LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN.ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN . iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iv
MỤC LỤC.v
DANH MỤC BẢNG BIỂU .ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ .xi
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ .1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu.2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2
4. Phương pháp nghiên cứu.2
5. Cấu trúc luận văn .4
PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.5
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG.5
1.1. Tổng quan về thuế.5
1.1.1. Khái niệm về thuế .5
1.1.2 Đặc điểm của thuế.5
1.1.3 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường.5
1.1.4 Bản chất, chức năng của thuế.5
1.1.5 Phân loại thuế.6
1.2 Tổng quan về thuế giá trị gia tăng.7
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế giá trị gia tăng .7
1.2.2 Nội dung cơ bản Luật thuế giá trị gia tăng .11
1.3. Nội dung quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp.15
1.3.1. Sự cần thiết quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp .15
1.3.2. Mục tiêu, yêu cầu và phương thức quản lý thuế giá trị gia tăng đối với
doanh nghiệp. .17
124 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Lệ thủy, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện tốt mục tiêu thu đúng, thu đủ thuế GTGT, từ năm 2008, ngành thuế Ðà
Nẵng đã tiến hành thực hiện các nghiệp vụ:
- Tổng điều tra, rà soát lại các đối tượng nộp thuế.
- Năm 2010, Cục Thuế Ðà Nẵng đã cơ cấu lại các phòng chức năng theo
hướng hỗ trợ người nộp thuế, minh bạch hóa các khâu nghiệp vụ, để ngăn chặn tiêu
cực của công chức ngành thuế.
- Sau khi phân tích, cân đối lại theo địa bàn và ngành nghề, Cục Thuế Ðà
Nẵng xây dựng dự toán và thực hiện tốt dự toán, coi đây là nhiệm vụ chính trị của
toàn ngành.
Công tác kiểm tra tờ khai thuế GTGT theo quy trình kiểm tra thuế được thực
hiện nghiêm túc. Qua công tác kiểm tra tờ khai thuế GTGT tại bàn năm 2010,
ngành thuế Ðà Nẵng đã truy thu được hơn 17 tỷ đồng tiền thuế GTGT khai man.
Thông qua việc quản lý sâu sát đã phát hiện, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành
vi gian lận thuế.
Nợ đọng thuế cũng là một công tác trọng tâm được Cục Thuế Đà Nẵng chú
trọng trong công tác quản lý thuế GTGT. Ðể ngăn chặn việc nợ đọng thuế, cơ quan
thuế đã áp dụng hàng loạt biện pháp "mạnh", như cương quyết phạt nộp chậm,
phong tỏa tài khoản, cho nên đến nay nợ đã giảm đáng kể.
Cùng với các biện pháp quản lý thuế GTGT, Cục thuế Ðà Nẵng còn tổ chức
tôn vinh các đối tượng gương mẫu nộp thuế tốt, gắn công tác thuế với động viên
tinh thần những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho NSNN [18]
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
41
1.8. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT
Công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT được xem là dịch vụ
công mà cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp cho các đối tượng có liên quan.
Với loại hình dịch vụ này, chất lượng của nó được thể hiện qua quan điểm chất
lượng của khách hàng, ở đây là NNT: phương tiện hữu hình, sự tin cậy, khả năng
đáp ứng, năng lực phục vụ, thái độ cư xử, sự tín nhiệm, độ an toàn, cách tiếp cận, sự
trao đổi thông tin, sự hiểu biết khách hàng. Trong quá trình thực thi, NNT cũng
phản hồi những thông tin bất cập của hệ thống chính sách thuế để nhà nước hoàn
thiện, sửa đổi. Thực tiễn cho thấy phần lớn những điều chỉnh chính sách thuế đều
xuất phát từ sự phản hồi thông tin từ NNT thông qua quá trình thực hiện.
Để đánh giá và đo lường chất lượng dịch vụ, Parasuraman & ctg (1985, 1988)
đã đưa ra mô hình năm khoảng cách chất lượng dịch vụ và thang đo SERVQUAL,
đây là thang đo chất lượng dịch vụ được sử dụng phổ biến. Nó không chỉ được sử
dụng để nghiên cứu trong lĩnh vực marketing mà còn được sử dụng rộng rãi trong
các lĩnh vực khác. Tùy vào những đặc thù riêng của lĩnh vực đang nghiên cứu mà
có những thay đổi, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Trên nền tảng mô hình và
thang đo SERVQUAL, tác giả điều chỉnh nội dung các yêu tố ảnh hưởng đến chất
lượng công tác quản lý thuế GTGT thành 4 thành phần chính như sau:
(a) Sự tin cậy – Nghĩa là cung cấp dịch vụ đã thỏa thuận với người nộp thuế kịp
thời, đúng hạn, không sai sót theo một quy trình nhất quán như mức độ chính xác
kịp thời của các thông tin liên quan đến thuế, hỗ trợ kịp thời khi người nộp thuế có
nhu cầu. Trong qúa trình giao dịch thuế, sự tin cậy đối với kết quả xử lý của cán bộ
thuế có ý nghĩa quan trọng đối với cảm nhận của doanh nghiệp về chất lượng hoạt
động của cán bộ thuế. Nhiều nghiên cứu tại Việt nam đã cho thấy có mối quan hệ
tương quan khá chặt chẽ giữa sự tin cậy trong quá trình xử lý thuế đối với sự hài
long của doanh nghiệp [21]. Thành phần này bao gồm những vấn đề liên quan đến
cảm nhận về sự tin cậy của doanh nghiệp đối với kết quả xử lý của cán bộ thuế.
Ngoài ra, thành phần này cũng liên quan đến sự tin cậy của doanh nghiệp về sự bảo
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
42
mật của các thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở các
phân tích ở trên, giả thuyết H1 được phát biểu như sau:
Giả thuyết H1: Mức độ tin cậy về kết quả xử lý thuế GTGT có mối quan hệ thuận
chiều với mức độ hài lòng của doanh nghiệp nộp thuế.
(b) Năng lực phục vụ, sự đồng cảm – thể hiện trình độ chuyên môn của cán bộ thuế
như: kỹ năng giải quyết công việc, thái độ phục vụ, sự tôn trọng, ý thức phục vụ là
nhiệm vụ của cán bộ nhân viên đối với người nộp thuế. Nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Tấn Hưng [21] đã cho thấy năng lực phục vụ của cán bộ thuế có ảnh hưởng
tích cực đến cảm nhận của doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ quản lý thuế.
Trong nghiên cứu này, thành phần này liên quan đến năng lực phục vụ của cán bộ
thuế trong quá trình tham gia hướng dẫn và thực hiện hỗ trợ kê khai, nộp thuế tại
chi cục như: Sự chuyên nghiệp của cán bộ thuế trong hướng dẫn doanh nghiệp nộp
thuế; kiến thức của cán bộ thuế trong giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp; sự linh
hoạt trong giải quyết các tình huống liên quan đến quá trình nộp thuế và sự nhanh
chóng, kịp thời trong xử lý hồ sơ của cán bộ thuế, thể hiện qua sự quan tâm, chăm
sóc của cơ quan thuế đối với NNT nhưng yêu cầu NNT phải hiểu và thực hiện đúng
trách nhiệm, nghĩa vụ của NNT. Trong phạm vi nghiên cứu này, giả thuyết H2 được
phát biểu như sau:
Giả thuyết H2: Năng lực phục vụ và sự đồng cảm của cán bộ thuế có mối quan hệ
thuận chiều với mức độ hài lòng của doanh nghiệp nộp thuế
(c) Cơ sở vật chất, phương tiện hữu hình liên quan đến các yếu tố về cơ sở vật chất,
các trang thiết bị phục vụ cho công tác tuyên truyền hỗ trợ về thuế của chi cục
trong quá trình kê khai nộp thuế GTGT của các doanh nghiệp. Cơ sở vật chất kỹ
thuật đóng vai trò quan trọng trong công tác thu thuế. Đặc biệt là việc ứng dụng
công nghệ tin học vào quản lý sẽ giúp cho cơ quan thuế quản lý chặt chẽ người nộp
thuế, hạn chế được tình trạng gian lận trốn thuế. NNT thực hiện kê khai thuế đảm
bảo nhanh chóng, thuận lợi, chính xác. Góp phần tiết kiệm chi phí cho NNT. Như
vậy hình thành giả thuyết H3 như sau:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
Giả thuyết H3: Mức độ trang bị về cơ sở vật chất có quan hệ thuận chiều với mức
độ hài lòng của doanh nghiệp nộp thuế.
(d) Minh bạch và sự đáp ứng liên quan đến cảm nhận về tính minh bạch của doanh
nghiệp khi tham gia kê khai, nộp thuế GTGT sự rõ ràng trong các quy định liên
quan đến thuế GTGT; sự minh bạch trong việc công bố rõ ràng thời gian kiểm tra,
kết quả kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp, thành phần này thể hiện khả
năng đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp đối với cơ quan thuế. Các nghiên cứu
gần đây [22; 23] đã cho thấy, mức độ minh bạch trong công tác quản lý thuế có ảnh
hưởng cùng chiều đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ quản lý thuế tại
Việt Nam. Trên cơ sở đó, giả thiết 4 được phát biểu như sau:
Giả thuyết H4: Sự minh bạch trong công tác quản lý thuế GTGT có mối quan hệ
thuận chiều với mức độ hài lòng của doanh nghiệp nộp thuế.
Sơ đồ 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Năng lực phục
vụ, sự đồng cảm
Cơ sở vật chất,
phương tiện
hữu hình
Minh bạch và
đáp ứng
Mức độ hài lòng của
doanh nghiệp đối với
quản lý thuế GTGT
Sự tin cậy
H1
H2
H3
H4
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ
HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế- xã hội
Lệ Thủy là huyện nằm ở phía nam tỉnh Quảng Bình với diện tích 141.611 ha
và dân số năm 2013 gần 141 nghìn người, chiếm khoảng 1/6 dân số toàn tỉnh. Tổng
thu ngân sách trên địa bàn Lệ Thủy năm 2013 chiếm 12,5% tỷ trọng trong tổng số
thu ngân sách của tỉnh. Trong những năm gần đây, kinh tế huyện phát triển nhanh
và khá toàn diện, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 14,5% năm, giá trị sản
xuất lĩnh vực dịch vụ tăng 10,6% /năm và giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản tăng 4,4%/ năm [15].
Cùng với tăng trưởng kinh tế, người nộp thuế ở huyện Lệ Thủy cũng phát triển
nhanh cả về số lượng và chất luợng, đặc biệt là các doanh nghiệp. So với năm 2007,
tổng số tổ chức, cá nhân nộp thuế năm 2013 tăng gần 2 lần; riêng các doanh nghiệp
tăng 2,5 lần, với tổng số thu nội địa toàn huyện là 85.068 triệu đồng, tăng gấp 3,9
lần so với năm năm trước.
2.1.1.2. Sự hình thành và phát triển các Doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình
Chi cục Thuế Lệ Thủy là cơ quan Quản lý thuế trực thuộc Cục Thuế Quảng
Bình có chức năng tổ chức thực hiện công tác Quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản
thu khác của ngân sách Nhà nước trên địa bàn theo quy định của Pháp luật. Hiện
nay Chi cục Thuế huyện đang quản lý 238 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên
các ngành nghề lĩnh vực khác nhau, hàng năm thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách
hơn 10 tỷ đồng, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội nói chung
củng như việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách huyện nhà nói riêng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
Bảng 2. 1 Số liệu về thu ngân sách của huyện Lệ Thủy thời kỳ 2011 - 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
T
T Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng thu nội địa 85.349 68.910 85.068
A Thu trong cân đối 78.719 59.011 62.822
I Thu do ngành thuế quản lý 74.803 54.271 59.344
1 Thu từ các DNNN địa phương 23 7 57
2 Thuế CTN và dịch vụ NQD 11.893 15.684 20.215
3 Thuế thu nhập cá nhân 784 1.019 813
4 Thu tiền sử dụng đất 56.366 30.111 31.279
5 Thuế nhà đất 561 4 0
6 Thuế SD đất phi nông nghiệp 0 126 157
7 Thu tiền cho thuê đất, mặt nước 195 222 308
8 Lệ phí trước bạ 3.627 4.421 5.404
9 Các loại phí, lệ phí 1.354 2.677 1.111
II Thu khác NS 1.632 2.516 1.059
III Thu cố định tại xã 2.284 2.224 2.419
B Các khoản thu ngoài cân đối NS 6.630 9.899 22.246
(Nguồn: Chi cục thuế Lệ Thủy)
Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, kinh tế
huyện Lệ Thủy cũng chuyển biến mạnh mẽ. Các loại hình DN ra đời với thủ tục
thành lập đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện nhiều người đã mạnh dạn đầu tư vốn,
góp vốn thành lập DN. Doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động tăng
nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Quy mô vốn đầu tư tăng, ngành nghề kinh
doanh đa dạng, phong phú, do đó đã góp phần tăng tốc độ phát triển kinh tế, đóng
góp cho NSNN. Nếu năm 2007, trên địa bàn Lệ Thuỷ, có 91 Doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh với số vốn đăng ký là 182 tỷ đồng thì đến hết năm 2013 đã có thêm 147
Doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh, bình quân mỗi năm tăng 25 doanh
nghiệp. Tính đến năm 2013 Lệ Thuỷ có 238 DN đang hoạt động với tổng số vốn
đăng ký 697,5 tỷ đồng, đóng góp 18,5% tổng thu ngân sách xã hội cho huyện Lệ
Thuỷ. Tuy nhiên, do tác động của lạm phát và suy giảm kinh tế, trong năm 2013, Lệ
Thuỷ có 9 DN tạm ngừng sản xuất, 2 doanh nghiệp giải thể, bỏ trụ sở, đóng mã số
thuế [6]
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
Bảng 2. 2 Số lượng doanh nghiệp và vốn đầu tư các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009 - 2013
Loại
hình
DN
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số
lượng
DN
(DN)
Tổng vốn đầu
tư
(tỷ đồng)
Vốn đầu
tư
BQ/DN
(tỷ đồng)
Số
lượng
DN
(DN)
Vốn
đầu tư
(tỷ
đồng)
Vốn đầu
tư
BQ/DN
(tỷ đồng)
Số
lượng
DN
(DN)
Vốn đầu
tư
(tỷ
đồng)
Vốn đầu
tư BQ/DN
(tỷ đồng)
Số
lượng
DN
(DN)
Vốn
đầu tư
(tỷ
đồng)
Vốn đầu
tư
BQ/DN
(tỷ
đồng)
Số
lượng
DN
(DN)
Vốn
đầu tư
(tỷ
đồng)
Vốn đầu
tư
BQ/DN
(tỷ đồng)
CTCP 1 1,8 1,8 1 1,8 1,8 1 1,8 1,8 2 4,4 2,2 3 7,4 2,5
CT TNHH 108 389,1 3,6 132 444,7 3,4 156 469,9 3,0 165 497,8 3,0 173 531,4 3,1
DNTN 14 29,3 2,1 16 32,9 2,1 19 39,2 2,1 19 39,2 2,1 19 39,2 2,1
HTX 36 90,1 2,5 42 106,7 2,5 47 112,7 2,4 43 119,5 2,8 43 119,5 2,8
Cộng 159 510,3 191 586,1 223 623,6 229 660,9 238 697,5
Nguồn: Chi cục Thuế huyện Lệ Thuỷ
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
Cùng với sự phát triển về số lượng và quy mô, khối Doanh nghiệp còn góp
phần quan trọng vào việc huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh,
tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng nguồn thu ngân sách Nhà
nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của huyện nhà, thúc đẩy phân
công lao động, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hình
thành nên đội ngũ doanh nhân mới.
Sự phát triển của các doanh nghiệp có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều công ăn
việc làm mới cho nền kinh tế và do vậy nó sẽ là khu vực tạo động lực quan trọng
cho tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Doanh nghiệp không chỉ tạo việc làm cho
phần lớn lao động chưa có việc làm, mà quan trọng hơn, là đóng góp cho tốc độ
tăng trưởng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.1.2. Tình hình cơ bản của Chi cục thuế huyện Lệ Thủy
2.1.2.1 Quá trình hình thành
Chi cục thuế Lệ Thủy được thành lập năm 1990 trên cơ sở hợp nhất ba bộ
phận: Thuế Công thương nghiệp, Thu quốc doanh và thuế sử dụng đất nông nhiệp
sau khi chia tách huyện Lệ Ninh thành huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh.
Kể từ ngày 1/10/1990 hoà chung với toàn ngành thuế, Chi cục Thuế Lệ Thủy
cũng đi vào hoạt động trong một tổ chức thống nhất. Trong thời gian đầu với lực
lượng cán bộ ít, chủ yếu là cán bộ chia tách từ Phòng Tài chính và Phòng thuế Công
thương nghiệp huyện Lệ Ninh; cơ sở hạ tầng cho đến trang thiết bị còn quá nghèo
nàn và thiếu thốn.
Trải qua hơn hai mươi năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, với chức
năng nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức quản lý thu thuế, phí - lệ phí và các khoản thu
khác của NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Đến nay số cán bộ công
chức là 54 người, phân bổ cho 10 Đội thuế (trong đó có 6 Đội thuế ở Văn phòng và
4 Đội Thuế liên xã, thị trấn), quản lý thu các sắc thuế, phí, lệ phí trên địa bàn 28 xã,
thị trấn trong toàn huyện [6].
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy
Xuất phát từ thực tiễn khách quan và yêu cầu của thời kỳ cải cách hành chính
giai đoạn 2005-2010, Chi cục Thuế đã có sự sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy
hoạt động nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Căn cứ Quyết định số
503/QĐ –TCT ngày 29/3/2010 của Tổng Cục thuế, bộ máy cơ cấu tổ chức của Văn
phòng Chi Cục thuế được sắp xếp như sau:
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Sơ đồ 2. 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi cục thuế huyện Lệ Thủy
Nguồn: Chi cục thuế huyện Lệ Thuỷ
2.1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của các Đội
* Chi cục trưởng: Là người lãnh đạo cao nhất của chi cục, có nhiệm vụ lãnh
đạo chung, có trách nhiệm tham mưu, tổ chức quản lý cán bộ thực hiện tốt các
nhiệm vụ và phù hợp với tình hình thực tế của huyện. Chi cục trưởng là người chịu
trách nhiệm trước cơ quan cấp trên về mọi hoạt động của đơn vị.
Đội
tuyên
truyền
hỗ trợ
NNT
Chi cục trưởng
Phó chi cục trưởng
Đội
Hành
chính
tài vụ
và ấn
chỉ
Đội
kê
khai
kế
toán
tin
học
Đội
quản
lý
nợ,
trước
bạ và
thu
khác.
Đội
nghiệ
p vụ
dự
toán
Đội
kiểm
tra
thuế
và
quản
lý
thuế
TNC
N
Đội
thuế
liên
xã, thị
trấn.
(4 đội)
Phó chi cục trưởng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
* Các chi cục phó: chi cục thuế huyện Lệ Thủy có 2 chi cục phó giúp đỡ, hỗ
trợ chi cục trưởng phụ trách các đội và chịu trách nhiệm trước chi cục trưởng về
hoạt động của các đội do mình phụ trách.
* Đội hành chính nhân sự tài vụ và ấn chỉ: có nhiệm vụ giúp Chi cục trưởng
thực hiện công tác văn thư hành chính, quản trị, tài vụ, ấn chỉ và quản lý cán bộ.
* Đội kê khai kế toán thuế và tin học: giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế
thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê
thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học;
triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ
công tác quản lý thuế.
* Đội nghiệp vụ- dự toán: giúp Chi cục trưởng chi cục thuế hướng dẫn nghiệp
vụ thuế đối với các đối tượng nộp thuế và các tổ, đội của chi cục; lập và xây dựng
dự toán thu các xã, thị trấn và các đội thuế.
* Đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế: giúp Chi cục trưởng chi cục thuế
trong công tác tuyên truyền và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.
* Đội Kiểm tra thuế và quản lý thuế TNCN: giúp Chi cục trưởng chi cục thuế
kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của các tổ chức, cá nhân nộp thuế và các cơ
quan tổ chức được uỷ nhiệm thu; kiểm tra nội bộ cơ quan thuế trong việc thực hiện
pháp luật thuế, các chế độ quản lý, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế,
giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền quy định của pháp luật;
thực hiện công tác kiểm tra giám sát, kê khai thuế thu nhập cá nhân.
* Đội quản lý nợ, trước bạ và thu khác: có nhiệm vụ giúp Chi cục trưởng chi
cục thuế quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt ; quản lý thu lệ phí
trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân của hoạt động
chuyển nhượng bất động sản, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất
đai, tài sản, tiền thuê đất, phí, lệ phí và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn
thuộc thẩm quyền quản lý của chi cục thuế huyện.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
* Đội thuế liên xã, thị trấn: gồm 4 đội thuế liên xã, thị trấn: thực hiện nhiệm
vụ thu thuế trên 28 xã và thị trấn trên địa bàn.
2.1.2.4 Quy mô cơ cấu nguồn nhân lực tại Văn phòng Chi Cục thuế huyện Lệ Thủy
Hiện nay, đơn vị có một đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn, có
kinh nghiệm, năng động và sáng tạo. Tổng số lao động của đơn vị năm 2013 là 54
cán bộ. Hàng năm, Chi cục Thuế đều thực hiện việc luân phiên, luân chuyển cán bộ
theo đúng quy định của Ngành Thuế.
- Với yêu cầu và đặc thù của ngành, công tác quản lý thuế thường có những áp
lực trong công việc do vậy đòi hỏi người cán bộ thuế luôn có bản lĩnh chính trị
vững vàng và phải có đạo đức nghề nghiệp đủ tầm, mới có thể đấu tranh để khai
thác các nguồn thu.
Bảng 2. 3. Quy mô cơ cấu nguồn nhân lực của Chi Cục thuế huyện Lệ Thủy
giai đoạn 2010-2013
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
So sánh
(2013/2010)
SL % SL % SL % SL % (+/-) %
Tổng số CBCC 50 100 55 100 54 100 54 100 4 8,00
-Theo giới tính 50 100 55 100 54 100 54 100 4 8,00
+Nam 39 78,0 40 72,7 39 72,2 39 72,2 0 0
+Nữ 11 22,0 15 27,2 15 27,8 15 27,8 4 36,36
-Theo trình độ 50 100 55 100 54 100 54 100 4 8,00
+Trên đại học 0 0,0 0 0,0 1 1,9 2 3,7 2 200*
+Đại học, Cao đẳng 27 54,0 34 61,8 34 62,9 33 61,1 6 22,20
+Trung cấp 23 46,0 21 38,2 19 35,2 19 35,2 -4 -17,40
Nguồn: Chi cục thuế huyện Lệ Thuỷ
* So sánh 2013 với 2012
Năm 2013 Lãnh đạo Chi cục đã chú trọng bố trí sắp xếp cán bộ tập trung cho
các Đội thuế chức năng nhằm đáp ứng yêu cầu Luật Quản lý thuế. Công tác cán bộ
đã có nhiều quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng lực lượng cán bộ trẻ
đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
ở các Đội chức năng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số cán bộ có trình độ Đại học
của toàn đơn vị, từ đó công tác tham mưu cho Lãnh đạo rất kịp thời và luôn hoàn
thành các nhiệm vụ về thu ngân sách.
Chi cục có 3,70% cán bộ có trình độ thạc sỹ, có 61,11% cán bộ có trình độ Đại
học và cao đẳng, 35,19% cán bộ có trình độ Trung cấp và được đào tạo chuyên
môn. Hiện nay có rất nhiều cán bộ đang theo học tiếp đại học và sau Đại học các
ngành như kế toán- tài chính, Quản trị kinh doanh, quản lý hành chính nhằm nâng
cao trình độ của mình. Lãnh đạo Chi cục đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho cán
bộ được nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, phục vụ tốt hơn công việc của cơ
quan, đơn vị.
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI
VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN LỆ THỦY
2.2.1 Khái quát tình hình thực hiện các sắc thuế của các doanh nghiệp trên
địa bàn huyện
Lệ Thủy là một huyện vùng chiêm trủng, sản xuất nông nghiệp lúa nước
chiếm tỷ trọng khá cao (khoảng 70%) trong tổng số các ngành nghề kinh doanh, các
hoạt động sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ [15]. Trong những
năm qua tuy đã có bước phát triển đáng kể song còn chậm so với yêu cầu quản lý
của địa phương theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Doanh nghiệp huyện Lệ
Thủy hoạt động chủ yếu trong các ngành như: sản xuất, xây dựng, vận tải, thương
mại, dịch vụ, khai thác tài nguyên khoáng sản, và hợp tác xã dịch vụ. Do tính đặc
thù của địa bàn nên hầu hết các Doanh nghiệp trên địa bàn đều có quy mô nhỏ, vốn
điều lệ đã đăng ký trong khoảng từ 2 đến 10 tỷ đồng, doanh thu phát sinh hàng năm
vào khoảng 500 triệu đến 30 tỷ đồng/một doanh nghiệp. Tuy vậy sự đóng góp vào
giá trị sản xuất và lao động việc làm của Doanh nghiệp trên địa bàn đến nay được
xem là quan trọng trong cơ cấu kinh tế xã hội huyện, hoạt động của các doanh
nghiệp từng bước phát triển khởi sắc đem lại số thu đáng kể cho NSNN và ngân
sách địa phương.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
Bảng 2. 4. Số thu ngân sách theo từng sắc thuế tại Chi cục thuế huyện Lệ Thủy
giai đoạn 2009-2013
TT Sắc thuế
Số thu ngân sách các năm (tr.đ)
2009 2010 2011 2012 2013
1 Thuế GTGT 2.897 5.019 7.330 9.547 14.106
2 Thuế TNDN 178 284 309 704 685
3 Thuế TTĐB 9 22 28 28 36
4 Thuế T.Nguyên 2 3 68 163 287
5 Thuế Môn bài 160 197 237 288 302
6 Tiền Thuê đất 17 97 208 - -
7 Thu phạt 101 347 372 352 292
TỔNG 3.364 5.969 8.552 11.082 15.708
Nguồn: Chi cục Thuế huyện Lệ Thuỷ
Thông qua các chỉ tiêu từng sắc thuế (thuế GTGT; thuế TNDN; thuế TTĐB;
thuế tài nguyên; thuế môn bài; tiền thuê đất; thu phạt về thuế) là những sắc thuế,
khoản thu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh mà DN trực tiếp thực hiện
nghĩa vụ với NSNN, chúng ta thấy rỏ hơn công tác Quản lý thuế đối với các DN
trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
87.07
4.83
0.281.17
2.650.723.28
Thuế GTGT
Thuế TNDN
Thuế TTĐB
Thuế T.Nguyên
Thuế Môn bài
Tiền Thuê đất
Thu phạt
Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng các loại thuế trong tổng thu giai đoạn 2009 – 2013
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
Ê
́ HU
Ế
53
Số liệu ở biểu đồ 2.1 cho thấy thuế GTGT là sắc thuế chiếm tỷ trọng chủ yếu
trong tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện với 87,7%. Điều này cho thấy công tác
quản lý thu ngân sách chịu ảnh hưởng rất lớn bởi kết quả thu thuế GTGT.
2.2.2 Thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp
2.2.2.1 Quản lý đăng ký, kê khai thuế đối với các doanh nghiệp
a. Quản lý đăng ký thuế
Thông qua việc đăng ký thuế của các doanh nghiệp, cơ quan thuế có thể nắm
bắt về mặt số lượng doanh nghiệp, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan thuế tiến hành
phân loại đối tượng nộp thuế theo các tiêu chí quản lý như quản lý theo số lượng
doanh nghiệp đăng ký, quản lý theo ngành nghề, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực
ngành nghề, khu vực ưu đãi đầu tư...
Hiện tại Chi cục Thuế Lệ Thủy đang áp dụng Quy trình đăng ký thuế ban hành
theo quyết định số 443 QĐ/TCT ngày 29/04/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thuế. Công tác quản lý đăng ký thuế được tin học hóa, tự động cao rất thuận lợi cho
người nộp thuế khi thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký thuế.
*Nội dung Quy trình đăng ký thuế
- Bước 1: Nộp hồ sơ - doanh nghiệp nộp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh
(ĐKKD) thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư (KHĐT).
- Bước 2: Bộ phận hành chính của cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ đăng ký mã số
doanh nghiệp do Sở KHĐT chuyển đến và cập nhật vào chương trình ứng dụng.
- Bước 3: Nhập, kiểm tra thông tin hồ sơ đăng ký thuế; truyền dữ liệu, kiểm tra, xác
nhận thông tin tại Tổng cục Thuế.
- Bước 4: Tiếp nhận và xử lý kết quả từ Tổng cục Thuế và thông báo mã số thuế
(MST) của doanh nghiệp cho Sở KHĐT.
- Bước 5: Người nộp thuế nhận ĐKKD và đăng ký thuế tại Sở KHĐT.
- Bước 6: Nhận kết quả cấp mã số doanh nghiệp từ Sở KHĐT chuyển đến cập nhật
vào hệ thống cơ sở dữ liệu để theo dõi quản lý tình hình kê khai, nộp thuế của
doanh nghiệp.
b. Quản lý kê khai, căn cứ tính thuế giá trị gia tăng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
54
Căn cứ tính thuế là những đại lượng rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến
việc quyết định mức thuế phải nộp. Do vậy nếu quản lý không tốt sẽ dẫn đến tình
trạng thất thu thuế, không công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người
kinh doanh.
Công tác quản lý các căn cứ tính thuế GTGT đối với doanh nghiệp bao gồm
quản lý về doanh thu bán ra, doanh thu mua vào, thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT
đầu vào, quản lý việc áp dụng thuế suất thuế GTGT.
Quản lý doanh thu bán ra, mua vào: Nhiệm vụ của Chi cục Thuế là tìm mọi
biện pháp trong nghiệp vụ, chuyên môn, về chính sách thuế GTGT và các qui trình
quản lý để NNT kê khai đúng doanh thu kinh doanh hoặc xác định đúng doanh thu
thực tế kinh doanh của NNT. Khi kết quả hoạt động SXKD của cơ sở kinh doanh
phát triển thì doanh số tính thuế phải tăng lên tương ứng.
Quản lý việc áp dụng thuế suất: Việc áp dụng đúng thuế suất theo từng ngành
hàng, mặt hàng kinh doanh đảm bảo cho việc tính thuế được đầy đủ, chính xác.
Hiện tại Chi cục Thuế đang áp dụng Quy trình quản lý kê khai thuế, nộp thuế
và kế toán thuế ban hành theo quyết định số 1864/QĐ-TCT năm 2011 về Quy trình
quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,
đồng thời cung c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_quan_ly_thue_gia_tri_gia_tang_doi_voi_cac_doanh_nghiep_tai_chi_cuc_thue_huyen_le.pdf