LỜI MỞ ĐẦU: . 5
1. Tính cấp thiết của đề tài . 5
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. 6
2.1 Mục đích nghiên cứu. 6
2.2 Đối tượng và phạm vi của đề tài. 6
3. Phương pháp thực hiện. 6
4. Bố cục đề tài . 7
5. Kết luận . 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN
PHỐI SẢN PHẨM
1.1.CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN . 8
1.1.1.Khái niệm . 8
1.1.2. Vai trò và chức năng của kênh phân phối . 9
1.1.2.1. Vai trò của kênh phân phối. 9
1.1.2.2. Chức năng của kênh phân phối. 10
1.1.3. Các dòng chảy trong kênh . 11
1.1.4. Các loại kênh phân phối . 12
1.1.5. Các thành viên của kênh. 17
1.1.5.1. Người sản xuất. 17
1.1.5.2. Người bán buôn . 18
1.1.5.3. Người bán lẻ. 18
1.1.5.4. Người đại lý. 19
1.1.5.5. Chi nhánh đại diện. 19
1.1.5.6. Người phân phối công nghiệp. 19
1.1.5.7. Người tiêu dùng . 20
87 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý hệ thống phân phối sản phẩm giấy in và giấy viết của tổng công ty giấy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và phát triển
Tổng Công ty Giấy Việt Nam chính thức thành lập vào ngày 29 tháng 4 năm
1995 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở là Tổng Công ty Xuất
Nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm (VINAPIMEX). Sau khi thành lập,tên viết tắt
VINAPIMEX vẫn được dùng cho đến năm 2006 thì đổi thành VINAPACO.Vào
thời điểm mới thành lập, Tổng Công ty Giấy Việt Nam có 16 đơn vị trong đó có
9 đơn vị sản xuất giấy và bột giấy với năng lực là 152.000 tấn giấy/năm và
112.000 tấn bột giấy/năm chiếm 70% năng lực sản xuất giấy và bột giấy toàn
ngành. Ngoài ra có 6 đơn vị khác như sản xuất diêm, may mặc, chế biến gỗ, văn
phòng phẩm v.v 3 đơn vị hành chính sự nghiệp gồm Viện Công nghiệp Giấy
Xenluylô, Trường đào tạo nghề giấy Bãi Bằng và Trung tâm nghiên cứu cây
nguyên liệu Giấy.
Sau quá trình phát triển đến năm 2005, đã có tổng cộng 21 đơn vị thành viên
trực thuộc Tổng Công ty Giấy Việt nam. Trong đó thêm mới là 2Công ty Nguyên
liệu Giấy Vĩnh Phúc và Miền Nam có diện tích hơn 78.000 ha rừng trồng
Nguyên liệu giấy (NLG), các Ban quản lý Dự án Kon Tum,Thanh Hóa; Chi
nhánh Tổng Cty Giấy tại TP HCM, xí nghiệp khảo sát thiết kế lâm nghiệp v.v
Một số đơn vị được nâng cấp như Viện Nghiên cứu cây NLG, Trường Cao đẳng
Công nghệ Giấy và Cơ điện.
Ngày 01/02/2005, thủ tướng chính phủ đã ký ban hành quyết định số
29/2005/QĐ-TTg về việc chuyển tổng công ty giấy Việt Nam sang hoạt động
theo mô hình công ty mẹ -công ty con. Công ty mẹ - Tổng công ty giấy Việt
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Xuân Quang : Lớp QTKD GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc
36
Nam (VINAPACO)là công ty nhà nước, được hình hành trên cơ sở tổ chức lại
văn phòng tổng công ty giấy Việt Nam và công ty giấy Bãi Bằng, hoạt động
trong các lĩnh vực: trồng rừng, chế biến gỗ, sản xuất hóa chất, điện, văn phòng
phẩm, xuất khẩu các loại phụ tùng, thiết bị máy móc vật tư ngành giấy, kinh
doanh dịch vụ cho thuê văn phòng, khách sạn Cho đến hết năm 2008, hầu hết
các Công ty thành viên cũ đã được cổ phần hóa và trở thành Công ty con, Công
ty liên kết với Tổng Công ty Giấy Việt nam.
Hiện nay tổng công ty giấy Việt Nam gồm gần 30 đơn vị thành viên hạch toán
phụ thuộc, 3 đơn vị thành viên hạch toán độc lập, 2 công ty con và 16 công ty
liên kết, các đơn vị hạch toán báo sổ, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, khối phòng
ban chức năng và các đơn vị sự nghiệp. Danh sách các công ty con, công ty liên
kết, đơn vị hạch toán, khối phòng ban và đơn vị sự nghiệp .
Có thể chia các giai đoạn phát triển của Tổng Công ty Giấy Việt nam từ 1995
đến 2010 như sau :
Giai đoạn 1 (1995 – 1999):Giai đoạn đầu tư chiều sâu hồi phục sản xuất về
công suất thiết kế; cân đối giữa sản xuất bột giấy và giấy (tình hình trước giai
đoạn 1995, khả năng huy động năng lực máy móc thiết bị (MMTB) chỉ đạt 50%).
Kết thúc giai đoạn này, năng lực sản xuất đạt 180.000 tấn giấy/năm và 123.000
tấn bột giấy/năm; chiếm 40% năng lực sản xuất giấy và 50% năng lực sản xuất
bột giấy toàn ngành.
Giai đoạn 2 (2001– 2005) :Giai đoạn đầu tư mở rộng các đơn vị hiện có như
các dự án: Tân mai, Bãi bằng giai đoạn 1, Đồng nai, Việt Trì, Bình An, Hoàng
Văn Thụ, Vạn Điểm, Sông Đuống. Riêng những Dự án mới như Kon Tum,
Thanh Hóa, Bãi Bằng giai đoạn 2 cũng được khởi sự (nghiên cứu khả thi, thành
lập ban quản lý Dự án, thực hiện lễ động thổ/ khởi công v.v) nhưng việc triển
khai hết khó khăn và chậm trễ, trong đó Dự án Kon Tum bị hủy bỏ. Kết thúc giai
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Xuân Quang : Lớp QTKD GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc
37
đoạn này, năng lực sản xuất giấy đạt 326.000 tấn giấy/năm và 197.000 tấn bột
giấy/năm; chiếm 41% năng lực giấy và 75% năng lực bột giấy toàn ngành.
Giai đoạn 3 (2006– 2010): Giai đoạn vận hành theo mô hình Công ty mẹ- Công
ty con và thực hiện chuyển đổi hoàn toàn từ sở hữu từ 100% vốn Nhà nước sang
dạng Công ty cổ phần. Triển khai thực hiện tiếp tục các Dự án mở rộng Bãi Bằng
giai đoạn 2, Thanh Hóa, Tân Mai, Công ty cổ phần Bãi Bằng. Năng lực sản xuất
giấy của Công ty mẹ và các Công ty con, Công ty liên kết đến hết năm 2008 là
350.000 tấn giấy/năm và 197.000 tấn bột giấy; chiếm 29% năng lực sản xuất giấy
và 72% năng lực sản xuất bột giấy toàn ngành. Dự kiến, khi kết thúc giai đoạn 3
(hết năm 2010) năng lực sản xuất giấy sẽ gia tăng thêm 200.000 tấn/năm (từ Dự
án cổ phần Giấy Bãi bằng và Thanh Hóa), bột giấy là 90.000 tấn/năm (từ Thanh
Hóa). Dự kiến, kết quả đầu tư từ Dự án Bãi bằng giai đoạn 2 và di dời mở rộng
Giấy Tân Mai sẽ đạt vào giai đoạn kế tiếp (2011 -2015).Tổng công ty giấy Việt
Nam nằm trong tổng số 19 tổng công ty nhà nước lớn trực thuộc trực tiếp chính
phủ, là đơn vị quốc doanh tiêu biểu của tinh thần đổi mới: năng động – sáng tạo
– hợp tác – hội nhập và phát triển. Tổng công ty giấy Việt Nam và sản phẩm của
tổng công ty đã nhận được nhiều giải thưởng khen tặng của nhà nước và chính
phủ như :Huân chương Độc lập Hạng Ba (năm 2001); Huân chương Độc lập
hạng Nhì (năm 2006); Cờ thi đua của Chính phủ (năm 2001, 2002); Cờ thi đua
của Bộ trưởng (năm 2006, 2007). Đặc biệt, năm 2000 tổng công ty giấy Việt
Nam vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lao động
trong thời kỳ đổi mới, Năm 2007, sản phẩm giấy của tổng công ty giấy Việt Nam
giành được giải thưởng “Sao Vàng đất Việt” cho top 100 thương hiệu nổi tiếng
Việt Nam do Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam bình chọn, nhận “Cúp vàng ISO”
do Bộ Khoa học và Công nghệ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng;
giải thưởng khoa học sáng tạo, giải thưởng WIPO năm 2009 cho nhà sáng tạo nữ
xuất sắc nhất và giải thưởng “Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10”.
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Xuân Quang : Lớp QTKD GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc
38
Ngoài ra còn có các giải “Ngôi sao vàng Quốc tế”, 7 năm liền được khách hàng
bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao", 5 năm liền đạt giải "Quả cầu
vàng" do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công nghiệp trao tặng cùng nhiều Huy
chương Vàng và bằng khen của các cấp, các ngành.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển lâu dài bền vững từ cơ
chế bao cấp sang cơ chế thị trường hang hóa có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước.
Tổng công ty giấy Việt Nam đang từng bước sắp xếp bố trí lao động và bộ máy
quản lý phù hợp, gọn nhẹ bao hết việc. Mọi số liệu tính toán cập nhật trên hệ
thống máy vi tính, mọi thông tin liên lạc nhanh nhạy qua hệ thống điện thoại cố
định và điện thoại di động.
Việc lãnh đạo điều hành, chỉ đạo, điều hành trong quản lý, sản xuất cũng như
trong kinh doanh Tổng công ty đều xây dựng kế hoạch, quy chế, cơ chế, nội quy
và quy định trên cơ sở quyết định của nhà nước làm cơ sở, căn cứ điều hành và
quản lý để tận dụng, phát huy hết năng lực sẵn có nhằm đảm bảo mọi hiệu quả
sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đạt hiệu quả cao nhất.
Cơ cấu bộ máy quản lý của Tổng công ty giấy Việt Nam là tổng hợp các bộ
phận quản lý lãnh đạo khác nhau, được chuyên môn hóa và có quyền hạn, trách
nhiệm nhất định, được bố trí thành những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm
bảo thực hiện các chức năng quản lý và thực hiện mục đích chung đã xác định
của tổng công ty giấy Việt Nam. Thực hiện quản lý tổng công ty theo chế độ,
điều lệ do Chính phủ ban hành. Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị chịu trách
nhiệm trước chính phủ, tiếp đó là tổng giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi
hoạt động của Tổng công ty, các phó tổng giám đốc và kế toán trưởng giúp việc
trực tiếp cho tổng giám đốc, dưới đó là các phòng ban, đơn vị nhà máy, xí
nghiệp, các công ty con, các đơn vị hạch toán.
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Xuân Quang : Lớp QTKD GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc
39
Hình 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý của tổng công ty Giấy Việt Nam
`
Phòng kỹ thuật
Nhà máy giấy
Nhà máy điện
Nhà máy hóa chất
Phòng điều độ
Phó tổng
giám đốc
sản xuất
Tổng kho
Xí nghiệp vận tải
XN bảo dưỡng
Phòng TC-KT
Xí nghiệp dịch vụ
Phòng TB&XNK
Phòng XD-CB
Phòng kinh doanh
Các ban dự án
Phòng lâm sinh
Phó tổng
giám đốc
bảo
dưỡng
Phó tổng
giám đốc
đầu tư
Phó tổng
giám đốc
kinh tế
Tổng
giám
đốc
tổng
công ty
giấy
Việt
Nam
Ban
kiểm
soát
tổng
công ty
giấy
Việt
Nam
Các CT LN
Các công ty con
Phòng TC- LĐ
Các C.ty liên kết
Khối văn phòng
Phó tổng
giám đốc
nguyên
liệu
Chủ
tịch
hội
đồng
quản
trị
tổng
công
ty giấy
Việt
Nam
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Xuân Quang : Lớp QTKD GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc
40
* Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban của tổng công ty Giấy
Việt Nam.
- Hội đồng quản trị : Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếpchủ sở
hữu nhà nước tại VINAPACO và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu
tại các công ty con mà VINAPACO sở hữu toàn bộ vốn điều lệ và phần vốn góp
của VINAPACO tại các công ty con, công ty liên kết. Hội đồng quản trị có
quyền nhân danh VINAPACO để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác
định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của VINAPACO, trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ hoặc các cơ
quan nhà nước khác. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính
phủ và trước pháp luật về mọi hoạt động của VINAPACO và tổ hợp công ty mẹ -
công ty con. Hội đồng quản trị gồm có năm thành viên, có ít nhất hai thành viên
chuyên trách. Chủ tịch Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị làm
Trưởng Ban Kiểm soát phải là thành viên chuyên trách. Tổng giám đốc có thể là
thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị do
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiêm hoặc thay thế, khen thưởng, kỷ luật.
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là 5 năm. Chủ tịch và các thành viên
Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại.
Quyền hạn và nhiệm vụ của hội đồng quản trị:
+ Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch phát
triển hàng năm của công ty.
+ Thông qua định hướng phát triển của công ty.
+ Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%
tổng giá trị trong sổ kế toán của công ty tại thới điểm bán.
+ Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty, quyết định tăng hoặc giảm số
vốn điều lệ.
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Xuân Quang : Lớp QTKD GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc
41
+ Quyết định phương án đầu tư và dự thầu trong thẩm quyền và giới hạn quy
định của luật Doanh nghiệp 2005.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị :là người đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà
nước tại VINAPACO, chịu trách nhiệm trước thủ tướng chính phủ và pháp luật
mọi hoạt động VINAPACO. Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm nhiệm chức
vụ Tổng giám đốc VINAPACO.Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và
nhiệm vụ sau đây:
+ Thay mặt Hội đồng quản trị ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các
nguồn lực khác do nhà nước đầu tư cho VINAPACO; quản lý VINAPACO theo
nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
+ Tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, dự án đầu
tư quy mô lớn, phương án đổi mới tổ chức, nhân sự chủ chốt của VINAPACO để
trình Hội đồng quản trị
+ Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; quyết
định chương trình, nội dung họp và tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ trì
các cuộc họp của Hội đồng quản trị
+ Thay mặt Hội đồng quản trị ký các nghị quyết, quyết định của Hội đồng
quản trị
+ Tổ chức theo dõi và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định
của Hội đồng quản trị: có quyền đình chỉ các quyết định của Tổng giám đốc trái
với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
+ Thực hiện các quyền khác theo phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng quản
trị và Thủ tướng Chính phủ
- Ban kiểm soát : Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập để giúp
Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài
chính và việc chấp hành Điều lệ VINAPACO, nghị quyết, quyết định của Hội
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Xuân Quang : Lớp QTKD GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc
42
đồng quản trị, quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ban Kiểm soát thực
hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị. Ban kiểm soát có năm thành viên do Hội đồng quản trị cử, gồm:
một thành viên Hội đồng quản trị là Trưởng Ban Kiểm soát; một đại diện tổ chức
công đoàn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định; các thành viên khác do Hội đồng
quản trị quyết định. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc không được kiêm
nhiệm Trưởng Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báo cáo và
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.
- Tổng giám đốc : Là người đại diện theo pháp luật của tổng công ty, do
thủ tướng chính phủ bổ nhiệm, tổng giám đốc chỉ đạo chung mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của tổng công ty, là người chịu trách nhiệm cao nhất về hiệu quả
sản xuất kinh doanh của tổng công ty với chính phủ , bộ Công Thương và toàn
thể người lao động trông công ty. Nhiệm kỳ của giám đốc là 5 năm, có thể được
bổ nhiệm lại với số kỳ không hạn chế
Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau:
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến việc kinh doanh hàng ngày của
tổng công ty và phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng quản trị.
+ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
+ Tổ chức tiến hành kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của tổng
công ty.
+ Kiến nghị phương án, cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ tổng công
ty.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty,
trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
+ Tuyển dụng lao động.
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Xuân Quang : Lớp QTKD GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc
43
+ Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ của
công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.
- Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất: Là người chịu trách nhiệm trước
tổng giám đốc về sản xuất kinh doanh như : tiến độ sản xuất giấy, nhu cầu
nguyên,nhiên vật liệu, hóa chất
- Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước tổng
giám đốc về nhu cầu vốn kinh doanh, kế hoạch sản xuât sản phẩm và kế hoạch
tiêu thụ sản phẩm
-Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính: Chịu trách nhiệm trước tổng
giám đốc về vấn đề tài chính – kế toán
- Phó tổng giám đốc phụ trách đầu tư và đời sống: Chịu trách nhiệm về
vấn đề đầu tư, nâng cấp, sửa chữa phục vụ cho sản xuất và các nhu cầu nâng cao
đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn tổng
công ty
- Phó tổng giám đốc phụ trách nguyên liệu : Phụ trách về nhu cầu nguyên
liệu đầu vào, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các công ty lâm nghiệp, chịu trách
nhiệm trước tổng giám đốc về nguyên liệu phục vụ sản xuất lâu dài.
- Phòng tài chính – kế toán : Là bộ phận tham mưu giúp tổng giám đốc tổ
chức công tác thực hiện công việc tài chính- kế toán, quản lý chặt chẽ các nguồn
vốn, thống kê, lưu trữ các hóa đơn chứng từ của toàn bộ mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của tổng công ty. Giúp tổng giám đốc soạn thảo và quản lý các hợp
đồng kinh tế, thực hiện tốt công tác kế toán để báo cáo với cơ quan chức năng
khi có yêu cầu. Thường xuyên phân tích tình hình tài chính, đánh giá khái quát
tình hình tài chính, phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn lao động, phân tích
tình hình và khả năng thanh toán trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu để
nâng cao công tác quản lý và hiệu quả kinh doanh.
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Xuân Quang : Lớp QTKD GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc
44
- Phòng tổ chức lao động: Giúp tổng giám đốc quản lý nhân sự trong toàn
tổng công ty, tham mưu cho tổng giám đốc về đề bạt, miễn nhiệm.Theo dõi,
tính toán chế độ tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên trong toàn
tổng công ty
- Phòng kinh doanh: Phát triển thị trường dựa theo chiến lược Công ty,
lập kế hoạch kinh doanh các sản phẩm của Công ty từ các đơn hàng nhận được,
tham mưu, đề xuất cho Ban Giám đốc, hỗ trợ cho các bộ phận khác về kinh
doanh, tiếp thị, thị trường, lập kế hoạch, tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu,
tham gia xây dựng hệ thống quản lí chất lượng,hệ thống quản lí môi trường và
trách nhiệm xã hội tại công ty, tiếp khách hàng, phân tích thị trường, tìm thị
trường, khách hàng cho tổng công ty, đảm bảo nguồn hàng ổn định cho tổng
công ty, lên kế hoạch, theo dõi sản xuất mẫu đối mẫu chào hàng, phân tích đơn
hàng, lập định mức sản phẩm trên cơ sở đó chiết tính gía thành sản phẩm giá bán
trình ban giám đốc duyệt, nhận các đơn đặt hàng, lên hợp đồng kinh tế trình phó
tổng giám đốc phụ tách kinh doanh hoặc tổng giám đốc ký, lập kế hoạch sản xuất
theo tháng, quí, năm, tiếp nhận tài liệu kỹ thuật, tài liệu kế hoạch, mẫu gốc, rập
gốc, sơ đồ mini gốc từ khách hàng.
- Phòng kỹ thuật : Tiến hành nghiên cứu các loại công nghệ thiết bị, tìm
hướng cải tiến máy móc nhằm đạt năng suất cao hơn, đồng thời có thể có nhiệm
vụ tìm hiểu máy móc thiết bị ngoài thị trường (ở trong nước cũng như ở nước
ngoài) để có hướng đổi mới, thay thế máy móc trong tổng công ty khi cần thiết.
Ngoài ra, còn có nhiệm vụ nhằm giảm sự ô nhiễm từ chất thải của tổng công ty
để tránh làm ảnh hưởng tới không khí xung quanh khu vực tổng công ty.
- Phòng điều độ: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất tháng của tổng công ty để
lập kế hoạch tác nghiệp, chỉ huy sản xuất, đảm bảo thực hiện mục tiêu về sản
lượng, chất lượng. Theo dõi việc xử lý các sự cố, xử lý các ách tắc trong dây
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Xuân Quang : Lớp QTKD GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc
45
chuyền sản xuất, theo dõi việc thực hiện tiến độ và nội dung đóng máy thường
kỳ.
- Tổng kho: Là nơi chứa vật tư, trang thiết bị dùng cho công tác thay thế
sửa chữa khi có máy móc hỏng, và là nơi chứa các sản phẩm sản xuất ra chờ tiêu
thụ
- Xí nghiệp dịch vụ: Phục vụ khách ăn và nghỉ khi đến công ty quan hệ,
công tác, phục vụ cán bộ công nhân viên bữa ăn công nghiệp, phục vụ điện, nước
sinh hoạt, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho cán bộ công nhân viên cho tổng
công ty và nhân dân xung quanh khu vực tổng công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của tổng công ty là mô hình trực tuyến
chức năng.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của tổng công ty Giấy Việt Nam
Lĩnh vực kinh doanh của tổng công ty:
Sản xuất kinh doanh các loại giấy, bột giấy, các sản phẩm từ giấy,
nguyên liệu giấy, dăm mảnh, văn phòng phẩm, hóa chất, vật tư, thiết
bị, phụ tùng phục vụ ngành giấy và chế biến gỗ.
Khai thác chế biến kinh doanh các loại nông, lâm sản, gỗ và các loại
sản phẩm chế biến từ gỗ (gỗ dán, ván ép, bút chì, đồ mộc, đũa ).
Thiết kế thi công, xây lắp phục vụ lâm nghiệp, khai hoang trồng
rừng khai thác rừng, khoanh nuôi làm giàu rừng thủy lợi nhỏ, xây
dựng dân dụng và công nghiệp, quản lý bảo vệ và phát triển vốn
rừng.
Kinh doanh sắt thép đặc chủng sử dụng cho ngành giấy, sửa chữa
các thiết bị nhà xưởng sản xuất giấy, sản xuất lắp đặt thiết bị phụ
trợ, kết cấu kim loại ngành công nghiệp (cơ và điện).
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Xuân Quang : Lớp QTKD GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc
46
Xuất nhập khẩu sản phẩm giấy, bột giấy, lâm sản, thiết bị, vật tư,
hóa chất và các loại hàng hóa khác phục vụ cho việc sản xuất kinh
doanh của công ty mẹ.
Sản xuất kinh doanh điện.
Kinh doanh nhà hàng khách sạn, và các dịch vụ kèm theo, dịch vụ
cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà xưởng, kho bãi, kinh doanh tổ chức
dịch vụ, đăng cai tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa, vui chơi,
giải trí, dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế.
Đào tạo công nhân kỹ thuật công nghệ và cơ điện phục vụ cho sản
xuất kinh doanh của ngành công nghiệp giấy và lâm nghiệp; bồi
dưỡng nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật và quản lý điều hành của
doanh nghiệp sản xuất giấy và tổ chức bồi dưỡng kiểm tra nâng bậc
cho công nhân, hợp tác với cơ sở đào tạo, nhgiên cứu và sản xuất
kinh doanh trong và ngoài nước để đa dạng hóa loại hình đào tạo, tổ
chức lao động sản xuất, dịch vụ gắn với đào tạo.
Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp
luật.
Danh mục sản phẩm chính của tổng công ty giấy Việt Nam:
+ Giấy cuộn:
- Đường kính sản xuất 90-100cm
- Các khổ thông thường 64,65,70.79.84 cm và các khổ khác theo yêu cầu
của khách hàng
- Đường kính lõi: 7,5cm
- Bao gói 3-4 lớp bằng giấy Kraft
+ Giấy ram : ( Quy cách A0, A4)
- Định lượng 50-120 g/ cm² và các định lượng khác
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Xuân Quang : Lớp QTKD GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc
47
- Khổ A4 và Ao và các khổ khác theo yêu cầu của khách hàng được đóng
gói 500 tờ/ram và bao gói 1 lớp giấy Kraft
+ Giấy vi tính :
- Định lượng 57g/m²
- Khổ 381x279, 241x279, 210x279.
- Được đóng gói trong tập coton 3000 tờ
+ Giấy telex:
- Định lượng 57g/m²
- Khổ rộng 21 cm
- Cuộn đường kính 10 cm
- Được bao gói từng cuộn bằng giấy Kraft
+ Giấy tập kẻ ngang:- định lượng 57g/m²
- Khổ 25x35 cm
- Được bao gói từng cuộn bằng giấy Kraft 20 tập/gói
+ Vở học sinh:
- Định lượng 57g/m²
- Khổ 16,5x21,5 cm, 16x21 cm
- Lõi 48 trang, 96 trang không kể bìa
Địa bàn hoạt động và khách hàng của tổng công ty Giấy Việt Nam:
- Địa bàn hoạt động: Do tổng công ty Giấy Việt Nam có quy mô rất lớn và
sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau nên hoạt động trên địa bàn
toàn quốc.
- Khách hàng của công ty: Đối với mỗi loại sản phẩm khác nhau của công
ty lại có một đối tượng khách hàng khác nhau
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Xuân Quang : Lớp QTKD GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc
48
2.2 PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI GIẤY CỦA
TÔNG CÔNG TY
2.2.1. Giới thiệu bộ phận quản lý kênh phân phối tổng Công ty
*Chức năng nhiệm vụ
Phụ trách kênh phân phối của tổng công ty trực thuộc phòng kinh doanh
của công ty và do trực tiếp trưởng phòng kinh doanh quản lý
- Thực hiện và hướng dẫn các đầu mối tìm kiếm dự để đầu tư phát triển
kinh doanh.
- Hỗ trợ triển khai bán hàng.
- Lập kế hoạch,hỗ trợ,hướng dẫn,theo dõi kênh phân phối, điểm bán.
- Tổng hợp thông tin thị trường qua hệ thống đại lý, điểm bán.
- Hỗ trợ thông tin cho các kênh phân phối.
- Phối hợp với các phòng ban khác triển khai kế hoạch phát triển sản
phẩm,các dịch vụ mới khác và nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng.
2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn kênh
2.2.2.1.Yếu tố sản phẩm
Hiện nay sản phẩm chính của tổng công ty là giấy cuộn, ngoài ra công ty
còn sản xuất thêm một số loại giấy thành phẩm khác. Đối với sản phẩm giấy
cuộn đây là loại sản phẩm có giá trị đơn vị cao khó vận chuyển, khách hàng chủ
yếu của loại sản phẩm này là các khách hàng công nghiệp đó là các nhà xuất bản,
các công ty in ấn, các công ty văn phòng phẩm và các cơ sở gia công xén kẻ
giấy. Đặc điểm chủ yếu của loại khách hàng này là thường mua với khối lượng
lớn và giao hàng theo tiến độ của họ. Do vậy đối với loại sản phẩm này thường
sử dụng các loại kênh ngắn (kênh trực tiếp hoặc thông qua đại lý và chi nhánh).
Đối với sản phẩm là giấy thành phẩm như: giấy copy, vở, giấy vi tính, giấy
telex, thì việc sử dụng các loại kênh dài lại tỏ ra thích hợp hơn. Vì loại sản
phẩm này có giá trị đơn vị thấp, dễ vận chuyển và bảo quản, mặt khác khách
hàng của loại sản phẩm này rất phân tán.
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Xuân Quang : Lớp QTKD GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc
49
2.2.2.2. Yếu tố môi trường
Yếu tố môi trường ở đây bao gồm cả môi trường kinh doanh chung và sự
cạnh tranh của môi trường nghành.
Trên phương diện lý thuyết khi nền kinh tế suy thoái sức mua giảm sút do
vậy các nhà sản xuất thường sử dụng các loại kênh ngắn và những dịch vụ không
cần thiết làm tăng giá bán.
Yếu tố thị trường và cạnh tranh cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa
chọn kênh phân phối. Thông thường, một công ty khi lựa chọn kênh phân phối
phải đảm bảo kênh của mình sẽ hoạt động hiệu quả hơn của đối thủ cạnh tranh..
2.2.2.3. Năng lực tài chính của công ty
Khả năng tài chính của một công ty có ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn
và duy trì các loại kênh phân phối của một công ty. Như đã biết một doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có vốn tích luỹ để phát triển sản xuất
nguồn vốn này có thể hình thành bằng nhiều cách khác nhau tuy nhiên nguồn chủ
yếu là từ bán hàng.
Mỗi doanh nghiệp khi thiết kế kênh tiêu thường phải tính toán sao cho
nhanh chóng thu được tiền hàng để có thể tái sản xuất, đối với những doanh
nghiệp mà khả năng về tài chính không mạnh lắm thì họ thường sử dụng những
loại kênh không dài lắm trong việc tiêu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000271888_186_1951689.pdf