MỤC LỤC
Nhận xét của đơn vị thực tập
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 1
Mục lục 2
Các ký hiệu viết tắt 5
Danh mục sơ đồ, danh mục bảng biểu 6
Lời nói đầu 7
Chương 1: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 9
1.1. Lý luận chung về chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 9
1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất 9
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 9
1.2. Lý luận chung về giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 12
1.2.1. Khái niệm và bản chất của giá thành 12
1.2.2. Phân loại giá thành 13
1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 15
1.4. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm 16
1.4.1. Vai trò của kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm 16
1.4.2. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm 17
1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 17
1.5.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 17
1.5.2. Chứng từ sử dụng 18
1.5.3. Tài khoản sử dụng 18
1.5.4. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 20
1.5.5. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 22
1.5.5.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 22
1.5.5.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 24
1.5.5.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 26
1.5.5.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 28
1.5.6. Kế toán thiệt hại trong sản xuất 29
1.5.6.1. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng 29
1.5.6.2. Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất 31
1.6. Kế toán giá thành sản phẩm 32
1.6.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 32
1.6.1.1. Đối tượng tính giá thành 32
1.6.1.2. Kỳ tính giá thành 32
1.6.2. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ 33
1.6.2.1. Đánh giá sản phẩm làm dở theo phương pháp ước tính sản lượng
hoàn thành tương đương 34
1.6.2.2. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu chính 35
1.6.2.3. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí sản xuất định mức 36
1.6.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong DNSX 36
1.6.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn 37
1.6.3.2. Phương pháp tính giá thành phân bước 37
1.6.3.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 39
1.6.3.4. Phương pháp tính loại trừ chi phí 40
1.6.3.5. Phương pháp tính giá thành theo hệ số 40
1.6.3.6. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ 41
1.6.3.7. Phương pháp tính giá thành theo chi phí định mức 42
1.7. Hình thức kế toán 43
1.7.1. Hình thức nhật ký chung 43
1.7.1.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung 43
1.7.1.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung 43
1.7.2. Hình thức chứng từ ghi sổ 45
1.7.2.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức chứng từ ghi sổ 45
1.7.2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 45
1.7.3. Hình thức nhật ký sổ cái 46
1.7.3.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký – sổ cái 46
1.7.3.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Sổ Cái 47
1.7.4. Hình thức nhật ký chứng từ 48
1.7.4.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chứng từ 48
1.7.4.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ.49
1.7.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính 51
1.7.5.1. Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính.51
1.7.5.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính.51
Chương 2:Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Công Nghệ Phát thanh Truyền Hình VIHITECH 53
2.1. Đặc điểm, tình hình chung về Công ty cổ phần Công Nghệ Phát thanh Truyền Hình VIHITECH 53
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Công Nghệ Phát thanh Truyền Hình VIHITECH 53
2.1.2. Tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần Công Nghệ Phát thanh Truyền Hình VIHITECH 55
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Công Nghệ Phát thanh Truyền Hình VIHITECH 56
2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần Công Nghệ Phát thanh Truyền Hình VIHITECH 57
2.1.5. Đặc điểm chung về tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần Công Nghệ Phát thanh Truyền Hình VIHITECH.59
2.1.5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Công Nghệ Phát thanh Truyền Hình VIHITECH. 59
2.1.5.2 Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán 61
2.1.5.2.1 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán 61
2.1.5.2.2 Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán 61
2.1.5.2.3 Tổ chức vận dụng sổ sách kế toán 61
2.1.5.2.4 Tổ chức vận dụng Báo cáo tài chính 62
2.1.5.2.5. Một số chế độ kế toán áp dụng tại công ty 62
2.1.5.3 Hình thức kế toán 63
2.2.Thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Công Nghệ Phát thanh Truyền Hình VIHITECH 64
2.2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 64
2.2.1.1 Đặc đIểm chi phí sản xuất tại công ty 64
2.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất tại công ty 65
2.2.1.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí tại công ty 65
2.2.1.4 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại công ty 66
2.2.2 Công tác kế toán tính giá thành tại Công ty cổ phần Công Nghệ Phát thanh Truyền Hình VIHITECH 93
2.2.2.1 Công tác quản lý giá thành tại Công ty 93
2.2.2.2 Đối tượng tính giá thành 93
2.2.2.3 Kỳ tính giá thành 93
2.2.2.4 Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ 93
2.2.2.5 Phương pháp tính giá thành 93
Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Công Nghệ Phát thanh Truyền Hình VIHITECH 97
3.1. Sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Công Nghệ Phát thanh Truyền Hình VIHITECH .97
3.2. Những bài học rút ra từ thực tế ở Công ty cổ phần Công nghệ Phát thanh Truyền hình VIHITECH 98
3.3. Những khía cạnh cần tiếp tục hoàn thiện trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Công nghệ Phát thanh Truyền hình VIHITECH 99
3.4. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Công nghệ Phát thanh Truyền hình VIHITECH 99
Kết luận .102
Tài liệu tham khảo .103
109 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Công nghệ Phát thanh truyền hình VIHITECH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2
CPSX giai đoạn 1 trong thành phẩm
CPSX giai đoạn 2 trong thành phẩm
CPSX giai đoạn n trong thành phẩm
CPXS giai đoạn 1
CPSX giai đoạn 2
CPSX giai đoạn n
CPSX giai đoạn n
CPSX giai đoạn 2
CPXS giai đoạn 1
CPSX giai đoạn n trong thành phẩm
CPSX giai đoạn 2 trong thành phẩm
CPSX giai đoạn 1 trong thành phẩm
CPSX giai đoạn n
CPSX giai đoạn 2
CPXS giai đoạn 1
CPSX giai đoạn n trong thành phẩm
CPSX giai đoạn 2 trong thành phẩm
CPSX giai đoạn 1 trong thành phẩm
CPSX giai đoạn n
CPSX giai đoạn 2
CPXS giai đoạn 1
CPSX giai đoạn n trong thành phẩm
CPSX giai đoạn n
CPSX giai đoạn 2
CPXS giai đoạn 1
CPSX giai đoạn n
CPXS giai đoạn 1
CPSX giai đoạn 2
CPSX giai đoạn n trong thành phẩm
CPSX giai đoạn 2 trong thành phẩm
CPSX giai đoạn 1 trong thành phẩm
1.6.3.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Nội dung: Khi một đơn đặt hàng hoặc một loạt hàng mới được đưa vào sản xuất, kế toán phải mở ngay cho mỗi đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng đó một bảng tính giá thành, cuối tháng căn cứ chi phí sản xuất đã tập hợp ở từng phân xưởng, theo từng đơn đặt hàng trong sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất, để ghi sang bảng tính giá thành liên quan. Khi nhận được chứng từ xác nhận đơn đặt hàng đã hoàn thành ( phiếu nhập kho, phiếu giao nhận sản phẩm), kế toán ghi trực tiếp chi phí sản xuất trong tháng của đơn đặt hàng, xác định tổng chi phí, tính giá thành và giá thành đơn vị. Đối với đơn đặt hàng sản xuất đang sản xuất dở thì các chi phí đã ghi trong bảng tính giá thành đều là chi phí của sản phẩm làm dở.
Ưu điểm: Khối lượng tính ít, đơn giản, không phải xác định chi phí của sản phẩm làm dở khi xác định giá thành thành phẩm.
Nhược điểm: Khi sản phẩm chưa hoàn thành, kế toán không phản ánh được tình hình sử dụng chi phí.
Điều kiện áp dụng: sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, song song ( lắp ráp), tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ hoặc theo các đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài và riêng rẽ. Đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng sản xuất, và từng đơn đặt hàng được sản xuất ở từng phân xưởng đó, đối tượng tính giá thành là thành phẩm của từng đơn đặt hàng, kỳ tính giá thành trùng với chu kỳ sản xuất.
Ví dụ : Máy công cụ, hạng mục công trình xây lắp được quy định thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ.
1.6.3.4. Phương pháp tính loại trừ chi phí.
Với những doanh nghiệp trong cùng một quy trình sản xuất đồng thời với việc chế tạo ra sản phẩm chính, còn thu được sản phẩm phụ hoặc ngoài thành phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định thu được còn có sản phẩm hỏng không sửa chữa được, mà các khoản thiệt hại này không tính cho sản phẩm hoàn thành chịu hoặc các phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm lao vụ lẫn cho nhau, cần loại trừ khỏi giá thành của sản phẩm phục vụ sản xuất chính. Trong phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản cuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính, sản phẩm hoàn thành và sản phẩm lao vụ phục vụ các bộ phận không phải là sản xuất phụ.
1.6.3.5. Phương pháp tính giá thành theo hệ số.
Nội dung: Căn cứ đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm để xác định hệ số giá thành cho mỗi sản phẩm, trong đó chọn loại sản phẩm có đặc trưng tiêu chuẩn nhất làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số bằng 1 , và sau đó tính đổi sản lượng từng loại ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn, xác định giá thành cho cả liên sản phẩm theo phương pháp tính giá thành giản đơn cho từng khoản mục, và dựa vào đó xác định giá thành của từng loại sản phẩm.
Điều kiện áp dụng: Cùng một quy trình sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu, kết quả sản xuất thu được đồng thời nhiều sản phẩm chính khác nhau ( liên sản phẩm). Ví dụ: Công nghệ hoá chất, hoá đầu, nuôi ong, bò sữa.
Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ sản xuất đó đã sản xuất hoàn thành.
Tổng sản lượng quy đổi = Sản lượng thực tế SP i x Hệ số quy đổi SP i
Căn cứ vào số liệu về chi phí sản xuất đã tập hợp cho cả nhóm sản phẩm, để tính giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm theo phương pháp giản đơn.
Tổng giá thành nhóm sản phẩm
Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ
+
=
-
Tính hệ số phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm:
Tổng giá thành sản phẩm i
Tổng sản lượng quy đổi
Hệ số phân bổ chi phí sản phẩm i
=
Tính tổng giá thành từng loại sản phẩm:
Tổng giá thành SP i = Tổng giá thành nhóm SP x Hệ số phân bổ CPSP i
Tính giá thành đơn vị từng loại sản phẩm:
Tổng giá thành sản phẩm i
Sản lượng thực tế sản phẩm i
Giá thành đơn vị sản phẩm i
=
1.6.3.6. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.
Nội dung: Chọn một tiêu chuẩn hợp lý (giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch) làm căn cứ xác định tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế cho các loại sản phẩm trong nhóm, xác định tổng giá thành của từng loại giá thành đơn vị định mức ( giá thành đơn vị kế hoạch), và tổng giá thành định mức ( kế hoạch) của cả nhóm theo sản lượng thực tế sử dụng làm tiêu chuẩn phân bổ. Sau đó, căn cứ chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ cho cả nhóm sản phẩm, và chi phí sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ, xác định giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm và giá thành đơn vị.
Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại
Giá thành kế hoạch hoặc định mức đơn vị sản phẩm từng loại
Tỷ lệ giữa chi phí thực tế so với chi phí kế hoạch hoặc định mức
=
x
Điều kiện áp dụng: Cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu, kết quả sản xuất là một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau. Ví dụ: ống nước, quần áo, chè hương. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó.
1.6.3.7. Phương pháp tính giá thành theo chi phí định mức.
Phương pháp này thường được áp dụng với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, ổn định, doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí hợp lý và có hệ thống quản lý chi phí chặt chẽ. Các bước tính toán:
Tính tổng giá thành định mức theo sản lượng thực tế: Căn cứ vào các định mức, dự toán chi phí, tuỳ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất và yêu ccầu quản lý, giá thành định mức được tính riêng cho từng chi tiết, bộ phận, sau đó được tổng hợp lại để tính tổng giá thành định mức sản phẩm.
Xác định chênh lệch do thay đổi định mức: Do việc thay đổi định mức thường được tiến hành vào đầu tháng nên việc xác định số chênh lệch do thay đổi định mức chỉ cần tính cho số sản phẩm dở dang đầu kỳ.
Chênh lệch định mức chi phí
Chi phí thực tế (từng khoản mục)
Chi phí định mức
(từng khoản mục)
=
+
Xác định số chênh lệch do ngoài định mức: Đây là số chênh lệch do tiết kiệm hay vượt chi. Việc xác định số chênh lệch phải được tiến hành theo những phương pháp nhất định, tuỳ thuộc vào từng khoản chi phí:
Tính giá thành thực tế của sản phẩm: Khi đã xác định được giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi và ngoài định mức, ta tiến hành tính giá thành thực tế của sản phẩm:
Giá thành thực tế sản phẩm
Giá thành kế hoạch định mức loại
Chênh lệch do
thay đổi định mức
=
+
1.7. Hình thức kế toán.
1.7.1. Hình thức nhật ký chung
1.7.1.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung
Là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký chung theo thứ tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của các nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên Nhật ký chung vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
- Các loại sổ sách kế toán sau được sử dụng trong hình thức Nhật ký chung trong việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
+ Sổ Nhật ký chung
+ Sổ nhật ký đặc biệt: Nhật ký chi tiền, nhật ký thu tiền, nhật ký mua hàng, nhật ký bán hàng.
+ Sổ cái các TK 154, 155, 157, 621, 622, 627, 632, 641, 642…
+ Sổ (thẻ) kế toán chi tiết: Thẻ tính giá thành sản phẩm.
- Ưu điểm: Thuận lợi cho việc đối chiếu
- Nhược điểm: Ghi sổ nhiều, trùng lặp.
- Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, quy trình sản xuất phức tạp.
1.7.1.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung.
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm trađược ding làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được ding làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3,5,10,…ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sauk hi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được ding để lập báo các tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
Sơ đồ 1.10: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký chung
SỔ CÁI
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ nhật ký
đặc biệt
Sổ, thẻ kế toán
Chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Quan hệ đối chiếu:
1.7.2. Hình thức chứng từ ghi sổ
1.7.2.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức chứng từ ghi sổ
Là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải căn cứ vào chứng từ gốc để lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ kế toán. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
-) Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
-) Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
- Các loại sổ sách kế toán sử dụng để hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong hình thức chứng từ ghi sổ.
+ Chứng từ ghi sổ
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
+ Sổ cái TK 154, 621, 622, 627, 632…
- Ưu điểm: dễ làm, dễ đối chiếu và kiểm tra, công việc kế toán phân đều trong tháng
- Nhược điểm: Ghi chép trùng lặp, làm tăng khối lượng công việc chung, dễ nhầm lẫn vì nhiều sổ nên phải làm đồng đều, phải kiểm tra đối chiếu cuối tháng
1.7.2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(2) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tì chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh.
(3) Sauk hi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ cá sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
Sơ đồ 1.11: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Quan hệ đối chiếu:
1.7.3. Hình thức nhật ký sổ cái
1.7.3.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký - sổ cái
Là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép theo trình tự thời gian theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký sổ cái.
- Các loại sổ sách kế toán để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:
+ Sổ nhật ký - sổ cái
+ Sổ kế toán chi tiết TK 152, 153, 621, 622, 627…
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra.
- Nhược điểm: Không thể áp dụng ở những đơn vị có quy mô lớn và sử dụng nhiều tài khoản, đặc biệt có nhiều người làm công tác kế toán.
- Điều kiện áp dụng: Hình thức này áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, loại hình kinh doanh đơn giản và chỉ thực hiện một loại hoạt động, sử dụng ít tài khoản.
1.7.3.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Sổ Cái
(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và đựơc dùng làm căn cứ ghi sổ, trướ hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào sổ Nhật ký- Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả hai phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán đựơc lập cho những chứng từ cùng loại (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày.
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi sổ Nhật ký- Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(2) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký- Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý)của tong tài khoản trên Nhật ký – Sổ Cái.
(3) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong sổ Nhật ký- Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số phát sinh Có của tất cả các Tài khoản
Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các Tài khoản
Tổng số tiền của cột “phát sinh” ở phần Nhật ký
=
+
Tổng số dư Nợ của tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản
(4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tưọng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho tong tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên sổ Nhật ký- Sổ Cái. Kiểm tra, đối chiếu nếu khớp thì được dùng để lập báo cáo tài chính.
Sơ đồ 1.12: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký sổ cái
Chứng từ kế toán
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chi tiết
NHẬT KÝ SỔ CÁI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Quan hệ đối chiếu:
1.7.4. Hình thức nhật ký chứng từ
1.7.4.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chứng từ
Là tổ chức sổ sách theo nguyên tắc tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo một vế của tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng.
- Các nguyên tắc cơ bản của hình thức nhật ký chứng từ:
+ Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nợ
+ Kết hợp chặt chẽ với việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế.
+ Sử dụng các mẫu in sẵn, các quan hệ đối ứng tài khoản phù hợp với việc lập báo cáo tài chính.
- Sổ cách kế toán sử dụng:
+ Sổ Nhật ký - chứng từ số 8 và các Nhật ký - chứng từ khác có liên quan.
+ Bảng kê số 11, 5, 8, 9, 10 và các bảng kê khác có liên quan
+ Sổ (thẻ) kế toán chi tiết của TK154, 621, 622, 627…
- Ưu điểm:
+ Giảm đáng kể việc ghi chép hàng tháng do đó tránh trùng lặp.
+ Thuận tiện cho việc làm Báo cáo tài chính, rút ngắn thời gian hoàn thành quyết toán và cung cấp số liệu cho quản lý.
+ Dễ chuyên môn hóa cán bộ kế toán, nâng cao trình độ kế toán. Thông tin kế toán khoa học và chính xác.
- Điều kiện áp dụng: Chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, loại hình kinh doanh phức tạp, trình độ quản lý và kế toán cao, thích hợp với lao động kế toán thủ công.
1.7.4.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ (Sơ đồ 1.13).
(1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã đựơc kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký- Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký- Chứng từ có liên quan.
Đối với các Nhật ký- Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký- Chứng từ.
(2) Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký- Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký- Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký- Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái.
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký- Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
Sơ đồ 1.13: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ
Chứng từ và các bảng phân bổ
Bảng kê
NHẬT KÝ
CHỨNG TỪ
Sổ cái
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Thẻ, sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Quan hệ đối chiếu:
1.7.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính
1.7.5.1. Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính
Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính:
Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
1.7.5.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính
(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
(2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
Sơ đồ 1.14: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
PHẦN MỀM KẾ TOÁN
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN CÙNG LOẠI
MÁY VI TÍNH
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH VIHITECH
2.1. Đặc điểm, tình hình chung về Công ty cổ phần Công Nghệ Phát thanh Truyền Hình VIHITECH.
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Công Nghệ Phát thanh Truyền Hình VIHITECH.
Tên, địa chỉ doanh nghiệp:
Là một đơn vị kỹ thuật chuyên sản xuất, kinh doanh thiết bị phát thanh - truyền hình, viễn thông được thành lập theo đăng ký kinh doanh số: 0103014895 do Sở kế hoạch & đầu tư Hà Nội cấp, ra đời nhằm phục vụ nhu cầu thông tin văn hoá ngày càng cao của đời sống nhân dân.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH
VIHITECH
- Tên giao dịch: VIHITECH TELEVISION BROADCAST TECHNOLOGY
JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VIHT., JSC
- Địa chỉ : A18 Ngõ 109 Trường Chinh, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
- ĐT : 04.6290085 Fax: 04. 8689702
- MST : 0102108316
- Hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103014895 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp.
Sự thành lập và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển:
Sau một thời gian ngắn hoạt động từ một công ty có sơ sở vật chất nghèo nàn, cán bộ kỹ thuật vẻn vẹn có mấy người, máy móc thiếu thốn đến nay công ty đã có trụ sở công ty và một văn phòng đại diện, cơ sở vật chất với máy móc thiết bị đầy đủ, đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ có tay nghề cao được đào tạo qua các trường lớp chính quy từng bước công ty tìm chỗ đứng trên thị trường.
Năm 2005-2006: Đây là thời gian bắt đầu đi vào hoạt động, ban đầu công ty chỉ kinh doanh thương mại “mua đi bán lại” là chủ yếu với các sản phẩm như: đồ điện dân dụng (tủ lạnh, điều hoà, bình nóng lạnh, các thiết bị điện…) và chuyên nhận lắp đặt thiết bị công nghệ truyền thanh “lấy công làm lãi”.
Năm 2007: Qua 2 năm hoạt động dần dần với sự tìm tòi và sáng tạo của toàn bộ công nhân viên, công ty đã tìm ra cho mình con đường phát triển bền vững là dòng sản phẩm về lĩnh vực truyền thanh như: Máy phát hình, máy phát FM, loa truyền thanh, Cụm truyền thanh không dây, bộ phát mã tín hiệu điều khiển…
Năm 2008: Đây là năm đánh dấu sự lớn mạnh của công ty, ban đầu cả doanh nghiệp có 10 nhân viên trong năm này, doanh nghiệp đã tuyển dụng và đào tạo thêm đến cuối năm con số này đã lên tới 100 nhân viên. Nguồn nhân lực được tăng thêm đã đánh dấu cho một tương lai phát triển của công ty.
Đến nay, công ty đã được coi là hoạt động ổn định với dòng sản phẩm trong lĩnh vực truyền thanh và hoạt động thương mại trong lĩnh vực đồ điện dân dụng.
Như vậy sau gần 5 năm hoạt động, công ty đã tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường công nghệ đang phát triển như vũ bão trong và ngoài nước.. Với phương châm “uy tín, chất lượng đảm bảo sản phẩm” công ty luôn tìm mọi cách để sáng tạo thêm nét khác biệt trong sản phẩm tự tạo cho mình một vị trí khá ổn định trong nền kinh tế hội nhập hiện nay.
Trong thời gian qua, công ty đã trực tiếp cung ứng, lắp đặt & chuyển giao công nghệ các hệ thống thiết bị sản xuất chương trình truyền hình ở mức độ lớn & vừa cho nhiều Đài PT-TH các tỉnh & thành phố. Ngoài ra đơn vị còn cung cấp thiết bị & lắp đặt các trạm thu phát lại truyền hình với chất lượng nghiệm thu tốt, đảm bảo tiến độ thi công nhanh gọn đúng hạn định, được sự tin cậy và uy tín với bạn hàng, các Đài phát thanh - truyền hình các tỉnh & thành phố trong cả nước.
Quy mô hiện tại của công ty
Công ty cổ phần Công nghệ Phát thanh Truyền hình VIHITECH được coi là doanh nghiệp có quy mô vừa với:
- Vốn điều lệ là 10 tỷ VNĐ.
- Tổng số cán bộ công nhân viên trên 90 người với kỹ thuật lành nghề có kiến thức, chuyên môn kỹ thuật cao & kinh nghiệm của nhiều năm công tác. Ngoài ra, hệ thống văn phòng, nhà xưởng và kho bãi được thiết kế và xây dựng ổn định đảm bảo yêu cầu sản xuất lâu dài. Ngoài nguyên vật liệu mua nhập bên ngoài với các nhà cung cấp truyền thống công ty đã bắt tay thêm nhiều nhà cung cấp linh kiện khác ở các tỉnh lân cận thuận lợi cho sự nghiệp phát triển lâu bền đối với công ty.
2.1.2. Tình hình kinh doanh của Công ty cổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_0101.doc