Luận văn Hoạch định chiến lược phát triển cho công ty TNHH TMĐ đến năm 2015

MỤC LỤC .1

LỜI CAM ĐOAN.4

LỜI CẢM ƠN.5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .6

DANH MỤC CÁC BẢNG.7

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.8

PHẦN MỞ ĐẦU.7

1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI .9

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .10

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.10

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .11

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

DOANH NGHIỆP.12

1.1 KHÁI NIỆM HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC.12

1.1.1 Chiến lược kinh doanh .12

1.1.2. Hoạch định chiến lược kinh doanh.15

1.1.3. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh.16

1.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH PHỤC VỤ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC .19

1.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp.19

1.2.2. Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp .29

1.3. CÔNG CỤ PHỤC VỤ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.33

1.3.1. Các công cụ xây dựng chiến lược .33

1.3.2. Các loại hình chiến lược kinh doanh.39

1.3.3. Lựa chọn chiến lược kinh doanh .43

1.4. CÁC HƯỚNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC .43

pdf126 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược phát triển cho công ty TNHH TMĐ đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục tiêu chất lượng rõ ràng Ban lãnh đạo Công ty có kinh nghiệm quản lý và năng động trong điều hành Qua các chương trình này, Công ty TNHH TMĐ được các nhà sản xuất chứng nhận về trình độ và khả năng lắp đặt, hướng dẫn sử dụng và bảo hành thiết bị công nghệ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Công ty TNHH TMĐ có quan hệ hợp tác kinh tế, kỹ thuật với các trung tâm kỹ thuật khoa học chuyên ngành và một số Công ty giàu kinh nghiệm trong nước, đang hợp tác với các Công ty ngoài nước nhằm không ngừng nâng cao kỹ thuật và đổi mới Công nghệ. Mục tiêu của Công ty là: Luôn đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng vì sự ủng hộ của khách hàng là động lực để chúng tôi có thể phát triển trên con đường mà chúng tôi đã lựa chọncòn có nhiều cộng tác viên chuyên môn trong nhiều ngành nghề khác nhau, Các hoạt động dịch vụ khoa học kỹ thuật của Công ty được hỗ trợ bởi các cộng tác viên trong nước và nhiều chuyên gia nước ngoài. Mục tiêu của công ty trong việc đào tạo cán bộ, hợp tác với các công nghệ tiên tiến nhất trên mọi lĩnh vực. 2.1.3 Ngành nghề kinh doanh 2.1.3.1 Ngành nghề kinh doanh chính. Ngành, nghề kinh doanh chính: - Thiết kế đường dây tải điện và trạm biến áp đến 110 kV; - Xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 110 kV; - Giám sát thi công các công trình điện đến 110 kV; - Thi công hệ thống chống sét cho đường dây và trạm biến áp đến 220 kV; - Tư vấn, thiết kế giải pháp kỹ thuật và phần mềm chuyên dụng, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện, tự động hóa và đo lường điều khiển; - Thi công, xây dựng, hoàn thiện và lắp đặt thiết bị cho các công trình điện, tự động hóa, đo lường điều khiển trong công nghiệp và dân dụng; Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty TNHH TMĐ đến năm 2015  Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh – Học viên: Vũ Mạnh Hiển   Trang 52  - Mua bán, sản xuất, chế tạo, lắp ráp đối với các thiết bị điện, tự động hóa, đo lường điều khiển, máy móc công nghiệp, thiết bị thí nghiệm, đo lường 2.1.3.2 Sản phẩm chính của công ty Sản phẩm của công ty là các thiết bị điện cao thế, trung thế và hạ thế. Các khách hàng mà công ty hướng tới là các Tổng công ty và Công ty thuộc EVN, khu công nghiệp, các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài. Một số hình ảnh về sản phẩm của công ty: Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty TNHH TMĐ đến năm 2015  Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh – Học viên: Vũ Mạnh Hiển   Trang 53  Hình 2. 1. Một số sản phẩm của Công ty TNHH TMĐ 2.1.4. Một số dự án tiêu biểu Sau 08 năm hình thành và phát triển, công ty đã đạt được nhiều thành tựu nhất định và có nhiều mối quan hệ với nhiều khách hàng và đối tác. Công ty cũng đã thực hiện thành công nhiều dự án, và một số dự án tiêu biểu của công ty có thể kể đến như sau: Bảng 2. 2. Danh sách dự án tiêu biểu TT Tên công trình Chủ đầu tư Nội dung công việc Tổng mức đầu tư 1 Nâng công suất MBA T1 - 25MVA lên 40 MVA trạm 110kV Võ Cường - Bắc Ninh - Năm 2009 Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc (NGE) Khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, lập hồ sơ mời thầu 515.000.000 2 Nâng công suất MBA T1 - 16MVA lên 25 MVA trạm 110kV Nghĩa Lộ - Yên Bái - Năm 2009 Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc (NGE) Khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, lập hồ sơ mời thầu 173.000.000 3 Cung cấp tủ điện hạ thế - Năm 2009 Công ty TNHH Công nghệ TM Minh Anh Cung cấp thiết bị 643.335.000 4 Cung cấp chống sét van, Cầu dao các loại - Năm 2009 Công ty TNHH TM & Đầu tư Xây dựng GMC Việt Nam Cung cấp thiết bị 612.999.530 Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty TNHH TMĐ đến năm 2015  Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh – Học viên: Vũ Mạnh Hiển   Trang 54  5 Đường dây 35kV và TBA 2x1600kVA-35/0,4kV cấp điện cho Nhà máy khai thác chế biến đá, sản xuất vôi công nghiệp và bột nhẹ tại phường Đông Sơn - thị xã Bỉm Sơn - tỉnh Thanh Hóa - Năm 2010 Công ty CP kinh doanh kim khí Hải Phòng Cung cấp vật tư thiết bị và xây lắp 3.380.000.000 6 Cung cấp, lắp đặt thiết bị và xây dựng trạm biến áp tăng 6,3/38,5 và đường dây 35kV dự án Thủy điện Nậm Mở 3 - Năm 2011 Công ty lưới điện cao thế miền Bắc Cung cấp vật tư thiết bị 3.282.329.600 7 Cung cấp tủ điều khiển, Hộp nối cáp, đầu cáp - Năm 2011 Công ty TNHH TM & Đầu tư xây dựng GMC VN Cung cấp vật tư thiết bị 765.600.000 8 Hạng mục SCL năm 2011: Trạm 110kV Cửa Lò Công ty lưới điện cao thế miền Bắc Cung cấp tủ cầu dao phụ tải 266.640.000 9 Hạng mục SCL năm 2011: Trạm biến áp 110kV Gò Đầm Công ty lưới điện cao thế Miền Bắc Cung cấp vật tư thiết bị 882.420.000 10 Hạng mục SCL năm 2012: Trạm biến áp 110kV Phố Cao Công ty lưới điện cao thế Miền Bắc Cung cấp vật tư thiết bị 834.768.000 11 Hạng mục SCL năm 2012: Trạm biến áp 110kV Sơn La. Công ty lưới điện cao thế Miền Bắc Cung cấp vật tư thiết bị 997.700.000 12 Dự án: Mở rộng, cải tạo trạm biến áp 110kV cấp điện cho KCN Thăng Long II, Phố Nối, Hưng Yên (Giai đoạn 2) - Năm 2012 Tổng Công ty điện lực Miền Bắc Mua sắm thiết bị 62.806.700.000 Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty TNHH TMĐ đến năm 2015  Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh – Học viên: Vũ Mạnh Hiển   Trang 55  13 Hạng mục: Khắc phục sự cố do cơn bão số 8 năm 2012 gây ra Công ty lưới điện cao thế Miền Bắc Mua sắm thiết bị 1.199.869.000 14 Dự án: Nâng cấp công suất MBA T1 trạm biến áp 110kV Tiền Hải – Năm 2012 Công ty lưới điện cao thế Miền Bắc Mua sắm vận chuyển cáp lực và thiết bị 1.524.446.000 Nguồn: Phòng hành chính công ty Như vậy có thể thấy công ty đã đạt được một số thành tự nhất định tuy nhiên công ty vẫn chưa có được nhiều dự án để có thể phát triển mạnh mẽ. 2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG BÊN NGOÀI CÔNG TY 2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô 2.2.1.1. Môi trường chính trị, pháp luật Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị ổn định, các quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước tương đối nhất quán. Đây chính là những yếu tố hấp dẫn và thu hút sự đầu tư ở cả trong và ngoài nước. Nhìn chung, chính sách của nhà nước trong những năm qua có nhiều cơ chế khuyến khích và ưu đãi đầu tư, miễn giảm thuế suất các loại. Tuy vậy, một số luật định chưa hoàn thiện, còn có sự chồng chéo làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh gặp không ít khó khăn. Luật doanh nghiệp ban hành và có hiệu lực từ năm 2000 đã đánh dấu bước đột phá về khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực tư nhân, các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cổ phần hóa, các doanh nghiệp nhà nước cũng vào cuộc thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao động. Môi trường cạnh tranh cũng vì vậy mà sôi nổi hơn. Đây là một thách thức đối với Công ty trong giai đoạn đầu của sự đổi mới. Chính sách mở cửa, xu hướng hội nhập hiện nay cho phép Công ty có nhiều cơ hội tiếp xúc với các tiến bộ về công nghệ, tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu máy Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty TNHH TMĐ đến năm 2015  Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh – Học viên: Vũ Mạnh Hiển   Trang 56  móc thiết bị thích hợp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. . Mặt khác Công ty lại có nhiều cơ hội tiếp xúc với khá nhiều nhà đầu tư, thuận lợi cho quá trình liên doanh liên kết - đây là mục tiêu mà Công ty đang vươn tới trong chặng đường phát triển hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập quốc tế, việc tham gia AFTA và cam kết cắt giảm thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu kể từ 2006 cũng là yếu tố khiến cho hàng hóa nhập khẩu tràn vào thị trường Việt Nam và cạnh tranh với hàng hóa sản xuất trong nước; Ngoài ra đây cũng là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, Công ty sẽ gặp nguy cơ bị cạnh tranh bởi các nhà đầu tư nước ngoài trên cùng một lãnh vực sản xuất. Như vậy có thể thấy thị trường thiết bị điện trong thời gian tới năm 2015 sẽ còn rất hấp dẫn, và đây chính là cơ hội cho công ty kinh doanh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên ta cũng có thể nhận thấy nhiều nguy cơ đến từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và hàng hóa từ nước ngoài bởi chính sách mở cửa của Nhà nước. 2.2.1.2. Môi trường kinh tế Trong những năm vừa qua nền kinh tế trong nước gặp vô vàn khó khăn trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp trong nước rất vất vả trong việc tiếp cận nguồn vốn, tìm kiếm việc làm, đã có hàng ngàn doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc giải thể. Tình hình tài chính từ năm 2012 trở lại đây có nhiều bất ổn, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng: - Số lượng dự án đầu tư mới & mở rộng của ngành điện giảm - Số lượng & quy mô của các dự án đầu tư xây dựng, mở rộng nhà máy công nghiệp giảm. - Dự án đầu tư xây dựng tòa nhà văn phòng giảm về quy mô. Do số lượng khách hàng & quy mô đầu tư của khách hàng giảm. Tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2012 của Việt Nam đạt mức 5,03%, theo công bố tại cuộc họp báo ngày 24/12/2012 của Tổng cục Thống kê. Mức này thấp hơn đáng kể so với dự báo gần nhất là 5,2 - 5,3%. Cụ thể, GDP quý I tăng 4,64%, quý II tăng 4,80%, quý III tăng 5,05% và quý IV tăng 5,44%. Bảng 2. 3. Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2010-2012 Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty TNHH TMĐ đến năm 2015  Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh – Học viên: Vũ Mạnh Hiển   Trang 57  Năm 2010 2011 2012 2013(dự kiến) Tỷ lệ tăng trưởng (%) 6,78 5,89 5,03 5,5 Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2010, 2011 và 2012 Như vậy có thể nhận thấy nền kinh tế của Việt Nam cũng đang trong giai đoạn khó khăn. Các khoản đầu tư công của nhà nước có xu hướng giảm, sức mua của xã hội cũng đang giảm, điều này có thể sẽ dẫn đến việc cạnh tranh thị trường của các doanh nghiệp khác với Công ty TNHH TMĐ dẫn đến việc giảm giá sản phẩm. Về chỉ số lạm phát những năm gần đây diễn biến khá phức tạp, được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: Bảng 2. 4. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2010-2012 Năm 2010 2011 2012 Tỷ lệ lạm phát (%) 11,75 18,13 6,81 Nguồn: Tổng cục thống kê Dự báo trong thời gian tới tỉ lệ lạm phát của Việt Nam sẽ giảm và tới năm 2015 chỉ còn 5%. Điều này cũng có thể là một điều yên tâm cho doanh nghiệp khi không bị chịu nhiều áp lực từ chi phí vật liệu đầu vào. Tuy nhiên việc tăng lương cơ bản và kế hoạch tăng lương cơ bản cũng sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp khi bị sức ép tăng lương từ người lao động. Về lãi suất đã có xu hướng giảm trong những năm gần đây do dó các doanh nghiệp có thể giảm thiểu từ các chi phí trong hoạt động tài chính đảm bảo lợi nhuận tốt hơn. Tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn trong thời gian gần đây và thời gian tiếp theo gặp khó khăn do thủ tục hành chính và những yêu cầu khắt khe hơn đến từ các ngân hàng. 2.2.1.3. Môi trường tự nhiên Các yếu tố tự nhiên như khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, nguồn năng lượng, môi trường tự nhiên là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp và các doanh nghiệp. Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty TNHH TMĐ đến năm 2015  Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh – Học viên: Vũ Mạnh Hiển   Trang 58  Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới, nóng, ẩm, trong khi các thiết bị chính trong sản xuất lắp ráp tủ bảng điện (khoảng 55%) được nhập khẩu từ châu âu Đức, ý, Pháp,... Vì vậy nhiệt độ môi trường làm việc, nhiệt độ tối đa chịu đựng của thiết bị là yếu tố rất quan trọng & nó ảnh hưởng rất lớn đến giá thành thiết bị. Vì khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, độ ẩm cao nên ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của thiết bị điện. Do đó trong quá trình sản xuất và kinh doanh cần phải đảm bảo chất lượng & độ bền của sản phẩm, giữ được uy tín cũng như thương hiệu sản phẩm. Luật lệ và dư luận xã hội đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ ngày càng nghiêm ngặt các chuẩn mực môi trường, đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp phải gắn với sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Môi trường tự nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình làm việc cũng như tuổi thọ của sản phẩm, nó ảnh hưởng đến quá trình bảo hành cũng như thương hiệu của Công ty TNHH TMĐ 2.2.1.4. Môi trường văn hoá - xã hội Trong thời mở cửa, người dân có nhiều cơ hội giao lưu với nhiều luồng văn hóa khác nhau trên thế giới; đón nhận những xu hướng, lối sống của một nền công nghiệp hiện đại. Nhu cầu ngày nay tăng nhanh, quan niệm không chỉ là "ăn no mặc ấm" nữa mà chuyển dần sang "ăn ngon mặc đẹp". Do vậy yêu cầu đối với mọi thứ hàng hóa là đẹp, chất lượng. Đặc biệt nhu cầu sử dụng các sản phẩm tủ bảng điện có chất lượng cao rất lớn và phải đáp ứng đủ các chức năng: tính thẩm mỹ, độ bền, tích hợp nhiều chức năng trong 1 hệ thống. Tuy nhiên tâm lý sính hàng ngoại còn tồn tại nhất là với các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài đó cũng là một trong những trở ngại trong công tác tiêu thụ sản phẩm của các công ty trong nước nói chung cũng như các sản phẩm của Công ty TNHH TMĐ. 2.2.1.5. Môi trường khoa học công nghệ Trong thời gian gần đây, tốc độ phát triển khoa học công nghệ đã đạt ở mức vũ bão, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng, thúc đẩy quá trình sản xuất và thương mại trên thế giới. Chính vì thế Nhà Nước khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại bằng chính sách thuế ưu đãi. Và chính từ những sự đầu tư Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty TNHH TMĐ đến năm 2015  Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh – Học viên: Vũ Mạnh Hiển   Trang 59  của doanh nghiệp cho công nghệ mới sẽ kéo theo nhu cầu mới về trình độ đối với người lao động. Và tất yếu nền giáo dục cũng phải cải tiến và phát triển để đảm bảo tương quan với sự phát triển của công nghệ. Chính điều này cũng giúp cho việc nghiên cứu, phát triển các thiết bị đào tạo để đáp ứng được nhu cầu xã hội. Tuy nhiên điều này cũng sẽ là áp lực đối với các doanh nghiệp khi phải đầu tư cho việc phát triển sản phẩm mới và sự cạnh tranh bởi sản phẩm đến từ các nước tiên tiến. Trong những năm qua đối với thị trường tủ bảng điện có sự cạnh tranh quyết liệt do có nhiều nhà cung cấp nhỏ lẻ, nhà cung cấp thời vụ trong lĩnh vực tủ hạ thế, tủ công nghiệp & sự cạnh tranh về giá cả cũng như công nghệ từ trực tiếp các hãng sản xuất lớn trên thế giới như ABB, Siemens, Schneider, LS, GE, . . . Do đó các công ty sản xuất và kinh doanh thiết bị điện đều không ngừng nghiên cứu cải tiến, mua công nghệ từ hãng sản xuất lớn trên thế giới để tăng tính cạnh tranh với các dòng sản phẩm cao cấp & không ngừng tìm kiếm các nguồn cung cấp thiết bị để canh tranh về giá cả với các dòng sản phẩm giá rẻ. Như vậy sự phát triển về khoa học công nghệ chính tạo ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp kinh doanh trong ngành, tuy nhiên nó đòi hỏi sự cố gắng nhất định từ chính doanh nghiệp đó khi phải tiêu hao nguồn lực cho việc thay đổi và phát triển những sản phẩm mới. 2.2.1.6. Môi trường quốc tế, toàn cầu Các hoạt động kinh doanh các sản phẩm của Công ty hiện nay chủ yếu diễn ra trong nước. Tuy nhiên môi trường quốc tế cũng có ảnh hưởng đến Công ty trên hai khía cạnh tích cực và tiêu cực: Công ty tiếp thu được công nghệ tiên tiến từ môi trường quốc tế nhưng cũng bị cạnh tranh gay gắt bởi sản phẩm nhập khẩu của môi trường này đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO. Hiện nay vật tư thiết bị cung cấp cho thị trường điện nói chung là được nhập khẩu từ nước ngoài mà chủ yếu là một số hăng sản xuất lớn trên thế giới. V́ vậy giá thành của sản phẩm vào giá vật tư thiết bị nhập từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, có thể nói việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần của thị trường tủ bảng điện cũng chính là cuộc chiến giữa các hãng sản xuất lớn trên thế giới. Các nhà sản xuất được Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty TNHH TMĐ đến năm 2015  Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh – Học viên: Vũ Mạnh Hiển   Trang 60  sự ủng hộ của các hãng sản xuất nước ngoài sẽ có lợi thế canh tranh lớn, các công ty không được sự ủng hộ của các hãng sản xuất sẽ không .có lợi thế cạnh tranh. 2.2.2. Phân tích môi trường ngành 2.2.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh Trong những năm qua, kể từ khi nhà nước xóa bỏ cơ chế bao cấp, áp dụng cơ chế thị trường khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới thì các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng nhiều. Các đối thủ cạnh tranh với đủ quy mô từ lớn tới nhỏ, với một cơ chế linh hoạt đã chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh chóng. Qua các phân tích ta có thể thấy thị trường Thiết bị điện trên cả nước là rất lớn và có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên Công ty TNHH TMĐ chủ yếu tập trung tại thị trường miền bắc, do vậy việc phân tích các đối thủ cạnh tranh chỉ chọn lựa các đối thủ lớn trực tiếp cạnh tranh với mình tại thị trường mà mình hướng tới. a. Công ty Cổ phần phát triển kỹ thuật công nghệ EDH Công ty Cổ phần phát triển kỹ thuật công nghệ EDH ( gọi tắt là Công ty EDH) thành lập từ năm 1995. Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty EDH: - Kinh doanh thiết bị điện cao thế, trung thế và hạ thế - Sản xuất tủ bảng điện cung cấp cho các ngành công nghiệp, nhà máy, tòa nhà và trạm biến áp đến 500kV. - Tư vấn, thiết kế các công trình điện đến 110kV - Xây lắp các công trình điện đến điện áp 110kV Công ty EDH là một trong những công ty nắm giữ thị phần tương đối lớn trong thị trường thiết bị điện đến 110kV, ngoài ra họ còn có tiềm lực về tài chính và con người và công cụ sản xuất. Cụ thế như sau: Bảng 2. 5. Doanh số bán hàng và cung cấp dịnh vụ của Công ty EDH Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty TNHH TMĐ đến năm 2015  Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh – Học viên: Vũ Mạnh Hiển   Trang 61  Doanh số sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ (tỷ đồng) 300 550 700 Nguồn: phòng kinh doanh Với doanh số bán hàng năm 2012 khoảng 700 tỷ VNĐ, đây là một con số lớn so với các công ty trong lĩnh vực nói chung và đối với Công ty TNHH TMĐ nói riêng. Ngoài ra doanh thu của họ đã tăng rất nhanh trong 03 năm gần đây và so với năm 2010 thì năm 2012 tăng 2,5 lần, như vậy có thể thấy thị phần trong ngành của họ tăng nhanh trong thời gian gần đây, và họ cũng mở rộng kinh doanh tại các khu vực miền Trung và miền Nam. Ngoài năng lực về tài chính tương đối tốt, Công ty EDH còn sở hữu một nguồn nhân lực tốt và nhà xưởng phục vụ sản xuất thiết bị điện với hệ thống máy móc hiện đại, sản xuất các thiết bị điện như: trạm hợp bộ, tủ trung thế, tủ hạ thế, tủ điều khiển b. Công ty cổ phần đầu tư và thương mại HK Công ty cổ phần đầu tư và thương mại HK ( Công ty HK) thành lập năm 2006 đang hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: Cung cấp vật tư thiết bị điện cho đường dây và trạm đến 500kV. Hiện nay, Công ty HK đang cung cấp vật tư thiết bị điện trung - cao thế cho các dự án trong và ngoài ngành điện và xây lắp đường dây và trạm biến áp , lắp đặt hệ thống phân phối, truyền tải điện cho ngành điện. Sản phẩm được Công ty HK cung cấp với chất lượng cao của các công ty và hãng uy tín trên thế giới mà công ty đã lựa chọn để cung cấp như: Sứ cách điện thuỷ tinh, sứ cách điện polymer; Cáp quang OPGW (12 hoặc 24 sợi), phụ kiện đường dây và thiết bị đấu nối; Tủ trung thế, máy cắt Recloser; Cầu chì tự rơi; Aptomat; Chống sét van; Hộp đầu cáp - hộp nối cáp; v.v Bên cạnh đó Công ty HK còn có đội ngũ cán bộ chuyên gia, công nhân lành nghề, sản phẩm do công ty nghiên cứu và sản xuất cho lưới điện hạ thế như: ghíp nhựa dùng cho cáp vặn xoắn, kẹp xiết, kẹp treo, kẹp cực cầu chì rơi .. đạt chất lượng cao tương đương hàng các nước phát triển, giá thành hợp lý, được các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ, chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng. Công ty HK là một trong những Công ty có uy tín cung cấp thiết bị điện nhập khẩu đa dạng có chất lượng ổn định và giá thành rẻ hơn so với các công ty khác, Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty TNHH TMĐ đến năm 2015  Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh – Học viên: Vũ Mạnh Hiển   Trang 62  đây cũng là thế mạnh của họ trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác. Do đó họ cũng có một lượng khách hàng lớn và chiếm thị phần tương đối lớn với doanh thu khoảng 200 tỷ VNĐ trong năm 2012. Bảng 2. 6. Doanh số bán hàng và cung cấp dịnh vụ của Công ty Cổ Phần đầu tư và thương mại HK Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ (tỷ đồng) 100 150 200 Nguồn: phòng kinh doanh Về năng lực, Công ty HK có nhà xưởng và kho bãi lớn với nhiều lao động sản xuất do đó họ cũng có thể chủ động trong việc cung cấp sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. c. Công ty Cổ phần Vinaelectric Công ty cổ phần Vinaelectric (VNEC) được thành lập năm 2008 là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và sản xuất thiết bị điện. Với đội ngũ kỹ sư và chuyên viên có nhiều kinh nghiệm làm việc trong ngành công nghiệp điện. Chúng tôi luôn luôn nỗ lực để mang lại những giá trị lớn nhất cho khách hàng bằng những sản phẩm do chính chúng tôi sản xuất hoặc lựa chọn sản phẩm của các nhà sản xuất danh tiếng trên thế giới để cung cấp và hỗ trợ lắp đặt cho khách hàng. Sản phẩm chính bao gồm: - Đầu cáp, hộp nối, đầu Teeplug và Elbow 0,4/12/24/36/110kV - Tủ máy cắt hợp bộ phân khoang và tủ khung 7,2/12/24/36kV - Tủ cầu dao trung thế hợp bộ (RMU) 7,2/12/24/36kV - Trạm biến áp hợp bộ kiosk 7,2/12/24/36kV - Tủ máy cắt hạ thế ,tủ tầu thủy và tủ điều khiển bảo vệ trạm 7,2/24/36/110/220kV - Tư vấn, thiết kế và thi công các công trình điện 0,4/7,2/12/24/36kV Thị phần của VNEC chưa nhiều một phần do cung mới thành lập. Và phân khúc của họ nhắm tới các sản phẩm công nghệ có hàm lượng chất xám cao. Bảng 2. 7. Doanh số bán hàng và cung cấp dịnh vụ của Công ty Cổ phần Vina Electric Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty TNHH TMĐ đến năm 2015  Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh – Học viên: Vũ Mạnh Hiển   Trang 63  Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ (tỷ đồng) 15 25 40 Nguồn: phòng kinh doanh 2.2.2.2. Phân tích áp lực của khách hàng Khách hàng tiêu thụ các sản phẩm của Công ty là các công ty đang trong quá trình xây dựng, cải tạo mở rộng sản xuất, ngành điện và các chủ đầu tư cao ốc. Hiện nay tình hình kinh tế khó khăn các công ty đầu tư mới cũng như xây dựng cải tạo không nhiều & vốn đầu tư không lớn. Do đó thị trường thiết bị điện cũng gặp không ít khó khăn. Đối với khách hàng điện lực, hiện chiếm khoảng 70% doanh số của công ty, các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn khấu hao thời gian thanh toán kéo dài ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Các dự án sử dụng vốn vay ngân hàng thế giới WB, vốn vay ngân hàng phát triển châu Á ADB thời gian thanh toán nhanh. Đối với khách hàng công nghiệp, các dự án cung cấp thiết bị cho các nhà máy xí nghiệp công nghiệp đầu tư của nước ngoài hiện chiếm khoảng 20% doanh số của công ty thời gian thanh toán nhanh. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, số lượng và quy mô của các dự án này đang giảm. Đối với khách hàng công nghiệp trong nước, chỉ có các dự án của các khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có khả năng thanh toán tốt, các dự án còn lại khả năng thanh toán chậm. 2.2.2.3. Phân tích áp lực của nhà cung cấp Một trong những yếu tố tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là chịu sự chi phối của các nhà cung cấp bán thành phẩm và nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Đầu vào công ty ngoài các sản phẩm thiết bị điện nhập khẩu nên phụ thuộc rất nhiều vào tỷ giá ngoại tệ, đó là một yếu tố có thể gây bất ổn cho thị trường. Với tình hình kinh tế hiện nay, việc các nhà Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty TNHH TMĐ đến năm 2015  Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh – Học viên: Vũ Mạnh Hiển   Trang 64  cung cấp yêu cầu về chế độ thanh toán rất khắt khe, thông thường với thiết bị nhập khẩu là 100% khi nhận hàng, còn với thiết bị trong nước thời gian có thể kéo dài thêm nhưng không quá 4 tuần khi nhận được thiết bị. Do chế độ thanh toán như trên việc phải huy động vốn để thực hiện dự án sẽ tăng chi phí cho công ty. 2.2.2.4. Phân tích áp lực của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Ngày nay với sự khuyến khích của nhà nước và đa dạng của nền kinh tế lên các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Rào cản gia nhập & rút lui của ngành không cao do đó số lượng công ty tham gia vào lĩnh vực này ngày càng nhiều. Hiện nay trong lĩnh vực này một lượng hàng hóa tương đối lớn được phân phối đến người tiêu dùng thông qua các đơn vi tổng thầu xây lắp, cung cấp thiết bị điện (khoảng 60%) như Lilama, Coma, Sông Đà,... Các tổng công ty này đang nhập trọn bộ phần tủ bảng điện của các nhà sản xuất trong nước. Tuy nhiên, với sự phát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273610_3437_1951545.pdf
Tài liệu liên quan