Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý hệ thống phân phối sản phẩm cho công ty thương mại và sản xuất Tiến Thành

LỜI CAM ĐOAN 3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 5

PHẦN MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG I – LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI 10

1.1. Khái quát về hệ thống phân phối 10

1.1.1. Khái niệm hệ thống phân phối 10

1.1.2. Vai trò của hệ thống phân phối 10

1.1.3. Một số chức năng và đặc điểm của hệ thống phân phối 11

1.2. Các mô hình hệ thống phân phối 13

1.3. Quy trình xây dựng hệ thống phân phối 14

1.3.2. Xác định mục tiêu và yêu cầu ràng buộc của kênh phân phối 15

1.3.3. Xây dựng các phương án kênh phân phối 16

1.3.4. Đánh giá và lựa chọn phương án kênh phân phối 18

1.4. Quản lý hệ thống phân phối 20

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hệ thống phân phối 27

1.6. Một số kinh nghiệm quản lý hệ thống phân phối của công ty TM trong cùng

lĩnh vực 32

CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI

CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT TIẾN THÀNH 36

2.1 .Giới thiệu công ty thương mại và sản xuất Tiến Thành 36

2.1.1. Sơ lược về công ty thương mại và sản xuất Tiến Thành 36

2.1.2. Giới thiệu cơ cấu tổ chức của công ty thương mại và sản xuất Tiến

Thành 38

2.2. Phân tích thực trạng hệ thống phân phối của công thương mại và sản xuất

Tiến Thành 41

2.2.1. Hệ thống phân phối của Công ty Thương mại và sản xuất Tiến Thành 41

Nguồn: Phòng Kinh doanh công ty 42

2.2.2. Kết quả kinh doanh của Công ty thương mại và sản xuất Tiến Thành 45

2.3. Quy trình phân phối sản phẩm 49

2.3.1. Tập hợp các thành viên của hệ thống phân phối 51

2.3.2. Các chính sách dành cho các thành viên của hệ thống phân phối 52

2.3.3. Các mâu thuẫn trong kênh và quản lý mâu thuẫn kênh 54

2.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hệ thống phân

phối 55

2.4. Đánh giá hiệu quả của công tác quản lý hệ thống phân phối tại Công ty

Thương mại và sản xuất Tiến Thành. 55

2.4.1.Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến công tác quản lý hệ

thống phân phối 56

2.4.2.Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến công tác quản lý hệ

thống phân phối 59

2.4.3. Đánh giá hiệu quả của công tác quản lý hệ thống phân phối 64

pdf96 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 868 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý hệ thống phân phối sản phẩm cho công ty thương mại và sản xuất Tiến Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông thường ngoài thị trường. Công việc này do các nhân viên bán hàng trực tiếp tại cửa hàng thực hiện. Về bán hàng qua kênh phân phối, nhân viên bán hàng lưu động sẽ bán hàng cho các thành viên khác của hệ thống phân phối với các chính sách ưu đãi. Tuy sử dụng cả hai hình thức bán hàng nhưng bán hàng qua kênh phân phối vẫn là hình thức chính, mang lại phần lớn doanh thu cho cửa hàng. +Các chi nhánh: chịu sự điều hành trực tiếp của cửa hàng cấp trên, chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động kinh doanh trong phạm vi do Phòng Kinh doanh quy định, quản lý các chi nhánh theo quy định, thường xuyên thu thập thông tin thị trường trong phạm vi của mình để tư vấn cho cửa hàng cấp trên. Các chi nhánh phân phối tất cả các sản phẩm của công ty trên một địa bàn riêng biệt mà công ty đã chọn. Do kinh doanh theo địa bàn nên các chi nhánh là những đơn vị thu nhỏ của công ty, hoạt động tương đối độc lập, có bộ máy tổ chức phức tạp hơn so với các cửa hàng và có thẩm quyền tự thực hiện một số các hoạt động tổ chức nội bộ (tuyển dụng, sa thải nhân viên; xây dựng cơ chế bán hàng và hệ thống nhân sự linh hoạt, phù hợp với địa bàn mình – tất nhiên, vẫn phải căn cứ vào những đặc điểm chung nhất của toàn công ty). 45 Xét về chức năng, các chi nhánh có chức năng tương tự như các cửa hàng nhưng ở cấp thấp hơn (lưu trữ, bảo quản sản phẩm do các cửa hàng cung cấp; bán hàng trực tiếp và bán hàng qua kênh phân phối trên phạm vi địa bàn của mình). Bảng 2.3. Bảng tóm tắt sự khác biệt giữa cửa hàng và chi nhánh Cửa hàng Chi nhánh Địa điểm Gần trụ sở chính của công ty Tại các địa phương Cấp trên trực tiếp Phòng Kinh doanh công ty Các cửa hàng Bộ máy quản lý Do trụ sở chính của công ty quản lý nên không được phép tự xây dựng bộ máy quản lý Được phép tự xây dựng bộ máy quản lý để đảm bảo tính linh hoạt Sản phẩm Mỗi cửa hàng có các ngành hàng riêng biệt, không chồng chéo lên nhau Mỗi chi nhánh phân phối tất cả các loại sản phẩm nhưng trên các địa bàn khác nhau Dòng lưu chuyển sản phẩm Nhận sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất, lưu kho rồi cung cấp cho các chi nhánh hoặc bán lẻ Nhận sản phẩm từ các cửa hàng, lưu kho rồi phân phối ra thị trường 2.2.2. Kết quả kinh doanh của Công ty thương mại và sản xuất Tiến Thành Sau gần 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay Công ty thương mại và sản xuất Tiến Thành đã đạt được nhiều thành tích về kinh tế và trở thành một doanh nghiệp phân phối lớn tại miền Bắc Việt Nam. Trong lĩnh vực phân phối, hai ngành hàng mang lại doanh thu cao nhất cho công ty là hóa mỹ phẩm và thực phẩm. i) Ngành hàng hóa mỹ phẩm Trong ngành hàng hóa mỹ phẩm, công ty chủ yếu phân phối các sản phẩm của tập đoàn danh tiếng thế giới P&G. Các chủng loại sản phẩm của P&G mà công ty hiện đang phân phối gồm có: +Kem Olay +Dầu gội, dầu xả, dầu ủ tóc Rejoice 46 +Dầu gội, dầu xả, dầu ủ tóc Head&Shoulder +Dầu gội, dầu xả, dầu ủ tóc Pantene +Bỉm Pamper +Bột giặt Tide +Nước giặt Ariel +Dao cạo râu, bàn cạo râu, lưỡi dao cạo râu Gillete +Nước xả vải Downy +Bàn chải răng Oral-B +Nước hoa xịt phòng, nước xịt vải Ampi Doanh thu/lợi nhuận trong ngành hàng hóa mỹ phẩm của công ty trong 3 năm gần đây (từ 2009 đến 2011) như sau: Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh của ngành hàng hóa mỹ phẩm từ 2009 đến 2011 Đơn vị tính: triệu VNĐ Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010 - 2009 So sánh 2011 - 2010 Giá trị % Giá trị % Tổng doanh thu 62,033 98,108 176,337 36,075 58% 78,229 80% Giá vốn hàng bán 60,916 96,818 172,978 35,902 59% 76,160 79% Tổng chi phí 1,031 1,160 3,215 129 13% 2,055 177% Lợi nhuận 86 130 144 44 51% 14 11% Nguồn: Phòng Kinh doanh công ty Trong đó, các sản phẩm mang lại doanh thu cao nhất gồm có: +Dầu gội Rejoice siêu mượt (dạng túi dây) +Nước xả vải Downy nắng mai (dạng túi dây) +Nước xả vải Downy nắng mai (dạng túi 1l) +Nước xả vải Downy một lần xả (dạng túi 1l) +Dầu gội Pantene ngăn rụng tóc (dạng túi dây) Doanh thu/lợi nhuận của các sản phẩm này trong năm 2011 được thể hiện trong bảng 2.4 dưới đây: 47 Bảng 2.5 – Kết quả kinh doanh các sản phẩm hóa mỹ phẩm hàng đầu công ty Đơn vị tính: Triệu đồng Mặt hàng Rejoice dây siêu mượt Downy dây nắng mai Downy 1 lít nắng mai Downy 1 lít 1 lần xả Pantene dây ngăn rụng tóc Chỉ tiêu Doanh thu 11,256 1,548 1,428 1,244 4,560 Lợi nhuận 35 4 3 3 10 Nguồn: Phòng Kinh doanh công ty ii) Ngành hàng thực phẩm Trong ngành hàng thực phẩm, công ty thuơng mại và sản xuất Tiến Thành cung cấp rất đa dạng các sản phẩm của nhiều nhà sản xuất trong và ngoài nước. Các sản phẩm công ty phân phối có thể chia thành 5 nhóm sau: + Dầu ăn: dầu ăn của các thương hiệu Neptune, Meizan, Simply + Sữa: sữa tươi, sữa bột của các thương hiệu Vinamilk, Dielac, Anlene, Ông Thọ, Alpha, Ngôi sao Phương Nam + Sữa chua: sữa chua trắng, sữa chua vị hoa quả của các thương hiệu Vinamilk, Probeauty + Bánh kẹo: các sản phẩm bánh kẹo của các thương hiệu Hải Hà, Hải Châu, Oshi + Nước giải khát: nước ép hoa quả VFresh, nước tăng lực Red Bull, nước khoáng Thạch Bích Doanh thu/lợi nhuận trong ngành hàng thực phẩm của công ty trong 3 năm gần đây (từ 2009 đến 2011) được thể hiện trong bảng 2.6. 48 Bảng 2.6 – Kết quả kinh doanh của ngành hàng thực phẩm từ 2009 đến 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010 - 2009 So sánh 2011 - 2010 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Tổng doanh thu 300,929 425,681 534,359 124,752 41% 108,678 26% Giá vốn hàng bán 293,337 416,725 525,691 123,388 42% 108,966 26% Tổng chi phí 7,286 8,630 8,243 1,344 18% (387) -4% Lợi nhuận 306 326 425 20 7% 99 30% Nguồn: Phòng Kinh doanh công ty Trong đó, các sản phẩm mang lại doanh thu cao nhất cho công ty gồm có: +Dầu ăn Neptune (dạng chai) +Dầu ăn Simply (dạng chai) +Sữa chua trắng Vinamilk (dạng hộp) +Sữa đặc có đường màu đỏ Ông Thọ (dạng hộp nhỏ) +Sữa bột Alpha 123 (dạng hộp 900 gram) Doanh thu/lợi nhuận của các sản phẩm này trong năm 2011 được thể hiện ở bảng 2.7 dưới đây: Bảng 2.7. Kết quả kinh doanh các sản phẩm thực phẩm hàng đầu Đơn vị tính: Triệu đồng Mặt hàng/ Chỉ tiêu Dầu ăn Neptune Dầu ăn simply Sữa chua trắng Sữa đặc có đường ông thọ đỏ Sữa bột Alpha 123 900gr Doanh thu 62,531 60,362 32,156 14,652 8,514 Lợi nhuận 75 63 35 29 19 Nguồn: Phòng Kinh doanh công ty 49 2.3. Quy trình phân phối sản phẩm Sau khi nhận sản phẩm từ các nhà sản xuất, toàn bộ sản phẩm theo ngành hàng, chủng loại sẽ được vận chuyển đến đúng cửa hàng chuyên biệt về sản phẩm để lưu trữ, bảo quản. Sau đó, theo nhu cầu nhập hàng của các chi nhánh, các cửa hàng sẽ chuẩn bị hàng hóa theo đúng số lượng và chủng loại sản phẩm đến vận chuyển đến các chi nhánh. Công tác xuất kho và vận chuyển sẽ do bộ phận thủ kho và đội vận chuyển nội bộ của công ty phối hợp thực hiện. Các thủ tục xuất/nhập sản phẩm đều có phiếu xuất/nhập kho kèm theo để làm căn cứ. Các cửa hàng giữ lại một lượng nhất định sản phẩm để bán hàng và dự phòng. Các chi nhánh nhận sản phẩm từ các cửa hàng để đem đi tiêu thụ. Các cửa hàng và chi nhánh đều có hai hình thức bán hàng là bán hàng trực tiếp và bán hàng qua kênh phân phối. + Bán hàng trực tiếp: Theo hình thức bán hàng này, nhân viên bán hàng hoàn toàn chịu trách nhiệm vật chất về số hàng đã nhận để bán ở quầy hàng bán lẻ. Nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách hàng và giao hàng cho khách. Nghiệp vụ bán hàng hoàn thành trực diện với người mua và thường không cần lập chứng từ cho nghiệp vụ bán hàng. Tuỳ thuộc vào các yêu cầu quản lý hàng hoá bán lẻ ở các quầy hàng, cuối ngày nhân viên bán hàng kiểm kê lượng hàng bán hiện còn ở quầy hành và dựa vào quan hệ cân đối hàng luân chuyển (hàng hiện có) trong ngày để xác định số lượng hàng bán ra của từng mặt hàng, lập báo cáo bán hàng làm chứng từ kế toán. Tiền bán hàng ngày nhân viên bán hàng kê vào giấy nộp tiền để nộp cho thủ quỹ của công ty. Trong hình thức này, người bán hàng lập "Báo cáo bán hàng" và "Giấy nộp tiền" gửi đến Phòng Kế toán. Phòng Kế toán sẽ lập hoá đơn giá trị gia tăng cho từng nhóm hàng có cùng mức thuế suất. "Báo cáo bán hàng" và "Hoá đơn giá trị gia tăng" là căn cứ để kế toán ghi sổ kế toán. Bên cạnh việc bán hàng tại chính trụ sở của mình, các cửa hàng và chi nhánh còn tổ chức bán hàng lưu động tại các địa điểm gần trường học, công sở, chợ + Bán hàng qua kênh phân phối: 50 Việc bán hàng qua kênh phân phối do đội ngũ nhân viên bán hàng thực hiện. Các nhân viên này sẽ thực hiện chuỗi các công việc: tìm kiếm đối tác (bao gồm), đàm phán hợp đồng với đối tác và thường xuyên duy trì mối quan hệ hợp tác với các đối tác. Bằng cách đó, công ty sẽ xây dựng được một mạng lưới các đối tác trung gian phân phối. Để thu hút các tổ chức trung gian phân phối, công ty có các chính sách linh hoạt về chiết khấu, vận chuyển, bảo hành , được thỏa thuận trong hợp đồng. Các đối tác đặt hàng trực tiếp tại quầy hàng của các cửa hàng hoặc chi nhánh hoặc qua điện thoại. Việc vận chuyển sản phẩm chủ yếu sẽ do đội vận chuyển của công ty thực hiện. Trong một số trường hợp linh động theo thỏa thuận, các đối tác có thể đến lấy hàng trực tiếp (do ở gần các cửa hàng, chi nhánh của công ty hoặc do nhu cầu cần hàng gấp). Tất cả các nghiệp vụ trên đều được thực hiện rất chuyên nghiệp, nhanh gọn và đều có hóa đơn, chứng từ đi kèm để làm sở cứ. Bảng 2.8: Số lượng đối tác của công ty trong các năm (Nguồn: phòng kinh doanh công ty) Số lượng đối tác 2009 2010 2011 Chi nhánh Bắc Ninh 14 15 15 Chi nhánh Lục Ngạn – Bắc Giang 14 15 16 Chi nhánh Hà Nội 3 6 8 Chi nhánh Hiệp Hòa – Bắc Giang 14 15 18 Chi nhánh Lạng Sơn 6 6 9 Chi nhánh Thái Nguyên 10 10 12 Chi nhánh Bắc Kạn 3 4 4 Chi nhánh Cao Bằng 1 2 3 51 Hình 2.3.Mô hình hệ thống phân phối của công ty 2.3.1. Tập hợp các thành viên của hệ thống phân phối Hiện nay, công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất Tiến Thành có 85 đại lý (các tổ chức trung gian phân phối của hệ thống phân phối) trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nội. Các đại lý này bao gồm cả đại lý bán buôn cấp 2, đại lý bán lẻ và các siêu thị. Tất cả các đại lý này hoạt động độc lập, không do công ty tự xây dựng. Các đại lý này phân phối rất nhiều sản phẩm bên cạnh sản phẩm do công ty cung cấp. Việc xây dựng mối quan hệ với các đại lý này do các chi nhánh của công ty đóng trên địa bàn các tỉnh tự thực hiện (được phát triển bởi các nhân viên bán hàng tại các chi nhánh của công ty). Việc đàm phán hợp đồng với các đối tác đại lý này do các chi nhánh tự tiến hành, với sự trợ giúp của các cửa hàng hoặc Phòng Kinh doanh công ty khi cần thiết (cửa hàng hoặc Phòng Kinh doanh công ty sẽ cử nhân viên đến chi nhánh để hỗ trợ). Do các chi nhánh hoạt động tương đối độc lập, nằm trên các địa bàn cách biệt với các cửa hàng và trụ sở chính của công ty nên sẽ có sự linh động riêng khi phân phối tất cả các sản phẩm của công ty cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Sự linh động được thể hiện ở các chính sách dành cho các tổ chức trung gian phân phối như mức chiết khấu, thời gian bảo hành (do công tác vận chuyển, quãng đường từ chi nhánh đến các cửa hàng và hệ thống kho vận của mỗi chi nhánh là khác nhau Nhà sản xuất Cửa hàng Chi nhánh Siêu thị Bán lẻ Đại lý bán buôn Người tiêu dùng Bán lẻ 52 nên thời gian cam kết bảo hành cũng khác nhau), các chính sách chăm sóc khách hàng Tuy nhiên, sự linh động cũng phải trong giới hạn cho phép của công ty để đảm bảo các vấn đề về nguồn lực tài chính, đội ngũ nhân sự nhàn rỗi, lợi nhuận Khi đó, các cửa hàng hoặc Phòng Kinh doanh công ty sẽ tham gia vào quá trình đàm phán nhằm kiểm soát hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh và đảm bảo quyền lợi chung của công ty khi ký kết hợp đồng với các đối tác. Bảng 2.9. Mạng lưới đại lý được thiết lập đến năm 2011 Chi nhánh Đại lý bán buôn Đại lý bán lẻ Siêu thị CN Hiệp Hòa 5 12 1 CN Lục Ngạn 4 10 2 CN Bắc Ninh 3 11 1 CN Hà Nội 3 5 0 CN Thái Nguyên 2 9 1 CN Cao Bằng 1 2 0 CN Bắc Kạn 1 3 0 CN Lạng Sơn 2 6 1 Tổng cộng 21 58 6 Nguồn: Phòng Kinh doanh công ty 2.3.2. Các chính sách dành cho các thành viên của hệ thống phân phối Để động viên các thành viên trung gian của hệ thống phân phối, công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất Tiến Thành sử dụng những chính sách ưu đãi sau: + Chính sách chiết khấu: Công ty chiết khấu cho các tổ chức trung gian phân phối theo doanh số và theo lượng sản phẩm của từng lô hàng cụ thể. Mức chiết khấu sẽ được quyết định theo quy trình như sau: -Tham khảo mức chiết khấu từ nhà sản xuất -Điều chỉnh mức chiết khấu hợp lý để đảm bảo có lợi nhuận cho công ty -Đàm phán về mức chiết khấu với các tổ chức trung gian phân phối + Chính sách bảo hành: 53 Khi có tổ chức trung gian phân phối thông báo sản phẩm lỗi, công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ Tiến Thành sẽ xử lý như sau: -Cử nhân viên đến kiểm tra sản phẩm -Nếu sản phẩm lỗi thì thông báo về chi nhánh hoặc cửa hàng để cấp mới sản phẩm -Thu hồi sản phẩm lỗi và đổi sản phẩm mới + Chính sách trả chậm: Phần lớn các đơn hàng của công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ Tiến Thành đều được thanh toán trực tiếp, ngay sau khi nhận đủ sản phẩm. Tuy nhiên, công ty cũng có chính sách trả chậm cho các tổ chức trung gian phân phối lâu năm, quen thuộc và uy tín như sau: -Thời gian trả chậm từ 3 – 7 ngày -Thu hồi công nợ bằng cách cử nhân viên đến gặp khách hàng để thu hồi công nợ hoặc khách hàng chuyển khoản qua tài khoản của công ty + Chính sách vận chuyển sản phẩm: Đối với đa phần các đơn hàng được bán hàng qua kênh phân phối (cho các tổ chức trung gian phân phối), công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ Tiến Thành sẽ vận chuyển sản phẩm đến tận trụ sở khách hàng bằng phương tiện giao thông riêng của công ty (ôtô chở hàng, xe máy). Chi phí lưu kho: Trích 0,25% hàng hỏng trên tổng doanh thu bán hàng để bảo dưỡng kho. Chi phí bốc xếp tính theo tấn, chi phí vận chuyển thuê xe trả trọn theo chuyến: 650.000 VNĐ/chuyến. + Chính sách chăm sóc khách hàng: Ngoài các chính sách kể trên, công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất Tiến Thành còn có chính sách chăm sóc khách hàng để duy trì mối quan hệ tốt đẹp của mình với các tổ chức trung gian phân phối quen thuộc. Chính sách này thể hiện qua các hình thức sau: -Nhân viên bán hàng thường xuyên quan tâm, thăm hỏi cán bộ quản lý của các tổ chức trung gian phân phối -Tặng quà cho các tổ chức trung gian phân phối vào các dịp lễ tết 54 -Nhân viên bán hàng hỗ trợ các tổ chức trung gian phân phối trong việc trang trí quầy hàng, xếp các sản phẩm lên kệ trưng bày -Tổ chức hội nghị khách hàng thường niên 2.3.3. Các mâu thuẫn trong kênh và quản lý mâu thuẫn kênh Trong quá trình hoạt động của hệ thống phân phối, không tránh khỏi phát sinh những mâu thuẫn trong kênh phân phối, công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ Tiến Thành cũng có những cơ chế nhất định để quản lý mâu thuẫn giữa các thành viên trong hệ thống phân phối. Là một nhà phân phối cấp 1, công ty tuy cũng có hoạt động bán lẻ nhưng không trực tiếp làm việc với các nhà bán lẻ khác, vì vậy, các thành viên trong hệ thống phân phối của công ty không bao gồm các nhà bán lẻ. Do đó, đối với các mâu thuẫn trong kênh, có thể chia ra làm hai loại: +Mâu thuẫn giữa công ty và các thành viên trong kênh +Mâu thuẫn giữa các thành viên trong kênh Mặc dù, tại một số thời điểm, mâu thuẫn diễn ra giữa nhiều bên, có thể vừa là mâu thuẫn giữa công ty với các thành viên trong kênh, vừa là mâu thuẫn giữa các thành viên trong kênh, nhưng để giải quyết mâu thuẫn thì phải tách tổng thể mâu thuẫn này thành các mâu thuẫn nhỏ hơn để dễ xem xét, xử lý. + Đối với mâu thuẫn giữa công ty và các thành viên trong kênh: Mâu thuẫn có thể phát sinh giữa công ty với các nhà sản xuất hoặc với các tổ chức trung gian phân phối về giá, mức chiết khấu, chính sách giao hàng, dịch vụ hỗ trợ Trong trường hợp này, công ty sẽ làm việc riêng với nhà sản xuất hoặc tổ chức trung gian phân phối để thương lượng và giải quyết các vấn đề. + Đối với mâu thuẫn giữa các thành viên trong kênh: Các bất đồng về mức chiết khấu, chính sách giao hàng, dịch vụ hỗ trợ cũng như việc chậm trễ trong công tác giao hàng, bảo quản sản phẩm kém thường xảy ra giữa các thành viên ở các cấp khác nhau trong kênh phân phối. Đối với các thành viên cùng cấp khác nhau thì có thể xảy ra tình trạng cạnh tranh để giành khách hàng hoặc sản phẩm (cạnh tranh để có được các đợt hàng sản phẩm sớm trước đối phương). Các mâu thuẫn này không trực tiếp liên quan đến công ty nhưng xét về 55 hiệu quả kinh doanh của toàn kênh phân phối thì rõ ràng là công ty sẽ chịu ảnh hưởng. Do vậy, đối với những trường hợp này, công ty thường đóng vai trò trung gian hòa giải hoặc trọng tài đối với hai hay nhiều bên có mâu thuẫn. Công ty sẽ tư vấn giải quyết các vấn đề với quan điểm phán quyết cuối cùng phải được các bên đồng thuận và kết quả mâu thuẫn hợp lý, công bằng nhất. Trong một số trường hợp phức tạp hơn (liên quan đến các yếu tố kỹ thuật sản phẩm hay luật pháp), công ty có thể mời nhà sản xuất tham gia tư vấn hoặc hỏi ý kiến chuyên gia pháp chế trước khi tiến hành giải quyết mâu thuẫn. 2.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hệ thống phân phối Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất Tiến Thành đến nay đã có gần 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực phân phối. Tuy nhiên, công ty hiện chưa có website riêng để giới thiệu hình ảnh công ty và các sản phẩm phân phối. Để giao tiếp nội bộ và với các đối tác (bao gồm các nhà sản xuất và các tổ chức trung gian phân phối), công ty sử dụng các phương tiện: thư tín, gọi điện thoại, thư điện tử. Trong đó, công ty chưa xây dựng được hệ thống thư điện tử với domain riêng đại diện cho công ty. Các nhân viên sử dụng các hòm thư điện tử miễn phí của yahoo, gmail, hotmail. Hoạt động trong lĩnh vực phân phối, nhu cầu về lưu trữ thông tin, sổ sách kế toán, bán hàng là rất quan trọng. Đó là cơ sở để doanh nghiệp có thể dựa vào để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đưa ra các dự báo cho tương lai và quản lý các mối quan hệ với khách hàng. Hiện nay, công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ Tiến Thành chưa có các phần mềm quản trị hệ thống thông tin chuyện biệt mà vẫn sử dụng các bảng tính Excel để lưu trữ toàn bộ các thông tin này. Trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh, công ty cũng không đưa số liệu này vào các phần mềm hỗ trợ kinh doanh (để vẽ đồ thị, so sánh bảng biểu) mà chỉ đọc các bảng tính Excel và tự thảo luận các phương án. 2.4. Đánh giá hiệu quả của công tác quản lý hệ thống phân phối tại Công ty Thương mại và sản xuất Tiến Thành. Trên đây, luận văn đã nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh và hệ thống phân phối cùng công tác quản lý hệ thống phân phối tại Công ty thuơng mại và sản xuất 56 Tiến Thành. Nhằm đưa ra những giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện công tác quản lý hệ thống phân phối của công ty, trước hết, cần đánh giá hiệu quả của công tác hiện nay. 2.4.1.Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến công tác quản lý hệ thống phân phối + Yếu tố kinh tế Trong bối cảnh khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải gánh chịu những hậu quả trực tiếp hay gián tiếp về xuất nhập khẩu, GDP, lực lượng lao động, sức tiêu dùng, lạm phát Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Nền kinh tế Việt Nam hiện đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, chính phủ Việt Nam đã ban hành một số điều luật, nghị định áp dụng với các doanh nghiệp trong nước. Kinh tế chính là yếu tố ảnh hưởng rõ ràng và trực tiếp nhất đến hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó có công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ Tiến Thành. Các vấn đề về lạm phát, sự tăng giá theo dây chuyền của các loại hàng hóa, lãi suất ngân hàng có ảnh hưởng lớn nhất đến doanh nghiệp. Do tỷ lệ lạm phát tăng cao, đời sống sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng do giá cả thị trường tăng lên. Vì vậy, chính phủ Việt Nam đã yêu cầu tăng lương cơ bản cho người lao động. Điều này làm thay đổi cơ chế lương thưởng của các nhân viên tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ Tiến Thành, trong đó có đội ngũ kinh doanh của công ty. Các quy định của Bộ Công thương Việt Nam về mức giá của các mặt hàng như xăng dầu, điện, mặt bằng bất động sản hiện nay đang làm cho giá của các mặt hàng này luôn ở mức cao so với khả năng trung bình của người lao động (do không được trợ giá). Đối với công ty cũng như các doanh nghiệp khác, sẽ bị ảnh hưởng về chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho, chi phí vận hành. Do vậy, công ty buộc phải cân nhắc để giảm chi phí cho công tác quản lý hệ thống phân phối xuống. Các chính sách của chính phủ không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra lạm phát nhưng việc bảo hộ giá của nhiều mặt hàng làm cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. 57 Việc tăng giá của các mặt hàng thiết yếu này sẽ dẫn đến sự tăng giá theo dây chuyền của hầu hết các loại hàng hóa khác trong nền kinh tế. Đối với công ty, các loại chi phí sẽ gia tăng theo gồm có: chi phí vật tư, văn phòng phẩm; chi phí tổ chức hội nghị khách hàng; Lãi suất ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải vất vả với việc tìm vốn kinh doanh và trả các khoản nợ. Nhìn chung, các khó khăn đến từ yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp. Không chỉ công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ Tiến Thành mà cả các thành viên khác trong hệ thống phân phối cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó, ngoài những khó khăn trong nội bộ, công ty còn gặp những khó khăn do các thành viên khác trong hệ thống phân phối tìm các biện pháp để phản ứng lại với thị trường. Các tổ chức trung gian phân phối này có thể cắt giảm nhiều chi phí không cần thiết, giảm lượng hàng nhập vào từ công ty, chuyển sang phân phối sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh của công ty hay chấm dứt quan hệ đối tác với công ty. Đặc biệt, đàm phán về mức chiết khấu sẽ được tăng cường làm giảm lợi nhuận của công ty. + Yếu tố xã hội Trong khi hai yếu tố chính trị và kinh tế làm cho công ty thương mại và sản xuất Tiến Thành gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý hệ thống phân phối thì ảnh hưởng của yếu tố xã hội lại không lớn. Ảnh hưởng của yếu tố xã hội thể hiện ở các mặt số lượng dân cư, mật độ dân số, giới tính, độ tuổi, thị hiếu Ngoại trừ chi nhánh Hà Nội, các chi nhánh còn lại đóng trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên đều ít gặp vấn đề với các mặt này. Hà Nội là địa bàn tập trung đông dân cư, mật độ dân số cao, bao gồm cả dân cư nội tỉnh, dân cư ngoại tỉnh và người nước ngoài đến học tập, làm việc. Lưu lượng dân cư ở Hà Nội không cố định mà thường xuyên có sự lưu động do Hà Nội là nguồn cung ứng của nhiều dịch vụ cao cấp như bệnh viện, trường đại học, sản phẩm công nghệ cao , đồng thời cũng là thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm nông sản, vật liệu xây dựng mà trong nội thành ít có khả năng tự sản xuất. Đặc biệt, lưu lượng dân cư còn có sự thay đổi theo các dịp đặc biệt như lễ tết, nghỉ 58 hè, khai giảng, thi đại học Do tính chất dân cư không thuần nhất nên việc đánh giá các mặt giới tính, độ tuổi, học vấn cũng khó khăn. Ngoài ra, cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là nơi tập trung các cập nhật mới nhất về công nghệ, trào lưu trên thế giới. Vì vậy, thị hiếu cũng luôn luôn thay đổi. Trong khi đó, dân cư tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên không có nhiều thay đổi về tất cả các mặt trên. Tuy nhiên, tại các tỉnh này, do sự phát triển của các khu công nghiệp nên dần hình thành một lực lượng lao động tại các khu công nghiệp, bên cạnh cộng đồng dân cư vốn có. Điều này thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng cao và là cơ hội cho công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ Tiến Thành phân phối sản phẩm của mình. Khi tiếp cận một nhóm đối tượng khách hàng mới với những đặc thù mới, công tác quản lý hệ thống phân phối cũng phải điều chỉnh theo cho phù hợp. + Yếu tố công nghệ Trong lĩnh vực phân phối, với vai trò một đại lý phân phối cấp 1 các sản phẩm từ các nhà sản xuất trong và ngoài nước, công ty thương mại và sản xuất Tiến Thành không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các thay đổi về công nghệ đối với dây chuyền sản xuất và sản phẩm. Đây là vấn đề của các nhà sản xuất, tuy nhiên, công ty phân phối các sản phẩm này nên sẽ ảnh hưởng về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000271760_1647_1951680.pdf
Tài liệu liên quan