Luận văn Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc qua cái nhìn của các nhà văn nữ

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .2

1. Lí do chọn đề tài- mục đích nghiên cứu .2

2. Lịch sử vấn đề.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.14

4. Phương pháp nghiên cứu.14

5. Đóng góp của luận văn.15

6. Bố cục của luận văn.15

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC

KOREA VÀ KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI KOREA .17

1.1. Khái quát về người phụ nữ trong văn học truyền thống Korea.17

1.1.1. Phụ nữ với văn học .17

1.1.2. Phụ nữ trong văn học.23

1.2. Khái quát về văn học hiện đại Korea .30

1.2.1. Bối cảnh của văn học hiện đại Korea .30

1.2.2. Một số đặc điểm văn học hiện đại Korea .35

1.2.3. Khái quát về người phụ nữ trong văn học hiện đại Korea.44

CHƯƠNG 2 : HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ QUA SỰ THỂ HIỆN CỦA

VĂN HỌC HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC .55

2.1. Người phụ nữ trong cuộc sống gia đình.55

2.2. Người phụ nữ trong quan hệ với xã hội .71

2.3. Sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong hình tượng người phụ nữ.80

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ

TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC.89

3.1. Nhân vật và hệ thống nhân vật .89

3.1.1. Xây dựng nhân vật.89

3.1.2. Tổ chức hệ thống nhân vật.102

3.2. Không- thời gian nghệ thuật .110

3.2.1. Không gian nghệ thuật.110

3.2.2. Thời gian nghệ thuật .120

3.3. Kết cấu tự sự.125

3.3.1. Trình tự kể chuyện.125

3.3.2. Nhịp độ kể chuyện .129

3.3.3. Phương thức tự sự.135

KẾT LUẬN .149

TÀI LIỆU THAM KHẢO .155

pdf170 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc qua cái nhìn của các nhà văn nữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết của cô. Ông ước muốn mình có thể tới tận Machu Picchu để ngồi trên những chuyến tàu hoả giật lùi. Đó sẽ là một trải nghiệm thú vị cho những con người không thấy được ánh sáng. Những trang viết của cô phần nào giúp những con người thiếu may mắn ấy tìm thấy một niềm vui, một ý nghĩa trong cuộc sống buồn tẻ và cô đơn của họ. Hay việc họ muốn cô “cho phép” được xuất bản cuốn sách mới của cô bằng chữ nổi, để họ có thể tự mình thưởng thức những tác phẩm của cô bằng ngôn ngữ của chính họ. Bằng những tình cảm trong sáng như thế, những con người khiếm thị nơi ---77--- đây đã khiến cho cô cảm thấy nhẹ nhõm hơn, cô như “cảm nhận được tình bằng hữu từ những đôi mắt chưa bao giờ nhìn thấy đó, những đôi mắt trông như có thể hiểu và thông cảm được với mọi thiếu sót của cô”[57, 44]. Cũng với tiểu thuyết Hãy chăm sóc mẹ, Shin đã xây dựng thành công hình ảnh người mẹ- người phụ nữ tiêu biểu trong xã hội Hàn. Không gian nông thôn với những con người thuần phác, thân thiện và đặc biệt người phụ nữ tên Park So- nyo lại là một người có trái tim nhân hậu chắc hẳn sẽ không gặp những mối quan hệ xã hội phức tạp trong không gian đô thị như những nhân vật mà phía trên chúng tôi đã khảo sát. Bà sinh ra và lớn lên trong sự đùm bọc và thương yêu của người mẹ nhưng sau khi chiến tranh, đất nước loạn lạc với những tàn quân cứ đêm đêm lại rời chỗ ẩn náu trên núi tràn xuống cướp bóc làng mạc, bắt cóc các cô gái trẻ, trong hoàn cảnh đó bà đã phải lấy chồng khi mới mười bảy tuổi, cái tuổi mà bà có thể ngồi bệt xuống cánh đồng bông, xoã chân ra và oà khóc nức nở. Có lẽ đó là lần cuối cùng bà được khóc mà có người an ủi, vỗ về bởi sau này bận bịu với công việc nuôi dạy con cái, chăm sóc cho cuộc sống gia đình mà nhiều khi bà phải nuốt nước mắt vào trong, không thể oà khóc thành lời. Nhưng cho dù cuộc sống gia đình không hạnh phúc (chồng lấy vợ bé, chị chồng không hài lòng) thì bà vẫn giữ vững một niềm tin vào cuộc sống “sao con có thể sống nổi mà không tin con người chứ? Trên thế gian này chắc chắn người tốt nhiều hơn kẻ xấu rất nhiều. Đó là đạo lý”[57,99]. Bởi vậy mà bà sẵn sàng đi theo người thanh niên không quen biết để đi tìm chỗ ở của con trai giữa đêm hôm giá lạnh. Và bà cũng không hề sợ hãi khi nghe mọi người nói rằng người đàn ông đã cùng bà nhổ cỏ trên cánh đồng suốt một ngày dài thực ra là một người đã chết, bởi bà nghĩ rằng có thêm người nhổ cùng cỏ sẽ mau hết hơn. Một con người luôn tin vào cuộc sống, lạc quan trước cuộc đời đầy sóng gió phong ba ấy cuối cùng lại rời bỏ thế gian này trong sự cô đơn không có người thân bên cạnh, trong cái lạnh căm căm của những cơn gió, những bông tuyết rơi đầu đông, bỏ lại sau lưng sự ân hận muộn màng của người chồng và những đứa con. Trong chuỗi ngày mưu sinh nuôi lớn các con, mẹ đã gặp được một người đàn ông hiền lành và chất phác. Kỉ niệm gặp gỡ đầu tiên giữa hai người thật khó quên, ---78--- vì muốn cứu đói người mẹ mù lòa, đứa con thơ dại và cả người vợ đang trở dạ không có gì để ăn mà ông đã đánh lừa và lấy đi thau bột của mẹ. Nghĩ đến chậu bột là thức ăn mười ngày của các con mẹ đã cuống cuồng chạy đi tìm người đàn ông ấy khắp nơi. Nhưng ngay khi thấy vợ ông đang trong tình trạng sinh nở khó khăn, bà đã quên tất cả, có lẽ vì bà cũng là một người mẹ, có lẽ vì sự cảm thông bởi có lúc bà cũng sinh con trong hoàn cảnh khó khăn mà bà đã cố gắng hết mình để cô ấy có thể cho ra đời một đứa bé. Chính tình yêu thương của những bà mẹ trên thế gian này mà những hận thù, những mâu thuẫn hoàn toàn được hoá giải. Hơn thế nữa Park So- nyo là một người nhân hậu, bà không thể không ám ảnh với một gia đình nghèo khó đến nỗi người vợ mới sinh cũng không có đến một bát canh rong biển để ăn, để rồi phải từ giã cõi đời khi vừa hạ sinh một đứa bé. Với tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ, bà đã cưu mang, chăm sóc cho đứa trẻ bất hạnh ấy, ngày nào bà cũng đến cho đứa bé bú bằng dòng sữa ngọt của mình, mặc dù công việc của bà bận rộn biết bao nhiêu với những đứa con chưa đủ trưởng thành, vậy nên có lúc bà đến vào buổi sáng sớm, có lúc bà đến lúc nửa đêm. Cũng chính lúc này bà nhận ra “cuộc sống đôi khi thật mong manh, nhưng có những cuộc đời bền bỉ đến đáng sợ.”[57,262] Có phải vì nhận thấy một đứa bé mặc dù mất mẹ ngay khi vừa chào đời nhưng bản năng con người với khát khao được sống của đứa bé thật mãnh liệt. Thế cho nên bà đã vượt qua hết những tháng ngày mà bệnh tật hành hạ, những cơn đau đầu kéo đến tưởng như không thể chịu đựng ấy với một sự bền bỉ, nhẫn nại khó thấy ở những người phụ nữ khác? Và từ đây, hai con người có hoàn cảnh khác nhau nhưng tâm hồn đồng điệu ấy đã trở thành tri âm tri kỉ, ông Lee Eun- gyu đã là một người bạn tinh thần theo suốt quãng đời còn lại của bà. Chính vì tấm chân tình của bà dành cho gia đình ông, vì sự cưu mang không cần đền đáp mà người đàn ông ấy đã giúp đỡ bà vượt qua mọi khó khăn khi người chồng không ở bên cạnh. Bởi vậy mà người ta vẫn hay nói mỗi hành động của con người đều gieo gì gặt nấy “Như cái hạt đã gieo sẽ lớn lên thành cây, ra trái, hạt độc cho trái đắng, hạt lành cho trái ngọt, con người ta khi gieo hành động, dù thiện hay ác, không một hành động nào mất đi không tăm tích trong ---79--- dòng thời gian, mỗi hành động tạo kết quả tương ứng và không ai khác ngoài người gây tạo hành động phải nhận chịu kết quả hành động của chính mình”8 Cái tâm lương thiện của bà còn được thể hiện qua hành động đối với những đứa trẻ nhà bên. Mặc dù có đầy đủ cha mẹ nhưng chúng lớn lên có khác nào những đứa trẻ mồ côi, mẹ thì theo một gã bếp trưởng, cha thì bỏ con cho bà nội lưu lạc ở phương trời nào và không bao giờ thấy đến hỏi thăm. Bà nội của chúng thì tuổi cao, sức yếu đến chăm sóc bản thân còn khó nói chi đến chuyện chăm sóc hai đứa trẻ. Chính bà Park đã đưa chúng về nhà, cho chúng ăn với một tình thương vô bờ bến. Có lẽ thế mà ngôi nhà ấy đã trở thành điểm dừng chân của lũ trẻ. Chúng tới đó để được ăn, được chăm sóc, được lo lắng vỗ về, điều mà chúng- những đứa trẻ thiếu tình yêu thương của cha mẹ, khao khát. Bà bây giờ không phải là người dưng nước lã nữa mà thực sự trở thành người ruột thịt duy nhất trên đời lo lắng cho miếng cơm manh áo của hai đứa trẻ không khác gì trẻ mồ côi ấy. Cảm động nhất có lẽ là sự đóng góp của mẹ cho ngôi nhà Hi Vọng- ngôi nhà của những đứa trẻ thực sự không còn cha mẹ trên đời “Cô Park đã tự nguyện gánh vác mọi việc khó khăn ở Ngôi nhà Hy vọng. Cô đặc biệt thích tắm gội cho bọn trẻ. Cô ấy chịu khó lắm, cứ lần nào cô ấy tới thăm là cả trại mồ côi sáng sủa hẳn lên.”[57,161] Đã hơn mười năm mà tháng nào cũng vậy bà đều đặn quyên góp số tiền 45.000 won mà các con gửi về phụng dưỡng cha mẹ. Khi còn khó khăn bà phải chắt chiu từng đồng để nuôi con cái trưởng thành nhưng khi dư giả cuộc sống thì bà lại nghĩ tới những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa, bà không chăm chút bản thân hay tiêu phí xa hoa. Tình cảm ấm áp của bà dành cho lũ trẻ thật đáng quý. Thật khó để kiếm được một con người trong xã hội hiện đại ngày nay yêu thương, đùm bọc những người xa lạ mà không tính toán chi li như vậy. Trái tim nhân hậu cộng với tình yêu thương ấm áp của bà đã sưởi ấm bao nhiêu con tim lạnh giá, làm ấm lòng biết bao nhiêu đứa trẻ không nơi nương tựa, những con người bơ vơ, lạc lõng trong xã hội kim tiền hôm nay. 8 Xem trong bài viết “Cảm quan Phật giáo trong thế giới nghệ thuật của Cánh đồng bất tận” của PGS.TS Phan Thu Hiền. ---80--- Những khảo sát trên đây giúp người viết khẳng định rằng: dưới ngòi bút tinh tế và sắc sảo của mình, các nhà văn nữ đã bộc lộ rõ tầm nhìn sâu sắc về những số phận, những mảnh đời với nỗi đau nhân tình thê thái của người phụ nữ. Là người cùng giới nên họ có sự sẻ chia, đồng cảm với những thân phận, những kiếp người sống quanh mình chứ không phải là cái nhìn ghẻ lạnh, khinh miệt của người đời. Sống trong xã hội hiện đại với những mối quan hệ phức tạp, hơn ai hết những người phụ nữ ấy cần lắm một chỗ dựa tinh thần dẫu là nhỏ bé. 2.3. Sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong hình tượng người phụ nữ Thành công lớn nhất của các cây bút nữ Hàn Quốc khi miêu tả về hình ảnh người phụ nữ là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội Hàn xưa bị bó buộc bởi lễ giáo phong kiến hà khắc. Số phận của họ không phải do họ quyết định mà phải phụ thuộc nhiều vào sự may rủi. Nếu may mắn thì người phụ nữ lấy được người chồng biết thương yêu, chăm lo cho gia đình, nếu bất hạnh mà gặp phải người chồng vũ phu lấy việc hành hạ phụ nữ làm vui thì người phụ nữ cũng chỉ biết cam chịu bởi “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Những nỗi bất hạnh không sao kể xiết đó phần nào đã được minh chứng qua khảo sát ở chương một, không ít những phụ nữ đã phải vùi dập tuổi thanh xuân cho những người đàn ông “năm thê bảy thiếp” được tái hiện qua những tác phẩm văn học đương thời. Thế nhưng, với bản tính nhu mì, hiền hậu, thuỷ chung họ sẵn sàng hiến dâng cả quãng đời đẹp nhất để chờ đợi người đàn ông, không một lời than vãn, không một lời trách móc. Trong văn học trung đại, nàng Xuân Hương trong Xuân Hương truyện đã để lại một ấn tượng mạnh mẽ trong lòng bạn đọc bởi vẻ đẹp và tính cách đặc trưng của một người phụ nữ mẫu mực xứ Hàn, xứng đáng được mọi người tôn thờ và ước vọng. “Trung thần không thờ hai vua, liệt nữ không lấy hai chồng”, câu nói ấy của nàng cũng chính là qui luật khắt khe trong xã hội cũ, dù có chuyện gì xảy ra đi nữa thì người con gái phải thủ tiết với người mình đã ước hẹn. Xuân Hương vì lời ước hẹn với công tử họ Lý mà từ chối yêu cầu sống chung của quan huyện họ Biện đã ---81--- phải chịu cảnh tra tấn dã man. Dù nàng có chịu cảnh đòn roi hay ngục tối vẫn một mực thuỷ chung, một lòng một dạ hướng về chàng Lý. Người con gái ấy chính là một mẫu hình lý tưởng mà xã hội tôn thờ. Nàng là biểu tượng của sự thuỷ chung son sắt. Có lẽ chính vì điều ấy mà trải qua bao nhiêu hoạn nạn, biệt ly cuối cùng nàng đã có được hạnh phúc với một “trạng nguyên” lịch lãm, đào hoa và yêu thương nàng hết mực. Nhưng đó là xã hội phong kiến, xã hội Hàn ngày nay đã có một cái nhìn công bằng hơn về người phụ nữ, dẫu rằng tư tưởng Nho giáo vẫn lẩn khuất trong một số ít phần tử của xã hội và những qui luật khắt khe từ hệ luỵ của tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ” đương thời vẫn làm cho bao nhiêu người phụ nữ phải lao đao trong vòng xoáy của dòng đời. Người phụ nữ trong xã hội ngày nay không phải chỉ cần “công, dung, ngôn, hạnh”, không phải chỉ biết sống và hi sinh cho người khác mà đã biết trân trọng, yêu quý bản thân mình hơn và đặc biệt biết đấu tranh để giữ gìn hạnh phúc của mình. Qua cái nhìn của các nhà văn nữ, các nhân vật nữ hiện lên với đầy đủ những phẩm hạnh của người phụ nữ truyền thống kết hợp với những nét hiện đại để làm nên một hình ảnh người phụ nữ trọn vẹn. Những nhà văn nữ như Han Kang, Shin Kyung- sook do tuổi đời còn trẻ, đã bắt kịp những nét độc đáo trong tâm hồn người phụ nữ. Họ không chỉ năng động, giỏi giang để không bị xã hội hiện đại xem thường mà còn rất truyền thống với bản tính cam chịu, siêng năng và sống có trách nhiệm với chồng, với con, với gia đình. Liên truyện Người ăn chay của Han Kang đã cho người đọc thấy rất rõ bản lĩnh của In- hye khi dám xa gia đình khi mới 19 tuổi, hai bàn tay trắng bươn trải giữa thủ đô Seoul hoa lệ và trở thành chủ một cửa hàng mĩ phẩm. Có thể nói, nhân vật này thật tiêu biểu cho một phụ nữ bản lĩnh- “dám đấu tranh với số phận để vượt lên số phận”. Nhưng không chỉ là một phụ nữ với đầy đủ những bản lĩnh của một phụ nữ thành đạt, cô còn là một người vợ hiền và đảm đang, một mình cô lo lắng tới công việc nội trợ, chăm sóc đứa con trai 5 tuổi trong khi người chồng lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm với máy quay và sự đam mê nghệ thuật. Nhưng cô không than thở lời nào, cũng “không giận dữ quát tháo cằn nhằn hay sa sả những câu ---82--- không ra gì” [22,107], cô âm thầm chịu đựng làm một người phụ nữ đúng như xã hội yêu cầu: đảm đang, nhẫn nhịn, cam chịu, sống hết lòng vì hạnh phúc của chồng con. Nhưng điều đó có lẽ đã không thích hợp với những người đàn ông. Nhiều khi người chồng muốn người vợ sống thật với những cảm xúc của mình hơn là lấy vỏ bọc che đi những điều phiền muộn. Anh chồng nhiều khi đã phải thốt lên “cô là người chỉ có điểm tốt, tốt đến mức phát ngán” và cũng có một lúc nào đó cô nghĩ đến điều ấy “cái sự chăm chỉ, cần mẫn của cô hồi đó không phải là một sự chững chạc sớm mà chỉ là sự hèn nhát, chỉ là một phương thức để tồn tại.”[22,175] Nhân vật này cũng như bao nhiêu người phụ nữ khác sống trong xã hội hiện đại luôn muốn đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu: người của công việc, người của gia đình. Mấy ai có thể dung hoà được để có một sự nghiệp vững vàng mà vẫn đảm bảo cuộc sống gia đình hạnh phúc? Đó là điều ai cũng mong muốn nhưng không dễ dàng thực hiện. Vậy nên, quyết định sống một mình nuôi con của cô có lẽ là một quyết định đúng đắn. Cô cần có thời gian để thử một lần được sống là chính mình, không phải chạy theo hai tiếng đạo đức như xã hội yêu cầu. Trong khoảng thời gian sau khi hạnh phúc gia đình tan vỡ cô cũng đã có một số thay đổi trong suy nghĩ. Cô thử vào phòng của người chồng, bắt chước những hành động mà anh đã làm như mở một bản nhạc, tay chống lên hông đi đi lại lại trong phòng, thậm chí cô còn để nguyên quần áo, nằm co quắp trong bồn tắm và thật ngạc nhiên vì “lần đầu tiên mình hiểu được anh.”[22,150] Sống trong xã hội công nghiệp như thế này, con người ta chỉ hối hả với công việc, tìm kiếm tiền tài và danh vọng, sự gắn kết trong gia đình mấy khi trọn vẹn, nhưng đôi khi nếu có một khoảng lặng để họ nhìn nhận vấn đề thì họ sẽ nhận thấy sai lầm của mình. Hi vọng trong tương lai, những người phụ nữ mạnh mẽ ấy có thể dung hòa giữa công việc xã hội và gia đình để trở thành một người phụ nữ hoàn hảo. Kết thúc tác phẩm với hình ảnh “Những hàng cây bên đường vụt qua vun vút như vô vàn những con thú đang chuyển mình, bắn ra những vệt pháo hoa xanh rung rinh.”[22,203] tác giả muốn truyền tải một thông điệp rằng những biến cố khủng ---83--- khiếp mới xảy ra với nhân vật giống như những vệt pháo hoa bắn lên bầu trời, đã bắn lên rồi thì không quay trở lại được. Mọi chuyện giờ đã qua, nó cũng như những giấc mơ, mà giấc mơ thì đâu có thực “có khi chỉ là mơ thôi trong mơ, cứ tưởng như đó là tất cả sự thật. Nhưng khi tỉnh dậy sẽ biết là không phải”[22,202-203] Không như người chị đáng thương của mình, chỉ biết chịu đựng những gông cùm đạo đức tròng vào cổ, nhân vật Yeong- hye như một biểu tượng của sự phản kháng lại xã hội công nghiệp tiêu dùng. Cô đấu tranh đến cùng nguyện vọng của bản thân. Mới đầu chỉ là ăn chay để xua đi những cơn ác mộng về máu và chết chóc, sau này là ước muốn trở thành một cái cây không cần ăn uống, chỉ cần có nắng và được tưới nước là có thể sống được. Cô gái ấy có một tuổi thơ bất hạnh do những trận đòn ác liệt của người cha, cô thậm chí đã có lúc rủ chị gái của mình trốn ra khỏi nhà vì có lẽ trái tim non nớt, ngây thơ của cô đã chịu quá nhiều tổn thương. Đến khi lập gia đình với một người chồng không biết tình nghĩa vợ chồng, không quan tâm, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn của vợ “Giữa người chồng này và người vợ này, đơn giản, đó là cuộc đối thoại giữa một người điếc và một người câm.”[108] thì người vợ hoàn toàn không còn nơi nào nương tựa. Tại sao cô lại có những giấc mơ khủng khiếp ấy, đơn giản đó là bởi những ức chế mà cô phải chịu đựng trong cuộc sống. Những điều đáng sợ ấy cô không thể chia sẻ cùng ai “không ai hiểu em cả cả bác sĩ, y tá, giống nhau tất thảy không ai chịu tìm hiểu chỉ bắt uống thuốc, tiêm”[22,74] Đúng là như thế, chưa ai trong gia đình cô tìm hiểu vì sao Yeong- hye sợ thịt đến như vậy, tất cả đều nghĩ rằng cô đang mắc bệnh, chỉ cần điều trị là cô có thể trở lại với cuộc sống. Cũng là một phụ nữ biết sống tự lập, tuy rằng cô không được thành đạt như người chị gái của mình nhưng có lẽ cô không phải là một người phụ nữ cầu toàn, cô là một người giản dị với mái tóc cắt ngắn, nước da đôi chỗ bị khô, đôi giày cũng đơn giản như chính con người cô. Có lẽ vậy mà người chồng cô chọn cũng không lấy gì hoàn mĩ cho lắm, cô không đòi hỏi chồng phải quan tâm, chăm sóc cho cô, mỗi ngày bận rộn với những công việc nhưng cô vẫn lau dọn nhà cửa sạch sẽ, nấu cơm nước phục vụ cho chồng mặc cho người chồng nằm lăn lóc xem tivi. Mỗi buổi ---84--- sáng thức dậy, anh ta không chỉ được phục vụ một bữa ăn tươm tất mà còn được chuẩn bị từ chiếc áo cho đến đôi giày. Trong xã hội còn coi trọng lễ giáo ấy, chữ “công, dung, ngôn, hạnh” đã bó buộc người phụ nữ biết nhường nào. Nhưng Yeong- hye vẫn âm thầm chịu đựng đến khi những giấc mơ xuất hiện, những giấc mơ ấy mặc dầu không được tác giả nêu rõ nguyên nhân nhưng độc giả cũng phần nào hiểu được. Giấc mơ thực ra được xây dựng dựa trên cơ sở hiện thực. Khi hiện thực không như mong muốn, giấc mơ sẽ giúp con người thoả mãn, đó cũng là phương thuốc tinh thần hữu hiệu. Giấc mơ soi thấu nỗi lòng con người và trong một chừng mực nào đó giấc mơ thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật. Những giấc mơ ấy giải thoát những ám ảnh, những dục vọng, những ẩn ức không được thoả mãn trong đời sống. Đôi khi những giấc mơ không hoàn toàn là sự tươi đẹp mà còn là sự sợ hãi và khiếp đảm với hiện thực đời sống. Những giấc mơ gây cảm giác hoang mang, lo lắng, khiếp đảm cho con người, nó mang một dự cảm chẳng lành. Những giấc mơ kia như muốn kéo Yeong-hye ra khỏi cuộc sống với bộn bề lo toan hằng ngày, với danh phận người vợ nhưng chẳng khác nào một nô lệ. Mặc dù không nói ra nhưng ai cũng biết, việc ăn chay của cô sẽ giúp cô có thể sống một cuộc sống thảnh thơi và được là chính mình, bởi cô dám đấu tranh cho hạnh phúc riêng của mình, dám chống lại lề lối của xã hội hiện đại không một chút xao lòng, có những lúc cô như đang chìm trong một thế giới khác- nơi mà con người có thể tự do làm những điều họ muốn. Cô cũng dám quay về với ước mơ thưở bé của mình: được làm một cái cây. Cô không ăn uống, không nói năng, không hoạt động, hi vọng nội tạng thoái hoá hết để mình có thể trở thành một cái cây. Đến lúc nghĩ rằng mình sẽ như một cái cây ấy, khuôn mặt cô ngây thơ hệt như khoảnh khắc thời thơ ấu. Ước mơ ấy đồng nghĩa với cái chết nhưng một lần thôi cô được sống có giá trị, được sống với chính mình “cái đón đợi cô ở phía trước là cái chết, nhưng Yeong-hye lại là hiện thân của sự sống - biểu tượng của khát khao và đấu tranh cho tự do tuyệt đối.”[106] “Thời gian không dừng lại” được lặp lại không biết bao nhiêu lần trong câu chuyện. Chúng ta hẳn cũng đã biết điều này nhưng ai sẽ can đảm sống một cuộc đời thật sự của mình? ---85--- Với lợi thế về dung lượng, tiểu thuyết có thể kể cho độc giả nghe về cả cuộc đời của nhân vật. Nhờ thế, độc giả hiểu rõ về nhân vật hơn, thấy được họ phải đương đầu với bao biến cố ngoài xã hội, ứng xử sao cho khéo léo với những mối quan hệ phức tạp trong dòng tộc và trong gia đình bé nhỏ của họ. Trong tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ, mặc dù cũng trải qua nhiều sóng gió nhưng người phụ nữ tên Park So- nyo vẫn giữ được hạnh phúc gia đình bằng sự thương yêu, tận tuỵ của một người vợ, một người mẹ. Đọc xong tác phẩm không ai là không rơi nước mắt cho bi kịch của bà. Nhưng dẫu vậy, bà đã sống hết mình cho những người mà bà thương yêu để rồi khi bà đột ngột mất tích ở ga tàu điện ngầm thì những người trong gia đình bà mới biết bà quan trọng đến nhường nào, mới biết họ đã vô tâm thế nào trước những nỗi đau mà bà đã âm thầm chịu đựng. Trong ba tác phẩm mà chúng tôi khảo sát với rất nhiều những nhân vật nữ thì nhân vật nữ Park So- nyo trong Hãy chăm sóc mẹ là một người phụ nữ hoàn thiện với đầy đủ những phẩm chất mà xã hội yêu cầu. “Đó là một người vợ, một người mẹ nông dân Hàn Quốc, người không khỏi khiến chúng ta, những bạn đọc Việt Nam, phải liên tưởng tới mẫu hình lý tưởng về người phụ nữ nông dân Việt Nam đã mặc định từ bao đời nay: sống cả đời chỉ vì chồng vì con; làm việc không ngơi nghỉ từ sáng sớm đến tối mịt, hết trên ruộng lại đến ngoài vườn, trong bếp; thế giới thu hẹp lại với đám nồi niêu, rổ rá, vại dưa, chum gạo; cho đi tất cả, không nhận gì về mình, có chăng là lấy sự no đủ an nhàn của chồng và sự phương trưởng của đám con cái làm nguồn vui.”[108] Nhận định của Hoài Nam đã cho chúng ta một cái nhìn cơ bản về người mẹ. Người mẹ không có thời gian rảnh rỗi, luôn có những công việc đòi hỏi bà phải luôn tay luôn chân, nuôi bốn đứa con mà hầu như không được sự giúp đỡ nào từ người chồng, bà nhiều khi đã phải lo lắng không biết lấy đâu ra thức ăn cho những đứa con đang tuổi lớn, nhất là những khi phải vét những hạt gạo cuối cùng để nấu cơm cho các con, bà đau đớn đến nghẹn ngào. Bởi vậy để có thể kiếm ra tiền nuôi lớn các con, mẹ không nề hà một công việc nào “nghĩ cách kiếm thêm tiền ngoài làm ruộng, mẹ mang chiếc khuôn làm mạch nha bằng gỗ vào để trong kho. Mẹ lấy toàn bộ số lúa mì thu hoạch được từ ngoài đồng ra say ---86--- nhuyễn, hoà với nước rồi đổ vào khuôn làm mạch nha.”[57,54-55] Nhưng đâu phải mẹ chỉ bận rộn với bấy nhiêu công việc, mẹ còn đảm nhận công việc nội trợ cho một đại gia đình. Trong mắt của người con gái lớn, mẹ luôn gắn với hình ảnh gian bếp, với công việc nội trợ. Vậy nên đã có lúc mẹ cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt và vô vị khi không thấy điểm kết thúc trong công việc “ta ăn sáng rồi ăn trưa rồi ăn tối rồi khi trời sáng thì lại ăn sáng”[57,79], khi nào cảm thấy gian bếp tù túng như nhà tù, mẹ sẵn sàng “nhặt cái nắp chum nào sứt sẹo nhất lên rồi dùng hết sức ném bộp vào tường.”[57,79] Rồi sau đó “Khi đi mua nắp mới mẹ thấy thật phí phạm tiếc đứt ruột, nhưng mẹ chẳng thể nào ngừng lại được. Tiếng vỡ của cái nắp chum đã trở thành liều thuốc cho mẹ. Mẹ cảm thấy như được tự do.” [57,79-80] Tuy vậy, sự phản ứng hiếm hoi ấy cũng chỉ diễn ra trong một thời khắc nào đó, quãng thời gian còn lại, mẹ vẫn thầm lặng hi sinh tuổi thanh xuân để nuôi lớn các con trưởng thành, bởi chỉ cần nhìn thấy các con ăn uống ngon lành bên mâm cơm thì bao nhiêu những muộn phiền, lo âu, tức giận đã chợt tan biến như những đám mây và người mẹ “không cần bất cứ thứ gì trên thế gian này nữa”[57,80] việc thích gian bếp hay không không phụ thuộc vào mẹ, mẹ chỉ nghĩ rằng “được nấu một nồi cơm to và một nồi canh nhỏ thì mẹ chẳng quản mệt nhọc vì mẹ thấy vững tâm khi nghĩ đây là thức ăn nuôi lớn các con”[57,81] Và không ai biết được rằng, quãng thời gian khốn khó ấy là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mẹ “Mẹ mỉm cười nói với cô rằng đó là những ngày tháng hạnh phúc nhất trong cuộc đời mẹ.”[57,81] Trong hình ảnh của người mẹ, đặc biệt người đọc thấy rất nhiều những lần mẹ đấu tranh để giành lấy hạnh phúc, ít ra là cho những đứa con thân yêu của mình. Trong hai lần rời khỏi nhà, bà đều quay lại vì rằng mình còn bên cạnh những đứa con phải nuôi nấng, tại sao lại vô trách nhiệm với những đứa con mà mình đứt ruột đẻ ra. Khi người chồng đưa người đàn bà khác về nhà bà lặng lẽ rời khỏi nhà nhưng vì tình mẫu tử sâu nặng cộng với sự mạnh mẽ trong bản lĩnh của một người phụ nữ, bà đã dám đuổi người phụ nữ kia ra khỏi nhà để mình có thể tự tay chăm sóc cho những đứa con mà mình sinh ra. Đây thực sự là phá cách trong tính cách của người phụ nữ Hàn. Họ thường lo sợ và nhún nhường trước người chồng của mình thì ở ---87--- đây người phụ nữ “để có thể quay về nhà và giữ lời hứa với anh, mẹ gần như đã trở thành người tranh đấu.”[57,116] hay “khi bố anh cùng cô ta chuyển tới một ngôi nhà thuê trong làng để tiếp tục chung sống, mẹ xắn ống tay áo lên, lao đến ngôi nhà đó, mẹ chộp lấy nồi cơm trên bếp lò vứt xuống mương”[57,116] và sự quyết liệt đó của mẹ đã đem lại kết quả “bố cùng người phụ nữ kia rời hẳn khỏi làng vì không thể chịu đựng được sự lăng mạ của mẹ”[57,116] Và trong góc khuất trái tim mẹ, có một người đàn ông khác. Sự gặp gỡ tình cờ như một duyên phận đã đẩy hai con người đơn độc ấy lại gần nhau. Để những khi khó khăn không nơi nương tựa, mẹ lại tìm đến người ấy. Ấy là lúc đứa con thứ tư chưa kịp chào đời đã chết, chính ông ấy là người đã đào cái hố trong lớp đất cứng như băng để chôn đứa trẻ xấu số. Ấy là lúc bế tắc, đau đớn khi Kyun đột ngột qua đời- đứa em duy nhất trong gia đình nhà chồng yêu thương bà, đồng hành cùng bà trên những cánh đồng vào vụ mùa, trên những nương rẫy khi bắp trổ bông, ra hạt trong khi người chồng đang mải mê với những cuộc vui bên ngoài. Chính những khi khó khăn như thế người ấy đã an ủi mẹ rằng “Thời gian trôi đi thì vết thương nào cũng lành cả. Đừng suy nghĩ gì mà hãy bình tĩnh thực hiện những việc phải làm” [57,264] Để đến lúc phải nói lời giã biệt cuộc đời, mẹ vẫn không quên cảm ơn người ấy “Cám ơn vì ông đã luôn ở nguyên một chỗ.Có lẽ tôi sống tiếp được là nhờ điều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_29_0359237628_9859_1869359.pdf
Tài liệu liên quan