LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. vi
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH . vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . viii
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN LÝ
CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP.8
1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng.8
1.1.1. Lịch sử phát triển chuỗi cung ứng .8
1.1.2. Khái niệm chuỗi cung ứng.10
1.1.3. Vai trò của chuỗi cung ứng .11
1.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng.12
1.2.1. Cấu trúc chung của chuỗi cung ứng.12
1.2.2. Mối quan hệ và các dòng chảy trong chuỗi cung ứng .16
1.3. Quản lý chuỗi cung ứng .20
1.3.1. Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng .20
1.3.2. Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp .22
1.3.3. Các nội dung của quản lý chuỗi cung ứng .23
1.4. Các tiêu chuẩn đánh giá chuỗi cung ứng.31
1.4.1 Tiêu chuẩn “Giao hàng”.31
1.4.2 Tiêu chuẩn “Chất lượng” .31
1.4.3 Tiêu chuẩn “Thời gian” .32
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng .32
1.5.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp .32
1.5.2. Сác nhân tố bên ngоài dоаnh nghiệр.35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN LÝ CHUỖI
CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP Ô TÔ -VINACOMIN .37
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Công nghiệp ô tô - Vinacomin .37
108 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chuỗi cung ứng cho công ty cổ phần công nghiệp ô tô - Vinacomin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôm nay.
Công ty cổ phần Công nghiệp Ôtô - Vinacomin được thành lập ngày
01/8/1960.
Đến ngày 22/02/2008, Công ty Công nghiệp Ôtô - TKV cổ phần hóa đổi tên
thành Công ty cổ phần Công nghiệp Ô tô - Vinacomin
Niêm yết: Công ty niêm yết trên sàn UPCOM năm 2016
Từ năm 2003, thực hiện sự chỉ đạo Tổng công ty Than Việt Nam ( nay là Tập
đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam ) công ty đã đầu tư để tiếp tục nâng
38
cao năng lực và chất lượng dịch vụ sửa chữa lớn các loại xe vận tải mỏ và thực hiện
đầu tư mới dự án “Sản xuất lắp ráp xe tải nặng và xe chuyên dùng” nhằm mục tiêu
mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty. Dự án sản xuất lắp ráp xe tải
nặng và xe chuyên dùng được thực hiện trên cơ sở vật chất kỹ thuật có sẵn của nhà
máy Cơ khí động lực Cẩm Phả do Liên xô giúp xây dựng và đầu tư mới thêm các
trang thiết bị chuyên dùng, về công nghệ kỹ thuật sản xuất lắp ráp ô tô được chuyển
giao theo các hợp đồng Lixăng chuyển giao công nghệ giữa Tập đoàn Công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam và các Hãng Belaz, Kamaz, Scania. Kể từ tháng 6
năm 2003 đến nay, công ty đã sản xuất lắp ráp và cung cấp cho thị trường trong
nước được trên 3.000 xe ô tô Kamaz, KrAZ, Scania, và các xe chuyên dùng các
loại; Sửa chữa lớn hàng nghìn xe ô tô tải siêu nặng hiện đại các loại như CAT
(Caterpiller); KOMATSU; BELAZ; VOLVO; Scania, Huyndai, Daiwo... chế tạo và
phục hồi hàng nghìn tấn thiết bị phụ tùng phục vụ cho các công ty khai thác than.
Kết quả kinh doanh của công ty qua các năm đều có sự tăng trưởng, năm 2003
doanh thu đạt 96,25 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động đạt 1.155.000
đồng/người/tháng, lợi nhuận đạt 102 triệu đồng; Đến năm 2013 công ty chuyển
sang hoạt động công ty cổ phần doanh thu đạt 306 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt
5.821.000 đồng/người.tháng, lợi nhuận 3,4 tỷ đồng; Năm 2014 doanh thu đạt 355 tỷ
đồng, thu nhập bình quân 6.900.000 đồng/người/tháng; lợi nhuận 4,253 tỷ. Năm
2015 doanh thu đạt 434 tỷ đồng, thu nhập 7.900.000 đồng/người/tháng; lợi nhuận
đạt 4,868 tỷ đồng.
Công ty đã luôn quan tâm chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công
nhân viên, ngày mới thành lập số cán bộ có trình độ trung học, đại học chỉ đếm trên
đầu ngón tay (năm 1960 công ty chỉ có 2 người có trình độ đại học và 18 người có
trình độ trung học; Năm 1970 có 5 người có trình độ đại học và 25 trung học; năm
1980 có 25 người có trình độ đại học và 88 trung học; đến nay Công ty đã có hơn
trăm người có trình độ đại học). Những năm gần đây cùng với sự phát triển của hoạt
động sản xuất kinh doanh, Công ty đã đầu tư nhiều trang thiết bị để cải thiện điều
kiện làm việc và sinh hoạt cho CBCNV tại công ty, nơi làm việc luôn gọn gàng sạch
sẽ, môi trường làm việc đảm bảo an toàn cho người lao động, mọi chế độ quyền lợi
39
cho người lao động được thực hiện đầy đủ và kịp thời, việc làm và thu nhập tiền
lương cơ bản được ổn định.
Trong mọi thời kỳ cán bộ công nhân viên của Công ty luôn giữ gìn và phát
huy được được truyền thống quý báu của các thế hệ cha anh đi trước, đó là ý thức
trách nhiệm, kỷ luật đồng tâm, cần cù chịu khó, sáng tạo, biết kế thừa phát huy kinh
nghiệm và học hỏi không ngừng tiếp thu những tri thức khoa học - kỹ thuật hiện đại
để xây dựng và phát triển công ty. Công ty tự hào đã đào tạo rèn luyện và cung cấp
nhiều công nhân cho các xưởng Công binh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước trên các chiến trường, cung cấp nhiều cán bộ ưu tú cho các doanh nghiệp
trong và ngoài ngành Than
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của các ngành,
các cấp từ trung ương đến địa phương, của cấp trên chủ quản, sự hợp tác hiệu quả
của các đối tác, bạn hàng, các thế hệ CBCNV Công ty trong mọi thời kỳ luôn phát
huy truyền thống cách mạng, kỷ luật và đồng tâm, cần cù, sáng tạo, vững vàng vượt
qua khó khăn thử thách để công ty ổn định và ngày càng phát triển. Với những
thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và sản xuất kinh doanh, Công ty đã
được tặng thưởng những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, cuả các cấp
các ngành:
- Cờ thưởng thi đua luân lưu khá nhất ngành than của Bác Hồ ( 1965-1980)
- Được giữ cờ của Bác Hồ vào các thời gian Quý 3/1966; Quý 1,2/1969; cả
năm 1972; Quý 1,2/1975; Quý 3 và cả năm 1980).
- Huân chương kháng chiến hạng nhất về thành tích chống Mỹ vứu nước năm
1972
- Huân chương chiến công hạng nhì về thành tích bắn rơi máy bay Mỹ năm
1972 (cho đội tự vệ)
- 03 huân chương lao động hạng ba về thành tích sản xuất các năm 1958;
1959; 1960.
- Huân chương lao động hạng nhì về thành tích sản xuất các năm 1961- 1975.
- Huân chương lao động hạng nhì về phong trào phát huy sáng kiến 5 năm
1976- 1980.
40
- Đoàn thanh niên lao động nhà máy được tặng Huân chương lao động hạng 3
về phong trào xung kích tiến quân vào khoa học kỹ thuật (1961).
- Tổ trục cơ phân xưởng động cơ được tặng Huân chương lao động hạng 3 về
thành tích sản xuất năm 1962.
- Được Bác Hồ ghi bút tích khen và thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm ngày
8/5/1969.
- Chủ tịch Tôn Đức Thắng tặng lẵng hoa ngày 2-9-1972.
- Đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi thư khen
tháng 2 năm 1980.
- Có 397 công nhân viên được tặng huân chương kháng chiến các loại ...
- Được Bộ Công Nghiệp tặng cờ thi đua về thành tích sản xuất năm 2002.
- Được Tổng công ty than Việt Nam tặng cờ thi đua về thành tích sản xuất
năm 2003.
- Được Chính phủ tặng cờ thi đua đơn vị khá nhất năm 2004.
- Được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định
phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân Dân (Nhà máy cơ khí
Cẩm phả) vào ngày 24 tháng 6 năm 2005.
- Bộ công nghiệp tặng Bằng khen có thành tích trong phong trào thi đua thực
hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động - PCCN, 5 năm (2001-2005).
- Tập đoàn công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam tặng cờ đơn vị dẫn đầu
phong trào thi đua khối sản xuất cơ khí năm 2005.
- Bộ công thương tặng cờ thi đua đơn vị xuất sắc phong trào thi đua năm 2008.
- Bộ công thương tặng bằng khen đã có thành tích xuất trong phong trào thi
đua thực hiện vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ công tác khác
năm 2009.
- Được Chủ tịch nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân
chương lao động hạng Ba giai đoạn 2009 – 2013.
- Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tặng cừ thi đua đã có
thành tích xuất sắc, toàn diện, dẫn đầu phong trào thi đua Tập đoàn năm 2014.
- Được Thủ tướng chính phủ tặng cờ thi đua năm 2015.
41
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban
BAN
KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
THƯ KÝ HĐQT
QUẢN TRỊ
CTY
PHÓ
GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
PHÓ
GIÁM ĐỐC
Phòng
Kế hoạch - Vật
tư
PHÒNG
Kế toán – Tài
chính
Phân xưởng
Sửa chữa ô tô
Phòng
Cơ điện- An
toàn
Phòng
Tổ chức –
Hành chính
Phân xưởng
Cơ điện phục
vụ
Phòng
Kỹ thuật – Công
nghệ
Phân xưởng
Kết cấu
Phân xưởng
Cơ khí
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty Cổ phần công nghiệp ô tô Vinacomin
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
42
Cơ cấu tổ chức Công ty:
- Hội đồng quản trị gồm 05 thành viên.
- Ban Kiểm soát gồm 03 thành viên.
- Ban điều hành: 01 Giám đốc
- Công ty điều hành chung; 02 Phó GĐ; 01 Kế toán trưởng.
- 05 phòng ban; 05 phân xưởng và 01 Chi nhánh Công ty.
Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định những
vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông
qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm
tiếp theo.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty,
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách
nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa
vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và
Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định.
Ban Kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội
đồng cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp
trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban Kiểm
soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.
Ban Giám đốc: Giám đốc điều hành là người đại diện theo pháp luật của
Công ty, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công
ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao. Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết
những công việc đã được Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính
sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty.
Các phòng ban nghiệp vụ: Các phòng, ban nghiệp vụ có chức năng tham
mưu và giúp việc cho Ban Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên
43
môn và chỉ đạo của Ban Giám đốc. Công ty hiện có 5 phòng nghiệp vụ với chức
năng được quy định như sau:
Phòng Tổ chức - Hành chính: có chức năng xây dựng phương án kiện toàn
bộ máy tổ chức trong Công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành chính quản
trị.
Phòng Kế toán - Tài chính: có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng
và quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức
công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài
chính của Nhà nước.
Phòng Kế hoạch- Vật tư: có chức năng ra kế hoạch điều hành sản xuất của
công ty, kinh doanh các mặt hàng chế tạo và sửa chữa tại công ty theo kế hoạch đã
đặt ra theo tháng, quý và năm.
Phòng Cơ điện- An toàn: có chức năng hoạch định chiến lược phát triển
khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ mới, nâng cấp hoặc thay thế
máy móc thiết bị hiện đại có tính kinh tế cao, tham gia giám sát các hoạt động đầu
tư về máy móc, thiết bị của Công ty và các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, quản
lý mảng an toàn trong toàn công ty đảm bảo hoạt động sản xuất an toàn
Phòng Kỹ thuật- công nghệ : có chức năng tổ chức thực hiện lập kế hoạch,
quản lý kỹ thuật trong các lĩnh vực chuyên môn, kiểm tra chất lượng sản phẩm
trước trong và sau khi xuất xưởng. Quản lý quy trình công nghệ chế tạo sửa chữa tại
công ty
Như vậy, cách tổ chức của Công ty là tập trung và trực tuyến, phù hợp với
quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh.
2.1.3. Cơ sở vật chất của Công ty
Nhà xưởng
Tổng diện tích: 8,4 ha. Trong đó:
- Diện tích có mái che: 37.000 m2
- Diện tích sản xuất chính: 27.600 m2
- Diện tích kho kín: 2.500 m2
Thiết bị
44
Tổng thiết bị: trên 400 cái
Trong đó
- Dây chuyền lắp ráp ô tô tải: 02
- Dây chuyền sản xuất con lăn băng tải: 01
- Tổ hợp TĐH máy CNC
- Thiết bị nâng tải; thiết bị vận tải
- Trung tâm gia công 4 trục
- Thiết bị gia công cơ
- Thiết bị chuyên dùng ôtô
- Thiết bị gia công kết cấu thép
- Các chủng loại thiết bị chuyên dùng
- Trong những năm qua nhằm đáp ứng với cuộc cách mạng Khoa học công
nghệ 4.0 và cơ khí gia công chính xác nên trang thiết bị có những đổi mới, đầu tư
thêm nhiều thiết bị hiện đại. Máy móc thiết bị hiện tại của Công ty được sơ lược
qua bảng tổng hợp dưới đây:
Bảng 2.1. Máy móc, thiết bị của công ty
STT
Loại thiết bị thi
công
Equipments
Kí hiệu
Model
Công
suất
( Kw )
Capaci
ty
Nước
sản
xuất
Origin
al
Năm
SX
Year
of
Produ
ction
Sở hữu
của nhà
thầu hay
đi thuê
Contract
or’s
Property
Chất
lượng
hiện nay
Quality
assesme
nt
I
Nhóm máy Tiện
Group of turning lathes
1
Máy tiện CNC –
Pinacho
ST 285 x 1000 11,3
Tây Ban
nha
2015 SHCNT CHĐT
2
Máy tiện tự động
CNC
TNC – 20N 18,3 ĐL 2005 SHCNT CHĐT
3
Máy tiện CNC
OKUMA
LB15 18 Nhật 1995 SHCNT CHĐT
4
Máy tiện CNC
MORISEKEI
SL3 18 Nhật 1995 SHCNT CHĐT
5 Máy tiện 165 22,0 LX 1978 SHCNT CHĐT
45
II
Máy khoan, khoét, doa
Group of drilling, boring machines
1 Máy khoan đứng 2H125 2,325 LX 1977 SHCNT CHĐT
2 Máy khoan cần 2M55 7,5 LX 1985 SHCNT CHĐT
3 Máy khoan đứng OF 22 2,3 Hung 1968 SHCNT CHĐT
4 Máy khoan cần 2K52 1,5 LX 1980 SHCNT CHĐT
5
Máy khoan CNC
TC – 710 Plus
Đài
loan
2017 SHCNT CHĐT
III
Nhóm máy Mài
Group of grinding machines
1 Máy mài vô tâm 3185 27,5 LX 1977 SHCNT CHĐT
2 Máy mài tròn ngoài 3Y133 9 LX 1978 SHCNT CHĐT
3 Máy mài phẳng 3b722 16,99 LX 1977 SHCNT CHĐT
4 Máy mài lỗ 3K228 7,5 LX 1988 SHCNT CHĐT
5 Máy mài lỗ 3K229B 7,5 LX 1979 SHCNT CHĐT
IV
Nhóm máy Hàn
Group of welding machines
1 Máy hàn mig-mag
KEMPOWELD
4000
18
Phần
lan
2004 SHCNT CHĐT
2 Máy hàn mig-mag WIN-TA 501i 40
Malaixi
a
2015 SHCNT CHĐT
3 Máy hàn rung 16K25 11,2 LX 1987 SHCNT CHĐT
4 Rô bốt hàn FD-V6L Nhật 2017 SHCNT CHĐT
5 Rô bốt hàn FD-V6L Nhật 2017 SHCNT CHĐT
V
Nhóm máy phay, bào.
Group of milling machines
1
Máy phay CNC
Hitachi Seiki
VA50 36 Nhật 1996 SHCNT CHĐT
2
Máy phay CNC
Hitachi NOM
47 VHS Nhật 1994 SHCNT CHĐT
3 Máy phay đứng 6P12b 10,0 LX 1977 SHCNT CHĐT
4 Máy phay đứng 6P13 10,625 LX 1979 SHCNT CHĐT
5
Máy phay vạn năng
JH
VH450 9 LX 2005 SHCNT CHĐT
6 Máy phay vạn năng XA6440A 11,0 TQ 2002 SHCNT CHĐT
46
VI
Nhóm thiết bị nâng tải, vận tải.
Group of lifting equipments
1 Xe ô tô cần cẩu Kraz KC 4574 Nga 2007 SHCNT CHĐT
2
Xe cẩu tự hành
HINO
FC112 Đức 2005 SHCNT CHĐT
3 Cổng trục 30/5T 30/5T-SP16,5 39 VN 2009 SHCNT CHĐT
4 Cầu trục 16/3,2T 16/3,2T25-22 40,5 LX 1977 SHCNT CHĐT
5 Cầu trục 16/3,2T 16/3,2-1-22,5 40,5 LX 1977 SHCNT CHĐT
6 Cầu trục 2T 2A2 5,2 LX 1979 SHCNT CHĐT
VII
Các thiết bị khác
Other equipment
1 Máy búa 400kg C41-400 40 TQ 1969 SHCNT CHĐT
2 Máy búa 400kg MA4136 30 LX 1988 SHCNT CHĐT
3 Máy búa 160kg MA4132 11 LX 1989 SHCNT CHĐT
4 Máy ép thuỷ lực 300T 30 Nhật 1986 SHCNT CHĐT
5 Máy ép thuỷ lực 2135-1M 2,2 LX 1988 SHCNT CHĐT
6
Thiết bị kiểm tra
động cơ xe CAT
MAHA IW4 Mỹ 2013 SHCNT CHĐT
7 Máy phát điện 280 KW Đức 2013 SHCNT CHĐT
8 Thiết bị kiểm tra xe MAHA – IW4 Đức 2008 SHCNT CHĐT
9 Súng hơi tháo ê cu KW 600H Nhật 2014 SHCNT CHĐT
Nguồn: Phòng Cơ điện- An toàn công ty
2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Là một trong những đơn vị đầu tiên tham gia lắp ráp xe ô tô tải hạng nặng sử
dụng cho địa hình mỏ trên thị trường Việt Nam, Công ty Cổ phần Công nghiệp ô tô
đã tạo dựng được uy tín to lớn của mình trên thị trường. Bên cạnh đó, Công ty còn
có một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ nên quy mô kinh doanh đều tăng
trưởng qua các năm, cụ thể trong giai đoạn từ 2005 đến 2007 sản lượng xuất bán
của Công ty tăng ở mức từ 13 đến 17%/năm; doanh thu tăng 18 đến 20%/năm. Để
hiểu rõ hơn tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty trong thời gian
vừa qua, ta có thể xem một số chỉ tiêu mà Công ty đã đạt được, thể hiện ở bảng 2.2:
47
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh công ty từ 2017-2019
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
302.857.709.822 348.256.632.884 404.309.808.646
Các khoản giảm trừ doanh
thu
- - -
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
302.857.709.822 348.256.632.884 404.309.808.646
Giá vốn hàng bán 278.133.485.218 318.543.913.813 369.270.225.880
Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
24.724.224.604 29.712.719.071 35.039.582.766
Doanh thu hoạt động tài
chính
7.711.582 7.388.206 9.610.879
Chi phí tài chính 655.265.182 410.049.832 499.277/405
Chi phí bán hàng (1.040.102.941) 3.809.688.429 5.196.474.205
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
20.156.912.055 20.349.059.252 23.649.679.454
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
4.959.861.890 5.151.309.774 5.703.762.581
Thu nhập khác 267.908.772 370.229.654 152.659.220
Chi phí khác 183.765.957 128.684.180 318.708.389
Lợi nhuận khác 84.142.815 241.545.474 (165.419.169)
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
5.044.004.705 5.392.855.248 5.538.343.412
Chi phí thuế TNDN hiện
hành
1.008.800.941 1.127.708.551 1.211.064.544
Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - -
Lợi nhuận sau thuế TNDN 4.035.203.764 4.265.146.697 4.327.278.868
Lợi nhuận cơ bản trên cổ
phiếu
1.495 1.580 1.603
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty qua các năm 2016-2019
Như vậy, có thể thấy lợi nhuận của công ty có xu hướng tăng trong giai đoạn
2017-2019, năm 2018 là năm đạt được sự tăng trưởng lớn nhất. Lợi nhuận tăng là
do ngoài việc thực hiện tốt công tác sữa chữa các thiết bị, xe, máy, ôtô là các sản
phẩm truyền thống; Công ty đẩy mạnh việc chế tạo các sản phẩm có thế mạnh đang
48
được khách hàng sử dụng như chế tạo các chủng loại bi chao F40-80, ắc các loại,
bạc giằng cầu, rôtuyn, pitton; chế tạo, phục hồi giảm sóc xe CAT 773E, CAT 777,
xi lanh giảm sóc xe HD...vv và thực hiện tốt chế độ bảo hành sản phẩm, dịch vụ
cung cấp phụ tùng, sửa chữa kịp thời đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Công ty đã
tăng cường công tác tiếp thị, tìm kiếm việc làm, mở rộng thị trường trong và ngoài
Ngành như sửa chữa silô, lò hơi, hệ thống cấp liệu, băng tải, sàng tuyển cho Công ty
Nhiệt điện Cẩm Phả, Công ty tuyển than Hòn Gai, sửa chữa xe máy thiết bị, cung
cấp vật tư cho Công ty Apatit Lào Cai, Nhiệt điện Sơn Động, Nhiệt điện Na
Dương...vv; chế tạo các loại sản phẩm phục vụ cho khai thác hầm lò như cầu máng
cào, gông vì lò, thanh giằng, tấm táp chịu mài mòn toa xe.
Chi phí bán hàng của công ty có xu hướng tăng, và tăng mạnh nhất là từ năm
2018 với số tiền 3.809.688.429 VND lên đến 5.196.474.205 VND trong năm 2019.
Trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2019 là 23.649.679.454 VND tăng
nhẹ so với 2018. Các chi phí tăng là do công ty không chỉ tập trung nghiên cứu, sản
xuất các linh kiện, thiết bị cho TKV, Công ty đã và đang từng bước chuyển dần
sang việc phát triển các sản phẩm công nghệ mới hiện đại, mang tính đột phá như
sản xuất xe chuye ̂n dùng chở nhũ tương nền; Xe ô tô điều chế vạ ̂t liẹ ̂u nổ co ̂ng
nghiẹ ̂p – Scania; Xe xi téc nước HD 325-7R; Chế tạo, phục hồi gầu ngoạm 7m3;
8m3; 10m3 cho Co ̂ng ty Cảng Quảng Ninh; Thiết kế, chế tạo hoàn chỉnh hẹ ̂ thống
da ̂y chuyền xử lý phế thải từ xây dựng cho cơ quan hợp tác quốc tế Nhạ ̂t Bản
(JICA); ....
2.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng của công ty
2.2.1. Cấu trúc của chuỗi cung ứng Công ty
49
Cấu trúc chuỗi cung ứng của Công ty được mô hình hóa theo Hình sau:
Nguồn: Phòng Kế hoạch- Vật tư
Hình 2.2: Cấu trúc chuỗi cung ứng hàng hoá
Mô hình trên thể hiện các khâu tham gia trong chuỗi cung ứng hàng hoá của
Công ty; từ nhà cung cấp đến khách hàng tiêu dùng cuối cùng.
Từ nhà cung ứng có thể thông qua các đối tác để cung ứng cho công ty hoặc
cung ứng trực tiếp, từ công ty lại tiếp tục qua hệ thống tổng đại lý thành viên hoặc
hệ thống cửa hàng để cung cấp cho khách hàng, một vài trường hợp có thể từ công
ty chuyển giao cho khách hàng trực tiếp.
2.2.2. Mối quan hệ và các dòng chảy trong chuỗi cung ứng của Công ty
Chuỗi 1:
Đâu là chuỗi mà Vinacomin hay áp dụng nhất cung ứng sản phẩm theo con
đường như sau:
Người bán nước ngoài→ Đối tác nhập khẩu → Công ty Cổ phần Công
nghiệp ô tô- Vinacomin → Tổng Đại lý thành viên → Khách hàng.
50
Hầu hết linh kiện của công ty đều được nhập khẩu, trong những năm vừa qua
công ty luôn nỗ lực hết mình để làm việc trực tiếp với các đối tác nước ngoài để
trực tiếp nhận cung ứng nhằm giảm chi phí của lớp trung gian nhưng có một vài mặt
hàng công ty cũng chấp nhận nhập từ đối tác nhập khẩu khác.
Trong đầu ra công ty thông qua hệ thống tổng đại ký thành viên để phân phối
sản phẩm cho khách hàng, lúc này tổng đại lý thành viên đóng vai trò như một mắc
xích quan trọng chuyển giao sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng.
Cụ thể như các dòng sản phẩm phục vụ lắp ráp xe tải như Kamaz, Komatsu,
Caterpillar.
Người bán nước ngoài là các hãng sản xuất lớn ở Châu Âu như Kamaz,
Komatsu, Caterpillarbán hàng qua các đối tác nhập khẩu như Công ty TNHH Tân
Đại Tây Dương, Công ty CAT Phú Thái để nhập vật tư nước ngoài về Việt Nam sau
đó bán cho Công ty Cổ phần Công nghiệp ô tô- Vinacomin để sản xuất chế tạo, lắp
ráp ra các dòng xe thương mại. Sau đó Công ty Cổ phần Công nghiệp ô tô bán cho
các đại lý thành viên của Kamaz, Komatsu để đại lý chuyển trực tiếp qua khách
hàng.
Ở chuỗi này Công ty Cổ phần Công nghiệp ô tô- Vinacomin là đơn vị sản
xuất sản phẩm từ các nguyên liệu thô nhập khẩu để lắp ráp thành xe tổng thành
mang đi bán hàng. Các tổng đại lý thành viên là các công ty thương mại của Kamaz
có mặt trên khắp các tỉnh thành trong cả nước nên sản phẩm của Công ty được phân
phối trên cả nước phục vụ ngành khai khoáng mỏ.
Chuỗi 2:
Một con đường khác trong Hình chuỗi cung ứng của Vinacomin vẫn xuất
phát từ tổng công ty cung ứng qua đối tác nhập khẩu nhưng lúc này công ty thông
qua hệ thống cửa hàng của mình để giới thiệu dịch vụ cho khách hàng, dòng chảy
này góp phần giúp công ty chuyển giao sản phẩm nhanh chóng và tiết kiệm chi phí
hơn. Cụ thể như sau:
Người bán nước ngoài→ Đối tác nhập khẩu → Vinacomin → Hệ thống cửa
hàng → Khách hàng.
51
Ở chuỗi này dòng sản phẩm cũng tương tự như ở chuỗi số 1 đó là các sản
phẩm xe tải hạng nặng chuyên dùng cho mỏ. Công ty Cổ phần Công nghiệp ô tô
cũng là đơn vị sản xuất và lắp ráp hoàn thiện sản phẩm. Tuy nhiên để giảm thiểu chi
phí phát sinh Công ty có 02 hệ thống cửa hàng trưng bày sản phẩm tại Quảng Ninh
và Hà Nội. Vì vậy các dòng xe được đến với khách hàng nhanh chóng hơn, tuy
nhiên thị trường bị bó buộc ở địa phận Quảng Ninh và Hà Nôi.
Chuỗi 3:
Từ người bán hàng nước ngoài qua đối tác nhập khẩu nhưng lúc này công ty
cũng cấp dịch vụ cho khách hàng, dòng chảy này đơn giản hóa các quá trình trong
chuỗi cung ứng. Với dòng chảy này công ty thường áp dụng để cung ứng phụ tùng
và các dịch vụ đi kèm. Cụ thể như sau:
Người bán hàng nước ngoài→ Đối tác nhập khẩu → Vinacomin → Khách
hàng.
Mặt hàng được công ty phân phối ở chuỗi nay là các sản phẩm phụ tùng cụm
chi tiết nhỏ lẻ lắp ráp cho xe như: Cụm động cơ xe ô tô, cụm giảm xóc, cụm hộp số.
Công ty sản xuất ra và bán trực tiếp cho đơn vị có nhu cầu về thay thế cho cụm cũ
hỏng.
Trong đó:
- Người bán hàng nước ngoài: Kamaz, Belaz, Komatsu, HD, Volvo,
Scania
- Đối tác nhập khẩu: Kamaz Quảng Ninh, Komatsu Quảng Ninh
- Vinacomin là đơn vị lắp ráp, sửa chữa, chế tạo
- Khách hàng: Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu, Than Đèo Nai, Cao Sơn
Chuỗi 4:
Từ Đối tác nước ngoài công ty trực tiếp nhập khẩu và phân phối cho khách
hàng. Cụ thể dòng chảy như sau:
Đối tác nước ngoài→ Vinacomin → Khách hàng.
Trong chuỗi này Công ty áp dụng đối với các mặt hàng về chế tạo sản phẩm
Cơ khí như: Chế tạo bi chao, trục ắc, rotuyn, chế tạo sản phẩm hầm lò như cột
chống thủy lực, giàn giá chống trong hầm lò
52
Đối tác nước ngoài: Thép CHANGSHU FENGYANG CO.LTD.
Đơn vị sản xuất: Công ty Cổ phần Công nghiệp ô tô- Vinacomin ( sản phẩm:
Bi chao, trục ắc, rotuyn, cột chống thủy lực, giàn chống hầm lò)
Khách hàng: Công ty Than Hà Lầm, than Mông Dương, than Vàng Danh
Chuỗi 5:
Từ Đối tác nước ngoài công ty trực tiếp nhập khẩu sau đó thông qua tổng đại
lý thành viên/hệ thống cửa hàng cung cấp sản phẩm đến cho khách hàng. Cụ thể
dòng chảy như sau:
Đối tác nước ngoài→ Vinacomin → Tổng đại lý thành viên/hệ thống cửa
hàng→ Khách hàng.
Dòng sản phẩm áp dụng là các thiết bị phục vụ cho ngành khai khoáng và xi
măng, điện lực như quạt phun sương chống bụi, cốp pha trượt hầm lò, rulo xỉ thải
nhiệt điện. Khách hàng chủ yếu là: Thép Việt Ý, Tuyển than Cửa Ông, Xây dựng
công trình Thăng Long, Nhiệt điện Phả Lại
2.3. Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng của công ty
2.3.1 Hoạt động hoạch định
2.3.1.1 Dự báo và lập kế hoạch kinh doanh
Trong công tác lập kế hoạch sản xuất công ty đã đề ra hệ thống các mục
tiêu, chỉ tiêu cụ thể: mục tiêu kế hoạch về giá trị sản xuất, mục tiêu doanh thu, mục
tiêu sản lượng, mục tiêu lợi nhuậnCăn cứ vào đó cán bộ công nhân viên nỗ lực
phấn đấu để đạt được đích đến đã đề ra. Nó còn là động lực cho sự phát triển
chung của công ty. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là các công
việc dự kiến sẽ thực hiện trong thời gian tiếp theo gồm các chỉ tiêu kinh tế như giá
trị sản lượng, doanh thu, sản phẩm sản xuất chủ yếu, tổng vốn đầu tư thực hiện, số
người đang làm việc, lợi nhuậnỞ công ty cổ phần Vinacomin việc lập kế hoạch
được tiến hành theo từng giai đoạn (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) và phù hợp với
từng loại hình sản xuất của công ty. Hiện nay, việc lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh của công ty được chia làm hai loại chủ yếu sau:
- Kế hoạch ngắn hạn: kế hoạch tháng, quý, nửa năm.
53
- Kế hoạch trung hạn: Kế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoan_thien_chuoi_cung_ung_cho_cong_ty_co_phan_cong.pdf