Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần Nam âu giai đoạn 2012 - 2015

LỜI CẢM ƠN. 1

MỤC LỤC. 2

BẢNG DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT . 6

DANH MỤC CÁC BẢNG. 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ. 8

MỞ ĐẦU. 9

1. Lý do chọn đề tài. 9

2. Mục tiêu nghiên cứu . 10

3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu. 10

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 10

5. Bố cục của luận văn. 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH. 12

1.1. Tổng quan về chiến lược và quản trị chiến lược . 12

1.1.1. Khái niệm về chiến lược trong kinh doanh .12

1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh .13

1.1.3. Quản lý chiến lược.14

1.1.3.1. Khái niệm về quản lý chiến lược . 14

1.1.3.2. Ý nghĩa của việc quản lý chiến lược. 15

1.1.3.3. Yêu cầu khi xây dựng chiến lược kinh doanh. 16

1.1.4. Hoạch định chiến lược .17

1.1.4.1. Định nghĩa về hoạch định chiến lược. 17

1.1.4.2. Ý nghĩa của hoạch định chiến lược . 18

1.1.5. Các cấp quản lý chiến lược.18

1.2. Các bước của quá trình hoạch định chiến lược. 18

1.2.1. Phân tích môi trường.18

1.2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô. 19

1.2.1.2. Phân tích môi trường ngành (môi trường tác nghiệp) . 22

1.2.1.3. Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp. 26

pdf109 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần Nam âu giai đoạn 2012 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỷ đồng 22 25,3 31 39,5 41,4 Tổng doanh thu tỷ đồng 23,5 25,1 30 40,1 42,5 Sản lượng chiếc 239.693 287.632 383.509 402.685 426.121 Lợi nhuận sau thuế tỷ đồng 1,80 1,95 2,30 2,50 2,80 Số lượng cán bộ CNV Người 125 250 253 258 270 Tiền lương bình quân Ngh. đ 1.980 2.100 2.770 3.273 4.321 Tốc độ tăng sản lượng % 20,0 33,3 5,0 5,8 Tốc độ tăng D.thu % 6,8 19,5 33,7 6,0 Tốc độ tăng lợi nhuận % 8,3 17,9 8,7 12,0 (Nguồn: Phòng Kế toán) Qua bảng số liệu 2.3, có thể thấy rằng công ty đã tự khẳng định mình bằng tốc độ tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng lên qua các năm. Từ khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2009 doanh thu tăng 19,5%; lợi nhuận tăng 17,9% so với năm 2008. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty đạt khá cao. Nguyên nhân chính là do thời gian qua với định hướng mở rộng thị trường, công ty đã chú trọng vào đầu tư sản xuất, nâng cao năng suất lao Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Trần Duy Chinh Lớp cao học QTKD 2010B – NĐ 49 động. Bên cạnh đó, với chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong ngành dệt may như vốn đầu tư, miễn thuế xuất khẩu (thuế xuất 0%) 2.3. Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Nam Âu Công tác hoạch định chiến lược hiện nay của công ty chưa được lãnh đạo quan tâm, hiện tại chỉ dừng lại ở công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhìn chung theo đánh giá chủ quan có một số công việc như sau: - Phân tích môi trường tài chính như: đánh giá các chỉ số lãi vay, tỷ giá ngoại tệ - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ các năm trước. Xem xét khả năng thực hiện kế hoạch là bao nhiêu %, đã đạt được những kết quả gì, còn những vấn đề gì chưa hoàn thành kế hoạch và khả năng khắc phục của Công ty đến đâu. Sau khi phân tích phòng kế hoạch báo cáo lên giám đốc và cùng đưa ra các chỉ số chính như sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ, doanh thu,từ đó phòng kế hoạch xây dựng lên kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm tới. a. Những kết quả đạt được Công ty đã phân tích được một phần của môi trường kinh doanh thông qua các chỉ số để từ đó làm cơ sở cho việc lập kế hoạch. Trước khi xây dựng kế hoạch công ty đã phân tích những thuận lợi và khó khăn mà công ty gặp phải ở thời điểm hiện tại và dự đoán trong tương lai. Việc thực hiện kế hoạch tốt trong những năm mà môi trường tài chính có ít biến động và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ổn định. Vì vậy, trong những năm gần đây tình hình tài chính của công ty khá tốt, sản xuất kinh doanh mang lại nhiều thành công. b. Những tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay quá trình xây dựng kế hoạch của công ty còn nhiều hạn chế: Hệ thống mục tiêu của công ty đã được xác định nhưng chưa được đầy đủ, chưa cụ thể và công ty không dựa vào chiến lược cơ bản của công ty. Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Trần Duy Chinh Lớp cao học QTKD 2010B – NĐ 50 Việc thu thập thông tin môi trường kinh doanh còn rất nhiều hạn chế; đánh giá các điều kiện môi trường ở trạng thái tĩnh, tính dự báo còn thấp. Khi phân tích môi trường bên ngoài công ty chưa đi sâu vào phân tích và chưa có bộ phận chuyên môn nên bỏ qua nhiều cơ hội và chưa lường trước được những thách thức. Môi trường nội bộ công ty cũng không được quan tâm một cách đầy đủ, công ty chưa đi sâu phân tích khả năng tài chính, khả năng tổ chức, năng lực của nguồn nhân lực, khả năng cạnh tranh của mình để thấy được điểm mạnh, điểm yếu của mình, từ đó, khai thác, phát huy điểm mạnh, khắc phục, hạn chế điểm yếu. Như vậy, nhìn chung các yếu tố chiến lược trong sản xuất kinh doanh của công ty chưa hình thành mới chỉ dừng lại ở công tác xây dựng kế hoạch. Nguyên nhân - Nguyên nhân khách quan : + Chưa có sự hỗ trợ đầy đủ của nhà nước về thông tin : Để công tác xây dựng kế hoạch mang tầm chiến lược thì bản thân doanh nghiệp phải thu thập được thông tin có giá trị. Với những thông tin vĩ mô thì hầu hết các doanh nghiệp không cỏ đủ khả năng cũng như tiềm lực để khai thác mà phải do nhà nước đảm nhận. Những thống kê và dự báo nhu cầu của ngành, xu hướng phát triển ngành chưa được cơ quan chức năng thực hiện. + Môi trường kinh doanh chung hiện nay trên thế giới rất khó khăn. Nhìn vào các vấn đề đang xảy ra ở châu Âu và viễn cảnh 2012 trên toàn thế giới thì thấy khá là bi quan. Mọi người lo lắng về sự lây lan và ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tài chính, thắt lưng buộc bụng của Chính phủ, không phải chỉ riêng châu Âu mà ở mọi nơi trên thế giới. Hai tháng đầu năm vẫn đầy khó khăn, nợ công các quốc gia châu Âu vẫn chưa được giải quyết, do vậy không thể không cẩn trọng. Việt Nam sẽ không rơi vào tình trạng hoàn toàn sụp đổ khi nền kinh tế toàn cầu sụp đổ, nhưng rõ ràng sẽ bị ảnh hưởng. + Việt Nam đang cố gắng giảm lạm phát xuống còn một con số và phải tiếp tục duy trì mức giảm ổn định trong thời gian tới bằng chính sách tiền tệ thắt chặt. Đây chính là một vấn đề hết sức nam giải đối với các doanh nghiệp. Trước mắt Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Trần Duy Chinh Lớp cao học QTKD 2010B – NĐ 51 ngay trong Quý II này việc thắt chặt tín dụng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp không có nguồn ngoại tệ xuất khẩu đã là một khó khăn lớn đối với Công ty chúng ta trong việc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất. + Phương pháp quản lý chiến lược còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, hầu hết các cán bộ xây dựng kế hoạch của công ty mang nhiều ảnh hưởng tư tưởng phong cách xây dựng kế hoạch trong cơ chế bao cấp nên lúng túng trước những sự thay đổi của quản lý mới. - Nguyên nhân chủ quan : + Do trình độ của các cán bộ xây dựng kế hoạch còn hạn chế, chưa thực sự hiểu biết hết cũng như tầm nhìn chiến lược còn hạn hẹp. + Cơ cấu tổ chức cồng kềnh, sự phân công chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng ban còn chồng chéo. Mặt khác hệ thống quản trị trực tuyến làm cho việc thu thập thông tin chậm, thiếu sự năng động, không tận dụng được hết các ý tưởng, sáng tạo, các thông tin để xây dựng kế hoạch một cách hợp lý, khả thi hơn. + Công ty thiếu một đội ngũ lao động chuyên môn nghiên cứu môi trường kinh doanh của công ty Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Trần Duy Chinh Lớp cao học QTKD 2010B – NĐ 52 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Nội dung chương 2 tập trung vào việc phân tích tình hình hiện trạng họat động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Nam Âu. Nhìn chung, hoạt động của Công ty khá ổn định trong những năm qua, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của nhân viên và các yếu tố kinh tế, xã hội đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 9% / năm. Qua gần 8 năm hoạt động theo cơ chế mới, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty tăng trưởng ổn định, tuy nhiên cũng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn đe dọa sự phát triển thị trường của doanh nghiệp. Việc phân tích các yếu tố môi trường, các cơ hội và nguy cơ, phân tích điểm mạnh, điểm yếu với nhiều mô hình chiến lược trên cơ sở đó tổng hợp để đưa ra các phương án chiến lược. Tóm lại, nội dung của chương 2 chủ yếu đánh giá tình hình họat động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Nam Âu và phân tích tổng hợp toàn bộ các yếu tố môi trường, các yếu tố nội bộ doanh nghiệp và các mô hình chiến lược để từ đó rút ra các định hướng căn bản cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty sẽ được đề cập chi tiết trong chương 3. Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Trần Duy Chinh Lớp cao học QTKD 2010B – NĐ 53 CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NAM ÂU GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 3.1. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty Như chúng ta đã biết, môi trường kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh của Công ty. Môi trường càng biến động thì chiến lược kinh doanh càng phải linh hoạt mang tính chiến lược cao để dể điều chỉnh, thích ứng. Sau đây chúng ta sẽ xem xét các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của Công ty. 3.1.1. Phân tích môi trường bên ngoài 3.1.1.1. Môi trường kinh tế a. Tốc độ tăng trưởng GDP Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn có mặt trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực. Thu nhập đầu người liên tục tăng qua các năm (năm 2010 đạt hơn 1061 USD/ người/ năm). Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cuộc sống của người dân ngày một nâng cao, tình hình an ninh trật tự, xã hội ngày càng ổn định. Đời sống của nhân dân ngày càng tăng lên, nhu cầu về phong cách thời trang cũng theo đó tăng lên đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm... - Trong bảng 3.1 dưới đây cho thấy nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức khá trong năm 2011 của Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng. Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt nam giai đoạn 2009-2012 Năm 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng (%) 5,32 6,78 5,89 5,2 (Nguồn: Tổng cục thống kê - Dự báo: Mặc dù nền kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng GDP của Việt Nam vẫn tăng đều đặn trong những năm vừa qua, hứa hẹn trong 3 năm tới sẽ vẫn đạt mức tăng trưởng trong khoảng 5,5% tới 7% mỗi năm. Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Trần Duy Chinh Lớp cao học QTKD 2010B – NĐ 54 Hình 3.1: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2009-2012 2009 2010 2011 2012 0 1 2 3 4 5 6 7 b. Lạm phát ở mức cao Đầu năm 2011, Quốc Hội đề ra mức kiểm soát lạm phát là 15%. Tuy nhiên, theo số liệu mà Tổng cục Thống Kê công bố, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng trong cả năm là 18,6%, vượt gần 3.6% so với chỉ tiêu mà Quốc Hội đã đề ra vào đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng mạnh này là do những biến động về giá vàng, tỷ giá USD, lãi suất, nhập siêu cao đã kéo theo nhiều mặt hàng trong nước tăng giá. Ngoài ra, giá cả của các mặt hàng công nghiệp, lương thực tăng mạnh cũng đã góp phần gây ra tình trạng lạm phát tăng cao như gần đây. Như vậy, với những con số này, đã đẩy Việt Nam đứng trước nguy cơ lạm phát tăng mạnh trong thời gian tới. So với nhiều quốc gia trong khu vực như Philippines, Thailand, Malaysia thì Việt Nam hiện là quốc gia có tỷ lệ lạm phát khá cao. Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Trần Duy Chinh Lớp cao học QTKD 2010B – NĐ 55 Hình 3.2: Biểu đồ diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 Nguồn: Báo Vnexpress.net Chỉ số CPI cả năm chốt ở mức 18,13% làm cho thấy không thúc đẩy được sự tăng trưởng nhưng lại làm lạm phát tăng rất cao, lạm phát cao dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng tăng cao làm DN phải nhập nguyên, nhiên, vật liệu với mức giá cả cao. Và với chính sách siết chặt tiền tệ chống lạm phát bằng cách: giảm thu ngân sách, giảm vay nợ, cắt giảm đầu tư công và tăng hiệu quả đầu tư công tạo ra cho ngành dược nhiều thách thức. Dự báo: Mặc dù Nhà nước đã có nhiều biện pháp để giảm chỉ số lạm phát nhưng chưa hiệu quả, nên trong tương lai Doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận sống chung với sự làm phát ở mức cao của nền kinh tế. c. Lãi suất ngân hàng Với lãi suất vay vốn trên 20%/năm, lợi nhuận DN có được chỉ đủ để trả lãi cho ngân hàng (NH) khi kỳ vọng lãi suất cho vay của NH sẽ giảm mạnh bất thành sau nhiều tháng lãi suất đầu vào đồng loạt giảm. Theo thông lệ quốc tế, lãi suất cho vay thường chỉ cao hơn lãi suất huy động vốn từ 2%-2,5% là NH đã có lời. Thế nhưng, tại Việt Nam, các NH đồng loạt huy động vốn với lãi suất 14%/năm từ nhiều tháng nay nhưng lãi suất cho vay phổ biến vẫn ở mức 20%/năm trở lên, cao hơn lãi Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Trần Duy Chinh Lớp cao học QTKD 2010B – NĐ 56 suất đầu vào 6%. Đây chính là một nghịch lý của thị trường lãi suất. Các tháng cuối năm là thời điểm khách hàng cá nhân, tổ chức, DN cần tiền để kinh doanh hoặc trả lương, thưởng cho người lao động nên không ít NH hạn chế nhu cầu vay bằng cách giữ lãi suất ở mức cao nhằm tập trung vốn đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Nhiều NH lớn cũng kiểm soát chặt tín dụng, duy trì lãi suất cho vay ở mức cao đối với DN không thuộc diện ưu tiên. Các NH lớn chuyển hướng cho NH bạn vay vốn (thị trường liên NH) với lãi suất cao. Ngoài ra, nhiều NH chưa giảm mạnh lãi suất cho vay còn do đang chờ chính sách mới về lãi suất, nhất là khi thị trường đang bàn tán thông tin 4 NH lớn sẽ đồng thuận trần lãi suất cho vay không quá 18%/năm... Trong bối cảnh đó, để duy trì hoạt động, DN không thể không vay vốn lưu động (vốn vay ngắn hạn để mua nguyên liệu sản xuất, hàng hóa kinh doanh), chấp nhận chịu đựng lãi suất cao. Thực tế vào thời điểm tháng 9-2011 (thời điểm áp dụng trần lãi suất đầu vào 14%/năm), các NH đưa ra lý do giá vốn đầu vào loại kỳ hạn 1 - 3 tháng quá cao nên phải cần thời gian vài tháng mới có thể giảm lãi suất cho vay về mức 17% - 19%/năm. Thế nhưng, từ đó đến nay, lãi suất đầu vào không thay đổi (14%/năm) nhưng lãi suất cho vay phổ biến vẫn từ 20%/năm trở lên, đang tạo ra lợi thế kinh doanh rất lớn cho các NH. Lãi suất cao dẫn đến DN khó tiếp cận với vốn vay, chi phí vốn cao làm cho việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn tạo ra thách thức đối với doanh nghiệp. Dự báo: Tình trạng tồn động nhiều nợ xấu ở các NH do quá khứ các NH cho vay tràn lan, sẽ dẫn đến hệ quả là hệ thống NH sẽ càng phải siết chặt tín dụng, giữ mức lãi suất cao. Các NH sẽ chuyển hướng cho vay tập trung, không dàn trải. Điều này sẽ gây khó khăn cho DN khi cần vay vốn. d. Biến động tỷ giá Trước hết, năm 2011 được bắt đầu bằng sự leo thang của tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do, mà gốc rễ bắt nguồn từ sự chuyển giao cũng khá đặc biệt trong năm 2010, sự căng thẳng của tỷ giá USD/VND cuối năm 2010 được chuyển tiếp sang đầu năm 2011 như vậy. Và điều thị trường chờ đợi rồi cũng đến với sự kiện Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Trần Duy Chinh Lớp cao học QTKD 2010B – NĐ 57 ngày 11-2-2011: lần đầu tiên trong lịch sử Ngân hàng Nhà nước có quyết định tăng tỷ giá mạnh đến như vậy, với 9,3% đi cùng với việc siết biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%. Có nhiều lý giải đặt ra quanh con số 9,3% đó. Thứ nhất, đó là sự giải phóng áp lực dồn nén quá lớn sau một thời gian tương đối dài. Thứ hai, nhà điều hành muốn một bước để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa hai tỷ giá. Thứ ba, nhà điều hành đã sòng phẳng hơn và theo yêu cầu của thị trường Và một điểm quan trọng của nó là xóa bớt kỳ vọng sẽ tiếp tục phá giá trong năm 2011 ở giới đầu cơ, hay trong tâm lý thị trường. Giá trị này đến nay đã đúng. Mọi điều chỉnh của chính sách thường có độ trễ. “Sự kiện 11/2/2011” cũng vậy. Phải đến đầu tháng 4-2011 tỷ giá mới bắt đầu có dấu hiệu bình ổn. Cùng với sự điều chỉnh trên, dấu hiệu đó là kết quả của loạt giải pháp Ngân hàng Nhà nước triển khai mà giới quan sát vẫn dùng từ “ép” hay “vắt cung ngoại tệ”. Đó là cơ chế áp và siết trần lãi suất huy động USD, thực hiện kết hối và mở rộng đối tượng kết hối, xử lý loạt giao dịch bất hợp pháp trên thị trường tự do Thêm vào đó, tín dụng ngoại tệ vẫn tăng cao tạo một nguồn cung thương mại từ vốn chuyển đổi cho thị trường; sự chuyển đổi vốn ngoại tệ sang VND cũng có ở các ngân hàng thương mại khi chênh lệch lãi suất cho vay quá hấp dẫn với khoảng 300% càng tạo cung cho thị trường Với những yếu tố trên, thị trường ngoại hối năm 2011 đón sự kiện ngày 29-4. Sự kiện này bắt nguồn từ những giải pháp, yếu tố tạo cung nói trên, mà điển hình là sự hy hữu có trong hoạt động của các ngân hàng thương mại: chào mời doanh nghiệp mua ngoại tệ! Thực tế, cung thuận lợi đã tạo một sự đứt gãy rõ rệt trên đường hiển thị biến động tỷ giá, quãng từ 19/4 - 28/4/2011. Giá USD liên tục lao dốc chóng mặt, từ 20.940 VND rơi xuống còn 20.590 VND. Để rồi ngày 29-4 trở thành mốc sự kiện quan trọng khi Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước bất ngờ tăng mạnh giá mua vào USD. Điểm đánh dấu quan trọng cho “nửa sau bình yên” của tỷ giá 2011 nằm ở đây. Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Trần Duy Chinh Lớp cao học QTKD 2010B – NĐ 58 Từ 29-4 và nối dài sau đó, Ngân hàng Nhà nước liên tục mua vào. Trạng thái dự trữ ngoại tệ có sự cải thiện mạnh và nhanh chóng. Và cũng là lần đầu tiên kể từ sau nhiều năm có khả năng mức tỷ giá kết thúc năm nay thấp hơn điểm cuối của năm trước. Đi cùng với cam kết trong “nửa sau” đó, liên quan đến biến động của tỷ giá, nhật ký năm 2011 cũng ghi nhận lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước có những giải pháp xử lý những tác động từ thị trường vàng mà không phải dùng đến “liều thuốc” ra tin cấp hạn ngạch nhập khẩu, chi ngoại tệ cho nhập khẩu vàng. Còn việc bình ổn được thị trường vàng hay không đến nay lại là một vấn đề khác. Điểm lại, nửa sau năm 2011 Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong bình ổn tỷ giá và thị trường ngoại hối. Bên cạnh công tác quản lý điều hành, nhật ký biến động tỷ giá 2011 đã chứng kiến một sự hậu thuận lớn từ những yếu tố vĩ mô. Nhập siêu đã giảm rất mạnh trong năm nay và đặc biệt là sự trở lại ấn tượng của trạng thái thặng dư cán cân tổng thể (dự tính thặng dư tới 3,1 tỷ USD). 3.1.1.2. Môi trường luật pháp, chính trị: Mặc dù trên thế giới hiện nay đang chứa đựng nhiều bất ổn, các cuộc xung đột vũ trang và xung đột sắc tộc đang xảy ra liên miên nhưng ở nước ta nhờ đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng với chính sách đại đoàn kết dân tộc cộng với những chính sách đối nội và đối ngoại mềm dẻo đã đảm bảo một đất nước Việt Nam hoà bình và ổn định, là điểm đến an toàn và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên thế giới. Đây có thể coi là một trong những cơ hội tốt đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Nam Âu nói riêng. Mặc dù vậy, hệ thống luật pháp, chính sách, chế độ ở nước ta chưa thật hoàn chỉnh, chưa phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay. Và do đó, nó chưa tạo thành một khung khổ pháp lý cho việc đảm quyền tự chủ trong kinh doanh cũng như việc thực hiện nguyên tắc:"Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi". 3.1.1.3. Môi trường tự nhiên: Yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng khai thác, tiến độ sử dụng máy móc thiết bị, tiến độ sản xuất sản phẩm. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Trần Duy Chinh Lớp cao học QTKD 2010B – NĐ 59 hậu chia thành 4 mùa trong năm. Điều kiện thời tiết như vậy tác động không nhỏ đến khả năng sản xuất kinh doanh của công ty, trong đó có cả tác động tích cực và tác động tiêu cực. Việt Nam cũng là nước đông dân thứ 12 trên thế giới và thứ 2 ở Đông Nam Á với khoảng hơn 80 triệu dân. Do đó nguồn lao động ở nước ta có mức giá rẻ so với những nước phát triển nhưng với những tố chất thông minh, cần cù, chịu khó là một lợi thế cho ngành dệt may trong việc tuyển chọn nguồn lao động rất dồi dào. 3.1.1.4. Môi trường công nghệ: Công nghệ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất của công ty có nguy cơ rơi vào tình trạng lạc hậu nhanh chóng. Những Công ty dẫn đầu về kỹ thuật và chuyển giao kỹ thuật công nghệ thường chiếm thế chủ động trong cạnh tranh và tấn công thị trường. Sự ra đời của công nghệ mới sẽ làm xuất hiện nhiều cơ hội và đe doạ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp trong ngành dệt may, công ty cổ phần Nam Âu vẫn luôn trú trọng đến vấn đề công nghệ như thay đổi dây chuyền máy may công nghiệp để đáp ứng chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Đó là yếu tố quan trọng tạo nên khả năng cạnh tranh trên thương trường của công ty với các đối thủ canh trạnh khác về chất lượng và giá cả. 3.1.1.5. Môi trường văn hoá - xã hội: Văn hoá - xã hội ảnh hưởng một cách sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của mọi doanh nghiệp.Văn hoá - xã hội còn tác động trực tiếp đến việc hình thành môi trường văn hoá doanh nghiệp, văn hoá nhóm cũng như thái độ cư xử, ứng xử của các nhà quản trị, nhân viên tiếp xúc với các đối tác kinh doanh cũng như khách hàng Thị trường chính của công ty cổ phần Nam Âu là thị trường Châu Âu. Do đó ngoài chất lượng sản phẩm, phong tục, văn hóa lâu đời của Việt Nam cũng được thể hiện trên từng sản phẩm của công ty Nam Âu khi đến với thị trường thế giới. Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Trần Duy Chinh Lớp cao học QTKD 2010B – NĐ 60 Như vậy môi trường văn hoá ở nước ta ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Nam Âu. Với tâm lý của người tiêu dùng hiện đại sản phẩm quần áo phải đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại và phải phù hợp với xu thế thời trang. Đây có thể coi là một thách thức đối với các Công ty may mặc trong nước nói chung và Công ty Cổ phần Nam Âu nói riêng. Bảng 3.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của công ty Nam Âu Yếu tố môi trường Mức độ quan trọng yếu tố đối với ngành Mức độ tác động đối với công ty Tính chất tác động Điểm cộng dồn Kinh tế Tốc độ tăng trưởng GDP 3 1 + +3 Tỷ lệ lạm phát 3 1 - -3 Thay đổi lãi suất 3 1 - -3 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2 1 + +2 Chính trị Chính sách ưu đãi quốc gia 3 3 + +9 Các luật sửa đổi 3 2 + +6 Các quy định trong ngành + 2 - -6 Hội nhập quốc tế 3 3 + +9 Xã hội Trình độ dân trí 2 2 + +4 Phong tục tập quán 3 2 + +6 Yếu tố tự nhiên Nguồn lao động 3 3 + +9 Dân số 1 1 + +1 Công nghệ mới 2 2 + +4 Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Trần Duy Chinh Lớp cao học QTKD 2010B – NĐ 61 3.1.2. Phân tích môi trường ngành 3.1.2.1. Áp lực đối thủ cạnh tranh hiện tại Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành cũng rất lớn, đặc biệt là các đối thủ ngang sức cũng rất nhiều. - Trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu: Nói đến ngành may mặc xuất khẩu thì đối thủ cạnh tranh với nhau vô cùng nhiều,. Cùng chung thị trường xuất khẩu sang các nước Châu Âu nhất là khu vực Đông Âu như Cộng hòa Séc, Hungary, Đức, Ba Lan thì phải kể đến các Công ty ở miền Bắc như công ty Atif – Hưng Yên, Công ty Nam Tiệp – Nam Định, Công ty TNHH Tây Nam – Nam Định, ở phía Nam thì có Công ty may Thạch Bình, Công ty May Tiền GiangĐây là các công ty có nhiều chủng loại mặt hàng giống với Công ty Nam Âu nhất và cùng xuất sang một thì trường xuất khẩu nên việc cạnh tranh diễn ra rất khốc liệt. Như chúng ta thấy bên Cộng Hòa Séc tại thủ đô Praha có một trung tâm thương mại của người Việt chuyên kinh doanh các mặt hàng may mặc cung cấp cho thị trường Đông Âu rất lớn. Đây cũng là nơi mà Công ty Nam Âu và các công ty đối thủ cạnh tranh này đang sản xuất và xuất hàng sang đây. Vậy cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng và giá cả là những vấn đề khó khăn nhất của Công ty Nam Âu. Khi đã có chung thị trường và chủng loại mặt hàng thì sự tranh cạnh đôi khi không còn lành mạnh cũng có thể xuất hiện giữa các đối thủ. Vậy ở đây phải đòi hỏi Công ty Nam Âu phải có những chiến lược đúng đắn và mang tính chất lâu dài thì mới có thể đứng vững được. - Trong lĩnh vực may mặc nội địa : Hiện nay trên thị trường may mặc nội địa Công ty Nam Âu chưa thực sự đã khẳng định được thương hiệu của mình, bởi từ trước đến nay Công ty Nam Âu chỉ chú trọng vào sản xuất để phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên thị trường nội địa trong những năm gần đây cũng là một thị trường có nhiều hấp dẫn. Nói về các đối thủ cạnh tranh nội địa thì một số đối thủ lớn như : Công ty May Việt Tiến, Công ty May Sông Hồng, Công ty May 10 Phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Trần Duy Chinh Lớp cao học QTKD 2010B – NĐ 62 Trước hết ta cần phải xác định được đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty trên từng lĩnh vực: Sau khi đã xác định được đối thủ cạnh tranh trực tiếp như trên, Công ty cần phân tích họ những mặt sau: * Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ: Chẳng hạn đối với công ty cổ phần May Nam Tiệp thì điểm mạnh của họ là sử dụng được nhân công rẻ, có sự đầu tư về cơ sở vật chất khá tốt sớm hơn Công ty Nam Âu. Nhưng điểm yếu của họ là cách quản lý để lao động có tính ổn định, các mặt hàng sản xuất của họ chưa có tính chuyên sâu. * Phân tích mặt mạnh, mặt yếu của công ty TNHH Tây Nam : - Mặt mạnh: + Nhà xưởng lớn, vị trí địa lý thuận lợi vì trong khu công nghiệp của tỉnh + Quy mô tài chính và khả năng huy động vốn lớn. + Có nhiều khách hàng trung thành ở thị trường Đông Âu - Mặt yếu: + Cán bộ quản lý nhiều nhưng chưa phát huy hết năng lực + Việc áp dụng chiến lược tài chính thay thế còn hạn chế + Nguồn lao động biến động liên tục + Trình độ nhân viên kỹ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000271617_7516_1951666.pdf
Tài liệu liên quan