Luận văn Hoạch định chiến lược phát triển cho công ty cảng dịch vụ dầu khí đến năm 2016

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ .6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA

DOANH NGHIỆP.3

1.1 Những khái niệm cơ bản về chiến lược .3

1.1.1 Khái niệm về chiến lược .3

1.1.2 Khái niệm về chiến lược phát triển .3

1.1.3 Phân loại chiến lược.5

1.1.3.1 Phân loại theo phạm vi chiến lược. 5

1.1.3.2 Phân loại theo hướng tiếp cận. 6

1.1.4 Vai trò của chiến lược phát triển đối với sự tồn tại và phát triển của

Doanh nghiệp .6

1.1.5. Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển .8

1.2 Quy trình hoạch định chiến lược .9

1.3 Phân tích các căn cứ để hình thành chiến lược .9

1.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô.10

1.3.1.1 Phân tích môi trường kinh tế . 11

1.3.1.2 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố chính trị và luật pháp. 11

1.3.1.3 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố xã hội. 12

1.3.1.4 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ. 12

1.3.2 Phân tích môi trường ngành.13

1.3.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện có. 13

1.3.2.2 Phân tích áp lực của khách hàng. 15

1.3.2.3 Phân tích áp lực của nhà cung ứng. 15

1.3.2.4 Phân tích các đối thủ tiềm ẩn. 15

1.3.2.5 Phân tích áp lực của sản phẩm mới thay thế . 16

1.3.3 Phân tích nội bộ .16

1.4. Các công cụ hoạch định chiến lược.18

1.4.1. Mô hình phân tích SWOT .18

1.4.2 Mô hình BCG (Boston Consulting Group) .22

1.4.3 Mô hình Mc. Kinsey.25

1.5 Bài học kinh nghiệm về xây dựng chiến lược phát triển .26

1.5.1 Kinh nghiệm về xác định nhiệm vụ chiến lược của tổ chức .26

1.5.2 Kinh nghiệm về thu thập thông tin và xử lý thông tin trong xây dựng

chiến lược .27

pdf115 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược phát triển cho công ty cảng dịch vụ dầu khí đến năm 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
goài như quy định về loại hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và hộ kinh doanh mà nhà đầu tư chưa được thành lập hoặc quy định về những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và địa bàn đầu tư trước mắt chỉ có các nhà đầu tư trong nước được đầu tư. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, các lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn bao gồm các lĩnh vực đầu tư theo lộ trình thực hiện cam kết quốc tế trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đây là những phân biệt cần thiết, hợp lý của một đất nước có chủ quyền và cũng là các phân biệt đối xử được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích đặc biệt của đất nước, bảo đảm an ninh và chủ quyền, bảo hộ hợp pháp nền sản xuất trong nước. Những phân biệt này được giới hạn và giảm dần theo lộ trình tại các cam kết song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia hoặc là thành viên. Về thủ tục gia nhập thị trường, Luật Đầu tư quy định nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư mới được thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong khi đó những dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn từ 15 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng (trừ dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực, ngành nghề đầu tư có điều kiện) mới phải đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư. Chỉ những dự án đầu tư có điều kiện và những dự án có quy mô vốn từ 300 tỷ đồng trở lên mới phải tiến hành thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư. Còn tất cả các dự án đầu tư trong nước khác có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư. Luật Đầu tư (chung) tạo ra những điểm hấp dẫn bằng chính việc loại bỏ những điểm kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài trong pháp luật về đầu tư nước ngoài hiện hành của Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không còn bị khống chế bởi duy nhất một loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hay bởi cách tổ chức quản lý và điều hành công ty theo cách áp đặt có lợi cho “chủ nhà”. Hơn thế nữa, các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đầu tư sẽ được áp đụng chung cho tất cả các nhà đầu tư không phân biệt quốc tịch, số lượng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện được thu hẹp một cách đáng kể và nhiều ngành dịch vụ sẽ mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty Cảng dịch vụ Dầu Khí đến năm 2016 Đỗ Xuân Dương – Luận Văn Thạc sĩ 48 Luật Dầu khí ra đời năm 1993 nhằm bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên dầu khí nhằm phát triển kinh tế quốc dân, mở rộng hợp tác với nước ngoài. Luật này quy định về hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải sử dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, an toàn cho người và tài sản, thực hiện tất cả các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm, loại trừ ngay các nguyên nhân gây ra ô nhiễm và có trách nhiệm khắc phục hậu quả do sự cố ô nhiễm môi trường gây ra. Luật Dầu khí sửa đổi bổ sung được ban hành vào tháng 6/2000 đã cải thiện rất nhiều để phù hợp với thông lệ quốc tế trong ngành công nghiệp dầu khí, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài và cả doanh nghiệp tư nhân cũng tham gia đầu tư vốn vào ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thì việc sửa đổi Luật Dầu khí là hết sức cần thiết, bởi các hợp đồng về dầu khí đã ký đến thời điểm này chỉ là những hợp đồng tại các vùng biển nước nông, có độ sâu mực nước đến 200m, chiếm khoảng 25% diện tích thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Phần diện tích còn lại chủ yếu nằm ở độ sâu từ trên 200 - 1000m đến nay vẫn chưa được thăm dò, khai thác. Do đó, nếu chúng ta không điều chỉnh những nội dung của Luật Dầu khí liên quan đến khuyến khích đầu tư vào việc thăm dò, khai thác ở những khu vực mới thì sẽ không thu hút được đầu tư nước ngoài. Ngày 12/6/2008, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 3-6-2008, có hiệu lực thi hành ngày 1-1-2009. Mục đích trực tiếp của việc sửa đổi lần này là để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các hoạt động dầu khí, đảm bảo vấn đề an ninh năng lượng cho quốc gia. So với Luật Dầu khí hiện hành thì luật sửa đổi, bổ sung có 17 điểm mới. Trong đó có một số điểm nổi bật, có tác động trực tiếp đến thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí. Chẳng hạn, trước đây Luật Dầu khí chỉ điều chỉnh đến các sản phẩm dầu khí được tích tụ trong các tầng chứa trầm tích, đá vôi hoặc đá móng nứt nẻ. Thế nhưng, theo khảo sát, hiện có rất nhiều khí metan nằm trong các vỉa than. Đây là một dạng năng lượng rất cần được thăm dò và khai thác để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt ở khu vực phía bắc, tại đồng bằng sông Hồng. Hiện Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. Theo lộ trình thời gian, các đối tác nước ngoài có quyền được “nhảy” vào lĩnh vực dịch vụ dầu khí của Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty Cảng dịch vụ Dầu Khí đến năm 2016 Đỗ Xuân Dương – Luận Văn Thạc sĩ 49 Việt Nam. Do đó, nếu không kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục hành chính thì sẽ làm yếu các doanh nghiệp Việt Nam, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ thiệt hại ngay trên sân nhà. Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi lần này chủ yếu đề cập đến vấn đề giải quyết các vướng mắc về thủ tục hành chính. Đối với những ưu đãi để khuyến khích đầu tư thì trong thời gian tới, chúng ta sẽ điều chỉnh lại một số nghị định theo hướng tạo thêm nhiều ưu đãi. Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, thì trong lần sửa đổi các nghị định sắp tới, chúng ta dự kiến nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về việc phân cấp quản lý dầu khí rõ ràng để các nhà thầu, nhà đầu tư thuận tiện trong việc xin cấp phép cũng như giải quyết những vấn đề phát sinh, tránh tình trạng phải chạy lòng vòng như hiện nay. Cũng theo dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí có đề cập đến việc bãi bỏ liên quan đến vấn đề thuế trong dầu khí. Điều này đã gặp phải sự phản đối của một số nhà đầu tư nước ngoài. Trong dự thảo luật sửa đổi lần này, Ban soạn thảo đã thống nhất bãi bỏ 5 điều (từ điều 32 -36) liên quan đến thuế. Lý do là bởi vào thời điểm ban hành Luật Dầu khí năm 1993, chúng ta chưa có đầy đủ các văn bản pháp luật về thuế. Nhưng đến thời điểm này, chúng ta đã có Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản pháp luật về thuế khác, trong đó có quy định cụ thể về thuế áp dụng đối với lĩnh vực dầu khí. Hoạt động dầu khí thực chất là hoạt động kinh tế nên phải tuân thủ các quy định của luật thuế của Nhà nước. Vì vậy, theo tôi bãi bỏ một số điều liên quan đến thuế là hợp lý và điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà đầu tư. Tóm lại: Sự thay đổi về các chính sách kinh tế, luật pháp, các văn bản luật đã ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, trong đó có ngành Dầu khí và Công ty PTSC Supply Base. Các thay đổi này vừa tạo ra những cơ hội nhưng cũng có cả những thách thức đến sự hoạch định phát triển của ngành Dầu khí nói chung và Công ty PTSC Supply Base nói riêng. 2.3.4 Phân tích ảnh hưởng của các sự kiện chính trị Sự thay đổi của các sự kiện chính trị trong nước và quốc tế đều có những ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong thời gian vừa qua những sự kiện chính trị có ảnh hưởng lớn và nổi bật nhất đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam cũng như công ty Cảng Dịch vụ Dầu khí nói riêng: Việc gia nhập WTO đã mang lại cho kinh tế Việt Nam những luồng gió mới. Đó là: nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng, nhiều mặt hàng nông nghiệp của Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty Cảng dịch vụ Dầu Khí đến năm 2016 Đỗ Xuân Dương – Luận Văn Thạc sĩ 50 Việt Nam đã được thế giới biết đến, việc cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng được đẩy mạnh hơn Nhưng theo nghiên cứu của GS Claudio Dordi - Trường Đại học Bocconi (Ý), tác động lớn nhất từ WTO đối với Việt Nam chính là môi trường pháp lý của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Uy tín của Việt Nam đã tăng lên nhờ hệ thống pháp luật quy định rõ ràng và minh bạch hơn theo sân chơi chung của WTO. Còn theo nghiên cứu của TS Lê Đăng Doanh, Chuyên gia kinh tế cao cấp, quan hệ giữa Chính phủ với khu vực kinh tế tư nhân đã có thay đổi tích cực, bằng chứng là Chính phủ thừa nhận kinh tế tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Liên quan đến hải quan - lĩnh vực được doanh nghiệp phàn nàn nhiều nhất trước khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp cho biết đã có sự cải thiện đáng kể nhờ sức ép của WTO. Đối với ngành Dầu khí, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo nhiều cơ hội để thu hút các công ty dầu khí lớn của nước ngoài tham gia đầu tư trong lĩnh vực thăm dò khai thác, chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu khí, cũng như tạo điều kiện cho các công ty Dầu khí trong nước đầu tư ra nước ngoài. Hiện nay các dự án đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ra nước ngoài tương đối lớn. Nhưng doanh thu và lợi nhuận thực sự có được của PVN chủ yếu vẫn là các dự án đầu tư, khai thác trong nước cũng như hoạt động hợp tác của PVN với các đối tác nước ngoài để thăm dò dầu khí tại Biển Đông vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tuy nhiên những năm gần đây, Trung Quốc đưa ra yêu sách đường lưỡi bò được thể hiện gồm 9 đoạn đứt khúc, tự gọi là giới hạn lãnh hải của mình làm ranh giới đòi hỏi chủ quyền và quyền chủ quyền của Trung Quốc đối với khoảng 80% diện tích của Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Điều này vi phạm trắng trợn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Không chỉ dừng lại ở tuyên bố, Trung Quốc đã ngang nhiên dùng các hành động khiêu khích để ngày càng hiện thực hóa tuyên bố vô căn cứ trên điển hình như: Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) ngày 23/06/2012 công bố mời thầu quốc tế với chín lô dầu khí nằm sâu vào thềm lục địa của VN, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà PVN đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí cùng đối tác của mình; Ngày 26/5/2012, nhóm 3 tàu hải giám của Trung Quốc ngang ngược xâm phạm vùng biển nằm hoàn toàn trong chủ quyền của Việt Nam, phá hoại thiết bị của các tàu thăm dò thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Tiếp tục ngày 30/11/2012, khi tàu Bình Minh 02 di chuyển ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ để chuẩn bị khảo sát đã bị tàu cá Trung Quốc đã chạy qua phía sau, gây đứt cáp địa chấn cách phao đuôi khoảng 25m Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty Cảng dịch vụ Dầu Khí đến năm 2016 Đỗ Xuân Dương – Luận Văn Thạc sĩ 51 Trước những hành động ngang ngược trên của Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần phản đối phía Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của VN đối với các vùng biển liên quan ở biển Đông. Yêu cầu Trung Quốc thực hiện đúng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Tại cuộc họp báo về tình hình kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cho biết: Các hoạt động hợp đồng cũng như hoạt động hợp tác của PVN với các đối tác nước ngoài để thăm dò dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà Trung Quốc mời thầu trái phép vẫn diễn ra bình thường. Hiện tại, Tập đoàn đã gửi thư cho Tổng công ty Dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và các nhà thầu đang hoạt động ở Việt Nam để tái khẳng định rằng 9 lô dầu khí mà phía Trung Quốc mời thầu đều thuộc thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc 1982. Theo đó, Tập đoàn Dầu khí vẫn đang thực hiện công tác thăm dò với 3 đối tác nước ngoài của Nga, Mỹ và Ấn Độ tại 9 lô nói trên. Hiện tại, ở khối ASEAN các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc như Philippines, Malaysia và Brunei cũng phản đối mạnh mẽ khi Trung Quốc đưa ra đường lưỡi bò tự gọi là giới hạn lãnh hải của mình. Ngoài ASEAN còn có nhiều cường quốc trên thế giới đặc biệt quan tâm đến vấn đề Biển Đông như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Nga. Biển Đông là nơi có tuyến hàng hải quan trọng, huyết mạch hàng đầu của thế giới, nó ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh kinh tế – thương mại của các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, và nhiều nước khác. Những nước trên công khai tuyên bố họ có lợi ích, lợi ích cốt lõi và mối quan tâm đặc biệt ở Biển Đông. Việc Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền của mình đối với phần lớn diện tích trên Biển Đông thực sự ảnh hưởng rất nhiều đến lợi ích về an ninh quốc phòng và kinh tế của Việt Nam. Đối với PVN cũng bị ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động, các hợp đồng của Việt Nam với các đối tác nước ngoài về thăm dò khai thác dầu khí trên Biển Đông. Tuy nhiên bằng những lập trường cứng rắn của mình và được sự ủng hộ của các nước trong khu vực cũng như các nước lớn trên thế giới, Việt Nam sẽ ngăn chặn được sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Do đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nói chung và Công ty Cảng Dịch vụ Dầu khí nói riêng vẫn hoạt động và phát triển bình thường. Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty Cảng dịch vụ Dầu Khí đến năm 2016 Đỗ Xuân Dương – Luận Văn Thạc sĩ 52 2.3.5 Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi công nghệ Trong giai đoạn hiện nay Việt Nam chưa thể tự mình sản xuất các trang thiết bị Dầu khí và hầu hết vật tư, thiết bị cho ngành thăm dò, khai thác và dịch vụ dầu khí đều phải đặt mua hoặc thuê từ nước ngoài. Ngoài ra, Dầu khí là ngành công nghiệp đặc thù nên công nghệ dầu khí ổn định trong thời gian dài, ít có sự thay đổi. Bên cạnh đó, Công ty Cảng Dịch vụ Dầu khí là đơn vị cung cấp toàn bộ các dịch vụ về cảng và hậu cần liên quan chủ yếu như Dịch vụ cầu cảng, Dịch vụ bến bãi, Dịch vụ cho thuê văn phòng tại Cảng. Nên cũng không phụ thuộc quá nhiều vào sự thay đổi công nghệ. Tóm lại: Sự thay đổi về công nghệ không ảnh hưởng nhiều đến hoạch định chiến lược phát triển của Công ty. 2.4 Phân tích môi trường ngành ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược phát triển của Công ty PTSC Supply Base 2.4.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện có Trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, điều kiện cạnh tranh đang ngày càng trở nên gay gắt. Để có thể quản trị tốt thị trường, khách hàng và mục tiêu kinh doanh của đơn vị mình, các doanh nghiệp cần xác định được đối thủ cạnh tranh một cách cụ thể và chính xác. Qua việc phân tích các đối thủ hiện tại và các đối thủ tiềm năng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể thấy được tầm quan trọng, cũng như cách xác định, nhận dạng đối thủ cạnh tranh, để từ đó giúp doanh nghiệp quản trị đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn. Trong năm 2013, thị trường dầu khí có nhiều thuận lợi cho hoạt động của Công ty Cảng Dịch vụ Dầu khí như: Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của các nhà thầu vẫn tiếp tục được duy trì với tần suất cao, một số công ty sẽ triển khai khoan thăm dò và thẩm định giếng như: Thăng Long, Côn Sơn, Lam Sơn, Vietgazprom, Chevron, Origin, Talisman, ExxonMobil nhu cầu sử dụng các dịch vụ căn cứ hậu cần của Công ty Cảng Dịch vụ Dầu khí là tương đối ổn định. Bên cạnh đó, một số dự án sẽ được triển khai như: Nhà máy Lọc dầu Long Sơn, Nghi Sơn, Nhà máy Điện Long Phú cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế (logistics và forwarding) của công ty. Tuy nhiên, để có thể tập trung làm rõ việc hoạch định chiến lược cho lĩnh vực dịch vụ chủ yếu và quan trọng nhất của Công ty, trong phần phân tích đối thủ cạnh tranh và trong khuôn khổ của luận văn của mình, tôi lựa chọn việc tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh của loại hình dịch vụ cung ứng dịch vụ cầu cảng, bến Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty Cảng dịch vụ Dầu Khí đến năm 2016 Đỗ Xuân Dương – Luận Văn Thạc sĩ 53 bãi,dịch vụ cho thuê văn phòng tại cảng phục vụ cho các nhà thầu trong nước và ngoài nước hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam và khu vực ASEAN – lĩnh vực chủ yếu và quan trọng nhất của Công ty PTSC Supply Base. Tổng hợp lại tôi xin được đưa ra 2 đối thủ cạnh tranh điển hình để làm cơ sở so sánh khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường cảng dịch vụ dầu khí như sau:  Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro (VSP): VSP là một liên doanh lớn nhất về khai thác dầu khí tại Việt Nam, đồng thời các Công ty Dịch vụ trực thuộc cũng được trang bị các thiết bị hiện đại nhất phục vụ cho công tác khai thác dầu khí, khảo sát và sửa chữa các công trình dầu khí biển, dịch vụ vận tải biển và công tác lặn, quản lý và khai thác các công trình khí... Cảng Vietsovpetro là thành viên của liên doanh VSP, một trong những Cảng chuyên dụng lớn có tầm cỡ ở Việt Nam với tổng chiều dài 1.400m, được chia thành 10 cầu, trong đó có 1 bến nhô dài 150m có thể tiếp nhận tàu 10.000 tấn với mớn nước tối đa 8m. Cảng có hệ thống kho kín với diện tích: 22.003m2, kho bán mái 1.000m2 và hệ thống bãi cảng trên 45.000m2 nằm trong phạm vi căn cứ dịch vụ tổng hợp trên bờ của xí nghiệp liên doanh. Công nghệ vận chuyển khá hiện đại bao gồm: 01 cần cẩu của Đức có sức nâng 32 tấn với công nghệ mới và hiện đại: sức nâng 30 tấn trên mọi tầm với; Sửa chữa phần mềm vi mạch bằng điều khiển từ xa (từ Công ty mẹ ở Đức) thông qua vệ tinh; 02 cẩu chân Đế với sức nâng tương ứng 10 tấn và 24 tấn; 07 xe nâng với sức nâng 2,0 tấn đến 3,5 tấn; hệ thống bơm hoá phẩm rời xuống tàu có 5 Silô, công suất bơm đạt 50 tấn/ca. Tuy nhiên, Cảng VSP Với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là làm dịch vụ Cảng & cung ứng vật tư thiết bị cho các đơn vị trong Liên doanh Việt Nga nên chưa làm dịch vụ cho các đơn vị bên ngoài.  Công ty Cổ phần kết cấu Kim loại và Lắp máy dầu khí (PVC-MS): Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là doanh nghiệp xây lắp chủ lực của ngành Dầu khí, với trình độ quản lý và công nghệ mang tầm quốc tế trong xây lắp chuyên ngành Dầu khí và các công trình công nghiệp dân dụng quy mô lớn. Công ty Cổ phần Kết cấu kim loại và Lắp máy Dầu khí (PVC-MS) là một thành viên của PVC được thành lập từ năm 1983. Ngày 30/5/2012, Chủ tịch Hiệp hội Cảng biển Việt Nam đã ký quyết định công nhận Công ty Cổ phần kết cấu Kim loại và Lắp máy dầu khí (PVC-MS) là hội viên Hiệp hội Cảng biển Việt Nam. Cảng PVC-MS có diện tích 23ha, đã hoàn thành giai đoạn một 12 ha. Hệ thống cầu cảng dài 142m có thể đón tiếp được tàu lên đến 10.000 DWT. Với lĩnh Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty Cảng dịch vụ Dầu Khí đến năm 2016 Đỗ Xuân Dương – Luận Văn Thạc sĩ 54 vực hoạt động chính là chế tạo, lắp đặt thiết bị và kết cấu thép chuyên ngành dầu khí. Do đó cảng PVC-MS được trang bị các thiết bị hiện đại bao gồm: 02 cẩu bánh xích sức nâng 135T – 275T; 02 cẩu thủy lực sức nâng 50T – 70T; 02 cẩu bánh lốp sức nâng 30T – 50T; ngoài ra còn nhiều xe nâng và xe tải đời mới. Đảm bảo hạ thủy khối kết cấu giàn khoan tới 10.000/tấn. Tuy nhiên do mới đi vào khai thác hoạt động và đặc thù công việc chủ yếu là chế tạo, lắp đặt thiết bị và kết cấu thép chuyên ngành dầu khí nên cũng chưa tạo được uy tín cũng như thu hút được các nhà Thầu trong và ngoài nước đến thuê các kho tàng, bến bãi, văn phòng làm căn cứ phục vụ các nhu cầu khác của khách hàng. 2.4.1.1 Chọn tiêu chí để đánh giá đối thủ cạnh tranh Là loại hình dịch vụ khá đặc biệt và có tính chuyên ngành sâu nên các tiêu chí để đánh giá khả năng cạnh tranh của loại hình dịch vụ này cũng không giống với các ngành sản xuất hoặc dịch vụ khác. Trên thực tế, để có thể đánh giá được khả năng cạnh tranh của loại hình dịch vụ cung cấp cảng dịch vụ dầu khí giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, tôi đưa ra các tiêu chí chính sau:  Kinh nghiệm quản lý: khả năng quản lý và điều hành hoạt động của cảng.  Các loại hình dịch vụ đa dạng: Có đầy đủ nguồn lực (nhân lực, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất) để thực hiện các yêu cầu trọn gói của khách hàng.  Kỹ năng làm việc, ý thức của người lao động: Trình độ tay nghề, kinh nghiệm và ý thức làm việc của nhân sự cho khách hàng.  Chỉ số an toàn: Các số liệu thống kê các tình trạng đảm bảo an toàn khi làm việc, duy trì hoạt động an toàn của công ty, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về an toàn, sức khỏe và môi trường theo luật định, của công ty và khách hàng.  Chi phí quản lý và chi phí các dịch vụ trọn gói hỗ trợ sản xuất (Cảng biển, thiết bị, nhân lực, catering, bảo hiểm, tài chính, đào tạo an toàn...)  Mạng lưới marketing: khả năng marketing giới thiệu được năng lực và hình ảnh của doanh nghiệp đến với khách hàng trong và ngoài nước. Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty Cảng dịch vụ Dầu Khí đến năm 2016 Đỗ Xuân Dương – Luận Văn Thạc sĩ 55 Bảng 2.5 Cách tính điểm các tiêu chí đánh giá vị thế cạnh tranh của Công ty PTSC Supply Base so với các đối thủ khác trong lĩnh vực cung cấp cảng dịch vụ dầu khí Nghiên cứu mức độ hơn kém theo từng tiêu chí, tôi đưa ra cách tính điểm theo từng tiêu chí như sau: Kinh nghiệm quản lý: khả năng quản lý và điều hành hoạt động cảng. Tiêu chí đánh giá Điểm Kinh nghiệm quản lý và điều hành hoạt động cảng chuyên nghiệp, linh hoạt và cơ động, tạo được sự tin tưởng làm hài lòng khách hàng. 5 Kinh nghiệm quản lý và điều hành hoạt động cảng chuyên nghiệp, linh hoạt và cơ động, khách hàng chấp nhận được. 3 Kinh nghiệm quản lý và điều hành hoạt động cảng chưa chuyên nghiệp, linh hoạt và cơ động. 1 Các loại hình dịch vụ đa dạng: Có đầy đủ nguồn lực (nhân lực, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất) để thực hiện các yêu cầu trọn gói của khách hàng. Tiêu chí đánh giá Điểm Có đầy đủ nguồn lực (nhân lực, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất) để thực hiện các yêu cầu trọn gói của khách hàng. 5 Nguồn lực khá mạnh, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu của khách hàng. 3 Nguồn lực còn thiếu, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ trong các yêu cầu công việc của khách hàng. 1 Kỹ năng làm việc, ý thức của người lao động: Trình độ tay nghề, kinh nghiệm và ý thức làm việc của nhân sự đối với các dịch vụ làm việc cho khách hàng. Tiêu chí đánh giá Điểm Trình độ tay nghề lao động cao, kinh nghiệm lâu năm và ý thức làm việc tốt, tác phong chuyên nghiệp 5 Trình độ tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm nhưng ý thức làm việc của nhân sự chưa tốt, còn có sự phàn nàn từ khách hàng 3 Trình độ tay nghề, kinh nghiệm khá, tuy nhiên ý thức làm việc của nhân sự còn yếu, thường xuyên bị khách hàng phàn nàn 1 Chỉ số an toàn: Tiêu chí đánh giá Điểm Các số liệu thống kê về công tác quản lý an toàn có kết quả tốt như: không có tai nạn chết người, không tổn thất về tài sản, số tai nạn làm mất giờ làm việc ít, số giờ người làm việc cao, đảm bảo cảng hoạt động an toàn, không có sự cố. 5 Không có tổn thất về người và tài sản, tuy nhiên có tai nạn làm mất 3 Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty Cảng dịch vụ Dầu Khí đến năm 2016 Đỗ Xuân Dương – Luận Văn Thạc sĩ 56 giờ làm việc, có tai nạn lao động nhẹ nhưng vẫn đảm bảo cảng hoạt động tốt Thời gian làm việc bị mất hoặc ngưng trệ nhiều do tai nạn xảy ra, có tổn thất về người hoặc tài sản 1 Chi phí quản lý và chi phí các dịch vụ trọn gói hỗ trợ sản xuất (Cảng biển, catering, kho bãi, bảo hiểm, tài chính, đào tạo an toàn...) Tiêu chí đánh giá Điểm Chi phí quản lý và chi phí các dịch vụ trọn gói hỗ trợ sản xuất ở mức thấp 5 Chi phí quản lý và chi phí các dịch vụ trọn gói hỗ trợ ở mức trung bình 3 Chi phí quản lý và chi phí các dịch vụ trọn gói hỗ trợ ở mức cao 1 Mạng lưới marketing: khả năng marketing giới thiệu được năng lực và hình ảnh của doanh nghiệp đến với khách hàng trong và ngoài nước. Tiêu chí đánh giá Điểm Khả năng marketing giới thiệu được năng lực và hình ảnh của doanh nghiệp đến với khách hàng trong và ngoài nước, được nhiều khách hàng trên toàn cầu biết đến. 5 Khả năng marketing giới thiệu được năng lực và hình ảnh của doanh nghiệp đến với khách hàng trong và ngoài nước, tuy nhiên mới chỉ được khách hàng trong khu vực biết đến. 3 Chưa có khả năng marketing giới thiệu được năng lực và hình ảnh của doanh nghiệp đến với khách hàng, mới chỉ có một số khách hàng trong nước biết đến. 1 (Nguồn: Phòng Kế hoạch Đầu tư công ty Cảng Dịch vụ Dầu khí) 2.4.1.2 Đánh giá đối thủ cạnh tranh Để có thể đánh giá số điểm của từng công ty, tác giả ngoài việc tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong ngành dầu khí cũng như khách hàng (Danh sách các chuyên gia tại phụ lục 1), xi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273140_3326_1951343.pdf
Tài liệu liên quan