGƢỜI CHIẾN SỸ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1.1.Tổ quốc bất khuất với dòng thơ chiến tranh và cách mạng Có nhà thơ cho rằng, nếu tìm một hình ảnh minh họa cho lịch sử Việt Nam, chúng ta có thể vẽ một thanh gươm tô đậm một màu máu Điều đó hoàn toàn hợp lý, thấu tình, cũng như quan niệm cho rằng thế kỷ 20 là thế kỷ đau thương nhất trong lịch sử dân tộc Việt.Đất nước Việt Nam nửa sau thế kỷ 20 đã trải qua nhiều biến cố, nhiều sự kiện chiến tranh và cách mạng. Đặc biệt là cuộc 2 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt, kéo dài suốt 30 năm: Kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống, vì vậy, trong bối cảnh lịch sử đặc biệt trên, văn học Việt Nam hiện đại nói chung và thơ ca nói riêng đã đi sâu vào việc phản ánh hiện thực chiến tranh và cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Đây cũng là chủ đề bao trùm và xuyên suốt cả nền thơ Việt Nam nửa sau thế kỷ 20, là đặc điểm thơ cốt lõi của thơ Việt Nam hiện đại) 1.2.Ngƣời chiến sỹ - Nhân vật trữ tình trung tâm của cả một nền thơ 1.2.1.Hình ảnh ngƣời lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp 1946-1954 Trong hệ thống văn học truyền thống trước cách mạng tháng 8, đề tài về tổ quốc, chiến tranh và lòng yêu nước luôn được thể hiện rõ ràng qua những biến cố của lịch sử. Nhưng, nhân vật trung tâm của những đề tài ấy – hình tượng những người lính, thì rất ít được nhắc đến. Trong Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo thì đối tượng kêu gọi là các bậc tướng quân có bổng lộc, 8 có thái ấp, có tiền của, vườn ruộng Nghĩa là những cầm quân, cai quản binh lính và có sở hữu quý tộc dưới trướng của quốc vương. Còn những người lính trận, “lính tốt” thì chưa được nhắc đến. Trong Hoàng Lê nhất thống chí binh lính được nhắc tới chỉ là vài nhóm kiêu binh – một đám đông ô hợp, là công cụ cho ông Quận này hay ông Quận khác chiếm đoạt quyền lực. Họ không phải đội quân chính quy, không có bất kì sự miêu tả cụ thể nào về chân dung, lý tưởng hay giá trị chiến đấu của họ. Trong Chinh phụ ngâm( Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm), có khắc họa hình tượng người chinh phu. Nhưng đây lại là con nhà dòng dõi: Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt/ xếp bút nghiên theo việc đao binh/ thành liền mong hiến bệ rồng. Khi ra trận cũng đã được sắc phong tước vị. Cho nên sau này, khi người chinh phụ phải chịu cảnh xa nhau biền biệt mới thốt lên cay đắng: Lúc ngoảnh lại trông màu dương liễu/ Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong. Mãi đến thời của Nguyễn Đình Chiểu, những người lính trận mới được tác giả chú tâm khắc họa. Nhưng hình tượng người lính Cần Giuộc chưa rõ ràng hẳn tính chất người lính, ở họ vẫn đậm đà bản sắc nông dân, được tổng hợp kết nối với nhau để làm việc nghĩa vậy nên: Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm/ Tập khiên, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó. Họ vẫn không được coi là đội quân chính quy hay người lính chính thống. Chỉ sau Cách mạng tháng Tám, khi nền văn học cách mạng ra đời và phát triển thì hình tượng những người lính – là những người lính không phẩm hàm, lính trận mới chính thức bước vào văn đàn với tư cách một nhân vật, và từ đây, họ càng ngày càng có vị thế trung tâm trong loạt đề tài về Tổ quốc – chiến tranh – lòng yêu nước Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, hình tượng người lính Vệ Quốc luôn được khắc họa đậm nét trong thơ ca. Họ khác nhau về xuất thân, nguồn gốc. Có người ra đi từ mái tranh nghèo (Màu hoa đỏ - Nguyễn Đức Mậu), nơi làng quê nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá (Đồng chí – 9 Chính Hữu), những vùng quê từ miền xuôi đến miền ngược, từ vùng núi đến đồng bằng đều xơ xác nghèo gian nhà không mặc kệ gió lung lay ( Đồng chí – Chính Hữu). Từ nơi bến nước, gốc đa, lũy tre làng ấy những chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết lên đường, xuất thân nông dân nên không ít người mù chữ: Lũ chúng tôi bọn người tứ xứ/ Gặp nhau từ hồi chưa biết chữ (Nhớ - Nguyên Hồng). Cũng không ít người là học sinh, sinh viên vừa rời ghế nhà trường, đến từ những phố dài xao xác heo may giữa lòng Hà Nội, họ luôn có sự tinh nghịch, lãng mạn của thanh niên thủ đô ngay cả trong khi làm nhiệm vụ: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Lại có người ở nơi quê hương trù mật, đẹp tươi với lúa nếp thơm nồng, với tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Những người tứ xứ ấy quây tụ lại với nhau bởi tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, bởi niềm tin mãnh liệt vào cách mạng, vào cuộc kháng chiến kiến quốc của họ, nhờ họ và cho chính họ. Vì thế, họ chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn trên đường hành quân áo anh rách vai, quần tôi có vài miếng vá, miệng cười buốt giá, chân không giày (Đồng chí – Chính Hữu) . Họ cùng bền bỉ vượt qua những cơn sốt rét giữa rừng, giữa mùa chiến dịch sốt run người, vầng trán đẫm mồ hôi, hay quân xanh màu lá mà vẫn dữ oai hùm. Đói rét, ốm đau là những thử thách thường xuyên của anh bộ đội nhưng họ vẫn lạc quan, dũng cảm: Lòng vẫn cười vui kháng chiến/ Lột sắt đường tàu rèn thêm đao kiếm/ Áo vải chân không đi lùng giặc đánh (Nhớ - Nguyên Hồng). Niềm vui đã giúp họ vượt lên tất cả: Họ vẫn gầy, vẫn ốm Mắt vẫn lõm, da vàng Áo chăn chưa đủ ấm Ăn uống vẫn tồi tàn Nhưng vẫn vui vẫn nhộn 10 Pháo cười luôn nổ ran (Lên Cấm Sơn – Thôi Hữu). Điều đáng nói ở đây, là cách họ nhìn cuộc sống kháng chiến. Người lính trong thơ ca chống Pháp chưa bao giờ kêu than hay trách móc điều gì. Dù hoàn cảnh thực tế có khắc nghiệt: Cuộc đời gió bụi pha xương máu Đói rét bao lần xé thịt da Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật Đâu còn tươi nữa những ngày hoa (Lên Cấm Sơn – Thôi Hữu) Những người lính vẫn chấp nhận gian khổ một cách vui vẻ, thậm chí lạc quan. Ta bắt gặp không ít những khuôn mặt vui tươi và nụ cười cởi mở của người lính vệ quốc khi kể chuyện về trận đánh ở Chợ Đồn, Chợ Rã:Ta đánh giặc chạy re/ Hai đứa cười ha hả dù đang trong cơn sốt Giọt giọt mồ hôi rơi/ Trên trán anh vàng nghệ (Cá nước – Tố Hữu). Hồng Nguyên đã miêu tả cuộc đời chiến sĩ với rất nhiều kỉ niệm: Tôi nhớ bờ tre gió lộng Làng xuôi xóm ngược mái rạ như nhau Có nắng chiều đột kích mấy hàng cau Có tiếng gà gáy xóm Có „Khai hội, yêu cầu, chất vấn” Có mẹ hiền bắt rận cho những đứa con xa Trăng lên tập hợp hát om nhà Tôi nhớ Giường kê cánh cửa 11 Bếp lửa khoai vùi Đồng chí nứ vui vui Đồng chí nứ dạy tôi dăm tối chữ (Nhớ - Hồng Nguyên) Có lẽ ấn tượng nhất với người lính là niềm vui khi được dân chúng yêu mến, đùm bọc, với những sinh hoạt vô cùng độc đáo một thời như bắt rận, xóa mù chữ Người lính thời đó có lúc phải dùng lá cây để che thân, dùng dây dợ buộc túm các chỗ rách, chỗ thủng của quần áo, và tên gọi “Vệ Túm” ra đã ra đời như thế: Áo anh đan sợi chỉ đay Túm xanh, túm tía như cây trên rừng Thằng tây có mắt như bưng Đố mày biết được cây rừng hay tao (Bức tranh sinh hoạt – Minh Tiệp). Họ cũng không ngần ngại thể hiện tuổi trẻ hồn nhiên, chân chất của mình khi cười vang đồng, “nhìn cô thôn nữ cuối nương dâu” trên đường hành quân và niềm tin chắc chắn chờ ngày độc lập mới lấy vợ. Những con người tuổi xanh đã thực sự sống hồn nhiên, vô tư như vậy. Có không ít nhà thơ khi viết về những gian khổ của người lính, họ dự định sẽ nói lên sự cảm thông, chia sẻ, thậm chí là thương hại với những cảnh đời gió bụi nơi chốn rừng thiêng nước độc. Nhưng khi chứng kiến niềm vui cũng như tinh thần lạc quan cách mạng của người lính, các tác giả đã thay đổi cảm xúc ban đầu. Tình cảm hồn nhiên của người lính đã truyền cảm hứng sáng tác, truyền sự hứng khởi cho nhà thơ, để những vần thơ không hề bi thương, bi lụy mà ngược lại tràn ngập sức mạnh của sự vui tươi: 12 Lòng tôi bừng thức tình trai mạnh Muốn viết bài thơ nhộn tiếng cười Tặng những anh tôi trong lửa đạn Qua nghìn gian khổ vẫn vui tươi. (Lên Cấm Sơn – Thôi Hữu) Không chỉ nhất trí, đồng lòng trong cách nhìn lạc quan về cuộc sống, những người lính từ bốn phương đất nước tập họp nhau thành đồng đội đó còn giống nhau ở khí khái mạnh mẽ, kiên quyết: người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy (Đất nước – Nguyễn Đình Thi). Khi ra trận, họ lăn xả hết mình, hành động thật anh hùng, quả cảm: Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn Những đồng chí thân ôm làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ bão Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân, nhắm mắt còn ôm (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu) Tất cả họ, trong những phút giây quan trọng của lịch sử đều mang trong mình ý chí quyết tâm chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh (Tây tiến – Quang Dũng), sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc: Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng/ hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm (Ngày về - Chính Hữu) 13 Có thể nói, hình tượng người lính trong thơ ca chống Pháp là những hình ảnh đẹp, là bước tiếp nối của hình tượng người sĩ phu yêu nước trong quá khứ, đồng thời là sự mở đầu cho hình tượng anh Giải phóng quân kiên cường bất khuất trong kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975). Thơ ca về người lính trong giai đoạn này đều chung giọng điệu ngợi ca, tươi vui và cảm phục. Mỗi bài thơ, dù cách khắc họa chân dung nhân vật khác nhau, nghệ thuật – cấu tứ khác nhau, âm hưởng truyền đến trái tim người đọc cũng khác nhau, song chúng đều để lại những ấn tượng tốt đẹp về người lính cách mạng trong những năm đầu sau 1945. 1.2.2.Hình ảnh ngƣời lính trong thơ chống Mỹ 1954 - 1975 Sau 9 năm trường kì, kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi với hiệp định Giơnevơ. Từ đây miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng cả dân tộc vẫn phải tiếp tục cuộc chiến mới – cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là cuộc chiến khốc liệt cả về thời gian cũng như mức độ thiệt thiệt hại của cả hai phía. Cán cân lịch sử thay đổi, kéo theo đó là những thay đổi trong đời sống xã hội – chính trị nói chung và đời sống văn học nói riêng. Trước những yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng, hình tượng người lính trong thơ ca giai đoạn này cũng dần dần có sự chuyển biến. Người lính lúc này mang trong mình vẻ đẹp mới của thời đại mới – thời đại Hồ Chí Minh. Họ không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp dân tộc mà còn được nâng tầm khái quát lên cao hơn – tầm vóc nhân loại. Điều đầu tiên làm nên sự khác biệt về hình tượng người lính trong giai đoạn này với giai đoạn trước chính là đội ngũ sáng tác. Bên cạnh hai cây bút kì cựu là Tố Hữu và Chế Lan Viên, xuất hiện hàng loạt những tên tuổi mới – những thi sĩ tài năng mới. Họ trẻ về tuổi đời, đông đảo về đội ngũ, đa dạng và phong phú về phong cách giọng điệu. Và quan trọng hơn cả, họ đều là những người tham gia trực tiếp vào kháng chiến, ngày ngày chứng kiến sự khốc liệt 14 của chiến trường cũng như lý tưởng và khát vọng của cả một dân tộc. Họ - những thi sĩ cũng là chiến sĩ ấy đã tạo nên những hình tượng người lính độc đáo mà vẫn không kém phần sâu sắc, nhân văn. Người lính trong thời kỳ này đã thoát khỏi những khó khăn, thiếu thốn về trang bị, quần áo. Thay vì ra đi từ quê hương nước mặn đồng chua từ những làng mạc nghèo nàn xơ xác, họ đều hồ hởi lên đường nhập ngũ từ những xóm làng đã hợp tác hóa, rộn ràng hơn, đông đúc hơn. Họ không phải là những chàng nông dân mù chữ mà đa số đều được học hành dưới mái trường còn thơm mùi ngói mới của những năm hòa bình vừa được lập nên. Dưới mái trường đó, đa số họ được truyền thụ lý tưởng giải phóng dân tộc, về tinh thần không có gì quý hơn độc lập tự do ( Hồ Chí Minh). Họ được học về những vị anh hùng cứu nước của dân tộc như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung Từ mái trường của thế hệ mới, với những nhận thức về lịch sử và trách nhiệm công dân, thế hệ trẻ lên đường chống Mỹ đã khẳng định sự xuất hiện của họ với một thái độ lựa chọn quyết liệt và ý thức sâu sắc về sự lựa chọn ấy: Khi anh hiểu nhân dân, nhân dân chia cắt, yêu Tổ quốc mình, Tổ quốc chia đôi Nỗi đau ấy góp đời mình để xóa (Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh); hay: Ta đi hôm nay đã không là sớm/ Đất nước hành quân mấy chục năm rồi/ Ta đến hôm nay cũng không là muộn/ Đất nước còn đánh giặc chưa thôi (Phạm Tiến Duật); Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/ nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc (Những người đi tới biển - Thanh Thảo)... Trực diện và đầy tính suy lý, những câu thơ của các nhà thơ chống Mỹ đại diện cho tiếng nói chung của triệu triệu người lính, họ - có thể là những người đã dạn dày bom đạn trong kháng chiến chống Pháp, cũng có thể là thanh niên, sinh viên, học sinh trưởng thành khi cuộc chiến tranh chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt nhất. Tất cả đều chung ý chí: Dàn hàng gánh đất nước trên vai (Bằng Việt). 15 Bước tới chiến trường, hòa mình trong cuộc chiến đấu gian khổ và ác liệt, gương mặt tinh thần của những người lính nhanh chóng hiện diện trong thơ như một tiếng nói tự ý thức mạnh mẽ. Không chỉ tuyên ngôn về trách nhiệm, hành động trước lịch sử, những người lính còn tự bạch về bản thân, về đồng đội, về cuộc sống ở chiến trường... Ra đời dưới ngòi bút của những “chiến sĩ – thi sĩ”, hình tượng người lính trong thơ được khắc họa từ nhiều góc độ, nhiều phương diện (thường do chính tác giả“tự họa” chân dung của mình) nên vừa chân thực lại vừa sinh động. Với một tâm hồn vững vàng, tin tưởng, những người lính đi vào chiến trường trong tâm thế thanh thản, nhẹ nhõm, có cái nhìn cuộc sống đầy chất thi vị: Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu Nghe chim kể chuyện trên đồi chốt Mùa này ta hát khắp Trường Sơn (Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu - Hoàng Nhuận Cầm) Vẻ đẹp của sức chịu đựng gian khổ, hy sinh từng được ca ngợi, ngưỡng mộ trong kháng chiến chống Pháp thì đến thời kỳ chống Mỹ, những phẩm chất ấy được phát huy cao độ bằng sự ngang tàng, ngạo nghễ pha chút hóm hỉnh, đậm chất lính: Xe không có kính, bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người gìa, Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc, Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật Họ đã giấu đi những chuyện ác liệt và chết chóc ở chiến trường, giấu đi nỗi buồn, sự cô quạnh, họ chỉ nói những niềm vui: 16 Khoái nào bằng phút ngả lưng Mở trang thư dưới bóng rừng đung đưa (Nguyễn Duy) Biết tạo ra niềm vui từ chính gian khổ hy sinh, các anh nói về gian khổ hy sinh như nói về những niềm vui, niềm hạnh phúc. Bởi vậy, thương tích trên mình với các anh có đáng kể gì đâu: Cái vết thương xoàng mà đưa viện. Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo” (Nhớ – Phạm Tiến Duật) Trong tâm thế lạc quan, yêu đời ấy, người lính thể hiện niềm tin vào chiến thắng, niềm tự hào về lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, về sức mạnh vượt qua khó khăn: Chúng tôi nói về lòng yêu nước Bằng lưỡi xẻng moi hầm Bằng khẩu súng cầm tay Chúng tôi nói về lòng dũng cảm Bằng xác giặc ngổn ngang, khẩu súng đỏ nòng Bằng áo nhuộm mưa dầm, thuốc đạn (Nguyễn Đức Mậu). Một vẻ đẹp nữa của người lính không thể không kể đến trong thơ ca chống Mỹ đó là tình đồng đội. Thứ tình cảm thiêng liêng này đã từng được nhắc đến trong thơ ca chống Pháp Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Và đến thơ chống Mỹ, tình đồng đội được thể hiện một cách sâu sắc và gắn bó 17 hơn từ trong sinh hoạt đời thường: quờ chân nhau tìm hơi ấm đêm khuya, đến bước đường hành quân vất vả: Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật) Cái bắt tay ấm nồng tình cảm yêu thương chia sẻ. Cái bắt tay ấy là tình đồng đội thiêng liêng, họ truyền cho nhau niềm tin chiến thắng, tình yêu và lòng dũng cảm, là sức mạnh đoàn kết ở nơi mà sự sống và cái chết thật cận kề. Bàn tay thay cho mọi lời nói. Các anh hiểu rằng kháng chiến là gian khổ, là trường kì, vậy nên, hàng ngàn con đường ra trận đã trở thành ngôi nhà chung, những đồng đội đã trở thành gia đình ruột thịt: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật). Trong hoàn cảnh vô thường của chiến tranh, điều mà những người lính chia nhau đâu chỉ là bát đũa, đâu chỉ chăn áo, đâu chỉ là những cái bắt tay thâm tình, họ còn chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết mà biểu hiện cao nhất của tình đồng đội là nhận cái chết cho đồng đội sống: Ngực chặn lỗ châu mai Hùng đứng thẳng Đồng đội xông lên nhìn rõ Hùng cười. (Nấm mộ và cây trầm – Nguyễn Đức Mậu) Thơ ca lúc bấy giờ là “thơ vũ khí”, “tiếng hát át tiếng bom”, thơ phản ánh hiện thực cách mạng cho nên nội dung thơ không nói nhiều về những 18 gian khổ, hi sinh mất mát. Thơ ca và hình tượng người lính phải đem lại cho người tiếp nhận một niềm tin về cuộc chiến đấu, về chính nghĩa và thắng lợi tất yếu đang đến. Rất ít người hoài nghi về tính đúng đắn của cuộc chiến. Với những nhận thức đã được truyền giảng trên ghế nhà trường của chủ nghĩa xã hội, người lính đồng nhất vi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004743_1_4614_2002828.pdf
Tài liệu liên quan