MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .1
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .4
DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ .5
DANH MỤC BẢNG BIỂU.6
PHẦN MỞ ĐẦU.7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.10
1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: .10
1.1.1 Định nghĩa về chiến lược kinh doanh: .10
1.1.2 Phân loại chiến lược:.11
1.1.3. Các giai đoạn và mô hình quản trị chiến lược:.12
1.2. Quá trình quản trị chiến lược .16
1.2.1. Phân tích môi trường: .16
1.2.2. Xác định chiến lược- Công cụ ma trận SWOT.23
1.2.3. Lựa chọn chiến lược.25
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BAY .31
2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý
bay. .31
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .31
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh và cơ cấu tổ chức của Công ty
TNHH Kỹ thuật Quản lý bay .33
2.1.3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.40
2.2. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài:.41
2.2.1. Môi trường vĩ mô:.41
2.2.2. Môi trường vi mô:.49
2.3. Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp .58
2.3.1. Các yếu tố Marketing.58
2.3.2. Các yếu tố về nhân lực và tổ chức quản lý .59
103 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty tnhh kỹ thuật quản lý bay giai đoạn 2013 - 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của tỷ lệ lạm phát
Lạm phát là yếu tố khá nhạy cảm của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lạm phát tăng dẫn đến bất lợi cho
doanh nghiệp. Yếu tố chính làm cho lạm phát tăng lên là do giá cả thị trường tăng
lên. Về cơ bản, nguyên lý chung để xây dựng chỉ số lạm phát thực là dựa trên biến
động giá cả của các mặt hàng. Nhưng nếu khi CPI bao gồm biến động giá cả của
hầu hết các loại mặt hàng (ở Việt Nam là khoảng 400 loại chia làm 86 nhóm), thì
lạm phát thực được loại trừ đi những mặt hàng có sự biến động thiếu ổn định,
thường chịu tác động của những cú sốc đột biến về cung cầu (xăng dầu, lương thực
thực phẩm, sắp thép, xi măng, phân bón... như vừa qua là một ví dụ).
Sở dĩ như vậy bởi lạm phát cơ bản khác với CPI là sự biến động của nó theo
chiều hướng ổn định. Trên cơ sở đó, các nhà hoạch định chính sách mới có thể đề ra
được chiến lược điều hành một cách lâu dài, đặc biệt đối với chính sách tiền tệ. Tác
động của nới lỏng hay thắt chặt của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế luôn có
''độ trễ'' nhất định (chính sách tiền tệ chỉ thực sự ảnh hưởng đến nền kinh tế sau một
thời gian thực hiện chứ thường không tác động ngay). Đối với thị trường tiền tệ
LUẬN VĂN CAO HỌC
-43-
chưa phát triển như Việt Nam, ''độ trễ'' khoảng 1 năm. Chính vì thế, sự biến động
của CPI chỉ có thể dùng để xây dựng các chính sách tài chính, phân phối... như đã
từng áp dụng đối với xăng dầu hay sắt thép từ đầu năm đến nay để xử lý hay điều
tiết, chứ không thể dùng CPI để xây dựng chính sách tiền tệ.
Hình 2.3: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2003-2011
(Nguồn: Tổng cục thống kê, tại , 2012)
Khoảng thời gian 1986-1992, Việt Nam rơi vào tình trạng siêu lạm phát (liên
tục ở mức 2 con số), vì vậy, Nhà nước đã sử dụng công cụ là chính sách tiền tệ để
kiềm chế và đã thành công sau đó. Kết quả là giai đoạn 1992-1998, lạm phát cơ bản
đã đi xuống, đặc biệt là năm 1999 và 2000 CPI chỉ còn 0,1% và -0,6%. Tuy nhiên,
những năm gần đây tỉ lệ lạm phát lại có xu hướng nhảy vọt, đã có những ảnh hưởng
kinh tế nhất định đến đời sống kinh tế của đất nước. Các mặt hàng được coi là có
tốc độ tăng giá cao có thể kể đến: lương thực-thực phẩm, nhóm mặt hàng nhà ở và
vật liệu xây dựng, nhóm phương tiện đi lại và bưu điện, nhóm đồ dùng và vật dụng
khác.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong những năm qua: lạm phát do
cầu kéo (ví dụ: nhu cầu xuất khẩu về gạo tăng cao trong khi nguồn cung bị hạn chế
đầu năm do bất lợi về thời tiết...); lạm phát do chi phí đẩy (giá xăng dầu cũng như
một số nguyên vật liệu tăng cao như thép, nhựa,khiến cho chi phí đầu vào của sản
LUẬN VĂN CAO HỌC
-44-
xuất trong nước tăng lên và giá đầu ra vì vậy cũng bị đầy lên cao hơn); lạm phát tiền
tệ (chính sách tài chính tiền tệ theo hướng kích cầu thông qua việc tăng mạnh dư nợ
tín dụng và tổng các phương tiện thanh toán trong những năm gần đây); lạm phát do
việc yếu kém trong quản lý nhà nước đối với một số ngành dẫn đến sự độc quyền
trong phân phối khiến cho một số mặt hàng tăng giá mạnh như dược phẩm hay sắt
thép; lạm phát do yếu tố tâm lý (kế hoạch cải cách tiền lương vào cuối năm 2004 có
thể làm giảm lòng tin của người dân vào đồng Việt Nam, qua đó tạo ra áp lực lạm
phát
Trong thời gian qua, giá các dịch vụ dẫn đường, dịch vụ bay hiệu chuẩn...
luôn được giữ tương đối ổn định. Trong điều kiện giá các yếu tố sản xuất đầu vào
như điện, chi phí sản xuất (tiền lương công nhân, thuê mặt bằng nhà trạm...) liên tục
tăng do lạm phát mà giá các dịch vụ do công ty cung cấp không tăng thì lợi nhuận
của doanh nghiệp sẽ ít nghiều bị ảnh hưởng.
Lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của tất cả các
doanh nghiệp trong nước. Đối với Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay thì đó là
thách thức. Ngoài ra, lạm phát còn ảnh hưởng đến đời sống của đại bộ phận
CBCNV gây tâm lý lo lắng, không yên tâm sản xuất kinh doanh.
2.2.1.1.3. Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất và tỷ giá:
Trong nền kinh tế thị trường sự thay đổi của tỷ giá, lãi suất có ảnh hưởng rất
lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp vì hầu hết các Doanh
nghiệp dù ít hay nhiều khi kinh doanh đều phải vay vốn Ngân hàng hoặc huy động
bằng trái phiếu, cổ phiếu.
Lãi suất ( % năm) 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Không kỳ hạn 2.40 3.00 3.00 3.06 3.96 3.0 3.0
Có kỳ hạn 6 tháng 6.96 7.80 7.80 8.19 9.0 8.9 11.4
Có kỳ hạn 12 tháng 7.56 8.40 8.40 8.80 11.04 10.5 11.65
Bảng 2.2: Lãi suất tiền gửi trong giai đoạn 2004-2010
(Nguồn: ADB – Key Indicators 2004-2010)
LUẬN VĂN CAO HỌC
-45-
Việc tăng lãi suất là mối đe dọa cho Công ty vì ngoài nguồn vốn tự có
ATTECH cần phải vay từ Ngân hàng để đầu tư kinh doanh, chi phí trả lãi cao hơn
dẫn đến làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
Việc tỷ giá thay đổi đã có tác động nhất định đến họat động kinh doanh của
ATTECH: Tỷ giá hối đoái thay đổi ảnh hưởng đến lợi nhuận cho Công ty do các
sản phẩm công nghệ phục vụ công tác bảo đảm hoạt động bay đa số nhập khẩu từ
nước ngoài.
Sự thay đổi liên tục trong chính sách tài chính tiền tệ ảnh hưởng lớn đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH Kỹ
thuật Quản lý bay nói riêng.
2.2.1.1.4. Phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ thất nghiệp, việc làm:
Theo số liệu vừa được Bộ Lao động Thương binh Xã hội công bố, tỷ lệ thất
nghiệp tại khu vực thành thị của VN năm 2009 là 4,66%. Đây là tỷ lệ thất nghiệp
trong độ tuổi từ 15 - 60 đối với nam và 15 - 55 đối với nữ. Tỷ lệ thất nghiệp nữ
ngày càng gia tăng.
Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn nhiều so với tỷ lệ
thất nghiệp. Trong đó, khu vực nông thôn thường có tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn so
với thành thị. Năm 2009, tỷ lệ thiếu việc làm của VN ở mức 5,1%, tỷ lệ thiếu việc
làm ở nông thôn lên tới 6,1%, còn khu vực thành thị là 2,3%. Tỷ lệ thất nghiệp giảm
rất có ý nghĩa, bởi trong ba yếu tố đầu vào thì vốn phải đi vay, phải trả cả vốn và lãi
(thậm chí còn là lãi kép, tức là lãi suất tính bằng ngoại tệ và tỷ giá VND/ngoại tệ
tăng), thiết bị - công nghệ còn phải đi mua, mà không phải lúc nào cũng mua được
công nghệ nguồn, trong khi lao động là nội lực hiện có số lượng khá dồi dào. Thất
nghiệp giảm còn có ý nghĩa là việc làm tăng, cũng có ý nghĩa thu nhập và sức mua
có khả năng thanh toán gia tăng, làm gia tăng tiêu thụ - một yếu tố quan trọng đối
với tăng trưởng kinh tế.
LUẬN VĂN CAO HỌC
-46-
Hình 2.4: Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam qua các năm 2001-2011
(Nguồn: Tổng cục thống kê, tại 2012)
Riêng đối với ATTECH đây không phải là cơ hội để tuyển dụng nguồn nhân
lực chính cho doanh nghiệp, vì để tạo được lợi thế cạnh tranh Công ty cần những
lao động có trình độ kỹ thuật cao, tuy nhiên phần lớn những lao động thất nghiệp lại
là những người không có nghiệp vụ chuyên môn hoặc lao động có tay nghề thấp.
Tỷ lệ thất nghiệp cao không ảnh hưởng nhiều đến Công ty trong việc lựa
chọn các ứng viên đáp ứng nhu cầu tuyển dụng để làm việc tại Công ty.
2.2.1.2. Yếu tố chính trị và chính phủ:
Tình hình chính trị nước ta ngày càng ổn định đã tác động lớn đến việc tạo
niềm tin cho các doanh nghiệp trong việc tạo lập và triển khai các chiến lược dài
hạn. Chính phủ Việt Nam đang mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế
giới. Đặc biệt, Việt Nam đã gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ký hiệp định
thương mại Việt- Mỹ, gia nhập WTO, thành viên không thường trực của hội đồng
bảo an liên hợp quốc đã tạo cho Việt Nam thế đứng vững chắc hơn trong khu vực
và thế giới.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất trong
khu vực Đông Nam Á, chính phủ Việt Nam đã có nhưng nỗ lực để hội nhập nền
LUẬN VĂN CAO HỌC
-47-
kinh tế Việt Nam với thế giới thông qua việc ban hành và thực hiện các chính sách
khuyến khích phát triển nền kinh tế.
Vào kỳ họp thứ 8, QH khóa 11, vào tháng 12/2005 đã thông nhất thông qua
dự thảo sửa đổi luật đầu tư. Tuy nhiên, việc sửa đổi được các nhà đầu tư trong nước
và ngoài nước coi đây là bước lùi, đặc biệt là không có lợi cho nhà đầu tư trong
nước. Bên cạnh việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước sẽ có
nghĩa vụ đăng ký đầu tư đối với mọi dự án đầu tư mới. Hơn thế, những dự án đầu tư
nào có giá trị trên 5 tỷ đồng mà thuộc loại dự án phổ thông sẽ phải được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư (giấy CNĐKĐT); còn các dự án đầu tư thuộc ba nhóm
còn lại sẽ cần Nhà nước thẩm định trước khi cấp phép đầu tư, các nhà đầu tư cho
rằng những quy định mới này phức tạp một cách không cần thiết và làm giảm tính
minh bạch trong quản lý đầu tư. Việc môi trường chính trị xã hội ổn định, làm cho
ngành hàng không phát triển, tăng khả năng tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp
hàng không, dịch vụ dẫn đường, dịch vụ bay hiệu chuẩn do công ty cung cấp và là
cơ hội cho việc kinh doanh của Công ty phát triển.
Môi trường chính trị, xã hội ổn định là cơ hội cho Công ty TNHH Kỹ thuật
Quản lý bay phát triển.
2.2.1.3. Những yếu tố xã hội:
Với dân số hiện nay khoảng gần 90 triệu dân và dự báo đến năm 2015 dân số
nước ta sẽ là 100 triệu người, đó sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho ngành vận tải
hàng không. Chương trình xoá đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước gắn với
chương trình đào tạo việc làm và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội các vùng nông
thôn, vùng núi tiếp tục được đầu tư và nâng cao hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng
kể điều đó tạo thành một thị trường rộng lớn sau này.
Việt Nam có nền văn hoá truyền thống lâu đời, với truyền thống hiếu khách,
thân thiện đang ngày càng có ảnh hưởng lớn đến bạn bè khắp năm châu. Với tỷ lệ
người dân biết chữ cao đạt 94%, cho phép chúng ta tự hào về một nước Việt Nam
đầy tiềm năng để phát triển kinh tế đất nước.
LUẬN VĂN CAO HỌC
-48-
Ngành hàng không là một con đường mở ra sự giao lưu văn hoá giữa Việt
Nam và các nền văn hoá khác trên thế giới, bên cạnh nền văn hoá thuần việt là tính
đa dạng văn hoá của con người khi thông qua cửa ngõ này. Chúng ta đang trong giai
đoạn thuận lợi nhất trong lịch sử đất nước sau khi cùng một lúc đã thiết lập quan hệ
ngoại giao với 167 nước, quan hệ thương mại với khoảng 100 nước và là thành viên
của hầu hết các tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng. Việt Nam cũng đã ký 57
hiệp định hàng không với các quốc gia, vùng lãnh thổ, đây là cơ sở cho hoạt động
hàng không tại Việt Nam nói chung và ngành Quản lý bay nói riêng có nhiều tiềm
năng phát triển. Tuy nhiên, ngày nay tốc độ đô thị hoá ngày càng phát triển mạnh,
điều này cũng là cơ hội nhưng cũng là thách thức vì cần phải có chất lượng phục vụ
ngày càng cao để đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của người dân.
Các điều kiện xã hội về dân số, văn hoá đã phân tích ở trên vừa là cơ hội
vừa là thách thức cho Công ty trong việc hoạch định chiến lược phát triển trong
thời gian tới.
2.2.1.4. Yếu tố công nghệ:
Dịch vụ dẫn đường là hệ thống các thiết bị phụ trợ dẫn đường vô tuyến phát
ra các tín hiệu tạo các mốc và chỉ hướng cũng như cự ly của tàu bay so với đài dẫn
đường trong quá trình bay đường dài, tiếp cận và hạ cánh. Trong những năm gần
đây, cùng với việc đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cấp các cơ sơ điều
hành bay, Tổng công ty đã đầu tư mua sắm các hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, ứng
dụng kỹ thuật số, thông tin vệ tinh để nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin, dẫn
đường, giám sát.
Ngày 19/10/2011, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký Quyết định phê duyệt kế
hoạch tổng thể phát triển hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát và quản lý không
lưu (CNS/ATM) hàng không dân dụng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030. Theo kế hoạch tổng thể này, các ứng dụng liên lạc dữ liệu bằng vệ tinh
sẽ được dần thay thế cho liên lạc thoại VHF, HF; tiến tới áp dụng phương thức dẫn
đường dựa vào đặc tính (PBN) và hệ thống tăng cường độ chính xác đặt trên mặt
LUẬN VĂN CAO HỌC
-49-
đất (GBAS); triển khai lắp đặt các trạm Giám sát tự động phụ thuộc dạng quảng bá
(ADS-B) để phủ sóng ADS-B trên toàn vùng thông báo bay của Việt Nam.
Với sự đổi mới của các hệ thống trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại, đòi
hỏi ngành Quản lý bay Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu khắt
khe của công tác quản lý bay đồng thời có thể sẵn sàng trợ giúp và phối hợp với các
trung tâm kiểm soát không lưu của các quốc gia liền kề nhằm đảm bảo an toàn hàng
không và góp phần vào sự phát triển của nền không vận trong khu vực châu Á/ Thái
Bình Dương.
Sự thay đổi về công nghệ vừa là cơ hội vừa là thách thức cho Công ty TNHH
Kỹ thuật Quản lý bay trong việc hoạch định chiến lược phát triển trong thời gian
tới.
2.2.2. Môi trường vi mô:
2.2.2.1. Khách hàng:
Doanh nghiệp có các đối tượng khách hàng chính, đó là: khách hàng là Tổng
công ty Quản lý bay Việt Nam mua dịch vụ dẫn đường của Công ty; khách hàng là
các Cảng hàng không, các đơn vị thành viên trong Tổng công ty QLB Việt Nam sử
dụng dịch vụ bay hiệu chuẩn, các sản phẩm công nghiệp hàng không, dịch vụ tư vấn
đầu tư do doanh nghiệp trực tiếp cung cấp; khách hàng là các nhà thầu trong nước,
Quốc tế sử dụng các sản phẩm công nghiệp hàng không của công ty. Ngoài ra, công
ty đang tìm kiếm để mở rộng sản phẩm, dịch vụ cho các đổi tượng khách hàng bên
ngoài ngành.
Trong tình hình kinh tế hiện nay, ngành Hàng không vẫn đạt được tốc độ
tăng trưởng đều đặn (khoảng 10%). Xu hướng ngày càng xuất hiện thêm nhiều hãng
hàng không mới và các đường bay mới. Vì vậy, cơ sở hạ tầng ngành cũng phải phát
triển để đáp ứng yêu cầu bảo đảm họat động bay. Trong bối cảnh đó, các khách
hàng của doanh nghiệp cũng có yêu cầu ngày càng cao về số lượng cũng như chất
lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đòi hỏi
dịch vụ dẫn đừơng phải luôn đảm bảo 99,9%. Các Cảng hàng không yêu cầu cung
cấp các sản phẩm công nghiệp hàng không như Biển báo, đèn hiệu hàng không,
LUẬN VĂN CAO HỌC
-50-
Shelter... với chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn của ICAO (tổ chức hàng không dân
dụng Quốc tế) và tiến độ cung cấp lắp đặt nhanh nhất. Các nhà thầu trong nước,
Quốc tế sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Công ty cũng yêu cầu đáp ứng được chất
lượng cũng như giá thành tốt nhất... Điều này sẽ là sức ép đáng kể cho doanh
nghiệp khi muốn chiếm giữ thị phần và xây dựng định hướng chiến lược.
2.2.2.2. Nhà cung cấp:
Nhà cung cấp của doanh nghiệp gồm các đơn vị trong lĩnh vực cung cấp thiết
bị dẫn đường SELEX, ComSoft; các đơn vị trong chuỗi cung ứng thiết bị phục vụ
sản xuất sản phẩm công nghiệp hàng không: Honeywell, Panasonic, Eltodo,
Aplicaciones Tecnológicas... Đây là những đơn vị có ảnh hưởng nhiều đến chất
lượng cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Các sản phẩm cung cấp có sự ổn định về
chất lượng và thời gian, các ý kiến khiếu nại từ khách hàng được các nhà cung cấp
xem xét nghiêm túc và kịp thời.
Hiện nay, mặt bằng khai thác, hệ thống phòng làm việc trụ sở do Tổng công
ty Quản lý bay Việt Nam cung cấp. Ngoài ra, hệ thống đường truyền từ các đài dẫn
đường từ các đảo ngoài biển Đông đang sử dụng đường truyền thuê của các đơn vị
viễn thông trong nước như VNPT, Viettel... Những đòi hỏi của khách hàng và
những nhược điểm trong khai thác, cung cấp dịch cũng đang bị lệ thuộc vào đơn vị
cung ứng các trang bị trên, làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động và phục
vụ khách hàng, các vấn đề này sinh không được giải quyết xử lý nhanh chóng.
Đối với dịch vụ bay hiệu chuẩn, bằng quyết tâm lãnh đạo, lựa chọn phương
án đầu tư phù hợp Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã được Cục HKVN giao
nhiệm vụ đầu tư dự án: “Tổ chức cung cấp dịch vụ bay kiểm tra hiệu chuẩn các thiết
bị chuyên ngành hàng không”. Chủ trương này cũng được thể hiện trong Quyết định
21/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tới năm 2010, hàng không Việt Nam
phải tự tổ chức cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn các thiết bị hàng không.
Nhiệm vụ triển khai thực hiện đầu tư dự án được giao cho Trung tâm Dịch vụ Kỹ
thuật Quản lý bay nay là Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay (ATTECH) thực
hiện. Máy bay hiệu chuẩn là máy bay King Air B200 của Công ty dịch vụ VASCO
LUẬN VĂN CAO HỌC
-51-
được cải tiến phục vụ nhiệm vụ bay hiệu chuẩn theo thiết kế của Công ty SAGEM
và đã được Cục Hàng không Việt Nam cấp chứng chỉ khai thác. Hiện nay, VASCO
là đơn vị duy nhất cung cấp máy bay phục vụ công tác bay hiệu chuẩn cho
ATTECH. Vì vậy, họat động cung cấp dịch vụ BHC của công ty cũng đang bị phụ
thuộc hoàn toàn vào đối tác. Điều này, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự chủ động
trong việc lập kế họach thực hiện và gây nên những trở ngại nhất định làm ảnh
hưởng kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ của Công ty.
ATTECH ít chịu sức ép từ nhà cung cấp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ dẫn
đường, nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào một số nhà cung cấp trong lĩnh vực bay hiệu
chuẩn, sản xuất sản phẩm công nghiệp hàng không. Đây là một nguy cơ cần lưu ý
để có chiến lược hoạch định kinh doanh ở chương sau.
2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh:
Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại nhằm xác định vị thế cạnh tranh của
doanh nghiệp mình. Trong môi trường kinh doanh hiện nay, điều kiện cạnh tranh
đang ngày càng trở nên gay gắt. Để có thể quản trị tốt thị trường, khách hàng và
mục tiêu kinh doanh của đơn vị mình, các Doanh nghiệp cần xác định được đối thủ
cạnh tranh một cách cụ thể và chính xác. Qua việc phân tích các đối thủ hiện tại và
các đối thủ tiềm năng sẽ giúp cho Doanh nghiệp có thể thấy được tầm quan trọng,
cũng như cách xác định, nhận dạng đối thủ cạnh tranh, từ đó giúp Doanh nghiệp
đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát (Communication, Navigation,
Surveillance - CNS) là một trong năm dịch vụ công ích mà Tổng công ty Quản lý
bay cung cấp cho các chuyến bay đi/ đến các sân bay của Việt Nam và các chuyến
bay quá cảnh qua vùng thông báo bay của Việt Nam. CNS đóng vai trò quan trọng
vì đây chính là những phương tiện để thực hiện liên lạc giữa người lái và kiểm soát
viên không lưu. Có thể nói rằng quản lý không lưu không thể tồn tại nếu không có
công nghệ CNS. Dịch vụ dẫn đường là hệ thống các phụ trợ dẫn đường vô tuyến
phát ra các tín hiệu tạo các mốc và chỉ hướng cũng như cự ly của tàu bay so với đài
dẫn đường trong quá trình bay đường dài, tiếp cận và hạ cánh. Dịch vụ này do
LUẬN VĂN CAO HỌC
-52-
ATTECH cung cấp. Như vậy, sự cạnh tranh trong lĩnh vực này chưa xuất hiện. Cả
ATTECH và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đều là doanh nghiệp nhà nước,
chịu sự chi phối của các quy định chung của Nhà nước và của ngành, do đó có thể
nói mức cạnh tranh thấp, chưa có ý nghĩa đáng kể. Tương tự với đó là dịch vụ bay
hiệu chuẩn, sau hơn 2 năm triển khai đầu tư, tháng 8/2010 những chuyến bay kiểm
tra hiệu chuẩn thuần Việt Nam đầu tiên đã được thực hiện một cách tự tin, đúng tiêu
chuẩn kỹ thuật, đúng pháp lý và hiệu quả. Dịch vụ này được ATTECH triển khai
theo Quyết định 21/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và ATTECH là đơn vị duy
nhất trong nước thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, ATTECH cần phải nỗ lực tối
đa để đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt của dịch vụ. Bởi nếu không thực hiện
được như vậy, nhiệm vụ sẽ được chuyển qua cho các đội bay hiệu chuẩn của nước
ngoài hoặc cho một đơn vị khác trong nước đảm nhận.
Trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm công nghiệp hàng không, công ty mới gặp
những đối thủ cạnh tranh thực sự. Các đối thủ cạnh tranh nước ngoài như THORN,
ADB... hoàn toàn có các khả năng cung cấp các loại sản phẩm mà doanh nghiệp
đang cung cấp: hệ thống đèn hiệu hàng không, biển báo hiệu hàng không, máy điều
dòng, hệ thống ghi âm, đồng hồ thời gian chuẩn, cáp sơ cấp... Bên cạnh đó do là
đơn vị mới tiếp cận trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghiệp hàng không, nên
năng lực và kinh nghiệm chưa bằng các đối thủ để né tránh không gặp phải những
yếu kém, và tạo một phong cách mới trong phục vụ khách hàng. Là đơn vị mới nên
trang thiết bị cũng được đầu tư mới, các sự cố kỹ thuật chưa từng gặp phải, chi phí
bảo trì bảo dưỡng thấp, với lượng khách hàng ít, đối thủ hoàn toàn có thể tung hết
năng lực để phục vụ khách hàng hiện có tạo dấu ấn tốt hơn đến khách hàng tiềm
năng.
2.2.2.4. Đối thủ mới tiềm ẩn:
Công ty Quản lý bay miền Bắc (Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam), Công
ty Dịch vụ Hàng không (Công ty Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài) cũng đang
từng bước nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm biển báo để lắp đặt tại các Cảng hàng
không. Tuy mới bước đầu tiếp cận vào một sản phẩm cụ thể trong ngành công
LUẬN VĂN CAO HỌC
-53-
nghiệp hàng không, nhưng đây cũng sẽ là đối thủ cạnh tranh trong tương lai của
Doanh nghiệp khi điều kiện đã chín muồi.
Sự phát triển của ngành hàng không sẽ cho phép nhiều tổ chức mới tham gia
vào thị trường cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Đây rõ ràng là thách thức đáng kể cho
hoạt động của doanh nghiệp. Sự phát triển của các công ty thành viên trong Tổng
công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam sẽ có thể
làm xuất hiện thêm những doanh nghiệp mới tham gia lĩnh vực cung cấp sản phẩm
công nghiệp hàng không và hình thành nên các đối thủ cạnh tranh mới trong tương
lai.
2.2.2.5. Sản phẩm thay thế:
Hội nghị không vận lần thứ ba ICAO vùng ASIA/PACIFIC khuyến nghị các
nước đẩy mạnh việc áp dụng dẫn đường đường dài để đáp ứng các tính chất và khả
năng dẫn đường theo yêu cầu (RNP) của ICAO. Hệ thống dẫn đường vệ tinh toàn
cầu (GNSS) phủ sóng dẫn đường trên toàn vùng ASIA/PACIFIC. Các hệ thống
MLS, ILS và cả GNSS sẽ được sử dụng để tiếp cận và hạ cánh theo kế hoạch chiến
lược của ICAO. Các thiết bị phù trợ dẫn đường hiện nay NDB, VOR, DME sẽ bị
thay thế và loại bỏ dần.
* Để thực hiện dẫn đường bằng vệ tinh cần có chung một cấu hình chính như sau:
- Có mét hay nhiều hệ thống vệ tinh phục vụ cho việc xác định vị trí của bất
kỳ phương tiện nào trên toàn cầu (GNSS) theo không gian ba hoặc 4 chiều (gồm
kinh độ, vĩ độ, độ cao tương đối hay tuyệt đối và véc tơ vận tốc di chuyển).
- Máy thu các thông tin cần thiết để xác định được vị trí toạ độ. Máy thu này
có thể thu được tín hiệu của một hay nhiều hệ thống vệ tinh khác nhau đồng thời và
có thể đặt ở trên phương tiện nào cần xác định vị trí.
- Bằng các đường truyền số liệu như VHF datalink, hệ thống thông tin vệ
tinh di động AMSS, radar mode S hay thông tin vệ tinh địa tĩnh thông thường hiện
có như INMARSAT kết hợp với hệ thống giám sát tự động phụ thuộc ADS thể hiện
vị trí của mình lên màn hình hệt như màn hình radar để biết toàn bộ quang cảnh
hoạt động bay.
LUẬN VĂN CAO HỌC
-54-
- Đối với vùng tại sân để tăng cao độ chính xác của việc dẫn đường bằng vệ
tinh người ta sử dụng kiểu tham chiếu để hiệu chỉnh đúng các thông số dẫn đường
của máy bay, đó là hệ thống DGNSS. Đồng thời tại điểm thu quan sát được bao
nhiêu vệ tinh và tình trạng kỹ thuật của chúng.
* GNSS và ưu điểm của việc dẫn đường bằng vệ tinh sử dụng GNSS:
Công nghệ dẫn đường bằng vệ tinh có các ưu điểm như sau:
+ Không bị hạn chế bởi tầm nhìn thẳng.
+ Mọi lúc, mọi nơi, mọi thời tiết.
+ Có nhiều cấp độ chính xác khác nhau phụ thuộc vào phần cứng và mềm.
+ Sử dụng rất đơn giản.
+ Kinh tế hơn là xây dựng và khai thác bảo trì các thiết bị mặt đất.
+ Khai thác không vận có hiệu quả hơn do giảm phân cách tối thiểu nhất là ở
những khu vực có mật độ đường bay đang ở mức bão hoà và tạo ra khả năng hoạch
định đường bay theo yêu cầu.
Các tham số cơ bản của GNSS thế hệ thứ II so với thế hệ thứ I:
+ Độ chính xác cao hơn từ 2 5 m.
+ Hai tần số để giảm nhiễu do các tầng điện ly gây ra, đạt độ ổn định cao
hơn.
+ Giải tần 35MHz, có một tham số băng L1 1575,42 MHz và có cả các kênh
thông tin liên lạc và dẫn đường.
+ Độ cao quỹ đạo 10000 15000 km.
+ Số vệ tinh từ 30 40 vệ tinh để có thể cùng bắt được 10 vệ tinh.
* Hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
GPS là hệ thống dẫn đường không gian trong mọi thời tiết được thiét kế đầu
tiên cho bộ quốc phòng Mỹ. Phát triển từ năm 1973 và bắt đầu được sử dụng vào
năm 1974 cho phép xác định vị trí và tọa độ cũng như tốc độ chính xác theo thời
gian của các phương tiện trên toàn cầu.
Hệ thống bao gồm 3 phần chính:
LUẬN VĂN CAO HỌC
-55-
+ Phần kiểm soát với hàng loạt thiết bị đặt trên mặt đất để theo dõi vệ tinh và
cập nhật các thông tin gồm trạm chủ, 5 trạm theo dõi và 3 ăng ten mặt đất.
+ Phần không gian cung cấp phủ sóng toàn cầu nhờ thu tín hiệu từ 4 đến 8 vệ
tinh bao quát quan sát liên tục trên quỹ đạo tầng điện ly.
+ Phần người sử dụng: Bao gồm một số lượng không hạn chế máy thu thu
các tín hiệu từ vệ tinh, tính toán vị trí và các thông tin dẫn đường khác một cách liên
tục.
Trong nội dung tái cơ cấu Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam được phê
duyệt theo Quyết định số 2022 /QĐ-BGTVT ngày 24/8 phê duyệt Đề án tái cơ cấu
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam do Bộ trưởng Đinh La Thăng ký, có nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000271497_0498_1951904.pdf