LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .v
MỤC LỤC. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ. ix
Phần I: MỞ ĐẦU .1
1.Tính cấp thiết của đề tài.1
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3
4. Phương pháp nghiên cứu .3
5. Những hạn chế của đề tài.3
6. Bố cục của đề tài.4
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.5
CHƯƠNG I:CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯƠNG THỰC
DỰ TRỮ QUỐC GIA .5
1.1.Khái niệm về dự trữ quốc gia .5
1.2. Sự cần thiết của Dự Trữ Quốc Gia .6
1.3. Đặc điểm Dự Trữ Quốc Gia .8
1.4. Vai trò và chức năng của Dự Trữ Quốc Gia mặt hàng lương thực .11
Chức năng của Dự trữ quốc gia.12
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến Dự Trữ Quốc Gia mặt hàng lương thực .14
1.6. Công tác quản lý mặt hàng dự trữ Quốc Gia.18
1.6.1 Nghiên cứu, phân tích và dự báo xu hướng phát triển của nền kinh tế, sự
biến động của tình hình chính trị và xã hội .18
1.6.2. Xây dựng chiến lược Dự Trữ Quốc Gia.20
1.6.3. Lập kế hoạch dự trữ hàng năm .20
1.6.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch dự trữ đề ra.21
1.6.5. Tổ chức đánh giá và điều chỉnh chiến lược và kế hoạch cho phù hợp với
tình hình cụ thể. .22
1.7. Thực tiễn dự trữ quốc gia trong công cuộc đổi mới đất nước.22
91 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý mặt hàng lương thực tại cục dự trữ quốc gia khu vực Bình Trị Thiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều khó khăn nhất
định như: cơ sở vật chất phục vụ còn nghèo nàn; kho tàng phần lớn là kho xây dựng
để phục vụ cho chiến tranh vừa yếu vừa ở địa điểm không phù hợp với hoạt động
kinh tế thị trường, cũng như Công tác quản lýtrong tình hình mới, điều kiện khí hậu
thì hết sức khắc nghiệt, lũ lụt, hạn hán đe doạ thường xuyên. Đội ngũ CBVC phần
lớn là bộ đội chuyển ngành chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Nhưng
bằng tinh thần vượt khó kết hợp với kinh nghiệm sẵn có, CBVC Cục khu vực Bình
Trị Thiên đã phát huy sức mạnh đoàn kết, tranh thủ sự chỉ đạo của Cục và sự giúp
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
29
đở của các địa phương để từng bước vươn lên, chuyển khó khăn thành thuận lợi để
đưa Công tác quản lý dự trữ đạt mục tiêu: "Lượng luôn luôn đủ, chất luôn luôn tốt".
Hàng năm luôn đạt và vượt kế hoạch Ngành giao về chỉ tiêu xuất, nhập.
Trong thời kỳ này, bước đầu hoạt động trong cơ chế mới do đó toàn Ngành Dự
trữ quốc gia gặp nhiều khó khăn phức tạp để lại những hậu quả nặng nề cần phải
khắc phục, sửa chữa. Nhưng chính tại thời điểm đó Cục khu vực Bình Trị Thiên đã
có những bước tiến vững chắc về Công tác quản lý; Công tác quản lý tổ chức cán
bộ; về cơ sở vật chất hàng hoá đáp ứng đúng hướng theo nhịp điệu đổi mới của đất
nước. Ngoài việc nhập, xuất vược chỉ tiêu kế hoạch được Ngành giao hàng năm,
Cục đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương thu được 95% số thóc nợ vay; làm
tròn nghĩa vụ Quốc tế xuất 7.000 tấn gạo cho Cu Ba theo lệnh của Chính phủ .
Thời kỳ 1993 cho đến nay: Thực hiện chức năng Nhà nước giao cho Cục khu
vực Bình Trị Thiên là trực tiếp quản lý lượng hàng hoá dự trữ quốc gia tại địa bàn 3
tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. bao gồm lương thực, muối, gỗ, gang
đúc, xuồng cứu hộ, nhà bạt, phao cứu sinh. Để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được
tốt nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi nhiệm vụ mới Cục khu vực Bình Trị Thiên không
ngừng phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Từ Công tác quản lý đào tạo bồi dưởng để
nâng cao trình độ cho cán bộ công chức, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho Công
tác quản lýquốc gia; cũng cố các tổ chức đoàn thể ... Do đó trong những năm qua
Cục đã thực hiện đạt được kết quả cao trong Công tác quản lý xuất nhập hàng hoá
dự trữ. Hàng năm, căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch được giao, Cục đã bám sát để chủ
động điều hành. Đạt được yêu cầu: kịp thời, đúng quy định và hiệu quả nhằm thích
ứng với cơ chế mới. Những năm qua Cục đã thực hiện xuất nhập, đổi hạt luân
chuyển, một khối lượng hàng hoá lương thực, gổ muối, nhà bạt, phao cứu sinh,
xuồng cao tốc phục vụ cho nhu cầu nền kinh tế, can thiệp thị trường khi có biến
động bất thường theo yêu cầu của Chính phủ. Qua Công tác quản lý mua bán, xuất
nhập hàng năm đã góp phần đáng kể vào việc tích luỹ tăng cường Dự trữ trên địa
bàn để thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng ứng phó với thiên tai, mất mùa, bình ổn giá cả
thị trường .
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
30
Dự trữ quốc gia ở Cục luôn mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Khu vực Bình Trị Thiên nơi miền đất luôn thiên tai khắc nghiệt, nơi chịu nhiều thiệt
hại nhất của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống đế quốc Mỹ. Người dân
nơi đây luôn hứng chịu nhiều gian khổ, đói nghèo... Nghề nghiệp chủ yếu phụ thuộc
vào sản xuất nông nghiệp. Do đó thường xuyên xuất hiện mất cân đối về cung - cầu
lương thực..Trong những năm qua vai trò của dự trữ trên địa bàn đã thực hiện tốt về
điều hoà quan hệ cung - cầu. Trong hoạt động mua góp phần tiêu thụ lương thực dư
thừa trên địa bàn, hỗ trợ khuyến khích cho người sản xuất (người nông dân) có điều
kiện tái sản xuất. Giúp cho các địa phương tiêu thụ sản phẩm nhằm ổn định sản
xuất, đời sống trên địa bàn góp phần tạo được tính ổn định, cân đối và kế hoạch của
các địa phương.
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức củc Cục Dự Trữ QG Khu Vực
Bình Trị Thiên
* Về tổ chức bộ máy quản lý.
Cục khu vực Bình Trị Thiên có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và
được mở tài khoản tại Ngân hàng và kho bạc Nhà nước thuộc địa bàn hoạt động của Cục
Căn cứ nhiệm vụ chính trị được giao, khả năng của Cục và tình hình phát triển
kinh tế của địa phương. Cục tiến hành xây dựng các quy hoạch, kế hoạch dài hạn,
ngắn hạn, tổ chức nhập, xuất, bảo quản an toàn, đảm bảo số lượng, chất lượng vật
tư, tài sản Nhà nước, phòng chống cháy nỗ, bão lụt, đảm bảo an toàn kho tàng đơn
vị trong mọi tình huống .
Thực hiện tốt Công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán, thống kê trong
quá trình hoạt động của đơn vị theo đúng quy định của nhà nước và của Cục. Thực
hiện các thông tin, báo các kịp thời và đột xuất các mặt hoạt động của Cục theo quy
định của Cục và cơ quan Nhà nước khác.
Quản lý chặt chẻ và sử dụng có hiệu quả, đúng chính sách, chế độ quy định
mọi nguồn lực của Nhà nước và Cục giao cho Cục gồm: Các nguồn vốn, phí; cơ sở
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
31
vật chất kỷ thuật (kho tàng, phương tiện làm việc, nhà làm việc, phương tiện vận
tải...) lực lượng lao động và quỷ lương v.v...
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với Công tác quản lý quốc gia trên
địa bàn hoạt động của Cục theo phân công và hướng dẫn cụ thể của Cục.
Thực hiện Công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực đội
ngủ cán bộ, công chức viên chức của Cục nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước
mắt và lâu dài của ngành. Thực hiện đúng chế độ chính sách theo quy định của Nhà
nước đối với người lao động. Thường xuyên chăm lo đời sống tinh thần và vật chất
cho cán bộ, công viên chức trong Chi Cục.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục khu vực Bình Trị Thiên: Gồm có tổng số 150
cán bộ công chức trong biên chế Nhà nước, được bố trí sắp xếp các phòng ban
nghiệp vụ như sau:
+ Ban lảnh đạo Cục:
Cục Trưởng điều hành mọi hoạt động chung của Cục theo chế độ một Thủ
trưởng chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước Tổng Cục Trưởng về mọi kết quả
hoạt động của mình .
Giúp việc cho Cục Trưởng có các Phó Cục Trưởng. Phó Cục Trưởng được
Cục Trưởng giao một phần công việc cụ thể và chịu trách nhiệm trước Cục Trưởng
về kết quả công việc được giao. Cục Trưởng và phó Cục Trưởng do Tổng Cục
Trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm .
Các phòng tham mưu giúp cho Cục Trưởng thực hiện các chức năng nhiệm
vụ được giao:
+ Phòng tổ chức - hành chính:
Có chức năng nhiệm vụ tổ chức quản lý công văn, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, quản lý
hành chính, lao động tiền lương, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chủ trương chính
sách của đảng, Nhà nước và các quy định của ngành, nội quy cơ quan đã đề ra.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
32
+ Phòng kế toán tài chính:
Có chức năng nhiệm vụ quản lý tốt vốn hàng hoá Cục, quản lý và sử dụng có
hiệu quả các nguồn kinh phí của đơn vị đúng nguyên tắc đúng chế độ quy định quản
lý tài chính của Nhà nước và của ngành. Tổ chức bộ máy kế toán tài chính Chi Cục,
hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ, chỉ đạo, kiểm tra Công tác quản lý kế toán tài chính
các Chi Cục dự trữ trực thuộc. Tham mưu cho Cục Trưởng về lĩnh vực kế toán tài
chính. Kiểm tra giám sát các hoạt động về Công tác quản lý tài chính. Chấp hành
chế độ lập và báo cáo thanh quyết toán tài chính.
+ Phòng thanh tra bảo vệ:
Thực hiện Công tác quản lý thanh tra, bảo vệ nội bộ về thực hiện chủ trương
chính sách của Đảng, Nhà nước, an ninh trật tự, an toàn hàng hoá và tài sản của
Cục. Thường trực giải quyết khiếu nại tố cáo của cán bộ công nhân viên và của
nhân dân thuộc thẩm quyền .
+ Phòng kế hoạch:
Có chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, hàng năm, phân
bổ chỉ tiêu kế hoạch nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hoá dự trữ Quốc gia cho các
Chi Cục dự trữ thực hiện; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Chi Cục việc thực hiện
kế hoạch được giao. Tổng hợp thông tin, báo cáo nhập, xuất, tồn kho hàng hoá theo
tháng, quý, năm cho lảnh đạo Cục và Cục
+ Phòng kỷ thuật bảo quản:
Quản lý chặt chẽ số lượng và chất lượng hàng hoá dự trữ quốc gia. Xây dựng
kế hoạch bảo quản hàng tháng, quý, năm phù hợp với từng loại hàng hoá dự trữ;
nghiên cứu, đề xuất các phương pháp bảo quản mới phù hợp với điều kiện cơ sở vật
chất hiện tại .
+ Phòng xây dựng cơ bản:
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch mạng lưới kho tàng, nhà văn phòng, nhà ở và
các công trình phụ trợ khác, tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
33
cơ bản và sửa chữa lớn, nhỏ kho tàng. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các loại hình
kho tàng phù hợp với điều kiện kinh tế và đặc điểm bảo quản của hàng hoá dự trữ
quốc gia. Lập dự toán, thiết kế sữa chữa, xây dựng nhỏ. Giám sát kỷ thuật thi công
các công trình thuộc Cục làm chủ đầu tư.
Phụ trách phòng là trưởng phòng. Giúp việc trưởng phòng có phó trưỡng
phòng. Việc bổ nhiệm, miển nhiệm trưởng phòng, phó trưởng phòng thực hiện theo
quy định phân cấp quản lý cán bộ của Cục.
+ Tổ chức bộ máy các Chi Cục dự trữ trực thuộc Cục DTQG KV Bình Trị
Thiên :
- Chi Cục dự trữ Thừa Thiên Huế - Thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế
- Chi Cục dự trữ Quảng Trị - Thị Xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
- Chi Cục dự trữ Vĩnh Linh - Huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị
- Chi Cục dự trữ Lệ Thủy - Huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
- Chi Cục dự trữ Đồng Hới - Thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
- Chi Cục dự trữ Quảng Trạch - Huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
Các Chi Cục trực thuộc là nơi trực tiếp quản lý vật tư hàng hoá dự trữ. Bao
gồm các khâu: Quản lý cơ sỡ vật chất kỷ thuật, thực hiện các công tác quản lý về
nhập, xuất, bảo quản, vật tư hàng hoá dự trữ quốc gia.
Các Chi Cục trực thuộc Cục có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng. Căn cứ vào kế hoạch Cục phân bổ hàng năm các Chi Cục lập dự toán chi
tiết, phương án và kế hoạch để thực hiện. Cục căn cứ vào chỉ tiêu được phân bổ
cho các Chi Cục để cấp kinh phí hoạt động bộ máy và nguồn vốn mua,bán, bảo
quản hàng hoá.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
34
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC DTQG KV BTT:
CỤC TRƯỞNG
P.CỤC TRƯỞNG P.CỤC TRƯỞNG P.CỤC TRƯỞNG
Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng
KTTC KTBQ TCHC TTBV XDCB KH
Chú thích :
Quan hệ công tác
Quan hệ lảnh đạo
Quan hệ thông tin .
* Đội ngũ cán bộ viên chức của Cục là 150 người .
Trong đó : - Văn phòng Cục có : 30 người
- 6 Chi Cục có : 120 người
Chi cục
DT Thừa
Thiên
Huế
Chi cục
dự trữ
Quảng
Trị
Chi cục
dự trữ
Vĩnh
Linh
Chi cục
dự trữ
Lệ Thủy
Chi cục
dự trữ
Đồng
Hới
Chi cục
dự trữ
Quảng
Trạch
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
35
- Trình độ cán bộ công chức của Cục cơ bản đã được đào tạo qua các trường
lớp về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như về trình độ lý luận chính trị. Đảm bảo đủ
tiêu chuẩn trình độ quy định của Nhà nước và của ngành ban hành. Trong đó: Đại
học 23%; Trung cấp 74%; Công nhân kỷ thuật 3%. Cục có một Đảng bộ gồm 60
Đảng viên trực thuộc Tỉnh uỷ Quảng Bình. Các tổ chức đoàn thể của Cục là cơ sở
trực thuộc Tỉnh.
Độ tuổi cán bộ công chức: Trên 50 tuổi là 9 người, từ 50 tuổi trở xuống là 141
người. 100% cán bộ thủ kho đã tốt nghiệp trung cấp kỷ thuật bảo quản .
2.2.Thực trạng về công tác quản lý mặt hàng lương thực tại Cục Dự Trữ Quốc
Gia Khu Vực Bình Trị Thiên
Cục khu vực Bình Trị Thiên là đơn vị trực thuộc Tổng Cục Dự trữ quốc gia,
được hình thành từ năm 1956 cho đến nay. Quy chế hoạt động của Cục dựa trên cơ
sở Nghị định 31/HĐBT ngày 18/12/1984 (nay là Chính phủ). Hiện nay Cục đang
thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Quyết định số: 27/QĐ-Cục ngày 12 tháng 3 năm
1998 của Tổng Cục Trưởng Cục Dự trữ quốc gia. Cục khu vực Bình Trị Thiên, thực
hiện chức năng trực tiếp quản lý, bảo quản các loại vật tư hàng hoá dự trữ quốc gia
và quản lý Nhà nước đối với các Công tác quản lý quốc gia trên địa bàn đựơc phân
công phụ trách là 3 Tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
2.2.1. Thực trạng thu mua xuất bán tại Cục .
Trong những năm qua Cục khu vực Bình Trị Thiên không ngừng phấn đấu để
vươn lên về mọi mặt thực hiện hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ chính trị của
mình. Góp phần vào ổn định đời sống kinh tế- xã hội và thúc đẩy kích thích phát
triển sản xuất tại địa phương trong công cuộc đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Tổ chức quản lý dự trữ hàng hoá dự trữ quốc gia ở Cục khu vực Bình Trị
Thiên. Thực hiện theo Nghị định số: 10/CP ngày 24/02/1996 của Chính phủ ban
hành quy chế dự trữ quốc gia . Hàng hoá dự trữ quốc gia được nhập kho bảo quản
và xuất kho theo tiêu chuẩn chất lượng quy định và được sử dụng vào mục đích
phòng ngừa khắc phục hậu quả thiên tai, phục vụ an ninh quốc phòng, góp phần ổn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
36
định thị trường và các yêu cầu khác của Chính phủ và của Cục. Quản lý xuất, nhập
hàng hoá dự trữ quốc gia hiện nay theo một cơ chế “cứng” chỉ thực hiện theo lệnh
của Cục. Công tác quản lý bảo quản theo một quy trình nghiêm ngặt về kỷ thuật đã
được quy định .
Hàng năm trên cơ sở cân đối chung của Nhà nước, Chính phủ giao cho ngành
dự trữ nhập một số lượng hàng hoá, vật tư nhất định với mục đích tăng cường lực
lượng dự trữ quốc gia, tiêu thụ hàng hoá cho người sản xuất, góp phần thúc đẩy sản
xuất phát triển .
Yêu cầu mua hàng hoá vật tư phải đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng. Giá
cả sát giá thị trường, chi tiêu tiết kiệm vốn, phí và phải đảm bảo an toàn về mọi mặt.
Căn cứ vào chỉ tiêu được giao của Chính phủ, Tổng Cục giao chỉ tiêu thu mua nhập
kho cho Cục và hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo thu mua .
Trong những năm gần đây, Ngành Dự trữ quốc gia đã áp dụng tiến bộ khoa
học kỷ thuật và kinh nghiệm một số nước trong khu vực bảo quản gạo kín bằng khí
CO2 đã thu được kết quả khá tốt, đưa tỷ lệ hao kho xuống rất thấp (có thể nói là
không có hao kho) .
Để đảm bảo duy trì được chất lượng hàng hoá dự trữ, hàng năm Cục tổ chức
thực hiện đầy đủ các quy trình kỷ thuật bảo quản. Thường xuyên nắm bắt tình hình
diển biến chất lượng hàng hoá dự trữ trong kho. Đối với Công tác quản lý bảo quản
dự trữ hàng hoá Cục coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. là khâu kỷ thuật
nên đòi hỏi tính chặt chẻ, nghiêm ngặt và tính nguyên tắc. Trong điều kiện cơ sỡ vật
chất kỷ thuật phục vụ còn hạn chế, thiếu thốn, chưa đồng bộ nên phải tuân thủ
nghiêm quy trình, quy phạm kỷ thuật trong bảo quản các loại hàng hoá. Trong những
năm qua chất lương hàng hoá của Cục bán ra được thị trường chấp nhận, khách hàng
đánh giá cao. Để đạt được những kết quả nêu trên thì đòi hỏi đội ngũ CBCC Cục phải
có một trình độ nhất định trong Công tác quản lý bảo quản vât tư hàng hoá. Tăng
cuờng Công tác quản lý, kiểm tra chất lượng, giám sát và thực hiện tốt các yêu cầu,
quy trình bảo quản ban hành. Cục phát huy những sáng kiến, cải tiến trong các khâu
kê lót, phòng trùng diệt côn trùng, chống chim chuột phá hoại. Cải tiến được cách
phòng chóng chim chuột; đánh diệt chuột theo mùa nên đưa lại hiệu quả cao. Hiện
tượng chuột phá hoại trong kho không còn, lương thực hao hụt hàng năm đã giảm
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
37
giảm xuống rỏ rệt, từ năm 2000 cho đến nay không có thủ kho nào hao kho vượt quá
định quy định. Bên cạnh những sáng kiến, cải tiến trong bảo quản, Cục đã mạnh dạn
áp dung công nghệ bảo quản mới. Đó là phương pháp bảo quản gạo trong môi trường
khí CO2 . Từ chỗ gạo chỉ bảo quản tối đa là 4 -5 tháng nhưng đối với quy trình công
nghệ bảo quản này gạo được bảo quản lên tới 24 tháng mà chất lượng gạo vẫn đảm
bảo. Quy trình bảo quản này đã đáp ứng kịp thời cho những biến cố như thiên tai, lủ
lụt... Đồng thời tiết kiệm được diện tích kho chứa, lượng hàng hoá bảo quản được
tăng lên; chi phí bảo quản giảm xuống. Do đó trong bảo quản dự trữ hàng hoá hàng
năm tiết kiệm cho ngân sách hàng chục triệu đồng.
Thực hiện Công tác quản lý dự trữ hàng hoá có hiệu quả, Cục luôn chú trọng
nâng cao trình độ cho đội ngủ Thủ kho, kỷ thuật viên bảo quản kiểm nghiệm cả về
chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức người cán bộ để đáp ứng với mọi yêu
cầu nhiệm vụ dự trữ trong nên kinh tế thị trường. Bên cạnh đó Cục cũng đầu tư cơ
sỡ vật chất kỷ thuật cần thiết, phục vụ tốt Công tác quản lý bảo quản dự trữ hàng
hoá. Như xây dựng mới, sữa chữa lớn, kho tàng; trang thiết bị mua sắm dụng cụ do
lường, dụng cụ kỷ thuật kiểm nghiệm giúp cho Thủ kho có đủ điều kiện để phát huy
khả năng, trách nhiệm với công việc được giao. Vì vậy chất lượng hàng hoá khi
mua vào luôn đạt tiêu chuẩn được quy định dự trữ. Khi bán ra được thị trường chấp
nhận, khách hàng tín nhiệm; hạn chế hao hụt trong quá trình dự trữ hàng hoá.
Bảng 2.1: Kết quả xuất nhập hàng hoá từ năm 2010 - 2014(lương thực)
Đơn vị:tấn
Năm
Thu mua Xuất bán
Lượng (tấn) Đạt % Lượng (tấn) Đạt %
1 2 3 4 5
2010 21.100 150 14.000 100
2011 20.000 125 19.000 100
2012 19.000 120 24.000 100
2013 17.000 100 35.000 100
2014 15.034 110 2.000 100
Nguồn : Phòng Kế Họach – Quản Lý Hàng Dự Trữ
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
38
Theo bảng số liệu trên cho ta thấy thu mua của cục dự trự bình trị thiên giảm
dần theo năm thừ 2010 đến 2014 ,dẩn đến tỉ lệ thuận với việc xuất bán.Chứng tỏ
trong những năm từ 2010 đến 2014 tình hình kinh tế chính trị việt nam ổn định,thiên
tai hỏa hoạn ,tài nguyên còn ít dẫn đến thu mua thóc gạo ít,xuất bán củng ít
2.2.2. Thực trạng về nghiên cứu, dự báo vấn đề lương thực của khu vực Bình
Trị Thiên
Cục là nguồn dự trữ chiến lược của Nhà Nước nhằm ứng phó với những tình
huống xấu xảy ra trong tương lai. Trong dự báo vấn đề lương thực Cục đả nhiều lần
sai sót, đưa ra kết quả không khả quan, do Phòng kế hoạch và quản lý hàng dự trữ ít
có máy móc, ít có thông tin, thông kế về địa bàn, dân số, thời tiết.Nên rất khó khăn
trong vấn đề dự báo lương thực khu vực.
Nếu vấn đề dự báo lương thực Cục bị sai thì sẻ dẫn đến một vấn đề rất nghiêm trọng
đó là thiếu hàng hóa vật tự nhu yếu phẩm cần thiết để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân
khi thiên tai xảy ra.Buộc Nhà Nước phải điều động một Cục khu vực khác hổ trợ
hàng hóa gây ra trở ngại khó khăn khi xuất hàng vì các Cục khác ở xa, khó khăn
trong khâu vận chuyển, chi phí vận chuyển cao lãng phí tài sản Nhà Nước,thời gian
hổ trợ hàng cho nhân dân không kịp thời lâu, làm mất lòng tin uy tín của nhân dân
đối với Cục và Nhà Nước.
Với Cục công tác dự báo rất quan trọng để Cục có được chỉ tiêu có kế hoạch hàng
hóa dự trữ trong năm đủ về số lượng, đạt về chất lương khi thiên tai, lạm phát xảy
ra ở khu vực, để kịp thời ứng cứu giúp đở nhân dân khu vực khi thiên tai hoặc lạm
phát xảy ra.Kịp thời ứng cứu nhân dân với phương châm 4 tại chổ: chỉ huy tại chỗ;
lực lượng tại chỗ; hậu cần tại chỗ, phương tiện tại chỗ.Đả tỏ rỏ đây là giải pháp khá
hiệu quả đối với chính quyền địa phương và người dân khi gặp bão, lũ. Như vậy
công tác quản lý dự báo vấn đề lương thực không kém phần quan trọng trong công
tác quản lý mặt hàng lương thực của Cục.
2.2.3. Thực trạng lực lượng cán bộ tại các kho dự trữ lương thực bình trị thiên
Đội ngũ cán bộ tại các kho dự trữ lương thực đóng vai trò rất quan trọng đối
với công tác quản lý mặt hàng lương thực của Cục. Lực lượng này chính là những
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
39
cán bộ, nhân viên nhập - xuất, thủ kho bảo quản, kĩ thuật viên, bảo vệ.Nếu không
có lực lượng này, Công tác quản lý lương thực quốc gia không thể tiến hành, lương
thực sẽ không được bảo toàn cả về số lượng và chất lượng, không có đủ lương thực
để đáp ứng các nhu cầu cần thiết của nền kinh tế và xã hôi.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ tại các kho lương thực,
trong những năm qua, Cục luôn quan tâm tới Công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng này. Quyết định 874 Nghị quyết
Luận văn về Công tác quản lý cán bộ đã đặc biệt quan tâm đến Công tác quản lý
đào tạo, bồi dưỡng. Cục đã tiến hành phân loại cán bộ, công chức, đánh giá đúng
nhu cầu và gắn Công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch cán bộ. Các thủ
kho bảo quản và đội ngũ nhân viên làm Công tác quản lý nhập - xuất lương thực
được đặc biệt chú trọng. Đến nay, Cục đã đào tạo được trên 40 thủ kho bảo quản
lương thực có trình độ trung cấp, về cơ bản phổ cập trình độ trung cấp kĩ thuật bảo
quản cho các đối tượng này. Số cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học
chiếm trên 30%.
Tuy nhiên hiện nay chưa có một đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp và
ổn định. Trình độ và năng lực của đội ngũ này còn chưa ngang tầm với yêu cầu,
nhiệm vụ, còn bất cập và hụt hẫng, đặc biệt là khi áp dụng các công nghệ bảo quản
tiên tiến. Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ, thủ khochưa đáp ứng được nhu cầu
trước mắt và lâu dài. Tình trạng hụt hẫng giữa các thế hệ cán bộ còn phổ biến, thiếu
đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi, có tầm hoạch định chính sách. Vì vậy trong nhiều
trường hợp Công tác quản lý dự báo tình hình lương thực, việc xây dựng kế hoạch
nhập lương thực đã không thể khắc phục được các sự cố xảy ra.
Tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỉ luật của một bộ phận cán bộ, công
chức còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới, tinh thần thái độ phục vụ chưa
cao, tệ quan liêu, tham nhũng vẫn còn mà điển hình là vụ việc xảy ra tại chi Cục dự
trữ thành phố Hồ Chí Minh năm 2000. Lợi dụng chủ trương mua lúa dự trữ cho vụ
sản xuất đông xuân, phó Chi cục dự trữ đồng hới là Phạm Đình Hùng đã chỉ đạo
cho các tổng kho ép nông dân bán 8.000 tấn lúa với giá 1.500- 1.520 đồng/kg thay
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
40
vì các tổng kho phải mua với giá quy định của Tổng Cục là 1.700 – 1.785 đồng/kg.
Số tiền chênh lệch là hơn 746,7 triệu đồng được đem chia nhau và sử dụng bất hợp
pháp. Ngoài ra còn một số vụ việc khác như: kê bao trấu vào kho thóc để ăn cắp
hàng Cục tại các chi cục khu vực và các cán bộ này đả bị kỷ luật, tưới nước vào
thóc khi xuấtlà những minh chứng cụ thể cho tình trạng trên.
2.2.4. Thực trạng nhập - xuất lương thực tại các kho của Cục
Nhập - xuất lương thực là một trong những hoạt động quan trọng nhất của
Cục về lương thực. Nó là hoạt động cơ bản nhằm hình thành, bảo tồn và sử dụng
đúng đắn quỹ DTQG . Nhờ hoạt động nhập - xuất, các kế hoạch tăng - giảm và luân
phiên đổi mới Cục mới được thực hiện. Trước đây nhập - xuất lương thực được
thực hiện theo cơ chế “cho vay đổi hạt” nên còn nhiều sơ hở và tiêu cực. Hiện nay
hoạt động này chủ yếu thực hiện theo phương thức mua – bán. Đây là một phương
thức tiến bộ. Theo đó mua lương thực được thực hiện theo cơ chế đấu thầu, bán
lương thực được tổ chức theo cơ chế đấu giá.
Lương thực là một mặt hàng quan trọng, vì vậy việc quản lý quỹ lương thực
Cục được thực hiện rất chặt chẽ. Việc nhập - xuất lương thực đều phải tuân thủ theo
những nguyên tắc rất nghiêm ngặt. Cụ thể:
- Phải đảm bảo an toàn lực lượng lương thực dự trữ quốc gia, sẵn sàng đáp
ứng các yêu cầu, nhiệm vụ được Chính phủ giao, góp phần đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia, thúc đẩy sản xuất, ổn định thị trường lương thực.
- Đúng kế hoạch, đúng quyết định của cấp có thẩm quyền: Nhập kho nói
chung và xuất luân phiên đổi lương thực được đưa vào kế hoạch hàng năm do Thủ
Tướng Chính Phủ xét duyệt tổng số, thủ trưởng cơ quan dự trữ quyết định nhập -
xuất cụ thể. Trong nhiều trường hợp không thể dự liệu trước theo kế họach, khi xuất
hiện thì thực hiện theo quyết định của các cấp có thẩm quyền. Chẳng hạn xuất để
khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh, bình ổn thị trường.
- Đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả, đối tượng, thời gian, địa
điểm quy định: Khác với những trao đổi thông thường trên thị trường, lương thực
Cục luôn được xác định trước về khối lượng và chất lượng nên không thể tuỳ tiện
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
41
thay đổi khi nhập - xuất kho lương thực. Thời gian nhập lương thực phải được xác
định trước, thông thường là vào tháng 5, 6 và tháng 10, 11 khi vào vụ thu hoạch lúa.
Xuất lương thực để luân phiên đổi hàng phải theo kế hoạch đã vạch sẵn và căn cứ
vào thời gian bảo quản cho mặt hàng lương thực. Thông thường thời gian xuất đổi
hàng đối với gạo là 1 năm, thóc là 2 năm.
- Phải có đủ hồ sơ chứng từ theo chế độ quản lý tài chính và quy phạm bảo
quản hiện hành: Nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu hạch toán, đánh giá kết quả
nhập - xuất lương thực. Chứng từ hợp pháp phải được chuẩn bị trước, trong và sau
nhập - xuất như: Quyết định nhập, xuất; hợp đồng kinh tế; thủ tục mời thầu, đấu
thầu; đấu giá; giấy chứng minh chất lượng lương thực; sổ nhập - xuất; hoá đơn mua
bán, biên bản nhập....Thủ tục nhập xuất lương thực Cục là một dạng thủ tục hành
chính. Quyết định cơ chế điều hành quy trình nhập, xuất về thẩm quyền, trình tự,
cách thức tiến hành được coi như một nghĩa vụ buộc các chủ thể thực hiện hoặc chủ
thể tham gia phải chấp hành.
- Lương thực nhập trước xuất trước. Trong trường hợp cần thiết được quy
định tại Điều 19, Điều 20 Pháp lệnh dự trữ quốc gia, lương thực nhập sau xuất trước
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc quyết định của Tổng Cục Dự trữ,
Bộ Tài Chính theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ.
- Việc nhập, xuất, mua, bán lương thực dự trữ BTT phải được thực hiện trên
cơ sở hợp đồng được ký kết giữa Cục với các bên có liên quan.
- Nhập, xuất lương thực dự trữ phải được xác định chính xác số lượng tại cửa
kho dự trữ BTT. Giá mua, bán lương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_quan_ly_mat_hang_luong_thuc_tai_cuc_du_tru_quoc_gia_khu_vuc_binh_tri_thien_9437.pdf