MỤC LỤC
Lời cam đoan.i
Lời cảm ơn .ii
Tóm lược luận văn . iii
Danh mục các chữ viết tắt .v
Danh mục các sơ đồ, đồ thị.vi
Danh mục các bảng .vii
Mục lục . viii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn .2
3. Phương pháp nghiên cứu.3
3.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử .3
3.2. Phương pháp thu thập số liệu.3
3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích.3
3.4. Phương pháp chuyên gia .3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3
4.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu.3
4.2. Phạm vi nghiên cứu.4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ, QUẢN LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 5
1.1. Lý luận cơ bản về thuế xuất nhập khẩu.5
1.1.1. Tổng quan về thuế.5
1.1.1.1. Khái niệm .5
1.1.1.2. Đặc điểm của thuế.6
1.1.1.3. Chức năng của thuế.8
1.1.1.4. Phân loại thuế.10
1.1.2. Tổng quan về thuế xuất nhập khẩu .12
1.1.2.1. Quá trình hình thành, phát triển thuế xuất nhập khẩu.12
1.1.2.2. Khái niệm thuế xuất nhập khẩu.13
1.1.2.3. Đặc điểm của thuế xuất nhập khẩu .14
1.1.2.4. Tác động của thuế xuất nhập khẩu đối với thương mại quốc tế .15
1.1.2.5. Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu.16
1.1.2.6. Phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu.19
1.2. Một số vấn đề cơ bản về quản lý thuế xuất nhập khẩu .20
1.2.1. Khái niệm .20
1.2.2. Mục tiêu của quản lý thuế xuất nhập khẩu.20
1.2.3. Cơ chế quản lý thuế xuất nhập khẩu .20
1.2.4. Nội dung của quản lý thuế xuất nhập khẩu.22
1.2.5. Đặc điểm của quản lý thuế xuất nhập khẩu .24
1.2.6. Tổ chức bộ máy quản lý thuế.24
1.2.7. Tổ chức bộ máy quản lý thuế ở nước ta.26
1.3. Kinh nghiệm về quản lý thuế xuất nhập khẩu của một số nước và bài học kinh
nghiệm rút ra cho Việt Nam.28
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước về quản lý thuế xuất nhập khẩu .28
1.3.1.1. Thái Lan .28
1.3.1.2. Malaysia .29
1.3.1.3. Indonesia .29
1.3.1.4. Trung Quốc .30
1.4.2. Bài học rút ra cho công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu đối với Việt Nam.30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT
KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI Ở CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG TRỊ33
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.33
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị .33
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾix
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên .33
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .34
2.1.2. Đặc điểm của Cục hải quan tỉnh Quảng Trị.36
2.2. Thực trạng công tác quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
thương mại ở Cục hải quan tỉnh Quảng Trị .38
2.2.1. Tình hình thực hiện giám sát quản lý về hải quan .38
2.2.2. Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước .42
2.2.2.1. Tình hình thực hiện thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu - Phân theo
từng sắc thuế.44
2.2.3. Tình hình nợ thuế xuất nhập khẩu.48
2.2.4. Tình hình miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế .51
2.2.5. Tình hình kiểm tra sau thông quan.52
2.3. Đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải quan về công tác quản lý thuế
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại ở Cục hải quan tỉnh Quảng Trị. .53
2.3.1. Đặc điểm mẫu điều tra .53
2.3.2. Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải quan về thời gian
thông quan hàng hóa .54
2.3.3. Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải quan về công tác
tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuế.57
2.3.4. Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải quan về nội dung
chính sách thuế.62
2.3.5. Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải quan về thủ tục
hải quan nói chung và quản lý thu thuế xuất nhập khẩu nói riêng.78
2.3.6. Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải quan về ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về hải quan.88
2.3.7. Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải quan về kỷ năng,
chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức hải quan.92
2.3.8. Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải quan về công tác
phối hợp: Hải quan-Thuế-Kho bạc-Ngân hàng.96
2.4. Một số hạn chế trong công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu thương mại ở Cục hải quan tỉnh Quảng Trị .99
2.4.1. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người khai hải quan,
người nộp thuế.99
2.4.2. Nội dung Chính sách thuế .100
2.4.3. Công tác xác định trị giá tính thuế .102
2.4.4. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về hải quan .103
2.4.5. Công tác cải cách hành chính và hiện đại hóa hải quan.104
2.4.6. Công tác tổ chức và cán bộ .104
2.4.7. Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng: Hải quan-Thuế-Kho bạcNgân hàng .105
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI
VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI Ở CỤC HẢI
QUAN TỈNH QUẢNG TRỊ.107
3.1. Bối cảnh quốc tế, Việt Nam trong thời gian tới và những yêu cầu đối với hệ
thống chính sách thuế của Việt Nam khi gia nhập WTO.107
3.1.1. Bối cảnh quốc tế.107
3.1.2. Bối cảnh trong nước.109
3.1.3. Những yêu cầu đối với hệ thống chính sách thuế của Việt Nam khi gia
nhập WTO . 111
3.1.4. Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành Hải quan đến 2020.112
3.1.4.1. Quan điểm phát triển.112
3.1.4.2. Mục tiêu phát triển .113
3.2. Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu thương mại ở Cục hải quan tỉnh Quảng Trị .115
3.2.1. Định hướng hoàn thiện hệ thống chính sách thuế.115
3.2.1.1. Định hướng hoàn thiện Luật Thuế xuất nhập khẩu.115
3.2.1.2. Định hướng hoàn thiện Luật Thuế giá trị gia tăng.118
3.2.1.3. Định hướng hoàn thiện Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt .119
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾxi
3.2.1.4. Định hướng hoàn thiện Luật quản lý thuế .120
3.2.1.5. Định hướng hoàn thiện Luật hải quan.121
3.2.2. Các giải pháp chủ yếu .122
3.2.2.1. Đổi mới công tác thu nộp ngân sách.122
3.2.2.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kế toán thuế .122
3.2.2.3. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu và các chỉ tiêu đánh giá, phân loại đối tượng nộp thuế 123
3.2.2.4. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho
người khai hải quan, người nộp thuế .124
3.2.2.5. Nâng cao chất lượng công tác xác định trị giá tính thuế.126
3.2.2.6. Nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro trong nghiệp vụ hải quan .127
3.2.2.7. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hải quan trong bối cảnh hội nhập .128
3.2.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan .130
3.2.2.9. Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý
nhà nước về hải quan.131
3.2.2.10. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc tổ chức thu,
quản lý, cưỡng chế vi phạm pháp luật về thuế.132
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.133
1. KẾT LUẬN.133
2. KIẾN NGHỊ .134
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại ở Cục hải quan tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn tồn tại một bộ phận không nhỏ
CBCC hải quan và doanh nghiệp nhận thức chưa đầy đủ, năng lực chuyên môn còn
hạn chế nên trong khi trả lới phiếu điều tra còn gặp lúng túng, cụ thể doanh nghiệp
có 18,5% và CBCC hải quan có 12% không có ý kiến về nội dung này.
-Cơ chế Tự khai - Tự tính - Tự nộp thuế như đã phân tích ở trên đã nâng cao
trách nhiệm và khuyến khích sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, góp phần
chuyển đổi phương pháp quản lý hải quan hiện đại dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro,
nghĩa là cơ quan hải quan chuyển từ cơ chế thực hiện sang cơ chế kiểm tra, giám sát
và xử lý các vi phạm pháp luật về hải quan. Đối với doanh nghiệp có 41,1% ý kiến
đồng ý và 37,7% ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan có 45,8% ý kiến đồng ý và
38,6% ý kiến rất đồng ý về nội dung này. Để thực hiện cơ chế này có hiệu quả đòi
hỏi doanh nghiệp phải cập nhật kịp thời và có hệ thống pháp luật về thuế, pháp luật
về hải quan nhằm hạn chế tình trạng khai sai, khai thiếu số thuế phải nộp. Đồng
thời, cơ quan hải quan phải làm tốt trách nhiệm của mình về công tác tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về hải quan cho cộng đồng doanh nghiệp. Thời gian qua theo
đánh giá của Cục HQQT về công tác tuyên truyền, hổ trợ và cung cấp thông tin cho
người khai hải quan, người nộp thuế chưa thực sự hiệu quả, đánh giá này cũng phù
hợp với kết quả khảo sát của doanh nghiệp và CBCC hải quan. Vì vậy, nhận thức
của một bộ phận doanh nghiệp và CBCC hải quan về vai trò, vị trí và tầm quan
trọng của cơ chế tự khai - tự tính - tự nộp thuế còn khiếm khuyết, cụ thể doanh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
81
nghiệp có 1,4% ý kiến không đồng ý và 19,9% không có ý kiến; CBCC hải quan có
1,2% ý kiến không đồng ý và 14,5% không có ý kiến.
-Hồ sơ và thủ tục hoàn thuế, không thu thuế, miễn thuế và xét miễn thuế đối
với hàng hóa XNK theo đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải quan hiện nay là
khá đơn giản, dể hiểu và dể thực hiện. Cụ thể thủ tục hoàn thuế, không thu thuế,
doanh nghiệp có 40,4% ý kiến đồng ý và 37,7% ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan
có 32,5% ý kiến đồng ý và 48,2% ý kiến rất đồng ý. Thủ tục miễn, xét miễn thuế
đối với doanh nghiệp có 57,5% ý kiến đồng ý và 27,4% ý kiến rất đồng ý; CBCC
hải quan có 61,4% ý kiến đồng ý và 21,7% ý kiến rất đồng ý. Ví dụ thông tư 05/TT-
BTC ban hành ngày 13/1/2009 hướng dẫn một số thủ tục hải quan, thủ tục thuế
XNK đã kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng
kinh tế lúc bấy giờ, cụ thể trường hợp hoàn trước - kiểm tra sau không yêu cầu
người nộp thuế phải nộp tờ khai hải quan bản photocopy để giảm chi phí cho doanh
nghiệp cũng như chi phí bảo quản và lưu hồ sơ của cơ quan hải quan; trường hợp
doanh nghiệp chưa xuất trình được chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ quan
không yêu cầu doanh nghiệp cam kết mà cơ quan hải quan sẽ áp dụng các biện pháp
thay thế như kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán, kiểm tra, đối chiếu với các tổ chức
và cá nhân có liên quan để kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ. Để thực hiện thống
nhất và khắc phục những hạn chế của các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
thuế ngày 20/4/2009 Bộ tài chính ban hành thông tư 79/2009/TT-BTC hướng dẫn
về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và
quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, việc chậm ban hành
các văn bản hướng dẫn, các quy trình cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng của công
tác quản lý thuế XNK, gây khó khăn cho doanh nghiệp và CBCC hải quan trong
việc tuân thủ pháp luật về hải quan. Ví dụ quyết định số 2424/QĐ-TCHQ ngày
27/11/2008 của Tổng cục hải quan thay thế quyết định 801/QĐ-TCHQ ngày
3/5/2006 quy định về quy trình thực hiện miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế đến
nay vẫn được áp dụng song song với thông tư 79/2009/TT-BTC. Vì vậy, theo kết
quả điều tra về hai nội dung trên có một số ý kiến của doanh nghiệp và CBCC hải
quan còn lưỡng lự khi đánh giá. Cụ thể nội dung hoàn thuế, không thu thuế là đơn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
82
giản, dể thực hiện về phía doanh nghiệp có 21,9% không có ý kiến và CBCC hải
quan có 19,3% không có ý kiến. Nội dung miễm, giảm thuế là đơn giản, dể thực
hiện doanh nghiệp có 15,1% không có ý kiến và CBCC hải quan có 16,9% không
có ý kiến.
-Ấn định thuế là đơn giản, dể hiểu, dể thực hiện và dể kiểm tra theo kết quả
điều tra, doanh nghiệp và CBCC hải quan đánh giá thấp. Cụ thể doanh nghiệp có
18,5% ý kiến không đồng ý, 54,1% không có ý kiến và chỉ có 27,4% ý kiến đồng ý;
CBCC hải quan có 12% ý kiến không đồng ý, 65,1% không có ý kiến và 22,9% ý
kiến đồng ý. Thực tế trong quá trình tham vấn các hồ sơ hải quan có nghi vấn về giá
đối với hàng hóa nhập khẩu thường xảy ra nhiều quan điểm bất đồng về xác định trị
giá hải quan giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan. Một mặt doanh nghiệp luôn
đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính trung thực của trị giá giao dịch, mặt khác
cơ quan hải quan căn cứ vào cơ sở dữ liệu giá (GTT22) và các thông tin liên quan
để bác bỏ trị giá giao dịch của doanh nghiệp và xác định lại trị giá hải quan. Vì vậy,
trong quá trình thực hiện ấn định thuế thường xảy ra khiếu kiện giữa doanh nghiệp
và cơ quan hải quan.
Bảng 2.22. Tình hình thực hiện ấn định thuế ở Cục Hải quan
tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2005 - 2008
ĐVT: triệu đồng
Năm
Số lượng tờ
khai
Số thuế khai
báo
Số thuế ấn
định
Chênh lệch
(+/-) (%)
(1) (2) (3) (4) (5=4-3) (6=5/3)
2006 20 4.280 4.352 72 1,7
2007 110 7.322 12.585 5.263 71,9
2008 149 27.312 28.328 1.016 3,7
2009 29 13.896 13.941 45 0,3
Tổng cộng 308 52.810 59.206 6.396 12,1
(Nguồn: Cục hải quan tỉnh Quảng Trị)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
83
Số liệu bảng 2.22 cho thấy năm 2006 Cục HQQT đã ấn định 20 tờ khai với
tổng số thuế khai báo 4.280 triệu đồng, số thuế ấn định 4.352 triệu đồng, truy thu
thuế 72 triệu đồng, tăng 1,7% so với số thuế khai báo; năm 2007 là 110 tờ khai, số
thuế khai báo 7.322 triệu đồng, số thuế ấn định 12.585 triệu đồng, truy thu thuế
5.263 triệu đồng, tăng 71,9% so với số thuế khai báo, số thuế truy thu chủ yếu là do
các doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi của khu kinh tế thương mại đặc biệt
Lao Bảo để mua xe ô tô miễn thuế mang biển số LB, trước thực tế đó Cục HQQT
đã phân loại đối tượng doanh nghiệp được ưu đãi, đồng thời tiến hành truy thu đủ
thuế vào NSNN đối với các doanh nghiệp không thuộc diện được hưởng chế độ ưu
đãi. Năm 2008 là 149 tờ khai, số thuế khai báo 27.312 triệu đồng, số thuế ấn định
28.328 triệu đồng, truy thu thuế 1.016 triệu đồng, tăng 3,7% so với số thuế khai
báo; năm 2009 là 29 tờ khai, số thuế khai báo 13.896 triệu đồng, số thuế ấn định
13.941 triệu đồng, truy thu thuế 45 triệu đồng, tăng 0,3% so với số thuế khai báo.
Các mặt hàng điển hình như ô tô, hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng Qua số
liệu ấn định thuế có thể khẳng định rằng tình hình gian lận thuế qua việc khai thấp
trị giá giao dịch của doanh nghiệp hiện nay diễn ra khá phức tạp. Vì vậy, Tổng cục
hải quan cần có biện pháp hữu hiệu để tăng cường công tác quản lý thuế, đồng thời
Cục HQQT cần phải tăng cường thu thập, tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về
trị giá tính thuế có hiệu quả, nâng cao chất lượng công tác tham vấn và xác định trị
giá hải quan, xây dựng kế hoạch tuyên truyền, hổ trợ và cung cấp thông tin cho
người khai hải quan, người nộp thuế nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về
thuế, pháp luật về hải quan và đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan.
-Tờ khai trị giá là đơn giản, dể hiểu và dể thực hiện: Doanh nghiệp có 9,6%
không có ý kiến, 72,6% ý kiến đồng ý và 17,8% ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan
có 4,8% không ý kiến, 78,3% ý kiến đồng ý và 16,9% ý kiến rất đồng ý. Mặt khác,
để đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm bớt các giấy tờ không cần thiết nhằm giảm
bớt chi phí cho doanh nghiệp và cơ quan hải quan thì Tổng cục hải quan đã quy
định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có thuế thì không phải khai báo trị giá
trên tờ khai trị giá nhưng phải khai báo trên tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu
nhằm mục đích phục vụ thống kê hải quan.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
84
-Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu là đơn giản, dể hiểu và dể thực hiện:
Doanh nghiệp có 5,5% không có ý kiến, 56,8% ý kiến đồng ý và 37,7% ý kiến rất
đồng ý; CBCC hải quan có 4,8% không ý kiến, 53% ý kiến đồng ý và 42,2% ý kiến
rất đồng ý. Đối với hồ sơ hải quan hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp có 12,3%
không ý kiến, 52,1% ý kiến đồng ý và 35,6% ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan có
10,8% không ý kiến, 47% ý kiến đồng ý và 42,2% ý kiến rất đồng ý là đơn giản, dể
hiểu và dể thực hiện. Về các tiêu chí trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá, doanh
nghiệp có 15,8% không ý kiến, 63,7% ý kiến đồng ý và 20,5% ý kiến rất đồng ý;
CBCC hải quan có 14,5% không ý kiến, 62,7% ý kiến đồng ý và 22,9% ý kiến rất
đồng ý là hợp lý, đơn giản, dể hiểu và dể thực hiện.
Ngành hải quan nói chung và Cục HQQT nói riêng đang đẩy mạnh công tác
cải cách hành chính và hiện đại hóa hải quan, nhất là đơn giản hóa thủ tục hải quan
và thực hiện các cam kết WTO trong lĩnh vực hải quan. Việc tham gia công ước
Kyoto của Việt Nam có ý nghĩa và tầm quan trọng là động lực để ngành hải quan
đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Trong thời gian qua, với việc triển khai
thực hiện kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành hải quan 810/QĐ-
TCHQ giai đoạn 2004-2006 và 456/QĐ-TCHQ giai đoạn 2008-2010 đã đạt được
những thành tựu nhất định. Đánh giá này cũng phù hợp với đánh giá của cộng đồng
doanh nghiệp và CBCC hải quan về tính đơn giản và minh bạch của hồ sơ hải quan
hiện nay.
- Theo đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải quan về việc thu và hoàn trả
các khoản bảo đảm đối với hàng hóa nhập khẩu là đơn giản, dể thực hiện. Cụ thể
doanh nghiệp có 54,8% ý kiến đồng ý và 26% ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan có
66,3% ý kiến đồng ý và 18,1% ý kiến rất đồng ý. Theo Luật quản lý thuế một số
công việc quản lý thuế được phân cấp cho cơ quan hải quan địa phương trực tiếp
thực hiện, đảm bảo giải quyết hồ sơ nhanh chóng, thuận lợi. Việc thu các khoản bảo
đảm được thực hiện tại các phòng giao dịch tại cửa khẩu, với thủ tục thu đơn giản.
Tuy nhiên, trong trường hợp hoàn trả các khoản bảo đảm cơ quan hải quan ủy
nhiệm chi trích từ tài khoản tiền gửi chuyển trả khoản bảo đảm cho doanh nghiệp và
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
85
thực hiện giao dịch tại kho bạc cấp huyện, thị. Vì vậy, làm tăng chi phí và thời gian
của doanh nghiệp và cơ quan hải quan, nên doanh nghiệp có 19,2% không có ý kiến
và CBCC hải quan 15,7% không có ý kiến về nội dung này.
-Biểu mẫu ấn chỉ về thuế đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải quan chưa
cao, chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp, theo kết quả điều tra, doanh
nghiệp có 54,8% không có ý kiến và 45,2 ý kiến đồng ý; CBCC hải quan có 42,2%
không có ý kiến và 57,8% ý kiến đồng ý về tính đơn giản, dể hiểu và dể thực hiện
của ấn chỉ thuế. Ví dụ tờ khai PTVT XNC đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhưng
cho đến nay vẫn còn nhiều tiêu chí nên mất nhiều thời gian trong việc khai báo, mặt
khác trên tờ khai chỉ thể hiện bằng tiến Việt và tiếng Anh nên nhiều khách là bạn
Lào, Thái Lan không biết tiếng Anh gặp nhiều khó khăn trong việc khai báo hải
quan. Vì vậy, Cục HQQT cần phải tiếp tục kiến nghị Tổng cục hải quan sửa theo
hướng đơn giản, đảm bảo cân bằng giữa yêu cầu quản lý và tạo thuận lợi cho hoạt
động thương mại.
-Kiểm định trị trung bình của hai nhóm khảo sát doanh nghiệp và CBCC hải
quan về quy trình, thủ tục hải quan nói chung và quản lý thuế XNK nói riêng.
Số liệu bảng 2.23 cho thấy, ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải
quan về các nội dung:
+Quy trình thủ tục hải quan: Kết quả đánh giá của doanh nghiệp Mean = 4,10
và CBCC hải quan Mean = 4,04; số lượng chứng từ hải quan: Kết quả đánh giá của
doanh nghiệp Mean = 4,12 và CBCC hải quan Mean = 4,24; cơ chế tự khai - tự tính
- tự nộp thuế: Kết quả đánh giá của doanh nghiệp Mean = 4,15 và CBCC hải quan
Mean = 4,22; hoàn thuế, không thu thuế: Kết quả đánh giá của doanh nghiệp Mean
= 4,16 và CBCC hải quan Mean = 4,29; miễm, giảm thuế: Kết quả đánh giá của
doanh nghiệp Mean = 4,12 và CBCC hải quan Mean = 4,05; ấn định thuế: Kết quả
đánh giá của doanh nghiệp Mean = 3,09 và CBCC hải quan Mean =3,11; tờ khai trị
giá: Kết quả đánh giá của doanh nghiệp Mean = 4,08 và CBCC hải quan Mean =
4,12; hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu: Kết quả đánh giá của doanh
nghiệp Mean = 4,32 và CBCC hải quan Mean = 4,37; hồ sơ hải quan đối với hàng
hóa nhập khẩu: Kết quả đánh giá của doanh nghiệp Mean = 4,23 và CBCC hải quan
Mean = 4,31;
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
86
Bảng 2.23. Kiểm định ý kiến đánh giá của doanh nghiệp
và cán bộ công chức Hải quan về quy trình, thủ tục
hải quan nói chung và quản lý thu thuế XNK nói riêng
STT Nội dung
Đối
tượng
Mean df
Sig
(2-
tailed)
1 Các bước thực hiện quy trình thủ tục hải
quan đối với hàng hoá XNK là đơn giản,
dể hiểu và dễ thực hiện
Doanh
nghiệp
Hải quan
4,10
4,04
227 0,492
2 Thực hiện cơ chế kiểm tra “một cửa một
điểm dừng “ tại cặp cửa khẩu
Densavanh (Lào) và Lao Bảo (Việt
Nam) góp phần giảm phiền hà và rút
ngắn thời gian thông quan hàng hoá.
Doanh
nghiệp
Hải quan
2,75
4,08
227 0,000
3 Số lượng các loại chứng từ phải nộp cho
cơ quan hải quan đối với hàng XNK
đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp
với thông lệ quốc tế; dể hiểu và dể thực
hiện.
Doanh
nghiệp
Hải quan
4,12
4,24
227 0,203
4 Doanh nghiệp tự kê khai, tự tính thuế và
nộp thuế vào ngân sách nhà nước tạo
chủ động, nâng cao trách nhiệm và ý
thức tuân thủ pháp luật của doanh
nghiệp.
Doanh
nghiệp
Hải quan
4,15
4,22
227 0,522
5 Hồ sơ và thủ tục hoàn thuế, không thu
thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là đơn
giản, dể hiểu và dể thực hiện
Doanh
nghiệp
Hải quan
4,16
4,29
227 0,214
6 Hồ sơ và thủ tục về miễn, giảm thuế đối
với hàng hoá nhập khẩu là đơn giản, dể
hiểu và dể thực hiện
Doanh
nghiệp
Hải quan
4,12
4,05
227 0,387
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
87
7 Thủ tục ấn định thuế đối với hành hoá
nhập khẩu đơn giản, dễ hiểu, dễ thực
hiện và dễ kiểm tra.
Doanh
nghiệp
Hải quan
3,09
3,11
227 0,820
8 Tờ khai trị giá đối với hàng hoá nhập
khẩu đơn giản, dể hiểu và dể thực hiện
Doanh
nghiệp
Hải quan
4,08
4,12
227 0,560
9 Hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất
khẩu đơn giản, dể hiểu và dể thực hiện
Doanh
nghiệp
Hải quan
4,32
4,37
227 0,516
10 Hồ sơ hải quan đối với hàng hoá nhập
khẩu đơn giản, dể hiểu và dể thực hiện
Doanh
nghiệp
Hải quan
4,23
4,31
227 0,376
11 Các tiêu chí trên tờ khai hải quan, tờ
khai trị giá là hợp lý, đơn giản, dể hiểu
và dể thực hiện.
Doanh
nghiệp
Hải quan
4,05
4,08
227 0,663
12 Thủ tục thu và hoàn trả các khoản bảo
đảm đối với hàng hoá nhập khẩu chờ
tham vấn là đơn giản, dể hiểu và dể thực
hiện
Doanh
nghiệp
Hải quan
4,07
4,02
227 0,601
13 Các biểu mẫu (ấn chỉ ) về thuế là đơn
giản, dể hiểu và dể thực hiện
Doanh
nghiệp
Hải quan
3,45
3,58
227 0,067
(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2009)
Các tiêu chí trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá: Kết quả đánh giá của doanh
nghiệp Mean = 4,05 và CBCC hải quan Mean = 4,08; thu và hoàn trả các khoản bảo
đảm: Kết quả đánh giá của doanh nghiệp Mean = 4,07 và CBCC hải quan Mean =
4,02 và biểu mẫu ấn chỉ: Kết quả đánh giá của doanh nghiệp Mean = 3,54 và CBCC
hải quan Mean = 3,58 có giá trị kiểm định Sig.(2.tailed) lần lượt là 0,492; 0,203;
0,522; 0,214; 0,387; 0,820; 0,560; 0,516; 0,376; 0,663; 0,601 và 0,067 đều lớn hơn
mức ý nghĩa = 0,05, như vậy ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
88
quan về các nội dung trên là như nhau, quan sát trị trung bình (Mean) của hai đối
tượng điều tra về các nội dung này đều ở mức khá tốt, đều đạt trên giá trị trung bình
và chênh lệch các giá trị trung bình thấp. Đối với nội dung thủ tục ấn định thuế hàng
hóa nhập khẩu và các biểu mẫu ấn chỉ về thuế chỉ được đánh giá ở mức trung bình.
+“Kiểm tra một cửa, một điểm dừng”: Kết quả đánh giá của doanh nghiệp
Mean = 2,75 và CBCC hải quan Mean = 4,08 có giá trị kiểm định Sig.(2-tailed) =
0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa = 0,05 và chênh lệch giá trị trung bình (Mean) là 1,33
là quá lớn. Như vậy, ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải quan về nội
dung này là khác nhau. Về nội dung này, có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên
nhân chính là do hệ thống pháp luật của hai nước chưa tương đồng, cơ sở vật chất
trang thiết bị còn thiếu, sự phối hợp thiếu đồng bộ của các ngành chức năng tại cửa
khẩu Vì vậy, chưa đáp ứng được kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt
động kinh doanh XNK.
2.3.6. Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải quan về ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về hải quan
Theo số liệu (phụ lục 11) cho thấy, ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và
CBCC hải quan như sau:
-Khai báo từ xa đã góp phần rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa XNK:
Doanh nghiệp có 14,4% không có ý kiến, 46,6% ý kiến đồng ý và 39% ý kiến rất
đồng ý; CBCC hải quan có 13,3% không ý kiến, 45,8% ý kiến đồng ý và 41% ý
kiến rất đồng ý. Đầu năm 2008, để chuẩn bị triển khai nghiệp vụ khai báo hải quan
từ xa Cục HQQT đã cử nhiều lượt CBCC hải quan tham quan, học tập kinh nghiệm
các đơn vị hải quan trong Ngành, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khai
báo từ xa, đồng thời tổ chức hội nghị khách hàng, tập huấn, tuyên truyền, khuyến
khích doanh nghiệp khai thử qua hệ thống của phòng nghiệp vụ và các Chi cục hải
quan. Tuy nhiên, đến cuối năm 2008 theo báo cáo của Cục HQQT tỷ lệ khai thành
công và số doanh nghiệp tham gia khai báo từ xa đạt thấp. Trước tình hình đó, Cục
HQQT đã cho triển khai hệ thống máy vi tính đặt tại các cửa khẩu, đồng thời cử
CBCC hải quan trực tiếp hướng dẫn cho doanh nghiệp, đến cuối năm 2009 tỷ lệ
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
89
khai từ xa đạt trên 90%. Việc triển khai nghiệp vụ khai báo từ xa đã mang lại lợi ích
trực tiếp cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa và được cộng
đồng doanh nghiệp đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa chuẩn bị
tốt các điều kiện cần thiết, nguồn nhân lực còn hạn chế, cường độ XNK không
thường xuyên. Vì vậy, chưa quan tâm đến khai báo từ xa. Bên cạnh đó, một bộ phận
CBCC hải quan chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích khai báo từ xa, hạn chế về năng
lực, chuyên môn nghiệp vụ nên còn lưỡng lự khi trả lời về nội dung này.
-Ứng dụng phần mềm quản lý PTVT XNC đã rút ngắn thời gian thông quan
hàng hóa XNK: Doanh nghiệp có 58,2% ý kiến đồng ý và 41,8% ý kiến rất đồng ý;
CBCC hải quan có 53% ý kiến đồng ý và 47% ý kiến rất đồng ý. Nội dung này
được đánh giá cao của cả doanh nghiệp và CBCC hải quan. Thực tế, sau khi tuyến
hành lang kinh tế Đông - Tây khai thông, kim ngạch hàng hóa XNK, lưu lượng
hành khách, PTVT XNC qua cửa khẩu Lao Bảo tăng lên nhanh chóng, áp lực công
việc tăng lên trong khi biên chế không tăng. Trước tình hình đó, để cân bằng giữa
tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và đảm bảo quản lý hải quan chặt chẽ, Cục
HQQT triển khai xây dựng phần mềm quản lý PTVT XNC. Sau khi đưa vào sử
dụng phần mềm đã phát huy hiệu quả, rút ngắn thời gian thông quan, Cục HQQT
báo cáo Tổng cục hải quan và đã được triển khai ứng dụng ở các cửa khẩu đường bộ
trên phạm vi toàn quốc.
-Ứng dụng CNTT: Ứng dụng CNTT trong nghiệp vụ hải quan là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của kế hoạch hiện đại hóa hải quan Quảng
Trị giai đoạn 2001-2010, định hướng đến năm 2020 nhằm thực hiện mục tiêu
“Thuận lợi - Tận tụy - Chính xác”. Đến nay Cục HQQT cơ bản áp dụng quy trình
thủ tục hải quan theo hướng quản lý hiện đại từ tiếp nhận thông tin, xử lý dữ liệu
tập trung, tự động hóa nghiệp vụ hải quan, tự động phân luồng tờ khai hải quan theo
nguyên tắc quản lý rủi ro, khai báo hải quan từ xa, áp dụng phần mềm quản lý tập
trung từ khâu tiếp nhập, quản lý thuế, kiểm hóa tờ khai hải quan; công tác quản lý,
điều hành của các cấp lãnh đạo được thực hiện qua mạng Net.office. Vì vậy, đã tiết
kiệm được chi phí quản lý và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải
quan. Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý góp phần rút ngắn thời gian
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
90
thông quan hàng hóa, giảm chi phí quản lý hành chính trong công tác quản lý nhà
nước về hải quan trên địa bàn. Đánh giá này phù hợp với kết quả khảo sát của
doanh nghiệp và CBCC hải quan, về phía doanh nghiệp có 41,1% ý kiến đồng ý và
44,5% ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan có 43,4% ý kiến đồng ý và 47% ý kiến rất
đồng ý về nội dung ứng dụng CNTT trong các khâu nghiệp vụ hải quan đảm bảo
cho hoạt động XNK nhanh chóng, thuận lợi và chính xác. Bên cạnh sự phát triển
của CNTT thì một bộ phận doanh nghiệp và CBCC hải quan chưa nhận thức đầy đủ
và còn thờ ơ với công cuộc cải cách, hiện đại hóa hải quan, cụ thể doanh nghiệp có
14,4%, CBCC hải quan có 9,6% không có ý kiến về nội dung này.
-Sử dụng bảng thông báo điện tử và các bảng thông báo công khai hệ thống
văn bản pháp luật tại các cửa khẩu giúp cho doanh nghiệp cập nhật thông tin kịp
thời: Doanh nghiệp có 13,7% ý kiến đồng ý; CBCC hải quan có 16,9% ý kiến đồng
ý. Như đã phân tích ở trên, công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp thông tin cho
người khai hải quan, người nộp thuế của Cục HQQT chưa đáp ứng được kỳ vọng
của cộng đồng doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra, doanh nghiệp có 39% ý kiến
không đồng ý và 47,3% không có ý kiến; CBCC hải quan có 14,5% ý kiến không
đồng ý và 68,7% không có ý kiến. Vì vậy, trong thời gian tới Cục HQQT cần rà
soát lại và có những giải pháp hợp lý để cũng cố và nâng cao chất lượng công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan, về thuế nhằm đáp ứng được nhu cầu
thông tin của cộng đồng doanh nghiệp để phục vụ tốt hoạt động kinh doanh XNK.
-Cơ sở dữ liệu về thông tin ân hạn thuế đầy đủ, minh bạch, chính xác: Doanh
nghiệp có 15,8% ý kiến không đồng ý, 54,8% không có ý kiến và 29,5% ý kiến
đồng ý; CBCC hải quan có 13,3% không đồng ý, 53% không có ý kiến và 33,7% ý
kiến đồng ý. Trong thời gian qua, cơ sở dữ liệu về thông tin ân hạn thuế đã phục vụ
tốt cho công tác quản lý thuế XNK, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp đã
nộp thuế nhưng hệ thống vẫn thông báo cưỡng chế thuế. Hiện tượng này do nhiều
nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan, trong đó chủ yếu do luân chuyển chứng
từ chậm của hệ thống Ngân hàng - Kho bạc - Hải quan. Vì vậy, đã ảnh hưởng đến
thời gian thông quan hàng hóa, tăng chi phí làm thủ tục của doanh nghiệp.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
91
-Kiểm định trị trung bình của hai nhóm khảo sát doanh nghiệp và CBCC
hải quan về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước về hải quan.
Số liệu bảng 2.25 cho thấy, ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải
quan như sau:
Bảng 2.25. Kiểm định ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức
Hải quan về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý Nhà nước về hải quan
STT Nội dung Đối tượng Mean df
Sig
(2-
tailed)
1 Khai báo hải quan từ xa thông qua
Internet hoặc phần mềm do cơ quan
hải quan cung cấp đã rút ngắn thời
gian khai báo hải quan góp phần thông
quan nhanh hàng hoá XNK.
Doanh
nghiệp
Hải quan
4,25
4,28
227 0,747
2 Triển khai ứng dụng phần mềm quản lý
phương tiện xuất nhập cảnh đã rút ngắn
thời gian thông quan hàng hoá XNK.
Doanh
nghiệp
Hải quan
4,42
4,47
227 0,449
3 Việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong nghiệp vụ tiếp nhập tờ khai, kiểm
hoá và kiểm tra thuế đảm bảo cho hoạt
động XNK nhanh chóng, thuận lợi và
chính xác.
Doanh
nghiệp
Hải quan
4,30
4,37
227 0,439
4 Việc sử dụng bảng thông báo điện tử và
các bảng công khai văn bản pháp luật tại
các cửa khẩu giúp cho doanh nghiệp cập
nhật thông tin kịp thời.
Doanh
nghiệp
Hải quan
2,75
3,02
227 0,002
5 Cơ sở dữ liệu về thông tin ân hạn thuế
đầy đủ, minh bạch, chính xác.
Doanh
nghiệp
Hải quan
3,14
3,20
227 0,455
(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2009)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
92
Khai báo hải quan từ xa: Kết quả đánh giá của doanh nghiệp Mean = 4,25 và
CBCC hải quan Mean = 4,28; quản lý PTVT XNC: Kết quả đánh giá của doanh
nghiệp Mean = 4,42 và CBCC hải quan Mean = 4,47; ứng dụng CNTT trong
nghiệp vụ hải quan: Kết quả đánh giá của doanh nghiệp Mean = 4,30 và CBCC hải
quan Mean = 4,37 và cơ sở dữ liệu thông tin ân hạn thuế: Kết quả đánh giá của
doanh nghiệp Mean = 3,14 và CBCC hải quan Mean = 3,20 có giá trị kiểm định
Sig.(2.tailed) lần lượt là 0,747; 0,449; 0,439 và 0,455 đều lớn hơn mức ý nghĩa =
0,05, như vậy ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải quan về các nội dung
trên là như nhau, quan sát trị trung bình (Mean) của hai đối tượng điều tra về các
nội dung này đều ở mức khá tốt và đều đạt trên giá trị trung bình và chênh lệch các
giá trị trung bình thấp. Riêng đối với cơ sở dữ liệu thông tin ân hạn thuế doanh
nghiệp và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_kinh_te_san_xuat_che_quy_mo_nong_ho_o_huyen_anh_son_tinh_nghe_an_3858_1909221.pdf