Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế thành phố Huế

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP

DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ. 9

1.1. Tổng quan về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp

vừa và nhỏ . 9

1.2. Mục tiêu và yêu cầu trong quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với

doanh nghiệp vừa và nhỏ . 15

1.3. Nội dung quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp

vừa và nhỏ . 20

1.4. Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp của một số địa

phương trong nước . 25

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH

NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC

THUẾ THÀNH PHỐ HUẾ. 31

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Huế . 31

2.2. Giới thiệu tổng quan về Chi cục Thuế Thành phố Huế . 35

2.3. Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp

vừa và nhỏ tại Chi cục thuế Thành phố Huế . 44

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý thuế thuế thu nhập doanh nghiệp đối với

doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế Thành phố Huế . 58

Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN

CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI

VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH

PHỐ HUẾ. 68

3.1. Định hướng chung về hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ . 68

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh

nghiệp nhỏ và vừa . 73

3.3. Kiến nghị . 82

KẾT LUẬN. 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf101 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hồ sơ hoàn thuế (trừ hoàn thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất), khấu trừ thuế, tính thuế và thông báo thuế, nộp thuế, hoàn trả tiền thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế, quản lý nội ngành cho công chức thuế và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế. + Hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho công chức thuế trong Chi cục Thuế; thực hiện công tác pháp chế về thuế thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý; xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế. + Thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng; tiếp nhận và chuyển các cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn thư tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ của công chức, viên chức thuế. - Đội Tổng hợp (Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ - Nghiệp vụ - Dự toán) Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý - Đội Kiểm tra thuế (bao gồm thực hiện nhiệm vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế) + Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; thực hiện dự toán thu thuế đối với người nộp thuế. + Thực hiện công tác quản lý nợ thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế; 40 khoanh nợ, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; miễn tiền chậm nộp thuế; không tính tiền chậm nộp thuế và cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuộc phạm vi quản lý của Chi cục - Các đội thuế liên phường, xã. Quản lý thu thuế các tổ chức, cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên...); Thực hiện dự toán thu thuế đối với đối tượng được giao quản lý. 2.2.4. Tình hình phân bố cán bộ công chức tại Chi cục thuế thành phố Huế Từ khi thành lập, Chi cục Thuế thành phố Huế đã tiếp quản và phát huy nhiệm vụ quản lý thu thuế trên địa bàn ngày một khoa học và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công chức cũng được đào tạo đầy đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực thi tốt vai trò quản lý dưới sự điều hành và kiểm tra sát sao của Ban lãnh đạo Chi cục Thuế cùng với sự hỗ trợ và giám sát của Ủy ban nhân dân các cấp. Đến ngày 31/12/2018 đội ngũ cán bộ Chi cục Thuế thành phố được thống kê như sau: Bảng 2.3. Tình hình lao động của Chi cục thuế Thành phố Huế giai đoạn 2016 -2018 Đơn vị: Người TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 SL % SL % SL % I Tổng số cán bộ công chức 151 100 142 100 156 100 II Theo giới tính 151 100 142 100 156 100 1 Nam 86 56,95 80 56,34 84 53,85 2 Nữ 65 43,05 62 43,66 72 46,15 III Theo nhiệm vụ 151 100 142 100 156 100 1 Lãnh đạo 4 2,6 4 2,82 4 2,56 2 Cán bộ đội thuế VP 83 54,97 82 57,75 92 58,97 3 Cán bộ đội thuế xã, phường 64 42,43 56 39,43 60 38,47 (Nguồn: Đội Hành chính-Nhân sự-Tài vụ-Ấn chỉ Chi cục thuế thành phố Huế) 41 Để phù hợp với chương trình cải cách hệ thống thuế và quản lý thuế theo mô hình chức năng, chủ trương của ngành thuế là trẻ hóa đội ngũ cán bộ công chức. Đa số đều chấp hành tốt sự phân công của lãnh đạo và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, một số cán bộ trẻ bước đầu đã phát huy được năng lực đào tạo. Hiện nay, đơn vị tiếp tục triển khai tích cực công tác bố trí cán bộ vừa đảm bảo xây dựng lực lượng theo đúng định hướng, chủ trương của ngành Thuế vừa đảm bảo hoàn thành tốt các mặt công tác, nhiệm vụ của ngành và địa phương Năm 2017 tổng số lao động của Chi cục thuế là 142 cán bộ biên chế, có 3 trường hợp từ các Chi cục trong Tỉnh chuyển đến nhưng có 12 trường hợp nghỉ hưu theo chế độ. Đến năm 2018, có 2 trường hợp từ Chi cục khác chuyển đến và 12 trường hợp tuyển dụng mới nâng số lượng công chức lên 156 người. Hằng năm, Chi cục Thuế đều thực hiện việc luân phiên, luân chuyển cán bộ theo đúng tinh thần mà ngành Thuế quy định. 2.2.5. Tình hình và kết quả thu Ngân sách nhà nước tại Chi cục Thuế Thành phố Huế giai đoạn 2016-2018 Trong giai đoạn 2016-2018 tình hình kinh tế trong tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng tuy đã có dấu hiệu khởi sắc, các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Huế đa số là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, mức độ kinh doanh chưa phát triển cao làm công tác thu ngân sách tại địa bàn thành phố Huế gặp phải nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dưới sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ các cấp Ủy Đảng cũng như của Chính quyền địa phương cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong Chi cục. Hàng năm, chi cục thuế thành phố Huế luôn cố gắng hoàn thành vượt mức kế hoạch thu thuế ngoài quốc doanh do Cục thuế và Ủy 42 ban nhân dân thành phố giao. Tổng thu ngân sách tại chi cục thuế thành phố Huế giai đoạn 2016 – 2018 tăng dần qua các năm. Năm 2017, nền kinh tế dần phục hồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn về điều kiện thời tiết không thuận lợi đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nhiệm vụ công tác thu thuế nói riêng, tuy nhiên Chi cục thuế đã hoàn thành mục tiêu với tổng thu ngân sách nhà nước đạt 767,842 tỷ đồng đạt106,46% dự toán Cục thuế giao. Năm 2018, số thu ngân sách nhà nước tiếp tục tăng lên 803,730 tỷ đồng đạt 106,46% dự toán. Đây cũng là năm bản lề thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 với các giải pháp tích cực, xây dựng và triển khai các đề án chống thất thu, đẩy mạnh chương trình cải cách hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về thuế trong tình hình mới. 43 Bảng 2.4. Kết quả thu NSNN từng sắc thuế tại Chi cục thuế Thành phố Huế giai đoạn 2016-2018 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 (+/-) (%) (+/-) (%) 1 Thuế TNDN 35.589 35.359 33.675 -230 -0,65 -1684 -4,76 2 Thuế Tài nguyên 612 1.296 2.065 684 111,76 769 59,34 3 Thuế giá trị gia tăng 161.081 188.549 211.259 27.468 17,05 22710 12,04 4 Thuế tiêu thụ đặc biệt 2.806 2.432 2.285 -374 -13,33 -147 -6,04 6 Thu tiền phạt, tiền chậm nộp 11.670 16.584 14.795 4.914 42,11 -1789 -10,79 7 Thuế TNCN 49.996 55.829 68.978 5.833 11,67 13149 23,55 8 Thu tiền SDĐ 115.265 137.588 164.691 22.323 19,37 27103 19,70 9 Các loại thuế, phí và lệ phí khác 139.733 127.562 148.095 -12.171 -8,71 20533 16,10 (Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi cục thuế thành phố Huế) Giai đoạn từ năm 2016 đến 2018, nền kinh tế trong tỉnh nói chung và thành phố Huế nói riêng tuy có dấu hiệu khởi sắc nhưng cũng đang còn gặp nhiều khó khăn. Một số chính sách thuế mới được sửa đổi, bổ sung làm ảnh 44 hưởng đến kết quả thu ngân sách. Số thu kinh tế ngoài quốc doanh có xu hướng tăng nhưng tăng không đáng kể. Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt và khoản thu chậm nộp giảm dần. Năm 2016 thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 35.589 triệu đồng, đến năm 2017 giảm nhẹ 0,65% so với năm 2016, năm 2018 tiếp tục giảm còn 33.675 triệu đồng. Cho thấy nền kinh tế đang dần phục hồi, nhưng trên địa bàn các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh khiến số thu thuế thu nhập doanh nghiệp giảm nhẹ dần qua các năm. Thuế tài nguyên, thuế thu nhập cá nhân tăng đều qua các năm, thuế thu nhập cá nhân chiếm số thu khá lớn trong các khoản thu kinh tế ngoài quốc doanh, đên năm 2018 đạt 68.978 triệu đồng tăng 23,55% so với năm 2017 Năm 2018 Chi cục Thuế luôn nhận được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Huế, Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế, sự phối kết hợp của các ban ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương, triển khai các giải pháp tăng thu, công tác kiểm tra chống thất thu, thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật về thuế, công tác cải cách thủ tục hành chính và các mặt công tác khác cùng với sự đóng góp tích cực của doanh nghiệp và người kinh doanh nên công tác thu thuế đạt được kết quả trên. 2.3. Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế Thành phố Huế 2.3.1. Quản lý đăng ký thuế Để quản lý tốt các nguồn thu từ thuế thì việc quản lý đúng, đủ đối tượng nộp thuế và quản lý chính xác các thông tin cơ bản về người nộp thuế là rất quan trọng. Việc đăng ký cấp mã số thuế được coi là công việc đầu tiên của quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại Chi cục thuế không cấp mã số thuế cho người nộp thuế. Từ ngày 45 01/6/2010, trên toàn quốc thống nhất mã số thuế là mã số doanh nghiệp được cấp tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh. Sau khi cấp mã số doanh nghiệp, thông tin hồ sơ đối tượng nộp thuế được chuyển đến Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế cập nhật vào các danh bạ của chương trình ứng dụng quản lý thuế để theo dõi tình hình thực hiện kê khai nộp thuế của từng đối tượng nộp thuế. Tất cả các đối tượng nộp thuế ngừng hoạt động đều được chuyển thủ tục hồ sơ về cấp Cục thuế để xử lý việc ngừng và đóng mã số thuế. Tình hình cấp mã số cho DN trên địa bàn trong các năm từ 2016 đến năm 2018 thể hiện qua biểu sau: Bảng 2.5. Tình hình hoạt động của các DNVVN ở thành phố Huế giai đoạn 2016-2018 TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (2017/2016) So sánh (2018/2017) (+/-) (%) (+/-) (%) 1 Số DN được cấp mã số thuế mới 449 422 452 -27 -6,01 30 7,11 2 Số DN ngừng nghỉ kinh doanh 145 203 192 58 40,00 -11 -5,42 3 Số DN giải thể 105 121 157 16 15,24 36 29,75 4 Số DN bỏ kinh doanh 170 193 184 23 13,53 -9 -4,66 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2016- 2018) Từ năm 2016 đến năm 2018 công tác quản lý đăng ký thuế có những biến động không đồng đều, cụ thể năm 2017 số doanh nghiệp cấp mới giảm đồng thời doanh nghiệp ngừng, bỏ kinh doanh và giải thể tăng. Đến năm 2018 số lượng doanh nghiệp ngừng và bỏ kinh doanh có xu hướng giảm nhưng doanh nghiệp giải thể vẫn còn nhiều, với điều kiện kinh tế khiến hoat động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Chi cục thuế luôn triển khai công tác chuẩn hóa dữ liệu, bộ phận đăng ký thuế thường xuyên rà soát, cập nhật thông tin thay đổi của người nộp thuế vào hệ thống để kịp thời phục vụ cho công tác quản lý thuế 46 2.3.2. Quản lý khai thuế và nộp thuế 2.3.2.1. Tình hình doanh nghiệp vừa và nhỏ kê khai tại Chi cục thuế Thành phố Huế Ngành Thuế đã triển khai dịch vụ khai thuế điện tử từ năm 2009. Dịch vụ khai thuế điện tử cung cấp cho người nộp thuế công cụ có thể kê khai các loại tờ khai trên ứng dụng hỗ trợ khai thuế tại máy trạm của người nộp thuế và gửi dữ liệu tờ khai qua mạng hoặc khai trực tiếp trên hệ thống khai thuế điện tử của ngành Thuế. Chi cục thuế thành phố Huế đã triển khai triệt để tới các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố về việc sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai (cung cấp phần mềm và hỗ trợ cài đặt miễn phí). Đối với doanh nghiệp, khi sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai có nhiều tiện ích: phần mềm được tích hợp với các phần mềm kế toán nên số liệu trên các hồ sơ khai thuế khi gửi đến cơ quan thuế là hoàn toàn chính xác và doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm đối với số liệu đã kê khai. Với cơ quan thuế đã giảm được khối lượng công việc nhập dữ liệu rất lớn bằng việc sử dụng mã vạch để nhận dữ liệu kê khai của doanh nghiệp, tránh được việc sai sót trong quá trình xử lý dữ liệu trước đây. Việc hỗ trợ người nộp thuế trong việc khai thuế qua mạng đã được đông đảo người nộp thuế đồng tình ủng hộ. Đến năm 2018 gần 100% doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế khai thuế qua mạng. Việc triển khai dịch vụ khai thuế điện tử đã giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong việc thực hiện các thủ tục khai, nộp thuế giảm sự tiếp xúc giữa cán bộ thuế với doanh nghiệp và tiết kiệm được thời gian thực hiện các thủ tục về thuế. 47 Bảng 2.6. Tình hình DN nộp hồ sơ kê khai nộp thuế giai đoạn 2016-2018 ĐVT: Lượt hồ sơ TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (2017/2016) So sánh (2018/2017) (+/-) (%) (+/-) (%) 1 Số lượng DN đăng ký khai thuế 2.246 1.739 2.366 -507 -22,57 627 36,06 2 Lượt DN phải nộp HSKT 17.385 11.950 17.249 -5435 -31,26 5299 44,34 3 Lượt DN đã nộp HSKT 17.173 11.554 16.758 -5619 -32,72 5204 45,04 4 Lượt DN không nộp HSKT 212 394 491 182 85,85 97 24,62 (Nguồn: Đội Kê khai – Kế toán thuế & Tin học Chi cục Thuế thành phố Huế) Qua bảng 2.6 lượt doanh nghiệp hồ sơ khai thuế giảm vào năm 2017 sau đó tăng trở lại vào năm 2018. Cho thấy ứng dụng khai thuế điện tử mang lại hiệu quả trong công tác quản lý hồ sơ khai thuế. Tình hình số lượt đã nộp hồ sơ khai thuế năm 2017 là 11.554 lượt, tỷ lệ nộp hồ sơ đúng hạn trên tỷ lệ đã nộp đạt 94,14%, tỷ lệ không nộp hồ sơ 3,3%. Đến năm 2018, công tác quản lý kê khai, nộp thuế điện tử tiếp tục được duy trì hiệu quả, trong năm có 2.366 đăng ký nộp thuế điện tử thành công với cơ quan thuế đạt 99,97%. Công tác đôn đốc doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn được thực hiện qua nhiều hình thức nhờ đó kết quả tăng rõ rệt so với năm trước, số lượt doanh nghiệp phải nộp hồ sơ trong năm là 17.249, đã nộp là 16.758 hồ sơ, đạt 97,15%, tỷ lệ không nộp 2,85%. 2.3.2.2. Tình hình nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp vừa và nhỏ Sau khi triển khai đăng ký nộp thuế điện tử, việc kê khai và nộp thuế thuận lợi hơn rất nhiều, vừa đỡ tốn công sức đi lại, vừa thao tác nhanh chóng. Điều này cho phép người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế và nộp tiền vào ngân 48 sách thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế mà không cần phải đến trực tiếp cơ quan thuế. Nếu có sai sót, hệ thống cũng báo lỗi nhanh chóng trong vòng 24 giờ. Không như trước đây, bộ phận kế toán của doanh nghiệp phải đợi sang tháng sau mới được thông báo có những sai sót phải điều chỉnh. Vì thế, một số doanh nghiệp dù đã nộp thuế, song vẫn phải chịu phạt nợ thuế quá hạn do thông tin sai, tiền nộp thuế không đến được tài khoản của kho bạc. Ngoài khắc phục được tồn tại của nộp thuế thông thường, việc nộp thuế điện tử còn giúp doanh nghiệp chủ động về thời gian nộp thuế. Hệ thống nhận yêu cầu nộp thuế hoạt động liên tục 24 giờ trong ngày, kể cả ngày nghỉ, lễ. Nhờ thế, đã hạn chế được tình trạng nợ thuế quá hạn hoặc bị xử phạt do nộp chậm. Mặt khác, việc nộp thuế qua mạng giúp doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều chi phí so với nộp thuế qua ngân hàng như trước đây. Bảng 2.7. Kết quả thu thuế TNDN của DNVVN tại Chi cục thuế Thành phố Huế giai đoạn 2016 - 2018 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (2017/2016) So sánh (2018/2017) (+/-) (+/-) (+/-) (%) 1 Tổng thuế NQD 220.642 244.410 254.080 23.768 10,77 9.670 3,96 2 Thuế TNDN 35.589 35.359 33.675 -230 -0,65 -1.684 -4,76 3 Thuế TNDN DNVVN 33.831 33.625 31.478 -206 -0,61 -2.147 -6,39 4 Tỷ trọng thuế TNDN DNVVN/ thuế TNDN (%) 95,06 95,10 93,48 0,04 0,04 -1,62 -1,70 5 Tỷ trọng thuế TNDN DNVVN/ tổng thu NQD (%) 15,33 13,76 12,39 -1,57 -10,26 -1,37 -9,95 (Nguồn: Chi cục thuế thành phố Huế) Sự phát triển của DNVVN đã khơi dậy, huy động và khai thác tiềm năng to lớn về tiền vốn, sức lao động, trí tuệ...góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đã có sự đóng góp lớn vào sự tăng trưởng số thu ngân sách của thành phố. Thuế thu nhập doanh nghiệp tuy chiếm tỷ 49 trọng không lớn trong tổng thu các sắc thuế ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Huế, nhưng lại là sắc thuế khó quản lý, dễ bị NNT lợi dụng các kẽ hở để lách Luật, trốn thuế gây thất thu cho NSNN. Có thể thấy rằng số thu thuế thu nhập doanh nghiệp của DNVVN chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng thu thuế thu nhập doanh nghiệp toàn Chi cục (93% - 95%). Số thu thuế thu nhập doanh nghiệp của DNVVN tăng dần qua các năm. Năm 2016 đạt 33.831 triệu đồng chiếm tỷ trọng 15,33% tổng thu ngoài quốc doanh. Tỷ trọng này giảm dần qua các năm do tổng nguồn thu ngoài quốc doanh tăng dần nhưng khoản thuế thu nhập doanh nghiệp trong các năm gần đây lại giảm dần. Đến năm 2018, tỷ trọng này giảm còn 12,39% với số thu doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ đạt 31.478 triệu đồng. Bảng 2.8. Tình hình nộp thuế TNDN của DNVVN tại Chi cục thuế Thành phố Huế giai đoạn 2016-2018 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 (+/-) (+/-) 1 Sản xuất 7.135 6.977 6.053 -158 -924 2 Thương mại 9.806 9.730 9.335 -76 -395 3 Dịch vụ 8.452 8.379 8.156 -73 -223 4 Ăn uống 479 467 475 -12 8 5 Xây dựng 4.452 4.420 4.150 -32 -270 6 Vận tải 3.507 3.652 3.309 145 -343 Thuế thu nhập DNVVN 33.831 33.625 31.478 -206 -2.147 (Nguồn: Đội Kê khai - Kế toán thuế & Tin học -Chi cục Thuế thành phố Huế) Ta dễ dàng nhận thấy số thu TNDN trong lĩnh vực thương mại chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 9.335 triệu đồng chiếm hơn 29% (năm 2018) trong tổng số thu thuế TNDN của các DNVVN, do kinh doanh ở Thành phố Huế phần lớn là kinh doanh nhỏ lẻ, phân phối các mặt hàng thông dụng để mua bán kiếm lời. Trong khi đó số thu TNDN trong lĩnh vực ăn uống lại rất thấp, chỉ đạt 475 triệu đồng năm 2018. 50 Về mặt tốc độ thu năm 2018 của các ngành đều giảm. Năm 2016 và 2018 là dù năm festival Huế nhưng số thu về các ngành du lịch, thương mại vẫ giảm do ảnh hưởng bởi nền kinh tế chung . Đồng thời, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phản ánh sự phát triển của ngành sản xuất, xây dựng và vận tải trên địa bàn Thành phố Huế trong năm qua cùng sự nỗ lực của Chi cục trong việc triển khai các giải pháp hiệu quả chống thất thu với những nguồn thu dễ thất thu nhất. 2.3.3. Quản lý thuế qua công tác kiểm tra Chi cục thuế thành phố Huế đã triển khai công tác kiểm tra thuế bằng nhiều giải pháp, tập trung đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra, thực hiện đúng quy định của Luật quản lý thuế, quy trình kiểm tra thuế để nâng cao được năng lực và hiệu quả quản lý thuế. Công tác kiểm tra thuế bao gồm: * Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế: Trên cơ sở phân tích rủi ro ngay tại Chi cục, lập kế hoạch kiểm tra trong các quý và năm, đội kiểm tra chú trọng chấn chỉnh sai sót, kiểm tra ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp nhằm tăng cường giám sát việc kê khai thuế của người nộp thuế, đấu tranh làm giảm âm thuế, tăng số thuế kê khai. Tại bộ phận kiểm tra thuế của cơ quan thuế, khi tiến hành kiểm tra thì nguồn thông tin chủ yếu dựa vào sự cung cấp của người nộp thuế và các dữ liệu kê khai thuế của người nộp thuế được lưu vào hệ thống dữ liệu của ngành thuế. Những dữ liệu này bao gồm thông tin về người nộp thuế, tình hình nộp hồ sơ khai thuế, tình hình nợ thuế. Hàng tháng, quý, khi nhận hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp, đội Kê khai kế toán thuế và tin học kiểm tra về mặt số học sau đó chuyển hồ sơ cho đội Kiểm tra thuế tiến hành phân công cán bộ chuyên trách kiểm tra sơ bộ 51 tính hợp lý, hợp lệ hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp. Căn cứ hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp, cán bộ kiểm tra tiến hành phân tích, trường hợp phát hiệu dấu hiệu nghi vấn yêu cầu doanh nghiệp giải trình bổ sung thông tin, trường hợp không chấp nhận giải trình bổ sung thì phải đưa vào danh sách để lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. * Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế: Nếu công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế có nhiều điều nghi vấn thì cơ quan thuế sẽ phải thực hiện việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở của người nộp thuế. Ngoài ra, để đánh giá mức độ chính xác của công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, Chi cục cũng thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên, trường hợp phát sinh ngoài kế hoạch như kiểm tra đột xuất, kiểm tra trước hoàn thuế giá trị gia tăng... Việc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế được tiến hành dựa trên cơ sở người nộp thuế không thực hiện giải trình thông tin tài liệu theo thông báo của Chi cục thuế, hoặc giải trình nhưng không chứng minh được số thuế khai là đúng. Ngoài ra việc kiểm tra còn thực hiện theo danh sách Cục thuế phê duyệt theo lựa chọn của Chi cục đã xây dựng từ cuối năm trước. Và việc lựa chọn danh sách phải kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế thường dựa trên các tiêu chí như: - NNT nộp hồ sơ khai thuế không đầy đủ, không đúng hạn. - Hồ sơ khai thuế hay sai sót, khai bổ sung điều chỉnh nhiều lần, cơ quan thuế đã nhiều lần nhắc nhở nhưng chậm khắc phục. - NNT không nộp đầy đủ số thuế đã kê khai, thường xuyên có tình trạng nợ thuế và chậm nộp tiền thuế. - NNT có doanh thu lớn nhưng thu nhập thấp hoặc lỗ kéo dài. - NNT có số thuế giá trị gia tăng âm liên tục nhưng không xin hoàn hoặc có xin hoàn nhưng hồ sơ khai thuế không đầy đủ và đã được cơ quan thuế yêu cầu bổ sung hồ sơ hoàn nhưng không thực hiện. 52 - Qua phân tích, đánh giá hồ sơ khai thuế, cán bộ thuế phát hiện các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính qua các năm của NNT có dấu hiệu nghi vấn như: tỷ trọng các khoản mục chi phí trên doanh thu của từng năm có sự biến động lớn, hay tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thấp, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nhiều trong khi tài khoản khách hàng trả tiền trước dư có lớn...thì cũng lựa chọn đưa vào danh sách phải kiểm tra tại trụ sở NNT. Thời gian qua, Chi cục thuế đã triển khai công tác kiểm tra thuế bằng nhiều giải pháp, tập trung đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra, đặc biệt là quy trình. Đã chú trọng việc giám sát hồ sơ khai thuế của DN tại cơ quan thuế nhằm kịp thời phát hiện ngay các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp. Ưu tiên tập trung kiểm tra các lĩnh vực có khả năng khai thác nguồn thu cao như khách sạn, ăn uống, dịch vụ du lịch, quảng cáo, san lắp mặt bằng, tư vấn thiết kế, doanh nghiệp có số hoàn thuế lớn, doanh nghiệp quyết toán lỗ liên tục, lỗ vượt quá số vốn chủ sỡ hữu nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh. Kết quả năm 2016 kiểm tra 354 DN, xử lý truy thu và phạt 12,330 tỷ đồng, năm 2017 kiểm tra 420 DN/400 DN đạt 105% kế hoạch, xử lý truy thu và xử phạt 12,237 tỷ đồng. Năm 2018, kiểm tra 335 DN đạt 108,76% kế hoạch và xử lý truy thu, xử phạt 13,137 tỷ đồng . Việc kiểm tra phát hiện người nộp thuế thường khai sai khai thiếu thuế chủ yếu là sắc thuế TNDN. Theo các Báo cáo tổng kết, đánh giá việc thực hiện công tác kiểm tra thuế hàng năm tại Chi cục Thuế thành phố Huế cho thấy các sai phạm thường phát hiện qua kiểm tra thuế TNDN tại trụ sở NNT là: - Kê khai không đầy đủ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Hạch toán sai các khoản mục giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 53 - Hạch toán chi phí lãi vay vượt quy định khi chưa góp đủ vốn kinh doanh. Tất cả các sai phạm thường nhằm mục đích giảm doanh thu, tăng chi phí khi xác định nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách Nhà nước. Do yếu tố chủ quan của doanh nghiệp, mà chính là nhân viên kế toán một là vừa mới ra trường nên thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về Luật thuế TNDN theo thông tư mới nhất, hai là do một kế toán có thể làm kế toán của nhiều doanh nghiệp dẫn đến việc hạch toán còn nhầm lẫn số liệu từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác. Chủ doanh nghiệp giao toàn bộ cho kế toán thậm chí đi thuê kế toán mang tính chất chống chế với cơ quan thuế. Một số vi phạm mang tính chất đặc thù của ngành như ngành xây lắp tính đội chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí vật liệu. Một phần do yếu tố thuộc về cơ quan thuế trong quản lý, do lực lượng mỏng nên không thường xuyên kiểm tra đôn đốc kịp thời thực hiện Luật thuế TNDN. Từ kết quả trên, cũng có thể thấy rằng, công tác kiểm tra đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang dần hoàn thiện hơn, số thuế truy thu và xử phạt trong những năm gần đây cũng phù hợp với tình hình kinh tế chung. Tuy nhiên việc lựa chọn doanh nghiệp để kiểm tra những doanh nghiệp có hành vi trốn thuế gian lận vẫn chưa kịp thời, số lượng doanh nghiệp bỏ kinh doanh trước khi được thanh kiểm tra thuế khá lớn. Vấn đề tồn tại trong chính sách thuế cũng như công tác quản lý thuế đó là với quy trình khai thuế chung cho mọi doanh nghiệp như hiện nay, khó quản lý được sự thất thoát nguồn thu cho NSNN. Quyền hạn điều tra, tiếp xúc doanh nghiệp của công chức thuế còn hạn chế nên việc đấu tranh với các biểu hiện sai phạm của các doanh nghiệp chưa sâu sát. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa đồng bộ, thiếu thống nhất dứt khoát. Chức năng nhiệm 54 vụ của Đội kiểm tra thuế chưa được độc lập theo Luật quản lý thuế mà còn gắn với việc đôn đốc thực hiện dự toán thu, do đó có sự chi phối và ảnh hưởng lớn đến tính độc lập trong công tác kiểm tra. Thực tế với yêu cầu khối lượng công việc lớn, do đó đã ảnh hưởng hiệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoan_thien_cong_tac_quan_ly_thue_thu_nhap_doanh_ngh.pdf
Tài liệu liên quan