LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN . ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .iv
MỤC LỤC.v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG.x
PHẦN I. MỞ ĐẦU .1
1.Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .2
2.1 Mục tiêu chung.2
2.2 Mục tiêu cụ thể.2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.2
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài.2
3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài .3
4. Phương pháp nghiên cứu.3
4.1 Phương pháp thu thập số liệu.3
4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích.4
5. Kết cấu của luận văn .4
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ .5
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý nợ thuế.5
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại nợ thuế.5
1.1.1.1 Khái niệm nợ thuế .5
1.1.1.2 Đặc điểm của nợ thuế.5
1.1.1.3 Phân loại nợ thuế.7
1.1.2 Khái niệm, vai trò, yêu cầu của quản lý nợ thuế.12
1.1.2.1 Khái niệm quản lý nợ thuế .12
1.1.2.2 Vai trò của công tác quản lý nợ thuế.13
168 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế tại cục thuế tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp người nợ thuế đồng thời phát sinh số thuế được hoàn trả, thực
hiện thu nợ đồng thời với việc hoàn trả thuế, khi thực hiện chi ngân sách về việc
hoàn trả tiền thuế, bộ phận thực hiện thủ tục chi hoàn trả thuế phải chuyển danh
sách đơn vị được hoàn thuế cho bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cấp cục
thuế để xác định số tiền thuế còn nợ. Sau khi bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ
thuế xác định đơn vị được hoàn thuế còn nợ thuế thì đề nghị bộ phận kê khai và kế
toán thuế cấp cục thuế, đồng thời với việc ra quyết định hoàn trả thuế, phải lập lệnh
thu ngân sách trong phạm vi số tiền còn nợ tương ứng với số tiền được chi hoàn trả
thuế.
Bảng 2.12 Tình hình hoàn thuế kiêm bù trừ thuế tại Cục thuế tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2011-2014
Năm
Số DN hoàn
kiêm bù trừ
(DN)
Số tiền hoàn kiêm
bù trừ
(Triệu đồng)
Bình quân/DN
(Triệu đồng)
2011 57 35.682 626,00
2012 55 46.744 849,89
2013 62 58.457 942,85
2014 53 56.491 1.065,86
Nguồn : Cục thuế tỉnh Hải Dương
Về tình hình kiểm tra hoàn thuế GTGT qua bảng 2.13 cho thấy: Trong giai
đoạn 2011-2014 việc thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế như sau: năm 2011 thực hiện
kiểm tra đạt 79,8 % số hồ sơ, năm 2012 đạt 78,6%, năm 2013 đạt 72,2%, năm 2014
đạt 73,4%. Số thuế GTGT xử lý loại trừ, truy hoàn và phạt có xu hướng tăng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
Bảng 2.13 Tình hình kiểm tra hoàn thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2011-2014
Năm
Số lượng DN kiểm tra Kết quả xử lý (triệu đồng) Thuế xử lý
BQ 1 DN
(triệu
đồng)
DN phải
kiểm tra
(DN)
DN đã
kiểm tra
(DN)
Tỷ lệ
(%)
Loại trừ, truy hoàn và phạt
GTGT Phạt Cộng
2011 267 213 79,8 12.950 1.100 14.050 65,96
2012 351 276 78,6 31.500 7.600 39.100 141,67
2013 392 283 72,2 27.630 6.310 33.940 119,93
2014 410 301 73,4 28.157 6.750 34.907 115,97
( Nguồn: Cục thuế tỉnh Hải Dương )
Các hành vi vi phạm cũng rất đa dạng, số thuế phải xử lý ngày càng tăng,
trong khi đó CQT vẫn chưa thể kiểm tra được 100% số hồ sơ. Thực tế này đòi hỏi
CQT cần phải tập trung hơn nữa cho công tác kiểm tra hoàn thuế GTGT, nâng cao
tỷ lệ số hồ sơ được kiểm tra.
2.3.3.4. Công tác quản lý kê khai thuế
Công tác kê khai và kế toán thuế đã được thực hiện thống nhất theo quy
trình, dữ liệu hồ sơ khai thuế được cập nhật đầy đủ, kịp thời, hình thành nguồn dữ
liệu thông tin cơ bản về NNT phục vụ cho QLT khi thực hiện cơ chế NNT tự tính,
tự khai, tự nộp thuế; các trường hợp thành lập doanh nghiệp nhằm mục đích mua
bán hóa đơn bất hợp pháp, không hoạt động kinh doanh, không kê khai nộp thuế
được phát hiện và ngăn chặn tương đối kịp thời thông qua việc kiểm tra, rà soát
thường xuyên hồ sơ khai thuế; việc sử dụng tờ khai mã vạch hai chiều, áp dụng hình
thức kê khai thuế điện tử... đã tạo thuận lợi và giảm thiểu chi phí cho NNT và CQT.
Năm 2013, đã triển khai cho hơn 1.500 NNT thực hiện kê khai thuế qua mạng,
lũy kế đến năm 2014 đã có 4.022 NNT đăng ký thực hiện kê khai điện tử, có 169.336
hồ sơ khai thuế đã được nhận, kết quả đạt 95% NNT nộp tờ khai thành công
Tuy nhiên, bên cạnh rất nhiều những lợi ích của việc kê khai thuế qua mạng
thì vẫn phải thấy rằng, hệ thống mạng, cơ sở dữ liệu của CQT hiện nay chưa đáp
ứng tốt được cho việc kê khai thuế qua mạng. Tình trạng nghẽn mạng, sai sót trong
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
60
quá trình kê khai còn xảy ra nhiều. Nhiều đơn vị bị thất lạc tờ khai mặc dù vẫn nhận
được thông báo thành công khi gửi tờ khai qua mạng và nhiều trường hợp CQT vẫn
phải nhập tay tờ khai vào hệ thống. Trong quá trình nhập tờ khai bằng tay vào hệ
thống, rất nhiều trường hợp số thuế phát sinh của đơn vị bị nhập sai, dẫn đến số thuế
nợ lên rất lớn. Nhiều trường hợp nhập nhầm lần giữa doanh thu tính thuế và số thuế
phải nộp, nhầm giữa số phát sinh giữa các sắc thuế khác nhau.
Bên cạnh đó cũng phải thấy rằng, phần mềm hỗ trợ kê khai hiện nay mặc dù
đã được nâng cấp rất nhiều những vẫn không đáp ứng được hết các quy định của
pháp luật. Nhiều trường hợp phần mềm không hỗ trợ được cho doanh nghiệp. Ví
dụ: nhiều đơn vị thuộc diện được miễn, giảm nộp thuế, được gia hạn nộp thuế
nhưng khi tích trên phần mềm thì không thể tích được do lỗi, và sau đó phải thực
hiện điều chỉnh tay với CQT tất cả những trường hợp này đều gây khó khăn cho
công tác quản lý nợ. Không những làm số nợ ảo tăng lên mà còn tốn kém rất nhiều
thời gian để có thể phát hiện, xử lý và điều chỉnh.
2.3.3.5. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Thực hiện Luật QLT, bộ máy tổ chức ngành thuế chuyển từ mô hình QLT
theo đối tượng sang quản lý theo chức năng, lãnh đạo CTHD rất chú trọng công tác
tuyên truyền, hỗ trợ NNT từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác QLT.
Từ năm 2011 trở lại đây, ngành thuế nói chung và Cục thuế tỉnhHải Dương nói
riêng đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền hỗ trợ cho NNT Giải đáp qua điện
thoại, trả lời bằng văn bản cho NNT, đồng thời tổ chức tôn vinh các doanh nghiệp và
hộ kinh doanh chấp hành tốt chính sách thuế, không để nợ đọng thuế. Phối hợp với các
cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tuyên truyền về công tác thuế.
Qua công tác tuyên truyền đã dần nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật
thuế, góp phần giảm thiểu nợ đọng thuế và các vi phạm về thuế do thiếu hiểu biết
của người nợ thuế gây ra. Tuy nhiên công tác tuyên truyền - hỗ trợ chưa dựa trên
mức độ tuân thủ của NNT để phân nhóm và có hình thức, nội dung và mức độ TT-
HT phù hợp. Việc đưa tin, phản ánh công khai NNT có hành vi vi phạm pháp luật
thuế như trốn thuế, nợ thuế, sử dụng hóa đơn bất hợp chưa được thực hiện kịp thời
nên chưa có tác dụng trong việc phê phán các hành vi vi phạm pháp luật thuế.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
61
Bảng 2.14 Tình hình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế giai đoạn 2011-2014
Nguồn: Phòng tuyên truyền hỗ trợ Cục thuế
TT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014
So sánh (%)
2012 so
2011
2013 so
2012
2014 so
2013
I Công tác tuyên truyền
1 Phát sóng truyền thanh, truyền hình Buổi 23 50 35 38 217,39 70,00 108,57
2 Bài đăng báo, tạp chí Bài 38 31 37 41 81,58 119,35 110,81
3 Biển quảng cáo, pa nô, áp phích Biển 250 267 271 252 106,80 101,50 92,99
II Công tác hỗ trợ doanh nghiệp
1 Trả lời bằng văn bản VB 157 172 259 237 109,55 150,58 91,51
2 Trả lời trực tiếp, qua điện thoại Lượt 2301 2516 2875 3150 109,34 114,27 109,57
3 Tập huấn cho doanh nghiệp Buổi 36 38 41 39 105,56 107,89 95,12
4 Đối thoại với doanh nghiệp Buổi 43 48 52 47 111,63 108,33 90,38
5 Cung cấp tài liệu, ấn phẩm thuế Bộ 1500 1550 1610 1530 103,33 103,87 95,03
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
62
2.3.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra
Công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế đã góp phần hoàn thiện cơ
chế chính sách pháp luật về thuế, là phương tiện phòng ngừa hành vi vi phạm pháp
luật và tội phạm nảy sinh trong hoạt động quản lý thu thuế, có vai trò quan trọng
trong việc cải cách thủ tục hành chính cả về quy chế và tổ chức thực hiện, giảm đến
mức tối đa các thủ tục, quy chế không cần thiết gây phiền hà đến người dân và
doanh nghiệp.
Bảng 2.15 Kết quả kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 -
2014
Năm thực
hiện
Số đơn vị vi
phạm (DN)
Số thuế truy
thu (tr.đ)
Phạt vi phạm
hành chính (tr.đ)
Số thuế truy thu
b.quân (tr.đ)
2011 127 14.500 1.630 114,2
2012 131 15.200 1.710 116,0
2013 145 17.700 1.820 122,1
2014 158 18.300 2.130 115,8
Nguồn Cục thuế tỉnh Hải Dương
Qua bảng 2.15 có thể thấy, kết quả kiểm tra thuế hằng năm có sự phát triển
vượt bậc. Nếu như số thuế truy thu qua công tác kiểm tra năm 2011 chỉ là 14.500
triệu đồng thì con số này năm 2013 tương ứng là 18.300 triệu đồng, tức là tăng tgần
4.000 triệu đồng. Có thể nói công tác kiểm tra tại trụ sở NNT đã có bước phát triển
lớn trong năm 2013, và chất lượng công tác này khá ổn định. Cụ thể, nếu như trong
năm 2011, số thuế truy thu trung bình một cuộc kiểm tra là 114,2 triệu đồng/1DN,
năm 2010 là 116 triệu đồng/1DN, thì đến năm 2013 con số này là 122,1 triệu
đồng/1DN. Tóm lại, chất lượng công tác kiểm tra chưa phản ánh được xu thế phát
triển của công tác này. Điều đó xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó có
nguyên nhân của việc chạy đua theo số lượng, theo kế hoạch mà chưa coi trọng chất
lượng của công tác này.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
63
Hoạt động thanh tra thuế ở CTHD chủ yếu là thanh tra theo kế hoạch đã lập
hằng năm, trong đó chú trọng thanh tra thuế đối với DNNN và doanh nghiệp ngoài
quốc doanh đối với những trường hợp chủ yếu sau: Doanh nghiệp có ngành nghề
kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng; Doanh nghiệp kinh doanh lỗ, đặc
biệt liên tục trên 3 năm; Các doanh nghiệp có số nợ thuế lớn; Doanh nghiệp nhiều
năm chưa được thanh tra; Các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế Ngoài ra,
thực hiện thanh tra các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế hoặc để
giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan QLT hoặc
theo Bộ trưởng Bộ tài chính.
Số liệu tại Bảng 2.16 cho thấy, công tác thanh tra từ năm 2011 đến 2013 có
sự chuyển biến về số lượng các đơn vị vi phạm cũng như về số thuế truy thu. Nếu
như năm 2011 qua thanh tra có 72 doanh nghiệp vi phạm với số thuế truy thu là
40.715 triệu đồng; năm 2012 có 85 doanh nghiệp vi phạm với số thuế 54.428 triệu
đồng , năm 2013 có 92 doanh nghiệp vi phạm với số thuế truy thu là 45.137 triệu
đồng, năm 2014 có 95 doanh nghiệp vi phạm với số thuế truy thu là 45.200 triệu
đồng.
Bảng 2.16 Kết quả thanh tra thuế trên địa bàn tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2011 - 2014
Năm thực
hiện
Số đơn vị
vi phạm
(DN)
Số thuế
truy thu
(tr.đ)
Phạt vi phạm
hành chính
(tr.đ)
Số thuế truy
thu b.quân
(tr.đ)
2011 72 40.715 15.123 775,52
2012 85 54.428 25.072 935,29
2013 92 45.137 21.128 720,27
2014 95 45.200 20.530 691,89
Nguồn Cục thuế tỉnhHải Dương
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
64
Điều đó cho thấy công tác thanh tra thuế ngày càng được tăng cường. Do từ
năm 2013 khi xây dựng kế hoạch thanh tra đã sử dụng phần mềm phân tích rủi ro
nên chất lượng của công tác này có sự chuyển biến mạnh mẽ so vói trước.
Ngoài ra Cục thuế còn chỉ đạo phải tăng cường công tác kiểm tra chế
độ kế toán, sử dụng hoá đơn chứng từ, công tác xác minh hoá đơn qua đó đã chấn
chỉnh kịp thời những sai phạm đồng thời xử lý truy thu và phạt nhiều tỷ đồng nộp
vào NSNN, góp phần giảm thiểu nợ thuế.
2.3.4. Tình hình thực hiện công tác cưỡng chế nợ thuế
Bảng 2.17 Kết quả thực hiện cưỡng chế các đối tượng nợ thuế trên địa bàn
tỉnh Hải Dương giai đoạn năm 2011- 2014
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2011 2012 2013 2014
- Thông báo sẽ áp dụng
BPCC
lượt 9 23 57 132
- Quyết định cưỡng chế lượt 5 12 32 50
- Số tiền thu được từ QĐCC Triệu đồng 3.236 5.052 11.958 26.712
Nguồn Cục thuế tỉnh Hải Dương
Qua bảng số liệu 2.17 trên ta thấy biện pháp cưỡng chế tuy có mang lại kết
quả nhưng chưa cao, tỷ trọng trong tổng nợ thuế thu được trong năm rất thấp. Năm
2013 có 32 đơn vị bị cưỡng chế, số tiền thu được là 11.958 triệu đồng, dự kiến năm
2014 có 50 đơn vị bị cưỡng chế, số tiền thu được là 26.712 triệu đồng.
Từ tháng 7 năm 2013 Nhà nước sửa đổi luật QLT đã cho áp dụng linh hoạt
hơn trong việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế cho nên công tác cương chế
được thực hiện nhanh và hiệu quả hơn so với thời gian trước.
Hiện tại ở Cục thuế Hải Dương, việc cưỡng chế thuế phần lớn đang thực hiện
biện pháp trích tiền từ tài khoản của người nợ thuế tại Kho bạc, tổ chức tín dụng để
thu hồi nợ. Thực tế chỉ thu được một số ít trường hợp do số dư tài khoản của doanh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
65
nghiệp chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn; Việc thu thập thông tin về tài khoản
của NNT mất rất nhiều thời gian và nhân lực do NNT mở tài khoản tại nhiều ngân
hàng nên rất khó kiểm soát. Có trường hợp ngân hàng chậm cung cấp thông tin dẫn
đến người nợ thuế đã tẩu tán tiền gửi.
Đối với biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn
giá trị sử dụng tỏ ra có hiệu quả hơn. Tuy nhiên muốn áp dụng biện pháp này điều
kiện là đã áp dụng biện pháp trích tiền từ tài khoản nhưng chưa thu đủ tiền thuế nợ
theo quyết định cưỡng chế, hoặc qua thu thập xác minh thông tin chứng minh tính
không hiệu quả của việc cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản. Tức là
mất nhiều thời gian công sức mới có thể áp dụng biện pháp này. Mặt khác, khi hóa
đơn không được sử dụng thì hầu như là bắt doanh nghiệp dừng hoạt động, như vậy
lại tạo thêm khó khăn cho NNT. Vì vậy, phải hết sức cân nhắc khi áp dụng biện
pháp này.
Ngoài hai biện pháp trên đã được Cục thuế Hải Dương thực hiện, các biện
pháp khác, mặc dù pháp luật thuế đã quy định rất chặt chẽ nhưng trên thực tế Cục
thuế Hải Dương chưa thực hiện được. Đây cũng là thực tế của đại đa số các CQT
trong cả nước do tính chưa khả thi, chưa đồng bộ các điều kiện để áp dụng vào thực
tiễn.
Để thu hồi nợ đọng thuế vào NSNN có hiệu quả, CTHD còn triển khai nhiều
biện pháp đối với DN chây ỳ nộp thuế, nợ đọng kéo dài, Cụ thể:
- Định kỳ hàng tháng báo cáo UBND Tỉnh, HĐND đánh giá tình hình thu
NSNN và tình hình nợ đọng các doanh nghiệp có nợ đọng thuế quá 90 ngày để
UBND Tỉnh biết và chỉ đạo các ban, ngành các cấp phối hợp CQT trong công tác
truy thu thuế nợ đọng.
- Chỉ đạo các Chi cục thuế thành lập Ban chỉ đạo đôn đốc thu NSNN, xây
dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp có số thuế nợ đọng lớn,
các doanh nghiệp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế; đồng thời gửi UBND các
huyện, thị xã, thành phố để chỉ đạo các ban, ngành cấp huyện phối hợp thực hiện
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
66
các biện pháp truy thu và cưỡng chế nợ thuế, đảm bảo đúng quy trình và quy định
của pháp luật.
- Thực hiện Thông báo sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế cho
doanh nghiệp nợ đọng thuế cố tình chây ỳ; mời làm việc và lập biên bản với các
doanh nghiệp; yêu cầu DN nộp hết số tiền nợ, tiền phạt chậm nộp và đề nghị Cục
thuế điều chỉnh các khoản nộp ngân sách sang tiền phạt chậm nộp.
- Yêu cầu các DN nợ đọng lớn kéo dài cung cấp chi tiết công nợ của DN, để
CQT kiểm tra xác minh bên thứ 3 và phối hợp thu nợ đọng thuế.
- Phối hợp chặt chẽ với hệ thống Kho bạc Nhà Nước để thu hồi nợ đọng
thuế: Hàng tháng CQT gửi Kho bạc Nhà nước Hải Dương các cấp danh sách các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB còn nợ đọng thuế, để Kho bạc Nhà
nước trong quá trình giải ngân, thanh toán vốn XDCB cho doanh nghiệp, sau khi
khấu trừ 2,0% thuế GTGT theo qui định, khấu trừ tiếp tiền thuế, tiền phạt nợ đọng
quá 90 ngày của doanh nghiệp.
- Phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương và hệ thống các Ngân hàng
để thu hồi nợ thuế của các Doanh nghiệp bán tài sản cố định qua tài khoản thanh
toán ngân hàng.
2.4. Đánh giá của CBCC và NNT về công tác QLNT tại Cục thuế tỉnh Hải
Dương
2.4.1. Đặc điểm cơ bản của các đối tượng được điều tra
Để có những phân tích sâu sắc về công tác QLNT của CTHD, trong khuôn
khổ của đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra 120 cán bộ công chức Cục thuế có liên
quan đến công tác QLNT và 120 cá nhân hoặc đại diện cho các doanh nghiệp có
liên quan đến nợ thuế trên địa bàn do Cục thuế quản lý. Kết quả xử lý thông tin
được thể hiện ở các bảng sau:
Trước hết Bảng 2.18 cho thấy trong 120 CBCC Cục thuế được điều tra, số
CB có độ tuổi từ 40 đến 50 là nhiều nhất, 61 người, chiếm 50,8%; chủ yếu là nữ
giới 73 người chiếm 60,8%; có trình độ đại học 108 người chiếm 90%; và chủ yếu
là cán sự (56 người, 46,7%) và kiểm soát viên (36 người, 30%). Trong đó số người
ĐA
̣I H
ỌC
KI
N
TÊ
́ HU
Ế
67
có thời gian công tác tại CQT chủ yếu trên 20 năm, 54 người, chiếm 45%, với kinh
nghiệm QLNT từ 1-3 năm là 37 người, chiếm 30,8%, từ 3 đến 5 năm có 29 người,
chiếm 24,2% và trên 5 năm có 23 người, chiếm 19,2%. Với những thông tin đó cho
thấy số CBCC Cục thuế Hải Dương được phỏng vấn phần lớn là những người có
trình độ cao, có kinh nghiệm công tác, lớn tuổi, vì vậy ý kiến của họ là thông tin
quan trọng, tin cậy để làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá sau này.
Bảng 2.18. Thông tin mẫu điều tra cán bộ công chức Cục thuế
Chỉ tiêu Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Tổng số CBCC được điều tra 120 100
1. Phân theo độ tuổi
+ Dưới 30 tuổi 3 2,5
+ Từ 30 đến 39 tuổi 23 19,2
+ Từ 40 đến 50 tuổi 61 50,8
+ Trên 50 tuổi 33 27,5
2. Phân theo giới tính
+ Nam giới 47 39,2
+ Nữ giới 73 60,8
3. Phân theo trình độ chuyên môn
+ Trung cấp 6 5,0
+ Cao đẳng 6 5,0
+ Đại học 108 90,0
4. Phân theo ngạch công chức
+ Chuyên viên chính 1 ,8
+ Chuyên viên 15 12,5
+ Cán sự 56 46,7
+ Kiểm soát viên 36 30,0
+ Kiểm thu viên 12 10,0
5. Theo năm công tác tại CQT
+ Dưới 5 năm 11 9,2
+ Từ 5 đến 9 năm 26 21,7
+ Từ 10 đến 14 năm 6 5,0
+ Từ 15 đến 20 năm 23 19,2
+ Trên 20 năm 54 45,0
6. theo thời gian công tác QL nợ thuế
+ Dưới 1 năm 31 25,8
+ Từ 1 đến 3 năm 37 30,8
+ Từ 3 đến 5 năm 29 24,2
+ Trên 5 năm 23 19,2
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
68
Đối với các đối tượng điều tra là NNT, đặc điểm cơ bản của họ được thể hiện
ở Bảng 2.19.
Bảng 2.19. Thông tin mẫu điều tra về người nộp thuế
Chỉ tiêu Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Tổng số NNT được điều tra 120 100
1. Phân theo độ tuổi
+ Dưới 30 tuổi 18 15,0
+ Từ 30 đến 39 tuổi 29 24,2
+ Từ 40 đến 50 tuổi 35 29,2
+ Trên 50 tuổi 38 31,7
2. Phân theo giới tính
+ Nam giới 54 45,0
+ Nữ giới 66 55,0
3. Phân theo trình độ chuyên môn
+ Trung cấp 21 17,5
+ Cao đẳng 24 20,0
+ Đại học 43 35,8
+ Trên đại học 2 1,7
+ Khác 30 25,0
4. Phân theo ngành nghề KD
+ SX 13 10,8
+ Xây dựng 43 35,8
+ Thương mại 42 35,0
+ Dịch vụ 18 15,0
+ Khác 4 3,3
5. Phân theo vốn SXKD
+ Dưới 5 tỷ 44 36,7
+ Từ 5 đến dưới 10 tỷ 14 11,7
+ Từ 10 đến 20 tỷ 35 29,2
+ Trên 20 tỷ 27 22,5
6. Phân theo loại hình doanh nghiệp
+ DN nhà nước 5 4,2
+ DN tư nhân 8 6,7
+ Công ty TNHH 41 34,2
+ Công ty cổ phần 19 15,8
+ Hộ kinh doanh 43 35,8
+ Loại khác 4 3,3
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
69
Qua bảng 2.19 cho thấy, với 120 cá nhân và đại diện cơ sở SXKD là NNT
được điều tra chủ yếu nằm trong độ tuổi trên 40 tuổi, trong đó từ 40 đến 50 tuổi là
35 người, chiếm 29,2% và trên 50 tuổi là 38 người, chiếm 31,7%. Cơ cấu về giới
tính tương đối đều nhau, nam 54 người chiếm 45% và nữ 66 người chiếm 55%. Xét
theo trình độ thì trong 120 NNT có 43 người có trình độ đại học, chiếm 35,8%; chủ
yếu là các cá nhân hoặc thuộc các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực xây dựng (43
người, chiếm 35,8%) và thương mại (42 người, chiếm 35%); với số vốn SXKD
được cơ cấu đều giữa các nhóm, dưới 5 tỷ có 44 người chiếm 36,7%, từ 10-20 tỷ có
35 người chiếm 29,2%, trên 20 tỷ có 27 người chiếm 22,5%, chủ yếu là các loại
hình Hộ kinh doanh (43 người, chiếm 35,8%), công ty TNHH (41 người chiếm
34,2%). Như vậy, với các đặc điểm trên đảm bảo các thông tin thu thập được đại
diện cho NNT đánh giá chính xác công tác QLNT tại CTHD.
2.4.2. Phân tích ý kiến đánh giá về công tác QLNT của các đối tượng được điều tra
* Đánh giá của CBCC Cục thuế tỉnh Hải Dương được điều tra
Trên cơ sở thông tin thu thập được, chúng tôi tiến hành phân tích ý kiến đánh
giá của các đối tượng điều tra CBCC Cục thuế và NNT. Kết quả được thể hiện ở các
bảng sau. Bảng 2.20 cho thấy, kiểm định One sample T-test cho các yếu tố liên
quan đến công tác QLNT và cướng chế nợ thuế, công tác kê khai và nộp thuế, công
tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, công tác thanh kiểm tra, phương tiện hữu hình phục
vụ QLNT và đánh giá chung về công tác QLNT của CBCC Cục thuế cho thấy:
- Đối với công tác QLNT và cướng chế nợ thuế: tất cả các tiêu chí được đưa
vào kiểm định đều có giá trị Sig. <0,05, cho phép chúng ta bác bỏ giả thiết H0 và
chấp nhận giả thiết H1. Điều này có nghĩa là giá trị trung bình (GTTB) ý kiến đánh
giá của tất cả 5 tiêu chí liên quan đến công tác QLNT và cướng chế nợ thuế đều có
giá trị khác 3 (giá trị kiểm định). Trong đó có 3 tiêu chí có GTTB ý kiến lớn hơn 3,
và các giá trị t này dương lớn, nên GTTB ý kiến đánh giá của 3 tiêu chí này tiến lên
mức 4, mức đánh giá “đồng ý”. Đó là các tiêu chí: Thực hiện biện pháp quản lý nợ
đối với các DN nợ thuế; Xử phạt nộp chậm đối với các doanh nghiệp nợ thuế; Thực
hiện cưỡng chế nợ thuế đối với DN nợ thuế.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
70
Bảng 2.20: Đánh giá của CBCC Cục thuế Hải Dương được điều tra về công tác QLNT
Tiêu chí
Giá
trị
TB
Giá trị t
Giá trị
Sig. (2-
tailed)
% người trả lời
1:Hoàn toàn không đồng ý →
5:Hoàn toàn đồng ý
1 2 3 4 5
Công tác QLNT và cưỡng chế nợ thuế
1. Thực hiện biện pháp quản lý nợ đối với các DN nợ thuế 3,84 16,318 ,000 ,0 ,8 22,5 68,3 8,3
2. DN thường nộp chậm tiền thuế so với thời hạn nộp thuế 2,09 -23,146 ,000 5,0 80,8 14,2 ,0 ,0
3. Xử phạt nộp chậm đối với các doanh nghiệp nợ thuế 3,51 10,740 ,000 ,0 ,0 50,0 49,2 ,8
4. Thực hiện cưỡng chế nợ thuế đối với DN nợ thuế 3,34 5,408 ,000 ,0 10,0 48,3 39,2 2,5
5. Sự phối hợp hiệu quả giữa Bộ phận quản lý nợ & cưỡng
chế nợ thuế với các bộ phận liên quan
1,97 -24,279 ,000 12,5 78,3 9,2 ,0 ,0
Công tác kê khai và nộp thuế
6. Kê khai thuế qua mạng Internet tạo thuận lợi cho DN 3,26 4,602 ,000 ,0 4,2 70,8 20,0 5,0
7. DN kê khai doanh thu thấp hơn so với thực tế. 3,42 7,409 ,000 ,0 ,0 65,0 28,3 6,7
8. Quy định xử phạt đối với nộp chậm tờ khai thuế. 2,86 -1,759 ,081 ,0 46,7 20,8 32,5 ,0
9. Điều chỉnh thuế mà DN nộp thừa, thiếu đã kịp thời 3,66 11,017 ,000 3,3 ,0 24,2 24,2 ,0
10. Nộp thuế qua Ngân hàng, KBNN thuận lợi với DN. 3,13 1,747 ,083 3,3 11,7 57,5 24,2 3,3
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNTĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
71
11. Tập huấn, đối thoại, cung cấp tài liệu cho DN 3,12 1,686 ,094 3,3 12,5 54,2 29,2 ,8
12. Thông tin từ Website ngành thuế là tiện ích 3,15 2,185 ,031 ,8 18,3 46,7 33,3 ,8
13. Hệ thống về chính sách thuế rõ ràng 3,28 5,083 ,000 ,0 8,3 55,0 36,7 ,0
Công tác thanh tra, kiểm tra
14. NNT phản ứng không tích cực đối với các cuộc kiểm tra 3,05 ,706 ,482 5,0 10,8 60,0 22,5 1,7
15. Kiểm tra theo đúng nội dung quyết định 3,11 1,530 ,129 3,3 15,0 49,2 32,5 ,0
16. NNT nhất trí với việc xử lý vi phạm các quy định về
thuế của cán bộ kiểm tra, thanh tra thuế.
3,19 3,100 ,002 ,0 15,0 50,8 34,2 ,0
Phương tiện hữu hình phục vụ QLNT
17. Phương tiện, máy móc thiết bị phục vụ QLNT được đầu
tư đầy đủ
3,19 2,807 ,006 1,7 13,3 50,8 32,5 1,7
18. Phương tiện, máy móc thiết bị phục vụ QLNT được
trang bị đồng bộ
3,08 1,216 ,226 2,5 11,7 61,7 24,2 ,0
19. Phương tiện, máy móc thiết bị phục vụ QLNT được cập
nhật phần mềm tiên tiến hiện đại
3,03 ,345 ,731 2,5 19,2 55,0 20,0 3,3
Đánh giá công tác QLNT của Cục thuế HD
20. Đánh giá công tác QLNT của Cục thuế HD 3,17 2,34 0,02 2,5 13,3 51,7 30,0 2,5
Số khảo sát: 120 CBNV Cục thuế Hải Dương; giá trị kiểm định T =3; Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
72
Đối với 2 tiêu chí là DN thường nộp chậm tiền thuế so với thời hạn nộp thuế
và Sự phối hợp hiệu quả giữa Bộ phận quản lý nợ & cưỡng chế nợ thuế với các bộ
phận liên quan có GTTB ý kiến đánh giá nhỏ và giá trị t âm rất lớn, chứng tỏ CBCC
Cục thuế không hài lòng với 2 tiêu chí này. Tức là đối với tiêu chí “DN thường nộp
chậm tiền thuế so với thời hạn nộp thuế” có điểm trung bình 2,09, gần mức 2, tức
CBCC đánh giá ở mức “không đồng ý”, nghĩa là trong thực tế các DN ở tỉnh Hải
Dương không thường nộp chậm tiền thuế so với thời hạn nộp thuế, họ vẫn nộp đúng
thời hạn.
Đối với tiêu chí “Sự phối hợp hiệu quả giữa Bộ phận quản lý nợ & cưỡng
chế nợ thuế với các bộ phận liên quan” có điểm trung bình 1,97, tức là CBCC Cục
thuế đánh giá “không đồng ý” với tiêu chí này, tức trong thực tế các bộ phận quản
lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của Cục thuế Hải Dương chưa phối hợp hiệu quả. Điều
này đòi hỏi Cục thuế cần có biện pháp thiết thực hơn nhằm phối hợp quản lý và
cưỡng chế nợ thuế tốt hơn.
- Đối với công tác kê khai nộp thuế: trong 5 tiêu chí được đưa vào kiểm định
có 3 tiêu chí giá trị Sig. <0,05, cho phép chúng ta bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận
giả thiết H1, gồm: Kê khai thuế qua mạng Internet tạo thuận lợi cho DN; DN kê khai
doanh thu thấp hơn so với thực tế; Điều chỉnh thuế mà DN nộp thừa, thiếu đã kịp
thời. Điều này có nghĩa là GTTB ý kiến đánh giá của 3 tiêu chí này có giá trị khác 3
(giá trị kiểm định), và các giá trị t này dương lớn, nên GTTB ý kiến đánh giá của 3
tiêu chí này tiến lên mức 4, mức đánh giá “đồng ý”. Điều này là hoàn toàn thực tế
thời gian qua.
Đối với 2 tiêu chí là “Quy định xử phạt đối với nộp chậm tờ khai thuế; và Nộp
thuế qua Ngân hàng, KBNN thuận lợi với DN” có giá trị Sig. >0,05, chấp nhận giả
thiết H0, tức là có cơ sở để khẳng định GTTB ý kiến bằng giá trị kiểm định 3, tức
bằng mức đánh giá “bình thường hay đồng ý một phần”. CBCC Cục thuế chỉ đồng
ý 1 phần 2 tiêu chí Quy định xử phạt đối với nộp chậm tờ khai thuế; và Nộp thuế
qua Ngân hàng, KBNN thuận lợi với DN. Thực tế việc xử phạt nộp chậm thuế và
công tác triển khai nộp thuế qua ngân hàng, kho bạc còn nhiều điểm bất cập, chưa
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_quan_ly_no_thue_tai_cuc_thue_tinh_hai_duong_9802_1909377.pdf