LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ . vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ . vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN . viii
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP .10
1.1. Tổng quan về chiến lược kinh doanh.10
1.1.1. Khái niệm chiến lược .10
1.1.2. Khái niệm chiến lược kinh doanh .11
1.1.3. Vai trò của chiến lược kinh doanh.15
1.1.4. Phân loại chiến lược kinh doanh .16
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp .25
1.2.1. Yếu tố môi trường bên ngoài .25
1.2.2. Yếu tố môi trường bên trong.27
1.3. Các công cụ phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh.28
1.3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE .28
1.3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE.29
1.3.3. Ma trận SWOT .30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TỔNG
CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE .32
2.1. Tổng quan về Tổng công ty viễn thông Mobifone .32
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .32
2.1.2. Các sản phẩm dịch vụ .34
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự .35
2.1.4. Hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật .40
2.1.5. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty viễn thông
Mobifone .40
2.2. Phân tích các yếu tố tác động đến chiến lược kinh doanh của Tổng công
ty viễn thông Mobifone.44
119 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của tổng công ty viễn thông mobifone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng dụng kỹ
thuật.
Trung tâm Tính cước và Thanh khoản MobiFone có chức năng, nhiệm vụ
khai thác hệ thống tính cước tập trung và các hệ thống công nghệ thông tin nội bộ
của Tổng Công ty để phục vụ cho công tác kỹ thuật mạng lưới và cung cấp số liệu
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty
Trung tâm Tư vấn thiết kế MobiFone có chức năng, nhiệm vụ tư vấn đầu tư,
xây dựng chuyên ngành thông tin di động, thông tin, viễn thông cho các đơn vị
trong và ngoài Tổng Công ty.
Các Trung tâm mạng lưới MobiFone miền Bắc, Trung, Nam có chức năng,
nhiệm vụ: Quản lý, vận hành khai thác bảo dưỡng thiết bị, truyền dẫn và cơ sở hạ
tầng mạng vô tuyến; Điều hành công tác xử lý sự cố các trạm phát sóng thuộc địa
bàn miền Bắc; Tối ưu vùng phủ sóng đảm bảo chất lượng mạng phục vụ khách hàng
theo yêu cầu của các Công ty kinh doanh; Phối hợp đơn vị trong công tác phát triển
mạng, triển khai dịch vụ mới, an toàn phòng chống lụt bão.
Tổng công ty Viễn thông MobiFone là công ty mẹ trong nhóm công ty hoạt
động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tính đến ngày 14/09/2015, Cơ cấu tổ
chức nhân sự của MobiFone đã được thay đổi theo quyết định số 1524/QĐ-BTTTT,
cụ thể như sau: Hội đồng thành viên; Kiểm soát viên; Tổng Giám đốc, các Phó tổng
giám đốc, Kế toán trưởng; Bộ máy giúp việc, Ban kiểm toán nội bộ
Với cơ cấu tổ chức được ban hành, hiện tại MobiFone có 20 Phòng, Ban
chức năng, 20 đơn vị trực thuộc bao gồm 12 Công ty, Trung tâm thuộc khối kinh
doanh, 5 Trung tâm thuộc khối mạng lưới và 03 Trung tâm thuộc lĩnh vực khác.
40
2.1.4. Hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật
Hiện nay, MobiFone là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ di động có
trình độ trang thiết bị và cơ sở vật chất tốt nhất tại Việt Nam, nằm trong nhóm đầu
so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.
Cơ sở vật chất
Hiện nay MobiFone có trụ sở chính đặt tại Tòa nhà MobiFone, Lô VP1,
Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, văn phòng thiết kế hiện đại, khang
trang, hệ thống máy phát điện dự phòng có công suất đủ lớn để đảm bảo tính liên
tục trong phục vụ cho toàn bộ khối văn phòng và thiết bị tổng đài tại tòa nhà trong
trường hợp hệ thống điện chính bị sự cố, hệ thống phòng chống cháy nổ, hệ thống
máy lạnh, hệ thống báo trộm, không gian làm việc và giao dịch thoáng rộng theo
cách bố trí không gian mở, theo từng khu vực.
Hạ tầng kỹ thuật
Trình độ trang thiết bị kỹ thuật của MobiFone tương đối hiện đại, áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật theo mô hình của các nhà cung cấp thiết bị viễn thông
hàng đầu trên thế giới. Hầu hết máy tính cá nhân trang bị tại văn phòng và tại các
cửa hàng, trung tâm giao dịch đều là máy thế hệ mới được cài đặt hệ điều hành
Window có bản quyền của Microsoft, màn hình tinh thể lỏng và được nối mạng với
hệ thống mạng lõi của Tổng Công ty. Hệ thống thiết bị mạng viễn thông của
MobiFone cũng là một trong những hệ thống có quy mô và mức độ hiện đại tầm cỡ
quốc tế, với các thiết bị mới nhất được trang bị từ các nhà cung cấp hàng đầu trên
thế giới như Nokia Siemen, Ericsson, Huawei... Hệ thống hạ tầng trạm phát sóng
của MobiFone có quy mô phủ sóng trên toàn lãnh thổ Việt Nam, với 19.647 trạm
phát sóng 2G và 14.292 trạm phát sóng 3G.
2.1.5. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty viễn thông Mobifone
Giai đoạn 2015 – 2017 là giai đoạn nền kinh tế trong nước nói chung và
MobiFone đã có sự phục hồi và phát triển rõ rệt. MobiFone vẫn giữ được tốc độ
tăng trưởng ổn định qua các năm:
41
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty viễn thông
Mobifone giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
Doanh Thu 36.900 38.420 44.206
Lợi nhuận 4.395 5.205 5.589
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng Công ty viễn thông Mobifone, giai đoạn 2015-2017)
Năm 2015, doanh thu của Mobifone đạt 36.900 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế
đạt 4.395 tỷ đồng.
Năm 2016, các doanh nghiệp viễn thông tiếp tục đối mặt với nhiều thách
thức lớn đến từ thị trường, và từ các chính sách, quy định mới. Thị trường viễn
thông đang bắt đầu rơi vào tình trạng bão hòa khi số thuê bao di động vượt xa số
dân, trong khi đó Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) siết chặt quản lý thông
tin thuê bao di động trả trước, các hoạt động khuyến mại, và hạn chế tin nhắn rác.
Trước bối cảnh đó, việc cạnh tranh giữa các nhà mạng vì thế ngày càng khốc liệt.
Áp lực cho nhà mạng giờ đây không chỉ trong khuôn khổ của hoạt động kinh doanh
mà còn diễn ra ở công tác đầu tư, khi trong giai đoạn cuối năm, cuộc đua 4G đã
chính thức bắt đầu và ngày một nóng hơn khi các nhà mạng lần lượt được Bộ TTTT
cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 4G.
Dưới sự chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện của Bộ Thông tin và Truyền thông,
Tổng công ty Viễn thông MobiFone tiếp tục bám sát chiến lược phát triển và tầm
nhìn “Kết nối giá trị - Khơi dậy tiềm năng” với 6 định hướng thực hiện gồm “Tư
vấn - Đào tạo - Truyền thông - Liên kết - Phân khúc - Cộng hưởng” để đẩy mạnh
sản xuất kinh doanh dựa trên 4 trụ cột Viễn thông & CNTT - Truyền Hình - Phân
phối & Bán lẻ - Đa dịch vụ. Lấy từ khóa “Tốc độ” là thông điệp xuyên suốt, cùng
với sự tăng tốc và quyết tâm cao trong việc thực hiện các mục tiêu năm 2016, Tổng
công ty Viễn thông MobiFone đã từng bước hoàn thành các nhiệm vụ Bộ Thông tin
và Truyền thông giao, đồng thời triển khai có hiệu quả các hoạt động SXKD, trong
đó:
42
Tổng doanh thu toàn Tổng công ty đạt 38.420 tỷ đồng, vượt 7,1% so với kế
hoạch năm 2016 và tăng trưởng 14,5% so với năm 2015 Lợi nhuận trước thuế Công
ty mẹ: đạt 5.205 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch năm 2016
Lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ: đạt 4.223 tỷ đồng, vượt 1,4% kế hoạch năm
2016. Nộp NSNN năm 2016 là 4.972 tỷ đồng.
Mức tăng trưởng doanh thu 14,5% trong năm 2016, cao nhất trong 3 năm trở
lại đây đã thể hiện rõ nét nhất những phấn đấu và thành quả bước đầu của
MobiFone trong việc đi theo mục tiêu, chiến lược của Tổng Công ty đã hoạch định.
Kết quả đột phá này xuất phát cộng hưởng của rất nhiều những chính sách kinh
doanh được xây dựng bài bản, của đội ngũ nhân viên bán hàng được tăng cường,
của hàng loạt các thay đổi được thực hiện để phù hợp với thị trường.
Bằng sức mạnh và quyết tâm của tập thể, trong thách thức và khó khăn,
MobiFone đã hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh để ngày
càng phát huy vị thế và tiềm năng phát triển của mình.
Kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2016 vừa qua đã cho thấy những tín
hiệu tích cực, khẳng định định hướng phát triển đúng đắn của Tổng Công ty trong
giai đoạn mới. Nhìn vào tốc độ tăng trưởng doanh thu 14,5% trong năm 2016 lại
càng cho thấy nỗ lực lớn lao của MobiFone trong điều kiện bị đầu tư hạn chế suốt
thời kỳ dài trước 2015 đã để lại những nhược điểm nội tại của một doanh nghiệp
viễn thông chưa hoàn thiện mô hình kỹ thuật, chưa sở hữu hệ thống truyền dẫn
riêng, chưa có thế mạnh về số lượng trạm và vùng phủ mạng di động
Những tồn tại đó đã được Tổng Công ty nỗ lực khắc phục nhanh chóng trong
2 năm gần đây khi đầu tư được triển khai toàn diện, rất nhiều hệ thống mạng lưới,
hệ thống CNTT nền tảng được xây dựng hướng đến mục tiêu phát triển doanh
nghiệp kinh doanh giải pháp đa dịch vụ. Do đó đã đóng góp to lớn đến kết quả sản
xuất kinh doanh, phản ánh rõ nét hiệu quả phát huy từ hoạt động đầu tư của
MobiFone.
Lần đầu tiên chỉ trong 1 năm, MobiFone hoàn thành phát sóng mới được
10.000 trạm 3G và 4G, tương đương với khoảng 30% tổng số trạm 3G đã phát triển
43
trong suốt hơn 20 năm qua. Tổng Công ty cũng đã tập trung mạnh mẽ nguồn lực để
phát triển mạng truyền dẫn, nhanh chóng giúp MobiFone từng bước khắc phục sự
phụ thuộc đường truyền vào các nhà cung cấp dịch vụ, thoát ly dần khỏi vai trò lệ
thuộc về hạ tầng mạng, và vững vàng phát triển thành Tổng Công ty kinh doanh đa
dịch vụ.
Sự kiện 01/07/2016 với việc ra mắt đường truyền dẫn, dịch vụ MobiTV và
thử nghiệm dich vụ 4G đã củng cố niềm tin và quyết tâm đó, khi lần đầu tiên
MobiFone đã sở hữu đường trục truyền dẫn Bắc - Nam. Nhờ có riêng đường truyền
dẫn, MobiFone dần chuyển sang thế chủ động trong kinh doanh, phát triển mạng
lưới trên hạ tầng của mình. Đây cũng là nền tảng để Tổng công ty mở rộng kinh
doanh, cung cấp hàng loạt các dịch vụ công nghệ mới như truyền hình, CNTT, cung
cấp dịch vụ kết nối, thương mại điện tử
Bên cạnh đó, MobiFone luôn chú trọng dành nguồn lực để phát triển cho
công nghệ thông tin. Trong năm 2016, MobiFone tiếp tục xây dựng các hệ thống
phục vụ quản trị, điều hành như hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP),
hệ thống điện toán đám mây riêng (Private Cloud), ứng dụng thành công các giải
pháp Big Data và mSale giúp hỗ trợ kinh doanh, đem lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Đặc biệt, giải pháp mSale của MobiFone đã được vinh danh Top 10 Sản phẩm, dịch
vụ CNTT xuất sắc Giải thưởng Sao Khuê 2016. Đồng thời, triển khai hệ thống tính
cước OCS với mục tiêu hội tụ tính cước theo chiến lược phát triển đa dịch vụ của
Tổng Công ty.
Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về mặt bằng làm việc cho các đơn vị kinh
doanh, kỹ thuật trên toàn Tổng công ty, cũng trong năm 2016, MobiFone đã triển
khai thi công 17 công trình kiến trúc trọng điểm; đã bàn giao và đưa vào sử dụng 04
công trình; góp phần nâng cao hình ảnh và thương hiệu của MobiFone, đồng thời
giúp bố trí văn phòng làm việc và nơi lắp đặt các thiết bị cho các đơn vị, tránh tình
trạng đang phải đi thuê như hiện nay.
Để phát triển lĩnh vực phân phối – bán lẻ, MobiFone không ngừng mở rộng
hệ thống phân phối qua việc xây dựng, cải tạo các chuỗi cửa hàng với thiết kế nổi
44
bật, sang trọng và thời thượng, phù hợp với thương hiệu và đặc trưng kinh doanh
của Tổng Công ty.
Năm 2017 MobiFone sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp kinh doanh theo
chiến lược phát triển của 4 trụ cột Viễn thông & CNTT - Truyền Hình - Phân phối
& Bán lẻ - Đa dịch vụ. Trên cơ sở đó, Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng
Công ty trong năm 2017 như sau: Doanh thu toàn Tổng Công ty: 44.205 tỷ đồng;
Doanh thu Công ty mẹ: 39.669 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ: 5.589 tỷ
đồng; Lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ: 4.471 tỷ đồng.
Mặc dù các chỉ tiêu năm 2017 vô cùng thách thức và phản ánh sự tăng
trưởng mạnh mẽ so với kết quả đã đạt được trong năm 2016, Tổng Công ty Viễn
thông MobiFone vẫn quyết tâm đưa ra mục tiêu hoàn thành 100% kế hoạch nói trên.
Để hoàn thành kế hoạch, bên cạnh việc duy trì những sản phẩm hiện hữu có
hiệu quả, MobiFone sẽ tập trung phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, bao gồm sản
phẩm ứng dụng 4G, các sản phẩm IoT, sản phẩm đa dịch vụ, tài chính di động
nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng doanh thu trong lĩnh vực viễn thông – công
nghệ thông tin. Các nhóm cộng đồng khách hàng chính tiếp tục được kế thừa từ
năm trước, tuy nhiên các sản phẩm dịch vụ sẽ thiên về kết nối các cộng đồng, chú
trọng trải nghiệm của khách hàng để tăng lòng trung thành. Bên cạnh đó, MobiFone
sẽ triển khai các chương trình khuyến mại xuyên suốt trong năm, ứng dụng sản
phẩm trên các lĩnh vực để tạo sự liên kết, cộng hưởng và tăng hiệu quả truyền
thông, bán hàng.
2.2. Phân tích các yếu tố tác động đến chiến lược kinh doanh của Tổng công ty
viễn thông Mobifone
2.2.1. Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài
2.2.1.1. Môi trường vĩ mô
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều chịu sự tác động từ môi
trường bên ngoài, có vai trò như là một nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. MobiFone cũng không nằm ngoài sự tác
động đó, thực tế cho thấy công ty không thể lường trước được các biến cố đem lại từ
45
môi trường bên ngoài mà chỉ có thể tận dụng được các thông tin thu thập được để
làm tăng cơ hội và hạn chế các rủi ro xảy ra cho công ty, với các diễn biến phức tạp
như vậy công ty phải dựa vào việc phân tích mội trường vĩ mô và môi trường vi mô.
Môi trường chính trị
Việt Nam là một quốc gia ổn định chính trị cao, đa số người dân đều cảm
nhận được sự an toàn. Sự ổn định về chính trị và hệ thống pháp luật là một điều
kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, tạo niềm tin cho
các doanh nghiệp trong việc tạo lập và triển khai các chiến lược dài hạn. Điều này
giúp cho Việt Nam có một số lợi thế so với các nước láng giềng trong khu vực, vốn
phải tìm cách đối phó với những vấn đề bạo động và tội phạm thường xuyên. Ngoài
ra, các chính sách kinh tế thông thoáng nhằm khuyến khích sự phát triển của các
thành phần kinh tế cũng được thông qua đã tạo được môi trường kinh doanh thuận
lợi, lành mạnh và ổn định. Trong xu thế hội nhập, Quốc hội Việt Nam đã thông qua
hàng loạt đạo luật quan trọng nhằm cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, thu
hút đầu tư.
Năm 2017, hệ thống thể chế chính trị đã có những chuyển biến tích cực, góp
phần thực thi Hiến pháp và pháp luật triệt để. Cải cách hành chính công diễn ra lành
mạnh, công khai, minh bạch, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, được nhiều
nhà đầu tư ủng hộ. Các thủ tục về hải quan, thu thuế, thanh tra đã được chú trọng và
giảm bớt gánh nặng về thủ tục hành chính. Công tác phòng chống tham nhũng được
đẩy mạnh.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong việc triển khai và chấp hành pháp
luật, một phần nguyên nhân do các điều luật cho thật rõ ràng, hợp lý, thiếu sự nhất
quán đồng bộ giữa các điều khoản, thiếu hướng dẫn thi hành luật; dẫn đến việc thực
thi không thống nhất ở các địa phương, các doanh nghiệp không nắm bắt kịp những
điều luật thay đổi; gây ra không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, các thay đổi về cách quản lý mạng viễn thông như: chính sách
giá trần cho cước mạng viễn thông, giới hạn các hình thức khuyến mại, đăng ký
thông tin cá nhân cũng gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh
của MobiFone.
46
Môi trường kinh tế
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước năm 2017 theo số liệu của
Tổng cục thống kê ước tính 6,7%. Mức tăng trưởng năm vừa qua cao hơn mức tăng
6,25% năm 2016 và 6,42% năm 2015 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế.
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan, cơ cấu ngành kinh tế cũng có bước
chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần giá trị nông lâm, thủy sản, tăng dần giá
trị công nghiệp, dịch vụ.
Các chỉ số kinh tế vĩ mô khác đều có những kết quả khả quan: lạm phát được
duy trì ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng CPI có dấu hiệu giảm cuối năm, tỷ lệ thất
nghiệp thấp hơn năm trước.
Ngoài những thành quả đạt được, trong lĩnh vực kinh tế vẫn còn tồn tại một
số hạn chế gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, là:
Bảng 2.3: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước qua các năm 2015 – 2017
Đơn vị tính: %
Tốc độ tăng so với năm trước
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng số 6,68 6,7 6,81
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 5,68 5,64 5,49
Công nghiệp và xây dựng 7,75 7,43 7,14
Dịch vụ 8,90 7,57 7,96
(Nguồn: Tổng cục thống kê, giai đoạn 2015-2017)
Tình hình kinh tế biến động khó lường, do quá trình toàn cầu hóa xảy ra
mạnh mẽ nên nền kinh tế các nước bị ràng buộc với nhau. Một quốc gia lớn gặp khó
khăn sẽ gây ảnh hưởng đến những quốc gia khác.
Biến động về tỷ giá của đồng Việt Nam so với các đồng tiền mạnh cũng có
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Diễn biến phức tạp của lạm phát, lãi suất và sự thay đổi trong chính sách tài
khóa, chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn, chi phí
47
sản xuất của các doanh nghiệp viễn thông nói chung và Tổng công ty viễn thông
MobiFone nói riêng.
Thu nhập bình quân đầu người có tăng nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp so
với thế giới.
Với tính hình kinh tế vĩ mô ổn định và có xu hướng tăng trưởng nhanh chóng
và dịch chuyển sang hướng phát triển dịch vụ đã đem lại cho MobiFone những cơ
hội và thách thức lớn, đòi hỏi Công ty phải có phương pháp tiếp cận, thay đổi công
nghệ, phương thức quản lý, chăm sóc khách hàng,v.v hợp lý, nắm bắt kịp thời
tình hình diễn biến kinh tế và có những điều chỉnh phù hợp trong chiến lược phát
triển.
Môi trường văn hóa xã hội
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, dân số Việt Nam hiện nay là gần 90
triệu triệu người; dự báo đến năm 2023 sẽ là 104 triệu người. Cơ cấu dân số thuận
lợi với khoảng 50% dân số trong độ tuổi 25. Người lao động Việt Nam được đánh
giá cao nhờ sự chăm chỉ và khả năng tiếp thu học hỏi nhanh, chính vì thế thời gian
đào tạo lại của các doanh nghiệp Việt Nam ngắn hơn so với các quốc gia khác trong
khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài
nước. Nguồn nhân lực dồi dào với chất lượng, tay nghề ngày càng cao cũng góp
phần giảm bớt gánh nặng chi phí cho các doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, lối sống của người dân Việt Nam
cũng có nhiều biến đổi tích cực. Số lượng cư dân nông thôn dịch chuyển lên thành
thị ngày càng nhiều. Phần đông dân số Việt Nam sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp
với khoảng 70% dân số là nông dân.
Những yếu tố văn hóa xã hội thường biến đổi chậm chạp, khó nhận ra nên
các doanh nghiệp thường không tiên đoán được những tác động của yếu tố này đến
hoạt động của công ty để vạch ra chiến lược phù hợp.
Môi trường khoa học công nghệ
Khoa học – Công nghệ là yếu tố có ý nghĩa và tác động rất lớn đối với mỗi
Quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức
48
dần thay thế cho thời đại công nghiệp. Sự biến đổi công nghệ diễn ra liên tục với
thời gian ngày càng ngắn lại. Công nghệ có tác động quyết định đến 2 yếu tố cơ bản
tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng và chi phí cá biệt của sản
phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Đồng thời ảnh hướng rất
lớn tới chu kỳ sống của các sản phẩm viễn thông. Tuy nhiên để thay đổi thì công ty
cần phải có những điều kiện: trình độ lao động, tiềm lực tài chính, chính sách phát
triển... hợp lý.
Trong giai đoạn 2015-2017, MobiFone đã liên tục và không ngừng đưa ra thị
trường những công nghệ mới đặc biệt là công nghệ 3G ,4G giúp Công ty có những
điều kiện để nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường ...nhưng cũng vấp phải những
khó khăn về đối thủ cạnh tranh: Viettel, VinaPhonevà về việc hạ giá thành sản
phẩm ngành khi các hãng viễn thông khác cũng cùng tiếp cận với công nghệ này.
Và như vậy thì đòi hỏi công ty phải làm sao để cung cấp được nhiều loại dịch vụ
cho công nghệ mới này, phải có chất lượng dịch vụ tốt đồng thời cũng phải có chiến
lược về giá thật tốt để các tranh với các hãng khác.
Hiện tại lĩnh vực công nghệ đang được nhà nước quan tâm đầu tư và phát
triển mạnh mẽ, với mục tiêu nâng cao hàm lượng công nghệ trong từng sản phẩm.
Chính vì thế mà Tổng công ty viễn thông MobiFone cần phải nắm bắt lấy cơ hội
này để tiếp cận với những công nghệ mới, để từ đó nâng cao chất lượng phục vụ.
Ngoài ra thì các yếu tố về tự nhiên: địa lý, khí hậu, thời tiết, v.vcũng có
những ảnh hưởng nhất định chất lượng dịch vụ và trong việc đầu tư, phát triển cơ sở
hạ tầng của MobiFone. Từ đó đòi hỏi các nhà hoạch định chiến lược của MobiFone
thường xuyên quan tâm tới sự thay đổi và đầu tư cho tiến bộ công nghệ.
2.2.1.2. Môi trường vi mô
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại
cảnh đối với Công ty, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản
xuât kinh doanh đó. Có năm yếu tố cơ bản là: đối thủ tiềm năng, nhà cung cấp,
khách hàng, sản phẩm thay thế, các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Sự hiểu biết các
yếu tố này giúp cho Công ty nhận biết ra các mặt mạnh và mặt yếu của mình liên
49
quan đến các cơ hội và nguy cơ mà ngành công ty kinh doanh gặp phải để từ đó đề
ra được chiến lược kinh hợp lý cho Công ty.
Năm lực lượng cạnh tranh
a. Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Theo Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam 2017, năm 2016, thị trường cung cấp
dịch vụ viễn thông di động (cả 2G, 3G) có sự góp mặt của 5 doanh nghiệp. Tuy
nhiên, thị phần vẫn do 3 “ông lớn” Viettel, VNPT, MobiFone nắm giữ, chiếm tới
95%, tăng 2,4% so với năm 2013.
Theo Sách Trắng CNTT-TT năm 2017, hạ tầng CNTT-TT tiếp tục đóng vai
trò là kết quả hạ tầng quan trọng của nền kinh tế, Tại Quyết định 149 ban hành ngày
21/1/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng viễn
thông băng rộng đến năm 2023. Với quan điểm viễn thông là hạ tầng quan trọng
cho phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình đã đề ra 9 giải pháp cơ bản để thực
hiện 2 mục tiêu cụ thể là băng rộng cho cộng đồng và băng rộng cho công sở.
Đặc biệt, sau thời gian thử nghiệm, từ tháng 10/2016, 3 nhà mạng lớn của
Việt Nam là Viettel, VinaPhone, MobiFone đã chính thức được cấp giấy phép thiết
lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông 4G LTE.
Theo số liệu tại Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam 2017, tính đến cuối năm
ngoái, Việt Nam đã có gần 36,2 triệu thuê bao băng rộng di động (3G).
Số liệu thống kê trong Sách Trắng CNTT-TT 2017 cũng cho thấy, thời gian
qua thị trường viễn thông, Internet của Việt Nam tiếp tục có sự cạnh tranh tích cực.
Năm 2016, cả nước có 74 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ viễn thông di động
mặt đất, giảm 6 doanh nghiệp so với năm 2015; số doanh nghiệp đang cung cấp
dịch vụ Internet là 51, giảm 1 doanh nghiệp so với năm 2015. Tổng doanh thu lĩnh
vực viễn thông, Internet năm 2016 đạt 136.499 tỷ đồng, tương đương 6,16 tỷ USD,
tăng 1,6% so với năm 2015.
Tổng thuê bao điện thoại di động phát sinh lưu lượng thoại, tin nhắn và dữ
liệu (cả 2G và 3G) đạt trên 128 triệu thuê bao, trong đó có gần 36,2 triệu thuê bao
50
băng rộng di động (3G), đạt tỷ lệ 39 thuê bao/100 dân. Tổng số thuê bao truy cập
băng rộng cố định đạt hơn 9 triệu thuê bao.
51
Biểu đồ 2.1: Thê bao sử dụng các nhà mạng tại Việt Nam năm 2017
(Nguồn: Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam, năm 2017)
Thị phần (thuê bao) các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động mặt đất phát
sinh lưu lượng thoại, tin nhắn, dữ liệu (2G và 3G) của Việt Nam năm 2017 (Nguồn:
Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam 2018)
Đáng chú ý, theo số liệu thống kê trong Sách Trắng CNTT-TT năm 2017,
trong năm 2016, thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông di động (gồm cả 2G và 3G)
tiếp tục có sự góp mặt của 5 doanh nghiệp là Viettel, VNPT, MobiFone,
Vietnamobile và GTel. Tuy nhiên, so với số liệu tại thời điểm năm 2013 đã được
công bố trong Sách Trắng CNTT năm 2014, trong khi 2 doanh nghiệp lớn là Viettel
và VNPT nâng được tỷ lệ nắm giữ trong “miếng bánh” thị trường dịch vụ di động,
thì 3 nhà mạng khác là MobiFone, Gtel và Vietnamobile đều bị thu hẹp thị phần
dịch vụ viễn thông di động.
Cụ thể, Viettel đã nâng thị phần dịch vụ viễn thông di động từ 43,5% của
năm 2013 lên chiếm 46,7% trong năm 2016; VNPT chiếm 22,2% thị phần, tăng
4,8% so với năm 2013. Thị phần dịch vụ viễn thông di động của MobiFone bị giảm
mạnh hơn cả, từ chỗ chiếm 31,78% thị phần năm 2013 thì đến năm 2016 con số này
là 26,1%. Tỷ lệ giảm thị phần dịch vụ viễn thông di động của Vietnamobile và GTel
047%
026%
003%
002%
022%
Viettel
MobiFone
Vietnammobile
Gtel
VNPT
52
trong năm 2016 so với thời điểm 2013 lần lượt là 1,17% (từ 4,07% xuống còn
2,9%) và 1,12% (từ 3,22% xuống còn 2,1%).
Thị phần các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động mặt đất phát sinh lưu
lượng thoại và tin nhắn (2G) của Việt Nam năm 2016 (Nguồn: Sách Trắng CNTT-
TT Việt Nam 2017)
Thị phần (thuê bao) các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động mặt đất phát
sinh lưu lượng thoại, tin nhắn, dữ liệu (3G) của Việt Nam năm 2016 (Nguồn: Sách
Trắng CNTT-TT Việt Nam 2017)
Trong đó, nếu xét riêng về thị phần (thuê bao) dịch vụ 2G, Viettel dẫn đầu,
chiếm 42,5%; tiếp đó là MobiFone và VNPT, lần lượt nắm giữ 30% và 21,5% thị
phần. Tương tự, đối với thị trường cung cấp dịch vụ 3G, năm 2016 số thuê bao di
động 3G của mạng Viettel chiếm tới 57,7% tổng số thuê bao 3G, tăng hơn 16% so
với năm 2013. Còn thị phần dịch vụ 3G của VNPT là 23,9%, tăng 1,4% so với năm
2013; thị phần dịch vụ 3G của MobiFone bị giảm từ 33,5% năm 2013 xuống còn
16,1% năm 2016.
Về thị phần (thuê bao) của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ băng rộng cố
định mặt đất, trong số các doanh nghiệp đang triển khai kinh doanh dịch vụ này,
năm 2016, thị phần của VNPT vẫn lớn nhất, chiếm 46,1%; tiếp đó là Viettel, chiếm
26,1%; FPT chiếm 18,6%; SCTV chiếm 5,7%; và 3,5% thi phần dịch vụ băng rộng
cố định mặt đất thuộc về các doanh nghiệp khác như CMC, SPT, NetNam, GDS,
VTC
Thị phần (thuê bao) các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ băng rộng cố định
mặt đất tại Việt Nam năm 2016.
Cùng với lĩnh vực viễn thông, Internet, ấn phẩm Sách Trắng CNTT-TT Việt
Nam 2017 còn cung cấp thông tin, số liệu thống kê chính thức về các lĩnh vực khác
do Bộ TT&TT quản lý như ứng dụng CNTT, Công nghiệp CNTT, An toàn thông
tin; Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Bưu chính; Nghiên cứu và đào tạo
về CNTT-TT
Nhà cung cấp
53
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoan_thien_chien_luoc_kinh_doanh_cua_tong_cong_ty_v.pdf