LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN.ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ. vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .vii
LỜI MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ. 7
1.1 . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC . 7
1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước . 7
1.1.2. Một số đặc điểm của ngân sách nhà nước. 9
1.1.3. Chức năng của ngân sách Nhà nước . 10
1.1.4. Tổ chức hệ thống và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. 11
1.1.5. Chu trình quản lý ngân sách nhà nước. 15
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ . 18
1.2.1. Khái niệm về ngân sách xã. 18
1.2.2. Vai trò của chính quyền cấp xã và ngân sách xã: . 20
1.3. QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ . 23
1.3.1. Khái niệm về quản lý ngân sách xã. 23
1.3.2. Mục tiêu quản lý ngân sách xã. 24
1.3.3. Bộ máy quản lý ngân sách xã. 24
1.3.4. Nội dung của công tác quản lý ngân sách xã . 25
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG . 35
1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG I. 35
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ. 38
2.1 - Giới thiệu về thành phố Việt Trì: . 38
152 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn thành phố Việt Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6,6 101,3
15 Minh Phương 1.599,5 350,5 491,9 757,1 1.541,7 312,3 459,4 770,0 96,4 89,1 93,4 101,7
16 Thuỵ Vân 2.021,3 438,8 214,1 1.368,3 2.145,8 416,0 269,8 1.460,0 106,2 94,8 126,0 106,7
17 Vân Phú 3.134,2 1.274,8 1.199,1 660,4 4.445,7 1.644,4 1.434,1 1.367,2 141,8 129,0 119,6 207,0
18 Hùng Lô 3.230,4 750,8 85,7 2.393,9 3.276,9 724,5 72,3 2.480,1 101,4 96,5 84,4 103,6
19 Kim Đức 3.537,0 168,5 350,4 3.018,1 3.795,4 93,7 378,8 3.322,9 107,3 55,6 108,1 110,1
20 Hy Cương 1.745,2 204,5 204,7 1.336,0 1.907,4 218,4 202,4 1.486,6 109,3 106,8 98,9 111,3
21 Chu Hoá 2.853,8 477,0 199,6 2.177,1 2.962,8 251,4 220,8 2.490,6 103,8 52,7 110,6 114,4
22 Tân Đức 2.018,7 473,2 9,1 1.536,4 2.041,8 351,6 6,3 1.683,9 101,1 74,3 69,3 109,6
23 Thanh Đình 2.964,4 728,5 118,9 2.116,9 2.741,0 447,3 117,5 2.176,2 92,5 61,4 98,8 102,8
Tổng Cộng 66.749,4 15.474,8 15.397,1 35.877,5 71.459,0 19.131,2 16.056,6 36.271,2 107,1 61,4 98,8 102,8
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố Việt Trì
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
HV: Hoàng Công Thưởng Khoá CH2011B 72
Theo số liệu Bảng 2.8 cho thấy thu ngân sách xã trên địa bàn thành phố
tăng đều qua các năm, năm 2010 thu ngân sách xã 41.443,3 triệu đồng, năm
2011 thu ngân sách xã là 63.730,3 triệu đồng tăng 53,8 % so với năm 2010;
năm 2012 thu ngân sách xã là 71.459 triệu đồng tăng 12,1 % so với năm
2011. Như vậy thu ngân sách trên địa bàn thành phố tăng bình quân hàng năm
là 33 %, trong quá trình thu ngân sách có những khoản thu đạt cao so với kế
hoạch như: phí và lệ phí; thuế môn bài từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế thu
nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những khoản thu đạt thấp
như: thu đất công ích và hoa lợi công sản, thu sự nghiệp. Điều đó cho thấy
việc tổ chức thu vẫn còn có chỗ chưa tốt, việc xây dựng dự toán còn chưa phù
hợp với thực tế.
Đối với khoản thu 100%: việc tổ chức chấp hành thu chủ yếu do Ban
Tài chính xã, phường thực hiện và giao cho các khu hành chính tự thu tới các
hộ, việc thực hiện thu từ các hộ được thông báo công khai trong các cuộc họp
dân để khuyến khích các hộ chấp hành tốt và nhắc nhở các hộ chưa thực hiện
tốt. Trên cơ sở các khoản thu đều nộp về Ban Tài chính xã (phường) để nộp
trực tiếp vào Kho bạc nhà nước.
Đối với khoản thu thuế, phí và lệ phí được các tổ đội thuế hoặc ủy nhiệm
thu của xã (phường) trực tiếp thu và nộp vào KBNN, thực hiện thanh toán với
Chi cục thuế của thành phố. Trong quá trình thực hiện, các xã, phường đã vận
dụng cơ chế chính sách của Nhà nước, các quy định của tỉnh, thành phố để đôn
đốc việc thu nộp, khuyến khích, động viên các đối tượng thu nộp vào ngân
sách; Kết hợp hài hòa lợi ích nhà nước, tập thể, cá nhân; Gắn trách nhiệm,
nghĩa vụ, quyền hạn của tập thể và cá nhân. Đồng thời có chế độ khuyến khích
kịp thời như trích tỷ lệ % cho người trực tiếp thu hoặc thực hiện chế độ thưởng
khi hoàn thành chỉ tiêu thu nộp.
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
HV: Hoàng Công Thưởng Khoá CH2011B 73
Theo số liệu Bảng 2.8 khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên của 23
xã, phường trong 03 năm đều vượt so với kế hoạch; năm 2010 vượt 7,2 % so
với kế hoạch, năm 2011 vượt 4,4 % so với kế hoạch, năm 2012 vượt 5,8 % so
với kế hoạch. Điều này chứng tỏ việc thực hiện thu ngân sách trên địa bàn đối
với ngân sách xã còn làm chưa tốt, còn trông trờ vào nguồn kinh phí hỗ trợ từ
ngân sách cấp trên.
Để tìm hiểu rõ hơn về công tác chấp hành thu ngân sách xã của thành
phố Việt Trì thời gian qua chúng ta đi sâu đánh giá một số loại chỉ tiêu cụ thể:
* - Khoản thu ngân sách xã hưởng 100%
Khoản thu NSX hưởng 100% là khoản thu tương đối ổn định, nó thể
hiện khả năng đóng góp của người dân tại địa phương, khả năng vận động của
các ban, ngành, đoàn thể và đặc biệt là vai trò của ban tài chính xã, phường.
Trong những năm qua khoản thu 100% của các xã, phường trên địa bàn
thành phố đều tăng, năm 2010 thực hiện là 13.821,3 triệu đồng tăng 87,7% so
với dự toán; năm 2011 thực hiện là 20.360,9 triệu đồng tăng 21,2% so với dự
toán; năm 2012 thực hiện 19.131,2 triệu đồng tăng 9,9% so với dự toán. Mặc
dù xét về tổng thể thì khoản thu 100% trên địa bàn thành phố đều vượt dự
toán nhưng nếu xét về từng địa phương, từng khoản mục thu thì có những địa
phương, có những mục thu chưa hoành kế hoạch đề ra.
- Đối với khoản thu từ phí, lệ phí: đây là khoản thu rất ổn định và nó
được thực hiện thu cùng các khoản thu điều tiết từ Thuế và các khoản thu phí
của xã, phường như: phí chợ, lệ phí chứng thư, phí trông giữ ô tô, xe máy, lệ
phí địa chínhCác khoản thu này thường thu gọn vì phải thu trực tiếp của
người dân, thu phải có biên lai thu phí hoặc vé (có tính chất như biên lai thu
phí), vì vậy khoản thu này sẽ được thanh toán với cơ quan thuế và Ban tài
chính xã (phường) theo hàng tháng và được nộp vào ngân sách. Số thu từ phí,
lệ phí tuy không cao (nó chỉ chiếm từ 1 - 2,5% trên tổng thu NSX) nhưng
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
HV: Hoàng Công Thưởng Khoá CH2011B 74
đây là khoản thu ổn định dễ thu và dễ quản lý. Năm 2010 khoản thu này là
620,7 triệu đồng tăng 28,5% so với dự toán; năm 2011 thực hiện là 875,2
triệu đồng tăng 41 % so với năm 2010, xong chỉ đạt 85 % so với dự toán; năm
2012 thực hiện 1.831,8 triệu đồng tăng 109,3 % so với năm 2011, xong chỉ
đạt 95,4 % so với dự toán. Như vậy cho thấy việc lập dự toán với khoản thu
này của năm 2011, 2012 là chưa sát với thực tế dẫn tới khi thực hiện thì
không thể hoàn thành được.
- Đối với khoản thu từ đất công ích và hoa lợi công sản: đây là khoản
thu tương đối quan trọng đặc biệt đối với các xã trên địa bàn thành phố. Qua
Bảng 2.8 cho thấy trong 03 năm khoản thu này thường không hoàn thành kế
hoạch; năm 2010 thực hiện là 3.151,4 triệu đồng đạt 60 % so với dự toán;
năm 2011 thực hiện là 3.063,1 triệu đồng đạt 47 % so với dự toán; năm 2012
thực hiện 3.969,8 triệu đồng đạt 61,1% so với dự toán.
Từ kết quả nghiên cứu trên chúng ta có những nhận xét đó là: kết quả
thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản đạt thấp so với kế hoạch, hầu như
không năm nào chỉ tiêu này hoàn thành, nó xuất phát từ những nguyên nhân
sau:
Thứ nhất: có thể việc giao kế hoạch và xây dựng kế hoạch đối với
khoản thu từ đất công ích và hoa lợi công sản là không sát với thực tế sử
dụng. Khi giao chỉ tiêu này, UBND thành phố căn cứ vào tổng quỹ đất mà
chưa tính hết được việc hiện tại quỹ đất này đã sử dụng như thế nào, sử dụng
bao nhiêu, diện tích đất thu hồi để xây dựng cơ sở hạ tầng, giao đất thổ cư.
Thứ hai: có thể việc tổ chức sử dụng quỹ đất, việc giao khoán không đạt
hiệu quả, thực hiện chưa tốt. Việc tổ chức sử dụng quỹ đất này theo quy định
phải bằng phương thức giao thầu hoặc khoán cho người dân trong một năm
hoặc nhiều năm nhưng không quá một nhiệm kỳ của UBND xã, phường.
Nhưng trên thực tế, các xã (phường) đã thực hiện giao thầu, khoán không đến
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
HV: Hoàng Công Thưởng Khoá CH2011B 75
nơi đến chốn, việc giao thầu chưa đúng nguyến tắc. Chẳng hạn xã Chu Hóa khi
giao đất trồng cây lâm nghiệp cho các hộ, năm 2012 đã thực hiện giao khoán
120 ha một lần cho nhiều năm và thu tiền một lần; Hay như phường Bến Gót
giao 12 ha hồ đầm cũng thực hiện giao nhiều năm nhưng thu tiền một lần. Điều
này là trái quy định về quản lý tài chính ngân sách xã, số thu chỉ được tính một
năm mà các năm khác không có. Hay như có nhiều xã, quỹ đất nhiều, nhưng
không tổ chức thu tốt vào NSX. Như xã Thanh Đình giao kế hoạch thu 190
triệu đồng, thực hiện 60 triệu đồng trong khi tiềm năng có nhưng không khai
thác, điều này cho thấy việc giao chưa đúng đối tượng, chưa đúng quy trình
dẫn đến khai thác không có hiệu quả, không đúng với tiềm năng.
Thứ ba: nhiều xã, phường đã cố gắng khai thác nguồn thu để nộp vào
ngân sách xã như xã Sông Lô đạt 81,2% so với kế hoạch, xã Trưng Vương đạt
79,4% so với kế hoạch, phường Tân Dân đạt 82,3% so với kế hoạch Tuy
nhiên, đa số các xã, phường đều thực hiện chưa tốt việc thu nộp từ quỹ đất
này vào ngân sách xã, có nhiều xã thực hiện thu nhưng không làm thủ tục nộp
vào ngân sách, quá trình thu không sử dụng biên lai thu tiền do Bộ Tài chính
phát hành mà chỉ viết phiếu thu hoặc ký sổ.
Qua công tác thẩm định quyết toán ngân sách xã, phường năm 2012
của Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Việt Trì đã phát hiện các xã,
phường thu nhưng chưa nộp vào NSX như: xã Thụy Vân tồn 7,34 triệu đồng;
xã Phượng Lâu tồn 4,37 triệu đồng, phường Vân Cơ tồn 6,52 triệu đồng
Xã Kim Đức thực hiện thu không sử dụng biên lai theo quy định mà chỉ thực
hiện thanh toán sổ tay với các trưởng khu hành chính; không thực hiện hạch
toán vào các sổ thu theo quy định của nhà nước.
Thứ tư: Do ý thức của người dân trong việc chấp hành thu nộp chưa
được tốt; UBND xã (phường), Ban Tài chính xã (phường) chưa có các biện
pháp đôn đốc, biện pháp thu và chọn thời điểm thu thích hợp.
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
HV: Hoàng Công Thưởng Khoá CH2011B 76
- Đối với khoản thu đóng góp của nhân dân (bao gồm đóng góp theo
quy định và đóng góp tự nguyện). Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng tương đối
lớn trong khoản thu ngân sách xã hưởng 100%, được huy động trực tiếp từ
người dân được thông qua Hội đồng nhân dân xã (phường).
+ Đối với khoản đóng góp theo quy định: trong những năm gần đây do
thay đổi cơ chế quản lý và việc xóa bỏ quỹ lao động công ích làm giảm gánh
nặng đóng góp từ người dân, do vậy nên khoản thu đóng góp theo quy định
đối với các xã phường trên địa bàn thành phố nộp vào ngân sách xã hầu như
không còn, nó chỉ còn là những khoản thu tồn đọng từ những năm trước. Tuy
vậy khoản thu này chỉ có năm 2010 hoàn thành vượt kế hoạch, năm 2011 đạt
50% so với kế hoạch, 2012 đạt 57,4% so với kế hoạch. Nguyên nhân số tồn
đọng rơi vào những hộ nghèo do đó chính quyền các xã, phường có nhiều cố
gắng nhưng không thể hoàn thành được kế hoạch đã đề ra.
+ Đối với khoản thu huy động đóng góp tự nguyện: trên cơ sở quy định
của nhà nước, được HĐND xã (phường) phê chuẩn, Ban Tài chính xã lập kế
hoạch thu các loại quỹ và huy động đóng góp tự nguyện nhằm mục đích tập
trung vốn cho xây dựng các công trình như: đường giao thông nông thôn, làm
hạ tầng khu dân cư, nhà văn hóa khu dân cư.Tùy vào điều kiện kinh tế xã
hội của từng địa phương mà có mức thu phù hợp. Đây là một khoản thu mang
tính chất vận động tự nguyện, chính vì vậy mà việc tổ chức thu gặp nhiều khó
khăn và người dân luôn có tâm lý lo ngại là không biết mình nộp tiền thì tiền
đó được sử dụng như thế nào, có đúng mục đích không. UBND, Ban tài chính
các xã, phường rất tích cực trong việc triển khai huy động nguồn thu này;
một số nơi người dân ý thức được việc tập trung nguồn lực của nhà nước và
nhân dân với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhằm hoàn
thiện cơ sở hạ tầng nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên có nhiều nơi
còn làm chưa tốt vì vậy khoản thu này trên địa bàn thành phố chỉ có năm
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
HV: Hoàng Công Thưởng Khoá CH2011B 77
2010 là hoàn thành vượt kế hoạch, còn năm 2011, 2012 đạt tỷ lệ thấp so với
kế hoạch xây dựng. Trong quá trình quản lý nguồn thu đóng góp này theo
nguyên tắc phải sử dụng biên lai thu tiền do Bộ Tài chính phát hành và nộp
ngay vào KBNN khi thu được, trừ trường hợp thu huy động bằng ngày công
và thu bằng hiện vật thì phải quy giá trị bằng tiền Việt nam đồng làm thủ tục
ghi thu - ghi chi qua KBNN. Nhìn chung các đơn vị quản lý tốt khoản thu
này, nhưng vẫn còn một số trường hợp thu không nộp ngay vào KBNN mà để
tạm thu, tạm chi hoặc ứng cho các đơn vị nhận thầu xây dựng hoặc để ngoài
sổ sách. Điển hình trong nhưng tồn tại đó là: Xã Hy Cương năm 2012 đã thu
không thực hiện viết biên lai thu tiền, thu bằng ký sổ tay, khoản thu không
nộp vào KBNN mà để chi ngoài ngân sách và tự chi tại các khu hành chính số
tiền là 24,6 triệu đồng; Phường Bạch Hạc thu đóng góp tự nguyện làm đường
bê tông nông thôn không thu bằng biên lai theo quy định số tiền là 97 triệu
đồng và không nộp qua KBNN mà tọa chi, không báo cáo quyết toán khoản
thu - chi này với ngân sách nhà nước.
- Đối với khoản thu sự nghiệp: khoản thu này được bao gồm thu sự
nghiệp giáo dục (của các trường mầm non), thu sự nghiệp y tế, đây là những
khoản thu nhằm cân đối chi hoạt động cho các trường mầm non và trạm y tế
xã. Qua phân tích số liệu cho thấy khoản thu này của các xã, phường thực
hiện rất thấp, năm 2010 thực hiện đạt 64 % so với kế hoạch, năm 2011 đạt
33,4 % so với kế hoạch, năm 2012 đạt 44,4 % so với kế hoạch. Nguyên nhân
dẫn đến tình trạng trên một phần là do một bộ phận dân cư còn nghèo dẫn đến
thất thu, một phần quan trọng là các xã đã thực hiện thu và chi luôn tại các
đơn vị thu không thực hiện nộp KBNN và không phản ánh qua NSX.
- Đối với khoản thu kết dư: khoản thu này là NSX năm trước còn tồn
lại chưa chi hết. Qua số liệu ta thấy: Năm 2010 thu kết dư là 6.703,6 triệu
đồng chiếm 16,2 % tổng thu NSX; năm 2011 thu kết dư là 12.200,5 triệu
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
HV: Hoàng Công Thưởng Khoá CH2011B 78
đồng chiếm 19,1 % tổng thu NSX; năm 2012 thu kết dư là 9.004 triệu đồng
chiếm 12,6 % tổng thu ngân sách xã. Điều đó cho thấy số thu này cao không
phải là dấu hiệu đáng mừng mà cho chúng ta thấy một thực tế sau:
Thứ nhất: các khoản thu thường dồn về cuối năm; vẫn còn tình trạng
thu dồn, thu góp chứ không thực hiện đúng theo kế hoạch đặt ra. Cho nên các
xã, phường chưa kịp thực hiện phân bổ chi và thực hiện chi kịp thời.
Thứ hai: có thể thấy các xã, phường thực hiện công việc chưa khoa học,
chưa có kế hoạch, biện pháp cụ thể để thu theo định kỳ, chưa có kế hoạch để
triển khai giải quyết thu những khoản tồn đọng về cuối năm, chưa kịp rà soát
lại hết các nguồn thu, các nhiệm vụ chi trước ngày 31/12 năm tài chính.
Thứ ba: tâm lý của người nộp tiền, nhất là đối với người dân vùng nông
thôn, họ thường có tâm lý lúc nào nộp thì nộp. Hơn nữa, các khoản thu nhập
của người dân cũng thường dồn về cuối năm và khi đó họ mới có điều kiện để
nộp những khoản phải thu nộp.
* Đối với khoản thu phân chia tỷ lệ điều tiết
Theo số liệu Bảng 2.8, nếu xét về mặt tổng thể các khoản thu phân chia
tỷ lệ điều tiết thường đạt và vượt kế hoạch. Năm 2010 thực hiện đạt 99,1 %
kế hoạch, năm 2011 thực hiện vượt 189,8 % so với kế hoạch, năm 2012 thực
hiện vượt 9,8 % so với dự toán. Trong khoản thu phân chia tỷ lệ điều tiết
khoản thu tiền sử dụng đất thường chiếm tỷ trọng lớn nhất, đây là khoản thu
thể hiện chủ trương của nhà nước đổi đất lấy cơ sở hạ tầng cho địa phương,
tránh tư lợi cũng như bất công bằng như cấp đất của những năm trước đây;
mặc dù năm 2011 khoản thu này đạt tỷ lệ thấp (chỉ đạt 42,8 % so với kế
hoạch) do việc thực hiện kế hoạch đấu giá đất của thành phố để xây dựng hạ
tầng không đảm bảo, nên dẫn tới số thu không đạt so với kế hoạch nhưng nó
vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách xã; khoản thu này là nguồn
lực quan trọng để đầu tư phát triển hạ tầng của mỗi địa phương. Các khoản
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
HV: Hoàng Công Thưởng Khoá CH2011B 79
thu về thuế môn bài từ các hộ kinh doanh, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế
VAT đều tăng qua các năm và đều vượt dự toán xây dựng, đây là những
nguồn thu nhằm đảm bảo nguồn để chi hoạt động thường xuyên của máy
chính quyền, đảng, đoàn thể.
Tuy nhiên nếu xét theo từng đơn vị, từng sắc thuế thì vẫn còn nhiều xã,
phường tổ chức thực hiện thu chưa tốt như phường Thọ Sơn, phường Tiên
Cát, xã Kim Đức, xã chu Hoá, xã Tân Đức, nhiều sắc thuế của từng địa
phương chưa đạt được kế hoạch như thuế nhà đất, thuế thu nhập doanh
nghiệp. Như vậy việc tổ chức thu chưa thực sự tốt mặc dù công tác quản lý
thuế là rất quan trọng và được quan tâm nhiều, nó thể hiện sự phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương, cũng như thể hiện được sức mạnh trong việc huy
động thu của chính quyền và ngành thuế.
Trên thực tế, còn một vấn đề cần quan tâm đó là khi thực hiện thu thuế
các tổ đội thuế hoặc uỷ nhiệm thu của Chi cục thuế có thể thực hiện thu trên
địa bàn của nhiều xã (Mỗi tổ, đội thường phụ trách từ 3 - 5 xã, phường). Theo
quy định nếu khoản thuế phát sinh tại địa bàn xã (phường) nào thì điều tiết
cho xã (phường) đó. Chính vì việc thu trên nhiều địa bàn nên khi nộp vào
Kho bạc nhà nước có thể lẫn hoặc có chuyển từ tên xã (phường) này sang xã
(phường) khác, tức là khoản thu điều tiết của xã (phường) này được chuyển
sang xã (phường) khác. Điều đó tạo ra sự bất công bằng giữa các xã, phường
và là kẽ hở dễ bị lợi dụng trong công tác quản lý thu thuế, nhất là đối với
khoản thuế ngoài quốc doanh.
Từ việc phân tích quản lý các khoản thu thuế, trong quá trình thực hiện
vẫn còn một số tồn tại mà nguyên nhân chủ yếu đó là:
- Việc xây dựng dự toán thu các khoản thuế chưa thực sự sát với từng
xã, phường, từng khu vực.
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
HV: Hoàng Công Thưởng Khoá CH2011B 80
- Việc tổ chức thu cũng như sự phối kết hợp trong công tác tổ chức thu
của cơ quan thuế và chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ, chưa quản
lý khai thác hết tiềm năng về nguồn thu từ thuế.
- Chưa có cơ chế khuyến khích động viên kịp thời, cụ thể đối với người
có nghĩa vụ nộp cũng như người trực tiếp thực hiện thu.
- Ý thức chấp hành pháp luật về nghĩa vụ thu nộp thuế của một số bộ
phận của người dân còn chưa cao.
* - Khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
Trong giai đoạn hiện nay, đối với ngân sách xã trên địa bàn thành phố
Việt Trì có thể khẳng định khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là một
khoản thu lớn và không thể thiếu bao gồm thu bổ sung cân đối ngân sách và
thu bổ sung có mục tiêu.
Khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
thu NSX. Năm 2010 thu bổ sung từ ngân sách cấp trến là 14.054,5 triệu đồng
chiếm 33,9 % tổng thu NSX; năm 2011 thu bổ sung từ ngân sách cấp trến là
33.764,7 triệu đồng chiếm 53 % tổng thu NSX; năm 2012 thu bổ sung từ
ngân sách cấp trên là 36.271,3 triệu đồng chiếm 50,8 % tổng thu NSX.
Việc thực hiện thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là cần thiết, vì nguồn
thu trên địa bàn nhìn chung còn thấp, nguồn thu của các xã, phường không
đồng đều, không đảm bảo cân đối NSX. Hơn nữa nguồn thu bổ sung có mục
tiêu còn là một chủ trương lớn của đảng và nhà nước ta ưu tiên cho phát triển
kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn, tạo ra sự công bằng, góp phần thu hẹp
khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Tuy nhiên, nếu khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên càng lớn thì
thực tế cho thấy rằng nền kinh tế xã hội của địa phương chưa phát triển, đời
sống dân cư còn nghèo và hơn thế nữa nó vẫn tồn tại tình trạng cơ chế “xin
cho” và việc phân giao nguồn thu cho NSX còn hạn chế; Đó cũng chính là
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
HV: Hoàng Công Thưởng Khoá CH2011B 81
điều kiện nảy sinh những tiêu cực trong quản lý ngân sách. Vì vậy, chúng ta
phải có những quyết sách, những định hướng cho sự phát triển kinh tế xã hội
của địa phương, phấn đấu để ngân sách địa phương có thể tự cân đối, tự đảm
bảo, hạn chế tối đa việc sử dụng kinh phí trợ cấp từ ngân sách cấp trên, giảm
gánh nặng cho ngân sách cấp trên.
Nhận xét:
Qua kết quả điều tra đối với cán bộ theo dõi thu ngân sách và cán bộ
theo dõi thu của các xã, phường và cán bộ theo dõi thu ngân sách của phòng
Tài chính Kế hoạch của thành phố: có 13/23 xã, phường nắm được mức thu
và thu đúng mức thu được nhà nước quy định chiếm 56,5% số xã (phường),
vì thế một số xã, phường thu sai mức thu nhà nước quy định cụ thể:
Đối với khoản thu đóng góp tự nguyện của nhân dân: quỹ an ninh - quốc
phòng theo Nghị quyết số 35/2002/NQ - HĐND - KXV ngày 3/7/2002 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ thì mức thu là 10.000đ/hộ/năm, nhưng khi thực
hiện xã Phượng Lâu, xã Vân Phú lại thu thấp hơn mức thu mà HĐND tỉnh quy
định, thu với mức 7.000đ/hộ/năm với lý do thu nhập của người dân trên địa bàn
còn thấp để thu được thuận lợi nên thu như thế dễ vận động được người dân
đóng góp đầy đủ; có những địa phương lại thu theo khẩu để nâng cao mức huy
động vào ngân sách như phường Tân Dân, Phường Gia Cẩm, Phường Vân Cơ,
xã Kim Đức thu 3.000đ/khẩu/năm như vậy nếu tính bình quân 01 hộ có 4 khẩu
thì các địa phương này đã thu cao hơn mức quy định ít nhất là 2.000đ/hộ/năm.
Cũng như vậy với khoản thu quỹ phòng chống lụt bão, theo Nghị định số
50/CP ngày 10/5/1997 của Chính Phủ quy định mức thu: 1kg thóc/hộ sản xuất
nông nghiệp và 2 kg thóc đối với các đối tượng khác; giá thóc để thu là giá thóc
được UBND tỉnh công bố hàng năm, nhưng giá thóc UBND tỉnh quy định
thường phải đến giữa năm mới công bố nên để dễ thu, dễ đưa vào xây dựng kế
hoạch có 5/23 xã (phường) lấy luôn giá thóc từ những năm trước ấn định thu là
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
HV: Hoàng Công Thưởng Khoá CH2011B 82
2.000đ/kg, các địa phương này lấy lý do là giá thóc theo UBND tỉnh công bố
muộn nên khó đưa vào xây dựng kế hoạch, không kịp thời triển khai, do đó thí
dụ như năm 2011 khi UBND tỉnh công bố giá thóc để thu là 3.000đ/kg thì các
địa phương này đã thu thiếu là 1.000đ/kg, làm giảm mất 1/3 số thu của ngân
sách so với quy định. Với các khoản có tính chất vận động tự nguyện đóng góp
như: quỹ bảo trợ trẻ em thực hiện theo Thông tư số 15/1998/TT - BTC ngày
06/12/1998 của Bộ Tài chính và Quỹ đền ơn đáp nghĩa thực hiện theo Nghị
định số 91/1998/NĐ - CP ngày 9/11/1998 của Chính Phủ nhưng toàn bộ 100%
số xã, phường lại giao chỉ tiêu thu cho các khu như là khoản thu bắt buộc.
Đối với khoản thu đóng góp cơ sở hạ tầng: đây là khoản thu tương đối lớn
của các phường và một số xã trên địa bàn thành phố: qua điều tra tại 7/23
phường, xã thấy bên cạnh khoản thu đóng góp làm đường bê tông nông thôn thì
các xã, phường còn thu đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng khi được giao đất thổ
cư. Để huy động khoản thu này HĐND các xã (phường ) xây dựng mức thu và ra
Nghị quyết để UBND, xã (phường) triển khai thu với mức đóng góp từ 3 - 5 triệu
đồng /hộ. Tuy nhiên theo Chỉ thị số 24/2007/CT - TTg của Thủ tướng Chính Phủ
ngày 01/11/2007 về việc chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về
phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của
nhân dân quy định: đối với khoản huy động đóng góp tự nguyện để xây dựng cơ
sở hạ tầng, huy động đóng góp mang tính chất xã hội, từ thiện phải thực hiện theo
nguyên tắc tự nguyện, HĐND, UBND các cấp không được ra văn bản bắt buộc
đóng góp, không được giao chỉ tiêu huy động cho cấp dưới, không gắn việc huy
động đóng góp với việc cung cấp dịch vụ công mà người dân được hưởng , theo
kết quả điều tra tại 23/23 xã, phường thì đều thấy đến năm 2012 vẫn thu khoản thu
này, số thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong khoản thu 100% tại xã (phường),
nếu thực hiện đúng theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ thì khoản thu này sẽ sụt
giám đáng kể, ảnh hưởng đến cân đối ngân sách của các xã, phường.
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
HV: Hoàng Công Thưởng Khoá CH2011B 83
Việc UBND các xã phường thực hiện thu khoán đối với các tổ chức, cá
nhân dẫn tới buông lỏng quản lý để các tổ chức cá nhân này thu tùy tiện thu cao
hơn mức thu phí đã được HĐND tỉnh quy định, trái với Pháp lệnh phí và lệ phí,
qua điều tra tại 7/23 xã phường thì có 2 đơn vị thu đúng mức thu được HĐND
tỉnh quy định 5 đơn vị thu sai mức thu được HĐND tỉnh quy định (chiếm 41,4%
số xã, phường điều tra) cụ thể: như phí đò ngang tỉnh quy định là thu mức
2.000đ/người/lượt nhưng tại phường Dữu Lâu lại thu 4.000đ/người/lượt; xã
Minh Nông thu với mức 3.000đ/người /lượt; xã Tân Đức thu mức
5.000đ/người/lượt; đối với phí trông giữ xe máy tại chợ theo quy định của tỉnh
thu mức 1.000đ/lượt xe nhưng tại chợ Tiên Cát của Phường Tiên Cát, chợ Gát
của Phường Thanh Miếu lại thu với mức 2.000đ/lượt xe.
Đối với khoản thu điều tiết: khoản thuế công thương nghiệp ngoài quốc
doanh nhiều xã phường còn chưa thống kê đầy số hộ kinh doanh trên địa bàn
và số doanh thu tính thuế để kiểm soát nguồn thu cơ quan thuế điều tiết, vì
vậy đây là kẽ hở để các tổ đội thuế lợi dụng để điều chuyển nguồn thu ngân
sách của các xã, phường. Điều tra 7 xã phường, chỉ có 01 phường triến hành
thống kê số hộ kinh doanh và thuế đã nộp của các hộ kinh doanh cá thể trên
địa bàn mình quản lý, các xã phường còn lại thì xác định đây là nghiã vụ của
cơ quan thuế nên không có trách nhiệm quan tâm theo dõi.
Mặc dù các xã, phường đã có nhiều cố gắng để đôn đốc các khoản thu
nộp nhằm tăng thu cho ngân sách xã, nhiều xã, phường làm tốt công tác vận
động, đưa ra thời điểm thu thích hợp nên thu tương đối đốc các khoản phải
thu nhưng còn một số xã, phường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000272574_6148_1951722.pdf