Luận văn Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại tập đoàn điện lực Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN.

LỜI CẢM ƠN.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG BIỂU.

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN.1

LỜI MỞ ĐẦU.2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC

TRONG DOANH NGHIỆP .7

1.1 Khái niệm và vai trò của tuyển dụng .7

1.1.1 Khái niệm tuyển dụng .7

1.1.2 Vai trò của tuyển dụng.8

1.2 Các mô hình tuyển dụng .10

1.2.1 Mô hình tuyển dụng con người-công việc.10

1.2.2 Mô hình con người-tổ chức.11

1.3 Mối quan hệ giữa tuyển dụng nhân lực với các hoạt động khác của quản trị

nhân lực.12

1.3.1 Mối quan hệ giữa tuyển dụng nhân lực với các hoạt động tiền tuyển dụng.12

1.3.2 Mối quan hệ giữa tuyển dụng nhân lực với các hoạt động hậu tuyển dụng.13

1.4 Các nội dung của công tác tuyển dụng nhân lực.14

1.4.1 Nguyên tắc và yêu cầu tuyển dụng nhân lực.14

1.4.2 Những căn cứ tuyển dụng nhân lực .15

1.4.3 Trách nhiệm của các cấp trong công tác tuyển dụng .16

1.4.4 Quy trình tuyển dụng nhân lực .17

1.5 Những yếu tố tác động đến công tác tuyển dụng nhân lực.32

1.5.1 Nhóm yếu tố thuộc môi trường bên ngoài .32

1.5.2 Nhóm yếu tố thuộc môi trường bên trong.33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.35

2.1 Tổng quan về Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) .35

pdf107 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại tập đoàn điện lực Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT). Địa chỉ liên hệ: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Trụ sở chính: Số 11 Cửa Bắc, Phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội. - Điện thoại: (+844) 66946789 - Fax: (+844) 66946666 - Website: 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Các mốc phát triển:  Giai đoạn 1954 - 1975: - Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đất nước tạm thời bị chia cắt thành 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Ở miền Nam, Điện lực vẫn trong tay chính quyền Mỹ - Ngụy. Ở miền Bắc, ngành Điện cùng nhân dân bắt tay vào công cuộc tái thiết đất nước, tiến tới xây dựng CNXH. Từ công suất nguồn điện chỉ 37 31,5MW khi tiếp quản, ngành Điện đã không ngừng phát triển về quy mô nguồn, lưới, nỗ lực bảo vệ nguồn điện trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Đế quốc Mỹ. - Thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước đầu tiên chuyên trách lĩnh vực điện: Cục Điện lực (21/7/1955). - Xây dựng các nhà máy điện: NMTĐ Thác Bà công suất 108MW, Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí 48MW, NMTĐ Đa Nhim công suất 160MW. - Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với CBCNV Nhà máy đèn Bờ Hồ (21/12/1954).  Giai đoạn 1976 - 1985: - Những năm đầu đất nước thống nhất, việc tiếp quản các cơ sở điện lực được tiến hành nhanh gọn, đồng bộ với các ngành khác. Tiếp nhận hệ thống điện miền Nam từ chính quyền Sài Gòn: ngày 01/5/1975, dấu ấn khởi điểm quản lý thống nhất ngành Điện Việt Nam. - Giai đoạn 1981- 1985: Thực hiện Tổng sơ đồ phát triển điện giai đoạn I. Ngành Điện hoàn thành những công trình lớn, mang tầm chiến lược quốc gia về nguồn và lưới điện. - Xây dựng tuyến đường dây 220kV đầu tiên của Việt Nam: Hà Đông – Hòa Bình (khởi công 1979, hoàn thành 1981).  Giai đoạn 1986 – 1995: - Việc thực hiện Tổng sơ đồ phát triển điện giai đoạn II, giai đoạn III đạt hiệu quả cao, tạo bước ngoặt lớn trong phát triển hệ thống điện Việt Nam thống nhất. - Xây dựng và đưa vào vận hành đường dây 500 kV Bắc – Nam, mạch 1, ghi dấu ấn thống nhất hệ thống điện toàn quốc (khởi công 1992, khánh thành 1994). - Khánh thành công trình Thủy điện Hòa Bình với công suất 1.920MW (1994). - Thành lập Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia (1994). - Thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam (1994), ghi dấu ấn ngành Điện bắt đầu sản xuất, kinh doanh, hạch toán tự trang trải.  Giai đoạn 1996 – 2005: 38 - Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập và không ngừng đổi mới, phát triển, hướng tới mô hình tập đoàn kinh tế mạnh, đáp ứng đủ điện cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. - Luật Điện lực chính thức được ban hành (2004), điều chỉnh tổ chức và hoạt động ngành Điện theo cơ chế thị trường. - Hệ thống điện đáp ứng tốc độ tăng trưởng phụ tải cao ở mức 12 – 15%/năm. - Khánh thành các nhà máy thủy điện: Ialy (720MW), Trị An (400MW). - Xây dựng Trung tâm Điện lực Phú Mỹ 4.000MW - trung tâm tuabin khí hỗn hợp lớn nhất Việt Nam.  Giai đoạn 2006 – 2015: - Năm 2006, Tập đoàn Điện lực Việt Nam ra đời trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, đánh dấu sự phát triển toàn diện, đổi mới của ngành Điện Việt Nam. EVN khẳng định vai trò chủ đạo trong chiến lược phát triển ngành Điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và chất lượng cung cấp điện, đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh của Quốc gia. - Hệ thống điện lớn mạnh không ngừng, các nguồn điện ngày càng đa dạng: Thủy điện, điện khí, năng lượng tái tạo phát triển đồng bộ lưới truyền tải và hệ thống lưới điện phân phối. Lĩnh vực dịch vụ điện từng bước được hoàn thiện và có nhiều đổi mới. Các nhà máy thuỷ điện lớn nhất của đất nước như Sơn La, Lai Châu vào vận hành trong giai đoạn này. - Xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy Thủy điện Sơn La lớn nhất Đông Nam Á: 2.400MW (khởi công 2005, khánh thành 2012, vượt trước tiến độ 3 năm). - Xây dựng và đưa vào vận hành các Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, Duyên Hải, Hải Phòng, Quảng Ninh  Giai đoạn 2016 - nay: - Ngành Điện Việt Nam tiếp tục đảm bảo cung cấp điện trong điều kiện tốc độ tăng trưởng phụ tải bình quân hơn 10%/năm. Quy mô hệ thống điện đã đứng thứ 23 thế giới, tổn thất điện năng đạt mức 6,7% - mức của các quốc gia tiên tiến. 39 - Đến nay, EVN cơ bản hoàn thành chương trình Điện khí hóa nông thôn, cấp điện tới 100% số xã và 99,47% hộ dân, toàn quốc; hoàn thành tiếp nhận cấp điện đến 11/12 huyện đảo của cả nước. - Khánh thành NMTĐ Lai Châu (1200 MW), (khởi công năm 2011, khánh thành năm 2016, hoàn thành vượt tiến độ 1 năm). - Tiếp cận điện năng hiện đã xếp thứ 27/190 quốc gia – nền kinh tế. Dịch vụ khách hàng liên tục đổi mới, vươn tầm khu vực và quốc tế: đã thực hiện cung cấp dịch vụ điện tới mức độ 4, dịch vụ điện trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, hợp đồng điện tử - Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, điều hành. Là doanh nghiệp được vinh danh chuyển đổi số xuất sắc 2019. Đến cuối năm 2019, đã có 75% tổng số trạm biến áp 110 kV, 220 kV, 500 kV trên toàn quốc có thể thao tác từ xa.  Sứ mệnh Cung cấp điện với chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn, đồng thời có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng.  Tầm nhìn Tập đoàn Điện lực Việt Nam là tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.  Giá trị cốt lõi  Chất lượng – Tín nhiệm EVN tôn vinh giá trị này với mục tiêu xây dựng niềm tin, sự tín nhiệm bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sự trung thực và tinh thần trách nhiệm. EVN cam kết với mọi đối tác sẽ luôn đảm bảo chất lượng là mục tiêu hàng đầu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.  Tận tâm – Trí tuệ EVN mong muốn xây dựng phong cách điển hình của CBCNV EVN là tận tâm, có tinh thần trách nhiệm cao. Các thành viên của EVN luôn mang hết sức lực và trí 40 tuệ để giải quyết công việc hiệu quả, hết lòng phục vụ để đem lại sự hài lòng cho khách hàng và vì hạnh phúc của nhân dân.  Hợp tác – chia sẻ EVN là một tập đoàn lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên phạm vi rộng và có tính hệ thống cao. Do đó, EVN coi trọng sự hợp tác và hài hòa, tôn vinh những giá trị này với mong muốn CBCNV EVN sẽ luôn hợp tác trên tinh thần trung thực, công bằng, sẵn sàng chia sẻ, gắn bó chặt chẽ để giải quyết được mọi vấn đề của hệ thống, cùng nhau phát triển, cùng nhau hành động vì sự thành công, tiến bộ của EVN, của mỗi thành viên trong hệ thống và các đối tác của EVN.  Sáng tạo – hiệu quả Sáng tạo là đòn bẩy phát triển của EVN. EVN luôn mong muốn tạo ra môi trường thuận lợi để mọi người phát huy được sức sáng tạo, đổi mới công nghệ, quy trình quản lý để đem lại hiệu quả cao nhất, đưa EVN lên vị trí dẫn đầu lĩnh vực năng lượng trong nước và trong khu vực.  Triết lý kinh doanh  Mọi hành động của EVN đều hướng tới con người, vì con người EVN hành động vì niềm vui, hạnh phúc của mọi người. EVN xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, nhà đầu tư, xã hội bằng sự thiện chí, tình thân ái, tinh thần nhân văn. Trong các hoạt động của EVN, con người luôn là trung tâm; trong nội bộ EVN, người lao động được coi là tài sản quý giá nhất giúp EVN đi đến thành công. Mỗi thành viên EVN sẽ phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân theo nguyên tắc cơ bản này.  EVN luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tận tâm với công việc, tận tụy với khách hàng Phương châm hành động chủ đạo của EVN là làm tròn nghĩa vụ với tư cách là một tập đoàn kinh tế quan trọng của nền kinh tế và của quốc gia. Mọi thành viên EVN cam kết hành động vì lợi ích quốc gia, vì sự phồn vinh của Tổ quốc. 41 EVN hướng tới xây dựng hình ảnh đẹp về tinh thần trách nhiệm cao, về sự tận tâm, tận tuỵ trong từng công việc, hành động. Mỗi thành viên EVN sẽ phấn đấu, hy sinh, không quản ngại khó khăn gian khổ thực hiện phương châm này.  EVN cam kết tôn trọng luật pháp, hành động khách quan, trung thực, công tâm và minh bạch Mọi hoạt động của EVN luôn tuân thủ mọi quy định của pháp luật hiện hành, quy chế quản lý nội bộ của EVN và đơn vị. Hơn thế, mọi thành viên của EVN sẽ luôn đi tiên phong trong việc thực thi và góp phần phát triển, hoàn thiện những quy định và quy chế này. EVN tôn trọng các quy tắc, nghi thức trong giao tiếp; lịch thiệp, trung thực trong quan hệ; khách quan, minh bạch, công bằng và bình đẳng trong xử lý công việc với những người bên ngoài (khách hàng, đối tác, cộng đồng) cũng như với những người bên trong (người lao động, chủ sở hữu, người quản lý).  Sức mạnh trong mọi hành động của EVN là sự đồng thuận và trí tuệ tập thể EVN phục vụ và đóng góp cho xã hội, cho nền kinh tế bằng kinh nghiệm và sự sáng tạo, bằng trí tuệ con người kết hợp với công nghệ hiện đại. EVN luôn trân trọng những thành quả đã đạt được cũng như truyền thống vẻ vang của ngành và của dân tộc. EVN coi tinh thần đoàn kết, hợp tác và lao động sáng tạo là nguồn sức mạnh tổng hợp để đạt được các mục tiêu đề ra.  EVN phấn đấu để xứng đáng với niềm tin của đất nước và nhân dân EVN coi trọng cam kết với khách hàng, đối tác, trung thành với tinh thần của các giá trị cốt lõi, thực hiện cam kết bằng những hành động thiết thực. EVN tin tưởng sẽ xứng đáng với niềm tin mà Đảng, Chính phủ, đất nước và nhân dân đã giao phó, sẽ giành được sự tín nhiệm của những người mà EVN phụng sự, sẽ xây dựng thành công hình ảnh tốt đẹp mà EVN mong muốn. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức Theo Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ban hành ngày 28/2/2018 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành 42 của EVN gồm có HĐTV, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng, Ban Kiểm soát và Kiểm soát viên và bộ máy tham mưu, giúp việc. Cơ cấu tổ chức của EVN được hình thành theo chuỗi cung ngành điện, bao gồm Phát điện - Truyền tải điện - Phân phối điện - Dịch vụ phụ trợ. Hiện nay, EVN đang giữ vai trò chủ chốt trong lĩnh vực phát điện, thay mặt nhà nước để quản lý toàn bộ hệ thống truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia, quản lý hầu như toàn bộ lĩnh vực phân phối và bán lẻ điện. Cụ thể như sau: 2.1.3.1 Khối phát điện EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ tại EVNGENCO1, 2; EVNGENCO1, 2 hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con, trong đó Công ty mẹ là công ty TNHH MTV, hiện tại hoạt động theo mô hình tổ chức quản lý gồm: Chủ tịch, Tổng giám đốc, KSV và sẽ chuyển sang mô hình tổ chức quản lý HĐTV, TGĐ, KSV vào năm 2019. EVN nắm giữ cổ phần chi phối tại EVNGENCO3 – CTCP (hoạt động theo mô hình CTCP từ 01/10/2018). EVN nắm giữ 07 Công ty thủy điện hạch toán phụ thuộc, gồm: Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Trị An, Ialy, Huội Quảng-Bản Chát, Phát triển Thủy điện Sê San. Ngoài ra, EVN có 02 công ty liên kết trong lĩnh vực phát điện là CTCP Năng lượng Vĩnh Tân 3 và CTCP Phong điện Thuận Bình. 2.1.3.2 Khối truyền tải điện EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT). EVNNPT hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con, trong đó Công ty mẹ là Công ty TNHH MTV, có 8 đơn vị hạch toán phụ thuộc: 04 Công ty TTĐ 1, 2, 3, 4; 03 Ban QLDA các công trình điện miền Bắc, miền Trung, miền Nam; Công ty Dịch vụ kỹ thuật Truyền tải điện. 2.1.3.3 Khối phân phối và kinh doanh điện EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ tại 05 Tổng công ty Điện lực (TCTĐL). Các TCTĐL hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con, trong đó hiện tại Công ty mẹ là Công ty TNHH MTV hoạt động theo mô hình Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc, 43 KSV và sẽ chuyển sang mô hình tổ chức quản lý HĐTV, TGĐ, KSV vào năm 2018, 2019. 2.1.3.4 Khối quản lý và cung cấp dịch vụ chung Công ty mẹ thực hiện quản lý giám sát mọi mặt hoạt động trên quy mô toàn EVN. Ngoài ra, còn có các đơn vị trực thuộc Công ty mẹ thực hiện quản lý và cung cấp các dịch vụ chung trên toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm: - Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (EVNNLDC) hạch toán phụ thuộc EVN, thực hiện chức năng vận hành hệ thống điện và thị trường điện. EVNNLDC có 03 Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Bắc, miền Trung, miền Nam (A1, A2, A3) trực thuộc. - Công ty Mua bán điện hạch toán phụ thuộc EVN, thực hiện chức năng nhiệm vụ của EVN với tư cách là đơn vị mua buôn duy nhất (Single Buyer) trên thị trường phát điện cạnh tranh theo phân cấp của EVN. - Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và công nghệ EVN. - Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin: Thực hiện nhiệm vụ quản lý hệ thống viễn thông dùng riêng, công nghệ thông tin, tự động hóa và điều khiển đảm bảo phục vụ tốt công tác điều hành sản xuất và kinh doanh điện năng của EVN. - Trung tâm Thông tin Điện lực: Là đại diện cơ quan ngôn luận của EVN trên diễn đàn báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng, thực hiện xuất bản các ấn phẩm tạp chí điện lực, quản lý các trang web của EVN. 2.1.3.5 Khối tư vấn và quản lý dự án - 04 CTCP Tư vấn xây dựng điện do EVN nắm giữ cổ phần chi phối hoặc quyền chi phối khác, gồm EVNPECC1, 2, 3, 4. - EVN hiện có các Ban quản lý dự án (QLDA) trực thuộc gồm: Ban QLDA Điện 1; Ban QLDA Điện 2; Ban QLDA Điện 3; Ban QLDA Điện hạt nhân Ninh Thuận (đã giải thể). 44 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và điều hành -EVN (Nguồn: Ban Tổ chức và Nhân sự EVN) 45 2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực của Tập đoàn 2.1.4.1 Sản xuất, cung ứng, tham gia thị trường điện EVN đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Hoạt động chỉ đạo điều hành sản xuất, vận hành hệ thống điện quốc gia đã bám sát nhu cầu sử dụng điện, đáp ứng kịp thời nhu cầu điện cấp bách cho sản xuất và kinh doanh, góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Công tác dịch vụ khách hàng có chuyển biến tốt, chỉ số tiếp cận điện năng và các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện được cải thiện rõ rệt. EVN đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ xây dựng và phát triển thị trường điện theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bao gồm: đầu tư Hệ thống hạ tầng Công nghệ thông tin và Viễn thông, các cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại cho thị trường điện, tổ chức nhiều khóa đào tạo cho lực lượng vận hành. Đến nay TTĐ đã được vận hành theo đúng các quy định do Bộ Công Thương ban hành. Hệ thống hạ tầng cơ sở CNTT đã được đầu tư phục vụ TTĐ vận hành ổn định đáp ứng được yêu cầu quy định. Đội ngũ tham gia vận hành TTĐ, quản lý vận hành hệ thống CNTT phục vụ TTĐ, thanh toán trên TTĐ của EVN đã từng bước trưởng thành, sẵn sàng cho giai đoạn triển khai Thị trường bán buôn điện cạnh tranh trong những năm tới. Kể từ thời điểm 01/7/2012 bắt đầu vận hành thị trường điện đến nay, hệ thống điện vận hành an toàn, ổn định. Sản xuất kinh doanh của EVN và các doanh nghiệp phát điện có lãi trong môi trường thị trường phát điện cạnh tranh. EVN đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Đề án cho phép các NMTĐ đa mục tiêu tham gia TTĐ. Sản lượng điện sản xuất và mua năm 2018 đạt 212,9 tỷ kWh vượt kế hoạch 2,4 tỷ kWh và tăng 10,36% so với năm 2017, trong đó điện sản xuất các nhà máy điện của Công ty mẹ EVN là 49,35 tỷ kWh vượt 6,55 tỷ kWh (~15,3%) so với KH. Điện thương phẩm đạt 192,36 tỷ kWh vượt 1,8 tỷ kWh so với kế hoạch và tăng 10,14% so với năm 2017 (cao hơn 1% so với chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao), trong đó điện thương phẩm nội địa đạt 191,2 tỷ kWh, tăng trưởng 10,2% (miền Bắc tăng 11,52%, miền Trung tăng 9,27%, miền Nam tăng 9,50%). Sản lượng điện truyền tải đạt 184,2 tỷ kWh vượt 1,6% KH và tăng 10,88% so với năm 2017, trong đó đã đảm bảo truyền 46 tải điện từ miền Bắc, miền Trung cấp cho miền Nam 20,8 tỷ kWh (tương đương 20% nhu cầu điện miền Nam). Sản lượng điện sản xuất và mua năm 2019 đạt 232,5 tỷ kWh tăng 9,2% so với năm 2018 (gồm: điện sản xuất của Công ty mẹ EVN là 46,5 tỷ kWh, điện sản xuất của các GENCO là 90,6 tỷ kWh, điện mua các nguồn ngoài là 95,4 tỷ kWh). Điện thương phẩm: 211,95 tỷ kWh tăng 9,9% so với năm 2018. 2.1.4.2 Kinh doanh và dịch vụ khách hàng EVN đã ban hành mới Quy định cung cấp các dịch vụ điện theo hướng tiếp tục đơn giản hoá, số hóa giao tiếp giữa khách hàng và nhân viên điện lực nhằm tăng tính công khai minh bạch, tạo thuận lợi hơn nữa cho khách hàng. Đến nay, 100% các dịch vụ về điện của EVN có thể thực hiện trực tuyến, đây là một trong những nỗ lực nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ khách hàng, cải thiện độ tin cậy cung cấp điện, tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế. Độ tin cậy cung cấp điện năm 2018 tăng đáng kể so với năm 2017. Tính chung toàn EVN tổng thời gian mất điện của khách hàng bình quân (SAIDI) là 724 phút, giảm 30% so với năm 2017 (1.028,8 phút); Tần suất mất điện kéo dài bình quân (SAIFI) là 5,04 lần/khách hàng, giảm 28,5%; Tần suất mất điện thoáng qua bình quân (MAIFI) là 0,81 lần/khách hàng, giảm 14,1%. Năm 2019, tổng thời gian mất điện của khách hàng bình quân (SAIDI) giảm còn 400 phút, giảm hơn 40% so với năm 2018. Tỷ lệ tổn thất điện năng toàn EVN thấp hơn 6.7%. Công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng tiếp tục có chuyển biến tốt, đa dạng các kênh cung cấp dịch vụ theo hướng áp dụng công nghệ thông tin và cung cấp các dịch vụ điện trực tuyến. Các chỉ tiêu về dịch vụ khách hàng đều đạt và vượt so với mục tiêu kế hoạch, trong đó: tỷ lệ khách hàng thu tiền qua ngân hàng và các tổ chức trung gian chiếm 49%, các hình thức thu tiền không sử dụng tiền mặt như trích nợ tự động, ngân hàng trực tuyến chiếm 21,7%. Các TCTĐL đã triển khai hệ thống CMIS 3.0 đến 107/107 CTĐL, thực hiện kết nối cung cấp dịch vụ điện tại Trung tâm hành chính công hoặc Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến tại 63/63 tỉnh/thành phố đã tạo sự thuận lợi cho khách hàng và minh bạch trong các giao dịch, đồng thời rút ngắn 47 thời gian cấp điện mới cho khách hàng sinh hoạt khu vực thành phố/thị xã/thị trấn là 2,15 ngày, khu vực nông thôn là 2,79 ngày và khách hàng ngoài sinh hoạt là 2,43 ngày. Công tác dịch vụ khách hàng và hoạt động của các Trung tâm Chăm sóc khách hàng tiếp tục tăng cường. Theo khảo sát đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố tháng 3/2018, tỷ lệ các doanh nghiệp hài lòng về chất lượng dịch vụ cung cấp điện là 74% tăng 5% so cùng kỳ năm trước và duy trì vị trí thứ 2 về chất lượng các dịch vụ tiện ích gia tăng trong bộ chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI). Mức độ hài lòng khách hàng sử dụng điện bình quân toàn EVN năm 2018 đạt 8,11 điểm, tăng 0,14 điểm so với 2017. Báo cáo DB2019 đánh giá độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch giá điện Việt Nam tiếp tục được cải thiện so với DB2018, kết quả này là sự ghi nhận các cải cách của EVN trong việc áp dụng công nghệ vào để nâng cao chất lượng cung cấp điện và cung cấp các dịch vụ về điện cho khách khàng. Từ tháng 12/2018, EVN cung cấp dịch vụ điện cấp độ 4 đáp ứng mọi dịch vụ khách hàng từ khâu đăng ký, nhận kết quả đến thanh toán 100% thông qua trực tuyến. 2.1.4.3 Đầu tư xây dựng nguồn và lưới điện EVN tiếp tục duy trì được tốc độ đầu tư cao, tổng công suất các nguồn điện hòa lưới phát điện cao hơn 500MW so kế hoạch (vượt 34%). Các dự án năng lượng tái tạo cũng được triển khai với tiến độ nhanh hơn: EVN đầu tư 7 dự án điện mặt trời với tổng CS 870MW, các đơn vị thành viên triển khai 16 dự án điện mặt trời tổng CS 1.120MW. Giá trị khối lượng đầu tư toàn Tập đoàn năm 2018 đạt 104.548 tỷ đồng, bằng 88,7% KH, trong đó: đầu tư nguồn điện đạt 83,9% KH, đầu tư lưới điện đạt 89,7% KH; Giá trị giải ngân đạt 97.288 tỷ đồng, bằng 82,56% KH. Toàn Tập đoàn đã hoàn thành 253 công trình lưới điện (9 công trình 500kV, 43 công trình 220kV, 201 công trình 110kV) với tổng khối lượng các công trình hoàn thành đạt gần 4.000km đường dây và công suất TBA là 20.150 MVA. Đối với khu 48 vực Miền Nam, là trọng điểm thiếu hụt công suất, các giải pháp đồng bộ nguồn và lưới được đẩy mạnh đồng bộ. Khởi công 223 công trình lưới điện (gồm: 15 công trình 500kV, 26 công trình 220kV và 182 công trình 110kV). Trong đó có các công trình quan trọng như: ĐD 500kV Vũng Áng-Dốc Sỏi-Pleiku 2, Tây Hà Nội-Thường Tín, Nho Quan-Phủ Lý- Thường Tín, ĐD 220kV Kiên Bình-Phú Quốc Hoàn thành quyết toán 313 công trình lưới điện (gồm: 75 công trình 500-220kV và 238 công trình 110kV). Năm 2019, Tổng giá trị đầu tư xây dựng toàn Tập đoàn dự kiến đạt 104.936 tỷ đồng, cụ thể: Hoàn thành đưa vào vận hành 5 tổ máy/1.560 MW, gồm: NĐ Duyên Hải III MR (660 MW), NĐ Vĩnh Tân IV MR (600 MW); TĐ Đa Nhim MR (giai đoạn 2 - 80 MW), TĐ Thượng Kon Tum (2x110 MW). Khởi công các dự án ĐMT Phước Thái 1 (50MW), ĐMT Sê San 4 (49 MW). Đẩy nhanh thực hiện các thủ tục ĐTXD các dự án, phấn đấu năm 2020 khởi công 4 dự án, gồm: TĐ Ialy MR, Hòa Bình MR, NĐ Ô Môn IV. Tiếp tục triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án NĐ Ô Môn III, các dự án NĐ Dung Quất I&III, TĐ Trị An MR, NĐ Quảng Trạch II. Hoàn thành quyết toán giai đoạn kết thúc 20 công trình. Hoàn thành và đưa vào vận hành 217 công trình lưới điện từ 110-500kV (gồm 13 công trình 500kV, 31 công trình 220kV và 173 công trình 110kV). Khởi công 230 công trình lưới điện 110-500kV (gồm 3 công trình 500kV, 33 công trình 220kV và 194 công trình 110kV). Nhiệm vụ đầu tư cấp điện khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo đạt mức cao, đến cuối năm 2019, số xã có điện trên cả nước đạt 99,98% (8.987/8.989 xã), số hộ dân nông thôn được sử dụng điện đạt 98,83% (17.128.153 / 17.330.861 hộ), điện cho 11/12 huyện đảo trên cả nước. 2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh Các số liệu liên quan tới kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ năm 2015 đến nay được thể hiện trong bảng sau: 49 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015-2019 (Đơn vị: triệu đồng) Kết quả kinh doanh Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 240.735.177 272.703.546 294.847.705 338.500.562 394.890.318 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1.264 1.024 708 297 331 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 240.733.913 272.702.522 294.846.997 338.500.266 394.889.987 4. Giá vốn hàng bán 204.486.242 233.671.119 250.742.125 285.341.478 343.852.003 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 36.247.671 39.031.403 44.104.872 53.158.788 51.037.984 6.Doanh thu hoạt động tài chính 2.107.065 4.276.266 3.823.894 3.663.417 3.973.036 7. Chi phí tài chính 19.563.128 22.360.080 22.258.971 29.054.905 22.495.885 Trong đó: Chi phí lãi vay 8. Phần lãi/lỗ trong công ty liên doanh. liên kết 311.515 427.465 699.186 569.873 498.392 9. Chi phí bán hàng 5.237.475 5.989.331 6.525.795 6.711.690 7.134.349 50 Kết quả kinh doanh Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 9.440.747 10.535.903 12.068.204 13.301.134 13.635.568 11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4.424.901 4.849.821 7.774.981 8.324.349 12.243.610 12. Thu nhập khác 666.841 713.943 674.902 1.183.552 644.962 13. Chi phí khác 496.560 399.022 305.254 431.858 388.589 14. Lợi nhuận khác 170.281 314.921 369.648 751.694 256.373 Phần lợi nhuận/lỗ từ công ty liên kết liên doanh 15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4.595.181 5.164.742 8.144.629 9.076.043 12.499.984 16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 985.587 852.735 1.559.781 2.308.966 2.690.249 17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại -89.647 -119.562 -8.626 -50.684 89.701 18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 3.699.242 4.431.569 6.593.474 6.817.761 9.720.033 Lợi ích của cổ đông thiểu số 142.341 905.351 1.484.296 1.235.550 7.890.068 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Công ty mẹ 3.556.901 3.526.218 5.109.178 5.582.211 1.829.965 (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của EVN năm 2015-2019) 51 Tổng doanh thu toàn Tập đoàn năm 2018 đạt 338.500 tỷ đồng, tăng hơn 14,8% so với năm 2017. EVN bảo toàn và phát triển được vốn nhà nước, tổng giá trị tài sản hợp nhất toàn EVN đến cuối năm 2018 là 706.504 tỷ đồng (tăng 0,7% so với năm 2017), trong đó vốn chủ sở hữu là 217.477 tỷ đồng (tăng 2,36% so với năm 2017). Lợi nhuận trước thuế toàn Tập đoàn đạt 9.076 tỷ đồng; giá trị nộp ngân sách năm 2018 của toàn Tập đoàn là 25.110 tỷ đồng, tăng hơn 25% so với năm 2017. Năm 2019, tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 394.890 tỷ đồng, tăng 16,6% so với năm 2018. Tổng giá trị tài sản hợp nhất toàn EVN đến cuối năm 2019 là 721.460 tỷ đồng (tăng 2,1% so với năm 2018). Lợi nhuận trước thuế toàn Tập đoàn đạt 12.499 tỷ đồng, tăng 37,7% so với năm 2018. 2.1.6 Đặc điểm về nguồn nhân lực của tập đoàn Vào thời điểm 31/12/2019, tổng số CBCNV của EVN là 98.674 người, trong đó lao động nữ là 20.228 người chiếm tỷ lệ 20,5%. 2.1.6.1 Số lượng và cơ cấu theo Khối Căn cứ theo quy trình sản xuất cũng như trên cơ sở các lộ trình cải cách có thể chia các khối nguồn nhân lực của EVN thành các khối như sau: Khối quản lý và cung cấp dịch vụ phụ trợ: Công ty mẹ, EVNNLDC, EV

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoan_thien_cong_tac_tuyen_dung_tai_tap_doan_dien_lu.pdf
Tài liệu liên quan