Luận văn Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX

MỤC LỤC



DẪN NHẬP.1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Lịch sử vấn đề .2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3

4. Phương pháp nghiên cứu.4

5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.5

6. Kết cấu của luận văn .6

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THƠ TRỮ TÌNH VIẾT VỀ NGƯỜI PHỤ

NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM .7

1.1. Khái quát về thơ trữ tình trung đại.7

1.1.1. Khái niệm thơ trữ tình.7

1.1.2. Đặc điểm và sự phát triển của thơ trữ tình trung đại .9

1.2. Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam trước thế kỷ XVIII

.24

1.2.1. Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ X - XIV.24

1.2.2. Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XV - XVII.28

1.3. Sự phát triển phong phú và đa dạng của thơ trữ tình viết về người phụ nữ

thế kỷ XVIII - XIX.38

1.3.1. Sự phong phú về tác giả và tác phẩm.38

1.3.2. Sự phong phú về kiểu loại nhân vật.40

1.3.3. Sự đa dạng trong cách thể hiện .44

1.3.4. Nguyên nhân phát triển .49

CHƯƠNG 2. CHÂN DUNG NGƯỜI PHỤ NỮ52 TRONG THƠ TRỮ TÌNH

THẾ KỶ XVIII - XIX .52

2.1. Vẻ đẹp và tài năng của người phụ nữ.52

2.1.1. Vẻ đẹp của người phụ nữ .52

2.1.2. Tài năng của người phụ nữ .60

2.2. Số phận của người phụ nữ.65

2.2.1. Sắc đẹp và tài năng bị vùi dập tàn phai, mai một .65

pdf145 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoang địa lão tình do tạc Dạ dạ xao tàn bích động chung” (Nhói đẫm dưới trăng trong, tưởng dòng lệ máu, Mây phủ chòm rêu biếc, ngỡ mái tóc thơm. Trời tàn, đất cỗi, mối tình vẫn như xưa, Tiếng chuông trong động biếc, đêm đêm cứ văng vẳng đến tàn canh) (Vọng phu thạch - Cao Bá Quát) Những người phụ nữ vốn đã thiệt thòi với thân phận mình trong một xã hội “trọng nam khinh nữ” như xã hội phong kiến lại càng bị thiệt thòi khi phải gánh vác, bươn chải lo cho gia đình. Nhân vật nữ bình dân đôi khi sống cuộc sống hết sức nhọc nhằn, lam lũ nhưng vẫn kiên cường và cần mẫn lao động. Sự tần tảo đảm đang của người phụ nữ, đặc biệt là phẩm chất của những người phụ nữ bình dân, đã trở thành đức tính cao đẹp được ghi nhận như những phẩm chất tiêu biểu làm nên hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam từ trung đại đến hiện đại: - “Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng” (Thương vợ - Trần Tế Xương) - “Ninh sử thiếp phúc nội, Mạc sử tàm thực khuyết Thiếp nội nhất thân khổ, Tàm bão bát khẩu hoạt” (Thà bụng em chịu đói, Chứ không để tằm ăn không no. Em đói một thân khổ, Nhưng tằm no thì nuôi sống cả nhà tám miệng ăn) (Tàm phụ từ - Miên Trinh) - “Thiệp lịch ninh từ Tam Điểm hiểm, Thê lương vô nại ngũ thiên trình” 60 (Lặn lội nào quản núi Ba Dội hiểm trở, Thê lương chẳng ngại đường ngàn dặm xa xôi) (Đồ ngộ đảm nhi tầm phu giả - Đoàn Nguyễn Tuấn) Bản lĩnh của người phụ nữ không phải chỉ loanh quanh với công việc nội trợ, chăm chồng chăm con mà còn thể hiện ở sự tần tảo, không quản ngại vất vả để lo sinh kế cho gia đình. Lo trong lo ngoài, chu toàn cho nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, lại bận bịu “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” với việc đồng áng nhà nông, đồng thời san sẻ lo toan với chồng. Nghị lực phi thường và bản lĩnh đáng khâm phục ấy đã được nhiều tác giả ghi nhận và thể hiện một cách sinh động trong tác phẩm. Với số lượng tác phẩm lớn viết về người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XVIII - XIX, các tác giả đã đi sâu khai thác vẻ đẹp của người phụ nữ trong nhiều môi trường, nhiều hoàn cảnh. Vẻ đẹp của người phụ nữ được khắc họa cả ở ngoại hình và nội tâm, trở thành một hình tượng đẹp toàn diện với hình dung uyển chuyển, đức hạnh tròn đầy. Dẫu có lúc vẻ ngoài hằn lên nét lam lũ, không điểm phấn tô son, không có thời gian soi gương chải chuốt thì người phụ nữ vẫn đẹp một vẻ đẹp rất riêng - vẻ đẹp của sự lao động cần mẫn, vẻ đẹp cao quý của đức hy sinh. 2.1.2. Tài năng của người phụ nữ Như đã nói, chân dung phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XVIII - XIX được khắc họa một cách chân thực, toàn diện không chỉ ở ngoại hình, nội tâm mà còn ở khía cạnh tài năng... Số lượng thơ nở rộ, áp đảo so với những thế kỷ trước. Nội dung và hình thức thơ cũng phong phú và đa dạng hơn, lột tả nhiều khía cạnh, ở nhiều góc độ và mức độ số phận của người phụ nữ. Nguyễn Du thể hiện sự trân trọng đối với những người ca kỹ có tài năng đánh đàn, múa hát gây xúc động lòng người nhưng không gặp may mắn trong cuộc sống. Họ là những người phụ nữ không có được một số phận bình lặng như những người khác, phải làm nghề mua vui cho thiên hạ, dựa vào sự tán thưởng, yêu thích của người khác để kiếm sống. Long thành cầm giả ca, Điếu La thành ca giả, Ngô gia đệ cựu ca cơ, Độc Tiểu Thanh kí... là những tác phẩm đặc sắc thể hiện rõ nét tình cảm chân thành và 61 sâu sắc của tác giả dành cho những kiếp người bất hạnh, nhất là những người phụ nữ khổ đau, bị vùi dập trong xã hội thời phong kiến Việt Nam. Những hình ảnh ấy, số phận ấy đều mang tính điển hình sâu sắc, phản ảnh hiện thực xã hội đương thời và đều đã tố cáo mạnh mẽ tính chất tàn nhẫn của xã hội cũ. Long thành cầm giả ca được sáng tác bằng thể thơ cổ, có nguồn gốc từ thơ Nhạc phủ đời Hán (Trung Quốc). Tác phẩm viết về một con người tài hoa một thời, giờ nhan sắc tiều tụy, không còn ai chú ý đến nữa. Nhà thơ tỏ lòng xót thương ngậm ngùi của mình đối với cô gái gảy đàn, qua đó, nghĩ đến cuộc đời dâu bể. Bài thơ mang một tinh thần nhân đạo cao cả. Tác gia sử dụng thể cổ phong với tính chất tự do không hạn chế câu chữ, không cần niêm - đối chặt chẽ và có tính tự sự, tính trữ tình để tường thuật lại một cảnh ngộ mà nhà thơ bất chợt nhìn thấy, đồng thời nói lên những cảm nghĩ của nhà thơ trước tình cảnh đó. Với độ dài cần thiết của thể “ca hành”, nhà thơ có thể thuật lại một đoạn đường đủ dài để tạo ra sự đối lập mang tính chất bước ngoặt trong cảm xúc của người tiếp nhận. Bên cạnh nhận thức về cuộc đời xoay vần thì thái độ trân trọng tài năng gảy đàn của nàng Cầm của nhà thơ hết sức rõ rệt. Không chỉ tán thưởng nàng mà tác giả còn ghi lại tiếng trầm trồ của mọi người khi nghe nàng gảy khúc Cung Phụng ấy. Tiếng đàn giàu cảm xúc khiến lòng người ngây ngất, tiếng đàn khoan nhặt sống động đưa con người bay bổng đến những miền đất của trí tưởng tượng: “Kì thì tam thất chính phương niên Hồng trang yểm ái đào hoa diện Đà nhan hám thái tối nghi nhân Lịch loạn ngũ thanh tùy thủ biến Hoãn như sơ phong độ tùng lâm Thanh như song hạc minh tại âm Liệt như Tiến Phúc bi đầu toái tích lịch Ai như Trang Tích bệnh trung vi Việt ngâm Thính giả mĩ mĩ bất tri quyện” (Lúc đó nàng khoảng hai mươi mốt tuổi, 62 Áo hồng ánh lên mặt hoa đào, Má hừng rượu, vẻ ngây thơ, rất dễ thương, Năm cung réo rắt, theo ngón tay mà thay đổi điệu. Tiếng khoan như gió thoảng qua rừng thông, Tiếng trong như đôi hạc kêu trên cao thẳm, Tiếng lạnh như sét đánh tan bia Tiến Phúc Tiếng buồn như Trang Tích ngâm tiếng Việt lúc bệnh, Người nghe say sưa không biết mỏi) Cầm ca luôn bị xem là một cái nghiệp chứ không được coi như một cái nghề trong xã hội phong kiến, những người ca kỹ thời ấy bị xã hội ném cho không ít cái nhìn khinh bỉ, bị hắt hủi và chà đạp. Thế nhưng, vượt lên trên mọi định kiến, tài năng của con người vẫn là thứ tồn tại khách quan không thể phủ nhận. Nàng Cầm không xinh đẹp lắm, nhưng ngón đàn của nàng, phép xã giao của nàng khiến người ta say đắm, ngây ngất. Đặc biệt, tiếng đàn của nàng được rất nhiều người yêu thích. Đó là sự thăng hoa của tài năng, của cảm xúc được thể hiện qua nhiều cung bậc. Bao nhiêu bậc trượng phu quân tử đã thưởng thức nàng, đã không tiếc vung tay thưởng nhiều tiền cho nàng để bày tỏ lòng cảm mến. Ở một tác phẩm khác, Nguyễn Du cũng dành sự trân trọng dành cho người ca nữ xinh đẹp: “Nhất chi nùng diễm há bồng doanh Xuân sắc yên nhiên động lục thành. Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh ? Trủng trung ưng tự hối phù sinh. Yên chi bất tẩy sinh tiền chướng Phong nguyệt không lưu tử hậu danh. Tưởng thị nhân gian vô thức thú, Cửu tuyền khứ bạn Liễu Kỳ Khanh” (Như cánh hoa thắm từ cõi tiên xuống, Sắc đẹp uyển chuyển làm rung động cả sáu thành. 63 Thiên hạ ai kẻ thương người bạc mệnh? Dưới mồ, chắc cũng hối hận cho kiếp phù sinh. Lúc sống, phấn son không rửa được nghiệp chướng, Chết rồi chỉ để lại tiếng gió trăng mà thôi. Chắc nghĩ rằng trên đời không ai hiểu được mình, Nên xuống suối vàng làm bạn với ông Liễu Kỳ Khanh!) (Điếu La thành ca giả) Một người ca nữ với “sắc đẹp uyển chuyển làm rung động cả sáu thành”, chắc hẳn đã làm rung động nhiều trái tim si tình và đã được tán thưởng không ít. Nhưng sắc đẹp cộng với tài hoa ca múa như “từ cõi tiên xuống” cũng không cứu vãn được số phận cô đơn của nàng, nằm xuống ba tấc đất, thứ nàng nhận được cuối cùng vẫn là sự châm chích không thiện cảm của người đời. Cái nhìn nhẹ nhàng và công bằng cho người ca nữ được tác gia bày tỏ vào những câu kết của bài thơ. Không chỉ bày tỏ lòng “thương người bạc mệnh”, tác gia đã thể hiện cái nhìn nhân đạo sâu sắc khi cho rằng khi nàng chết đi cũng là khi nàng đang bước chân trên con đường tìm kiếm một người “hiểu được mình”, chỉ vì cuộc sống thực không cho nàng gặp được người ấy nên nàng mới tìm kiếm ở một thế giới khác. Mặc kệ cái tiếng “xướng ca vô loài”, Nguyễn Du nhìn trực diện vào con người cô gái với tài năng và nhan sắc rung động lòng người nhưng số phận không may mắn - người con gái bạc mệnh đáng thương và đáng tôn trọng. Trong Ngô gia đệ cựu ca cơ, một lần nữa Nguyễn Du lại bày tỏ sự cảm thông trước cảnh đời của người ca nữ nhưng ở một khía cạnh khác: “Kiến thuyết giá nhân dĩ tam tử, Khả liên do trước khứ thời y” (Nghe nói nàng đã có chồng và được ba con, Ái ngại thay vẫn phải mặc cái áo thời trước (tức là vẫn làm con hát)) Một người con gái có giọng hát uyển chuyển, đã lấy chồng nhưng đến lúc đầu bạc vẫn chưa thoát được kiếp sống mua vui cho thiên hạ, điều ấy phần nào nói lên hoàn cảnh sống hiện tại của cô. Tác giả ái ngại thay cho cô và thương xót thay 64 cho cuộc sống bấp bênh của cô. Vào thời điểm ấy, có lẽ hạnh phúc của người phụ nữ chính là có được một gia đình êm ấm, được chăm sóc cho chồng con chứ không phải bươn chải với cái nghiệp cầm ca vốn bị mọi người nhìn với ánh mắt không mấy thiện cảm vì sinh kế. Sự cảm thông, thương xót của các tác giả dành cho người phụ nữ còn được đẩy lên một mức cao hơn là sự đồng cảm của tác giả đối với các nhân vật. Tài làm thơ của tài nữ Tiểu Thanh trong Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du là một điển hình. Đại thi hào đã bày tỏ sự thương xót cho một cô gái tài năng hơn người phải chịu nỗi uất hận, đau buồn đến chết khi đang tuổi xuân thì phơi phới. Hoàn cảnh của Tiểu Thanh cũng là bi kịch mà rất nhiều phụ nữ trong xã hội cũ phải chịu đựng, nín nhịn, bất lực “Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư, Độc điếu song tiên nhất chỉ thư” (Vườn hoa cạnh Tây Hồ đã thành bãi hoang, Ta chỉ viếng nàng qua bài ký đọc trước cửa sổ mà thôi) Các tác giả trung đại cũng nhiều lần thể hiện tình cảm trước tài năng của người phụ nữ cùng thời. Quý cái tài, trọng cái tình của những người con gái mang phận má hồng bạc bẽo lại vượt lên trên định kiến của người đời để tự khẳng định mình, nổi danh tài nữ nhiều người biết đến: - “Kiến thuyết giai chương xuất quý nhân, Lữ hoài bất giác bội ân cần” (Nghe nói bài thơ hay là của quý nhân, Tấm lòng lữ thứ bất giác thấy ân cần gấp bội) (Ký tài nữ - Ninh Tốn) - “Sạ văn hàn mặc thuộc nga my, Triển chuyển linh nhân bán tín nghi” (Chợt nghe nói có người con gái giỏi văn chương, Khiến người ta phải nửa tin nửa ngờ) (Ký tài nữ Thụy Liên - Ninh Tốn) 65 - “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, Đồng quản quân danh dĩ hữu dư!” (Tự nghìn xưa, người đời ai chẳng chết, Danh tiếng nàng còn truyền mãi trong sử truyện các bậc tài nữ) (Thập bất tất tư - Ngô Thì Sĩ) Những tài nữ có cùng sở thích và tài năng thi ca với các các tác giả - giới trí thức của thời đại - chỉ khác ở chỗ những người phụ nữ ấy không được xã hội tạo điều kiện để phát huy tốt nhất khả năng thiên phú mà mình có. Ca ngợi, ngưỡng mộ và trân trọng là thái độ mà các tác giả dành cho những người phụ nữ có tài năng. Dù là người thân hoặc là những người xa lạ với nhau thì cũng không quan trọng bởi cái mà các tác giả nhìn vào để trân trọng không phải là mối quan hệ thâm giao ca tụng lẫn nhau, cái mà các nhà thơ trung đại ca ngợi chính là tài năng mà họ có thể nhìn thấy, nghe thấy Đó là tiếng đàn uyển chuyển làm nên danh tiếng một thời của nàng Cầm, là giọng hát rung động sáu thành của người ca nữ, là những bài thơ được thiên hạ truyền tụng ngợi ca Ngay khi thể hiện những điều đó vào tác phẩm của mình, các tác giả đã có ý thức trân trọng tài năng, thương cảm cho số phận của nhân vật. Bằng một vài nhân vật, tác giả khái quát thành tấm lòng xót xa cho cuộc đời của những cô gái có tài năng, có khát vọng sống nhưng bị cuộc đời phong tỏa, vùi dập không thương tiếc. Có thể nói, các tác giả trung đại đã dành cho những người phụ nữ có tài năng trong xã hội cũ một sự quan tâm lớn, một chỗ đứng nhất định trong văn học. Trong thơ trữ tình, những tác giả sáng tác về đối tượng này đều có dụng ý tôn vinh , xem trọng tài năng các nhân vật nữ. Đó là một biểu hiện tiến bộ, khởi nguồn cho vấn đề bình đẳng giới, đòi quyền hạnh phúc cho mọi giai tầng xã hội. 2.2. Số phận của người phụ nữ 2.2.1. Sắc đẹp và tài năng bị vùi dập tàn phai, mai một Những người phụ nữ trong xã hội phong kiến thường không được làm chủ cuộc đời mình, không được sống theo cách mình mong muốn mà luôn bị sự chi phối của hàng loạt những quy tắc, chuẩn mực đạo đức được áp đặt ăn sâu bám rễ trong 66 nhận thức của con người thời đại ấy. Xã hội phong kiến luôn yêu cầu rất nhiều ở người phụ nữ nhưng lại chẳng cho người phụ nữ một thứ quyền lợi nào xứng đáng với những yêu cầu ấy. Hoàn cảnh chung của một tỉ lệ lớn phụ nữ trong thời phong kiến là không được xem trọng, không có chỗ đứng xã hội (có rất ít phụ nữ được đi học và dẫu có đi học cũng không thể tham gia thi cử, đỗ đạt làm quan) và tiếng nói của họ cũng không thực sự có giá trị trong cả gia đình lẫn ngoài xã hội. Không phải ngẫu nhiên khi bức tường thành phong kiến rạn nứt từng mảng, thành lũy phong kiến trên đà sụp đổ lại tỉ lệ nghịch với sự xuất hiện các tác phẩm viết về phụ nữ. Xã hội phong kiến càng suy yếu, các sáng tác nói đến số phận của phụ nữ càng nhiều. Được sự hậu thuẫn của thời đại, trào lưu nhân đạo nở rộ đã tạo điều kiện cho các tác giả viết nhiều hơn về những tầng lớp bình dân, những con người nhỏ bé khốn khổ bị xã hội vùi dập, nhờ vậy, bức tranh toàn cảnh xã hội mới dần được các ngòi bút thi nhân vẽ nên. Rất nhiều tác giả đã lên tiếng thay cho những người phụ nữ có nhan sắc, có tài năng nhưng lại có số phận long đong, kém may mắn. Trước hết, người phụ nữ không được nhìn nhận một cách công bằng trong xã hội. Có sắc đẹp và tài năng nhưng không được người đời nhìn nhận, mà ngược lại, những thứ ấy trở thành nguyên do cho cuộc đời bấp bênh của họ. Họ có thể là những người có nhan sắc “nghiêng nước nghiêng thành”, có thể là những người ca nữ có giọng hát uyển chuyển, có tài đánh đàn rung động lòng người, hay là những tài nữ có những vần thơ trác tuyệt thể hiện tri thức uyên thâm nhưng lại phải chịu nhiều bất hạnh, éo le. Tài năng của họ không những không được trân trọng mà còn bị hắt hủi. Sắc đẹp của họ khi đã về chiều thì họ lập tức bị ghẻ lạnh, bị bạc đãi. Nhưng họ cũng chẳng dám oán trách ai. Trách ai bây giờ? Họ chỉ dám trách mình mệnh bạc, chỉ im lặng và nhẫn nhịn. Nàng Tiểu Thanh trong Độc Tiểu Thanh Ký là bằng chứng cho số phận bị vùi dập của một tài nữ. Trẻ tuổi, xinh đẹp, tài năng nhưng bị ghẻ lạnh và không được hưởng hạnh phúc của một thiếu nữ đang thời xuân sắc. Mất đi, những bài thơ bầu bạn với nàng lúc sinh thời cũng bị đem đốt, bị hủy hoại. Nguyễn Du đã nhỏ lệ 67 thương xót, bày tỏ sự cảm thông đối với người tài nữ phận mỏng, không nhận được sự yêu thương và tôn trọng nên có: “Chi phấn hữu thần liên tử hậu, Văn chương vô mệnh lụy phần dư” (Son phấn có linh hồn chắc phải xót vì chuyện xảy ra sau khi chết, Văn chương không có mệnh mà cũng bị liên lụy, đốt đi còn xót lại một vài bài) Nàng Cầm trong Long thành cầm giả ca ở tuổi hai mươi mốt được bao người yêu thích với ngón đàn trong cung cấm nổi danh tài hoa cả một vùng. Cũng với khúc đàn ấy của hai mươi năm sau mọi thứ đã hoàn toàn khác. Thời gian quả thật không buông tha một ai, ngày tháng trôi qua đã đem theo tuổi xuân và sắc đẹp của người ca nữ. Thời gian tàn nhẫn nhưng lòng người còn tàn nhẫn hơn nữa. Vẫn tiếng đàn năm cũ của người cũ nhưng nàng không còn được ai nhìn đến, sự tồn tại của người ca nữ già tài hoa một thời nhạt nhòa trong “đám ca kỹ trẻ tuổi”. Là người chứng kiến thời điểm huy hoàng của nàng nhiều năm trước, so sánh với hiện tại tàn tạ suy sụp, tác gia không khỏi nhỏ lệ thương xót: “Thùy tri tựu thị đương niên thành trung đệ nhất diệu Cựu khúc thanh thanh ám lệ thùy” (Ai biết đó là người trước kia nổi danh tài hoa đệ nhất trong một thời, Khúc xưa đàn lên, tôi tuôn nước mắt ngầm theo từng tiếng) Nhà thơ “không trách người đẹp nhan sắc suy tàn”, bởi đó là quy luật của tự nhiên. Có chăng là trách những kẻ hờ hững, hắt hủi tài năng mà một thời họ kính ngưỡng, say đắm. Thời gian lấy đi nhan sắc của nàng và cũng đồng thời lấy đi sự yêu thích của người đời đối với nàng. Đáng ra, tiếng đàn của hiện tại được trau dồi trong hai mươi năm phải hay hơn tiếng đàn trong quá khứ, nhưng vẻ bề ngoài không bắt mắt đã làm mất hứng thú thưởng thức của người đời, ngoài tác giả dường như chẳng ai mảy may để ý đến sự tồn tại của nàng Cầm. Điều đó cho thấy sự hờ hững đáng trách của người đời đối với những người phụ nữ trót mang lấy nghiệp 68 cầm ca. Họ lạnh lùng trước ngón đàn năm cũ, phủ nhận tài năng đã từng được công nhận của nàng, hắt hủi và xa lánh khi nhan sắc nàng đã về chiều - “Bạch phủ cung nhân bạch tự bi” (Người cung nhân đầu bạc rồi, tự thương xót mình) (Giam trung kiến cố lão cung nhân khấp tự loạn ly nhân hữu cố cung chi cảm - Trần Danh Án) - “Thiếp niên nhị bát thời, Doanh doanh chính tương tị, Trưởng đại ái dư nghiên, Thượng tưởng dung nhan mị” ([Nghĩ lại] khi thiếp tuổi đôi tám, Cũng đầy đặn như trăng. Lớn lên vẫn yêu cái đẹp xưa, Những tưởng giữ mãi được như thế) (Thập thất dạ thừa nguyệt, tẩu bút ký hữu nhân - Cao Bá Quát) Tình người lạnh nhạt, người phụ nữ một khi qua thời xuân sắc, rơi vào cảnh bị ghẻ lạnh thì đành phải tự ôm lấy nỗi buồn đó mà thương xót, khóc than cho chính mình. Con người giống nhau ở chỗ đều yêu thích cái đẹp, và điều đó không có gì sai. Cái khác nhau là cách nhìn nhận cái đẹp, quan niệm về cái đẹp của mỗi người. Dễ nhận thấy sự đối lập về thái độ con người đối với cái đẹp của các nhân vật nữ. Các nhân vật nữ gặp phải những con người yêu thích cái đẹp ngoại hình, những người như thế chỉ có thể yêu thích nữ giới trong một khoảng thời gian ngắn của thời xuân sắc, khi nhan sắc tàn phai cũng là khi các nhân vật nữ bị bỏ rơi, bị hắt hủi. Ngược lại, các tác giả nhìn vào khía cạnh nhân phẩm và tài năng của các cô gái, cái đẹp này lâu bền và tạo nên giá trị thực của con người. Khi vẫn còn những con người xem trọng vẻ đẹp hình thức một cách tuyệt đối thì số phận của những người phụ nữ trong xã hội sẽ vẫn còn lận đận, gian truân. Sắc đẹp bị tàn phai gần như là điều tất yếu của tự nhiên do quy luật chuyển động không ngừng nghỉ của thời gian, chẳng ai tránh khỏi vòng tuần hoàn “sinh - 69 lão - bệnh - tử”, các tác giả thể hiện những cái nhìn nhân đạo khi không hề nhìn nhận một con người dựa vào cái vẻ bề ngoài phù phiếm ấy. Tài năng bị mai một (hay nói đúng hơn là do người thưởng thức đã không còn có hứng thú với tài năng ấy), bị hủy hoại (thơ bị đốt đi) bởi những lý do khách quan, trách nhiệm lại thuộc về bình diện đạo đức của người đời. Thái độ hờ hững, tàn nhẫn của nhiều người đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên bất hạnh cho người phụ nữ. Mỗi tác phẩm là một tiếng nói cảm thông, phản ánh, nỗ lực thay đổi cái nhìn và thái độ của mọi người đối với người phụ nữ trong xã hội đương thời. 2.2.2. Đời sống tình cảm nhiều bất hạnh Chế độ phong kiến ràng buộc con người vào nhiều luật định mang tính chất khiên cưỡng, dẫu thiệt thòi về quyền lợi là thiệt thòi chung mà tất cả mọi người ít nhiều phải chịu nhưng người phụ nữ chính là đối tượng bị xã hội phong kiến áp đặt và hạn chế nhiều nhất. Hạn chế đối với người phụ nữ tồn tại ở mọi mặt của đời sống mà đi đâu, làm gì họ cũng vấp phải. Đời sống tình cảm của con người nói chung có một phạm vi rất rộng lớn bởi nó bao trùm lên nhiều mối quan hệ xã hội. Ở đây, người phụ nữ được các tác giả trung đại nhắc đến với nhiều vai trò (mà chủ yếu là vai trò trong gia đình) và bất hạnh mà họ gặp phải cũng thường gắn liền với những vai trò ấy. Cụ thể, các vấn đề được đề cập nhiều nhất chính là cuộc sống bị phụ thuộc, hôn nhân thiếu thốn tình cảm, ít được quan tâm và bị động ở mọi mặt của người phụ nữ Đời sống tình cảm nhiều bất hạnh là thực trạng phổ biến, dễ bắt gặp, được các tác giả chú ý và thể hiện như một vấn đề nổi trội trong thơ trữ tình thế kỷ XVIII - XIX. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận một bộ phận tác giả (là nam giới) đã thể hiện tình yêu thương hết sức sâu sắc dành cho người bạn đời của mình, hoặc những người phụ nữ từng quen biết. Những người phụ nữ ấy (ở một khía cạnh nào đó) đã có thể xem là may mắn trong cuộc sống khi được yêu thương, được tôn trọng: - “Ân đắc tao khang đáo bạch đầu” (Mong sao giữ được tình nghĩa ấy cho đến lúc bạc đầu) (Tặng nội - Nguyễn Hành) 70 - “Hối bất đương sơ hạp dữ canh, Toại nhân phú quí, lụy khuê khanh” (Tiếc rằng xưa kia không chồng cày vợ mang cơm, Chỉ bởi giàu sang để lụy cho nàng) (Hoài nội - Ngô Thì Nhậm) - “Huyên thất trường vi tam thập niên, Truy hoan vãng sự trướng lưu xuyên (Xa mẹ đã lâu, ba mươi năm rồi, Tìm niềm vui qua chuyện cũ, đau lòng nhìn dòng sông trôi xuôi) (Tiện tỉ húy nhật cảm hoài - Phan Huy Chú) Tình cảm đối với vợ được thể hiện một cách sâu sắc, ấn tượng bằng những tiếng khóc trong thơ của nhiều tác giả. Nỗi đau, day dứt tự trách và tiếc nuối thời gian cùng chung sống cũng là những cách khác để các tác giả bày tỏ tình yêu, thái độ trân trọng khi mất đi người thân: - “Cân trất truy tùng ngũ thập niên, Ỷ hòe nhất mộng dĩ thành niên” (Khăn lược cũng nhau đã năm mươi năm, Một giấc mộng tựa cây hòe đã thành giấc ngủ dài) (Điệu nội - Nguyễn Khuyến) - “Thái diêm bần vị khuyết, Tân khổ nhữ qui lai!” (Nhà ta tuy nghèo nhưng dưa muối vẫn không thiếu, Dù có tân khổ con hãy cứ trở về) (Mộng vong nữ - Cao Bá Quát) - “Ký qui tuy tổng Bành Thương thị, Khế thoát tranh như cốt nhục hà” (Chết non đều cung chung số phận, Song cảnh chia ly nay, tình cốt nhục tính sao ?) (Khốc tiên muội Kim Đài - Ngô Thì Điển) 71 Thông qua những tác phẩm này, phần nội dung nổi lên là tình yêu thương sâu sắc, nỗi buồn và sự luyến tiếc của các tác giả dành cho người phụ nữ nhưng đồng thời lại đặt ra một vấn đề khác là sự quan tâm khi người thân của họ dường như vẫn chưa đúng mức? Tình cảm yêu thương ấy chưa đủ để số phận chung của người phụ nữ trong thời đại cũ sáng sủa, nhẹ nhàng hơn bởi những tác giả ấy vẫn chỉ là một bộ phận rất nhỏ của thời đại. Dẫu như thế thì trước hết và trên hết tình cảm ấy cũng rất đáng trân trọng và ghi nhận. Nỗi bất hạnh trong đời sống tinh thần của người phụ nữ được phản ánh một cách hết sức đa dạng, sâu sắc. Có những hình ảnh chỉ đập vào mắt đã tạo nên cho các tác giả cảm xúc mạnh mẽ để viết nên tác phẩm: một người cung nữ già cô đơn tự xót xa cho cuộc đời mình, một cô gái nhỏ phải bươn chải lo cho cuộc sống của gia đình, một người bán áo giấy phải lấy chính thứ hàng hóa đem bán để đốt cho người thân của mình tất cả những mảnh đời ấy đều chịu những nỗi đau, nỗi buồn rất riêng nhưng cũng rất phổ biến trong xã hội cũ. Cuộc đời ngắn ngủi, thời thế nhiễu nhương, đâu đâu cũng là những mảnh đời khốn khổ, đáng thương. Những con người nhỏ bé cứ vẫn phải cố gắng gượng bám víu để tiếp tục sống. Các tác phẩm này thể hiện tình cảm nhân đạo, đồng cảm với những khổ đau trong cuộc sống của con người: - “Nhàn hoa vô chủ trục phong phi, Bạch phủ cung nhân độc tự bi” (Hoa rơi không có chủ, bay theo ngọn gió, Người cung nhân đầu đã bạc, tự thương xót mình) (Giam trung kiến cố lão nhân khấp tự loạn ly nhân hữu cố cung chi cảm - Trần Danh Án) - “Phong lộ quá kiều hồn bất giác, Ỷ môn ưng hữu vọng hùng qui” (Trong sương gió cứ thản nhiên qua cầu không biết rét, Vì nghĩ rằng ở nhà có người đang tựa cửa mong mình về) (Mộ kiều qui nữ - Cao Bá Quát) 72 - “Thiếp gia thân đảng tại kỳ nội, Thử vật sở tu bất kỳ mại” (Bà con nhà tôi cũng ở trong đám những người bị chết, Cho nên áo giấy này để dùng mà cúng chứ không bán) (Mại chỉ y - Miên Thẩm) Xã hội ngày một rối loạn, dân chúng thấp cổ bé họng chẳng biết nương tựa vào ai để sống, người chết vì đói kém loạn lạc mỗi ngày mỗi tăng theo cấp số nhân. Trong tình cảnh ấy, những người phụ nữ vẫn phải bươn chải ngoài xã hội bất chấp rủi ro rình rập, phải gạt nước mắt để lo sinh kế, để tiếp tục sống vì bản thân và vì gia đình. Viết về một đối tượng (nhân vật phụ nữ) nhưng những tác phẩm này mang tính thời đại với tầm khái quát cao, nêu bật lên thực trạng cuộc sống của cả một xã hội. Không nỗi khổ nào giống nỗi khổ nào, mỗi một hoàn cảnh tạo nên một bi kịch tinh thần khác nhau cho những nhân vật nữ trong thơ. Nỗi đau của những người phụ nữ ấy dẫu thế nào vẫn quanh quẩn với gia đình, với thân phận và ám ảnh nhất chính là bi kịch mà họ phải chịu từ chính ngôi nhà của mình - bi kịch của đời sống hôn nhân không hạnh phúc. Xã hội phong kiến thời ấy “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”, những người phụ nữ đều phải chấp nhận vô điều kiện. Nếu may mắn, người phụ nữ có thể yên phận với vị trí làm vợ và chăm lo gia đình dù đa số vẫn phải ngậm ngùi cảnh lấy chồng chung hoặc vẫn phải chịu cảnh cô đơn ghẻ lạnh. Nhưng nếu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_24_7534865111_0728_1869331.pdf
Tài liệu liên quan