MỤC LỤC
CHƯƠNG I 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1
1.Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán hàng hoá trong doanh nghiêp thương mại 1
1.1 Đặc điểm hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại 1
1.2.Yêu cầu quản lý. 3
1.3.Nhiệm vụ của kế toán hàng hoá 3
2.Phân loại và đánh giá hàng hoá 4
2.1.Phân loại hàng hoá. 4
2.2.Lập danh điểm hàng hoá 5
2.3.Đánh giá hàng hoá. 5
2.3.1. Đánh giá hàng hoá 5
3. Kế toán chi tiết hàng hoá 9
3.1.Chứng từ sử dụng 9
3.2.Các phương pháp hạch toán chi tiết 10
3.2.1. phương pháp ghi thẻ song song 10
3.2.2.Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển : 11
3.2.2.Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển : 12
3.2.4. Phương pháp ghi sổ số dư 12
4.Kế toán tổng hợp hàng hoá 13
4.1. Kế toán tổng hợp hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên. 13
4.1.1 Đặc điểm của phương pháp KKTX: 13
4.1.2. Trình tự kế toán nhập hàng hoá. 15
4.1.3. Phương pháp kế toán xuất hàng hoá. 16
5. Tổ chức kế toán hàng hoá trong điều kiện áp dụng kế toán máy. 18
5.1. Tổ chức khai báo mã hoá ban đầu. 18
CHƯƠNG II 20
THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GAS- 20
2.1.Đặc điểm tình hình chung về công ty 20
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 20
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty 22
2.1.3. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 22
2.1.3.1. Những thuận lợi 22
2.1.3.2.Những khó khăn 23
2.1.4.Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh. 24
2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh. 25
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý. 25
2.1.4.2.Mối liên hệ giữa các phòng chức năng. 27
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần Gas-: 28
2.1.5.1.Hình thức và cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. 28
2.1.5.2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty. 32
2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán hàng hoá tại công ty cổ phần Gas- Petrolimex. 35
2.2.1.Đặc điểm chung về hàng hoá của công ty. 35
2.2.2. Đánh giá hàng hoá. 36
2.2.2.1. Đánh giá hàng hoá mua vào 36
2.2.2.2. Đánh giá hàng hoá xuất: 45
2.2.3. Thủ tục nhập xuất kho và chứng từ sử dung 46
2.2.3.1. Thủ tục nhập kho và chứng từ sử dụng. 46
2.2.3.2. Thủ tục xuất kho và chứng từ sử dụng: 49
2.2.4. Tổ chức khai báo mã hoá ban đầu 50
2.2.5. Tổ chức hạch toán chi tiết tại kho 50
2.2.4. Kế toán tổng hợp hàng hoá 52
2.2.4.1 Kế toán tổng hợp nhập hàng hoá. 52
4.2.1 Xuất bán ra bên ngoài: 60
CHƯƠNG III 63
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN 63
HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GAS- PETROLIMEX 63
3.1. Những nhận xét chung về công tác kế toán hàng hoá ở công ty cổ phần Gas- Petrolimex. 63
3.1.1. Những ưu điểm. 63
3.1.2. Những điểm cần hoàn thiện. 64
3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán mua hàng và phân tích tình thanh toán với người bán ở công ty cổ phần Gas- Petrolimex. 68
3.2.1. Hạch toán lại các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ và xử lý CLTG. 69
3.2.2. Bổ sung thêm TK 136 trong việc ghi chép, thanh toán bù trừ. 71
3.2.3. Công ty nên hạch toán hàng xuất bán theo trị giá thực tế của hàng mua 74
3.2.4. Thiết kế lại mẫu bảng kê chứng từ 74
3.2.5. Hạch toán lại phí bảo hiểm. 75
3.2.6. Bổ sung thêm một số mẫu sổ chi tiết có liên quan đến nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty 76
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6746 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán hàng hoá tại công ty cổ phần gas- Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỉ đạo xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm
- Phối hợp tham gia việc ký kết các hợp đông kinh tế của công ty
- Tham gia xây dựng đơn giá hàng hoá vật tư, các định mức chi phí thuộc thẩm quyền của công ty
- Quản ký cân đối vốn kinh doanh, tham gia điều hoà các quỹ xí nghiệp trong toàn công ty.
* Phó phòng kế toán:
- Phối hợp thực hiện xây dựng kế hoạch tài chính của công ty hàng năm
- Phụ trách công tác kiểm tra các đơn vị, phụ trách công tác ứng dụng tin học.
- Hướng dẫn chế độ hạch toán trong toàn công ty
- Tổng hợp quyết toán, kiểm kê toàn công ty. Quyết toán lương toán công ty
- Theo dõi và hướng dẫn quy trình quản lý các tài khoản vốn, quỹ, lợi nhuận của văn phòng và toàn công ty.
*Kế toán tổng hợp:
- Tổng hợp, kiểm kê, quyết toán văn phòng công ty
- Tham gia xây dựng giá và các định mức chi phí thuộc văn phòng công ty
- Theo dõi và quản lý bao bì vỏ bình gas
- Kế toán vốn kinh doanh, lương văn phòng và toàn công ty
- Theo dõi các TK338(KPCĐ), 334 411.412,421
- Trực tiếp giải quyết thủ tục thanh lý, nhượng bán TSCĐ, hàng hoá kém mất phẩm chất , ứ đọng chậm luân chuyển toàn công ty
*Kế toán xây dựng cơ bản:
- Theo dõi đối chiếu và quản lý công nợ các TK241(xây dựng cơ bản dở dang).
- Theo dõi các công trình đầu tư hỗ trợ khách hàng
- Kiểm tra và phối hợp phòng quản lý kỹ thuật phê duyệt các công trình đấu tư XDCB, sửa chữa TSCĐ.
*Kế toán nhập mua hàng hoá:
- Kế toán nhập mua hàng hoá (Gas, vỏ, vật tư thiết bị)
- Theo dõi quyết toán thuế nhập khẩu
- Theo dõi và quyết toán kho vật tư Đức Giang
- Tổng hợp theo dõi lượng tồn kho vỏ bình gas toàn công ty
- Phụ trách các TK142, 152, 153(vỏ bình gas), 331, 336, 138, 338...
*Kế toán tiêu thụ hàng hoá:
- Kế toán hàng hoá tiêu thụ hàng hoá.
- Kế toán thuế GTGT văn phòng toàn công ty.
- Kiểm tra giá và quyết toán tiêu thụ.Quyết toán thu sử dụng vốn toàn công ty
- Kế toán hàng tồn kho. Quyết toán chi phí khoán kho, chi phí đội vận tải.
- Phụ trách các tài khoản 511, 512, 632, 156...
- Tính giá thành hoạt động vận tải, sơn bình, kiểm định.
*Kế toán thuế và chi phí :
- Kế toán chi phí chung văn phòng công ty.
- Quyết toán chi phí cửa hàng.
- Phụ trách tài khoản 641.
*Kế toán công nợ và bán hàng nội bộ:
- Theo dõi đôn đốc và đối chiếu công nợ đại lý, tổng đại lý, khách hàng mua gas rời, cửa hàng...
- Theo dõi vỏ tồn bình gas khối văn phòng, công nợ ký cược vỏ bình.
- Phụ trách các tài khoản 131, 344, 144...
*Kế toán ngân hàng và thanh toán
- Kế toán NH, phối hợp mở L/C.
- Kế toán thanh toán, kế toán tiền đang chuyển.
- Phụ trách các tài khoản 111, 112, 113, 141, 138, 338...
*Kế toán TSCĐ và CCDC
- Kế toán TSCĐ, hao mòn TSCĐ.
- Trực tiếp giải quyết thủ tục thanh lý, nhượng bán TSCĐ, hàng hoá kém mất phẩm chất
- Phụ trách các tài khoản 211, 214, 009, 142, 153..
Ngoài ra thuộc khối văn phòng công ty còn có một thủ quỹ quản lý quỹ tiền mặt, phụ trách công đoàn phòng.
2.1.5.2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty.
Hình thức kế toán là hệ thống tổ chức sổ kế toán bao gồm các loaị sổ kế toán cụ thể, kết cấu mẫu sổ, mối quan hệ các loại sổ với nhau, trình tự ghi sổ nhằm hệ thống hoá toàn bộ thông tin kế toán từ các chứng từ kế toán để lập được các báo cáo định kỳ.
Hiện nay quy mô nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu quản lý đối với nền sản xuất ngày càng cao, yêu cầu cung cấp thông tin ngày càng nhanh và khi máy tính được sử dụng rộng rãi trong công tác kế toán của doanh nghiệp đòi hỏi công ty phải áp dụng hình thức kế toán phù hợp. Chính vì vậy, công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký- chứng từ nhưng có nhiều cải biến linh hoạt phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty và chương trình kế toán trên máy vi tính theo phần mềm Fast- Accouting.Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau (sơ đồ 05).
Sơ đồ 05 : Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau
Các chứng từ gốc
Invoice. B/I
Giấy chứng nhận BH
Biên lai thu thuế
Phiếu nhập khẩu
Các chứng từ khác có liên quan
Máy tính
Bảng kê số 1 (nợ 111)
Bảng kê số 2
(nợ 112
Bảng kê chứng từ
Sổ chi tiết các tài khoản ( TK 151, 156, 331(1, 2 , 3)....
Bảng kê
Số 8
Nkct số 1
Nkct số 2
Nkct số 3
Nkct số 4
Nkct số 6
(tk 151)
Nkct số 10
( ghi có tk 144, 413, 333, 138 ...)
Nkct số 5
Nkct số 6
( tk 156 )
Sổ cái tk 151, 156, 331 ....
Bảng tổ hợp chi tiết
Các báo cáo kt
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi đối chiếu
Ghi cuối kỳ
Dựa trên hình thức kế toán nhật ký- chứng từ và hệ thống máy vi tính trong công tác kế toán, hiện nay công ty đang áp dụng phần mềm kế toán Fast- Accouting và trình tự xử lý hệ thống kế toán trên máy vi tính như sau (Sơ đồ 06) :
đầu vào chứng từ gốc
Hoá đơn của người bán
Phiếu thu (chi)
Tiền mặt
Gbn, gbc, hd tín dụng
Tờ khai hq giấy thông thuế
Các chứng từ khác
Xử lý các phầm mềm trên máy
Chứng từ trên máy
Các bảng kê chứng từ.
Sổ chi tiết TK, bảng tổng hợp chi tiết TK
Các bản kê
Các NKCT
Sổ cái
Xử lý chương trình gốc
Đầu ra chứng từ
Các báo cáo tài chính
*Chế độ kế toán áp dụng tại công ty.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01- Kết thúc:31/12.
- Đơn vị tiền tệ để ghi chép:Đồng Việt Nam(VND)
- Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác:Theo tỷ giá hạch toán toàn công ty quy định.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng:Nhật ký- chứng từ
- Phương pháp kế toán TSCĐ:
+Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ: theo giá thực tế.
+Phương pháp khâú hao:Khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
+Nguyên tắc đánh giá:theo giá gốc.
- Phương pháp xác định trị giá hàng tồn kho cuối kỳ: Giá hạch toán thống nhất toàn công ty.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:Kê khai thương xuyên.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán hàng hoá tại công ty cổ phần Gas- Petrolimex.
2.2.1.Đặc điểm chung về hàng hoá của công ty.
Công ty cổ phần Gas- Petrolimex là công ty thương mại thuộc bộ thương mại hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hoá
Hàng hoá chủ yếu của công ty là khí Gas hoá lỏng (LPG), bếp gas và các phụ kiện khác như thiết bị bồn bể, van điều áp...Song mặt hàng chủ yếu vẫn chính là khí gas hoá lỏng. Đây là một loại nhiên liệu sạch , khi cháy tạo nên khí than, không có khói và khí CO, rất ưu việt so với các loại nhiên liệu khác.
Tuy nhiên, đây là loại sản phẩm đòi hỏi tính an toàn và kỹ thuật cao nên buộc công ty phải có sự đầu tư về công nghệ hiện đại, an toàn và có công trình quản lý kỹ thuật chặt chẽ. Đặc biệt là đối với người tiêu dùng phải hướng dẫn sử dụng thật cụ thể để tránh những tai nạn đáng tiêc do loại nhiên liệu này gây ra. Đây sẽ là một sản phẩm đầy tiềm năng do tích chất tiện lợi của nó cũng như xu hướng phát triển tất yếu của nước ta trong những năm tới
Hàng hoá của công ty cung ứng từ 2 nguồn mua trong nước và nhập khẩu (trong đó nhập khẩu là chủ yếu). Hàng mua trong nước chủ yếu là bếp gas và phụ kiện, tuy nhiên lượng mua rất ít so với NK. Mặt hàng này chủ yếu do công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí tại 95B- Lê Lợi – Vũng Tàu
Mặt hàng NK chủ yếu và cũng là sản phẩm chủ đạo của công ty chính là khí đốt hoá lỏng(LPG) được NK từ nhiều quốc gia trên thế giới như: Công ty KENYON-ENGIRING của Nhật: Công ty COMAP của Pháp; công ty SAMJIN của Hàn Quốc; Công ty CAVAGNA, FLPIJ, RITZCOSING của Singapo.
2.2.2. Đánh giá hàng hoá.
2.2.2.1. Đánh giá hàng hoá mua vào
Đánh giá hàng hoá là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của hàng hoá theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu chân thực thống nhất. Trong kế toán nói chung và, kế toán hàng hoá nói riêng nguyên tắc cơ bản là hạch toán theo giá vốn thực tế.
* Với nguồn mua trong nước: Hàng hoá chủ yếu là bếp gas và một số các phụ kiện khác. Căn cứ vào lượng hàng dự trữ trong kho, phòng kinh doanh của công ty lên kế hoạch mua hàng và tổ chức thực hiện kế hoạch đó. Nhân viên phòng kinh doanh trực tiếp đến tận nơi mua hàng. Chứng từ trong trường hợp này là hoá đơn GTGT do bên bán lập( liên 2). Hàng hoá được vận chuyển về kho của công ty( công ty tự vận chuyển hoặc thuê ngoài). Tại kho thủ kho kiểm nhận hàng hoá trước khi lập kho, đồng thời ghi vào thẻ kho. Công ty có một bộ phận kiểm nhận sẽ chứng nhận kết quả kiểm nhận qua phiếu nhập kho. THủ kho chỉ ghi số lượng thực nhập vào phiếu nhập kho căn cứ vào hoá đơn GTGT. Sau đó phiếu nhập kho và hoá đơn( GTGT) được chuyển lên phòng kế toán . Kế toán lưu phiếu nhập kho( phản ánh mặt hiện vật) và căn cứ vào hoá đơn( GTGT) để phản ánh mặt giá trị hàng hoá mua vào các sổ kế toán .
Việc xác định trị giá vốn của hàng mua trong nước như sau:
Trị giá mua thực tế Giá mua ghi trên Các khoản giảm
của hàng = hoá đơn( không có thuế GTGT) - trừ (nếu có)
nhập kho
Do trị giá hàng mua quá lớn so với chi phí mua nên chi phí liên quan đến quá trình mua hàng như : Chi phí vận chuyển, bốc dỡ... công ty đều hạch toán vào Chi Phí Bán Hàng (TK641), nên trị giá mua thực tế của lô hàng chính là trị giá vốn thực tế của hàng nhập kho.
Ví dụ: Theo phiếu nhập kho bếp gas ngày 02 tháng 3 (Hoá đơn GTGT số 008816- ngày 01 tháng 3) nhập kho 525.085MT Bupro của công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí số 95B Lê Lợi- Vũng Tàu theo chuyến hàng ngày 25/02/2005 LXH số 046/HH- 20/VPGas/2005(tàu- CIF)
Trị giá mua của 525.085MT Bupro là 3.557.945.809đ
Vậy trị giá vốn thực tế của lô hàng nhập kho là: 3.557.945.809đ
* Với hàng nhập khẩu:
- Giá cả hàng nhập khẩu: Giá cả hàng nhập khẩu phụ thuộc vào điều kiện về vị trí địa điểm giao hàng và phương thức vận chuyển hàng hoá từ người bán sang người mua, đặc điểm của loại hàng hoá ...Mặt khác công ty lại giao dịch rất nhiều nước, trong quá trình thoả thuận ký hợp đồng nhập khẩu Công ty sử dụng nhiều loại giá khác nhau, cụ thể:
+ Đối với khí hoá lỏng(LPG): Do đây là mặt hàng có giá trị lớn nên Công ty sử dụng giá FOB, CFR- là hai loại giá chưa có phí bảo hiểm. Công ty sẽ giành quyền tự mua bảo hiểm cho hàng hoá của mình tại công ty bảo hiểm Gas- Petrolimex PJICO.
Giá FOB= Giá hàng hoá + chi phí vận chuyển, bốc dỡ qua lan can tàu
Giá CFR= Giá FOB + F ( cước phí vận chuyển).
+ Đối với bếp và các mặt hàng khác: Công ty sử dụng giá CIF là giá có phí bảo hiểm.
Giá CIF= Giá FOB + I ( cước phí bảo hiểm) + F( Cước vận chuyển )
Vì điều kiện nhập khẩu từ nước ngoài nên quá trình giao hàng và thanh toán tiền phức tạp, nhiều khoản chi phí phát sinh nên khi tính trị giá mua hàng nhập khẩu thực tế, công ty thường tính như sau:
Trị giá mua Giá thực tế Thuế Bảo hiểm phụ Cước phí
thực tế của = thanh toán với + nhập + thu (nếu có) + vận chuyển
hàng nhập khẩu người bán khẩu (nếu có).
Giá thực tế Giá ghi trên HĐ thực Tỷ giá thực tế tại
thanh toán với = tế phải thanh toán * thời điểm phat sinh
người bán (FOB, CFR) nghiệp vụ kinh tế
Thuế nhập Số lượng hàng hoá Giá tính thuế Thuế
khẩu phải nộp = ghi trên tờ khai * từng mặt hàng * suất
( Số lượng giám (Giá CIF)
định trên tờ khai)
Thuế GTGT Trị giá tính Thuế * Thuế suất
của hàng NK = thuế hàng NK + NK thuế GTGT
Hàng hoá sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan sẽ được chuyển về kho bằng phương tiện chuyên dùng của chính công ty (Hệ thống xe chở Gas). Trước khi nhập kho hàng hoá sẽ được Vina Control kiểm tra , giám định về số lượng phẩm chất. Trên cơ sơ biên bản kiểm nhận , hoá đơn của người bán, biên lai nộp thuế phòng kinh doanh XNK tiến hành vào số liệu cho máy và in ra phiếu nhập kho. Căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán vật tư hàng hoá xác định giá trị thực tế nhập kho của lô hàng nhẩp khẩu như sau:
Trị giá thực Trị giá thanh toán Thuế nhập Bảo hiểm Cước phí
tế nhập kho = cho người XK + khẩu(theo + phụ thu + vận chuyển
của hàng NK (Theo khối lượng khối lượng (nếu có) (nếu có)
ghi trên B/L) giám định)
Về việc xác định và việc thanh toán các loại thuế liên quan đến quá trình nhập khẩu của công ty: Trong quá trình nhập khẩu hàng hoá thì có hai loại thuế ta cần phải tính, đó là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu. Do trụ sở văn phòng công ty đặt tại Hà Nội nên việc kê khai nộp thuế là do 4 chi nhánh: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần thơ, Sài Gòn thực hiện. Các chi nhánh trên mỗi lần nhập, xuất hàng đều phải dựa vào các hợp đồng xuất nhập khẩu được ký kết để kê khai đầy đủ, chính xác về số lượng nhập, đơn giá tính và thuế suất theo quy định của cơ quan hải quan. Do công ty thực hiện việc nhập khẩu là chủ yếu nên mỗi chi nhánh có trách nhiêm nộp thuế NK, thuế GTGT hàng nhập khẩu tại cảng nhập cho hải quan theo tờ khai và báo nợ về công ty gas. Thuế NK, thuế GTGT hàng nhập khẩu thuộc trách nhiệm theo dõi và hạch toán tại văn phòng công ty Gas
Mọi chi phí phát sinh t rực tiếp liên quan đến hàng nhập khẩu đều được kế toán phản ánh và tập hợp vào tài khoản 641 (phí mở L/C, phí hải quan, phí giám định bất thường, phí vận chuyển về kho...)
Ví dụ: Để tiện theo dõi cho cả các quá trình sau của luận văn em xin nêu một ví dụ cụ thể về quy trình nhập khẩu trực tiếp tại công ty
Đây là hai ví dụ về chuyến hàng số 07 và số 08 thuộc hợp đồng số 02/PE/SK GAS- 01/04 ký ngày 30/12/2004 giữa công ty Gas- Petrolimex và công ty SK Gas Co LTd của Hàn Quốc. Một hợp đồng ngoại thương của công ty thường có giá trị rất lón và kéo dài. Nó có thể kéo dài trong suốt một năm và được chia thành nhiều chuyến. ở hợp đồng số 02 này chuyến hàng số 07 là theo giá FOB, chuyến hàng số 08 là theo giá CFR
Ví dụ 1:
(1). Ngày 02/02/2005 công ty đã viết giấy yêu cầu mở thư tín dụng(L/C) số 00133700040020 tại ngân hàng ngoại thương số 02/PE/ SK GAS- 01/04 ký ngày 30/12/2005 giữa công ty Gas Petrolimex và công ty SK Gas CO Ltd của Hàn Quốc. Lệ phí mở L/C là 300 USD, VAT=10%.(TGTT= 15.831) (VND/USD).
(2) Ngày 13/02/2005, được sự uỷ quyền của công ty Gas, chi nhánh gas Sài Gòn đã hoàn tất thủ tục hải quan nhập hàng chuyến số 07 tại cảng Nhà Bè. Lệ phí hải quan phải nộp là 500.000 VND.
(3). Ngày 16/02/2005, phòng giám định Vina Control đã tiến hành giám định lô hàng trên. Số lượng giám định theo Vina Control là: 727,999(MT)
Số lượng trên B/L là: 729,538(MT)
Đơn giá FOB: 337(USD/MT)
Tỷ giá nhận nợ: 15.821(VND/USD_
Trong quá trình vân chuyển hàng đã phát sinh chi phí giám định tại Thái Lan với số tiền là 387.75USD. (Khoản chi phí này sẽ do cả bên bán và bên mua cùng chịu).
(4) Cùng ngày chi cục hải quan cửa khâủ cảng Sài Gòn khu vực III gửi giấy thông báo thu thuế, chênh lệch giá đến đơn vị với số tiền thanh toán là 770.951.926 VND trong đó thuế NK:316.829.559 VND; Thuế GTGT hàng nhập khẩu: 454.122.670 VND
(5). Ngày 17/02/2005, toàn bộ lô hàng trên đã được vận chuyển về kho gas Nhà Bè phù hợp với hợp đồng và vận đơn. Chi phí vận chuyển bơm hút gas là 5000.000, VAT=10%
(6). Cùng ngày, công ty bảo hiểm PJICO đã gửi đơn bảo hiểm hàng hoá đến công ty với yêu cầu thanh toán chi phí bảo hiểm là: 193,96 USD; VAT=10%.
(7). Ngày 23/02/2005, công ty vận tải xăng dầu đường thuỷ I gửi hoá đơn thu cước phí vận tải yêu cầu thanh toán với số tiền là 23.295,868 USD(TGTT=15.810)
(8). Ngày 26/02/2005, chi cục HQCK cảng Sài Gòn II ra quyết định về việc điều chỉnh thuế, thu chênh lệch giá với tổng số tiền là: - 117.551.060 VND trong đó thuế NK là: -106.055.086 VND, thuế GTGT là: - 11.495.974VND
Cuối tháng , phòng kinh doanh tại văn phòng công ty sẽ tập hợp tất cả chứng từ vào số liệu cho máy. Lúc này mới lập phiếu nhập kho, phòng kế toán kiểm tra số liệu và tiến hành xử lý chênh lệch, chuyển mã khách hàng
(9). Ngày 05/03/2004 công ty viết đơn xin mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng cho công ty SK Gas. LTD gửi tới ngân hàng VietCom Bank. Ngày 12/03/2005 ngân hàng gửi giấy báo nợ tới công ty với số tiền là 245.854,31 USD. Tỷ giá thực tế ngày nhận nợ là 15.853VND/USD
(10). Ngày 01/04/2005, công ty thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng với số tiền là 193,875USD cho chi phí giám định cho lô hàng này. Tỷ giá thực tế ngày thanh toán la 15.851 VND/USD
(11):Ngày 1/04/2005, công ty đã thanh toán bằng TGNH với số tiền là 193,875USD cho chi phí giám định lô hàng. Tỷ giá ngân hàng ngày thanh toán là 15851VND/USD.
Tỷ giá hạch toán công ty sử dụng năm 2005 là 16.000 VND/USD
Như vậy theo lô hàng này giá NK tính theo giá FOB, khi phòng kinh doanh làm thủ tục nhập thì mã khách hàng là 31000022- Phải trả người bán Gas, phụ kiện, vận tải. Việc tính toán lô hàng trên do phòng kế toán đảm nhận và được tính toán như sau:
(1). Số tiền phải thanh toán với người xuất khẩu:
Quy đổi theo TGTT= 729,538*337* 15.821= 3.889.660.975(VND)
(MT) (USD/MT)
Quy đổi theo TGHT= 729,538*337*16000= 3.933.668.896(VND)
Chênh lệch giữa TGTT và TGHT = 44.007.921(VNĐ)
(2). PHí bảo hiểm phải trả:
Quy đổi theo TGTT= 193,96(USD)* 15.821= 3.068.641(VNĐ)
Quy đổi theo TGHT= 193,96(USD)* 16.000= 3.103.360(VNĐ)
Chênh lệch giữa TGHT và TGTT = 34719
( 3). Cước phí vận tải phải trả
Quy đổi theo TGTT= 23.295,968(USD)* 15.821 = 368.565.509(VNĐ)
Quy đổi theo TGHT= 23.295,968(USD)* 16000
= 372.735.488(VNĐ)
Chênh lệch giữa TGTTvà TGHT = 4.169.979(VNĐ)
(4) Thuế NK, thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nguyên nhân có quyết định về việc điều chỉnh thuế, thu chênh lệch giá là do khi hàng hoá về đến cảng nhưng chưa đủ các vận đơn, chứng từ ( Bảo hiểm , phí vận chuyển...); Hải quan sẽ tính thuế suất nhập khẩu ban đầu là 7,5%. Khi đã tập hợp được đầy đủ các vận đơn, chứng từ hải quan sẽ tính thuế NK ưu đãi là 5%. Do đó sẽ xó sự giảm thuế NK và VAT hàng NK.
Thuế NK phải nộp =(729,999*337+ 193,960 + 23.295,968) * 15.821 *5%=
= 212.654.483( VNĐ)
Thuế GTGT hàng NK = (3.889.660.975+ 212.654.483)*10%
= 410.231.546( VNĐ)
(5) Trị giá thực tế của lô hàng NK nhập kho
Trị giá thực tế của hàng nhập khẩu nhập kho:
= Trị giá lô hàng + Phí bảo hiểm+ Cước phí vận chuyển + Thuế NK
= 3.889.660.975 + 3.068.641 + 368.565.509 + 212.654.483
= 4.473.949.608(VNĐ)
Trị giá hạch toán của lô hàng nhập kho:
= Số lượng hàng ghi trên tờ khai hải quan * Giá hạch toán
= 727,999(MT) * 1000* 4500
= 3.275.995.500
Chênh lệch giá hạch toán và giá vốn hàng bán
= 4.473.949.608- 3.275.995.500
= 1.197.954.108
(6). Phí giám định: Đây là một loại phí không thường xuyên xảy ta, và khi nó xảy ra sẽ được coi như một khoản rủi ro mà bên bán và bên mua cùng phải chịu. Phòng kế toán sẽ tập hợp chi phí này và thanh toán theo từng quý
Quy đổi theo TGTT ngày cuối kỳ = 193,875 * 15.851 = 3.073.112,625
Quy đổi theo TGHT = 193,875 * 16000 = 3.102.000
Chênh lệch giữa TGTT và TGHT = 28.887,375
Ví dụ: Theo chuyếnhàng số 08
(1). Ngày 04/02/2005 công ty đã viết đơn yêu cầu mở L/C số 00133700400219 tại ngân hàng VietCom Bank cho chuyến hàng số 08 theo hợp đông ngoại thương số 02/PE/SK Gas 01/04 ngày 30/12/2004 giữa công tygas Petrolimex và công ty SK GAS CO.LTD của Hàn Quốc . Lệ phí mở L/C là300USD. Tỷ giá thực tế 15.791USD/VND . Công ty đã thanh toán bằng TGNH
(2) Ngày 19/02/2005 đựoc sự uỷ quyền của công ty Gas chi nhánh GAs Saì gòn đã hoàn tất thủ tục hải quan nhập chuyến hàng số 08 tại cảng Nhà Bè. Lệ phí hải quan là 500.000VND
(3) Ngày 20/02/2004 phòng giám định Vina Control đã tiến hành giám định lô hàng trên.Số lượng giám định theo Vina Control là: 1.826,744(MT)
Số lượng trên B/L: 1.824,756(MT)
Đơn giá CFR(USD?MT): 365(USD/MT)
Tỷ giá ngày nhận nợ: 15.732
4) Cùng ngày chi cục hải quan cửa khâủ cảng Sài Gòn khu vực III gửi giấy thông báo thu thuế, chênh lệch giá đến đơn vị với số tiền thanh toán là 1.909.358.394 trong đó thuế NK:784.678.929 VND; Thuế GTGT hàng nhập khẩu: 1.124.706.465VND
(5). Ngày 23/02/2005, toàn bộ lô hàng trên đã được vận chuyển về kho gas Nhà Bè phù hợp với hợp đồng và vận đơn. Chi phí vận chuyển bơm hút gas là 7.000.000, VAT=10%
(6). Cùng ngày, công ty bảo hiểm PJICO đã gửi đơn bảo hiểm hàng hoá đến công ty với yêu cầu thanh toán chi phí bảo hiểm là: 479,89 USD; VAT=10%
(7). Ngày01/03/2005, chi cục HQCK cảng Sài Gòn III ra quyết định về việc điều chỉnh thuế, thu chênh lệch giá với tổng số tiền là: - 285.950.261VND trong đó thuế NK là: - 260.990.176VND, thuế GTGT là: - 24.960.085VND
Cuối tháng , phòng kinh doanh tại văn phòng công ty sẽ tập hợp tất cả chứng từ vào số liệu cho máy. Lúc này mới lập phiếu nhập kho, phòng kế toán kiểm tra số liệu và tiến hành xử lý chênh lệch, chuyển mã khách hàng
(8). Ngày 12/03/2005 công ty viết đơn xin mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng cho công ty SK Gas. LTD gửi tới ngân hàng VietCom Bank. Ngày 17/03/2005 ngân hàng gửi giấy báo nợ tới công ty với số tiền là 666.035,94 USD. Tỷ giá thực tế ngày nhận nợ là 15.839VND/USD
Theo dữ liệu trên phòng kế toán nhập số liệu vào máy. máy đã tự động tinh cấc nghiệp vụ như sau:
(1). Số tiền phải thanh toán với người xuất khẩu:
Quy đổi theo TGTT=1824,756 *365 *15.732= 10.478.077.410 VNĐ
(MT) (USD/MT)
Quy đổi theo TGHT= 1842,756*365*16000= 10.656.575.040(VND)
Chênh lệch giữa TGTT và TGHT =178.497.630 (VNĐ)
(2). Phí bảo hiểm phải trả:
Quy đổi theo TGTT= 479,890 *15732=7.549.629 (VNĐ)
Quy đổi theo TGHT=497,89 (USD)* 16.000= 7.678.240(VNĐ)
Chênh lệch giữa TGHT và TGTT = 128.611
(4) Thuế NK, thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nguyên nhân có quyết định về việc điều chỉnh thuế, thu chênh lệch giá là do khi hàng hoá về đến cảng nhưng chưa đủ các vận đơn, chứng từ ( Bảo hiểm , phí vận chuyển...); Hải quan sẽ tính thuế suất nhập khẩu ban đầu là 7,5%. Khi đã tập hợp được đầy đủ các vận đơn, chứng từ hải quan sẽ tính thuế NK ưu đãi là 5%. Do đó sẽ xó sự giảm thuế NK và VAT hàng NK.
Thuế NK phải nộp =(666.761,560*15.732+7.549.629)*5%
= 524.852.124( VNĐ)
THuế GTGT hàng NK =
(666.761,560*15.732+7.549.629+524.852.124)*10%)
=1.102.189.461(VND)
(5) Trị giá thực tế của lô hàng NK nhập kho
Trị giá thực tế của hàng nhập khẩu nhập kho:
= Trị giá lô hàng + Phí bảo hiểm+ Thuế NK
= 10.478.007.410+7.549.629+524.852.124= 11.010.479.163
Trị giá hạch toán của lô hàng nhập kho:
= Số lưưọng hàng ghi trên tờ khai hải quan * Giá hạch toán
= 1.826,744(MT) * 1000* 4500
= 8.220.348.000
Chênh lệch giá hạch toán và giá vốn hàng bán
= 11.010.479.163- 8.220.348.000= 2.790.131.163
2.2.2.2. Đánh giá hàng hoá xuất:
Tại công ty cổ phần Gas- Petrolimex việc xuất bán hàng hoá công ty sử dụng giá hạch toán. Căn cứ vào kế hoạch giao hàng theo hợp đồng, hay giao trực tiếp tại kho của công ty, phòng bán hàng dịch vụ sẽ viết “ hoá đơn GTGT” hay “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ “. Thủ kho sẽ căn cứ vào hoá đơn hoặc phiếu để xuất kho. Phòng bán hàng sẽ nhập số liệu trên hoá đơn ( phiếu ) vào máy vi tính theo mẫu “ hoá đơn bán hàng” đã có sẵn trên máy. Các thông tin này sẽ đựơc tự động nhập vào các báo cáo bán hàng, các bảng kê, sổ chi tiết công nợ củ Tk 13131 theo từng tên của khách hàng đã được mã hoá. Đến cuối kỳ, căn cứ vào lượng hàng tồn kho để xác định lượng hàng xuất bán trong kỳ theo công thức:
Số lượng hàng Số lượng dư Số lượng hàng Số lượng hàng
xuất bán trong kỳ = đầu kỳ + nhập trong kỳ - tồn kho cuối kỳ
Khi đó kế toán mới phân bổ lượng chênh lệch giữa giá vốn hàng bán và giá hạch toán ( phản ánh trên tài khoản 156512, 156522) của lượng hàng xuất bán trong kỳ vào giá vốn hàng bán theo phương thức nhập trước xuất trước. Việc tính chênh lệch giữa giá vốn và giá hạch toán của lượng hàng xuất bán trong kỳ được tính như sau:
Chênh lệch giữa giá vốn Số lượng Lượng chênh lệch giữa
và giá hạch toán của lượng = hàng xuất bán * giá vốn và giá hạch toán
hàng xuất bán trong kỳ trong kỳ tính cho một đơn vị cuối cùng hàng xuất bán
trong kỳ
Giá vốn thực tế tính cho Giá vốn thực tế của lô hàng nhập kho
một đơn vị hàng xuất bán = số lượng trên B/L
Ví dụ: Theo chuyến hàng số 07 ngày 24/03/2004, công ty lập hoá đơn xuất bán cho chi nhánh Gas Sài Gòn 450(MT) gas hoá lỏng. Đơn giá xuất bán là 6300 đ/kg.(1MT=1000kg)
Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán * đơn giá bán
= 450(MT) * 1000*6300 = 2.835.000.000
Giá vốn hàng bán = Số lượng hàng bán * Giá hạch toán
= 450(MT) * 1000* 4500+ = 2.025.000.000
Cuối kỳ kế toán mới xử lý chênh lệch giữa giá vốn hàng bán với giá hạch toán để kết chuyển vào giá vốn hàng bán trong kỳ
2.2.3. Thủ tục nhập xuất kho và chứng từ sử dung
2.2.3.1. Thủ tục nhập kho và chứng từ sử dụng.
* Đối với hàng mua trong nước: Căn cứ vào lượng hàng dự trữ trong kho, phòng kinh doanh lên kế hoạch mua hàng và thực hiện kế hoạch đó. Nhân viên phòng kinh doanh trực tiếp đến tận nơi mua hàng. Chứng từ trong trường hợp này là hoá đơn GTGT do bên bán lập( liên 2). Hàng hoá được vận chuyển về kho của công ty(công ty tự vận chuyển hoặc thuê ngoài). Tại kho thủ kho kiểm nhận hàng hoá trước khi lập kho, đồng thời ghi vào thẻ kho.Công ty có một bộ phận kiểm nhận sẽ chứng nhận kết quả qua PNK. Thủ kho chỉ ghi số lượng thực nhập vào PNK căn cứ vào hoá đơn GTGT, sau đó PNK và hoá đơn (GTGT) được chuyển lên phòng kế toán. Kế toán lưu PNK(phản ánh mặt hiện vật) và căn cứ vào hoá đơn (GTGT) để phản ánh mặt giá trị hàng hoá mua vào các sổ kế toán
*Đối với hàng nhập khẩu: Khi có bộ chứng từ gốc bao gồm :
+ Hoá đơn thương mại(Invoice)
+ Vận đơn đường biển(Bill of Ladding)
+ Giấy chứng nhậ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a2.doc