Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo trên địa bàn

huyện Phú Vang nhằm đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng, tôn

giáo của nhân dân thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo trên địa bàn

huyện Phú Vang đặt trong toàn bộ công tác quản lý đối với tôn giáo

của cả nước ta

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, trang 27-32. Sách chuyên khảo: “Niên giám Thống kê Công giáo Việt Nam 2016”, Hội đồng Giám mục Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo 2016. Công trình nghiên cứu của tác giả Hoàng Minh Đô: “Dòng tu Công giáo ở nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước”, đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 2006. Học viện Hành chính Quốc gia, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung, Một số vấn đề trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo tại một số tỉnh miền Trung hiện nay, Tọa đàm khoa học, Thừa Thiên Huế, tháng 10, năm 2014. Bài viết của tác giả Phan Thị Mỹ Bình: “Quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam - Một số vấn đề đặt ra trong công tác 3 quản lý nhà nước”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 256, 2017, tác giả đã khái quát về thực trạng quan hệ quốc tế và QLNN đối với quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Vũ Tuệ Minh (2013), “Vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo ở Ninh Bình hiện nay”, luận văn thạc sĩ triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. Nguyễn Hồng Đức (2013), “Đạo Công giáo và ảnh hưởng của nó đến vấn đề đoàn kết dân tộc ở Quảng Bình nước hiện nay”, luận văn thạc sĩ triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Huấn (2016), “Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật hiến pháp và luật hành chính, Học viện khoa học xã hội. Luận án: "Lịch sử truyền bá đạo Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số tại giáo phận Kon Tum" của Đặng Luận, năm 2012. Phạm Huy Thông, Bản sắc Việt của Công giáo Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, Số 4 (184), 2019, 101-111. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2. Nhiệm vụ + Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về hoạt động đạo công giáo, quản lý nhà nước đối với hoạt động công giáo 4 + Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế + Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế + Về thời gian: nghiên cứu thực trạng từ năm 2014 đến năm 2018 và đề xuất giải pháp trong thời gian tới 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận mác xit về vấn đề tôn giáo và quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về vấn đề tôn giáo nói chung và về hoạt động đạo công giáo nói riêng 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích-tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, hệ thống hóa. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận 5 Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về công giáo, hoạt động đạo công giáo, quản lý nhà nước đối với hoạt động công giáo ở nước ta hiện nay 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn - Trên cơ sở đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động đạo công giáo tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, rút ra một số vấn đề bất cập đang đặt ra trong công tác QLNN đối với hoạt động các tôn giáo nói chung, đạo công giáo nói riêng ở huyện Phú Vang. - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập môn Tôn giáo học, QLNN về tôn giáo, QLNN về xã hội - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang. 6 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẠO CÔNG GIÁO 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Khái quát về Công giáo Công giáo, theo tiếng Hy Lạp là Katholicos, tiếng La tinh Catholicus có nghĩa là phổ quát (Universel), là tôn giáo thờ Thiên Chúa, ra đời vào thế kỷ thứ nhất Công nguyên, ở phía Đông đế quốc La Mã cổ đại. Giáo lý Công giáo, được thể hiện trong Kinh thánh, quan niệm Công giáo cho rằng đó là bản văn linh ứng và trung thực; là những lời mạc khải của Thiên Chúa đối với loài người, là mẫu mực tối cao của đức tin. Về luật lệ và lễ nghi: Công giáo có một hệ thống luật lệ chi tiết và thống nhất thực hiện trên toàn thế giới. Về cơ cấu tổ chức: Công giáo có hệ thống tổ chức thống nhất chặt chẽ với 3 cấp hành chính chính thức: Tòa thánh, giáo phận và giáo xứ (tại Việt Nam có thêm giáo họ). Phẩm trật trong Giáo hội: còn được gọi là hàng giáo phẩm là một tập thể bao gồm những người có chức thánh theo một cơ cấu có các cấp bậc khác nhau. 1.1.2. Hoạt động đạo công giáo Theo Khoản 11, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 quy định: Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo. 7 1.1.3. Quản lý nhà nước về hoạt động đạo công giáo 1.1.3.1. Quản lý nhà nước Dưới góc độ luận văn, tác giả tiếp cận khái niệm QLNN theo nghĩa hẹp, đó là hoạt động quản lý xã hội của các cơ quan hành pháp nhà nước, bằng những công cụ, biện pháp và thẩm quyền được giao, những cơ quan này tác động vào các mối quan hệ xã hội, các nhóm đối tượng trong xã hội để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ theo sự phân cấp nhà nước. 1.1.3.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo là tổng thể những cách thức, biện pháp tác động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tới các tổ chức đạo Công giáo và các chức sắc và tín đồ đạo Công giáo nhằm đảm bảo những hoạt động của tổ chức, tín đồ, chức sắc đạo Công giáo được diễn ra đúng pháp luật, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho công dân; đồng thời cũng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi lợi dụng hoạt động đạo Công giáo để làm việc trái pháp luật, xâm phạm đến an ninh, trật tự của đất nước. 1.2. Sự cần thiết, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo 1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo Thứ nhất, tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. 8 Thứ hai, trong những năm gần đây, xu thế hoạt động đối ngoại của các tổ chức tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng phổ biến là: đa dạng hóa, thế tục hóa, dân tộc hóa, toàn cầu hóa. Thứ ba, để Luật tín ngưỡng tôn giáo ngày càng đi sâu vào cuộc sống, nhà nước cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, cần phải phổ biến pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, cán bộ công chức làm công tác tôn giáo, nhất là các chức sắc, chức việc, tín đồ của đạo công giáo. 1.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo 1.2.2.1. Đặc điểm của đạo công giáo Đạo Công giáo là tôn giáo lớn nhất gắn chặt với nhiều biến động của lịch sử nhân loại và là rường cột của chế độ phong kiến Châu Âu. Là một tôn giáo nhưng Đạo Công giáo hiện diện như một nhà nước. Đạo Công giáo là một tôn giáo có hệ thống giáo lý, luật lệ, lễ nghi rất phức tạp và chặt chẽ. Hiện nay, Đạo Công giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất của thế giới về mặt tổ chức. Đặc biệt, Công giáo có phạm vi hoạt động rất rộng ở hầu hết các nước của tất cả các châu lục. 1.2.2.2. Đặc điểm của hoạt động đạo công giáo tại Việt Nam Để trở thành một Giáo hội độc lập, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã phải trải qua một quá trình thử thách, lâu dài và vô cùng khó khăn. Người Công giáo Việt Nam chỉ thực sự được chủ động quyết 9 định vận mệnh của mình, Giáo hội Công giáo Việt Nam chỉ thực sự được tự do, thống nhất và nâng cao địa vị của mình trong cộng đồng Công giáo thế giới khi dân tộc hoàn toàn độc lập, nước nhà hoàn toàn thống nhất. Những năm gần đây, Giáo hội Công giáo ở Việt Nam tăng cường, phát triển chức sắc, tín đồ, tăng cường xây dựng cơ sở thờ tự; tập trung đẩy mạnh các hoạt động tôn giáo, củng cố đức tin, làm cho sinh hoạt tôn giáo trở nên hấp dẫn, sống động hơn, thu hút và tập hợp tín đồ chặt chẽ hơn, tác động đến các lĩnh vực đời sống xã hội. Theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến năm 2010, Giáo hội Công giáo Việt Nam có khoảng 6,8 triệu tín đồ, chiếm 1% dân số, được phân bổ ở 63 tỉnh, thành phố trên cả nước; có 26 giáo phận, 2.628 giáo xứ, 44 giám mục, hơn 4.000 linh mục. 1.2.2.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo Một là, nhà nước là cơ quan tổ chức và quản lý các hoạt động đạo công giáo. Hai là, hệ thống pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch là công cụ để nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động phật giáo nhưng hạn chế tối đa phương pháp áp chế XHCN. Ba là, QLNN về hoạt động đạo công giáo đòi hỏi phải có một bộ máy nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ QLNN có trình độ, năng lực thật sự. 10 1.2.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo Thứ nhất, có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam với hê ṭhống lý luâṇ của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Thứ hai, các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội phối hợp chặt chẽ với nhau để quản lý về tôn giáo cũng như hoạt động đạo công giáo. Thứ ba, nền kinh tế đã có những bước tiến vững vàng, tạo đà cho thời kỳ phát triển mới của đất nước, cơ sở vật chất - kỹ thuật. Cùng với yếu tố tích cực, cũng tồn tại những yếu tố hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động công giáo ở Việt Nam: Thứ nhất, chậm đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động trong công tác tôn giáo nói chung và hoạt động đạo công giáo nói riêng. Thứ hai, nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân về tôn giáo nói chung và đạo công giáo chưa đầy đủ, còn hẹp hòi, định kiến chỉ thấy những ảnh hưởng tiêu cực của đạo công giáo. Thứ ba, mặt trái của kinh tế thị trường cũng dẫn đến nhiều hệ lụy cho xã hội, trong đó có lĩnh vực tôn giáo. Thứ tư, tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng vẫn là lĩnh vực mà các thế lực thù địch lợi dụng, dùng mọi thủ đoạn. 11 1.3. Chủ thể, nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo 1.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo Chủ thể quản lý nói chung đó là những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tham mưu, xây dựng, ban hành quyết định, cơ chế, chính sách pháp luật quy định hoạt động của đạo Công giáo. 1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo Thứ nhất, xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về TNTG. Thứ hai, xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về tín ngưỡng tôn giáo. Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ trong lĩnh vực QLNN đối với hoạt động của đạo Công giáo. Thứ tư, quản lý, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đạo Công giáo. Thứ năm, phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo Thứ sáu, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật đối với hoạt động của đạo Công giáo. 1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học cho huyện Phú Vang 12 1.4.1. Tỉnh Ninh Bình 1.4.2. Tỉnh Nghệ An 1.4.3. Tỉnh Quảng Bình 1.4.4. Tỉnh Kon Tum 1.4.5. Bài học rút ra cho huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Thứ nhất, tổ chức triển khai tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng. Thứ hai, huyện Phú Vang kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo. Thứ ba, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường hiệu quả trong công tác QLNN về hoạt động đạo giáo. Thứ tư, tăng cường công tác đối ngoại về đạo công giáo, chủ động tham gia các diễn đàn quốc tế nhằm giúp cộng đồng hiểu rõ tình hình tự do, tín ngưỡng ở Việt Nam. 13 Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẠO CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và những nhân tố tác động đến hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Bắc giáp thị xã Hương Trà, phía Tây giáp thị xã Hương Thủy và thành phố Huế, phía Nam giáp huyện Phú Lộc, phía Đông giáp biển Đông. Toàn huyện có 18 xã và 2 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 279,9 km2, trong đó đất nông nghiệp 10.829,44 ha, đất phi nông nghiệp 13.932,94 ha, đất chưa sử dụng 3.269,42 ha, dân số trung bình 180.703 người mật độ dân số bình quân 645,6 người/km2. 2.1.2. Những tác động của đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tới hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang Thứ nhất, kinh tế phát triển làm cho tôn giáo, trong đó có hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang phát triển Thứ hai, đặc thù văn hóa – xã hội đã có những tác động đến hoạt động đạo công giáo. Thứ ba, do Phú Vang là một huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, nên có ảnh hưởng trực tiếp từ giáo phận Huế. 14 2.2. Tình hình hoạt động của đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang 2.2.1. Tình hình chung của đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang Phú Vang là một huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, tuy nhiên đối với hoạt động công giáo trên địa bàn huyện lại không phân chia theo đơn vị hành chính mà sẽ được phân chia theo các giáo hạt và giáo xứ. Cụ thể như sau: Tổng giáo phận Huế bao gồm 05 giáo hạt: (1) Hạt thành phố Huế; (2) Hạt Hương Phú; (3) Hạt Hải Vân; (4) Hạt Quảng Trị; (5) Hạt Hương Quảng Phong. Và các giáo xứ nằm trên địa bàn huyện Phú Vang sẽ thuộc 2 hạt: Hạt Hương Phú và hạt Hải Vân. Đồng bào công giáo huyện Phú Vang có 10.351 nhân danh, 15 Linh mục phụ trách, 31 Ban hành giáo, 150 chức việc chiếm 14% dân số toàn huyện, hoạt động tín ngưỡng tại 18 giáo họ, 13 giáo xứ, 27 nhà Thờ, 01 nhà Nguyện, 3 đền thờ Đức Mẹ ở 13/20 xã, thị trấn trong huyện. 2.2.2. Đặc điểm của tín đồ đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang Về thành phần: Giáo dân theo đạo Công giáo của huyện Phú Vang bao gồm nhiều thành phần trong xã hội. Song phần đông là nhân dân lao động, họ không chỉ là lực lượng quan trọng trong công cuộc khai hoang, lấn biển tạo ấp, lập làng, mà còn góp phần cùng toàn dân giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. 15 Về niềm tin tôn giáo: Số khá đông người Công giáo trên địa bàn huyện theo đạo một cách thụ động vì gia nhập đạo nhưng chưa hề biết gì về đạo Công giáo bởi họ chỉ là những đứa trẻ mới sinh. Về hoạt động tôn giáo: Đa phần hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang có quan hệ gần gũi với chính quyền, tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. 2.3. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang 2.3.1. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật và hành chính về hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang Tính từ năm 2014 đến nay, để hiện thực hóa những chỉ đạo của cấp tỉnh liên quan đến vấn đề tín ngưỡng tôn giáo, huyện ủy, UBND huyện Phú Vang đã kịp thời xây dựng và thể chế hóa bằng hệ thống các văn bản sau để thực hiện các nhiệm vụ quản lý tôn giáo. UBND huyện Phú Vang đã ban hành 12 báo cáo và 15 văn bản hướng dẫn việc áp dụng pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng. 2.3.2. Phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về đạo công giáo Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo đã được huyện ủy, HĐND, UBND huyện Phú Vang quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; các cấp, các ngành trên toàn huyện đã tập trung tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, 16 tôn giáo đến đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị ở cấp địa phương, đến chức sắc, chức việc, tu sĩ, tín đồ các tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng. Từ năm 2014 đến nay, toàn huyện đã tổ chức được trên 10 hội nghị, lớp bồi dưỡng kiến thức về đạo công giáo cho hơn 1.000 lượt người, cấp phát hàng ngàn tài liệu Nghị quyết, pháp lệnh, Nghị định và tài liệu hỏi đáp về các vấn đề liên quan đến tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng. Cụ thể như sau: Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện cũng còn gặp một số khó khăn, bất cập. 2.3.3. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo tại huyện Phú Vang Về bộ máy: Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Phú Vang, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện QLNN về tôn giáo. Về tổ chức: Phòng Nội vụ gồm có 01 Trưởng phòng, 03 Phó trưởng phòng và 05 công chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ (trong đó có 03 công chức có trình độ thạc sĩ, 03 công chức có trình độ đại học, và còn lại là trình độ cao đẳng, không có công chức nào có trình độ chuyên môn về triết học hoặc tôn giáo học). 2.3.4. Hoạt động quản lý nhà nước đối với tổ chức và sinh hoạt của đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang Về hoạt động chức sắc và tổ chức giáo hội công giáo: Trong thời gian qua, UBND huyện Phú Vang và các ban, ngành có liên 17 quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, chức sắc của đạo công giáo trên địa bàn trong việc tổ chức các ngày lễ lớn của đạo công giáo. Như vậy, với hoạt động quản lý về đạo công giáo nói chung, với các chức sắc và tổ chức giáo hội công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang, các giáo hạt, giáo xứ, giáo họ, chức sắc, chức việc, tín đồ và quần chúng nhân dân đã đều tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng. Về hoạt động văn hóa giáo dục và từ thiện xã hội: từ năm 2014 đến nay, nhiều vị linh mục, nhiều giáo xứ đã vận động các nhà hảo tâm cả trong và ngoài huyện quyên góp tiền bạc cùng vật dụng để xây dựng nhà tình thương, nhà đại đoàn kết tặng hộ nghèo; hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, cơ nhỡ, những người bị bệnh nan y. Về hoạt động đối ngoại của đạo công giáo: từ năm 2014 đến nay, đã có nhiều chức sắc, cá nhân đạo công giáo trên địa bàn được xuất cảnh tham gia các khóa đào tạo, hội thaảo hoạt động đạo công giáo, tham quan du lịch ở nước ngoài (hiện có 02 linh mục đang được đào tạo tại các nước Mỹ, Pháp). 2.3.5. Quản lý về đất đai, cơ sở nhà thờ liên quan đến hoạt động đạo công giáo Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường, huyện Phú Vang hiện có 31 cơ sở thờ tự đạo công giáo (27 nhà Thờ, 01 nhà Nguyện, 3 đền thờ Đức Mẹ), diện tích đất kê khai 184.634.268 m2, đã có 27 cơ sở thờ tự được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 178.505.010 m2. 18 Nhìn chung, công tác kiểm tra, giám sát của huyện Phú Vang đối với hoạt động thực thi pháp luật của đạo công giáo đảm bảo khách quan, toàn diện và có sự phối hợp tốt giữa đoàn kiểm tra và đơn vị được kiểm tra. Qua quá trình kiểm tra, giám sát, huyện Phú Vang đã nắm bắt và báo cáo kịp thời với lãnh đạo cấp trên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện và những quy định chồng chéo, không còn phù hợp được phát hiện trong quá trình kiểm tra để có hướng chỉ đạo giải quyết kịp thời. 2.4. Đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang 2.4.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo cho các chức sắc, chức việc, tín đồ đạo công giáo tiếp tục được các cấp chính quyền quan tâm, đẩy mạnh. Thứ hai, phòng Nội vụ huyện Phú Vang đã kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Thứ ba, huyện Phú Vang luôn tạo diều kiện cho mọi công dân được bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt theo đạo. Thứ tư, các tổ chức tôn giáo nói chung, chức sắc, nhà tu hành và đồng bào theo đạo công giáo nói riêng trên địa bàn huyện Phú Vang đã tích cực tham gia các hoạt động y tế, giáo dục và từ thiện nhân đạo góp phần xóa đói, giảm nghèo, cùng chung tay chăm sóc, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế trong xã hội. 19 2.4.2. Những hạn chế, bất cập Một là, các đạo luật chuyên ngành khác có liên quan như: Luật đất đai, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội... chưa có quy định rõ, việc tổ chức tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng. Hai là, bộ máy, cán bộ làm công tác tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng còn yếu về chuyên môn, thiếu về số lượng. Ba là, công tác phổ biến pháp luật và nắm tình hình diễn biến tư tưởng của nhân dân, chủ yếu mới được tiến hành ở những nơi có người theo đạo. Bốn là, công tác thông tin, tuyên truyền chưa hiệu quả. Năm là, về mặt nhận thức còn nhiều hạn chế hạn chế. Sáu là, công tác vận động quần chúng và công tác xây dựng lực lượng chính trị trong các vùng có đông tín đồ đạo công giáo còn nhiều yếu kém. 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập Nguyên nhân chủ quan - Nhận thức của một số cơ quan, cấp chính quyền. - Trong hoạt động QLNN còn nặng về hành chính, không chú trọng vận động chức sắc, tín đồ thực hiện chính sách, pháp luật nói chung. - Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm QLNN về hoạt động đạo công giáo vừa thiếu, vừa yếu nên công tác có nhiều hạn chế, thiếu sót, thậm chí mắc sai lầm. 20 - Các cơ quan chính quyền chưa tập trung nghiên cứu ban hành những quyết định, biện pháp quản lý trong lĩnh vực tôn giáo, cũng như đối với hoạt động đạo công giáo - Chưa bám sát thực tiễn tình hình hoạt đông đạo công giáo trên địa bàn, chưa dự báo được xu hướng vận động của đạo công giáo. - Chưa xây dựng được đội ngũ chuyên gia của các ngành, lĩnh vực liên quan đến hoạt động đạo công giáo. Nguyên nhân khách quan - Tình hình đạo công giáo trên thế giới diễn biến phức tạp. - Các thế lực phản động thù địch luôn lợi dụng chiêu bài "dân chủ, nhân quyền" và "tự do tôn giáo" hậu thuẫn cho một số tổ chức cá nhân lợi dụng, "núp bóng" đạo công giáo để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta. - Cơ cấu tổ chức, biên chế và chính sách cán bộ của Nhà nước còn có những bất cập. 21 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠO CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG 3.1. Phương hướng Quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang nhằm đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang đặt trong toàn bộ công tác quản lý đối với tôn giáo của cả nước ta. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động đạo công giáo Tổng hợp, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng. Trong quá trình thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo cần tính đến việc sửa đổi, bổ sung một số luật chuyên ngành có liên quan đến đạo công giáo, nhất là những nội dung còn vướng, còn thiếu hoặc bất cập, vênh nhau giữa các luật nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong quan điểm, chủ trương, như: 22 3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền vận động tín đồ, chức sắc đạo công giáo và xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở Đối với cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng trên địa bàn huyện Phú Vang cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật trong hoạt động đạo công giáo, bảo đảm dân chủ ở cơ sở để nhân dân, tín đồ, chức sắc đạo công giáo nhận thức rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3.2.3. Kiện toàn, tổ chức bộ máy, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đạo công giáo Một là, củng cố kiện toàn bộ máy cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng. Hai là, muốn nâng ca

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_dao_cong.pdf
Tài liệu liên quan