DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.1
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ .2
LỜI CAM ĐOAN .3
LỜI MỞ ĐẦU.6
CHƯƠNG I: HỆ THỐNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN
LƯỢC.9
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN
LƯỢC.9
1.1.1 Khái niệm về chiến lược.9
1.1.2 Phân loại chiến lược .13
1.1.3 Khái niệm về hoạch định chiến lược.14
1.1.4 Quản trị chiến lược .14
1.2 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC.15
1.2.1 Quy trình hoạch định chiến lược.15
1.2.2 Phân tích các yếu tố hình thành chiến lược .15
1.2.2.1 Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài.15
1.2.2.2 Phân tích nội bộ .18
1.2.3 Các công cụ lựa chọn chiến lược .21
1.2.4 Xác định các giải pháp triển khai chiến lược.28
1.3 ĐẶC ĐIỂM HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TRONG CƠ QUAN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC.28
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BỘ NỘI VỤ .32
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BỘ NỘI VỤ.32
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.32
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ .32
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động.45
2.1.4 Tổng quan về hệ thống CNTT tại Bộ Nội vụ .52
2.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC .56
2.2.1 Phân tích các yếu tố môi trường.56
2.2.1.1 Phân tích môi trường kinh tế xã hội.56
2.2.1.2 Phân tích ảnh hưởng của yếu tố Chính trị.65
2.2.1.3 Phân tích ảnh hưởng của yếu tố Luật pháp - chính sách.66
2.2.1.4 Phân tích yếu tố kỹ thuật công nghệ .68
2.2.2 Phân tích nội bộ.70
2.2.2.1 Phân tích nguồn lực.70
2.2.2.2 Phân tích hạ tầng CNTT tại Bộ Nội vụ.74
2.2.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý CNTT của Bộ Nội vụ.79
117 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược phát triển hệ thống công nghệ thông tin của bộ nội vụ đến năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về thực hiện nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của pháp luật.
- Trường có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội.
Trong đó, Trung tâm Thông tin là tổ chức chuyên trách về công nghệ thông
tin của Bộ Nội vụ, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý
hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành; phục vụ chức năng
quản lý nhà nước của Bộ và sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ; tổ chức ứng
dụng công nghệ và dữ liệu thông tin theo các lĩnh vực quản lý của Bộ theo phân
công của Bộ trưởng; tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành hạ tầng kỹ thuật, cơ sở
dữ liệu và các hệ thống thông tin tin học của Bộ.
Trung tâm Thông tin là đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu
và tài khoản riêng.
Trung tâm Thông tin có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
2.1.4 Tổng quan về hệ thống CNTT tại Bộ Nội vụ
Tại trụ sở chính của Bộ Nội vụ đặt tại địa điểm số 8 Tôn Thất Thuyết, quận
Cầu Giấy, Hà Nội. Tại đây, bao gồm các đơn vị: Vụ Tổ chức – Biên chế; Vụ Chính
quyền địa phương; Vụ Công chức – Viên chức; Vụ Đào tạo, bồi dưỡng CBCC; Vụ
Tiền lương; Vụ Tổ chức phi chính phủ; Vụ Cải cách hành chính; Vụ Hợp tác quốc
tế; Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch – Tài chính; Vụ Tổng hợp; Vụ Công tác thanh niên;
Vụ Tổ chức cán bộ; Thanh Tra Bộ; Văn Phòng Bộ; Tạp chí Tổ chức nhà nước,
Trung tâm Thông tin. Các đơn vị này được chia thành từng mạng riêng ảo (VLAN)
và sử dụng chung hệ thống mạng của Bộ Nội vụ đặt tại trụ sở chính. Các đơn vị còn
lại như: Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục
Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Trường Đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức, Trường Đại học Nội vụ, Cơ quan Đại diện của Bộ ở
Đà Nẵng và Thành phố HCM, có trụ sở làm việc đặt tại các nơi khác nhau và sử
dụng hệ thống mạng riêng tại đơn vị.
Hoạch định chiến lược phát triển hệ thống CNTT của Bộ Nội vụ đến năm 2018
Nguyễn Đằng Giang 53 Luận văn Thạc sĩ ngành QTKD
Mạng máy tính tại Bộ Nội vụ được tổ chức theo mô hình mạng hình sao với
01 Trung tâm tích hợp dữ liệu chính (đặt toàn bộ máy chủ và các thiết bị mạng
chính) được nối bằng đường trục cáp quang.
Ngoài ra mạng máy tính cục bộ (LAN) của Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Nội
vụ được nối với mạng diện rộng TABMIS của Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan.
Mạng máy tính cục bộ của Văn phòng Bộ Nội vụ được nối với mạng diện
rộng OFFICE WAN của Văn phòng Chính phủ.
Hệ thống phần cứng:
Hiện nay, hạ tầng hệ thống mạng của Bộ Nội vụ đã được kết nối với mạng
truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) cho các cơ quan Đảng và Nhà nước. Mạng
TSLCD do Bưu điện Trung ương xây dựng, vận hành theo sự chỉ đạo của Chính
phủ, là công cụ hữu hiệu để các cơ quan Đảng và Nhà nước triển khai các bài toán
ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là hệ thống mạng dùng riêng, có tính an toàn,
bảo mật cao nhất so với các mạng công cộng khác do có sự tách riêng về hạ tầng vật
lý. Mỗi cơ quan Đảng và Nhà nước sử dụng mạng TSLCD đều được tách riêng với
nhau về mặt logic bằng cách tạo các mạng riêng ảo khác nhau trên nền Mạng
TSLCD, góp phần loại bỏ khả năng tấn công giữa nội bộ với nhau. Hệ thống mạng
của Bộ Nội vụ bao gồm: Khối cơ quan Bộ tại số 8 phố Tôn Thất Thuyết sử dụng
mạng diện rộng, số 37 A Nguyễn Bỉnh Khiêm, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ có
trụ sở tại một số quận của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà
Nẵng tổ chức mạng LAN trại trụ sở của mình. Hệ thống mạng tại cơ quan Bộ Nội
vụ đang sử dụng:
- Đường TSLCD có tốc độ 20 Mbps trong nước, 2Mbps quốc tế
- Đường truyền dự phòng Viettel có tốc độ 10 Mbps trong nước, 1Mbps
quốc tế
Mạng VLAN của Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Nội vụ vừa sử dụng được
mạng nội bộ của Bộ Nội vụ, vừa được kết nối với mạng diện rộng TABMIS (là dự
án triển khai hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc - Treasury And
Hoạch định chiến lược phát triển hệ thống CNTT của Bộ Nội vụ đến năm 2018
Nguyễn Đằng Giang 54 Luận văn Thạc sĩ ngành QTKD
Budget Management Information System) của Bộ Tài chính theo hạ tầng truyền
thông chung của ngành tài chính, đều tuân thủ theo chuẩn quốc tế về thiết bị phần
cứng của Cisco, phần mềm của Microsoft. Mạng này có đường truyền tốc độ 10
Mbps.
Mạng VLAN của Bộ phận Văn thư, Văn phòng Bộ Nội vụ được kết nối với
mạng OFFICE WAN của Văn phòng Chính phủ để cập nhật các văn bản quy phạm
pháp luật của Nhà nước. Mạng này có đường truyền tốc độ 10 Mbps.
- Các mạng LAN đều là hệ thống thiết bị được đầu tư mới nên có cấu hình
khá cao. Tuy nhiên các mạng LAN này chưa được khai thác một cách hiệu quả
nhất. Các tiện ích, phần mềm ứng dụng chưa được triển khai và thống nhất sử dụng.
Máy tính trang bị cho các cán bộ, công chức, viên chức đã sử dụng trong
nhiều nhiều năm qua nên đã lạc hậu và gồm nhiều loại nhãn hiệu và chủng loại khác
nhau (như CMS Olympia 5000, CMS Era 7000, HP DV5700, HP DV5800). Tính
không đồng bộ này cũng là nguyên nhân gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản
lý, bảo trì, sửa chữa. Nhiều trường hợp không thể cài đặt được các chương trình ứng
dụng do máy có cấu hình thấp và lạc hậu.
Số máy chủ được trang bị cho Bộ Nội vụ đều là những loại nhỏ, chỉ phù hợp
với nhu cầu trước mắt khi dung lượng dữ liệu chưa nhiều. Với sự phát triển nhanh
và mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, yêu cầu quản lý
giám sát càng trở nên phức tạp, cần phải nâng cấp cho số máy chủ này; đồng thời có
kế hoạch để bổ sung máy chủ mới có cấu hình mạnh. Các máy chủ sẽ được nâng
cấp và đầu tư để tương thích với hệ điều hành mới (như Window Server 2012), hệ
quản trị cơ sở dữ liệu mới Tránh được tình trạng hiện nay là một máy chủ sử
dụng nhiều nhiệm vụ, nhiều chức năng khác nhau, dễ dẫn đến xung đột cho hệ
thống. Ví dụ như hệ thống máy chủ sử dụng với mục đích giám sát cần cấu hình
mạnh, dung lượng lớn có tích hợp bảo mật bằng phần cứng, đảm bảo về tính thời
gian thực; những máy chủ sử dụng lưu giữ những hệ CSDL, hoặc máy chủ làm
công tác thống kê cần dung lượng lớn, tương thích nhiều hệ điều hành để dễ dàng
Hoạch định chiến lược phát triển hệ thống CNTT của Bộ Nội vụ đến năm 2018
Nguyễn Đằng Giang 55 Luận văn Thạc sĩ ngành QTKD
nâng cấp cho nhiều giai đoạn, cho nhiều nhiệm vụ khác phù hợp với xu hướng ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính, quản lý nhà nước.
Hệ thống phần mềm:
Năm 2007, Bộ Nội vụ triển khai và đưa vào khai thác Trang thông tin điện tử
của Bộ Nội vụ. Bộ Nội vụ đã đưa vào triển khai một số ứng dụng cơ bản phục vụ
cho hoạt động quản lý nhà nước, hành chính tại Bộ Nội vụ như: Phần mềm quản lý
Hồ sơ cán bộ công chức, viên chức; Cơ sở dữ liệu văn bản Quy phạm pháp luật; Cơ
sở dữ liệu Hội và tổ chức phi chính phủ; Phần mềm quản lý và điều hành văn bản;
Phần mềm chuẩn hóa thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính theo Thông
tư số 01/2011/TT-BNV... Đây đều là những chương trình Bộ xây dựng.
Bên cạnh những chương trình phần mềm hệ thống đã được Bộ Nội vụ mua
bản quyền tập trung như Oracle, Microsoft, Kaspersky còn hầu hết các phần mềm
ứng dụng khác trong công tác tin học tại Bộ Nội vụ đều không có bản quyền.
Bộ Nội vụ đã triển khai và đưa vào khai thác Trang thông tin điện tử của Bộ
Nội vụ. Đây là cơ sở rất quan trọng để Bộ Nội vụ tiếp tục phát triển những ứng
dụng khác trên nền tảng công nghệ Web và tích hợp các chương trình này với Trang
thông tin điện tử của Bộ Nội vụ mà sau này là Cổng thông tin điện tử, từ đó phát
triển và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung phục vụ các hoạt động quản lý
nhà nước và điều hành của Bộ Nội vụ. Bộ Nội vụ đã triển khai được một số ứng
dụng cơ bản phục vụ cho hoạt động quản lý và điều hành của Bộ Nội vụ: Đó là
Phần mềm quản lý Hồ sơ cán bộ công chức, viên chức, Cơ sở dữ liệu văn bản Quy
phạm pháp luật; Cơ sở dữ liệu Hội và tổ chức phi chính phủ; Phần mềm quản lý và
điều hành văn bản; Phần mềm chuẩn hóa thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
hành chính theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV
Các hệ thống ứng dụng được triển khai trong ngành Nội vụ hầu hết là do các
đơn vị trong Bộ thiết kế và xây dựng với chủ lực là Trung tâm Thông tin của Bộ
Nội vụ, một số sản phẩm khác là do các tổ chức tin học trong nước triển khai xây
dựng. Do còn hạn chế về tầm nhìn chiến lược và cả kinh nghiệm thực tế nên các hệ
thống vẫn ở quy mô nhỏ và vừa, đáp ứng chủ yếu cho nhu cầu trước mắt. Do có
Hoạch định chiến lược phát triển hệ thống CNTT của Bộ Nội vụ đến năm 2018
Nguyễn Đằng Giang 56 Luận văn Thạc sĩ ngành QTKD
những thay đổi thường xuyên của các quy định liên quan đến quản lý, nên các hệ
thống thường sớm trở nên lạc hậu và cần có sự điều chỉnh mới có thể khai thác
được. Hạn chế lớn nhất của các hệ thống này là thiếu độ liên kết mật thiệt, khả năng
đồng bộ với nhau. Nhiều hệ thống ứng dụng có nhu cầu cấp bách để đáp ứng cho
nhu cầu quản lý và báo cáo thống kê nhưng chưa được tiến hành nghiên cứu và xây
dựng như nâng cấp Phần mềm quản lý Hồ sơ cán bộ công chức, viên chức; Cơ sở
dữ liệu về Địa giới hành chính và Chính quyền địa phương
Các chương trình hỗ trợ công tác cải cách hành chính như Công cụ hỗ trợ
chương trình công tác và quản lý công việc của Bộ; Cơ sở dữ liệu về Cải cách hành
chính hầu như chưa được Bộ Nội vụ đưa vào triển khai đồng bộ triệt để do chưa
có sự nhất quán trong công tác hành chính. Hiện nay, Bộ chủ trương nâng cấp, tối
ưu lại các chương trình này, sau đó sẽ chuyển giao lại cho các đơn vị của Bộ.
Nhiệm vụ phát triển hệ thống CNTT của Bộ Nội vụ phải đảm bảo và thực
hiện được mục tiêu đưa Bộ Nội vụ thành một thành phần của Chính phủ điện tử,
đáp ứng nhu cầu quản lý của Lãnh đạo Bộ, nhu cầu tra cứu của người dân và doanh
nghiệp.
2.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC
2.2.1 Phân tích các yếu tố môi trường
2.2.1.1 Phân tích môi trường kinh tế xã hội
Phân tích các yếu tố kinh tế bao gồm: phân tích sự ảnh hưởng của tốc độ tăng
trưởng kinh tế, lạm phát, sự biến động của giá cả và tỷ giá, đầu tư nước ngoài...
Những sự ảnh hưởng này đều là cơ sở để hoạch định chiến lược hoặc điều chỉnh
chiến lược hiện hành của Bộ Nội vụ cho phù hợp với điều kiện thực tế của môi
trường, tận dụng những cơ hội, khắc phục những nguy cơ do môi trường đem lại.
a. Chỉ số GDP (Tổng sản phẩm nội địa)
Những năm qua, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm (2011-
2015) và đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh
tế- xã hội 5 năm (2006- 2010) trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng
Hoạch định chiến lược phát triển hệ thống CNTT của Bộ Nội vụ đến năm 2018
Nguyễn Đằng Giang 57 Luận văn Thạc sĩ ngành QTKD
với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới (Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại thế giới, tháng 11/2006), cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh
tế thế giới năm 2008, 2009 cùng với đó là kinh tế trong nước suy giảm và lạm phát
tăng cao, sự xuống dốc của thị trường bất động sản... và nhiều khó khăn khác nhưng
nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành nhạy bén, kịp thời, tập trung và quyết liệt của
Đảng, Quốc hội và Chính phủ; sự nỗ lực và chủ động khắc phục khó khăn, sự sáng
tạo của các Bộ, Ngành, địa phương và doanh nghiệp nên Việt Nam đã ngăn chặn
được đà suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, phòng ngừa lạm
phát cao trở lại.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2012 2013
Tốc độ tăng trưởng
GDP (giá so sánh
1994)
5,32% 6,78% 5,89% 5,03% 6,16%
(Nguồn: Thông cáo báo chí - Tổng cục Thống kê)
Năm 2009, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 tăng
5,32%, bao gồm: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực dịch vụ tăng 6,63%. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế năm 2009 đã vượt mục tiêu tăng 5% của kế hoạch. Trong bối cảnh kinh tế
thế giới suy thoái, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm mà kinh tế nước ta đạt được tốc
độ tăng trưởng dương tương đối cao như trên là một thành công lớn; nền kinh tế đã
vượt qua thời kỳ suy giảm tốc độ tăng trưởng, chứng tỏ các chính sách, giải pháp
ngăn chặn suy giảm kinh tế của Chính phủ đề ra, được triển khai trong năm 2009 là
phù hợp với tình hình thực tế, đã phát huy hiệu quả.
Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 tăng 6,78%,
gồm có khu khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%; khu vực công
nghiệp, xây dựng tăng 7,7%; khu vực dịch vụ tăng 7,52%. Tăng trưởng kinh tế năm
2010 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
Hoạch định chiến lược phát triển hệ thống CNTT của Bộ Nội vụ đến năm 2018
Nguyễn Đằng Giang 58 Luận văn Thạc sĩ ngành QTKD
trong khu vực. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2010 đạt 11 tỷ USD,
tăng 10% so với năm 2009, trong đó giá trị giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài
đạt 8 tỷ USD..
Năm 2011, tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 tăng 5,89%, tuy
thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010 nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất
rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Tổng sản phẩm trong nước tăng đều
trong cả ba khu vực và một lần nữa lại thể hiện rõ tính trụ đỡ của khu vực sản xuất
nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trong 5,89% tăng chung của nền kinh tế, khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, đóng góp 0,66 điểm phần trăm; khu vực
công nghiệp và xây dựng tăng 5,53%, đóng góp 2,32 điểm phần trăm và khu vực
dịch vụ tăng 6,99%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm. Kết quả trên khẳng định tính
đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành
và chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện.
Năm 2012, tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 tăng 5,03% so
với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,80%; quý III tăng 5,05%;
quý IV tăng 5,44%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm
2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực
hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như
vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời,
đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương
Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh
tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm
vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp
1,89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,7 điểm phần trăm.
Năm 2013, tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 2010 tăng 5,42%
so với năm 2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III tăng
5,54%; quý IV tăng 6,04%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu
tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu
Hoạch định chiến lược phát triển hệ thống CNTT của Bộ Nội vụ đến năm 2018
Nguyễn Đằng Giang 59 Luận văn Thạc sĩ ngành QTKD
phục hồi. Trong bối cảnh kinh tế thế giới những năm qua có nhiều bất ổn, sản
xuất trong nước gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, Chính phủ tập trung chỉ đạo
quyết liệt các ngành, các cấp thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô nên đây là mức tăng hợp lý, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời,
hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành. Trong mức
tăng 5,42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
2,67%, xấp xỉ mức tăng năm trước, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; khu vực
công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của năm
trước, đóng góp 2,09 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,56%, cao hơn
mức tăng 5,9% của năm 2012, đóng góp 2,85 điểm phần trăm. Như vậy mức
tăng trưởng năm nay chủ yếu do đóng góp của khu vực dịch vụ, trong đó một
số ngành chiếm tỷ trọng lớn có mức tăng khá là: Bán buôn và bán lẻ tăng
6,52%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,91%; hoạt động tài chính, ngân hàng
và bảo hiểm tăng 6,89%. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy mức
tăng của ngành công nghiệp không cao (5,35%) nhưng ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo tăng khá ở mức 7,44% (Năm 2012 tăng 5,80%) đã tác động đến
mức tăng GDP chung. Ngành xây dựng mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn
nhưng đạt mức tăng 5,83%, cao hơn nhiều mức tăng 3,25% của năm trước
cũng là yếu tố tích cực trong tăng trưởng kinh tế năm nay. Về cơ cấu trong quy
mô nền kinh tế cả năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ
chiếm 43,3% (Năm 2012 các tỷ trọng tương ứng là: 19,7%; 38,6% và 41,7%).
Xét về góc độ sử dụng GDP năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,36% so với
năm 2012, đóng góp 3,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài
sản tăng 5,45%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm; chênh lệch xuất nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,08 điểm phần trăm do xuất siêu.
Năm vừa qua được đánh giá là một trong những năm khó khăn của nền kinh
tế Việt Nam trong thời gian vừa qua, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức
vừa phải, là cơ hội tốt cho mọi ngành sản xuất kinh doanh. Đây cũng là cơ hội
Hoạch định chiến lược phát triển hệ thống CNTT của Bộ Nội vụ đến năm 2018
Nguyễn Đằng Giang 60 Luận văn Thạc sĩ ngành QTKD
thuận lợi để nhà nước và Chính phủ tăng ngân sách cho Bộ Nội vụ, mà trong đó
yếu tố tài chính là vô cùng quan trọng cho chiến lược phát triển CNTT của Bộ Nội
vụ.
b. Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát là yếu tố khá nhạy cảm, có ảnh hưởng xấu đối với nền kinh tế, nó
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lạm phát
tăng dẫn đến bất lợi cho doanh nghiệp. Yếu tố chính làm cho lạm phát tăng lên là do
giá cả thị trường tăng lên. Về cơ bản, nguyên lý chung để xây dựng chỉ số lạm phát
thực là dựa trên biến động giá cả của các mặt hàng. Nhưng nếu khi CPI bao gồm
biến động giá cả của hầu hết các loại mặt hàng (ở Việt Nam là khoảng 400 loại chia
làm 86 nhóm), thì lạm phát thực được loại trừ đi những mặt hàng có sự biến động
thiếu ổn định, thường chịu tác động của những cú sốc đột biến về cung cầu.
Bảng 2.2: Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2009-2013
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2012 2013
Tốc độ tăng chỉ số
giá tiêu dùng (%)
6,88% 9,19% 18.58% 9.21% 6,6%
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2009 tăng 6,88% so với bình quân
năm 2008, là mức thấp nhất trong 6 năm trước đó (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân
năm 2004 tăng 7,71%; năm 2005 tăng 8,29%; năm 2006 tăng 7,48%; năm 2007 tăng
8,3%; năm 2008 tăng 22,97%) nhưng năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng bình quân lại
tăng là 9,19% và đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 bình quân tăng 18.58%,
dẫn đến lạm phát tăng cao. Năm 2012, Chính phủ đã thành công trong chỉ đạo
phòng ngừa tái lạm phát cao trở lại và chỉ số giá tiêu dùng giữ được mức lạm phát
không quá cao 9,21%.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6,6% so với bình quân năm
2012, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,21% của năm 2012. Dự báo từ Tổng cục
Thống kê, CPI của năm 2014 sẽ tăng khoảng 7%.
Hoạch định chiến lược phát triển hệ thống CNTT của Bộ Nội vụ đến năm 2018
Nguyễn Đằng Giang 61 Luận văn Thạc sĩ ngành QTKD
Giá trên thị trường thế giới năm 2014 còn có những biến động khó lường,
đặc biệt là giá các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất do kinh tế thế
giới trên đà phục hồi. Điều này chắc chắn sẽ tác động mạnh đến thị trường giá cả và
sản xuất trong nước trong thời gian tới.
Như vậy: Lạm phát cao có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động phát triển của
ngành Công nghệ thông tin của Việt Nam nói chung và của Bộ Nội vụ nói riêng.
c. Lãi suất và tỉ giá
Lãi suất và tỷ giá hối đoái là hai trong số những công cụ quan trọng để Chính
phủ điều hành nền kinh tế vĩ mô của một đất nước. Trong nền kinh tế thị trường, sự
thay đổi của tỷ giá, lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến đời sống của người dân.
Ở nước ta, do điều kiện thị trường tài chính chưa phát triển, các kênh huy
động vốn đối với doanh nghiệp còn rất hạn chế nên nguồn vốn từ các ngân hàng
luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, do đó, lãi suất cho vay của các ngân hàng
luôn có tác động rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp.
Trong năm 2011, dưới sức ép của tình trạng lạm phát tăng cao và tác động từ
các giải pháp chống lạm phát của Chính phủ, mặt bằng lãi suất cho vay trên thị
trường đã có những biến động bất thường và gây ra nhiều xáo trộn trong nền kinh
tế, trong đó khu vực doanh nghiệp là nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhất; lãi suất cấp
vốn tính đến tháng 10/2011 là 15%/năm. Những tác động tiêu cực của lãi suất đến
các doanh nghiệp như:
- Do lãi suất cho vay tăng cao, hiệu quả sản xuất của hầu hết các doanh
nghiệp đã bị giảm sút, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, khả năng trả nợ bị suy giảm.
- Lãi suất vay cao, cùng với nguồn cung tín dụng bị hạn chế đã dẫn đến tình
trạng hầu hết các doanh nghiệp buộc phải cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh,
cắt giảm việc đầu tư, thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động.
- Nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít, không chịu đựng được mức lãi
suất cao, không có khả năng huy động vốn để duy trì hoạt động đã phải ngừng hoạt
động sản xuất kinh doanh, giải thể và phá sản.
Hoạch định chiến lược phát triển hệ thống CNTT của Bộ Nội vụ đến năm 2018
Nguyễn Đằng Giang 62 Luận văn Thạc sĩ ngành QTKD
Năm 2012, bằng nhiều giải pháp của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, mặt bằng lãi suất đã liên tục được điều chỉnh giảm (đến tháng 7 năm
2012 lãi suất tái cấp vốn là 10%).
Năm 2013, lãi suất tiếp giục được giảm (đến tháng 5 năm 2013 lãi suất tái
cấp vốn là 7%), nguồn cung tín dụng được nới lỏng, cùng với chính sách kích cầu
thông qua hỗ trợ lãi suất vay vốn, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp trong nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi trở lại, nhu cầu vay vốn của doanh
nghiệp đã có dấu hiệu tăng trở lại.
Tỷ giá là đề tài được quan tâm khá nhiều trong năm 2011. Hầu hết các tổ
chức cũng như báo cáo gần đây đều có xu hướng dự báo tỷ giá có chiều hướng tăng.
Tháng 2/2011, Chính phủ đã phải thực hiện các biện pháp hành chính nhằm giữ ổn
định tỷ giá. Mức đỉnh điểm tỷ giá trên thị trường tự do có thời điểm lên tới 22.500
VND/USD, cao hơn tỷ giá chính thức tới 1.500 đồng so với tỷ giá chính thức. Chính
phủ đã yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng và ”siết” lại
các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do. Những giải pháp có phần
hành chính trên đã khiến thị trường ngoại hối tự do thu hẹp, tỷ giá tự do giảm về
quanh ngưỡng 20.530 - 20.630 VND/USD trong quý II, thậm chí từ cuối tháng 6
giao dịch thấp hơn tỷ giá bình quân của các ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, các biện pháp hành chính quản lý thị trường ngoại hối tuy có tác
dụng nhất định nhưng không phải là biện pháp dài hạn. Lý do là bất ổn tỷ giá có
nguyên nhân từ các yếu tố nội tại của chính nền kinh tế. Và như vậy, có thể nhận
định trong thời gian tới, đồng Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục chịu áp lực giảm giá do
thâm hụt vãng lai lớn, dự trữ ngoại hối thu hẹp, lạm phát cao. Có thể thấy điều này
qua những diễn biến tỷ giá trong những tháng gần đây: tỷ giá USD/VND đang có
dấu hiệu tăng trở lại.
Lãi suất đang có những dấu hiệu tích cực trong bối cảnh cả nước đang tập
trung thực hiện các giải pháp kích cầu, chống suy giảm kinh tế, đối phó với sự trì trệ
của nền kinh tế trong nước và cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
Hoạch định chiến lược phát triển hệ thống CNTT của Bộ Nội vụ đến năm 2018
Nguyễn Đằng Giang 63 Luận văn Thạc sĩ ngành QTKD
cầu diễn ra trong những năm qua. Tuy nhiên, tỉ giá hối đoái tăng, làm ảnh hưởng
đến việc đầu tư các dự án về CNTT với đối tác nước ngoài.
d. Vốn đầu tư nước ngoài
Những năm qua, nền kinh tế nước ta đã hội nhập sâu với kinh tế thế giới, sự
tăng trưởng hay suy thoái kinh tế thế giới đều ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
trong nước. Mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh
tế thế giới trong năm 2008, 2009 dẫn đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong năm 2012 là rất yếu kém, tuy nhiên nền kinh tế của Việt Nam vẫn tỏ ra hấp
dẫn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thời điểm tiếp theo.
Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013
(Nguồn: Thông cáo báo chí - Tổng cục Thống kê)
Năm 2009, là năm thu hút vốn đầu tư cao nhất so với các năm trước đó, là
một trong những sự kiện kinh tế nổi bật nhất trong năm. Trong tổng vốn đăng ký
thuộc các dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép, lĩnh vực kinh doanh bất động sản thu
hút sự quan tâm lớn nhất c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273452_7682_1951397.pdf