Luận văn Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện giai đoạn 2006-2010

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU

1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

5. Kết cấu của Luận văn 2

CHƯƠNG 1:NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG

 

1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

1.1.1. Khái niệm về dịch vụ viễn thông 3

1.1.2. Các loại hình dịch vụ viễn thông 3

1.1.3. Đặc điểm của dịch vụ viễn thông 4

1.1.4. Kinh doanh dịch vụ viễn thông 5

1.2. CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG

1.2.1. Tổng quan về chiến lược của doanh nghiệp viễn thông 6

1.2.2. Nội dung cơ bản của chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 10

1.2.2.1. Tầm nhìn chiến lược của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 10

1.2.2.2. Mục tiêu chiến lược của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 10

1.2.2.3. Các phương thức chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 11

1.3. HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG 23

1.3.1 Tính tất yếu phải hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 23

1.3.2. Quy trình hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 23

1.3.2.1. Nghiên cứu và dự báo môi trường 23

1.3.2.2. Đánh giá chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 33

1.3.2.3. Điều chỉnh và hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 34

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN GIAI ĐOẠN 2006-2010

 

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN 37

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 37

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 38

2.1.3. Tổ chức bộ máy 39

2.2. NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO MÔI TRƯỜNG 40

2.2.1.Nghiên cứu và dự báo môi trường vĩ mô 40

2.2.2. Nghiên cứu và dự báo môi trường ngành 57

2.2.3. Đánh giá môi trường nội bộ 67

2.2.4. Ma trận tổng hợp SWOT của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện 74

2.3 ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 81

2.3.1. Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược phát triển của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện 81

2.3.2. Chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông giai đoạn 2006 - 2010 82

2.3.3. Đánh giá chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông giai đoạn 2006-2010 85

2.4. ĐIỀU CHỈNH VÀ HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN ĐẾN NĂM 2010 93

 

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN ĐẾN NĂM 2010

 

3.1. Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo môi trường 95

3.2. Khẳng định tầm nhìn chiến lược của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 98

3.3. Điều chỉnh mục tiêu chiến lược của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông đến năm 2010 98

3.4. Các giải pháp chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông đến năm 2010 100

3.5. Các giải pháp chiến lược chức năng để triển khai chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông thành công 103

3.6. Một số điều kiện triển khai chiến lược thành công 109

3.6.1. Kiến nghị đối với Tổng công ty truyền thông đa phương tiện 109

3.6.2. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước 110

 

KẾT LUẬN 112

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

 

docx126 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3993 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông Việt nam được khẳng định trong các quyết định phê duyệt về Chiến lược phát triển Bưu chính, Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt nam đến năm 2010 đều ưu tiên phát triển dịch vụ viễn thông nhanh, đa dạng hoá, khai thác có hiệu quả các loại hình dịch vụ trên nền cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia và theo hướng hội tụ công nghệ. Bưu chính, Viễn thông phải là một ngành mũi nhọn, phát triển mạnh hơn, cập nhật thường xuyên công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Phát huy mọi nguồn lực của đất nước, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển bưu chính, viễn thông và tin học. Thách thức: Nhà nước chủ trương mở rộng cấp phép khai thác dịch vụ bưu chính, viễn thông cho các nhà khai thác trong nước, đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước cung cấp dịch vụ viễn thông. Các nhà đầu tư nước ngoài được tham gia kinh doanh theo hình thức liên doanh đối với các loại dịch vụ viễn thông cơ bản với phần góp vốn hạn chế, tiến đến không hạn chế cấp phép kinh doanh trong nước cho các dịch vụ đường dài trong nước và quốc tế, mở cửa hoàn toàn việc khai thác và cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng. Đánh giá những thay đổi và tác động của các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông: Về thị trường, Hiệp định Thương mại Việt - Hoa kỳ có hiệu lực từ năm 2001 đã cho phép Mỹ tham gia thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam nhưng trên thực tế chủ yếu vẫn chỉ có cạnh tranh trong nước, nhưng đã đưa ra lộ trình cho phép các nhà đầu tư Mỹ tham gia thị trường dịch vụ Viễn thông theo hình thức liên doanh, mức cam kết mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông này tương đương mức cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc. Các nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia thị trường dịch vụ viễn thông với trên 2 tỷ USD dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC từ rất sớm. Hiệp định tiếp cận thị trường Việt Nam-EU có hiệu lực từ đầu năm 2005 cũng đã cho phép các nhà đầu tư EU tham gia thị trường dịch vụ viễn thông như các nhà đầu tư Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có hồ sơ xin thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ viễn thông nào. Nhưng vào thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO ngày 7/11/2006 vừa qua, thị trường viễn thông Việt Nam đã là một thị trường có tính cạnh tranh cao trong hầu hết tất cả các loại hình dịch vụ viễn thông. Trong đàm phán gia nhập WTO, dịch vụ viễn thông đã chịu sức ép mở cửa rất lớn, đặc biệt từ phía các thành viên chủ chốt của WTO như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Dựa trên triển vọng kết quả vòng đàm phán Doha và mức cam kết quá cởi mở của các nước mới gia nhập WTO như Căm-pu-chia, Jordani, ả -rập Xê-út, các nước đã yêu cầu Việt Nam cam kết lộ trình xoá bỏ mọi hạn chế về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông. Mức cam kết của Việt Nam trong Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được các nước coi chỉ là mức khởi điểm để đàm phán. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài: Hiện trạng cam kết quốc tế trước đây: Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (BTA VN-HK) hiện chỉ cho phép hợp đồng hợp tác kinh doanh (viết tắt BCC; nước ngoài góp vốn, chia lời, không tham gia điều hành) và liên doanh (JV) 49% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản; BCC và JV 50% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. BTA VN-HK chưa cho phép nước ngoài nắm đa số vốn và thành lập công ty 100%. Những hạn chế này cho phép Việt Nam nắm đa số vốn và quyền kiểm soát, qua đó đảm bảo chủ quyền kinh tế, đảm bảo lợi ích an ninh và quốc phòng. Những hạn chế này cũng phù hợp với chủ trương mở cửa từng bước và thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ cho phía Việt Nam. - Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam: Cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng: Trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản, bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép, vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng: trong 03 năm đầu sau khi gia nhập WTO, bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép, vốn góp tối đa là 51% vốn pháp định của liên doanh, 03 năm sau khi gia nhập bên nước ngoài mới được phép tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh và được phép nâng mức vốn góp lên mức 65%. Riêng đối với dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) mà Mỹ có mối quan tâm đặc biệt, được thiết lập trên hạ tầng mạng do Việt Nam kiểm soát, phía nước ngoài được phép tham gia vốn tối đa ở mức 70% vốn pháp định. Chọn lựa đối tác liên doanh: - Hiện trạng cam kết quốc tế trước đây: Việt Nam hiện chỉ cho phép nước ngoài liên doanh với các doanh nghiệp viễn thông đã được cấp phép. Quy định như vậy nhằm tập trung cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp viễn thông hiện có, đảm bảo sự hợp tác bình đẳng giữa các bên trong liên doanh. Hạn chế này cũng cho phép hạn chế số lượng các JV có thể thành lập trong thời gian đầu để giảm bớt áp lực cạnh tranh, kiểm soát được thị trường. - Cam kết gia nhập WTO: Cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng bên nước ngoài vẫn phải liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép. Cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản không có hạ tầng mạng: 03 năm sau khi gia nhập WTO bên nước ngoài mới được phép tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh nhưng đối với dịch vụ mạng riêng ảo và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng ta cho phép nước ngoài tự do lựa chọn đối tác liên doanh ngay khi gia nhập. Cung cấp dịch vụ qua biên giới: - Hiện trạng cam kết quốc tế trước đây: Việt Nam quy định nước ngoài phải có thoả thuận thương mại với nhà khai thác Việt Nam được cấp phép làm dịch vụ viễn thông quốc tế. Ngoài việc cho phép kiểm soát an ninh thông tin một cách khả thi, hạn chế này còn cho phép tạo ra thị trường thông tin vệ tinh cho các doanh nghiệp Việt Nam và nâng cao tính thương mại của dự án phóng vệ tinh Việt Nam VINASAT. Việc kiểm soát các cổng thông tin quốc tế và dịch vụ thuê kênh quốc tế cũng là những điều kiện cần thiết cho việc đảm bảo an ninh thông tin. - Cam kết gia nhập WTO: Việt Nam cam kết 03 năm sau khi gia nhập mở rộng loại đối tượng, chủ yếu là các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam, có thể được cấp phép sử dụng trực tiếp dịch vụ vệ tinh của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Ta cũng cam kết lộ trình cho phép bên nước ngoài, được kết nối dung lượng cáp quang biển (dung lượng 2 chiều) trên các tuyến cáp cong -xooc xiom mà Việt Nam là thành viên với các trạm cập bờ của Việt Nam và bán sỉ dung lượng truyền dẫn này cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế được cấp phép tại Việt Nam. Bốn năm sau khi gia nhập bên nước ngoài được phép bán dung lượng nêu trên cho các nhà cung cấp dịch vụ ảo VPN và dịch vụ kết nối Internet (IXP) quốc tế được cấp phép. Phạm vi dịch vụ: Ngoài các dịch vụ viễn thông có tính truyền thống, do sự hội tụ của các dịch vụ nghe nhìn Việt Nam cam kết thêm dịch vụ truyền dẫn tín hiệu video các chương trình truyền hình và phát thanh trong phần dịch vụ viễn thông cơ bản. Về bản chất Việt Nam cam kết coi dịch vụ truyền dẫn tín hiệu video từ các nhà sản xuất chương trình, nội dung đến các nhà phát hình, phát thanh quảng bá, giữa các nhà phát hình, phát thanh quảng bá với nhau là dịch vụ viễn thông. Cơ hội: - Việt Nam vẫn bảo lưu được quyền kiểm soát Nhà nước đối với hạ tầng mạng viễn thông trên lãnh thổ Việt Nam và qua đó giữ được quyền kiểm soát nhất định đối với thị trường dịch vụ và an ninh thông tin, chưa cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông. Các công ty nước ngoài vẫn phải hợp tác với các công ty trong nước để cung cấp dịch vụ. - Xét chung cả khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng: Cân bằng mặt lợi và mặt hại của việc chấp nhận một số nhân nhượng trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông là một cân bằng động, cân bằng này hoàn toàn phụ thuộc vào các công cụ và năng lực quản lý của nhà nước, phụ thuộc vào tiềm lực, sự năng động và quyết tâm của các doanh nghiệp trong việc đổi mới tổ chức, sản xuất -kinh doanh để nâng cao sức cạnh tranh. - Khả năng kiểm soát thị trường viễn thông sau gia nhập cũng phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của các Tập đoàn, Tổng công ty viễn thông chủ lực của Việt Nam, trách nhiệm của lãnh đạo các doanh nghiệp viễn thông. Nhưng nếu biết hợp tác phát triển, phát huy tốt tinh thần tự lực tự cường, các doanh nghiệp viễn thông vẫn có thể thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển mà vẫn giữ được vai trò kiểm soát, qua đó Nhà nước vẫn duy trì được khả năng điều tiết. Thách thức: - Yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp viễn thông truyền thống cần có hướng phát triển theo sản phẩm, dịch vụ mới một cách liên tục, đổi mới nhanh chóng; từng bước tăng cường đối đầu cạnh tranh trực tiếp. - Nhà nước cần có các cơ chế chính sách thúc đẩy thích hợp cho các doanh nghiệp viễn thông mới có cơ sở hạ tầng vươn nhanh chiếm lĩnh và mở rộng thị trường để các nhân nhượng gia nhập WTO chỉ là sự cảnh báo mà không tạo ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp. e. Môi trường văn hoá - xã hội - Giáo dục và đào tạo đã có những chuyển biến tích cực. Giáo dục ở vùng sâu, vùng xa đã có những tiến bộ, mặt bằng dân trí đã được nâng lên. Quy mô giáo dục tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. - Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; Quy mô dân số năm 2005 đạt mức 83,12 triệu người. Cơ cấu dân số có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng dân số thành thị trong tổng dân số tăng từ 24,18% năm 2000 lên 26,97% năm 2005, nông thôn giảm từ 75,82% xuống còn 73,03%. - Nhu cầu tiếp cận thông tin tri thức, các hình thức dịch vụ viễn thông, giải trí ngày càng tăng khi thu nhập, trình độ dân trí được nâng cao. - Những khách hàng tích cực và khó tính xuất hiện trong các thị trường kinh doanh và tiêu dùng. - Tầng lớp trung lưu đang phát triển, dân số trẻ chiếm tỉ lệ lớn trong tổng dân số và thị trường nông thôn chưa khai thác, đây trở thành 1 trong những thị phần triển vọng lớn nhất cho các công ty ICT hiện nay. 2.2.2. Nghiên cứu và dự báo môi trường ngành a. Những đặc điểm kinh tế chính của ngành viễn thông Từ năm 1990 đến 2006, ngành viễn thông đã tăng trưởng với tốc độ từ 1,5-2 lần sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Ở tầm kinh tế vĩ mô, sự đóng góp của các dịch vụ viễn thông vào nền kinh tế nói chung đã tăng nhanh từ 1,8% năm 1990 lên 3,3% GDP toàn cầu năm 2006. Châu Á, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ đang đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai và vận may của ngành công nghiệp viễn thông. Không chỉ những khu vực khác đang nhìn về Châu Á để học hỏi mà các công ty công nghệ châu á cũng bắt đầu tìm vị trí cho mình trên sân chơi toàn cầu, kết hợp với sức mạnh của dịch vụ nội dung hấp dẫn, mô hình định giá cước sáng tạo và những công nghệ mới. Theo báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2007 của ngành Bưu chính, Viễn thông cho thấy thị trường Bưu chính, Viễn thông tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Cả ngành đã hoàn thành mục tiêu phát triển máy điện thoại của kế hoạch 5 năm đề ra (35 máy/100 dân). Tính đến 30/6/2007 đã phát triển được trên 11 triệu máy điện thoại, bằng số máy điện thoại phát triển trong cả năm 2006, nâng tổng cố thuê bao toàn mạng lên 38,8 triệu máy, thuê bao di động chiếm 74%, mật độ điện thoại đạt 45,2 máy/100 dân, đạt tỷ lệ tăng trưởng 258% so với cùng kỳ năm ngoái. Toàn quốc có 4,52 triệu thuê bao Internet quy đổi, với 16,2 triệu người sử dụng, đạt mật độ 19,5%, tổng số thuê bao Internet băng rộng là 753.000. Ngành viễn thông và công nghệ thông tin tiếp tục duy trì tốc độ phát triển từ 25 - 30% và công nghiệp điện tử bao gồm công nghiệp phàn cứng máy tính, công nghiệp điện gia dụng, chuyên dụng, công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông phát triển ổn định với tốc độ trung bình 30%. Biểu đồ 2.4 – Biểu đồ tăng trưởng thuê bao điện thoại theo năm Biểu đồ 2.5 - Biểu đồ tăng trưởng thuê bao điện thoại theo tháng năm 2007 Biểu đồ 2.6 - Biểu đồ mật độ điện thoại tính trên 100 dân theo tháng năm 2007 Biểu đồ 2.7 - Biểu đồ tăng trưởng thuê bao Internet- Theo số thuê bao quy đổi Biểu đồ 2.8 - Biểu đồ tăng trưởng thuê bao Internet -Theo số người sử dụng Biểu đồ 2.9 - Biểu đồ thị phần Internet ở Việt Nam - cuối năm 2006  Nguồn: Trung tâm thông tin bưu điện - Bộ Bưu chính, Viễn thông. - Kỳ vọng vào sự phát triển của kết nối Internet băng rộng và dịch vụ viễn thông băng rộng di động là rất cao và được coi là hai lĩnh vực được chú ý nhất trong ngành viễn thông hiện nay. Các công ty viễn thông đang tập trung chú ý vào hai yếu tố chủ chốt để tăng số khách hàng sử dụng công nghệ số băng rộng di động: + Tạo ra một cơ chế giá cước hấp dẫn đối với việc truy cập dữ liệu + Đưa ra những ứng dụng mới nhất, hấp dẫn nhất để khai thác băng rộng lớn sẵn có. - Công nghệ viễn thông số di động đang mở ra một thị trường nội dung di động rộng lớn. Số lượng thuê bao ĐTDĐ tăng trưởng nhanh đang tạo cho công nghiệp nội dung và dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông di động đem lại nhiều cơ hội lợi nhuận hơn. - Rào cản xâm nhập thị trường đã bị xoá bỏ gần như hàng ngày bởi những nhà cung cấp nội dung sáng tạo đang tìm kiếm những ứng dụng mới nhất để cung cấp cho thị trường. - Cuộc đua phát triển các ứng dụng mới nhất, hấp dẫn nhất: Nội dung và các ứng dụng mới tạo nên sự khác biệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ. - Công nghệ viễn thông băng rộng: Ngành công nghiệp viễn thông đang chống lại xu hướng công ty truyền hình cáp cung cấp dịch vụ thoại bằng cách nâng cấp mạng lưới để hỗ trợ việc cung cấp triple play: cung cấp dịch vụ thoại, Internet băng rộng và dịch vụ video thông qua cùng một phương tiện. Hình thành ý tưởng xây dựng dự án dựa trên một đường cáp quang chạy thẳng đến nhà người tiêu dùng. - Phân khúc thị trường tốt - chìa khoá dẫn đến thành công: Có thể sẽ có sự chuyên biệt hoá hơn nữa khi các nhà cung cấp mạng cung cấp các dịch vụ cộng gộp gồm thiết bị đầu cuối, nội dung được cá nhân hoá theo yêu cầu của khách hàng, các ứng dụng và một cách tính cước duy nhất nhắm vào một nhóm người sử dụng. - Tác động của nội dung do người sử dụng tự tạo: Thị trường theo truyền thống được hình thành nhờ 2 yếu tố cung và cầu, trong đó nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ tạo ra giá trị mà người tiêu dùng sẵn lòng trả tiền để có giá trị đó. Nhưng trong thế giới số đang xuất hiện, chính bản thân người tiêu dùng cũng có thể tạo ra giá trị. Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng như SMS (tin nhắn) có lẽ là thành công lớn nhất của các công ty viễn thông trong việc thuyết phục người sử dụng tự tạo ra giá trị. Đặc tính mọi lúc mọi nơi của ĐTDĐ trở thành nền cho sự trao đổi nội dung, các nhà khai thác viễn thông sẽ phải chịu áp lực phải cung cấp các nội dung mới, hấp dẫn để phát triển khách hàng. - Tập đoàn viễn thông Telenor (Nauy) công bố kết quả điều tra theo chiều sâu về thói quen sử dụng điện thoại di động và các dịch vụ viễn thông như dịch vụ truy cập internet trong giới trẻ Việt nam, đối tượng nghiên cứu tập trung vào thanh niên, cho thấy số tiền sử dụng cho cước điện thoại di động hàng tháng của thanh niên tại Hà Nội vào khoảng 300.000 đ/tháng, thường gửi 5-6 tin nhắn/ngày và thực hiện số điện thoại tương đương trong ngày đó. b. Những yếu tố đang dẫn đến sự thay đổi ngành viễn thông của Việt nam, khu vực và quốc tế tạo những áp lực cạnh tranh mà doanh nghiệp viễn thông trong ngành và Tổng công ty truyền thông đa phương tiện đang đối mặt và phải thay đổi hành động chiến lược - Sự hội tụ công nghệ viễn thông, phát thanh truyền hình, truyền thông dữ liệu và công nghệ thông tin tạo cơ hội cho phát triển đa dạng hoá dịch vụ viễn thông, đặc biệt với tốc độ tăng trưởng bùng nổ của số thuê bao điện thoại di động trở thành cơ hội cho các nhà khai thác dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động. - Sự xuất hiện những loại hình kinh doanh mới và đặc biệt là các dịch vụ viễn thông mới kết nối Internet trên mạng di động. Đòi hỏi mô hình tổ chức quản lý và tập thể lãnh đạo theo phong cách mới định hướng hội nhập kinh tế quốc tế. - Sự hợp nhất, tăng cường vai trò của thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp, cùng cạnh tranh trong môi trường công nghệ luôn thay đổi theo hướng số hoá và toàn cầu hoá viễn thông. - Phân đoạn và tiếp thị theo hướng nhận thức, lôi cuốn những thị trường kinh doanh mới nổi, phù hợp với xu hưóng dịch chuyển từ thị trường dành cho các công ty sang thị trường người tiêu dùng. Bảng 2.3 - Những thay đổi trong quy tắc điều tiết thị trường dịch vụ viễn thông tại Việt Nam: I Các quy tắc cũ Các quy tắc mới 1 Tập trung vào một số doanh nghiệp viễn thông nhà nước, thuộc sở hữu 100% vốn nhà nước, độc quyền trong khai thác mọi loại hình dịch vụ viễn thông. Từng bước mở rộng sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào một số loại hình dịch vụ viễn thông theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. 2 Hướng theo luật lệ, điều tiết chủ yếu độc quyền nhà nước. Hoàn thiện, củng cố pháp luật trong viễn thông theo hướng phù hợp với hội nhập kinh tế (nhà nước, thị trường và các hiệp ước quốc tế) 3 Lực lượng kỹ thuật có kiến thức, tập trung theo các dòng sản phẩm dịch vụ riêng. Tập trung vào các giải pháp hội tụ công nghệ, các giải pháp chìa khoá trao tay tích hợp 4 Khả năng dự đoán các chu kỳ tiêu thụ dịch vụ cao Khó dự đoán chu kỳ tiêu thụ, hướng theo kinh doanh và marketing. II Các áp lực cạnh tranh 1 Quốc gia Từng bước hội nhập quốc tế, toàn cầu 2 Phát triển giá đều Giảm giá nhanh 3 Tiêu thụ chậm, mức dịch vụ khuyến mãi & hậu mãi thấp Tiêu thụ nhanh, mức dịch vụ khuyến mãi & hậu mãi cao. 4 Vòng đời sản phẩm, dịch vụ dài Vòng đời của sản phẩm dịch vụ ngắn hơn khiến các công ty phải tập trung nhiều hơn vào hoạt động nghiên cứu, phát triển, nhận biết cơ hội mới và nhanh chóng khai thác chúng đúng lúc - Hiện nay ở Việt nam, một số doanh nghiệp viễn thông được Bộ Bưu chính, Viễn thông cấp phép cho hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông như dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ điện thoại thông tin di động, dịch vụ điện thoại viễn thông đường dài trong nước và quốc tế sử dụng giao thức IP gồm: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty thông tin Viễn thông điện lực (EVN Telecom); Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính, viễn thông Sài gòn (Saigon Postel), Công ty Thông tin điện tử Hàng Hải (Vishipel), Công ty cổ phần Viễn thông Hà nội (Hanoi Telecom), Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel), Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty truyền thông đa phương tiện (VTC), Công ty cổ phần công nghệ thông tin FPT; trong đó có 4 doanh nghiệp viễn thông được Bộ Bưu chính, Viễn thông cho phép cung cấp thử nghiệm công nghệ băng thông rộng không dây Wimax: VNPT, VTC, FPT, Viettel. Gần đây nhiều tổ chức, doanh nghiệp mới cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông tăng nhanh, xu hướng cạnh tranh và hợp tác giữa nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ngày càng quyết liệt hơn Nhìn chung đối với các công ty này, Tổng công ty VTC là một doanh nghiệp mới trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, cơ sở hạ tầng, kết nối đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện. Hiện nay Tổng công ty VTC tập trung vào các mảng kinh doanh chính: Thiết lập hạ tầng mạng viễn thông để cung cấp các dịch vụ viễn thông và truyền hình. Mảng kinh doanh dịch vụ viễn thông: VoIP và thoại quốc tế (kết cuối tại Việt Nam; gọi từ Việt Nam ra nước ngoài); thoại nội địa (VoIP cho đối tượng doanh nghiệp và cho đối tượng người sử dụng đơn lẻ); Kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động và mạng Internet như nhóm dịch vụ mobile, dịch vụ Game online, nhóm dịch vụ truyền thông, giá trị gia tăng cộng đồng. Nhóm kinh doanh dịch vụ truyền hình di động theo chuẩn DVB-H; cung cấp truyền hình kỹ thuật số mặt đất theo chuẩn DVB-T, dịch vụ tài trợ, quảng cáo trên truyền hình. Mảng kinh doanh thiết bị truyền thống như thiết bị phát thanh truyền hình, thiết bị viễn thông... Mô hình phân tích các lực lượng thị trường: Trong mảng kinh doanh dịch vụ viễn thông thoại VoIP kết cuối tại Việt nam đi quốc tế: - Đối với thị trường này đã được các nhà cung cấp đi trước chiếm cứ với cơ sở hạ tầng và mạng lưới khách hàng khá ổn định, bắt đầu hình thành cấp bậc rõ rệt như: VNPT chiếm 40% thị phần; SPT chiếm 31,5% thị phần, sau đó lần lượt là Viettel, EVN, Hanoi Telecom, FPT...còn VTC mới được cấp phép triển khai dịch vụ. Trong khi ngoại trừ VNPT được nhà nước giao cho quản lý đường trục truyền dẫn cáp quang, có tiềm lực lớn về quy mô kinh tế, tài chính, ưu thế chiếm thị phần khống chế; còn các doanh nghiệp viễn thông khác đều có thể bị ràng buộc bởi công văn số: 148/2003/QĐ-BBCVT về việc quy định giá cước kết nối giữa các carrier; trong khi quyền lực của các Carrier nước ngoài (chủ yếu là transit-chuyển tiếp cuộc gọi) trong việc lựa chọn đối tác là tương đối lớn. - Đây là thị trường nhạy cảm về giá, giá cước chi phối lưu lượng cuộc gọi, các yếu tố khác như giao thức, codes... quan trọng nhưng không có ý nghĩa quyết định. Tuy nhiên đây cũng là thị trường lớn (dự kiến 120 triệu phút/tháng), tốc độ tăng trưởng 15%/năm, trong đó thoại từ Việt Nam đi quốc tế dung lượng ước tính khoảng 40 triệu phút gọi/tháng chia thành 2 mảng chính: PC to Phone và Phone to Phone. + Với dịch vụ thoại theo phương thức PC to Phone, cuộc gọi từ máy tính, các đối thủ hàng đầu là: FPT, SPT, VDC... + Với Phone to Phone, dịch vụ cuộc gọi xuất phát từ điện thoại bàn, các đối thủ chính: VNPT (171), Viettel (178). Ngoài ra thị trường này bị chi phối bởi các loại thẻ lậu của Mediaring, Net2call... Theo thống kê của SPT, thẻ lậu chiếm tới 80% thị phần với gần 30 triệu phút gọi/tháng. - Khó khăn khi triển khai thị trường: Thứ nhất là: Kỹ thuật gọi phức tạp, chất lượng không đảm bảo, đặc biệt dịch vụ trên chỉ là một dịch vụ lai ghép trên mạng Internet quốc gia, thiếu khả năng tích hợp với mạng viễn thông truyền thống. Tuy nhiên Tổng công ty VTC vẫn có ưu thế, thế mạnh trong việc triển khai sau dịch vụ này so với các nhà khai thác dịch vụ viễn thông khác trên cơ sở đi tiên phong, dẫn đầu về giải pháp và công nghệ. Trong mảng kinh doanh dịch vụ viễn thông thoại VoIP nội địa: - Thị trường thoại trong nước có hai đối tượng khách hàng cơ bản; Khách hàng doanh nghiệp và khách hàng gia đình. Theo CNET tháng 11/2006 thì xu thế hiện nay của thị trường thoại nội địa: 47% doanh thu từ VoIP là từ thị trường doanh nghiệp, 27% doanh thu từ thị trường người tiêu dùng cá nhân, còn lại từ các hộ gia đình. Đây là thị trường tập trung, có doanh số lớn ngay sau khi đầu tư, như riêng trường hợp của Bộ Ngoại giao, chi phí viễn thông hàng tháng trung bình từ 0,8 đến 1,2 tỷ VNĐ/tháng, bao gồm cả chi phí liên lạc trong và ngoài nước. Thị trường thoại cho người tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình là thị trường tiềm năng, có khả năng sinh lợi lớn, với sự xuất hiện của các công nghệ băng rộng không dây như Wimax, 3G và các dịch vụ giá trị gia tăng khác. Nhóm kinh doanh dịch vụ truyền hình di động trên mạng điện thoại di động Theo kết quả nghiên cứu thị trường của tổ chức Research International Finland, nghiên cứu tại Phần Lan: Có tới 41% số người được hỏi sẵn sàng sử dụng dịch vụ truyền hình di động trên điện thoại di động của mình. Tập trung vào những khách hàng nam giới có độ tuổi từ 20 đến 35, đây là nhóm người sở hữu những điện thoại công nghệ cao có khả năng xem truyền hình di động và mong muốn được tiếp cận với công nghệ tiên tiến nhất. Theo thống kê của TU – công ty cung cấp dịch vụ truyền hình di động đang rất thành công tại thị trường Hàn Quốc cho thấy thuê bao dịch vụ truyền hình di động tập trung nhiều nhất tại các thành phố lớn. Tại Việt nam, với việc khẩn trương triển khai dịch vụ di động trên cơ sở mạng DVB-T sẵn có của mình, VTC trở thành người tiên phong phát triển truyền hình di động tại Việt Nam và là nước thứ 2 trên thế giới triển khai kinh doanh thương mại hoá dịch vụ này đến người tiêu dùng, hiện đã có trên 5.000 thuê bao sử dụng tại Hà Nội, Hải phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp viễn thông có khả năng triển khai dịch vụ truyền hình di động và trở thành đối thủ tiềm năng của VTC trong tương lai: - Các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình di động: Vinaphone, Mobilphone, Viettel, Sphone, Hanoi Telecom, EVN Telecom... - Các nhà cung cấp dịch vụ Wimax: FPT, VNPT (VDC). - Các đài truyền hình trong cả nước, đặc biệt là Đài truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh truyền hình Hà nội, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh. Phương hướng chiến lược của đối thủ cạnh tranh trong dịch vụ truyền hình di động : - Xuất phát từ các nhà cung cấp dịch vụ thoại di động: Hiện nay ở Việt nam, các mạng điện thoại di động theo cả công nghệ GSM và CDMA đều không thể cung cấp dịch vụ truyền hình di động, để có thể triển khai được dịch vụ này, đối thủ sẽ cố gắng tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có và chuyển đổi công nghệ, đưa toàn bộ nền tảng công nghệ di động lên 3G hoặc 4G nhưng do đặc trưng kỹ thuật của c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện giai đoạn 2006-2010.docx
Tài liệu liên quan