Luận văn Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ tại pv oil Phu My

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG .

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

PHẦN MỞ ĐẦU .

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ

PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TRONG DOANH NGHIỆP .1

1.1. Khái niệm và ý nghĩa của công tác ATVSLĐ và PCCN trong doanh nghiệp . 1

1.1.1. Khái niệm:. 1

1.1.2. Một số thuật ngữ . 2

1.1.3. Các phương pháp xác định yếu tố có hại trong sản xuất . 4

1.1.4. Các phương pháp xác định yếu tố nguy hiểm trong sản xuất. 4

1.1.5. Các phương pháp đánh giá tính nguy hiểm cháy nổ cho các quá trình công nghệ

sản xuất hoặc từng giai đoạn sản xuất được tiến hành theo các bước:. 6

1.1.6. Vai trò ý nghĩa của quản lý ATVSLĐ-PCCN . 7

1.2. Hệ thống an toàn vệ sinh lao động. 8

1.2.1. Chính sách an toàn vệ sinh lao động. . 9

1.2.2. Tổ chức thực hiện. 10

1.2.3. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động. 18

1.2.4. Kiểm tra đánh giá. . 19

1.2.5. Hành động cải thiện. . 20

1.3. Các văn bản của nhà nước có liên quan đến công tác ATVSLĐ và PCCC. 21

1.4. Tình hình thực hiện ATVSLĐ-PCCN của VN trong những năm vừa qua và một số

sự cố điển hình trong lĩnh vực hóa chất, chế biến dầu khí trên thế giới. . 21

1.4.1. Tình hình thực hiện ATVSLĐ-PCCN của VN trong những năm vừa qua. . 22

1.4.2. Sự cố điển hình trong lĩnh vực xăng dầu:. 25

Kết luận Chương I. 27

pdf212 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ tại pv oil Phu My, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trên cơ sở đó tiến hành xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ-PCCN tại Nhà máy chế biến Condensate. Phương pháp phân tích: - Phân tích các yếu tố đầu vào của quá trình quản lý bao gồm việc kiểm soát các yếu tố tác động vào quá trình của hệ thống quản lý như: con người vật liệu, máy Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐ- PCCN tại PV OIL Phu My Page 38 móc, phương pháp làm việc (các nội quy, quy định, các quy trình quản lý, các văn bản pháp luật,), các yêu tố và môi trường làm việc, các nguồn lực. - Phân tích hệ thống quản lý nhằm đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý cũng như xem xét ảnh hưởng của từng yếu tố trong hệ thống quản lý ATVSLĐ (đó là chính sách, bộ máy, việc lập mục tiêu và kế hoạch thực hiện mục tiêu, công tác kiểm tra giám sát, hành động cải thiện) đến tính chất chung của cả hệ thống đó thể hiện qua các kết quả đầu ra của hệ thống. - Phân tích chung kết quả đầu ra của hệ thống quản lý ATVSLĐ-PCCN là: tình hình tai nạn lao động, sự cố; tình trạng sức khỏe, kết quả công tác quản lý môi trường, công tác quản lý chi phí ATVSLĐ qua các năm. - Phân tích so sánh: so sánh các biến động qua các thời kỳ, so sánh hệ thống đang có so với các yêu cầu của văn bản pháp luật để tìm hiểu sự tuân thủ của hệ thống ATVSLĐ-PCCN của nhà máy chế biến Condensate với các quy định của hệ thống văn bản pháp luật hiện hành. - Phân tích thống kê theo phiếu điều tra. 2.2.4. Công tác ATVSLĐ-PCCN trong lĩnh vực hóa chất nói chung và đặc thù tại PV OIL Phu My Hiện nay, công nghiệp sản xuất hóa chất cơ bản, khai thác và chế biến dầu khí và những ngành công nghiệp có liên quan không ngừng phát triển. Ở Việt Nam, hóa chất đang được sản xuất và sử dụng ngày càng nhiều, nhiều hóa chất mới, sản phẩm mới từ hóa chất được đưa vào sử dụng, do đó đã tạo ra rất nhiều nguy cơ về an toàn và sức khỏe con người cũng như nguy cơ hủy hoại môi trường sống. Thời gian qua để bảo đảm ATVSLĐ trong ngành hóa chất, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Hóa chất cùng hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc thực hiện công tác ATVSLĐ tại các cơ sở sản xuất và sử dụng hóa chất những năm gần đây cũng đã có nhiều tiến bộ. Hầu hết các cơ sở đã nhận thức được mối nguy hiểm của hóa chất và ý nghĩa của công tác đảm bảo Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐ- PCCN tại PV OIL Phu My Page 39 ATVSLĐ. Công tác quản lý hóa chất trong sản xuất vận chuyển, sự dụng được đảm bảo chặt chẽ hơn. Việc trang bị các phương tiện phòng chống cháy nổ, phương tiện ứng cứu và thông tin khi có sự cố đã được các cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh. Người lao động làm việc tiếp xúc với hóa chất đã được huấn luyện về ATVSLĐ. Tuy nhiên ngành hóa chất ở Việt Nam còn non trẻ, việc sử dụng hóa chất quá rộng rãi nên công tác ATVSLĐ trong lĩnh vực này đang đứng trước nhiều thách thức [6,15]: - Người sử dụng lao động và người lao động ở các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ mức độ nguy hiểm của hóa chất mà họ đang sản xuất hoặc sử dụng. Nhiều yêu cầu về kỹ thuật trong vận hành các thiết bị vẫn chưa được quan tâm. - Nhiều loại hóa chất đã bị cấm ở nhiều nước vì những tác động nguy hại của nó đến sức khỏe con người vẫn đang được sử dụng ở Việt Nam. Ở một số cơ sở sản xuất hiện vẫn đang sử dụng nhiều thiết bị cũ (nhập từ nước ngoài) với công nghệ lạc hậu, dẫn đến nhiều nguy cơ gây sự cố, tai nạn và ô nhiễm môi trường. - Tình hình TNLĐ, BNN và nhiễm độc trong sản xuất và sử dụng hóa chất đang ở mức độ nghiêm trọng. Tuy chưa được thống kê đầy đủ nhưng qua kết quả khảo sát một số đơn vị cho thấy: 37,5% số cơ sở đã có các sự cố xảy ra, một số trường hợp gây chết người, gây thiệt hại về tài sản. Trong lĩnh vực chế biến dầu khí tại PV OIL Phu My, các công đoạn sản xuất, tồn trữ, xuất nhập và vận chuyển đều có mức độ rủi ro rất cao về an toàn, cháy nổ cũng như gây ô nhiễm môi trường. Nguyên liệu (condensate) và các sản phẩm (xăng M92, dầu diesel) đều là các chất dễ gây cháy nổ, bên cạnh đó hệ thống được vận hành ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Vì vậy việc tổ chức ứng cứu khi sự cố xảy ra là hết sức khó khăn, hậu quả của sự cố là rất lớn. Tại PV OIL Phu My condensate thô được chế biến bằng cách chưng cất trong tháp chưng để loại những thành phần không mong muốn. Thành phần condensate ổn Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐ- PCCN tại PV OIL Phu My Page 40 định (xăng thô) sau khi chưng cất được trộn với thành phần Octane cao như Reformate và các chất phụ gia để tạo ra xăng. PV OIL Phu My gồm những khu vực hoạt động, hệ thống chính sau đây: + Hệ thống chưng cất condensate + Hệ thống trộn + Khu bồn bể + Hệ thống phân phối sản phẩm + Hệ thống phụ trợ Nhà máy CPP có sử dụng một số thiết bị hiện có của Kho cảng Thị Vải (TVT) như: đường cáp điện nguồn trung thế, nguồn nước thành phố, cảng số 1 cùng với một số tuyến ống dành cho việc nhập nguyên liệu. Ngoài ra hệ thống điều khiển (DCS) giữa CPP và TVT được kết nối để trao đổi, giám sát những dữ liệu cần thiết. Các hệ thống, thiết bị đều được thiết kế để ngăn ngừa các tình huống nguy hiểm nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ cháy nổ. 2.3. Phân tích tình hình tai nạn lao động và sự cố xảy ra tại PV OIL Phu My 2.3.1. Sự cố + Sự cố tràn V61 (năm 2004) Ngay trong quá trình chạy thử trước khi bàn giao lại Nhà máy vào năm 2004 đã xảy ra sự cố nghiêm trọng dẫn đến việc Nhà máy phải ngừng hoạt động đến năm 2008. Sự cố xảy ra như sau: Mô tả sự cố: Phần sản phẩm nhẹ không sử dụng được ngưng tại bình ngưng V61 để thu lấy lỏng, phần hơi tiếp tục được đưa ra đuốc để đốt. Sự cố xảy ra khi phần lỏng tại bình ngưng V61 đã tràn ra đuốc, phần lỏng tiếp xúc với lửa và tiếp tục cháy tràn xuống chân đuốc. Sự cố chỉ dừng lại khi vận hành viên khóa van tay tại đuốc. Nguyên nhân sự cố: - Trong thời điểm vận hành chạy thử chỉ có 2 chuyên gia của nhà thầu và các vận hành viên của Nhà máy chưa có kinh nghiệm. Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐ- PCCN tại PV OIL Phu My Page 41 - Nguyên liệu dùng để chạy thử không phù hợp so với thiết kế ban đầu. - Sự thiếu ý thức vận hành, trình độ kém dẫn đến không theo dõi cảnh báo an toàn. Phương án xử lý: Cô lập toàn bộ nhà máy, dừng không hoạt động. + Sự cố tràn bồn (2008) Mô tả sự cố: Nguyên liệu nhập vào bồn từ đường ống của PV Gas, số lượng nhập lớn hơn sức chứa của bồn dẫn đến mái phao bị ngập và cong vênh. Nguyên nhân: - Nhà máy thường xuyên nhập số lượng 3000 m3 Condensate từ PV Gas, tuy nhiên vào thời điểm đó nhà máy chỉ phát lệnh nhập hàng với số lượng 2700 m3 Condensate vừa đủ sức chứa của bồn chứa. - Trưởng ca phụ trách việc xuất hàng của PV Gas là người mới nên không xác nhận lại với trưởng ca của Nhà máy. - Ca trực của Nhà máy không kiểm soát mức bồn nhập hàng. Phương án xử lý: chuyển lượng hàng dư thừa sang bồn khác, sửa lại mái phao. + Sự cố rò rỉ E03 (2011) Mô tả sự cố: Đường ống của hệ thống làm mát bằng không khí cho sản phẩm đỉnh trước khi chuyển về bồn bị rò rỉ, sản phẩm phun ra dạng sương mù phía trên đỉnh tháp chưng cất. Hình 2.2: Vị trí bị ăn mòn gây ra sự cố E03 Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐ- PCCN tại PV OIL Phu My Page 42 Nguyên nhân sự cố: Theo thiết kế của Nhà máy, các thiết bị, đường ống của hệ thống được thiết kế bằng vật liệu chống ăn mòn có thể vận hành tốt trong 20-30 năm. Tuy nhiên trong quá trình vận hành đã thay đổi nguyên liệu và thông số vận hành so với thiết kế dẫn đến thúc đẩy quá trình ăn mòn xảy ra nhanh hơn. Ngoài ra việc chủ quan trong khâu kiểm tra, bảo dưỡng cũng là nguyên nhân dẫn đến sự cố. Phương án xử lý: Dừng hệ thống khẩn cấp, thay thế đường ống bị ăn mòn. Bảng 2.3: Tóm tắt các sự cố chính: Stt Tên sự cố Thời gian Mô tả Nguyên nhân Xử lý 1 Sự cố tràn V61 2004 Nguyên liệu cháy tràn ra đuốc Do chủ quan nên nhiên liệu tràn từ V61 ra đuốc Dừng toàn bộ hệ thống 2 Sự cố tràn bồn 2008 Nguyên liệu nhập quá sức chứa bồn gây hỏng mái phao Do chủ quan, xuất nhập nhầm số liệu so với lệnh. Dừng nhập hàng, sửa chữa mái phao 3 Sự cố rò rỉ E03 2010 Nguyên liệu rò rỉ tại thiết bị E03 thành sương mù trên khu vực đỉnh tháp Hiện tượng ăn mòn gây ra rò rỉ tại đường ống. Dừng toàn bộ hệ thống, thay ống bị ăn mòn Nhận xét: Trên đây là một số sự cố chính của Nhà máy, hầu hết nguyên nhân chủ yếu là do lỗi thiếu ý thức của người vận hành và sự lơi lỏng trong khâu quản lý ATVSLĐ-PCCN. Khi hệ thống ATVSLĐ-PCCN được tổ chức một cách chặt chẽ sẽ không xảy ra những sự cố đáng tiếc trên, như tại sự cố tràn V61 và sự cố tràn bồn sẽ không xảy ra nếu người vận hành theo dõi mức báo. Sự cố rò rỉ E03 sẽ được phòng tránh trước Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐ- PCCN tại PV OIL Phu My Page 43 nếu các cán bộ kỹ thuật kiểm tra tất cả thiết bị thường xuyên, thực hiện đo đạc độ dày của ống, đánh giá đúng về mức độ ăn mòn của hệ thống. Thiệt hại do các sự cố gây ra là rất lớn và khó khăn trong việc khắc phục, gấp nhiều lần so với việc thực hiện công tác ATVSLĐ-PCCN để phòng tránh. Nhà máy tuy mới vận hành trong khoảng thời gian 6 năm nhưng đã gặp nhiều sự cố nghiêm trọng. Trong thời gian qua đã có sự nỗ lực rất lớn của lãnh đạo cũng như toàn thể CBCNV trong việc cải thiện công tác ATVSLĐ-PCCN nhưng vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập cần giải quyết. 2.3.2. Tai nạn lao động Bảng 2.4: Các công việc mang tính rủi ro cao. Stt Công việc Khu vực 1 Công việc liên quan đến công tác cô lập và bỏ cô lập Tháp chưng cất 2 Công việc liên quan công tác giao nhận xe bồn Trạm xuất 3 Công việc trong không gian hạn hẹp Tháp chưng cất 4 Công việc nóng (hàn, cắt) Xưởng cơ khí 5 Công việc trên cao hơn 2m so với sàn công tác. Tháp chưng cất 6 Công việc xuất/nhập hàng bằng phương tiện thủy. Cảng 7 Công việc tiếp xúc với nhiệt độ cao trên 500C Lò gia nhiệt 8 Công việc liên quan đến hệ thống điều khiển và F&G Phòng điều khiển 9 Công việc sử dụng thiết bị cầm tay có năng lượng điện. Tháp chưng cất 10 Công việc tại khu vực có hệ thống xả CO2 tự động. Máy phát điện 11 Công việc liên quan nguồn điện trên 110V. 12 Công việc nâng/hạ, di chuyển thiết bị. Tháp chưng chất 13 Công việc liên quan đến thiết bị quay, máy công cụ. Xưởng cơ khí 14 Công việc vận hành, bảo dưỡng thiết bị chịu áp lực Tháp chưng cất (Nguồn: Phòng Kỹ thuật Công nghệ) Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐ- PCCN tại PV OIL Phu My Page 44 Theo báo cáo của Phòng Bảo vệ an toàn không có tai nạn lao động nào của Nhà máy được ghi nhận. Tuy nhiên tại nhà máy có nhiều khu vực làm việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động: xưởng cơ khí, khu vực tháp bao gồm các công việc sau mang tính rủi ro cao được liệt kê tại bảng 2.4. Việc xảy ra tai nạn lao động là không thể tránh khỏi. Chính vì thế số liệu trên có thể phản ánh chưa sát với tình hình thực tế, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên gồm có: - Tai nạn lao động xảy ra không nghiêm trọng dẫn đến người bị tai nạn lao động chủ quan không báo cáo hoặc người có trách nhiệm bỏ qua (có đến 12,03% NLĐ thường xuyên không báo cáo sự cố và 33,83% NLĐ đôi khi không báo cáo sự cố). - Công việc thực hiện đôi khi không có bộ phận giám sát, chỉ có phụ trách bộ phận giám sát công việc chung, chưa có sự giám sát chéo trong nội bộ. - Công tác quản lý chưa chặt chẽ. Nhận xét: Bên cạnh việc thực hiện đúng theo các quy trình làm việc an toàn, quá trình báo cáo và ghi nhận TNLĐ một cách chặt chẽ, chính xác sẽ giúp cho chúng ta hoàn thiện những thiếu sót trong quy trình làm việc, ngăn ngừa TNLĐ lặp lại. Nhà máy vận hành không xảy ra TNLĐ là kết quả rất tốt, tuy nhiên nếu số liệu chưa phản ánh đúng tình hình thực tế nó sẽ là mối nguy để xảy ra những TNLĐ nghiêm trọng. Điều này được minh chứng bằng thuyết kim tự tháp cho rằng mỗi vụ TNLĐ nghiêm trọng dẫn tới thương tật đều được dự báo trước bằng một loạt các sự cố hoặc về TNLĐ ít nghiêm trọng hơn [5,20]. Cần thiết phải có giải pháp nhanh chóng để quản lý tốt TNLĐ tại PV OIL Phu My. 2.4. Phân tích tình hình phân loại sức khỏe Theo Thỏa ước Lao động tập thể doanh nghiệp của PV OIL Phu My, hàng năm Công ty tổ chức khám sức khỏe cho CBCNV định kỳ 1 lần/người/năm, riêng CBCNV nữ được khám sức khỏe bổ sung thêm 1 lần/người/năm. Kết quả khám sức khỏe qua các năm được tổng hợp tại bảng 2.5: Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐ- PCCN tại PV OIL Phu My Page 45 Bảng 2.5: Phân loại sức khỏe CBCNV PV OIL Phu My Phân loại sức khỏe Số lượng theo từng năm (người) 2011 2012 2013 Loại I 12 15 03 Loại II 140 128 131 Loại III 04 08 17 Loại IV 0 01 0 (Nguồn: Phòng Bảo vệ An toàn) Hình 2.3: Biểu đồ theo dõi tình trạng sức khỏe NLĐ Kết quả trong 3 năm gần đây cho thấy tình hình sức khỏe NLĐ có chiều hướng giảm sút. Số lượng NLĐ có sức khỏe loại I giảm từ 7,7% năm 2011 và 9,9% năm 2012 xuống còn 2% năm 2013. Trong khi đó NLĐ có sức khỏe loại III tăng từ 2,6% năm 2011 và 5,3% năm 2012 lên 11,3% năm 2013. Nhận xét: Số liệu trên là dấu hiệu cho thấy đã có yếu tố gây hại đến sức khỏe của một phần không nhỏ NLĐ, cần có những hành động quan tâm hơn nữa trong việc cải thiện điều kiện làm việc, chính sách bồi dưỡng cho NLĐ. Phụ lục 2.2: Báo cáo định kỳ về lĩnh vực lao động số 12/DKPM-BVAT ngày 06/01/2012. Phụ lục 2.3: Báo cáo công tác AT, PCLB-TKCN năm 2012 số 13/DKPM-BVAT ngày 05/01/2013. 0 50 100 150 1 2 3 Loại I Loại II Loại III Loại IV Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐ- PCCN tại PV OIL Phu My Page 46 Phụ lục 2.4: Báo cáo công tác ATVSLĐ, PCCN, PCLB, TKNC năm 2013 số 03/DKPM-BVAT. 2.5. Phân tích các kết quả chính của công tác quản lý môi trường. Công tác quản lý, xây dựng môi trường lao động an toàn là rất cần thiết đối với công ty. Việc định kỳ khảo sát môi trường lao động giúp cho PV Oil Phu My có thông tin chi tiết để: - Đánh giá môi trường lao động của Công ty. - Xác định việc tuân thủ các quy định pháp lý về môi trường lao động. - Đề xuất các kiến nghị nhằm cải thiện môi trường lao động tại công ty. 2.5.1. Thực hiện đo môi trường lao động PV OIL Phu My tổ chức đo môi trường lao động 1 năm/lần. Năm 2013 kết quả đo môi trường lao động gồm các yếu tố có mẫu không đạt như sau: Các yếu tố vi khí hậu: + Nhiệt độ - Tổng số mẫu đo : 64 - Tổng số mẫu không đạt : 55 Nhiệt độ tại vị trí văn phòng, phòng tiếp nhận và quản lý mẫu, phòng phân tích đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động, Xưởng cơ khí và các khu vực khác ngoài site đều không đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động. Hình 2.4: Biểu đồ nhiệt độ tại các vị trí làm việc [17,15]. Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐ- PCCN tại PV OIL Phu My Page 47 + Vận tốc gió - Tổng số mẫu đo : 64 - Tổng số mẫu không đạt : 58 Vận tốc gió tại khu vực tháp chưng cất không đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động, các vị trí còn lại đều đạt. Hình 2.5: Biểu đồ vận tốc gió các khu vực sản xuất [17,16]. Các yếu tố vật lý: + Bức xạ nhiệt - Tổng số mẫu đo : 66 - Tổng số mẫu không đạt : 31 Bức xạ nhiệt đo tại các vị trí đo ở văn phòng và trạm bơm có mái che đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động, Xưởng cơ khí và các khu vực ngoài site đều không đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động. Hình 2.6: Biểu đồ bức xạ nhiệt tại các khu sản xuất [17,18]. + Tiếng ồn - Tổng số mẫu đo : 60 - Tổng số mẫu không đạt : 28 Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐ- PCCN tại PV OIL Phu My Page 48 Xưởng cơ khí, khu vực tháp chưng cất, phòng hóa nghiệm, khu vực hành chính của Văn phòng tiếng ồn vượt mức tiêu chuẩn vệ sinh lao động Hình 2.7: Biểu đồ tiếng ồn tại các vị trí làm việc [17,23]. Yếu tố hóa học: + Hơi khí độc - Tổng số mẫu đo : 337 - Tổng số mẫu không đạt : 20 Nồng độ gasoline tại Khu tháp chưng cất, khu vực bồn chứa trạm xuất xe bồn đều vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động. Hình 2.8: Biểu đồ nồng độ gasoline ngoài tháp chưng cất của công ty [17,32]. Khu vực văn phòng cũng bị ảnh hưởng của hơi xăng dầu, nồng độ gasoline tại khu Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐ- PCCN tại PV OIL Phu My Page 49 vực gần với trạm xuất và phòng thí nghiệm đều vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động. Hình 2.9: Biểu đồ nồng độ gasoline tại khu vực văn phòng, trạm xuất [17,33]. Bảng 2.6: Tổng hợp các yếu tố có mẫu không đạt. Stt Tên yếu tố Số mẫu khảo sát Số lượng mẫu không đạt 1 Nhiệt độ 64 55 2 Vận tốc gió 64 58 3 Bức xạ nhiệt 66 31 4 Tiếng ồn 60 28 5 Hơi khí độc 337 20 Nhận xét: PV OIL Phu My tiền thân là Nhà máy chế biến Condensate được thiết kế xây dựng chủ yếu phục vụ sản xuất, nhân lực phần lớn thực hiện công việc vận hành. Nhưng để đáp ứng yêu cầu phát triển, mở rộng của Tổng công ty, PV OIL Phu My đã tổ chức thêm các phòng ban chức năng để hoàn thiện bộ máy. Với việc tận dụng hệ thống nhà làm việc cũ làm văn phòng cho các phòng ban, dẫn đến một phần không đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường làm việc: - Yếu tố tiếng ồn không đạt do khu vực xưởng cơ khí, phòng hóa nghiệm vận hành nhiều thiết bị gây tiếng ồn lớn bố trí trong không gian khá chật hẹp và nằm gần khu vực văn phòng. Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐ- PCCN tại PV OIL Phu My Page 50 Hình 2.10: Vị trí nhà xưởng (bên trái) gần khu vực văn phòng. - Yếu tố hơi độc hai không đạt do khu vực phòng hóa nghiệm và khu vực xuất xe bồn bố trí chưa hợp lý, công tác đảm bảo an toàn chưa tốt để rò rỉ sản phẩm, hóa chất dễ bay hơi ra khu vực trạm xuất. Bên cạnh đó khu vực văn phòng nằm liền kề phòng hóa nghiệm và gần với khu vực xuất xe bồn cũng bị ảnh hưởng. Hình 2.11: Vị trí trạm xuất xe bồn (bên phải) gần kề khu vực nhà văn phòng. Phụ lục: 2.5: Báo cáo tình hình triển khai công tác ATVSLĐ và Đo kiểm tra môi trường lao động số 625/DKPM-BVAT ngày 05/09/2013. 2.5.2. Quản lý chất thải nguy hại, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường. Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐ- PCCN tại PV OIL Phu My Page 51 Xử lý chất thông thường: PV OIL Phu My ký hợp đồng với Công ty Cổ phần dịch vụ đô thị Tân Thành định kỳ 01 ngày/lần tổ chức thu gom chất thải thông thường như bịch ny lon, lon, giấy, vỏ chai,... với số lượng 450kg/tháng. Xử lý chất thải nguy hại: PV OIL Phu My ký hợp đồng với Công ty Cổ phần dịch vụ Sao Việt thu gom chất thải nguy hại: Dầu cặn thải, nhớt thải, giẻ lau dính dầu, đất nhiễm dầu, Chất thải nguy hại được lưu giữ tại khu vực theo quy định trước khi được chuyển đi xử lý. Năm 2013 đã thu gom với số lượng 3.460 kg. Hình 2.12: Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại. Xử lý nước thải: Trong trường hợp có nhiễm dầu thì được thu gom về bể chứa thông qua các hố thu. Nước nhiễm dầu được bơm qua hệ thống bộ tách dầu, dầu tách ra được đưa vào bể chứa dầu, thành phần nặng hơn sau khi tách dầu được dẫn theo đường ống tại đáy tháp xả vào mương nước thoát ra ngoài. Nước thải ra đạt theo chỉ tiêu quy định. Khối lượng nước thải trung bình 05m3/ngày. Hàng năm định kỳ PV OIL Phú Mỹ thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra đánh giá, báo cáo và khắc phục những vấn đề liên quan đến môi trường. Phụ lục 2.6: Báo cáo khắc phục kiến nghị của Đoàn thanh tra Tổng cục môi trường số 737/DKPM-BVAT ngày 25/10/2013. Phụ lục 2.7: Báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường số 661/DKPM-BVAT ngày 24/09/2013. Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐ- PCCN tại PV OIL Phu My Page 52 Phụ lục 2.8: Báo cáo quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải CTNH số 881/DKPM-BVAT ngày 19/12/2013. 2.6. Chi phí công tác an toàn vệ sinh lao động và PCCN Chi phí công tác ATVSLĐ-PCCN của PVOIL Phu My từ năm 2011-2013: Bảng 2.7: Chi phí ATVSLĐ-PCCN của PV OIL Phu My Nội dung Chi phí các năm (VN đồng) 2011 2012 2013 Thiết bị ATVSLĐ 0 156.400.000 0 Quy trình, biện pháp cải thiện điều kiện lao động 506.900.000 0 100.000.000 Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân 397.890.000 273.640.000 945.704.000 Bồi dưỡng bằng hiện vật 633.200.000 369.600.000 512.300.000 Tuyên truyền, huấn luyện, PCCC 538.000.000 356.000.000 424.000.000 Chi phí khác 0 80.000.000 0 Tổng cộng 2.075.990.000 1.235.640.000 1.982.004.000 (Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch) Nhìn tổng thể, chi phí dành cho công tác ATVSLĐ của PV OIL Phu My giảm mạnh từ năm 2011 đến năm 2012 và tăng lại vào năm 2013. Tại từng mục chi tiết, các chi phí thực hiện thay đổi khá nhiều qua các năm và không theo quy luật. Tuy nhiên khi đánh giá chi phí cho công tác ATVSLĐ trên tổng chi phí sản xuất kinh doanh theo từng năm cho ta cái nhìn theo khía cạnh khác: Bảng 2.8: Tỷ lệ chi phí ATVSLĐ trên tổng chi phí sản xuất kinh doanh 2011 2012 2013 Chi phí sản xuất kinh doanh 869,2 219,5 323,1 Tỷ lệ % chi phí ATVSLĐ 0,24% 0,56% 0,61% (Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch) Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐ- PCCN tại PV OIL Phu My Page 53 Mặc dù một số chi phí thực hiện theo định mức, nhưng qua tỷ lệ % của chi phí ATVSLĐ cho thấy có dấu hiệu khá tích cực khi tỷ lệ tăng dần qua các năm. Nhận xét: Chi phí cho công tác ATVSLĐ tại một số nội dung còn thực hiện khá tự phát. Cần phải được lập kế hoạch có định hướng và rõ ràng ngay khi lập kế hoạch. 2.7. Hệ thống và công tác PCCN, ƯCTHKC tại PV OIL Phu My. 2.7.1. Hệ thống thiết bị Đặc thù tại Nhà máy chế biến Condensate gồm có nguyên liệu và các sản phẩm là các chất dễ cháy nổ: Condensate, Naphtha, xăng M92, dầu DO. Tùy theo sự xuất hiện của các chất dễ cháy nổ, các khu vực nguy hiểm có khuynh hướng gây cháy nổ được chia thành các vùng sau: - Vùng 0: Là vùng trong đó khí dễ cháy nổ luôn hiện diện trong một thời gian dài. - Vùng 1: Là vùng trong đó khí dễ cháy nổ thường xuất hiện khi hoạt động bình thường. - Vùng 2: Là vùng trong đó các khí dễ cháy nổ không xuất hiện trong điều kiện hoạt động bình thường, nếu nó xuất hiện chỉ là ngẫu nhiên và không tồn tại trong thời gian dài. - Các vùng không thuộc các vùng trên gọi là vùng không nguy hiểm. Hệ thống vận hành ở điều kiện nhiệt độ và áp xuất cao. Chính vì vậy việc đảm bảo an toàn và công tác ứng cứu khi xảy cố là ưu tiên hàng đầu. Hệ thống PCCC và nguyên lý an toàn được thiết kế và thực hiện bao gồm: + Bộ phát hiện lửa và khí: Bộ phát hiện lửa và khí (F&GS) có những chức năng sau: - Thực hiện tất cả chức năng dò tìm lửa, khí, nhiệt, khói. - Thông báo, báo động qua thiết bị nghe nhìn trên bảng F&GS hoặc kích hoạt các tác động tương ứng của hệ thống ngừng nhà máy SSD (ESD - ngừng toàn bộ nhà máy; PSD - ngừng từng hệ thống; USD - ngừng từng (cụm) thiết bị. - Kích hoạt các bơm cứu hỏa, hệ thống bọt và hệ thống phun nước. Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐ- PCCN tại PV OIL Phu My Page 54 + Hệ thống chống cháy: Một bơm chạy điện P-51A và 1 bơm động cơ diesel P-51B sẽ cung cấp nước cho hệ thống PCCC khi có sự cố cháy xảy ra, hoặc khi có yêu cầu (do thử, tụt áp). Bơm cứu hỏa hút nước từ bồn V-51 và bơm nước vào hệ thống nước cứu hỏa 12" (30cm), hệ thống này trải rộng toàn nhà máy gồm khu công nghệ, khu phụ trợ, khu bồn bể, khu xuất/nhập, Áp suất trong hệ thống nước cứu hỏa được duy trì ở một giải đặt sẵn. Bơm duy trì áp P-52A/B sẽ bơm bù áp suất cho phần bị rò rỉ gây tụt áp. Bơm cứu hỏa cũng có thể khởi động bằng tay bằng các nút bấm tại tủ điều khiển tại chỗ của mỗi bơm. Trạng thái hoạt động của bơm sẽ được hiển thị trên tủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273203_5087_1951364.pdf
Tài liệu liên quan