Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn hiện nay

Hàng năm huyện đã chỉ đạo quyết liệt đã chủ động trong việc cân đối ngân sách, điều hành chi một cách tích cực; chỉ đạo, giám sát các đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện phải bám sát vào dự toán chi được giao để tổ chức quản lý và chi tiêu chặt chẽ, đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức, tiết kiệm và có hiệu quả. Để đảm bảo quản lý chặt chẽ công tác chi, huyện đã yêu cầu các đơn vị thụ hưởng ngân sách phải lập lại dự toán chi theo quý, có chia theo tháng chi tiết để có căn cứ cấp phát sát đúng với tình hình hoạt động thực tế của mỗi đơn vị.

Trong quá trình chấp hành ngân sách tăng cường kiểm tra, kiểm soát chi từ khâu chi thường xuyên đến chi cho mua sắm và sửa chửa tài sản cơ quan; thẩm định quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành chặt chẽ; qua đó đã giảm trừ hoặc xuất toán những khoản chi sai, chi vượt chế độ quản lý tài chính hiện hành của nhà nước.

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2620 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và thương mại dịch vụ: Tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp chiếm 72,84% năm 2001 xuống còn 62,99% năm 2007, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm từ 7,1% năm 2001 lên 9,01% năm 2007; Thương mại - dịch vụ chiếm từ 20,06% năm 2001 lên 28,0% năm 2005. Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển nhanh và ổn định, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm trên 5,9%; sản lượng lương thực có hạt năm 2001 đạt 22.598 tấn, đến năm 2007 đạt lên 31.026 tấn, lương thực bình quân đầu người tăng từ 343,3 kg/ người/ năm năm 2001 lên 466,2 kg/ người/năm năm 2007. Cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp đã có những bước chuyển biến quan trọng, tỷ trọng giá trị trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, lâm nghiệp ngày càng tăng. Nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, bước đầu hình thành một số vùng chuyên canh tập trung, có sản lượng hàng hoá lớn, như vùng thuốc lá ( giá trị sản xuất hàng năm của cây thuốc lá khoảng 45 đến 55 tỷ đông), vùng hồi, vùng quýt ( giá trị sản xuất hàng năm khoảng 40 - 45 tỷ đồng). Trồng rừng mới hàng năm được thực hiện tốt, kết hợp với công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng có hiệu quả, nên đã nâng độ che từ 28 % năm 1986 lên 45% năm 2005. Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt 6,7 triệu đồng/người/năm. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây có bước phát triển mới, ngày càng tăng về cơ sở và số hộ sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề và số lượng sản phẩm , đặc biệt phát triển các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất đồ mộc gia dụng, mộc xây dựng, sửa chữa máy móc, thiết bi, xe máy các loại, sản xuất vật liệu xây dựng các loại với quy mô ngày càng lớn, không ngừng đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. giá trị sản xuất hàng năm tăng bình quân trên 13,5%. Thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, khối lượng hàng hoá cũng như tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn và bán lẽ ngày càng tăng nhanh; giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ trong những năm qua tăng bình quân hàng năm 18,3%/ năm, do vậy đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng nhiều. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực, tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của tỉnh, huy động có hiệu quả sự đóng góp của dân, khai thác mọi nguồn thu, tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH ( Điện, đường, trường, trạm, kiên cố hoá kênh mương, các công trình thuỷ lợi đầu mối) và đầu phát triển được chú trọng, đáp ứng một bước quan trọng đời sống và sản xuất của nhân dân. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2007 là 200 tỷ đồng. Đến nay 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 95% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã được cả 4 mùa. Phong trào làm đường bê tông xi măng nông thôn đang phát triển mạnh; 95% số xã có xã, thị trấn và 62% số hộ có điện lưới quốc gia; hệ thống các công trình thuỷ lợi được đầu tư, sửa chữa nâng cấp tăng thêm năng lực tưới tiêu, nhiều công trình trường học, bệnh viện, các cơ sở văn hoá thông tin, phát thanh, truyền hình được đầu tư, nâng cấp tạo điều kiện cho việc nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần nhân dan; không còn phòng học tranh tre nứa lá. 2.1.3 Về văn hoá - xã hội. Đi đôi với phát triển kinh tế, các lĩnh vực xã hội được trú trọng:Trong những năm qua sự nhiệp giáo dục đào tạo có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Mạng lưới trường, lớp phát triển vững mạnh, đáp ngày một tốt hơn nhu cầu giảng dạy và học tập; tỷ lệ TE trong độ tuổi huy động đến trường đạt trên 99,5 % ; số học sinh giỏi các cấp ngày một tăng, công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, huy động có hiệu quả các nguồn lực tham gia xây dựng và phát triển giáo dục; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ; phổ cập trung học cơ sở đến nay được 16/20 đơn vị ; xây dựng được 2 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. Công tác phòng bệnh, chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ. Hàng năm triển khai và thực hiện tốt các chương trình Quốc gia về ytế, hàng năm trẻ em được tiêm chủng đat trên 95%. Mạng lưới ytế từ huyện đến xã, thôn bản được củng cố cả về số lượng và chất lượng, Đến nay đã có 100% trạm xá xã được kiên cố hoá; cán bộ ytế xã được đào tạo cơ bản, nhiều trạm xá xã đã có bác sỹ, các thôn đều có cán bộ ytế. Công tác DSKHHGĐ, giáo dục và chăm sóc trẻ em đã đạt được những tiến bộ rát quan trọng, tỷ lệ giảm sinh hàng năm đạt từ 0,5-0,6%o, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng hiện nay còn 27%. Các hoạt động văn hoá-thông tin phong phú, đa dạng và có nhiều chuyển bién tịch cực, tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nhằm nâng cao dân trí, định hướng dư luận góp phần giữ gìn và từng bước được phát huy truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc; Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, làng văn hoá, gia đình văn hoá từng bước thực hiện có hiệu quả, đã có 62,5% số hộ đạt gia đình văn hoá; 100% số thôn bản xây dựng được quy ước, hương ước đưa vào thực hiện. Đến nay có 100% số hộ được nghe đài tiếng nói VN, 80% số hộ được xem truyền hình, 60% số xã có sân chơi thể thao, 25% số xã có điểm văn hoá vui chơi ; hệ thống bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đến nay đạt 6 máy điện thoại/100 dân; 100% xã có báo đọc trong ngày. Các cấp uỷ, chính quyền đã triển khai nhiều biện pháp tích cực để xoá đói giảm nghèo. Do vậy, tỷ lệ hộ đói nghèo năm 2007 chỉ còn 22,2% ( Theo tiêu chí mới ), số hộ khá và giàu ngày càng tăng; triển khai thực hiện tốt phong trào" Đền ơn đáp nghĩa", " Uống nước nhớ nguồn", giải quyết tốt chính sách đối với người có công, gia đình chính sách, các hoạt động từ thiện và các chính sách xã hội khác. Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ quốc phòng an ninh luôn được quan tâm, củng cố; thực hiện tốt huấn luyện dân quân, tự vệ; tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo thực hiện tốt việc đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, chủ động phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, tạo môi trường và bảo vệ cuộc sống yên lành cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. * Mục tiêu định hướng của kế hoạch 5 năm (2006 - 2010): Xác định phương hướng chuyển dịch kinh tế phù hợp với phương hướng của Tỉnh và điều kiện cụ thể của địa phương, dựa trên khả năng khai thác các lợi thế cho mục tiêu phát triển. Tập trung sức thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội với nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao hơn giai đoạn trước, khắc phục những tồn tại, yếu kém của nền kinh tế huyện nhà, đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ của khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả cho sản xuất kinh doanh. Quan tâm đúng mức tới phát triển giáo dục đào tạo, coi trọng phát huy nhân tố con người; chăm lo về y tế, giải quyết các vấn đề bức xúc về giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững ổ định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. - Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn (2006-2010) là 9,5-10%. Trong đó: Ngành nông lâm nghiệp tăng 5,8%-6,5/năm; Công nghiệp-xây dựng tăng 19-20%; ngành thương mại-dịch vụ tăng 21-22%. - Cơ cấu kinh tế đến 2010: Ngành nông - lâm nghiệp chiếm 52%; ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 19%; thương mại- dịch vụ chiếm 29%. - Thu ngân sách hàng năm tăng từ 15 % trở lên. - Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số dưới 1%/năm. - 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về ytế xã. - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 22% - Tạo thêm việc làm mỗi năm cho trên 1.000 lao động. - Thu nhập bình quân đầu người đạt 9,5 triệu/người/năm - 90% số hộ được dùng điện lưới quốc gia. - 100% số xã có đường ô tô đi lại được 4 mùa đến trung tâm xã - 85% dân số nông thôn được dùng nước sạch. - Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống còn dưới 14. - 50% số xã có trường mầm non. - 100% trẻ em đi học tiểu học đúng độ tuổi - Phổ cập trung học cơ sở đạt 100%. - 90% dân số được xem truyền hình - 50% số thôn có nhà văn hoá - 100% số xã có sân thể thao. 2.2 Thực trạng quản lý ngân sách huyện Bắc Sơn trong những năm vừa qua ( 2004-2007) 2.2.1. Công tác thu ngân sách trong những năm qua Huyện đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước và các chế độ quản lý kinh tế Tài chính, từng bước đưa công tác quản lý Tài chính vào hoạt động có nề nếp từ việc lập, chấp hành đến quyết toán Ngân sách, phát huy hiệu quả sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước, phục vụ tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện có cơ cấu kinh tế chủ yếu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, chưa có nghành kinh tế mũi nhọn nhưng huyện đã từng bước đưa công tác thu vào hoạt động có hiệu quả, có nề nếp. Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước huyện và Phòng Tài chính (Đây là ba đơn vị đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lý và điều hành Ngân sách huyện ) đã làm khá tốt nhiệm vụ tham mưu cho UBND và HĐND huyện về công tác lập kế hoạch theo kế hoạch Luật NSNN. Công tác chấp hành Pháp lệnh Kế toán thống kê tương đối tốt, thường xuyên có sự hướng dẫn và kiểm tra của Phòng Tài chính -TM huyện đã xây dựng được đội ngũ, tổ chức cán bộ ngày càng kiện toàn. Các nhân viên không ngừng rèn luyện, học tập, tìm tòi để nâng cao chất lượng công tác. Huyện đã tổ chức được các đợt sinh hoạt chính trị, đã tạo môi trường thuận lợi để cán bộ không ngừng lớn mạnh về đạo đức, tác phong, củng cố quan điểm, lập trường kiên định. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, coi trọng công tác thi đua khen thưởng là một nội dung, một biện pháp hữu hiệu để tổ chức phong trào quần chúng trong toàn nghành phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Trong những năm qua, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các phòng, ban, nghành thực hiện dự toán Ngân sách bám sát mục tiêu và Nghị quyết của huyện uỷ, HĐND huyện cũng như chỉ đạo của UBND về công tác quản lý thu, chi Ngân sách. Kết quả thu NSNN trên địa bàn đạt khá và toàn diện trên các lĩnh vực. Đặc biệt là thu thuế ngoài quốc doanh, thuế nhà đất và tiền thuê đất để đạt kết quả cao, UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban phối hợp với Chi cục Thuế chủ động thực hiện các biện pháp tăng cường thu, chống thất thu, dư đọng. Công tác quản lý nguồn vốn có tính chất đầu tư XDCB được quan tâm, thực hiện, tạo điều kiện thúc đẩy việc dải ngân đôí với công trình. Nhiều công trình được bàn giao và đưa vào sử dụng như: Trường học, Trung tâm thể dục thể thao, Nhà văn hoá, Trụ sở và UB các xã, đường ngõ xóm phục vụ đời sống nhân dân. Nền kinh tế huyện Bắc Sơn quy mô còn nhỏ, sản xuất chủ yếu là nông lâm nghiệp, ngành nghề chưa phát triển. Nguồn thu ngân sách chủ yếu của huyện Bắc sơn chủ yếu thu rừ ngoài quốc doanh và thu khác ngân sách. Năm 2007 trong sổ bộ thuế do chi cục thuế huyện quản lý, toàn huyện có 889 hộ môn bài, trong đó: - Các hộ kinh doanh cố định và kê khai : 388 hộ ( có 352 hộ kinh doanh cố địn và 23 hộ kê khai ) - Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và HTX: 13 doanh nghiệp - Doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn: 2 doanh nghiệp ( gồm chi nhánh công ty cổ phần Ngân Sơn- Nguyên liệu thuốc lá Bắc; và chi nhánh công ty cổ phần thương mại huyện Bắc sơn) Biểu 1 Đơn vị tính : triệu đồng STT Nội dung thu 2004 2005 2006 2007 a B 1 2 3 4 * Tổng thu NSNN trên địa bàn=I+II 3.451 5.147 6.915 8.731 I Tổng thu cân đối NSNN 3.197 4.885 6.527 8.069 1 Thu từ doanh nghiệp NNTW 315,7 1.309 1.646 765 2 Thu từ doanh nghiệp NNTW P 62,5 98 240 193 3 Thu từ khu vực Ngoài quốc doanh 867,4 1.156 1.488 3.002 - VAT 226,7 405 710 1.931 - TNDN 382 469 458 688 - Thuế môn bài 247,4 258 274 283 - thuế tài nguyên 12 10 41 100 - thu khác - 4 5 1 4 Lệ phí trước bạ 350 232 336 565 5 Thu phí và lệ phí 297 328 360 389 6 Các khoản thu về nhà đát 238 540 403 723 - Thuế nhà đất 83 139 133 152 - Thuế chuyển quyền sử dụng đất 53 66 84 113 - Tiền thuê đất 21 94 112 179 - Thu tiền sử dụng đất NN 81 182 74 - - Bán nhà thuộc sở hữu nhà nước - 60 - 4 7 Thu sự nghiệp kinh tế 300 369 350 360 8 Thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản - 13 - 82 9 thu khác ngân sách 719 792 727 922 - thu phạt hàng tịch thu - đấu gái tài sản hàng tịch thu - Phạt vi phạm hành chính 10 Thu đấu gía quyền sử dụng đất - - - 638 11 Thu kết dư NS 49 57 665 430 II Các khỏan thu được để lại chi quản lý qua NSNN 254 262 388 662 1 Các khoản huy động nhân dân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng 41 63 92 45 2 Thu học phí 50 12 86 93 3 Viện phí 163 187 210 521 2.2.2 Công tác chi ngân sách huyện Biểu 2 Đơn vị tính : triệu đồng STT Nội dung chi 2004 2005 2006 2007 Tổng số 43.983 56.253 69.413 108.505 A Chi Cân đối Ngân sách 36.589 45.756 55.196 I Chi đầu tư phát triển 1.366 - - 5.071 - Chi XDCB 1.366 - - - - Chi chương trình 134 5.071 II Chi thường xuyên 35.223 45.756 53.305 85.466 1 Chi quốc phòng 500 229 223 462 2 chi an ninh 202 114 222 203 3 Chi giáo dục đầo tạo 22.434 28.020 34.028 49.773 4 chi sự nghiệp y tế 2.072 2.312 3.386 4.263 5 Chi sự nghiệp van hoá thông tin 325 478 321 645 6 Chi sự nghiệp phat thanh truyền hình 366 473 626 751 7 Chi sự nghiệp TDTT 148 176 336 271 8 Chi đảm bảo xa hội 1.260 1.503 2.499 619 9 Chi sự nghiệp kinh tế 2.174 4.049 3.583 5.388 - SN nông lâm thuỷ lợi 927 919 1.160 1.586 - SN giao thông 599 1.965 1.678 1.400 - SN kinh tế khác, và SN môI trường 647 1.164 744 1.932 - SN kiến thiết thị chính - - - 232 - SN địa chính - - -- 236 10 Chi Q. lý hành chính, Đảng, đoàn thể 5.544 7.277 7.754 8.290 - Chi quản lý NN 3.552 4.832 4.287 5.041 - Chi hoạt động Đảng, tổ chức CT 1.891 2.445 3.467 3.249 11 Chi khác ngân sách 297 777 326 464 12 Chi chuyển nguồn - 320 1.891 15.000 B Các khỏan thu được để lại chi quản lý qua NSNN 254 262 389 662 1 Các khoản huy động nhân dân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng 41 63 93 45 2 Thu học phí 50 12 86 93 3 Viện phí 163 187 210 521 C Chi bổ sung ngân sách xã, thị trấn 7.140 10.325 13.828 17.306 2.2.3 Tình hình cân đối ngân sách địạ phương Biểu 3 Đơn vị tính : triệu đồng STT chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 A Tổng thu ngân sách NN trên địa bàn 3.451 5.147 6.915 8.731 1 Thu nội địa 3.197 4.885 6.527 8.069 2 Các khoản thu được để lại quản lý qua NSNN 254 262 388 662 B Tổng thu ngân sách địa phương= I+II 44.543 57.518 70.326 111.736 I Các khoản thu cân đối ngân sách địa phương 44.289 57.256 69.938 111.074 1 Thu NS địa phương hưởng theo phân cấp 2.720 4.242 4.959 7.008 a Các khoản thu hưởng 100% 2.160 3.459 4002 5.115 b Thu phân chia theo tỷ lệ (%) NSĐP đợc hưởng 560 783 957 1.893 3 Thu bổ sung ( trợ cấp cân đối) từ ngân sách tỉnh 41.520 52.957 63.994 101.874 4 Thu kết dư ngân sách năm trước 49 57 665 301 5 Thu chuyển nguồn NS năm sau - - 320 1.891 II Các khỏan thu được để lại chi quản lý qua NSNN 254 262 388 662 1 Các khoản huy động nhân dân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng 41 63 92 45 2 Thu học phí 50 12 86 93 3 Viện phí 163 187 210 521 C Tổng chi ngân sách 44.485 56.854 70.131 111.128 1 chi tường xuyên 42.438 56.272 67.855 89.395 2 Chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách 254 262 388 662 3 Chi đầu tư phát triển 1.366 - - 5.071 4 Chi chương trình mục tiêu khác 429 - - 5 Chi chuyển nguồn NS năm sau 320 1.891 15.000 D Kết dư NS địa phương 58 664,4 192 608 * Thu ngân sách địa phương = Thu NS cấp huyện + thu NS hưởng theo phân cấp của cấp xã, thị trán + thu để lại quản lý qua NS cấp xã + kết dư NS cấp xã, thị trấn. * Chi NS địa phương = Chi NS huyện + Chi NS xã, thị trấn – Thu bổ sung cân đối NS của xã, thị trấn ( Bổ sung từ ngân sách huyện) 2.2.4 Công tác khai thác nguồn thu ngân sách trên địa bàn Nền kinh tế huyện Bắc Sơn quy mô còn nhỏ, sản xuất chủ yếu là nông lâm nghiệp, ngành nghề chưa phát triển; thu ngân sách hàng năm vượt Dự toán được giao và so với năm trước với tỷ lệ (%) cao; nhưng số thu còn quá nhỏ bé, mới đáp ứng được từ 5 – 7% nhu cầu chi hàng năm của địa phương, còn trên 95% nhu cầu chi tiêu là bổ sung cân đối ngân sách của cấp trên. Nguồn thu ngân sách chủ yếu của huyện Bắc sơn chủ yếu thu rừ ngoài quốc doanh ( chủ yếu là thuế công thương nghiệp) và thu khác ngân sách ( Chủ yếu là hàng tịch thu…). Các đối tượng thuế hàng năm chủ yếu là các hộ kinh doanh nhỏ. Năm 2007 trong sổ bộ thuế do chi cục thuế huyện quản lý, toàn huyện có 889 hộ môn bài, trong đó: - Các hộ kinh doanh cố định và kê khai : 388 hộ ( có 352 hộ kinh doanh cố địn và 23 hộ kê khai ) - Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và HTX: 13 doanh nghiệp - Doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn: 2 doanh nghiệp ( gồm chi nhánh công ty cổ phần Ngân Sơn- Nguyên liệu thuốc lá Bắc; và chi nhánh công ty cổ phần thương mại huyện Bắc sơn) Để hoàn thành dự toán thu được giao hàng năm. UBND huyện đã đề ra Cơ chế điều hành ngân sách, ra sức chỉ đạo quyết liệt các cấp các ngành từ huyện đến cơ sở, củng cố lực lượng thu, tìm ra các giải pháp khai thác hết nguồn thu vào ngân sách. Trước hết là tập trung quản lý chặt các hộ kinh doanh cá thể, đưa vào sổ bộ thuế để quản lý thu; thực hiện theo dõi quản lý chặt các các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, đảm bảo thu đúng thu đủ thuế môn bài, thuế VAT, thuế TNDN, nhất là tập trung thất thu trên khâu lưu thông và tập trung lực lượng quản lý thu đối với các hộ, doanh nghiệp thu mua thuốc lá lá của nông dân theo thời vụ, thuế XDCB tư nhân, các loại phí, thuế tài nguyên trong khai thác lâm sản, khai thác mỏ các loại; thực hiện chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn. Khuyến khích và tạo các điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn, từ đó tăng thu ngân sách. Để có vốn cho xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Một mặt tranh thủ sự giúp đỡ của Tỉnh và các bộ, ngành TW; mặt khác huyện đã thực hiện quy hoạch và bán đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội. Với những cách đi đó, nên hàng năm tổng vốn đầu tư phát triẻn trên địa bàn tăng ( năm 2007 đạt trên 250 tỷ đồng ) đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của địa phương, nâng cao đời sống của nhân dân. 2.3 Một vài đánh giá công tác quản lý ngân sách huyện Bắc sơn 2.3.1. Thành tựu Quản lý ngân sách thực chất là quản lý dự toán thu, chi ngân sách nhà nước. Để thực hiện thắng lợi dự toán thu chi ngân sách, hàng năm UBND huyện đã căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và dự toán ngân sách của UBND tỉnh giao để xây dựng và ban hành Cơ chế điều hành ngân sách; trên cơ sở cơ chế điều hành đó đã tăng cường, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các xã và thị trấn và đề ra các kế hoạch, giải pháp trong việc tăng thu, tiết kiệm chi ở từng cơ quan đơn vị và các xã, thị trấn đạt hiệu quả cao nhất. 2.3.1.1. Về công tác quản lý thu - Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện dự toán thu được củng cố và có nhiều đổi mới, Công tác tổ chức thực hiện dự toán thu được kiện toàn một bước và luôn được các cấp uỷ chính quyền địa phương quan tâm đúng mức; lực lượng thu đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thu, thực hiện thu dứt điểm các khoản thu tồn đọng, tăng cường kiểm tra, rà soát, điều chỉnh kịp thời mức thu cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh; cơ quan quản lý thu đã phối hợp với các ngành, các xã và thị trấn triển khai đồng bộ các biện pháp tổ chức thu, nghiệp vụ quản lý thu, có kế hoạch triển khai thu ngay các khoản thu mới phát sinh; thực hiện tốt việc ký hợp đồng uỷ nhiệm thu cho các xã, thị trấn; các xã trực tiếp tổ chức, quản lý thu, nắm rõ được nguồn thu đối tượng thu, do vậy đã chủ động tiến hành rà soát lại, đưa vào quản lý các hộ mới ra kinh doanh, hàng tháng tập trung thu dóc số thuế mới phát sinh trong bộ thuế, không để tồn đọng, nhằm hạn chế thấp nhất thất thu cho ngân sách; công tác chỉ đạo và quản lý nguồn thu được củng cố và tăng cường, thực hiện công khai thủ tục kê khai nộp thuế, công khai mức thuế khoán ấn định, quản lý chặt chẽ chế độ hoá đơn chứng từ... tạo cho các đối tượng nộp thuế dần có thói quen tự giác kê khai nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, nhằm tăng cường sự giám sát lẫn nhau giữa các bộ phận quản lý thu, giữa người nộp thuế và cán bộ thu thuế, để đảm bảo đúng chính sách chế độ nhà nước quy định, nhằm hạn chế những tiêu cực trong quá trình thực hiện dự toán thu.Công tác quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ được triển khai thực hiện tốt theo quy định của nhà nước, trong quá trình thực hiện cơ quan thuế thường xuyên kiểm tra, uốn nắn những sai sót của các hộ sử dụng hoá đơn chứng từ; nên việc quản lý thu thuế đối với các hộ sử dụng hoá đơn đạt kết quả thu tăng so với khi chưa sử dụng hoá đơn. Củng cố lại ban quản lý chợ, tăng cường công tác quản lý chợ, sắp xếp lại chỗ kinh doanh theo vị trí, ngành hàng, góp phần lưu thông hàng hoá tăng thu ngân sách nhà nước. Tăng cường kiểm tra tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh trên địa bàn và đã xử phạt nặng nhiều hộ kinh doanh không đăng ký, kinh doanh không đúng mặt hàng, ngành hàng, hoăc trốn lậu thuế. Ngay từ đầu năm UBND huyện đã chỉ đạo sát sao các ngành chức năng tăng cường lực lượng phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn chống buôn lậu và gian lận thương mại trong việc buôn bán hàng Trung quốc trốn lậu thuế, buôn thuốc lá lá, khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản gỗ, thớt nghiến và động vật hoang dã trái phép để tăng thu ngân sách. Do vậy, kết quả thu ngân sách của huyện đã đạt được những kết quả rất phấn khởi, số thu hàng năm đều vượt dự toán được giao và năm tăng cao hơn năm trước, cụ thể: Số thu năm 2004 vượt 39,2% so Dự toán Tỉnh giao; năm 2005 vượt 71% dự toán, tăng 49,1% so năm 2004; năm 2006 số thu vượt 26% dự toán tỉnh giao, tăng 35,34% so với năm 2005; năm 2007 thu vượt 46,7% Dự toán tỉnh giao, tăng 26,3% so với năm 2006. 2.3.1.2 Công tác chi ngân sách được quản lý chặt chẽ Hàng năm huyện đã chỉ đạo quyết liệt đã chủ động trong việc cân đối ngân sách, điều hành chi một cách tích cực; chỉ đạo, giám sát các đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện phải bám sát vào dự toán chi được giao để tổ chức quản lý và chi tiêu chặt chẽ, đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức, tiết kiệm và có hiệu quả. Để đảm bảo quản lý chặt chẽ công tác chi, huyện đã yêu cầu các đơn vị thụ hưởng ngân sách phải lập lại dự toán chi theo quý, có chia theo tháng chi tiết để có căn cứ cấp phát sát đúng với tình hình hoạt động thực tế của mỗi đơn vị. Trong quá trình chấp hành ngân sách tăng cường kiểm tra, kiểm soát chi từ khâu chi thường xuyên đến chi cho mua sắm và sửa chửa tài sản cơ quan; thẩm định quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành chặt chẽ; qua đó đã giảm trừ hoặc xuất toán những khoản chi sai, chi vượt chế độ quản lý tài chính hiện hành của nhà nước. 2.3.2 Những hạn chế trong công tác quản lý ngân sách huyện Bắc Sơn - Thu ngân sách chưa thực sự dựa trên nền tảng phát triển kinh tế và hiệu quả kinh tế, số thu còn bị ảnh hưởng bởi thu khác ngân sách còn cao như: thu bán hàng tịch thu lâm sản, thu vi phạm hành chính trong quản lý lâm sản, xử lý các phương tiện vi phạm vận chuyển buôn bán lâm sản... do đó tính bền vững không cao. Tình trạng thất thu trốn thuế, kiểm soát nguồn thu chưa thật chặt chẽ : tình trạng thất thu thuế cả về số hộ và doanh số trốn thuế vẫn còn diễn ra, nhiều hộ chưa kê khai theo đúng doanh thu và mức thuế phải nộp. -Chi ngân sách còn dàn trải, chưa tập trung nên vai trò là công cụ điều hành việc phát triển kinh tế- xã hội của Ngân sách Nhà nước còn yếu. 2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 2.3.3.1- Nguyên nhân chủ quan Do trong khâu lập dự toán còn chưa đi sát tại các đơn vị dự toán, chưa quan tâm tới các yếu tố tăng trưởng kinh tế, trượt giá ...Việc giao kế hoạch còn chưa căn cứ vào kế hoạch của các đơn vị. Trong công tác thu và khai thác thu còn bỏ sót, chưa khai thác triệt để, chưa có biện pháp xử lý mạnh đối với các đối tượng trốn lậu thuế và các khoản đóng góp khác. Ngoài ra, việc để nợ đọng thuế từ năm này qua năm khác vẫn nổi cộm. Trong công tác quản lý chi Ngân sách còn lỏng lẻo, khả năng kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước còn chưa cao dẫn đến một số khoản chi không đúng đối tượng, nhiệm vụ được giao. Các nguồn chi sự nghiệp kinh tế tuy bước đầu đã được cải thiện đáng kể nhưng còn nhỏ, công tác thực hiện dự án, phê duyệt quyết toán các dự án còn chưa kịp thời cho nên một số công trình đã hoàn thành nhưng chưa có hồ sơ hoàn công. Việc thực hiện Luật NSNN, các chế độ, chính sách, Pháp lệnh kế toán thống kê đôI khi còn sai lệch. Công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về thuế chưa sâu rộng và thường xuyên, cán bộ làm công tác tuyên truyền và khả năng hướng dẫn, truyền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB1058.DOC
Tài liệu liên quan