LỜI CAM ĐOAN .1
LỜI CẢM ƠN.2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ .3
DANH MỤC CÁC BẢNG .4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .6
PHẦN MỞ ĐẦU.11
1. Lý do chọn đề tài .11
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:.11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .12
4. Phương pháp nghiên cứu .12
5. Kết cấu của luận văn.12
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .14
1.1 Một số định nghĩa khái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược trong kinh
doanh 14
1.1.1 Khái niệm về chiến lược.14
1.1.2 Quản lý chiến lược.15
1.1.3 Mô hình Quản lý chiến lược.15
1.1.4 Hoạch định chiến lược.18
1.1.3.1 Định nghĩa về hoạch định chiến lược .18
1.1.3.2 Ý nghĩa của hoạch định chiến lược.18
1.1.5 Các cấp quản lý chiến lược.19
1.2 Các bước của quá trình quản trị chiến lược.19
1.2.1 Phân tích môi trường .19
1.2.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô .20
1.2.1.2 Môi trường tác nghiệp.23
1.2.1.3 Phân tích môi trường bên trong .26
135 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cp xây dựng công nghiệp và dân dụng dầu khí (pvc - Ic) giai đoạn 2013 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.137 11/2010
8 Nhà làm việc XN Khoan
– Sửa giếng
Xí nghiệp Khoan
166.868 01/2011
9 Khu du lịch Hồng Phúc Khu du lịch Hồng Phúc 724.676 8/2011
10 Nhà làm việc XN Cơ
điện & XN Khai thác
Xí nghiệp Cơ điện
183.891 12/2011
11 Trường Cao đẳng nghề
Dầu khí – Bà Ria
Trường Cao đẳng nghề Dầu
khí - PVN
105.000 3/2012
12 Tòa nhà HH1- Khu nhà
ở CBCNV Vietsovpetro
Xí Nghiệp liên doanh
Vietsopetro
1500.000 12/2012
13 TTPT-Nhà văn phòng
Viện Dầu khí tại TPHCM
Viện Dầu khí Việt Nam
577.532 5/2013
2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 2.7: Bảng kết quả kinh doanh của PVC-IC từ năm 2009-2012
58
(ĐVT: Triệu đồng)
STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
1 Tổng tài sản có 643.018 1.043.210 1.208.410 914.473
2 Tổng nợ phải trả 590.489 726.317 883.478 575.225
3 Tài sản ngắn hạn 594.441 868.736 1.019.275 473.768
4 Nợ ngắn hạn 583.034 705.340 866.551 567.312
5 Doanh thu 1.077.601 1.701.231 1.650.053 846.221
6 Lợi nhuận trước thuế 16.367 90.011 60.016 10.683
7 Lợi nhuận sau thuế 13.900 67.508 45.485 7.533
8 Thu nhập bình quân 6,404 7,800 8,100 6,500
(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của PVC-IC)
Hình 2.2: Biểu đồ doanh thu của PVC-IC từ năm 2009-2012
59
Hình 2.3: Biểu đồ lợi nhuận PVC-IC từ năm 2009-2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của PVC-IC)
Các số liệu trên cho thấy bức tranh tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh
của công ty PVC – IC trong thời gian 4 năm qua như sau:
Các chỉ tiêu Sản lượng, Doanh thu và Lợi nhuận: các chỉ tiêu này của
PVC-IC tăng rất nhanh trong 2 năm từ 2009 đến 2010 với mức doanh thu năm
2009 là 1.077 tỷ đồng đến năm 2010 là 1.701 tỷ đồng tăng 57,9%. Mức lợi nhuận
năm 2009 là 13,9 tỷ đồng đến năm 2010 mức lợi đạt 67,5 tỷ đồng tăng 385,6% có
thể nói đây là thời kỳ phát triển rất nóng của công ty. Bước sang năm 2011 và
2012, do tác động của lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ
nên sản lượng và doanh thu của công ty có suy giảm đặc biệt thể hiện rất rõ vào
năm 2012 mức doanh thu đạt 846,2 tỷ giảm 48,7 % so với năm 2011 là 1650 tỷ
đồng. Lợi nhuận giảm 83,4% từ 45,485 tỷ vào năm 2011 và đạt mức lợi nhuận
7,5 tỷ vào năm 2012.
60
2.3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của PVC-IC các năm từ 2009 - 2012:
Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu tài chính kế toán của PVC-IC từ năm 2009 – 2012
(ĐVT: Triệu đồng)
TT Chỉ tiêu Đvt 2009 2010 2011 2012
1 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
1.1
Hệ số thanh toán ngắn hạn
CR =(TSNH/Nợ NH)
Lần 1,02 1,23 1,18 0.84
1.2
Hệ số thanh toán nhanh
QR = (TSNH-HTK)/Nợ NH
Lần 0,72 0,88 0,65 0.56
2 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
2.1 Hệ số D/A = nợ/Tổng tải sản % 92,00 69,62 73,11 62,9
2.2 Hệ số D/E = Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu % 1127,2 229,2 271,9 174,2
3 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
3.1 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 5 7 7 8
3.2
Vòng quay tài sản
A=Doanh thu thuần/ Tổng tài sản
% 202 163,1 134 93,52
4 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
4.1
Lợi nhuận biên = Hệ số lợi nhuận sau
thuế/Doanh thu thuần
% 1,29 3,97 2,47 0,8
4.2
Suất sinh lời trên vốn CSH
ROE=Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH
% 27,12 21,30 12,35 2,28
4.3
Suất sinh lời trên tổng vốn ROA =
lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
% 2,62 6,47 3,32 0,8
4.4
Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh/Doanh thu thuần
% 1,64 5,59 3,19 0,7
(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của PVC-IC)
61
Khả năng thanh toán: Chỉ số về khả năng thanh toán của PVC–IC tương
đối tốt đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp và
dân dụng. Các chỉ số thanh toán tăng dần trong từ 2009 -2010 thể hiện khả năng
thanh toán các khoản nợ đến hạn được nâng cao song bước qua giai đoạn này bắt
đầu có dấu hiệu giảm dần trong những năm trở lại đây.
Cơ cấu vốn: Nếu chỉ nhìn vào chỉ số 92% (2009) là tỷ lệ giữa số nợ của
công ty trên tổng tài sản không thấy được chính xác cơ cấu vốn và hoạt động của
PVC–IC. Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2009 các khoản “phải
trả cho người bán” và “người mua trả tiền trước” đóng góp trên 71% tổng số nợ
phải trả, điều này cho thấy PVC-IC đã tận dụng tốt nguồn vốn của các đối tác và
khách hàng của mình. Thêm vào đó, tỷ lệ giữa vốn vay trên tổng số nợ là rất thấp
(khoảng 6% năm 2009) cho thấy công ty không bị áp lực về chi phí các khoản
vay cũng như việc thanh toán các khoản vay này. Kết quả trong năm 2010, 2011
và 2012 các chỉ tiêu này đã được cải thiện một cách rõ rệt.
Năng lực hoạt động: Trong bốn năm qua, năng lực hoạt động của Công ty
liên tục tăng, đây là kết quả của việc đổi mới phương thức quản trị cũng như
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty. Bên cạnh đó,
vai trò và uy tín của Công ty trong ngành dầu khí cũng được nâng cao qua từng
năm, do vậy Công ty ngày càng được hỗ trợ trong việc thực hiện và triển khai
các hợp đồng có giá trị kinh tế cao, đem lại nhiều lợi nhuận.
Khả năng sinh lời: Năm 2010 các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty
đều tăng mạnh so với các năm trước, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ có
giảm nguyên nhân là do tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng, các lĩnh vực đầu tư dự
kiến mới chỉ triển khai bước đầu nên chưa thể có lợi nhuận ngay từ lĩnh vực tiềm
năng này. Bước sang năm 2011, 2012 lạm phát tăng cao cùng với ảnh hưởng của
Nghị quyết 11 của Chính phủ, siết chặt tín dụng bất động sản đã làm lợi nhuận
suy giảm, tuy nhiên vẫn được coi là khá tốt so với mặt bằng chung toàn ngành.
Qua việc phân tích, đánh giá các chỉ số tài chính của 4 năm trở lại đây có
thể thấy rằng hiệu quả kinh doanh của công ty có xu hướng giảm sút đặc biệt là
62
trong năm 2012, hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố bên ngoài
và tình hình kinh tế vĩ mô nói chung, mặc dù hiệu quả kinh doanh giảm nhưng tình
hình tài chính của công ty vẫn đảm bảo ở mức ổn định.
2.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PVC-IC
2.3.2.1 Yếu tố thuận lợi
Nhận được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp
Dầu khí Việt Nam và của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam;
Vũng Tàu nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong những
khu vực phát triển năng động về tăng trưởng kinh tế, thu hút nhiều nguồn vốn đầu
tư trong và ngoài nước, đây là một trong những yếu tố quyết định tốc độ tăng
trưởng hoạt động xây lắp của Doanh nghiệp;
Hệ thống máy móc, thiết bị thi công của Công ty tương đối hiện đại và đầy đủ
như: Cẩu tháp, máy trộn bê tông, máy bơm bê tông, máy trắc địa, máy phát điện,
máy hàn, hệ thống giàn giáo coffa những thiết bị chính trong hoạt động thi công
xây lắp, đáp ứng được nhu cầu thi công xây dựng nhà cao tầng đến 30 tầng.
2.3.2.2 Yếu tố khó khăn
Công ty mới chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vào tháng
11 năm 2009, tuy đã đạt được hiệu quả đáng kể trong hoạt động quản lý nhưng
Công ty vẫn chưa khai thác hết tiềm lực nội tại, đặc biệt là đội ngũ nguồn nhân lực
của Công ty;
Hoạt động chủ yếu của Công ty là thi công, xây lắp. Đây là lĩnh vực đòi hỏi
vốn hoạt động rất lớn, do đó hạn chế về nguồn lực tài chính cũng là một khó khăn
cho Doanh nghiệp trong việc được đấu thầu những công trình có quy mô lớn;
Một khó khăn nữa mà hầu như các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thi công,
xây lắp luôn phải quan tâm đó là nguồn lao động. Nhu cầu lao động như đội ngũ
nhân viên kỹ thuật, nguồn lao động mang tính thời vụ trong các đơn vị thị công, xây
lắp rất lớn và nhu cầu này càng cao khi nền kinh tế cả nước nói chung, địa phương
nói riêng đạt mức độ phát triển nhất định.
63
2.4 Đánh giá thực trạng trong việc quản trị chiến lược hiện tại
2.4.1 Công tác hoạch định chiến lược
Hiện nay, chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp
và Dân dụng Dầu khí (PVC-IC) đang được thực hiện theo chiến lược của Tập đoàn
dầu khí Quốc gia Việt Nam, chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Cổ phần Xây
lắp Dầu khí Việt Nam, cụ thể như sau:
Theo chiến lược phát triển ngành của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam,
thì thị trường ngành dầu khí của Việt Nam sẽ vẫn được trú trọng đầu tư và phát triển
mạnh trong thời gian tới. Vì vậy, PVC-IC sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Tổng
Công ty, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Chính phủ trong việc thực hiện
các dự án, công trình của Công ty.
Đối với Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam phấn đấu đạt mức
tăng trưởng doanh thu bình quân trong giai đoạn 2013-2015 đạt 20%-30% (so với
năm 2012). Với mục tiêu cụ thể là tập trung vào 2 lĩnh vực sản xuất kinh doanh
chính là Xây lắp và Sản xuất công nghiệp bao gồm:
- Xây lắp các công trình tàng trữ, vận chuyển Dầu khí;
- Xây lắp các nhà máy Lọc hóa dầu và các nhà máy công nghiệp chế biến khí;
- Xây lắp các dự án điện, đạm, công trình công nghiệp; Xây lắp dân dụng;
- Sản xuất công nghiệp: vật liệu xây dựng, chế tạo cơ khí,
Bên cạnh việc thực hiện theo chiến lược chung của Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam và Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí. Hội đồng Quản trị Công
ty PVC-IC đã hoạch định chiến lược riêng đối với Công ty từ tình hình kinh tế vĩ
mô và các yếu tố bên ngoài kết hợp với những điểm mạnh Công ty thông qua
những số liệu của Công ty đã thu thập trong những năm trước được thu thập bởi
phòng Kinh tế-Kế hoạch và phòng Tài chính-Kế toán của Công ty để thực hiện
những mục tiêu cụ thể đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua như:
Tập trung mọi nguồn lực để tiếp thị và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
64
Tập trung vào các công trình trọng điểm của công ty, nâng cao giá trị sản
lượng, doanh thu lợi nhuận và tăng thu nhập để ổn định và nâng cao đời sống người
lao động.
Đạt mức tăng trưởng sản lượng và doanh thu hàng năm khoảng 10% - 20%,
Nâng cao chất lượng công trình, giảm chi phí thông qua việc hợp lý hoá quy
trình sản xuất và các khâu quản lý, tăng hiệu quả các hoạt động trong bộ máy của
công ty bao gồm: tổ chức mua và bán, kỹ thuật thi công và phối hợp đồng bộ giữa
các phòng ban và các đơn vị trực thuộc; phấn đấu lợi nhuận bình quân đạt khoảng
từ: 3%-5% doanh thu.
2.4.2 Công tác triển khai thực hiện chiến lược hiện tại
Chiến lược Công ty đang theo đuổi là chiến lược tăng trưởng tập trung bằng
cách thâm nhập thị trường cụ thể:
Khách hàng chủ yếu của PVC-IC là các công ty trong ngành dầu khí, việc duy
trì và phát triển thị trường này là mục tiêu quan trọng hàng đầu của Công ty. Hiện
nay có rất nhiều dự án lớn trong ngành dầu khí đang triển khai với nhu cầu ngày
càng tăng nhanh. Vì vậy PVC-IC một mặt phải giữ vững chất lượng sản phẩm dịch
vụ của mình, mặt khác phải có những chế độ chính sách linh hoạt ưu tiên cho các
khách hàng trong ngành nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty với các đối thủ
khác.
Ngoài ra, PVC-IC có chiến lược tìm kiếm thị trường mới ở các tỉnh có tốc độ
phát triển cao, nhu cầu về đầu tư cơ sở hạ tầng lớn, nhu cầu về xây dựng và phát
triển khu công nghiệp cao như: Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,
Bình Thuận, Đà Nẵng, Cần Thơ, Cà Mau đây là những thị trường khá tiềm năng
do yêu cầu của nhu cầu phát triển.
Xâm nhập và mở rộng thị trường trong nước tốt là tiền đề tạo thị phần tăng
cao trước áp lực gia nhập WTO của việt nam. Phân bố đồng đều thị trường để phân
tán rủi ro vì khách hàng lớn của Công ty thường tập trung vào một thị trường nên sự
rủi ro là rất lớn.
65
Chiến lược này được Hội đồng Quản trị hoạch định sau khi được Đại hội đồng
cổ đông thông qua các mục tiêu cụ thể cho Công ty và giao cho Ban giám đốc cùng
phối hợp với các phòng, ban chức năng thực hiện chiến lược phát triển này. Trong
chiến lược này tỷ trọng cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty được thay đổi theo
từng giai đoạn cụ thể. Trong những năm đầu Công ty tập trung chủ yếu vào lĩnh vực
xây lắp chuyên ngành nhằm duy trì sự ổn định trên toàn công ty qua đó tạo điều
kiện cho sự phát triển bền vững của công ty sau này. Trong những năm tiếp theo
Công ty chuyển dịch cơ cấu sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp và kinh doanh khác
(chung cư cao cấp, thương mại) theo tỷ trọng tăng dần và giảm dần giá trị xây
lắp. Từ đó Giám đốc sẽ đưa ra chiến lược chức năng và giao cho các phòng, ban
chức năng thực hiện như chiến lược marketing và chiến lược phát triển nguồn nhân
lực để phối hợp thực hiện chiến lược câp công ty.
2.4.3 Công tác Kiểm tra đánh giá chiến lược
Trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty thì
Công tác Kiểm tra đánh giá chiến lược này tại PVC-IC đã được đặt nên hàng đầu.
Từ các chiến lược cấp chức năng đã được Ban Kiểm soát của Công ty xem xét,
đánh giá và kiểm tra thường xuyên sau đó trình Hội đồng quản trị để có những điều
chỉnh, có đường lối kinh doanh rõ ràng cho phù hợp với tình hình hiện tại và thực
trạng sản xuất kinh doanh của Công ty.
Từ việc đánh giá tình hình quản trị chiến lược hiện tại của PVC-IC ta có thể
thấy được bức tranh toàn diện về công tác quản trị chiến lược hiện tại của Công ty
với những điểm mạnh và điểm yếu sau đây:
a. Điểm mạnh:
Phù hợp với các chính sách, chủ trương chỉ đạo của đảng và nhà nước.
Phù hợp với sự phát triển của thị trường, xu hướng phát triển và chiến lược
phát triển chung của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và của Tổng công ty Cổ
phần Xây lắp Dầu khí Việt nam.
Dựa vào nguồn lực về vật chất và phi vật chất sẵn có của công.
66
Phù hợp với chủ định của ban lãnh đạo công ty trong việc điều hành sản xuất
kinh doanh và phát triển công ty.
b. Điểm yếu:
Do phát triển theo chiến lược phát triển ngành của Tập đoàn dầu khí Quốc gia
Việt Nam, của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) nên chiến
lược kinh doanh của Công ty còn mang tính bị động, chung chung, hình thức, chưa
tập trung phân tích môi trường bên ngoài, môi trường ngành lẫn môi trường bên
trong để từ đó đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược như chiến lược marketing,
chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược tài chính nhằm cụ thể hoá chiến lược
chung của Công ty.
Việc Quản trị chiến lược tại PVC-IC mang lại một số ý nghĩa quan trong sau:
- Quản trị chiến lược giúp các PVC-IC thấy rõ được mục đích và hướng đi của
mình. Nó khiến cho ta phải xem xét và xác định xem tổ chức đi theo hướng
nào và khi nào thì đạt được kết quả cụ thể nhất định. Việc nhận thức kết quả
mong muốn và mục đích trong tương lai giúp ta nắm vững được việc gì phải
làm để đạt được thành công.
- Môi trường kinh doanh luôn biến đổi nhanh và những biến đổi đó thường tạo
ra các nguy cơ và cơ hội mới. Công tác quản trị chiến lược giúp Hội đồng
quản trị PVC-IC nhằm vào các cơ hội và nguy cơ trong tương lai. Quá trình
quản trị chiến lược bắt buộc nhà Hội đồng Quản trị Công ty phải phân tích và
dự báo các điều kiện trong tương lai gần và tương lai xa. Nhờ thấy rõ điều
kiện môi trường trong tương lai mà nhà quản trị có khả năng nắm bắt và tận
dụng tốt hơn các cơ hội và loại bỏ được các nguy cơ liên quan tới điều kiện
môi trường.
- Nhờ có quản trị chiến lược sẽ gắn liền các quyết định đề ra với môi trường liên
quan. Quyết định chủ động là sự cố gắng dự báo điều kiện môi trường và sau
đó tác động hoặc làm thay đổi các điều kiện dự báo sao cho chúng ta có thể
đạt được những mục tiêu đề ra. Quyết định thụ động tấn công là dự đoán các
điều kiện môi trường trong tương lai và thông qua biện pháp hành động nhằm
67
tối ưu hoá vị thế của mình trong môi trường đó bằng cách tránh những vấn đề
đã thấy trước và chuẩn bị tốt hơn để thực hiện các cơ hội.
- Việc quản trị chiến lược sẽ giảm bớt rủi ro gặp phải các vấn đề trầm trọng và
tăng khả năng trong việc tranh thủ các cơ hội trong môi trường khi chúng xuất
hiện.
Tóm lại: từ những từ những điểm mạnh và điểm yếu và những ý nghĩa thiết
thực của việc quản trị chiến lược kinh doanh hiện tại của PVC-IC, đòi hỏi PVC-IC
cần hoạch định chiến lược kinh doanh cụ thể và quản trị chiến lược đó để giúp cho
Công ty có được phương pháp nghiên cứu khoa học, có được đường lối kinh doanh
rõ ràng, hợp lý.
68
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Nội dung chương 2 tập trung vào việc phân tích tình hình hiện trạng hoạt động
sản xuất kinh doanh và quản trị chiến lược của Công ty Cổ phần Xây dựng Công
nghiệp và Dân dụng Dầu khí. Nhìn chung, hoạt động của Công ty khá ổn định trong
những năm qua, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của nhân viên và các
yếu tố kinh tế, xã hội đều tăng.
Công ty cũng đã chuyển đổi cơ chế họat động từ doanh nghiệp nhà nước sang
Công ty Cổ phần từ ngày 26/11/2009. Qua gần 5 năm hoạt động theo cơ chế mới,
tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty tăng trưởng ổn định, tuy nhiên cũng có
nhiều nguy cơ tiềm ẩn đe dọa sự phát triển thị trường của doanh nghiệp.
Tóm lại, nội dung của chương 2 chủ yếu đánh giá tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh và tình hình quản trị chiến lược hiện tại của Công ty CP Xây dựng Công
nghiệp và Dân dụng Dầu khí. Việc phân tích các yếu tố môi trường, các cơ hội và
nguy cơ, phân tích điểm mạnh, điểm yếu với nhiều mô hình chiến lược trên cơ sở
đó tổng hợp để đưa ra các phương án chiến lược, định hướng căn bản cho việc
hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty sẽ được đề cập trong chương 3.
69
CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP
XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG DẦU KHÍ GIAI ĐOẠN 2013-2020
3.1 Cơ sở hoạch định chiến lược kinh doanh
Như chúng ta đã biết, môi trường kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến chiến lược
kinh doanh của Công ty. Môi trường càng biến động thì chiến lược kinh doanh càng
phải linh hoạt để dể điều chỉnh, thích ứng. Sau đây chúng ta sẽ xem xét các yếu tố
của môi trường có ảnh hưởng đến sự phát triển của Công ty.
3.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô
3.1.1.1 Môi trường kinh tế
a. Phân tích ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng GDP
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2010-2013
Năm 2010 2011 2012 2013
Tăng trưởng GDP (%) 6,78 5,89 5,03 5,42
(Nguồn: Tổng cục thống kê, tại
Tốc độ tăng trưởng GDP có tầm quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp. Một trong những lý do quyết định tầm quan
trọng này là sự tăng trưởng GDP tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu khác như
tăng trưởng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao
đời sống của người dân...
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2010-2013
70
Qua bảng 3.1 ta thấy, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta sau giai đoạn
giảm sút mạnh do suy thoái kinh tế thế giới tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam
đến năm 2012 chỉ đạt 5,03% thì đến năm 2013 đã có sự tăng trưởng trở lại ở mức
5,42%, trong đó lĩnh vực công nghiệp xây dựng tăng 5,43%. Mức tăng trưởng GDP
được đánh giá sẽ có sự tăng chậm nhưng ổn định, thể hiện sự hồi phục của nền kinh
tế trước những tác động tích cực của chính phủ, tuy nhiên xác định kinh tế sẽ vẫn
còn gặp nhiều khó khăn và thách thức nên đánh giá của các chuyên gia dự kiến mức
tăng trưởng GDP giai đoạn từ năm 2013-2017 sẽ ở mức tăng vừa phải trong khoảng
từ 5.8-7%.
b. Phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát
Lạm phát là yếu tố khá nhạy cảm và có tác động rất lớn đến nền kinh tế, ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, yếu tố chính
làm cho lạm phát tăng lên là do giá cả thị trường tăng lên, dẫn đến các chi phí của
doanh nghiệp bị kéo theo do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi nhuận
của doanh nghiệp. Do đó lạm phát tăng dẫn đến bất lợi cho doanh nghiệp. Đây là
một nguy cơ đối với PVC-IC.
Bảng 3.2: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2010-2013
Năm 2010 2011 2012 2013
Tỷ lệ lạm phát (%) 11,75 18,13 6,81 6,04
(Nguồn: Tổng cục thống kê, tại )
Hình 3.2: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2010-2013
71
Sau mức tăng lạm phát đỉnh điểm của năm 2011 là 18,13%, đây chính là
nhân tố làm cho nền kinh tế bị suy thoái, các doanh nghiệp gặp rấ nhiều khó khăn,
do đó đến năm 2012 chính phủ đã có những biện pháp kiềm chế lạm phát năm 2012
xuống còn 6,81% và năm 2013 là 6,04%. Theo đánh giá của các chuyên gia thì với
sự tăng trưởng yếu của nền kinh tế cũng như kết hợp với mục tiêu của chính phủ là
ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát thì dự kiến lạm phát từ 2013-2017 trong
mức 5-6%.
Lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến Công ty PVC-IC về các mặt như chi phí
nguyên vật liệu tăng cao dẫn đến giảm lợi nhuận ròng đối với các công trình nhận
thầu nếu không được chủ đầu tư thanh toán cho phần trượt giá hoặc chi phí đầu tư
vào các dự án của công ty sẽ tăng lên dẫn đến buộc phải tăng giá bán tác động đến
khâu tiêu thụ sản phẩm. Kết quả là hàng tồn kho tăng cao, nguồn vốn bị ứ đọng.
Đây là một thách thức đối với PVC-IC.
Các lĩnh vực hoạt động của Công ty gắn liền với sự phát triển của thị trường
bất động sản và hoạt động của ngành dầu khí.
Thị trường bất động sản chịu sự tác động lớn từ nền kinh tế. Mức độ tăng
trưởng của nền kinh tế là một nhân tố quan trọng quyết định trực tiếp đến sự tăng
trưởng của thị trường bất động sản nói chung và ngành xây dựng công nghiệp và
dân dụng nói riêng. Mọi thay đổi của nền kinh tế đều tác động nhanh chóng và cùng
chiều đến ngành. Một nền kinh tế tăng trưởng mạnh và ổn định sẽ kéo theo nhu cầu
xây dựng cao ốc, văn phòng, nhà ở, khu phức hợp cũng như các khu đô thị tăng
nhanh, hoạt động xây dựng sẽ phát triển. Ngược lại, tốc độ phát triển của ngành sẽ
bị ảnh hưởng tiêu cực từ một nền kinh tế suy thoái, tốc độ tăng trưởng chậm do
nguồn vốn đầu tư giảm, các nhà đầu tư không có nhu cầu về cơ sở hạ tầng cho sản
xuất kinh doanh, nhu cầu thuê các văn phòng, nhà ở cũng giảm xuống. Như vậy,
hoạt động xây dựng công nghiệp và dân dụng về quy mô cũng như khối lượng cũng
bị sụt giảm. Đây là một thách thức đối với PVC-IC.
72
c. Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất
Trong nền kinh tế thị trường sự thay đổi của lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến
các hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp vì hầu hết các Doanh nghiệp
dù ít hay nhiều khi kinh doanh đều phải vay vốn Ngân hàng hoặc huy động bằng
trái phiếu, cổ phiếu.
Bảng 3.3: Lãi suất cơ bản tiền gửi Việt Nam đồng giai đoạn 2010-2013
Lãi suất (%năm) 2010 2011 2012 2013
Không kỳ hạn 3,0 3,2 2,2 1,25
Có kỳ hạn 6 tháng 11,14 13,6 10,7 7,0
Có kỳ hạn 12 tháng 11,5 13,0 11,5 7,0
(Nguồn: ADB – Key Indicators 2013)
Hình 3.3: Lãi suất cơ bản tiền gửi Việt Nam đồng giai đoạn 2010-2013
Lãi suất tiền gửi Việt nam đồng giai đoạn 2013-2017 theo dự báo của các
chuyên gia là trong khoảng từ 6% – 7%
Hầu hết các dự án mà công ty là chủ đầu tư và các công trình nhận thầu xây
lắp đều có quy mô lớn, đòi hỏi vốn đầu tư cao do đó không thể chỉ sử dụng nguồn
vốn tự có và vốn huy động mà công ty buộc phải sử dụng cả vốn vay. Việc tăng lãi
suất là nguy cơ đối với PVC-IC.
73
Qua bảng 3-3 ta thấy, mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng trong 3 năm 2010-2012
đều ở mức cao trên 11,5% nhưng đến năm 2013 đã giảm xuổng chỉ còn 7,5% và dự
kiến mức lãi suất này sẽ còn được duy trì ổn định trong giai đoạn tiếp theo từ năm
2014-2017 là từ 7,5% - 9%. Các khoản vay của công ty PVC-IC chủ yếu là các
khoản vay có kỳ hạn 12 tháng, do đó với mức lãi suất có xu hướng gia tăng trong
giai đoạn 2009-2011 kéo theo chi phí tài chính trong giai đoạn này của công ty cũng
tăng lên từ đó lợi nhuận của công ty cũng bị suy giảm rất nhiều và mặc dù lãi suất
năm 2012 có mức điều chỉnh những vẫn ở mức tương đối cao 11,5%. Đây là thách
thức đối với công ty PVC-IC
d. Phân tích ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài:
Thời gian qua, đầu tư nước ngoài đã có đóng góp đáng kể vào phát triển kinh
tế-xã hội Việt Nam nói chung và lĩnh vực công nghiệp nói riêng. Nhiều ngành công
nghiệp mới, quan trọng đã ra đời từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài như công nghiệp
dầu khí, sản xuất lắp ráp ôtô, xe máy. Nhiều ngành công nghiệp có tốc độ tăng
trưởng nhanh, đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhờ đóng góp phần lớn của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như cơ khí, thép, công nghiêp nhẹ (dệt may, da
giày, rượu bia-nước giải khát, thuốc lá, giấy, nhựa).
Bảng 3.4: Tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2013
Năm 2010 2011 2012 2013
Tổng vốn đăng ký đầu tư FDI
(tỷ USD) 18,1 15,57 16,3 21,6
(Nguồn: Trang Web Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Qua bảng thống kê trên, ta có thể nhận thấy lượng vốn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam tăng dần lên qua các năm. Riêng trong năm 2008, đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) vào việt Nam đã đạt mức kỷ lục 64,01 tỷ USD. Con số ấn tượng này
cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đang có những đánh giá rất tích cực về môi
trường đầu tư ở Việt Nam. Do đó các năm tiếp theo mặc dù nền kinh tế có sự phát
74
triển tốt hoặc trong giai đoạn khủng hoảng thì nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam
luôn giữ mức ổn định từ 15-20 tỷ USD.
Trong nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2012 thì vốn dự án tập trung
trong lĩnh vực bất động sản đạt tỷ lệ cao thứ 2 với tỷ trọng chiếm 23,6%, điều này
cho thấy lĩnh vực bất động sản dù có rất nhiều khó khăn tro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273136_4847_1951342.pdf