Luận văn Hoạch định chiến lược thu hút khách hàng trong đầu tư vốn tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh An Giang

MỤC LỤC

—& –

Trang

 

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu 1

1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3. Phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1. Không gian (địa bàn nghiên cứu) 2

1.3.2. Thời gian 2

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 3

1.4. Lược khảo tài liệu 3

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1. Phương pháp luận 5

2.1.1. Quản trị chiến lược 5

2.1.1.1. Khái niệm chiến lược 5

2.1.1.2. Khái niệm quản trị chiến lược 5

2.1.1.3. Sự cần thiết của quản trị chiến lược 5

2.1.1.4. Mô hình quản trị chiến lược 5

2.1.2. Nội dung của hoạch định chiến lược 6

2.1.2.1. Nhiệm vụ 6

2.1.2.2. Những mục tiêu của chiến lược 7

2.1.2.3. Môi trường bên ngoài 7

2.1.2.4. Môi trường bên trong 8

2.1.3. Các chiến lược kinh doanh 8

2.1.3.1. Nhóm chiến lược tăng trưởng hướng nội 8

2.1.3.2. Nhóm chiến lược tăng trưởng hướng ngoại 9

2.1.3.3. Nhóm chiến lược thu hẹp 9

2.1.4. Lựa chọn chiến lược 9

2.1.5. Các ma trận sử dụng trong hoạch định chiến lược 10

2.1.5.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 10

2.1.5.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 11

2.1.5.3. Ma trận SWOT 11

2.1.5.4. Ma trận lựa chọn chiến lược (QSPM) 12

2.2. Phương pháp nghiên cứu 13

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 13

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 13

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN

NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH

AN GIANG 16

3.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Phát riển nhà đồng bằng sông Cửu Long

Chi nhánh An Giang 16

3.1.1. Lịch sử hình thành 16

3.1.2. Các sản phẩm dịch vụ chính 17

3.1.3. Sơ đồ tổ chức và chức năng của các phòng ban 18

3.1.4. Mạng lưới hoạt động 19

3.2. Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển

nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh An Giang từ năm 2005 – 2007 20

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC THU HÚT KHÁCH HÀNG

TRONG ĐẦU TƯ VỐN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

CHI NHÁNH AN GIANG 23

4.1. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng 23

4.1.1. Mục tiêu phấn đấu 23

4.1.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu 23

4.1.3. Phương hướng 23

4.2. Phân tích môi trường kinh doanh 25

4.2.1. Môi trường bên ngoài 25

4.2.1.1.Môi trường kinh tế 25

4.2.1.2. Môi trường chính trị, pháp luật 27

4.2.1.3. Môi trường văn hóa - xã hội - địa lý – dân số 29

4.2.1.4. Môi trường công nghệ 30

4.2.1.5. Phân tích khách hàng 31

4.2.1.6. Môi trường cạnh tranh 31

4.2.1.7.Ma trận các yếu tố bên ngoài 32

4.2.2. Môi trường bên trong 34

4.2.2.1. Nguồn lực tài chính 34

4.2.2.2. Cơ sở vật chất 36

4.2.2.3. Marketing 36

4.2.2.4. Nguồn nhân lực 40

4.2.2.5. Thẻ ATM 41

4.2.2.6. Uy tín của Ngân hàng 43

4.2.2.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 43

4.3. Đánh giá kết quả 45

4.3.1. Hiệu quả 45

4.3.2. Hạn chế, tồn tại 47

CHƯƠNG 5 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC THU HÚT KHÁCH HÀNG TRONG ĐẦU TƯ VỐN TÍN DỤNG TẠI MHB CHI NHÁNH AN GIANG VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 49

5.1. Hoạch định chiến lược 49

5.1.1. Ma trận SWOT 49

5.1.2. Phân tích và lựa chọn chiến lược 51

5.1.2.1. Phân tích chiến lược 51

5.1.2.2. Lựa chọn chiến lược 53

5.2. Giải pháp thực hiện chiến lược 56

5.2.1. Giải pháp về mạng lưới 56

5.2.1.1. Mở thêm các Phòng Giao dịch 57

5.2.1.2. Mở các điểm Giao dịch tại các siêu thị 57

5.2.1.3. Mở thêm các quầy dịch vụ Ngân hàng (Ki- ốt Ngân hàng) 57

5.2.1.4. Thiết lập và mở rộng hệ thống ATM 58

5.2.2. Giải pháp về sản phẩm 58

5.2.3. Giải pháp về Marketing 59

5.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực 60

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

6.1. Kết luận 62

6.2. Kiến nghị 62

6.2.1. Kiến nghị với chính phủ, ngân hàng Nhà nước Việt Nam 62

6.2.2. Kiến nghị với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam 63

6.2.3. Kiến nghị đối với MHB Hội sở 63

6.2.4. Kiến nghị đối với MHB An Giang 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

PHỤ LỤC 65

 

doc86 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược thu hút khách hàng trong đầu tư vốn tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉnh An Giang; giới thiệu, quảng cáo mạnh hơn nữa các sản phẩm tín dụng mới như: cho vay hạn mức, cho vay mua/ xây dựng, sửa chữa nhà,… với thời hạn đến 15 năm và các sản phẩm tín dụng khác để thu hút khách hàng. - Thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của MHB theo quyết định số 59/2007/QĐ-NHN-HĐQT ngày 03/12/2007. Triển khai ngay mô hình quản lý tín dụng tại Chi nhánh theo Công văn số 1821/NHN-TD ngày 28/12/2007 về việc chỉnh sửa mô hình bộ máy quản lý tín dụng tại Chi nhánh, Phòng giao dịch theo hướng thành lập thêm phòng quản lý rủi ro và Phòng hỗ trợ kinh doanh. - Định hướng cơ cấu và danh mục đầu tư, danh mục về tài sản thế chấp hạn chế và kiểm tra kỹ đối tượng vay vốn cảnh báo rủi ro từ Trung Ương như: chăn nuôi cá, các khoản vay có tài sản đảm bảo là động sản, máy móc thiết bị. - Tập trung vào công tác phòng ngừa rủi ro trong cho vay cần thẩm định kỹ dự án phương án, các chỉ tiêu tài chính, mục đích vay vốn và sử dụng vốn vay của khách hàng, phân tích chặt chẽ các nguồn thông tin và khả năng trả nợ, không quá chú trọng đến tài sản mà thẩm định qua loa các yếu tố khác để phải xử lý tài sản rất chậm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của Chi nhánh. - Đối với các khoản quá hạn, nợ xấu cần phân tích rõ nguyên nhân tình hình thực tế từng khoản vay có biện pháp xử lý thích hợp cho từng trường hợp cụ thể. Khởi kiện, bán đấu giá, tìm người mua tài sản,…kể cả việc sử dụng dự phòng để xử lý và xem xét đến các trường hợp được miễn giảm. - Quán triệt và chỉ đạo bộ phận tín dụng cần thực hiện nhiều biện pháp để sử dụng tốt nguồn vốn AFD, RDF sao cho hiệu quả, nhằm sử dụng triệt để nguồn vốn lãi suất thấp; thường xuyên theo dõi chi phí vốn để linh hoạt lãi suất cho vay, tăng trưởng tín dụng và đảm bảo lợi nhuận cho đơn vị theo kế hoạch đề ra. - Thực hiện chủ trương tiết kiệm, giảm tối đa các khoản chi phí chưa cần thiết, sử dụng có hiệu quả đồng vốn để nâng cao kết quả nhằm đạt được kế hoạch lợi nhuận đề ra. Tiếp tục quản lý chặt chẽ các khoản thu chi, hạch toán kịp thời, chính xác, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm. - Tổ chức kiểm tra đôn đốc các Phòng Giao dịch thực hiện tốt các quy trình, quy định đã được ban hành, tăng cường công tác kiểm tra sau khi cho vay để sớm phát hiện những sai sót, hạn chế thấp nhất rủi ro. - Chuẩn bị mọi thủ tục và nhân sự kể cả trụ sở như: nâng cấp Phòng Giao dịch Châu Đốc thành Chi nhánh cấp I; Phòng Giao dịch Thoại Sơn nhanh chóng đưa vào hoạt động trong quý I năm 2008. Tuyển dụng thêm lao động phục vụ công tác, trong đó chú trọng cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng, kế toán là chủ yếu. - Đẩy mạnh các hoạt động đoàn thể, tổ chức và tham gia các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí tạo mối đoàn kết trong nội bộ, tranh thủ các khoản chi lương thưởng từ Trung Ương để gắn bó cán bộ viên chức với đơn vị. 4.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 4.2.1. Môi trường bên ngoài 4.2.1.1. Môi trường kinh tế - Chính phủ đánh giá năm 2007 dù gặp nhiều khó khăn như giá cả biến động, thiên tai xảy ra thường xuyên... nền kinh tế nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng 8,44%. Tỷ trọng xuất khẩu đạt hơn 48 tỷ USD, thu hút nước ngoài đạt kỷ lục trên 20 tỷ USD. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19% xuống 14,87% và 1,68 triệu lao động được giải quyết việc làm... Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng thành tựu đạt được là quan trọng nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng của đất nước. Theo Thủ tướng, những tồn tại năm 2007 chưa được khắc phục là việc giải ngân các công trình xây dựng cơ bản chậm, kiểm soát giá cả chưa tốt, cải cách hành chính chậm, công tác dự báo thị trường còn yếu kém. - Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã khẳng định sự công nhận của cộng đồng Quốc tế đối với những nỗ lực và thành tự đổi mới, hội nhập kinh tế Quốc tế của nước ta. Bên cạnh đó, sự kiện tổ chức thành công hội nghị APEC đã góp phần mở rộng quan hệ và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. - Sau giai đoạn các Ngân hàng đua nhau tăng lãi suất để mức trần lãi suất lên đến 12%/năm, ngày 02 tháng 04, theo thoả thuận các thành viên Hiệp hội Ngân hàng sẽ phải đồng loạt thực hiện việc thay đổi quyết định lãi suất để áp dụng mức lãi suất huy động VND tối đa 11%/năm và USD tối đa 6%/năm. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho hay, cụ thể lãi suất huy động VND kỳ hạn từ dưới 6 tháng đến 6 tháng được điều chỉnh còn 10,5%/năm và kỳ hạn từ trên 6 tháng có lãi suất lãi suất 11%/năm. Các kỳ hạn cụ thể của hai khung này sẽ do từng Ngân hàng quy định. Theo đó các Ngân hàng cũng sẽ tính toán để quyết định lãi suất cho vay. Riêng lãi suất huy động bằng ngoại tệ được khống chế tối đa ở mức 6%/năm. - Tỷ giá VND/USD tiếp tục giảm mạnh từ sau tết đến tháng ba. Đến ngày 16/03/2008 tỷ giá bán ra của các NHTM giảm xuống còn 15.861 VND/USD, giảm mạnh so với mức 15.959 VND/USD thời điểm cách đây 1 tháng; tỷ giá bán USD bằng tỷ giá mua của NHTM. Tỷ giá trên thị trường tự do cũng xuống dưới mức 15.880 VND/USD. Và cho đến những ngày đầu tháng tư này thì tỷ giá VND/USD đã tăng trở lại, theo tỷ giá được niêm yết trên website của Ngân hàng Nhà nước ngày 07/04/2008 thì tỷ giá mua của USD đã tăng lên 16.118 VND và tỷ giá bán là 16.120 VND. - An Giang là một trong mười tỉnh dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – CPI 2007 (Chỉ số PCI là kết quả đánh giá và xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế các tỉnh dựa trên mức độ thân thiện của môi trường kinh doanh cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 08/11/2007 cùng với các tỉnh: Bình Dương, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Bình Định, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp và TP Hồ Chí Minh. Hiện nay, các khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp trong tỉnh An Giang đang được tiếp tục đầu tư xây dựng như: Khu Công nghiệp Bình Hòa (huyện Châu Thành), Khu Công nghiệp Bình Long (huyện Châu Phú), Khu Công nghiệp Vàm Cống (Thành phố Long Xuyên); Cụm Công nghiệp ở các khu kinh tế cửa khẩu như: Tịnh Biên, Tân Châu, Khánh Bình và các khu Công nghiệp do huyện, thị, thành phố quản lý như: Mỹ Quý, Phú Hòa, Tân Trung, An Phú, Hòa Bình Thạnh, Nhơn Mỹ, Bình Mỹ, Bình Thủy… - Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 của tỉnh An Giang đạt 13,73%, trong đó khu vực nông lâm thuỷ sản tăng 9,36%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 15,55% và khu vực thương mại - dịch vụ tăng 15,80%. Cơ cấu kinh tế:         ● Khu vực nông- lâm- thủy sản chiếm 32,47%         ● Khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 12,14%         ● Khu vực dịch vụ chiếm 52,39%     GDP bình quân đầu người đạt 11,875 triệu đồng (742 USD), sản lượng lúa trên 3 triệu tấn, sản lượng cá nuôi khoảng 258.000 tấn, thu ngân sách trên 2.100 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 540 triệu USD với hai mặt hàng chính là gạo xuất khẩu trên 489 ngàn tấn, trị giá 143,6 triệu USD; thủy sản đông lạnh 125 ngàn tấn, trị giá 335 triệu USD; 9.506 tấn rau quả đông lạnh, trị giá 7,8 triệu USD. Nhập khẩu 53 triệu USD.      Kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Việt Nam và Campuchia qua các cửa khẩu của tỉnh An Giang trên 730 triệu USD, trong đó xuất khẩu trên 700 triệu USD.     4.2.1.2. Môi trường chính trị, pháp luật a. Môi trường chính trị Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nước ta được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực. Chính trị ổn định sẽ là nền tảng cơ bản thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển trong đó có ngành Ngân hàng vốn rất nhạy cảm với yếu tố chính trị. b. Môi trường pháp luật - Các NHTM hoạt động theo luật các Tổ Chức Tín Dụng (TCTD) ban hành vào ngày 16/06/2004 và luật Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) ban hành vào ngày 17/06/2003. Đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng để cho các Ngân hàng hoạt động và phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. - Bên cạnh đó, các NHTM hoạt động chịu sự chỉ đạo của NHNN. Do vậy, những chính sách mà NHNN có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Cụ thể, trong năm qua NHNN đã ban hành một số chính sách sau: + Để đảm bảo cho các TCTD có đủ năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về danh mục mức vốn pháp định của các TCTD trong đó đã nâng mức vốn pháp định mà các TCTD phải đáp ứng đến năm 2008 và 2010. + NHNN quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN với lãi suất 7,8%/năm, kỳ hạn 364 ngày nhằm mục tiêu thu hút bớt tiền từ lưu thông về, kiềm chế lạm phát. Hình thức phát hành là bắt buộc phải mua đối với các TCTD theo mức phân bổ cụ thể.  Theo đó có tới 41 TCTD đô thị phải mua loại tín phiếu nói trên, nhưng lại không được sử dụng để giao dịch tái cấp vốn. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân và các TCTD có số vốn huy động VND đến 31/1/2008 từ 1.000 tỷ đồng trở xuống không phải mua tín phiếu NHNN đợt này. Thời điểm phát hành là ngày 17/3/2008. + Kể từ ngày 1/2/2008 các TCTD phải thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới, theo hướng mở rộng phạm vi tiền gửi phải nộp dự trữ bắt buộc và tăng thêm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc so với mức trước đó. Theo đó Thống đốc NHNN quyết định mở rộng thêm phạm vi phải thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi trên 24 tháng, thay vì chỉ có tới 24 tháng như trước đây. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi VND không kỳ hạn đến dưới 12 tháng tăng từ 10% lên 11%, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng từ 4% lên 5%; tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn đến có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 10% lên 11%, tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng từ 4% lên 5%. Như vậy từ tháng 2-2008, các NHTM phải bỏ ra thêm ít nhất là gần 10.000 tỷ đồng để nộp dự trữ bắt buộc cho NHNN. + Thống đốc NHNN quyết định tăng một số loại lãi suất chủ đạo, thực hiện từ tháng 2/2008. Theo đó, lãi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm; lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm và lãi suất chiết khấu tăng từ 4,5%/năm lên 6,0%/năm. Các mức lãi suất trước đó được thực hiện từ tháng 12 năm 2005, tức là ổn định trong hơn 2 năm đến nay mới điều chỉnh tăng trước áp lực gia tăng lạm phát. Đồng thời các mức lãi suất đó thực tế ít tác động đến lãi suất của các NHTM, nhưng về điều hành NHNN phát đi tín hiệu tăng lãi trên thị trường tiền tệ, tạo áp lực về tâm lý tăng lãi suất trên thị trường. - Hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán tiếp tục được hoàn thiện, tạo điều kiện thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020. Luật thanh toán, luật giao dịch điện tử cũng sẽ sớm được thông qua. Đây sẽ là những cơ sở quan trọng thúc đẩy các hoạt động giao dịch thanh toán của các TCTD ngày càng thuận lợi hơn cũng như gia tăng các sản phẩm Ngân hàng điện tử để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. - Việc Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ” sẽ tạo điều kiện xây dựng TCTD vững mạnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Ngoài ra, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật giám sát hoạt động Ngân hàng, Lụât NHNN mới và Luật Các TCTD mới sắp được thông qua sẽ: + Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đày đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ – dịch vụ Ngân hàng. + Tạo lập môi trường pháp lý minh bạch và công bằng trong lĩnh vực tiền tệ Ngân hàng nhằm thúc đảy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống. Tóm lại, khung pháp lý cho hoạt động Ngân hàng ngày càng hoàn thiện sẽ là cơ sở vững chắc cho Ngân hàng phát triển trong tương lai. 4.2.1.3. Môi trường văn hóa - xã hội - địa lý – dân số - Địa lý - hành chính: An Giang nằm phía Bắc - Tây Bắc Nam Bộ, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 96 km. An Giang có diện tích tự nhiên 3.424 km2, dân số khoảng 2,2 triệu - đông nhất đồng bằng sông Cửu Long, gồm 11 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có thành phố Long Xuyên được nâng lên từ thị xã Long Xuyên năm 1999, thị xã Châu Đốc và 154 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Ngoài đồng bằng do phù sa sông Mê Kông tạo nên, An Giang còn có nhiều đồi núi theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km ở 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần ở huyện Thoại Sơn. - Văn hóa - xã hội: An Giang có bốn dân tộc chung sống là: Người Kinh chiếm 94,24%; Người Khơ-me chiếm 4,23%; Người Chăm chiếm 0,63% và Người Hoa chiếm 0,90%. Thói quen tích trữ tiền mặt, vàng vẫn còn phổ biến trong nhân dân. Người dân vẫn coi tiền mặt như là một công cụ chính trong viêc thanh toán hằng ngày. Tại các nước phát triển, tiền mặt trong lưu thông chiếm tỷ trọng dưới 10% tổng phương tiện thanh toán. Ở nước ta, tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông còn khá cao so với tổng phương tiện thanh toán. Chính điều này sẽ gây khó khăn cho các Ngân hàng trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Trình độ dân trí của người dân được cải thiện, có thể nói đây là một sự nổ lực rất lớn của hệ thống giáo dục nước ta trong việc cải thiện trình độ cho người dân. Việt Nam được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá là nước có những thành tựu đáng kể về giáo dục, đào tạo so với nhiều nước có thu nhập tính theo đầu người tương đương. Trình độ người dân ngày càng được cải thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng gia tăng cung cấp các sản phẩm Ngân hàng hiện đại đặc biệt là Ngân hàng điện tử. - Dân số: dân số tỉnh An Giang năm 2007 khoảng 2.232.043 người; trong đó, dân số thành thị 631.668 người chiếm 28,3 %. Số người trong độ tuổi lao động là 1.406.187 người chiếm khoảng 63% dân số cả tỉnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 14,2%, số lao động được giải quyết việc làm trên 33.000 người, tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới) là 8,93%. 4.2.1.4. Môi trường công nghệ Công nghệ thông tin (Information Technology - IT) đã trở thành công cụ tuyệt diệu để thực hiện việc kiểm soát các yếu tố bên ngoài. Công nghệ điện toán cao cấp, viễn thông, các dụng cụ lưu trữ và tiếp cận dữ liệu, máy fax, cơ sở dữ liệu trực tuyến, đồ họa và phần mềm là các phương tiện có hiệu quả để nhận biết và đánh giá các vận hội và mối đe dọa. Bản thân công nghệ thông tin đang thay đổi tính chất của các cơ hội và mối đe dọa bằng cách làm biến đổi chu kỳ sống sản phẩm, tăng tốc độ phân phối, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, xóa bỏ giới hạn giữa các thị trường theo khu vực địa lý truyền thống. Để tận dụng hiệu quả công nghệ thông tin, nhiều tổ chức đang thiết lập hai vị trí mới bên trong đó là Trưởng phòng thông tin (Chief Information Officier - CIO) và Trưởng phòng công nghệ (Chief Technology Offcier - CTO). Xu hướng này phản ánh tầm quan trọng đang tăng lên của công nghệ thông tin trong việc quản lý chiến lược. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây rất tích cực, đầu tư vào công nghệ như: hệ thống chuyển tiền điện tử liên Ngân hàng, cho phép thanh toán tiền cho người nhận trong thời gian vài giây; hệ thống máy ATM cho phép phục vụ tự động 24/24; hệ thống SWIFT thanh toán toàn cầu… Có thể nói, trình độ công nghệ của ngành Ngân hàng thuộc nhóm cao cấp và hiện đại nhất của nền kinh tế. Tuy nhiên, khả năng ứng dụng trong đời sống cũng còn hạn chế do không thể thoát ra khỏi môi trường công nghệ chung ở trình độ thấp của cả nền kinh tế. 4.2.1.5. Phân tích khách hàng Khách hàng được xem là nhân tố quyết định sự sống còn cho Ngân hàng trong môi trường cạnh tranh. Ngày nay, khi kinh tế phát triển kéo theo thu nhập và trình độ người dân được nâng cao. Khi đó họ sẽ trở nên khó tính hơn trong việc lựa chọn các dịch vụ. Hoạt động của Ngân hàng là cung cấp các dịch vụ cho khách hàng từ nhận tiền gửi, cho vay đến các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ…do vậy đòi hỏi Ngân hàng phải không ngừng cải tiến các dịch vụ hiện có và cung cấp thêm các sản phẩm mới. Hiện tại khách hàng chủ yếu của MHB là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc điểm của nhóm khách hàng này là: + Khách hàng cá nhân: thích khuyến mãi, đòi hỏi lãi suất hấp dẫn, tiện ích của sản phẩm, thái độ phục vụ của nhân viên. + Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: Lãi suất - phí phù hợp, thời gian giao dịch nhanh chóng, thái độ phục vụ của nhân viên. 4.2.1.6. Môi trường cạnh tranh Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đang phải canh tranh với trên 40 NHTM trong đó có 4 Ngân hàng nhà nước lớn (Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn), 1 Ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng phát triển, 37 NHTM cổ phần... Những NHTM trong nước hiện đang nắm giữ khoảng gần 90% thị phần (cả tiền gửi và cho vay), trong đó riêng các NHTM Nhà nước chiếm 70%. Phần các Ngân hàng nước ngoài (có 4 Ngân hàng liên doanh, 28 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 43 văn phòng đại diện) chỉ chiếm khoảng dưới 10% thị phần. Như vậy cạnh tranh trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng sẽ ngày càng gay gắt và quyết liệt, đặc biệt là với sự hiện diện của các Ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ, Citibank,… Họ rất mạnh về tài chính, khả năng quản lý toàn cầu, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Các Ngân hàng trong nước gặp nhiều thách thức rất lớn như áp lực cạnh tranh trên các mặt như năng lực tài chính, công nghệ, trình độ quản lý, hệ thống sản phẩm, chất lượng dịch vụ, các chuẩn mực an toàn theo thông lệ quốc tế, dự phòng rủi ro, phân loại nợ. Và Ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với sự gia tăng rủi ro thuộc mảng khách hàng doanh nghiệp nhà nước bởi việc hội nhập đặt các doanh nghiệp trước thế cạnh tranh gay gắt, khả năng mất thị phần cao, khuynh hướng sáp nhập. Kết quả một cuộc điều tra của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc được thực hiện vào cuối năm 2005 cho biết: có 45% khách hàng (là doanh nghiệp và cá nhân) sẽ chuyển sang vay vốn của Ngân hàng nước ngoài thay vì của Ngân hàng trong nước; 50% chọn dịch vụ Ngân hàng nước ngoài thay thế, và 50% còn lại chọn Ngân hàng nước ngoài để gửi tiền, đặc biệt là ngoại tệ... Như vậy, các Ngân hàng trong nước có thể sẽ mất đi khoảng một nửa các hoạt động kinh doanh hiện nay; và khả năng huy động vốn cũng bị giảm sút. Ma trận các yếu tố bên ngoài Từ các phân tích về môi trường kinh tế, môi trường chính trị - pháp luật, môi trường văn hóa- xã hội- địa lý- dân số, môi trường công nghệ, phân tích khách hàng và môi trường cạnh tranh ta rút ra được những yếu tố bên ngoài chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Số thứ tự Yếu tố bên ngoài chủ yếu Mức quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Kinh tế phát triển nhanh, ổn định. 0,1 3 0,3 2 Khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng ngày càng hoàn thiện. 0,15 3 0,45 3 Sự ổn định về chính trị xã hội. 0,1 3 0,3 4 Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. 0,1 3 0,3 5 Qui mô dân số và trình độ dân trí ngày càng được cải thiện. 0,1 4 0,4 6 Sự gia tăng cạnh tranh giữa ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh trong nước. 0,1 2 0,2 7 Thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến. 0,05 2 0,1 8 Khách hàng trở nên khó tính và mong đợi nhiều hơn ở dịch vụ của ngân hàng. 0,1 3 0,3 9 Lãi suất thị trường không ổn định 0,1 3 0,3 10 Giá USD giảm liên tục trong thời gian qua 0,05 2 0,1 11 Thu nhập và mức sống của người dân càng cao 0,05 4 0,2 Tổng cộng 1 2,95 Nhận xét: Qua bảng đánh giá các yếu tố bên ngoài với số điểm là 2,95 khá cao so với mức trung bình là 2,5 điểm. Cho thấy chiến lược của MHB Chi nhánh An Giang tận dụng khá tốt các cơ hội và phản ứng khá tích cực với những thách thức bên ngoài. Ngân hàng đang theo đuổi các chiến lược nhằm tận dụng có hiệu quả “Quy mô dân số và trình độ dân trí ngày càng được cải thiện” và “Thu nhập và mức sống của người dân càng cao”. 4.2.2. Môi trường bên trong 4.2.2.1. Nguồn lực tài chính - Để đánh giá nguồn lực tài chính thì trước hết cần đánh giá được hoạt động của một Ngân hàng có hiệu quả hay không thông qua việc phân tích vốn huy động, doanh số cho vay và dư nợ thực tế của Ngân hàng. Bảng 3: Khái quát tình hình hoạt động của MHB Chi nhánh An Giang từ 2005- 2007 Đơn vị: Triệu đồng (Nguồn: Báo cáo cuối năm 2006, 2007 của Phòng Kinh doanh) Nhận xét: Chi nhánh MHB tỉnh An Giang là Chi nhánh cấp I thuộc Hội sở tại Thành phố Hồ Chí Minh nên trong cơ cấu tổng nguồn vốn không có vốn tự có mà chỉ có vốn huy động và vốn điều hòa (vốn được chuyển về từ Hội sở nhưng phải chịu lãi suất). * Vốn huy động: tăng liên tục qua 3 năm, cụ thể là năm 2006 tăng 39.630 triệu đồng với tốc độ 26,42% so với năm 2005. Đặc biệt là năm 2007 vốn huy động của Chi nhánh đã tăng đến 102.025 triệu đồng với tốc độ 53,81% so với năm 2006. Qua đó cho thấy công tác huy động vốn của Chi nhánh đang phát triển khá tốt, đó là do thương hiệu MHB ngày càng được nhiều người biết đến, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, phục vụ tận tình. Mặc dù vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn nhưng có dấu hiệu tiến triển khả quan qua từng năm (năm 2005 tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn là 20,24%, đến năm 2006 thì tỷ lệ này tăng lên 21,93% và lên đến 27,98% vào năm 2007). Điều này cho thấy Chi nhánh đang cố gắng trong công tác huy động vốn. * Tổng nguồn vốn: cũng tăng liên tục qua 3 năm, cụ thể năm 2006 tăng 123.534 triệu đồng với tốc độ tăng 16,67%, và đến năm 2007 thì tốc độ này tăng lên 20,58% với số tiền là 177.900 triệu đồng. Trong tổng nguồn vốn thì vốn điều hòa luôn chiếm tỷ trọng cao, luôn chiếm trên 70%. Mặc dù vậy nhưng Chi nhánh đã cố gắng hạ thấp tỷ lệ này qua mỗi năm (năm 2005 tỷ lệ vốn điều hòa là 79,76%, đến năm 2006 thì giảm xuống còn 78,07% và đến năm 2007 thì giảm xuống chỉ còn 72,02%). Do lãi suất vốn điều hòa cao thường hơn lãi suất vốn huy động nên tỷ lệ cao này sẽ làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh. * Doanh số cho vay và dư nợ qua 3 năm đều tăng liên tục với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Điều này cho thấy công tác tín dụng của Chi nhánh được quan tâm để tăng doanh số cho vay, từ đó tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. - Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thể hiện rõ qua các tỷ số tài chính như: tỷ suất lợi nhuận ROA, hệ số sử dụng tài sản, hệ số rủi ro tín dụng. Các tỷ số đó thể hiện qua bảng sau. Bảng 4: Các chỉ tiêu tài chính từ năm 2005 – 2007 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007) Nhận xét: * Tỷ suất lợi nhuận (ROA) cho biết cứ 1 đồng tài sản thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Trong 3 năm qua mặc dù tổng tài sản tăng liên tục nhưng ROA vẫn tăng năm 2005 là 0,94%, năm 2006 tăng lên 1,6% và năm 2007 đạt cao nhất là 2,08%. Qua đó cho thấy công tác sắp xếp, phân bổ, quản lý và sử dụng tài sản ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn. Ngân hàng cần tiếp tục phát huy thế mạnh này trong thời gian sắp tới. * Hệ số sử dụng tài sản cho biết cứ một đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, mặc dù năm 2007 bằng với năm 2006 là 13,16% nhưng vẫn cao hơn năm 2005, chứng tỏ việc sử dụng tài sản để sinh lời ngày càng có hiệu quả hơn. * Về rủi ro tín dụng: năm 2006 có giảm so với 2005 (giảm 0,61%) nhưng năm 2007 lại tăng lên 0,19% so với năm 2006, cho thấy tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh không ổn định, cần xem xét lại hiệu quả của việc cho vay để xử lý nợ tốt hơn. Mặc dù vậy thì tỷ số này của Chi nhánh vẫn ở mức thấp, đảm bảo an toàn về rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 4.2.2.2. Cơ sở vật chất Hệ thống máy tính, máy in, máy photocoppy được trang bị khá đầy đủ, thuận tiện cho việc phục vụ kinh doanh của Ngân hàng. Mỗi cán bộ kinh doanh được trang bị một máy tính riêng để hoàn thành hồ sơ một cách nhanh chóng cho khách hàng. Ngoài ra Chi nhánh còn trang bị đầy đủ bàn ghế để phục vụ khách hàng trong khi chờ đợi các giao dịch. Năm 2007, MHB đã ký hợp đồng hợp tác chiến lược giữa MHB và VNPT. Đây là bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại Ngân hàng nhằm xây dựng một cơ sở hạ tầng công nghệ làm nền tảng bền vững đủ khả năng phục vụ các dịch vụ tài chính đa kênh, đa quốc gia. Hợp đồng này cho phép MHB tiết kiệm nguồn lực của mình do không cần phải phát triển một số hệ thống dịch vụ truyền thống của riêng mình nhờ sử dụng dịch vụ bên ngoài của VNPT. 4.2.2.3. Marketing a. Sản phẩm Huy động vốn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, các tổ chức và người nước ngoài ở Việt Nam. Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, ủy thác và các nguồn vốn khác của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để đầu tư cho các chương trình phát triển nhà ở và phát triền kinh tế – xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng tại tỉnh An Giang và các khu vực lân cận tỉnh An Giang. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, chủ yếu vào mục đích làm nhà ở đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ dân cư trên địa bàn tỉnh An Giang và khu vực lân cận tỉnh An Giang. Ngoài ra cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội và sản xuất, kinh doanh trên cơ sở khả năng nguồn vốn cho phép. Cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh: Ưu tiên đầu tư vốn cho các doanh nghiệp sản xuất, thu mua và chế biến hàng xuất khẩu. Cho vay chiết khấu chứng từ có giá, cầm cố bất động sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạch định chiến lược thu hút khách hàng trong đầu tư vốn tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh An Giang.doc
Tài liệu liên quan