Mỗi khi có TSCĐ tăng thêm do bất kỳ nguyên nhân nào Tổng công ty đều thành lập hội đồng giao nhận và một số ủy viên để nghiệm thu, kiểm nhận TSCĐ. Biên bản này lập cho từng đối tượng TSCĐ. Sau đó phòng kế toán của Tổng công ty sao cho mỗi đối tượng một bản để lưu vào hồ sơ riêng. Hồ sơ đó bao gồm biên bản giao nhận TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật, các hóa đơn, giấy vận chuyển, bốc dỡ. Phòng kế toán giữ lại để làm căn cứ tổ chức kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Tổng công ty không theo dõi TSCĐ trên “ Thẻ tài sản cố định” theo mẫu số 02/TSCĐ của Bộ tài chính mà đăng ký luôn vào sổ TSCĐ của Tổng công ty. “Sổ TSCĐ” là sổ theo dõi TSCĐ từ khi mua sắm đưa vào sử dụng cho tới khigh giảm và theo dõi số khấu hao TSCĐ đã trích. Sổ được đóng thành quyển, mỗi nhóm tài sản được ghi riêng một số trang. “ Sổ TSCĐ” được ghi trên cơ sở các chứng từ tăng giảm TSCĐ, bảng tính khấu hao TSCĐ. Cuối kỳ kế toán kê bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ, và kê bảng tổng hợp TSCĐ hiện có ở Tổng công ty.
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán tài sản cố định tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i lỗ về cho thuê tài sản cố định các hoạt động kinh doanh khác.
-Khi kết thúc hợp đồng:
Trường hợp 1: Nếu chuyển giao quyền sở hữu cho bên đi thuê:
Thu hồi nốt giá trị gốc:
Nợ TK 635
Có TK 228
Nhận nốt gốc và lãi kỳ cuối:
Nợ TK 111,112
Có TK 515
Nếu được nhận thêm tiền về chuyển quyền sở hữu
Nợ TK 111,112
Có 515
Trường hợp 2: nếu nhận lại TSCĐ
Nợ TK 211,213: theo giá trị còn lại
Có TK 228
c.Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động
*Ở đơn vị đi thuê:
Căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản cố định và cácchi phí khác có liên quan đến việc thuê ngoài ( vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt..) kế toán ghi;
- Nếu số tiền thuê không quá lớn:
Nợ TK 627,641, 642: tuỳ vào việc thuê để sử dụng cho bộ phận nào
Có TK 111,112,551,3388…
-Nếu tiền thuê phải trả lớn và trả cho nhiều kỳ, kế toán ghi:
BT1, Phản ánh số tiền phải trả
Nợ TK 142: số tiền phải trả
Có TK 111,112
BT2, Phản ứng kết chuyển dấn số tiền phải trả cho từng kỳ kế toán
Nợ TK 627, 641,642,241
Có TK 142
TChú ý: Tại đơn vị đi thuê TSCĐ, kế toán còn phải theo dõi giá trị TSCĐ thuê hoạt động vào TK 001 “ Tài sản thuê ngoài”
-Khi nhận tài sản, kế toán ghi;
Nợ TK 001: theo giá trị của tài sản
-Khi trả tài sản, kế toán ghi:
Có TK 001: theo giá trị của tài sản
*Ở đơn vị cho thuê:
-Chi phí về cho thuê TSCĐ:
Nợ TK 635: tập hợp chi phí cho thuê
Có TK 2141, 2143: khấu hao TSCĐ cho thuê
Có TK 111,112…: chi phí khác
-Thu về từ hoạt động cho thuê hoạt động
Nợ TK 111,112,131,138…
Có TK 515
-Số thuế phải nộp nếu có
Nợ TK 515
Có TK 3331
1.2.5.Hạch toán khấu hao TSCĐ.
a. Khái niệm và phương pháp tính
*Khái niệm: Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ kỹ thuật, TSCĐ bọ hao mòn. Hao mòn này được thể hiện dưới 2 dạng: hao mòn hữu hình (là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận) và hao mòn vô hình ( là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những cùng loại có nhiều tính năng với năng suất cao hơn và với chi phí ít hơn)
Để thu hồi giá trị hao mòn của TSCĐ, người ta tiến hành trích khấu hao, tức là lựa chọn phương pháp chuyển phần giá trị hao mòn của TSCĐ vào chi phí kinh doanh. Như vậy,hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm gía trị TSCĐ, còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong việc quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ.
*Phương pháp tính khấu hao
Có những phương pháp tính khấu hao sau:
-Khấu hao đường thẳng (khấu hao đều theo thời gian)
Đây là cách tính khấu hao được áp dụng rất phổ biến.Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm làm ra để hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc thu hồi vốn chậm, không theo kịp mức hao mòn thực tế, nhất là hao mòn vô hình nên doanh nghiệp không có điều kiện trang bị đầu tư trang thiết bị mới.
Cách tính khấu hao theo phương pháp này như sau:
Nguyên giá TSCĐ
Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ Tỉ lệ khấu hao phải khấu hao
phải trích = phải khấu hao x bình quân năm =
bình quân năm của TSCĐ Số năm sử dụng
Mức khấu hao phải trích Mức khấu hao bình quân năm
Bình quân tháng =
12
Trong đó: 1
Tỷ lệ khấu hao bình quân = x 100
năm của TSCĐ số năm sử dụng
Theo chế độ hiện hành (Quyết định 206/ 2003/QĐ – BTC), việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh nên để đơn giản cho việc tính toán, hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao theo công thức sau:
Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao của Số khấu hao của
phải trích = đã trích trong + những TSCĐ tăng thêm - những TSCĐ
tháng này tháng trước trong tháng này giảm đi trong tháng này
Trong đó: Số ngày phải trích khấu hao
Mức khấu hao Mức trích khấu hao thực trong tháng của TSCĐ
TSCĐ tăng thêm = phải trích bình quân tháng x
tháng này của TSCĐ tăng thêm Số ngày thực tế của tháng
Số ngày phải trích khấu hao
Mức khấu hao Mức trích khấu hao thực trong tháng của TSCĐ
TSCĐ giảm = phải trích bình quân tháng x
trong tháng này của TSCĐ giảm Số ngày thực tế của tháng
-Khấu hao theo sản lượng: Cách tính khấu hao này cố định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình, đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng ca kíp, tăng năng suất lao động để làm ra nhiều sản phẩm.
Mức khấu hao = Sản lượng hoàn thành x Mức khấu hao bình quân
phải trích trong tháng trong tháng trên một đơn vị sản lượng
Trong đó: Tổng số khấu hao phải trích trong thời gian sử dụng
Mức khấu hao bình quân =
trên một đơn vị sản lượng Sản lượng tính theo công suất thiết kế
-Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới mà tài sản cố định có tốc độ hao mòn vô hình cao, đòi hỏi phải khấu hao, thay thế và đổi mới nhanh nhằm theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần có điều chỉnh được tiến hành theo các bước như sau:
+Bước 1: doanh nghiệp xác đinh thời gian sử dụng sử dụng của TSCĐ theo phương pháp đường thẳng
+Bước 2: xác định mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ
Mức trích khấu hao = Giá trị còn lại của x Tỷ lệ khấu hao
hàng năm của TSCĐ TSCĐ nhanh
Hệ số điều chỉnh được xác định căn cứ vào chu kỳ đổi mới của máy móc thiết bị. Hệ số điều chỉnh được xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định theo bảng dưới đây:
Thời gian sử dụng của TSCĐ (t)
Hệ số điều chỉnh (lần)
t≤ 4 năm
1.5
4 năm < t ≤ 6 năm
2.0
t > 6 năm
2.5
Những năm cuối, khi mức khấu hao xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng ( hoặc thấp hơn ) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
-Khấu hao theo giá trị còn lại:
2 x Giá trị còn lại của TSCĐ
Tổng mức khấu hao =
bình quân năm Số năm tính khấu hao
b.Phương pháp kế toán:
Định kỳ, căn cứ vào quyết định của chế độ tài chính doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, đơn vị phải xác định được mức và phương pháp tính, trích khấu hao đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh của các đối tượng sử dụng tài sản và phản ánh hao mòn TSCĐ, kế toán ghi:
BT1. Nợ TK 6274, 6414, 6424: khấu hao TSCĐ sử dụng cho từng bộ phận
Có TK 214
BT2.Phản ánh tăng vốn khấu hao:
Nợ TK 009
1.2.6. Hạch toán sửa chữa TSCĐ.
a.Hạch toán sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên TSCĐ:
Do khối sửa chữa không nhiều, quy mô sửa chữa nhỏ, chi phí sửa chữa thường phát sinh ít, thời gian sửa chữa ngắn nên chi phí phát sinh ở bộ phận nào được tập hợp trực tiếp vào chi phí của bộ phận đó.
Nợ TK 627,641,642
Có TK 111, 112, 334, 152, 153…: theo phương thức tự làm
Có TK 331: thuê ngoài sửa chữa
b.Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ
*Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch.
-Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch
Nợ TK 627,641,642
Có TK 335
-Khi chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 2413: chi phí sửa chữa thực tế
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ nếu có
Có TK 111,112,334,152,153: nếu doanh nghiệp tự làm
Có TK 331: thuê ngoài sửa chữa
-Khi kết thúc quá trình sửa chữa lớn
Nợ TK 335
Có TK 2413
+Nếu chi phí sửa chữa thực tế phát sinh lớn hơn chi phí trích trước thì phải bổ sung phần chênh lệch:
Nợ TK 627,641,642
Có TK 335
*Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch
-Chi phí sửa chữa TSCĐ ngoài kế hoạch phát sinh:
Nợ TK 2413
Có TK 111, 112, 152, 153, 334 : tự sửa chữa
Có TK 331 : thuê ngoài sửa chữa
-Quá trình sửa chữa lớn hoàn thành kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 242
Có TK 2413
-Phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn:
Nợ TK627,641,642
Có TK 242
*Hạch toán nâng cấp TSCĐ:
-Tập hợp chi phí phát sinh trong quá trình nâng cấp, cải tạo hoàn thành kế toán phản ánh tăng nguyên gía TSCĐ đã được nâng cấp cải tạo:
Nợ TK 211, 212, 213
Có 241
-Kết chuyển nguồn nếu có:
Nợ TK 414, 441
Có TK 411
1.3.Hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ.
1.3.1.Các chỉ tiêu đánh giá tình hình đầu tư đổi mới TSCĐ.
-Tỷ suất đầu tư TSCĐ :
TSCĐ đã và đang được đầu tư
Tỷ suất đầu tư TSCĐ =
Tổng số tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
-Hệ số loại bỏ:
Giá trị TSCĐ lạc hậu cũ kỹ giảm trong kỳ
Hệ số loại bỏ =
Giá trị TSCĐ có ở đầu năm
-Hệ số đổi mới TSCĐ:
Gía trị TSCĐ mới tăng trong kỳ
Hệ số đổi mới TSCĐ =
Giá trị TSCĐ có ở cuối kỳ
Hai hệ số này phản ánh trình độ tiến bộ kỹ thuật và tình hình đổi mới TSCĐ của doanh nghiệp.
1.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ:
-Hệ số hao mòn:
Gía trị TSCĐ đã hao mòn
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ
Hệ số này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, hay phản ánh mức độ cũ của TSCĐ . Hệ số này càng lớn chứng tỏ TSCĐ đ ã bị hao mòn nhiều và đã cũ.
-Hệ số còn sử dụng được:
Gía trị còn lại của TSCĐ
Hệ số còn sử dụng được =
Nguyên giá TSCĐ
Hệ số này phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ, hay phản ánh độ mới của TSCĐ.Hệ số này càng lớn chứng tỏ giá trị còn lại của TSCĐ lớn và TSCĐ vấn còn trong tình trạng mới.
1.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu qủa sử dụng TSCĐ
-Sức sản xuất của TSCĐ
Doanh thu thuần
Sức sản xuất của TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
-Sức sinh lợi của TSCĐ
Lợi nhuận thuần
Sức sinh lợi của TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSCĐ bình quân đem lại mấy đồng lợi nhuận.
Hai chỉ tiêu này càng lớn càng tốt cho doanh nghiệp.
-Suất hao phí TSCĐ
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Sức sinh lợi của TSCĐ =
Tổng doanh thu thuần
( hay tổng lợi nhuận thuần)
Hệ số này cho biết một để tạo ra một đồng doanh thu hay lợi nhuận thuần thì cần bao nhiêu đồng nguyên giá bình quân TSCĐ.Chỉ tiêu này càng nhỏ càng chứng tỏ doanh nghiệp hao phí ít TSCĐ.
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC HOẠCH TOÁN VÀ QUẢN LÝ TSCĐ TẠI TỔNG CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỰNG.
2.1.Giới thiệu khái quát về Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng
2.1.1.Quá trình thành lập và phát triển của Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng
a. Thành lập và nhiệm vụ của Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng
Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng được thành lập theo quyết định số 993/BXD-TCLD ngày 20/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng dựa trên cơ sở liên hiệp các xí nghiệp cơ khí xây dựng thành lập từ năm 1975. Quyết định này dựa trên:
Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/4/1995
Nghị đinh 39 CP ngày 27/6 của Chính Phủ ban hành điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Nhà nước.
Văn bản thoả thuận số 1944/ ĐMDN ngày 24/4/1996 của văn phòng Chính phủ.
Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng ( TCTCKXD) là tổng công ty nhà nước bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế tài chính, công nghệ thông tin, đào tạo nghiên cứu và phát triển, xuất nhập khẩu và hoạt động trong lĩnh vực cơ khí xây dựng. Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng do Bộ trưởng Bộ Xây Dựng quyết định thành lập theo uỷ quyền của thủ tướng chính phủ nhằm tăng cường tích tụ tập trung phân công chuyên môn hoá và hợp tác thực hiện để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường.
Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.Tên giao dịch quốc tế là Construction Machinery Coporation viết tắt là COMA. Trước đây Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng có Trụ sở chính được đặt tại 813 đường Giải Phóng quận Hai Bà Trưng Hà Nội nay chuyển về 125D – Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Nhiệm vụ của Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng:
Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng có nhiệm vụ kinh doanh chuyên ngành cơ khí xây theo quy định, kế hoạch phát triển ngành xây dựng của Nhà nước và theo yêu cầu của thị trường. Bao gồm các lĩnh vực sau:
Sản xuất, tiêu thụ, cung ứng máy móc trang thiết bị, công cụ phụ tùng, vật liệu xây dựng và các sản phẩm khác phục vụ xây dựng, quản lý, phát triển đô thị và các ngành kinh tế kỹ thuật khác.
Sản xuất tiêu thụ, cung ứng dịch vụ về các phương tiện vận tải, xếp dỡ, thi công lắp đặt thiết bị, thi công xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, xây lắp công trình đường dây, tram biến thế, công trình bưu điện.
Kinh doanh phát triển nhà, tư vấn đầu tư xây dựng nhà, tư vấn kinh tế kỹ thuật về công nghệ, thiết bị cho các dự án sản xuất cơ khí xây dựng.
Xuất nhập khẩu vật tư phụ tùng thiết bị công nghệ về cơ khí xây dựng và tiến hành các hoạt động kinh daonh khác theo qui định của pháp luật, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài phù hợp với luật pháp và chính sách của Nhà nước.
b. Qúa trình phát triển của Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng và tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng trong 3 năm gần đây.
* Quá trình phát triển của Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng
Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập dựa trên cơ sở liên hiệp các xí nghiệp Cơ khí xây dựng thành lập từ năm 1975.Qua gần 30 năm hoạt động,, đáp ứng nhu cầu đổi mới doanh nghiệp để thích ứng hơn với cơ chế thị trường, liên hiệp các xí nghiệp Cơ khí Xây dựng được đổi tên là Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng. Từ đó Công ty có điều kiện mở rộng thị trường và liên doanh với các đối tác nước ngoài. Trong những năm gần đây, Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng liên tục mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng, doanh thu không ngừng tăng, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Đầu năm 2003, Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng được Nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng nhất cho các thành tựu phát triển của Tổng Công Ty.
Tình hình phát triển của Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng trong 3 năn gần đâyĐể thấy được tình hình phát triển của Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng trong những năm gần đây ta có bảng dưới đây:
Bảng 1. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng trong 3 năm gần đây.
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
145.831.070
186.761.397
219.578.084
Giá vốn hàng bán
143.843.042
174.898.605
212.752.190
Lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
853.426
4.216.707
1.583.135
Lợi nhuận khác
(15.524)
(2.132.770)
952.551
Tổng lợi nhuận sau thuế
358.542
2.025.743
2.535.687
Nộp ngân sách Nhà nước
5.331.011
2.575.442
4.370.582
Nhìn vào bảng trên đây ta có thể thấy rằng doanh thu và giá vốn hàng bán của Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng đều tăng lên ở mỗi năm. Điều này chứng tỏ qui mô của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng.Lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ lại tăng không ổn định. Năm 2004, lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng từ 853.426 nghìn đồng lên 4.216.707 nghìn đồng, đến năm 2005 con số này giảm xuống còn 1.583.135 nghìn đồng. Tuy nhiên thì tổng lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng năm sau vẫn cao hơn năm trước vì lợi nhuận từ các hoạt động khác có sự cải thiện rõ rệt ở năm 2005. Năm 2003, 2004 lợi nhuận từ hoạt động khác của Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng là những con số âm, nhưng đến năm 2005 thì đạt tới con số 952.551 nghìn đồng.
Nhìn chung, qua sự phân tích trên có thể kết luận Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng ngày càng lớn mạnh và phát triển, hàng năm nộp ngân sách trên 2 tỷ đồng chủ yếu là thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.1.2. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng.
Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng chịu sự quản lý Nhà nước của các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời chịu sự quản lý của các cơ quan này với tư cách là cơ quan thực hiện quyền của chủ sơ hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước theo qui định tại luật doanh nghiệp Nhà nước và các qui định khác của pháp luật.
Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng được quản lý bởi hội đồng quản trị và được điều hành bởi Tổng Giám Đốc.
Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng
H§QT
Phã Tæng gi¸m ®èc
Phã Tæng gi¸m ®èc
Phã Tæng gi¸m ®èc
Gi¸m ®èc chÊt lîng
Cty CKXD sè 2 Hµ B¾c
V¨n phßng
Cty XD vµ l¾p m¸y ®iÖn níc
Phßng tæ chøc – lao ®éng
Cty cæ phÇn CKXD sè 4
Phßng kÕ ho¹ch – thèng kª
Cty cæ phÇn CKXD sè 5
Phßng ®Çu t vµ qu¶n lý dù ¸n
Cty CKXD §¹i Mç
Phßng kü thuËt & qu¶n lý thiÕt bÞ
Cty c¬ khÝ & vµ x©y l¾p sè 7
Phßng tµi chÝnh – kÕ to¸n
Cty kho¸ Minh Khai
Trung t©m ®Êu thÇu & qu¶n lý SX
Cty c¬ khÝ & x©y l¾p sè 9
Trung t©m xuÊt – nhËp khÈu
Cty CKXD Thanh Xu©n
Chi nh¸nh TCT t¹i S¬n La
Cty t vÊn XD & ph¸t triÓn c¬ khÝ
V¨n phßng ®¹i diÖn t¹i Lµo
Cty c¬ khÝ vµ x©y l¾p Th¸i B×nh
ViÖn nghiªn cøu & ph¸t triÓn CKXD
Trêng c«ng nh©n kü thuËt CKXD
Cty c«ng nghÖ tù ®éng & c¬ ®iÖn l¹nh
Cty liªn doanh ®ång hå ®o níc
Cty thi c«ng c¬ giíi vµ l¾p m¸y
Cty liªn doanh CKXD Hµ Néi
Cty CK, x©y l¾p ®iÖn & ph¸t triÓn h¹ tÇng
Tæng gi¸m ®èc
- Hội đồng quản trị: (HĐQT) thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ của Nhà nước giao.
Giúp việc cho HĐQT là các chuyên viên giúp việc hoạt động chuyên trách, ban kiểm soát.
- Tổng giám đốc do Bộ Trưởng Bộ xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của HĐQT. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước trước HĐQT, trước Bộ trưởng Bộ xây dựng và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty.
- Phó tổng giám đốc là người giúp tổng giám đốc điều hành 1 hoặc 1 số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo sự phân công của tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ trước tổng giám đốc phân công thực hiện.
-Kế toán trưởng Tổng công ty giúp tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công TSCĐ, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Văn phòng và các phòng hoặc ban chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng công ty có chức năng tham mưu, giúp việc HĐQT và tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.
2.1.3.Đặc điểm bộ máy kế toán của Tổng công ty Cơ khí Xây dựng
a. Bộ máy kế toán
Phòng kế toán của Tổng công ty Cơ khí Xây dựng gồm 8 người. Trong đó có một kế toán trưởng, hai phó phòng kế toán, kế toán viên. Mỗi thành viên trong phòng đảm nhiệm một công việc riêng.
Sơ đồ tổ chức của phòng kế toán Tổng công ty Cơ khí Xây dựng
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán
Kế toán ngân hàng
Kế toán thuế
Kế toán TSCĐ
Phó phòng kế toán
- Kế toán trưởng: là người phụ trách chung, có nhiệm vụ kiểm tra giám sát một số việc trên sổ sách kế toán, đôn đốc các bộ phận chấp hành các quy định, chế độ kế toán do Nhà nước ban hành. Kế toán trưởng cũng là người tực tiếp cung cấp thông tin kế toán cho giám đốc và cơ quan chủ quản đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các số liệu thông tin đã báo cáo.
- Hai phó phòng kế toán: Nhiệm vụ là kiểm tra tính pháp lý của các chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đưa vào sổ sách, lên các báo cáo quyết toán, tổng hợp chi phí và phân bổ chi phí cho các bộ phận.
- Hai kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ tập hợp các chứng từ thu chi về tiền gửi, tiền vay ngân hàng, làm thủ tục cho vay vốn giúp lãnh đạo phòng trong việc theo dõi trả nợ đúng hạn, đúng cam kết trên khế ước vay ngân hàng.
- Kế toán thanh toán : Có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu chi như: thanh toán các khoản thu chi như: thanh toán các khoản chi phí, tạm ứng, hoàn ứng…
- Kế toán thuế: tổng hợp số liệu và kê khai thuế.
- Kế toán TSCĐ: theo dõi thu chi ghi chép tình hình biến động tăng giảm, sửa chữa TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
b. Hệ thống sổ sách và chế độ kế toán Tổng công ty Cơ khí Xây dựng
Là một đơn vị Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cơ khí xây dựng, công tác kế toán hiện nay ở công ty được áp dụng theo chế độ kế toán hiệ hành do Bộ tài chínhqui định. Cụ thể như sau:
- Niên độ kế toán áp dụng là từ ngày 1/1 đến ngày 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng dụng là Nhật ký chung. Đây là hình thức ghi sổ đơn giản nhưng chính xác và phù hợp với Tổng công ty Cơ khí Xây dựng trong điều kiện công ty sử dụng hệ thống máy tính và phần mềm vi tính để xử lý thông tin kế toán trên sổ.
Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung như sau:
Sæ, thÎ kÕ to¸n chi tiÕt
Chøng tõ gèc
NhËt ký
đặc biệt
NhËt ký chung
B¶ng tæng hîp chi tiÕt
Sæ c¸i
B¶ng c©n ®èi
tµi kho¶n
B¸o c¸o kÕ to¸n
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Hàng tháng, căn cứ vào chứng từ được dùng làm chứng từ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu của Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.
2.2.Tình hình thực hiện công tác kế toán TSCĐ tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng.
2.2.1. Đặc điểm TSCĐ tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng.
Tổng công ty Cơ khí Xây dựng là một đơn vị Nhà nước có nhiệm vụ chủ yếu thi công các công trình xây dựng cơ bản quan trọng và có giá trị công trình lớn như: Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủy điện sông Gianh…TSCĐ cuả Tổng công ty Cơ khí Xây dựng là tài sản của Nhà nước và có giá trị rất lớn. Là một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực cơ khí xây dựng nên máy móc và thiết bị của Tổng công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số TSCĐ của công ty.
Bảng 2. Cơ cấu TSCĐ tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng năm 2005.
Đơn vị: 1000 đồng, %
STT
Loại TSCĐ
Nguyên giá
Giá trị tuyệt đối
Tỷ trọng%
1
Nhà cửa vật kiến trúc
12.769.371
8,4
2
Máy móc thiết bị
24.073.693
72,8
3
Phương tiện vận tải
5.419.177
16,4
4
Thiết bị dụng cụ quản lý
794.625
2,4
Tổng
33.056.866
100
Máy móc thiết bị chiếm tới 72% tổng số TSCĐ. Đồng thời các công trình và các công ty thành viên của Tổng công ty Cơ khí Xây dựng được đặt ở các địa phương xa Hà Nội như: Sơn La, Hải Phòng, Thanh Hóa… nên các phương tiện vận tải được đầu tư đúng mức để có thể phục vụ cho công tác quản lý và kiểm tra giám sát của Tổng công ty. Tỉ trọng của phương tiện vận tải trong tổng số TSCĐ của công ty đứng thứ hai, chiếm 16.4%. Tiếp đó là tỷ trọng của nhà cửa vật kiến trúc và thiết bị quản lý, chiếm 8.4% và 2.4% trong tổng số TSCĐ. Đây là một cơ cấu TSCĐ bình thường.
2.2.2. Công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng
a. Hạch toán chi tiết và tổng hợp TSCĐ tại TCTCKXD
*Hạch toán chi tiết TSCĐ:
Mỗi khi có TSCĐ tăng thêm do bất kỳ nguyên nhân nào Tổng công ty đều thành lập hội đồng giao nhận và một số ủy viên để nghiệm thu, kiểm nhận TSCĐ. Biên bản này lập cho từng đối tượng TSCĐ. Sau đó phòng kế toán của Tổng công ty sao cho mỗi đối tượng một bản để lưu vào hồ sơ riêng. Hồ sơ đó bao gồm biên bản giao nhận TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật, các hóa đơn, giấy vận chuyển, bốc dỡ. Phòng kế toán giữ lại để làm căn cứ tổ chức kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Tổng công ty không theo dõi TSCĐ trên “ Thẻ tài sản cố định” theo mẫu số 02/TSCĐ của Bộ tài chính mà đăng ký luôn vào sổ TSCĐ của Tổng công ty. “Sổ TSCĐ” là sổ theo dõi TSCĐ từ khi mua sắm đưa vào sử dụng cho tới khigh giảm và theo dõi số khấu hao TSCĐ đã trích. Sổ được đóng thành quyển, mỗi nhóm tài sản được ghi riêng một số trang. “ Sổ TSCĐ” được ghi trên cơ sở các chứng từ tăng giảm TSCĐ, bảng tính khấu hao TSCĐ. Cuối kỳ kế toán kê bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ, và kê bảng tổng hợp TSCĐ hiện có ở Tổng công ty.
*Hạch toán tổng hợp TSCĐ.
Bên cạnh việc hạch toán chi tiết TSCĐ như trên, kế toán tiến hành hạch toán tổng hợp TSCĐ. Từ các chứng từ gốc có liên quan, kế toán TSCĐ tiến hành định khoản và phản ánh vào Nhật ký chung. Từ Nhật ký chung, kế toán TSCĐ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ cái các tài khoản 211,214,…
b. Hạch toán tăng T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32626.doc