Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng chè xuất khẩu Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH

TRANH NGÀNH CHÈ XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ

HỘI NHẬP.9

1.1 Một số nghiên cứu của thế giới về năng lực cạnh tranh ngành chè .9

1.2 Những nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành chè tại Việt Nam.14

1.3 Về khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của Luận án .18

Kết luận chương 1.20

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH

CHÈ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP .21

2.1 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế .21

2.1.1 Khái niệm và phân loại năng lực cạnh tranh .21

2.1.2 Năng lực cạnh tranh ngành.26

2.1.3 Nội dung nghiên cứu năng lực cạnh tranh theo mô hình "Kim

cương" của M. Porter.28

2.1.4 Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh ngành hàng chè xuất

khẩu Việt Nam.36

2.1.5 Hội nhập kinh tế quốc tế với với ngành hàng chè xuất khẩu .36

2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chè trong điều

kiện hội nhập .37

2.2.1 Thị phần sản phẩm chè.38

2.2.2 Chất lượng nguồn nguyên liệu .38

2.2.3 Năng lực công nghệ của doanh nghiệp chè.39

2.2.4 Tiếp cận vốn của các doanh nghiệp thuộc ngành chè .40

2.2.5 Năng lực liên kết doanh nghiệp.41

2.2.6 Thương hiệu sản phẩm .42

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành chè.43

2.3.1 iều kiện về yếu tố sản xuất.43

2.3.2 C c điều kiện về cầu.43

pdf183 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng chè xuất khẩu Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quốc là nước sản xuất chè xanh lớn nhất thế giới (75% thị phần chè xanh thế giới, sản lượng khoảng 2.625 nghìn tấn/năm). Trung Quốc cũng là nước sản xuất và xuất khẩu lớn trên thế giới. Dù xuất khẩu chỉ chiếm gần 40%, tiêu dùng trong nước rất lớn nhưng vì dân số qu đông và chỉ có 20% dân cư thường xuyên uống chè (chủ yếu là trung niên và người cao tuổi), nên bình quân tiêu thụ đầu người cũng kh thấp (300gr, so với 650 gr của Ấn ộ, và 3kg của Anh). Kết quả phát triển chè của Trung Quốc đến từ: - Sự phát triển mạnh mẽ ngành chè Trung Quốc gắn liền với việc phát triển sản xuất c c danh trà như: Long Tỉnh Tây Hồ, Long ỉnh Khai Hóa, Kinh Sơn Trà Dư Hàng, Huệ Minh Trà, Giang Sơn, Lộc Mẫu ơn Hơn chục năm trở lại đây, kể từ năm 1990, tổng sản lượng danh trà tăng hơn 4,3 lần và tổng giá trị danh trà tăng gần 7,7 lần. Tỷ lệ sản lượng danh trà so với tổng sản lượng sản xuất ra tăng từ 5% lên tới 21% và tỷ lệ giá trị danh trà so với tổng giá trị sản lượng tăng từ 24% lên tới 62%. iều đ ng quan tâm đó là tuy danh trà chỉ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng chè của Trung Quốc nhưng chiếm tới trên 60% giá trị tổng sản lượng. - Phát triển chè hữu cơ cũng là một hướng đi trọng điểm của ngành chè Trung Quốc do vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu ngày càng trở nên nghiêm trọng. C c nước nhập khẩu ngày càng khắt khe hơn trong quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là EU và Nhật Bản. - Trong thời gian qua, Trung Quốc cho xây dựng các xí nghiệp vừa và nhỏ nhằm tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè, trên cơ sở Chính phủ sẽ đầu tư cả vốn và kỹ thuật cho các xí nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ nước này cũng đã tiến hành cổ phần hoá một loạt các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè kém hiệu quả. ồng thời, Chính phủ cũng thực hiện việc quy hoạch chi tiết lại các vùng sản xuất chè trên phạm vi cả nước. 68 - Trung Quốc là quốc gia có điều kiện tự nhiên phù hợp với cây chè. Tận dụng lợi thế này, Trung Quốc đã xây dựng các vùng nguyên liệu, đa dạng hóa các giống chè có năng suất và chất lượng cao. Xây dựng trung tâm, các viện nghiên cứu về cây chè cả nước, xây dựng c c trường đại học và cơ sở nghiên cứu ở các tỉnh. Xuất bản tạp chí, sách tham khảo và phổ biến tài liệu khoa học kỹ thuật trồng và chế biến chè. - ặc biệt Trung Quốc rất chú trọng phát triển văn hóa chè: xây dựng các nhà bảo tang văn hóa, biên soạn các tác phẩm về chè, tổ chức các lễ hội văn hóa chè, chè sử, chè ph p,... đã thu hút được nhiều du kh ch và nâng cao được vị thế của chè Trung Quốc trên thị trường thế giới. 2.5.3.2 Bài học từ Trung Quốc - Tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật để tạo ra các giống chè mới có sản lượng và chất lượng ngày càng cao. ồng thời thay đổi kỹ thuật canh t c để đ p ứng các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của các quốc gia phát triển. - ầu tư xây dựng, khôi phục các biểu tượng về văn hóa uống chè lâu đời. Từng bước khẳng định như là c i nôi về văn hóa uống chè của loài người. Phát triển mạnh c c thương hiệu cao cấp chè để tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu sang các thị trường khó tính. - 69 Kết luận chƣơng 2 Trong chương 2 tác giả đã giải quyết được một số vấn nghiên cứu như sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh ở các mức độ cạnh tranh cấp quốc gia, cấp ngành, cấp doanh nghiệp, cấp sản phẩm. Phân tích nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của mô hình kim cương (Diamond) của M. Porter. ưa ra quan điểm về năng lực cạnh tranh ngành hàng chè xuất khẩu. - Nêu và phân tích các chỉ tiêu đ nh gi năng lực cạnh tranh ngành chè trong điều kiện hội nhập gồm: Thị phần sản phẩm chè, chất lượng nguồn nguyên liệu, năng lực công nghệ của doanh nghiệp chè, tiếp cận vốn của các doanh nghiệp, năng lực liên kết, thương hiệu sản phẩm - Lựa chọn để tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành chè gồm: điều kiện về yếu tố sản xuất, điều kiện về quản trị, hoạt động marketing, vai trò của chính phủ, văn hóa bản địa, và điều kiện về cầu. - ề xuất sơ đồ nghiên cứu, các giả thiết và phương ph p thu thập dữ liệu - Phân tích và rút ra bài học về phát triển ngành chè và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chè c c nước Kenya, Sri Lanka, và Trung Quốc. 70 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 3.1 Đặc điểm tình hình phát triển ngành chè Việt Nam Chè là một cây công nghiệp dài ngày, xuất hiện ở Việt Nam từ lâu. Trước đây, nhân dân chỉ trồng trong vườn nhà làm bóng mát và lấy búp dùng làm đồ uống giải nhiệt. Do có khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi với 2/3 diện tích lãnh thổ là vùng đồi núi, cây chè đã trở thành cây mang tính chất sản xuất hàng hóa, sản phẩm chè đã được đưa ra b n ở nhiều thị trường khác nhau. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay có gần một nửa số tỉnh, thành trong cả nước trồng chè nhưng ph t triển mạnh nhất ở các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên B i, Sơn La, Lâm ồng. Chè của Việt Nam được các chuyên gia quốc tế đ nh gi là có hương vị đặc trưng, thơm ngon. Ngoài ra, theo nhận xét, sản phẩm chè của vùng Mộc Châu - Hà Giang có chất lượng tương đương với vùng chè Daraeeling của Ấn ộ nổi tiếng trên toàn thế giới về chất lượng. 3.1.1 Diện tích trồng chè Từ năm 1990 đến nay, diện t ch chè đều tăng. Bình quân giai đoạn 2010- 2017 tăng 1,26%/năm, từ 113.200 ha năm 2010 lên 123.188 ha năm 2017. Qua bảng 3.1 cho thấy diện tích trồng chè tuy có tăng trong giai đoạn này nhưng nói chung tốc độ tăng chậm so với mong muốn của nhiều địa phương trồng chè. Về cơ bản, ngành chè Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Mặc dù diện tích trồng chè so với diện tích trồng một số cây nông nghiệp kh c chưa nhiều, nhưng đã trở thành nguồn thu nhập chính của những người dân ở những vùng trồng chè. Diện tích chè cả nước ta được phân bố ở 34 tỉnh thành phố thuộc Trung du và miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. ặc biệt là trong 34 tỉnh thành phố trồng chè đã có tới 1300 xã nằm trong vùng nghèo, do đó cây chè đóng một vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo tại c c địa phương này. Các chuyên gia về chè đều nhận định Việt Nam có rất nhiều vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp với cây chè như: Th i Nguyên, Mộc Châu, Lâm ồng,... 71 Bảng 3.1 Diện tích và sản lƣợng chè khô trên cả nƣớc Năm Diện tích Sản lƣợng Giá trị (ha) Tốc độ (%) Giá trị (tấn) Tốc độ (%) 2010 113.200 1,61 198.466 6,87 2011 114.399 1,05 206.600 4,09 2012 114.433 0,02 211.500 2,37 2013 114.827 0,34 217.700 2,93 2014 115.436 0,53 228.360 4,89 2015 117.822 2,06 236.000 3,34 2016 118.824 0,85 240.000 1,69 2017 123.188 3,67 260.000 8,33 (Nguồn: Cơ sở dữ liệu của FAO) 3.1.2 Sản lượng chè Giai đoạn 2010-2014, sản lượng tăng bình quân 4,23%/năm, từ 198.466 tấn năm 2010 lên 228.360 tấn vào năm 2014. Giai đoạn 2015-2017, sản lượng tiếp tục tăng bình quân 4,45%/năm, năm 2015 đạt 236.000 tấn, tới năm 2017 đạt 260.000 tấn (xem bảng 3.1). Sản lượng toàn ngành chè tăng kh cao đã đưa Việt Nam đứng hàng thứ 5 trong những nước sản xuất chè lớn nhất trên thế giới, chiếm trên 3 % sản lượng chè toàn thế giới (xem bảng 3.2). Bảng 3.2 Tỷ trọng sản lƣợng của một số nƣớc sản xuất chè năm 2014-2017 Nƣớc 2014 2015 2016 2017 Giá trị (tấn) Tỷ trọng (%) Giá trị (tấn) Tỷ trọng (%) Giá trị (tấn) Tỷ trọng (%) Giá trị (tấn) Tỷ trọng (%) Ấn ộ 1.207.310 15,84 1.23.3140 15,22 1.250.490 15,17 1.325.050 15,45 Trung Quốc 2.095.570 27,49 2.277.000 28,10 2.313.000 28,07 2.460.000 28,69 Sri Lanka 338.032 4,43 341.678 4,21 349.580 4,24 349.699 4,07 Kenya 445.105 5,84 399.100 4,92 473.000 5,74 439.857 5,12 Indonesia 154.369 2,02 132.615 1,63 144.015 1,74 139.362 1,62 Thổ Nhĩ Kỳ 226.800 2,97 239.028 2,95 243.000 2,94 234.000 2,72 Nhật Bản 83.600 1,09 79.500 0,98 80.200 0,97 81.119 0,94 Việt Nam 228.360 2,99 236.000 2,91 240.000 2,91 260.000 3,03 Argentina 82.887 1,08 82.492 1,01 85.015 1,03 80.608 0,94 Banglades h 63.780 0,83 66.101 0,81 64.500 0,78 81.850 0,95 Toàn thế giới 7.621.154 100,0 0 8.101.503 100,0 0 8.239.973 100,0 0 8.574.503 100,0 0 (Nguồn: Cơ sở dữ liệu của FAO) 72 3.1.3 Năng suất vườn chè Một điều dễ thấy là sản lượng chè búp tươi cả nước trong những năm qua tăng với tỷ lệ cao hơn so với diện tích trồng chè (giai đoạn 2010-2017 diện t ch tăng 8,82%, sản lượng tăng 31%) (xem bảng 3.1). iều này chứng tỏ năng suất chè của Việt Nam đã tăng lên. Năng suất chè búp tươi bình quân cả nước thời kỳ 2010 - 2017 tăng bình quân 3,11%, thể hiện nhiều mặt tiến bộ của ngành chè Việt Nam về đầu tư giống, vốn kỹ thuật thâm canh, năng lực cán bộ công nhân viên, chất lượng chè, so với thời kỳ trước đây (xem bảng 3.3). Việt Nam đã có một số vườn chè đạt năng suất 20 - 25 tấn/ha, hàng ngàn ha có năng suất bình quân trên 18 tấn/ha, vượt năng suất trung bình thế giới. Bảng 3.3 Năng suất chè của Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới Đơn vị: tấn/ha 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Argentina 24,82 25,11 21,06 21,31 21,27 20,83 21,46 20,35 Bangladesh 11,46 10,67 10,79 11,36 10,64 10,94 10,73 15,19 Trung Quốc 10,16 9,86 10,31 10,36 10,56 10,76 10,89 11,11 Án ộ 17,11 18,25 18,76 21,43 19,98 21,76 21,65 21,31 Indonesia 12,06 11,97 11,79 11,90 12,98 11,54 12,28 12,25 Nhật Bản 18,16 17,77 18,71 18,67 18,66 18,06 18,60 18,75 Kenya 23,20 20,11 19,38 21,77 21,92 19,05 21,64 20,12 Sri Lanka 14,93 14,75 14,86 15,32 15,22 15,16 15,04 14,95 Thổ Nhĩ Kỳ 30,97 29,20 29,66 27,79 29,82 31,36 31,82 28,49 Việt Nam 7,0 7,50 7,68 8,02 8,34 8,56 8,69 8,88 Trung bình 18,04 17,57 17,38 17,89 18,08 17,95 18,43 18,36 (Nguồn: Cơ sở dữ liệu của FAO) Tuy nhiên năng suất vườn chè của nước ta còn thấp xa so với một số nước trên thế giới như Kenya, Ấn ộ, Nhật Bản, Srilanka, Trong khi năng suất chè bình quân của Ấn ộ, Srilanka, Kenya đạt từ 15 -20 tấn/ha thì của ta mới chỉ đạt bình quân chưa được 10 tấn/ha. Nguyên nhân chính của việc năng suất chè đạt thấp là do hầu hết diện tích chè của cả nước đều trồng bằng giống chè trung du, chè Shan và PHI. Các giống chè này cho chất lượng chưa cao, chưa đ p ứng thị hiếu khác nhau của người tiêu dùng ở c c nước. Một số giống có chất lượng cao như LDP1, B t 73 Tiên, Kim Tuyến, thì mới được trồng, diện t ch chưa nhiều, các giống khác mới nhập đang trong thời kỳ khảo nghiệm. Hơn nữa, việc chăm sóc chè của bà con phần nhiêu chưa đúng quy trình, phân hữu cơ t được sử dụng, chủ yếu bón phân đạm, lân, kali đơn độc dẫn đến vườn chè bị chai cứng, đốt thiếu nguyên tố vi lượng, thiếu lượng mùn hữu cơ, không đủ dinh dưỡng cung cấp nên vườn chè cho năng suất thấp, chất lượng nguyên liệu kém. Hệ thống thủy lợi kém, hầu hết c c đồi chè chưa chủ động tưới nước mà chủ yếu trông chờ vào lượng mưa tự nhiên nên vào những năm khô hạn, năng suất và sản lượng chè bị giảm sút lớn. Ngoài ra ở nước ta chủ yếu chè trồng bằng hạt, tập quán trồng chè vườn chè không đảm bảo mật độ cây, rất t nơi trồng cây che bóng, thu h i chưa đảm bảo đúng kỹ thuật, vận chuyển và bảo quản chưa tốt nên năng suất và chất lượng kém. 3.1.4 Kim ngạch xuất khẩu Hiện nay, các sản phẩm chè của Việt Nam được xuất khẩu đi hơn 100 nước trên thế giới, với nhiều chủng loại chè phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, giá trị của ngành chè nước ta còn thấp, mới chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu trên 217,834 triệu USD/năm (năm 2018) – một con số rất khiêm tốn so với các ngành nông sản khác như cà phê, hạt tiêu Bảng 3.4 Lƣợng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam Năm Lƣợng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu Số lƣợng (tấn) Tỷ lệ tăng/giảm (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ tăng /giảm(%) 2012 146.708 - 224,589 - 2013 141.434 -3.59% 229,719 2.28% 2014 130.000 -8.08% 230,000 0.12% 2015 124.780 -4.02% 213,130 -7.33% 2016 130.900 4.90% 217,200 1.91% 2017 139.785 6.79% 227,929 4.94% 2018 127.338 -8.90% 217,834 -4.43% (Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải quan) Theo số liệu từ Tổng cục Hải Quan, kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam ra thế giới ổn định trong giai đoạn 2012-2018, với kim ngạch trên 200 triệu USD. 74 Riêng năm 2018, có sự sụt giảm về kim ngạch, ứng với 217,834 triệu USD, giảm 4,43% so với cùng kỳ năm ngoái. 3.2 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh ngành chè xuất khẩu Việt Nam 3.2.1 Thực trạng về thị phần sản phẩm chè 3.2.1.1 Thực trạng về thị phần tiêu thụ - Thị phần trong nước Là một tập qu n đã có từ lâu đời, uống trà có thể được xem như một nét văn hóa của người Việt Nam. Bất kể khi tới nhà ai vào dịp nào, dù là ngày thường hay là dịp lễ tết, kh ch đến sẽ được chủ nhà pha trà để tiếp đãi. ó được xem như một cử chỉ xã giao thường thấy ở người dân Việt Nam, cũng giống như câu "miếng trầu là đầu câu chuyện". Với số dân trên 90 triệu người và tốc độ tăng dân số bình quân từ 1,8 đến 2,0%/năm, lại có tập quán uống trà từ lâu đời, đ ng ra Việt Nam phải là một thị trường tiêu thụ chè lớn. Nhưng thực tế, trung bình ở nước ta, mỗi người chỉ tiêu dùng khoảng 0,9kg chè/ năm nên tổng nhu cầu về chè chỉ vào khoảng từ 70.000 - 80.000 tấn/ năm, đứng thứ 10 trên thế giới về lượng tiêu thụ chè. Mức tiêu thụ chè đen là rất ít, khoảng 5%, còn lại toàn bộ chè đen được sản xuất ra là để xuất khẩu. Chè đen tiêu thụ trong nước chủ yếu là nhập khẩu. Các hãng chè lớn như Lipton, Dilmah, Qualitea hiện đang mở các chiến dịch quảng cáo rầm rộ cho sản phẩm của họ ở Việt Nam và c c hãng này bước đầu đã gặt h i được những thành công đ ng khích lệ. Chè uống pha với đ hiện đang được Lipton và Nestea giới thiệu và bán ở Việt Nam. Bảng 3.5 Tổng lƣợng tiêu thụ chè khô của Việt Nam từ năm 2013-2017 Năm Tiêu thụ chè ở thị trƣờng nội địa của Việt Nam Số lƣợng (nghìn tấn) Tỷ lệ tăng / giảm (%) 2013 73,5 - 2014 76,5 4,08% 2015 79,2 3,52% 2016 82,3 3,91% 2017 84,9 3,15% (Nguồn: www.statistics.com) 75 Mức tiêu dùng chè của người Việt Nam không cao, nhưng trong những năm gần đây đang có xu hướng tăng lên. Thị trường trong nước ngày càng được chú trọng đúng mức với 3 yếu tố được cải thiện là: Sản phẩm mới, bao bì mẫu mã và đại lý. Trong hơn một thập kỷ qua, hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam tiếp tục ổn định, phát triển với khối lượng, kim ngạch ngày càng tăng. Cơ cấu thị trường chè nhìn chung là ổn định, xuất khẩu chè được coi là trọng tâm trong ngành chè với khối lượng thường xuyên chiếm hơn 60% sản lượng chè sản xuất ra. - Thị phần so với thị trư ng thế giới Giá trị xuất khẩu thể hiện qua kim ngạch không thay đổi nhiều trong thời gian từ 2012 đến 2017, tỷ lệ thị phần so trong tổng lượng xuất khẩu chè của thế giới giảm từ 3,56% xuống còn 2,82%. Tuy nhiên Việt Nam vẫn duy trì được là một trong 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới. 76 Bảng 3.6 Kim ngạch xuất khẩu chè của một số nƣớc hàng đầu TT Nƣớc 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Giá trị xuất khẩu (nghìn USD) Thị phần chè thế giới (%) Giá trị xuất khẩu (nghìn USD) Thị phần chè thế giới (%) Giá trị xuất khẩu (nghìn USD) Thị phần chè thế giới (%) Giá trị xuất khẩu (nghìn USD) Thị phần chè thế giới (%) Giá trị xuất khẩu (nghìn USD) Thị phần chè thế giới (%) Giá trị xuất khẩu (nghìn USD) Thị phần chè thế giới (%) 1 Trung Quốc 1.042.116 16.50 1.246.308 16.22 1.272.663 18.20 1.381.530 21.51 1.485.022 22.58 1.609.960 20.02 2 Sri Lanka 1.403.154 22.21 1.530.138 19.91 1.609.339 23.01 1.321.899 20.59 1.251.730 19.03 1.513.207 18.82 3 Kenya 635.621 10.06 1.218.039 15.85 642.436 9.19 724.124 11.27 745.053 11.33 1.424.682 17.72 4 Ấn ộ 685.600 10.85 819.630 10.67 656.214 9.38 677.933 10.55 661.719 10.06 768.194 9.55 5 ức 222.923 3.53 249.052 3.24 248.354 3.55 215.570 3.35 235.441 3.58 250.145 3.11 6 Việt Nam 224.847 3.56 229.719 2.99 230.000 3.29 213.130 3.32 217.200 3.30 226.797 2.82 7 Ba Lan 174.917 2.77 202.301 2.63 235.580 3.37 180.630 2.81 194.278 2.95 201.196 2.50 8 UAE 229.095 3.63 335.635 4.37 312.642 4.47 116.871 1.82 117.565 1.79 186.112 2.31 9 Hoa Kỳ 86.689 1.37 95.554 1.24 107.799 1.54 110.360 1.72 127.971 1.95 135.847 1.68 10 Anh 196.242 3.11 185.166 2.41 146.984 2.10 141.141 2.20 130.611 1.99 133.673 1.66 (Nguồn: Cơ sở dữ liệu của FAO) 77 - Cơ cấu thị trư ng xuất khẩu Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thị trường đối với sự ổn định và phát triển của sản xuất và xuất khẩu, nên các doanh nghiệp đã tổ chức tốt công tác nghiên cứu, xúc tiến thương mại nhằm mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Hiện nay sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt ở hơn 60 nước và lãnh thổ. Các thị trường chủ yếu của Việt Nam trong những năm qua là, Pakistan, ài Loan, Trung Quốc... Có thể nói rằng công tác thị trường của ngành chè đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, một số sản phẩm bắt đầu chiếm lĩnh được thị trường một cách vững chắc. i đầu trong vấn đề này phải kể đến Tổng công ty chè Việt Nam. Bảng 3.7 Các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu của chè Việt Nam năm 2018 Thị trƣờng Năm 2018 +/- so với năm 2017 (%)* Lƣợng (tấn) Trị giá (USD) Lƣợng Trị giá Tổng kim ngạch XK 127.338 217.834.138 -8,9 -4,43 Pakistan 38.213 81.632.660 19,42 18,82 ài Loan (TQ) 18.573 28.752.190 6 5,35 Nga 13.897 21.209.765 -19,98 -14,62 Trung Quốc đại lục 10.121 19.667.609 -8,86 34,24 Indonesia 8.995 8.970.471 -6,18 2,75 Mỹ 6.102 7.334.595 -13,15 -8,96 Saudi Arabia 2.218 5.719.161 28,88 33,11 U.A.E 2.712 4.209.844 -59,76 -59,1 Malaysia 3.931 3.035.875 9,29 11,56 Ukraine 1.489 2.456.144 6,59 16,22 ức 392 1.958.538 4,26 39,07 Philippines 625 1.603.404 19,96 24,01 Ba Lan 1.022 1.559.879 -16,98 -24,65 Ấn ộ 868 905.674 -49,94 -56,62 Thổ Nhĩ Kỳ 381 784.440 -42,19 -48,1 Kuwait 17 46.008 -22,73 -23,62 (Nguồn: Tổng cục Hải Quan) Có thể thấy một số nét đ ng chú ý của xuất khẩu chè trong những năm qua đó là: Thứ nhất, việc đa dạng hóa thị trư ng đã có những bước phát triển rất tích cực. Từ chỗ phần lớn xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu là Liên Xô cũ, c c nước 78 ông Âu và c c nước vùng Trung Cận ông thời kỳ đầu những năm 90, đến nay sản phẩm chè của ta đã mở rộng, vươn xa đến một loạt các thị trường mới ở cả năm châu lục. iều này có được là do những nỗ lực tìm kiếm và mở rộng thị trường của ngành chè nhằm giảm phụ thuộc vào một vài thị trường. Thứ hai, cơ cấu thị trư ng tuy đang đư c thay đổi theo hướng đa dạng hóa nhưng vẫn t p trung đột phá vào các thị trư ng trọng điểm. Hiện nay, ngành chè nước ta x c định các thị trường trọng điểm vẫn là Pakistan, ài Loan, Nga, Trung Quốc. ây là những thị trường lớn, hàng năm nhập hơn 10.000 tấn chè. 3.2.1.2 Chất lư ng sản phẩm Trong thời gian qua, các doanh nghiệp ngành chè đã đổi mới phương thức thu mua nên hầu hết các sản phẩm chè đưa về đều được nhập kho. Các sản phẩm này đã được kiểm tra sơ bộ gắt gao hơn. Do vậy, chất lượng chè đã được cải thiện đôi chút so với c c năm trước. Tuy nhiên, hiện nay, chất lượng chè Việt Nam còn thấp so với mặt bằng chất lượng chè thế giới. Nhìn chung khâu chế biến chưa giữ gìn và phát huy những tính tốt của nguyên liệu các thông số kỹ - thuật bị vi phạm ở nhiều công đoạn dẫn đến chất lượng sản phẩm chè còn nhiều khuyết tật, số lượng chè trả lại còn cao. Các mặt hàng chè đen OTD của hầu hết c c đơn vị sản xuất trong cả nước trong những năm qua chưa đ p ứng được đ i hỏi về chất lượng của thị trường xuất khẩu, giá bán nhìn chung chỉ đạt 65-75% giá chè của c c nước khác, có những mặt hàng sản xuất ra khó bán và bị tồn kho rất lâu. So sánh với chất lượng chè của những nước khác cho thấy chè xuất khẩu của ta bị khiếm khuyết ở một số điểm như: Khiếm khuyết chung: lẫn loại, không đen, chất hòa tan không cao Chè c nh: kém xoăn, lộ cẫng nâu, nước không sáng Chè mảnh: nhe, lộ râu xơ, nước tối Chè vụn: lẫn tạp chất, vị nhạt, nước tối Khuyết tật về ngoại hình: còn lẫn nhiều loại và nhiều cẫng về nội chất: lộ ngót và cao lửa Ngành nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng của nước ta từ trước tới nay vẫn thực hiện chính sách "từ đất đi lên" chứ không phải "từ thị trường đi xuống". 79 Chất lượng chế biến chè nói chung từ nhiều năm nay không tiến bộ, đôi nơi có phần giảm sút mặc dù có rất nhiều cuộc họp, chính sách nâng cao chất lượng. Tiêu chuẩn chất lượng ngành sửa đổi năm 1993, nhưng ngay từ khi ban hành đã có một số điều không phù hợp với yêu cầu thị trường. Một số đơn vị chưa quan tâm đúng mức vấn đề chất lượng, các nhà máy còn chạy theo lợi nhuận trước mắt, không để ý đến lợi ch lâu dài, chưa thấy được ích lợi trong việc nâng cao chất lượng do vậy tính ỳ c n tương đối cao. Mặc dù đã có nhiều biện pháp kiểm tra và hướng dẫn về chất lượng nhưng hiệu quả rất hạn chế. Một nguyên nhân chính tạo ra sức ỳ là các nhà m y chưa được trực tiếp tiếp cận các thông tin thị trường, Tâm lý làm ra đến đâu, chất lượng như thế nào đi nữa cũng b n được hết vẫn còn tồn tại trong nhiều đơn vị, cứ bán cho công ty lớn, cứ bán cho các công ty trách nhiệm hữu hạn lấy tiền là xong, chè đi đến đâu, kh ch hàng kêu ca như thế nào không cần biết. 3.2.1.3 Chủng loại sản phẩm xuất khẩu Nhìn chung, ngành chè đã đạt được rất nhiều tiến bộ lớn trong việc đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm chè cho xuất khẩu và đã chú ý nhiều đến việc nâng cao tỷ trọng các mặt hàng chè chất lượng cao. Trong cơ cấu chè xuất khẩu, không phải cứ có lợi thế sản xuất chè loại nào thì xuất khẩu chè loại ấy, mà ở mỗi thị trường khác nhau, nhu cầu tiêu dùng chè cũng kh c nhau. Do đó, cần phải căn cứ và xem xét nhu cầu thị trường để đưa ra và điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cho phù hợp. Bảng 3.8 Cơ cấu sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam Năm 2014 2015 2016 2017 Chè đen OTD 66,56 65,03 67,83 69,70 Chè đen CTC 4,20 5,32 1,35 4,00 Chè xanh 20,20 21,09 29,38 25,00 Các loại khác 9,04 8,56 1,89 1,30 Tổng 100 100 100 100 (Nguồn: Báo cáo của Hiệp hội chè Việt Nam) Trong cơ cấu xuất khẩu chè của Việt Nam, chè đen chiếm một tỉ trọng lớn, trung bình hơn 80%. iều này cho thấy chè đen là mặt hàng chủ lực của ngành hàng chè xuất khẩu Việt Nam. Lượng xuất khẩu chè đen của Việt Nam là rất lớn, điều 80 này có thể giải thích là do nhu cầu tiêu thụ chè đen trên thế giới lớn và do mặt hàng này lại rất phù họp với sở thích của người Châu Âu và Trung Cận ông. Chè xanh và các mặt hàng chè khác chiếm tỉ trọng không lớn và có xu hướng giảm mặc dù gần đây ta đã xuất được một lượng khá lớn chè xanh sang Trung Quốc, ài Loan, Nhật Bản,... Có thể nhận thấy một số nét ch nh trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam như sau: Thứ nhất, đã có sự đa dạng hóa sản phẩm: từ chỗ hầu như xuất khẩu phần lớn là chè đen dạng rời thì nay cơ cấu sản phẩm đã có sự góp mặt của nhiều mặt hàng như chè xanh, chè thành phẩm, ... Thứ hai, đã có sự chuyển biến rất tích cực trong cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia tăng hàm lư ng chế biến. Do có sự đầu tư ngày càng tăng nên tỷ trọng các sản phẩm giá trị gia tăng ngày càng cao, nếu như năm 2009 tỷ trọng của loại sản phẩm này chỉ chiếm khoảng chưa đến 10% trong tổng giá trị xuất khẩu thì năm 2017 đã tăng lên khoảng 17%, dần dần hạn chế việc xuất khẩu các sản phẩm dưới dạng nguyên liệu thô. Tỷ trọng giá trị gia tăng của các nhà máy chế biến đã tăng lên, điển hình là các nhà máy Mộc Châu, Long Phú,... Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng các sản phẩm sơ chế vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn. Thứ ba, công nghiệp bao bì cho ngành ch cũng đã có sự phát triển mạnh mẽ. Cho đến nay, bao bì cho sản phẩm chè không chỉ được làm từ giấy, carton mà còn làm từ sắt, gỗ,... Bao bì không những chỉ để bảo quản sản phẩm mà c n tăng tính thẩm mỹ, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Theo nhận định của Economic Inteligent Unit, thị trường chè thế giới vào những năm tới sẽ tăng về trị giá. Chủ yếu giá trị tăng của thị trường là tăng loại chè có hàm lượng giá trị gia tăng cao. C c công ty và c c quốc gia sản xuất chè rời hầu như t được hưởng lợi từ sự tăng trưởng này. Trước xu hướng này, các công ty chè của ta cần phải điều chỉnh lại cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm chè đóng gói thành phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, giống như nhiều công ty của Sri Lanka đã đón đầu được xu hướng này và đã thành công trong việc 81 sản xuất và tiêu thụ chè đóng gói thành phẩm. Tăng lượng chè đóng gói thành phẩm thương mại sẽ dẫn đến việc tăng gi bình quân chè xuất khẩu. 3.2.2 Chất lượng nguồn nguyên liệu Chất lượng nguyên liệu búp chè tươi ảnh hưởng tới 80% chất lượng sản phẩm, năng suất cây trồng quyết định tới sản lượng chè thành phẩm. ể phát triển bền vững, sản phẩm chè có chất lượng cao và có sản lượng lớn, ngành chè phải qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_nganh_hang_che_xuat.pdf
Tài liệu liên quan