Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn.ii
Tóm lược luận văn.iii
Danh mục các từ viết tắt. iv
Danh mục bảng biểu. v
Danh mục sơ đồ. vi
Mục lục.vii
PHẦN I - MỞ ĐẦU . 1
PHẦN II - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 5
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH . 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ .5
1.1.1. Khái niệm.5
1.1.2. Bản chất, chức năng của thuế.6
1.1.3. Hệ thống thuế, phân loại thuế và các yếu tố cấu thành một sắc thuế.8
1.1.4. Miễn, giảm thuế. 13
1.1.5. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường. 14
1.2. QUẢN LÝ THUẾ . 18
1.2.1. Khái niệm quản lý thuế. 18
1.2.2. Nội dung quản lý thuế. 19
1.2.3. Xu hướng đổi mới quản lý thuế ở các nước trên thế giới và yêu cầu đổi
mới quản lý thuế ở Việt Nam. 25
1.3. QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI
QUỐC DOANH. 27
1.3.1. Khái niệm, định hướng của Nhà nước về phát triển doanh nghiệp và vai
trò của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh . 27
1.3.2. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh . 29
1.3.3. Nội dung cơ bản của một số Luật thuế có liên quan đến lĩnh vực doanh
nghiệp ngoài quốc doanh. 31
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TẠI CỤC THUẾ
QUẢNG BÌNH.38
A - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 38
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU. 38
154 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
35 10 28 110 3 200
5 Môn Bài 39 63 250 123 470 65 97 410 1,517
6 Thu khác+Phạt 7 20 20 10 70 1 25 55 208
Năm 2008
I Kế hoạch 760 5,150 4,600 6,100 13,500 1,150 2,500 47,565 81,325
II Thực hiện 1,300 5,190 5,500 7,000 12,760 1,361 2,313 50,520 85,944
III Tỷ lệ % 171.05 100.78 119.57 114.75 94.52 118.35 92.52 106.21 105.68
Trong đó
1 Thuế GTGT 1,200 4,644 4,215 6,099 9,190 1,100 1,850 43,460 71,758
2 Thuế TNDN 15 250 845 700 2,800 180 190 5,200 10,180
3 Thuế TTĐB 14 20.0 130 164
4 Thuế T nguyên 36 150 50 6 13 800 1,055
5 Môn Bài 42 76 270 151 650 80 155 540 1,964
6 Thu khác+Phạt 7 70 120 50 100 1 85 390 823
(Nguồn: Cục Thuế Quảng Bình)
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
61
Việc quản lý doanh thu tuỳ thuộc vào loại hình hoạt động sản xuất kinh
doanh. Và như vậy, việc quản lý doanh thu phải có các phương pháp xác định
doanh thu theo đặc điểm của từng ngành, từ đó xác định được trọng tâm quản lý.
Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế ở một số doanh nghiệp, hiện tượng kê
khai doanh thu thấp hơn thực tế; hoặc kê khai từ thuế suất cao sang thuế suất
thấp; hoặc dấu doanh thu không kê khai để nhằm mục đích trốn thuế GTGT
xảy ra tương đối phổ biến. Kết quả kiểm tra qua các năm đều phát hiện được
nhiều trường hợp có hành vi kê khai không trung thực.
Qua bảng số liệu cho thấy, trong 3 năm từ 2006 – 2008, đa số các đơn
vị đều thu đạt và vượt kế hoạch được giao, có một số đơn vị thường xuyên đạt
tỷ lệ cao như Chi cục thuế Tuyên Hoá (134%), Văn phòng Cục (172%). Chỉ
có năm 2008 có hai đơn vị thu không đạt kế hoạch là Chi cục thuế Đồng Hới,
Chi cục thuế Lệ Thuỷ. Đặc biệt trong năm 2006, tỷ lệ hoàn thành vượt mức kế
hoạch khá cao, toàn ngành thu đạt 166,7% kế hoạch giao, trong đó có nhiều
đơn vị hoàn thành với tỷ lệ cao như Chi cục Thuế Quảng Ninh (401,76%);Chi
cục Thuế Bố Trạch (181,64%).
Trong các loại thuế mà DNNQD phải nộp bình quân trong 3 năm qua
chủ yếu là thuế GTGT chiếm tỷ trọng lớn nhất (83,07%), tiếp theo là thuế
TNDN (chiếm tỷ trọng 12,93%), số còn lại là khoản thu từ các loại thuế khác
(Thuế TTĐB 0,15%, Thuế tài nguyên 0,73%, Môn bài 2,52%, thu khác và
phạt 0,59%).
Qua số liệu cho thấy, trong các khoản thu của DNNQD trên địa bàn chủ
yếu là từ hai loại thuế chính đó là thuế GTGT và Thuế TNDN, các loại thuế
khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu số thu Ngân sách từ lĩnh vực Doanh
nghiệp NQD.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
62
2.3.3. Công tác hoàn thuế Giá trị gia tăng
2.3.3.1. Về cơ chế, trình tự hoàn thuế và kết quả hoàn thuế
* Quy định về việc hoàn thuế giá trị gia tăng:[18]
Hoàn thuế giá trị gia tăng là khoản tiền Nhà nước hoàn trả lại cho cơ sở
sản xuất, kinh doanh thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,
thông qua cơ chế khấu trừ thuế các CSKD có số thuế GTGT đầu ra phải nộp
nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào đã nộp thì sẽ được hoàn lại phần chênh lệch,
do CSKD đã nộp nhiều hơn số thuế đầu ra phát sinh theo quy định của từng
trường hợp cụ thể.
* Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT:
CSKD thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được
xét hoàn thuế trong các trường hợp sau:
- CSKD trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kế toán)
có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết. Số thuế được hoàn là số thuế đầu
vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế. Trường hợp này áp
dụng cho cả CSKD có đầu tư mới, đầu tư chiều sâu.
- CSKD trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế
GTGT đầu vào của hàng hoá xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu
trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng. Trường hợp
trong tháng thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết bao gồm cả thuế đầu
vào của hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì cũng được tính vào số thuế
được hoàn trong tháng.
Đối với quy định này đã góp phần tích cực hơn trong việc khuyến
khích các CSKD xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ. Giúp cho CSKD thu hồi được
vốn một cách nhanh chóng đểtái đầu tư phục vụ kịp thời cho lần xuất khẩu
tiếp theo, đảm bảo uy tín cho CSKD.
Tr
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
63
Đối với CSKD đầu tư mới đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế
theo phương pháp khấu trừ thuế đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt
động, chưa phát sinh thuế đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên
được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Số thuế GTGT đầu vào của tài sản
đầu tư được hoàn có giá trị lớn từ 200 triệu đồng trở lên trong từng quý thì
được xét hoàn thuế theo quý.
Đối với CSKD thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
thuế có dự án đầu tư của cơ sở sản xuất đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi
vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế có số thuế GTGT
của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho dự án đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên
được xét hoàn thuế theo quý. CSKD phải kê khai, lập hồ sơ hoàn thuế riêng
cho dự án đầu tư.
Hoàn thuế cho một số trường hợp khác theo quy định.
* Hồ sơ hoàn thuế GTGT:
Để được giải quyết hoàn thuế CSKD phải gửi văn bản đề nghị kèm
theo hồ sơ hoàn thuế tới cơ quan quản lý thu thuế cơ sở. Hồ sơ hoàn thuế gồm
những biểu, mẫu sau:
- Công văn đề nghị hoàn thuế GTGT.
- Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được
khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề
nghị hoàn lại.
- Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên quan đến
việc xác định thuế GTGT được hoàn.
- Biên bản thanh lý hợp đồng xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công hàng
xuất khẩu.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
64
- Bảng kê các hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở.
- Hình thức thanh toán, số, ngày, số tiền của chứng từ thanh toán tiền
hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu.
- Quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển
đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước của cấp có
thẩm quyền.
- Quyết toán thuế GTGT đến thời điểm sáp nhập, hợp nhất, chia tách,
giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp
Nhà nước
Tuỳ theo từng trường hợp mà có quy định bộ hồ sơ hoàn thuế cho phù hợp.
* Về kết quả hoàn thuế:
Trong 3 năm qua, thực hiện chủ trương của ngành về cải cách thủ tục hành
chính trong lĩnh vực thuế, đặc biệt là công tác hoàn thuế GTGT. Kết quả hoàn
thuế trong năm 2006 đã thực hiện hoàn thuế cho 60 DN với tổng số tiền thuế được
hoàn là: 36,193 tỷ đồng, năm 2007 thực hiện hoàn thuế cho 75 DN với tổng số
tiền là 75,563 tỷ đồng; năm 2008 thực hiện hoàn cho 126 đơn vị với số tiền là
97.159 tỷ đồng. [8]
2.3.3.2. Về chế độ hoá đơn chứng từ
Theo quy định, các hồ sơ hoàn thuế được quy định rất chặt chẽ về chế
độ kê khai thuế, hoá đơn chứng từ chứng minh các hoạt động của DN liên
quan đến các hoạt động SXKD được hoàn thuế theo quy định.
Tuy nhiên trong thờ gian qua có một số DN lợi dụng quy chế thông
thoáng trong giải quyết hồ sơ hoàn thuế hoặc các quy định về hoàn thuế trước
kiểm tra sau để giả mạo hoặc gian lận trong kê khai hoàn thuế.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
in
tế H
uế
65
2.3.3.3. Đánh giá thực trạng thông qua kết quả điều tra nhóm các thủ tục
hoàn thuế
Bảng 2.7 Kết quả điều tra nhóm các thủ tục hoàn thuế
Chỉ tiêu
PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI
Theo địa bàn Theo Loại hình DN Theo quy mô vốn
Bình
quân
Mức ý
nghĩa(1)
Bình
quân
Mức ý
nghĩa(1)
Bình
quân
Mức ý
nghĩa(1)
1
Công khai thủ tục, hồ
sơ hoàn thuế
1.116 0.006 1.116 0.093 1.116 0.241
2
Thời gian hoàn thuế
của cơ quan thuế
1.040 0.050 1.040 0.583 1.040 0.180
3
Việc giải thích có
thoả đáng không
1.007 0.573 1.007 0.785 1.007 0.603
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Ghi chú: (1):Ý nghĩa thống kê với mức p = 0,05
- Công tác công khai thủ tục hồ sơ hoàn thuế.
Căn cứ theo kết quả điều tra, có thể nhận thấy rằng khi nhận xét về việc
công khai thủ tục hồ sơ hoàn thuế của cơ quan thuế, đa số các DN đều nhận
xét là thủ tục rõ ràng vì giá trị bình quân bằng 1,116 xấp xỉ giá trị 1, với cả 3
nhóm phân tích theo địa bàn hoạt động, theo loại hình DN và theo quy mô
DN có giá trị như nhau. Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ của 3 nhóm có sự
khác nhau trong nhóm phân theo địa bàn hoạt động của DN vì có mức ý nghĩa
= 0,006 nhỏ hơn 0,05 nên có sự khác nhau về đánh giá. Giá trị trung bình của
3 huyện là Minh Hoá, Bố Trạch và Lệ thuỷ đều lớn hơn 1,2. Các đơn vị còn
lại có giá trị trung bình nhỏ hơn 1,1.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân của hiện tượng này là do 3 đơn vị Minh Hoá, Bố Trạch
và Lệ Thuỷ còn có hạn chế trong công tác công khai thủ tục hồ sơ hoàn thuế.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
66
Do đó cần phải có biện pháp đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công khai thủ
tục tại 3 đơn vị này.
Một nguyên nhân khác của tình trạng này có thể là do bộ phận tuyên
truyền, hỗ trợ và bộ phận giao dịch “một cửa” của 3 Chi cục thuế huyện này
chưa thực hiện tốt việc giải thích, hướng dẫn, công khai hồ sơ hoàn thuế cho
DN nên dẫn đến các DN chưa đánh giá cao tiêu chí này đối với 3 Chi cục này.
Các đơn vị còn lại đều được đánh giá là thực hiện tương đối tốt việc
công khai thủ tục hồ sơ hoàn thuế.
Đối với so sánh theo loại hình doanh nghiệp và theo quy mô vốn thì
mức ý nghĩa = 0,093 và 0,241 đều lớn hơn mức 0,05 nên ta có thể kết luận
rằng, không só sự khác nhau khi đánh giá về vấn đề này của nhóm phân theo
loại hình DN và phân theo quy mô vốn của DN. Điều này cũng phù hợp với
thực tế, bởi vì quy định về công khai thủ tục hồ sơ hoàn thuế là giống nhau
đối với mọi loại hình DN và quy mô vốn của DN.
- Về thời gian hoàn thuế:
Thời gian hoàn thuế của cơ quan thuế khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề
nghị hoàn thuế được đa số các DN được hỏi đều trả lời là việc hoàn thuế đúng
thời gian và giá trị trung bình đạt mức 1,040 là tương đối sát với mức 1 (hoàn
thuế đúng thời hạn). Tuy nhiên, việc hoàn thuế đúng thời hạn có sự đánh giá
khác nhau trong nhóm địa bàn hoạt động của cơ quan thuế. Đa số các huyện
đều có số bình quân 1,00, riêng hai huyện là Bố Trạch và Lệ Thuỷ có giá trị
bình quân lớn hơn 1,1 là cao hơn mức bình quân chung toàn ngành. Điều này
chứng tỏ hai đơn vị này chưa thực hiện tốt việc hoàn thuế đúng thời gian cho
DN. Đối với hai nhóm còn lại có mức ý nghĩa =0,583 và 0,180 đều lớn hơn
0,05 nên ta có thể kết luận rằng không có sự khác nhau trong đánh giá thực
hiện đúng thời gian hoàn thuế của hai nhóm này.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
67
Nguyên nhân của tình trạng trên là do hai vấn đề:
Thứ nhất là do cơ quan thuế: Việc kiểm tra chứng từ, hồ sơ hoàn thuế
tại hai Chi cục Bố Trạch và Lệ Thuỷ có thể còn chậm, hoặc do trình độ cán bộ
thẩm định hồ sơ chưa cao nên việc kiểm tra thường kéo dài dẫn đến chậm ra
quyết định hoàn thuế.
Thứ hai là có thể do các DN thuộc địa bàn của hai Chi cục này khi nộp
hồ sơ hoàn thuế không đầy đủ theo thủ tục quy định dẫn đến việc cơ quan
thuế yêu cầu bổ sung hồ sơ nên việc hoàn thuế bị chậm.
- Việc giải thích cho DN khi hoàn thuế bị chậm:
Căn cứ kết quả điều tra, đa số các ý kiến đều cho rằng, nếu có trường
hợp bị hoàn thuế chậm thì việc giải thích của cơ quan thuế là thoả đáng vì giá
trị bình quân = 1,007 là xấp xỉ giá trị 1. Mức ý nghĩa của cả 3 nhóm đều lớn
hơn mức 0,05 nên ta có thể kết luận rằng, không có sự khác nhau trong đánh
giá của 3 nhóm phân theo địa bàn; phân theo loại hình DN và phân theo quy
mô vốn về vấn đề này.
Nguyên nhân của vấn đề:
Từ kết quả điều tra và phân tích việc công khai thủ tục hồ sơ hoàn thuế
và thời gian hoàn thuế có thể thấy rằng, chủ yếu của những tồn tại trong công
tác hoàn thuế là các DN có thể chưa thực hiện đầy đủ hồ sơ đề nghị hoàn
thuế, do đó các DN đều trả lời là việc giải thích là thoả đáng. Tuy nhiên, cũng
nhìn nhận một cách khách quan rằng, việc hướng dẫn thủ tục hồ sơ hoàn thuế
chưa thấu đáo nên còn xảy ra hiện tượng trên.
2.3.4. Công tác quản lý thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp
*Các quy định về quy trình quản lý thuế thu nhập DN. [11]
-Về hồ sơ:
Căn cứ theo quy định hiện hành thì các doanh nghiệp thực hiện kê khai
Trư
ờ g
Đại
học
Ki
h tế
Hu
ế
68
thuế TNDN theo thời hạn như sau:
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý: Chậm nhất là ngày thứ
ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ chín
mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với các trường hợp chấm dứt
hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu DN,
tổ chức lại DN, chậm nhất là ngày thứ bốn mươi lăm, kể từ ngày phát sinh các
trường hợp đó.
Đối với quyết toán thuế TNDN, hồ sơ quyết toán thuế TNDN gồm: Tờ
khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN; Báo cáo tài chính năm
hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm
dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu DN, tổ chức lại DN và một số phụ
lục có liên quan tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế.
- Về căn cứ tính thuế:
Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của nước ta thì căn cứ
để tính thuế TNDN như sau:
Thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế x Thuế suất
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được tính theo công thức sau:
Thu nhập
chịu thuế
trong kỳ
tính thuế
=
Doanh thu để
tính thu nhập
chịu thuế trong
kỳ tính thuế
-
Chi phí
hợp lý
trong kỳ
tính thuế
+
Thu nhập
chịu thuế
khác trong
kỳ tính thuế
Như vậy, sau khi đã quản lý tốt doanh thu tính thuế ta thấy, khâu quan
trọng còn lại để xác định thuế thu nhập chính xác, thì phải quản lý và xác định
đúng đắn chi phí và thu nhập chịu thuế khác của các doanh nghiệp.
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
69
Trong quá trình kiểm tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, cán bộ
thuế sẽ căn cứ vào tài liệu kê khai của công ty và các tài liệu liên quan, đối
chiếu với luật thuế thu nhập doanh nghiệp để xác định chi phí hợp lý, hợp lệ
của công ty.
Qua kết quả công tác kiểm tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
qua các năm, Cục thuế đã phát hiện nhiều trường hợp DN kê khai không trung
thực các khoản chi phí để nhằm giảm bớt số thuế TNDN phải nộp.
Sở dĩ xảy ra tình hình trên là do các doanh nghiệp luôn tìm cách hạch
toán tăng chi phí so với thực tế; hoặc không kê khai các khoản thu nhập chịu
thuế khác ngoài hoạt động SXKD chính nhằm giảm thu nhập chịu thuế để
nhằm mục đích trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể, qua thực tế kiểm tra
tại các danh nghiệp đã phát hiện có các hình thức gian lận trong kê khai thuế
TNDN như sau:
- Thứ nhất: Hợp pháp hoá các chi phí không có thực để làm giảm thu
nhập chịu thuế:
Đối với các DN có doanh thu lớn và lãi gộp cao thường tìm cách kê
thêm chi phí quản lý doanh nghiệp để làm giảm thu nhập trước thuế, mà tập
trung nhiều nhất là kê thêm chi phí tiền lương, tiền công. Để thực hiện được
vấn đề này, DN sẵn sàng ký kết hợp đồng lao động với mức lương thoả thuận
trong hợp đồng cao hơn mức lương thực tế trả cho người lao động, về phía
người lao động do nhận thức còn hạn chế, mặt khác vì muốn tìm được việc
làm nên sẵn sàng chấp nhận dẫn đến gây thiệt hại cho Ngân sách. Hoặc có
trường hợp kê khống số lao động lớn hơn số lao động thực tế để tăng chi phí
tiền lương nhằm giảm bớt thuế TNDN.
- Thứ hai: Đối với các DN kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ như
khách sạn, nhà hàng...thường hạch toán tăng giá vốn hàng bán cao hơn thực tế
do nguồn nguyên liệu thực phẩm đầu vào hoàn toàn do DN tự kê khai về số
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
70
lượng, đơn giá...Mặt khác lại không có định mức tiêu hao nguyên vật liệu đầu
vào nên việc kê khai hoàn toàn phụ thuộc vào tính tự giác của DN, cơ quan
thuế rất khó kiểm soát. Cá biệt có một số DN kinh doanh trong lĩnh vực ăn
uống thường chỉ phản ánh trên sổ sách kế toán phần doanh thu và chi phí của
mặt hàng nước giải khát, còn mặt hàng thực phẩm kèm theo đồ uống thì
không phản ánh.
- Thứ ba: Lợi dụng tình trạng có một số khách hàng không lấy hoá đơn
để cho hoặc bán cho một số doanh nghiệp khác làm chứng từ hạch toán chi
phí đầu vào mà cơ quan thuế rất khó kiểm soátt vì những hoá đơn này hoàn
toàn hợp lệ.
- Thứ tư: Một số doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu, nhập vật tư
để sản xuất, đã hạch toán giá vốn hàng hoá theo tỷ giá cao hơn tỷ giá ngoại tệ
do Hải quan ghi ở tờ khai hàng nhập khẩu. Qua kiểm tra giá vốn hàng nhập
khẩu ở tờ khai nhập khẩu cán bộ thuế đã phát hiện ra.
- Thứ năm: Một số đơn vị hạch toán khấu hao sửa chữa lớn tài sản cố
định vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng thực tế không
thực hiện sửa chữa, làm tăng chi phí để giảm thuế thu nhập phải nộp.
- Thứ sáu: Doanh nghiệp hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập
doanh nghiệp các khoản chi phí mà theo quy định của luật thuế hiện hành là
không được tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế, các khoản này chủ
yếu nằm ở chi phí khác. Chỉ khi cán bộ thuế kiểm tra các chứng từ gốc thì các
khoản chi phí bất hợp lý này mới được loại trừ. Kiểu hạch toán trốn thuế lợi
tức như trên là khá phổ biến ở các doanh nghiệp.
- Thứ bảy: Không kê khai các khoản thu nhập khác ngoài thu nhập từ
hoạt động sản xuất kinh doanh chính như: các khoản chiết khấu thanh toán
DN được hưởng; chiết khấu thương mại được nhận bằng tiền, các khoản
thưởng trên doanh thu bán hàng từ nhà cung cấp...Hình thức này thường xảy
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
in
tế H
uế
71
ra đối với các DN thương mại làm đại lý cấp 1, cấp 2.
- Thứ tám: Giải thể DN không tuân theo trình tự, thủ tục giải thể DN
quy định của pháp luật. Một số DN khi cơ quan thuế qua phân tích hồ sơ khai
thuế phát hiện có dấu hiệu vi phạm, cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm
tra hoặc đang trong quá trình kiểm tra, DN dùng biện pháp giải thể để trốn
tránh việc xử lý của cơ quan thuế. Những DN dạng này thường là những DN
có quy mô nhỏ, tài sản không đáng kể nên khó áp dụng biện pháp kê biên tài
sản để thu hồi tiền thuế, tiền phạt.
2.3.5. Công tác quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế
2.3.5.1. Công tác quản lý thu nộp thuế
Đây là một khâu công tác rất quan trọng trong công tác quản lý thu
thuế, vì mục đích cuối cùng của công tác thu thuế là số thuế phải được nộp
vào kho bạc Nhà nước theo đúng quy định của các Luật thuế hiện hành.
Thực hiện theo quy trình “tự khai - tự nộp” như hiện nay, đối với các
DN sau khi kê khai số thuế phát sinh, doanh nghiệp tiến hành tự nộp thuế vào
kho bạc Nhà nước. Hiện tại, Cục thuế đã triển khai việc quản lý thu thuế theo
mô hình chức năng, tức là mỗi một phòng quản lý, theo dõi một công đoạn
trong cả quá trình từ khi tính thuế đến khi nộp thuế vào ngân sách và quyết
toán số thuế, do đó, đã tăng cường tính đồng bộ và giám sát lẫn nhau trong
quá trình quản lý thu thuế nói chung và nâng cao hiệu quả của công tác đôn
đốc thu nộp nói riêng. Kết quả thu nộp là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả và
chất lượng của công tác đôn đốc thu nộp.
Tuy vậy, vẫn còn một số DN chưa nộp kịp thời vào kho bạc, chậm nộp
và nợ đọng tiền thuế, mặc dù tổng số thực thu cả năm vượt so với dự toán
được giao, song thực tế vẫn còn một số không ít các doanh nghiệp trong năm
chậm nộp, nợ đọng thuế. Mặc dù Cục thuế đã rất cố gắng trong công tác thu
hồi nợ đọng kể cả phạt nộp chậm lên tới 1,2 tỷ đồng, song do số thuế các
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
72
doanh nghiệp đã kê khai không được nộp kịp thời vào kho bạc, số nợ đọng
đến hết năm 2008 là 9,102 tỷ đồng, trong đó số nợ có khả năng thu (do DN
chậm nộp vào Ngân sách) chiếm đến 8,314 tỷ đồng (tương ứng với 91% tổng
số nợ thuế). [8]
Nguyên nhân của tình trạng trên là do:
- Một số công ty chưa thực hiện nghiêm chỉnh chế độ thu nộp, cố tình
dây dưa, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Một số công ty làm ăn thua lỗ nên
không đủ điều kiện tài chính đề nộp thuế. Số thuế nợ đọng còn ở vào một số
công ty sau khi phát sinh nợ đọng đã ngừng hoạt động.
- Do việc đôn đốc thu nộp chưa được thường xuyên.
- Do chưa thực hiện việc xử phạt thật nghiêm đối với những DN cố tình
không nộp thuế đúng theo thời hạn quy định.
- Mức phạt nộp chậm theo Luật quản lý thuế còn thấp hơn lãi vay ngân
hàng (chỉ có 1,5% tháng, trong khi ngân hàng cho vay có khi lên đến 2,0% –
2,2% tháng) nên một số DN cố tình chậm nộp để chiếm dụng tiền thuế.
2.3.5.2. Công tác quản lý nợ thuế cưỡng chế nợ thuế
Từ tháng 5/2008, công tác quản lý nợ thuế tại Cục Thuế được thực hiện
theo quy trình quản lý thu nợ thuế Ban hành kèm theo Quyết định số:
477/QĐ-TCT ngày 15/5/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Việc ban
hành quy trình này nhằm mục đích và yêu cầu sau: [19]
* Mục đích:
- Xác định cụ thể nội dung, trình tự xử lý công việc quản lý thu nợ thuế
được quy định tại Luật quản lý thuế, các luật thuế, pháp lệnh thuế và các văn
bản hướng dẫn về thuế.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của cơ quan thuế trong công tác
Quản lý, đôn đốc thu nợ tiền thuế vào Ngân sách nhà nước. Quy định cụ thể
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
73
nghiệp vụ, công việc, thời gian thực hiện và mối quan hệ giữa các bộ phận
trong cơ quan thuế trong công tác quản lý thu nợ thuế.
- Nâng cao tính tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong việc
thực hiện nghĩa vụ nộp các loại thuế, các khoản thu khác vào Ngân sách nhà
nước theo quy định của pháp luật.
* Yêu cầu:
- Tăng cường công tác phân tích thông tin, phân loại nợ thuế để kịp thời
đề ra các biện pháp xử lý thu nợ thuế.
- Phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế trong việc kê
khai nộp thuế và trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc quản lý thu nợ thuế.
- Công chức thuế cần nắm vững chế độ, chính sách thuế, có ý thức trách
nhiệm cao, tuân thủ đúng quy định nghiệp vụ và các bước công việc quy định
trong quy trình.
Sau khi thực hiện quy trình, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
đã được triển khai tích cực, đã thực hiện rà soát, đối chiếu, phân loại nợ thuế
và áp dụng nhiều biện pháp thu nợ thuế để thu vào ngân sách Nhà nước, đã
thực hiện quản lý nợ theo đúng quy trình và ứng dụng công nghệ tin học vào
trong công tác quản lý, nên công tác quản lý nợ thuế trong thời gian qua đã đi
vào nề nếp.
Bên cạnh việc đôn đốc và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu nợ
thuế, để tạo điều kiện thuận lợi và tháo gỡ một phần khó khăn cho các doanh
nghiệp, Cục Thuế cũng đã hướng dẫn cho các DN lập hồ sơ đề nghị Bộ Tài
chính xoá nợ thuế cho các đơn vị theo đúng chế độ quy định.
Tuy nhiên nợ thuế vẫn ở mức cao và có xu hướng tăng thuận chiều với
số thu qua các năm, tính đến ngày 31/12/2008 tổng số thuế nợ đọng của các
DN NQD là 9,419 triệu đồng chiếm 10,65% trên tổng số thu các DNNQD.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
74
Bảng 2.8 Tổng hợp và phân loại phân loại nợ thuế từ năm 2006 - 2008 (Đơn vị: Triệu đồng)
STT Chỉ tiêu
Tổng số
tiền thuế
nợ trên
sổ theo
dỏi
nợ thuế
PHÂN LOẠI
NỢ KHÓ THU NỢ CHỜ XỬ LÝ
Nợ
có khả
năng
thu
Tổng
số
Nợ của Nợ của Nợ của Nợ của
Tổng số
Nợ của Nợ của Nợ chờ Nợ NNT Nợ của
NNT NNT NNT NNT ngừng NNT chờ NNT đang xoá miễn, được gia NNT xử lý
giải thể bỏ trốn bị hoạt giải quyết chờ xử lý giảm hạn hoàn thuế
phá mất khởi động theo luật điều Kh nợ thoái trả
sản tích tố SXKD phá sản chỉnh giản nợ tiền thuế
NĂM 2006
TỔNG CỘNG 5.407 1.430 70 669 691 688 3 3.289
1 Thuế GTGT 3.866 794 40 64 690 688 2 2.384
2 Thuế TNDN 18 18 18
3 Thuế TTĐB
4 Thuế Tài nguyên
5 Thuế Môn bài 69 39 30 8 1 1 30
6 Tiền thuê đất
7 Phí, lệ phí
8 Phạt khác 579 579 579
NĂM 2007
TỔNG CỘNG 4.582 608 121 6 481 652 56 292 304 3.322
1 Thuế GTGT 3.065 107 73 34 169 43 91 35 2.789
3 Thuế TNDN 757 32 28 4 481 13 200 268 244
2 Thuế TTĐB 34 34
4 Thuế Tài Nguyên 41 41
5 Thuế Môn Bài 93 60 20 2 38 2 1 1 31
6 Tiền thuê đất 18 18
7 Phí, lệ phí 120 120
8 TPhạt và nợ khác 454 409 409 45
NĂM 2008
TỔNG CỘNG 9.419 471 109 26 336 634 317 180 91 46 8.314
1 Thuế GTGT 5.366 326 82 17 227 234 117 29 42 46 4.806
2 Thuế TTĐB
3 Thuế TNDN 800 83 9 4 70 320 160 150 10 397
4 Thuế Tài Nguyên 96 96
5 Thuế Môn Bài 170 58 17 5 36 70 35 1 34 42
6 Tiền thuê đất 1.619 1.619
7 Thuế TN cá nhân 51 51
8 Phí, lệ phí 141 141
9 TPhạt và nợ khác 1.176 4 1 3 10 5 5 1.16274 Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
75
Bảng 2.9. Bảng phân loại nợ thuế qua ba năm 2006-2008
(Nguồn: Cục thuế Quảng Bình và tính toán của tác giả)
Qua số liệu về nợ thuế 3 năm, ta có thể thấy công tác quản lý nợ thuế
của Cục Thuế dựa trên các chỉ tiêu sau đây:
Số nợ thuế của lĩnh vực DNNQD chiếm bình quân khoảng 20% - 23%
số nợ thuế của toàn Cục Thuế.
Tỷ lệ nợ thuế trên số thuế thu được: Bình quân 3 năm có tỷ lệ 9,7%,
trong đó 2 năm 2006 và 2008 có tỷ lệ nợ trên tổng số thu cao hơn 10%. Tuy
nhiên, số nợ có khả năng thu chiếm tỷ lệ khá cao, bình quân 3 năm chiếm đến
74,73% trên tổng số nợ, khó thu và chờ xử lý chỉ chiếm 25,27%. Đặc biệt
năm 2008 số nợ có khả năng thu chiếm đến 90,87% tổng số nợ,
Trong các khoản nợ thuế thì thuế GTGT là loại thuế có số nợ chiếm tỷ
trọng lớn nhất. Năm 2006 chiếm 76,5% trên tổng số nợ; năm 2007 chiếm 66,8
% trên tổng số nợ; năm 2008 chiếm 57,6% trên tổng nợ.
Về nguyên nhân, ngoài việc các doanh nghiệp gặp khó khăn trong
SXKD, công nợ thu hồi chậm và một số do
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_quan_ly_thue_doi_voi_cac_doanh_nghiep_ngoai_quoc_doanh_tai_cuc_thue_tinh_quang_b.pdf