Luận văn Hoàn thiện hoạt động giám sát từ xa các ngân hàng thương mại tại bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong lộ trình áp dụng chuẩn mực basel II tại Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN .ii

DANH MỤC BẢNG.vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ.vi

DANH MỤC HÌNH .vi

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN.vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.viii

MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN NGHIỆP VỤ GIÁM

SÁT TỪ XA CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM. 4

1.1. Nghiệp vụ giám sát từ xa của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. 4

1.1.1. Khái niệm. 4

1.1.2. Đặc điểm . 4

1.1.3. Nghiệp vụ giám sát từ xa của tổ chức bảo hiểm tiền gửi . 5

1.2. Yêu cầu đối với nghiệp vụ giám sát từ xa của tổ chức bảo hiểm tiền gửi

. 6

1.2.1. Yêu cầu đối với nội dung giám sát từ xa. 7

1.2.2. Yêu cầu về thời gian thực hiện giám sát từ xa. 10

1.2.3. Yêu cầu về cơ chế phối hợp . 10

1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ giám sát từ xa . 14

1.3.1. Nguồn nhân lực. 14

1.3.2. Phương pháp giám sát từ xa. 15

1.3.3. Công nghệ thông tin. 17

1.3.4. Hệ thống pháp lý. 18

1.3.5. Nguồn thông tin, dữ liệu thực hiện giám sát . 19

1.4. Ngân hàng thương mại và hoạt động giám sát từ xa đối với các ngân

hàng thương mại tại BHTGVN. 21

pdf87 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hoạt động giám sát từ xa các ngân hàng thương mại tại bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong lộ trình áp dụng chuẩn mực basel II tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHTM thành các nghiệp vụ chính: Nghiệp vụ tạo vốn, nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ khác. Trong hoạt động kinh doanh, bên cạnh hai nghiệp vụ chính là nghiệp vụ nguồn vốn và nghiệp vụ tài sản, các ngân hàng thương mại còn cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng, tiện ích khác cho khách hàng: Giao dịch ngoại tệ (mua bán, chuyển đổi); Dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế; Dịch vụ tư vấn tài chính; Dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán; Cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Cụ thể theo điều 107, luật các tổ chức tín dụng (2011), các hoạt động kinh doanh khác của NHTM gồm có: “1. Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn. 2. Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư. 3. Mua, bán trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp. 4. Dịch vụ môi giới tiền tệ. 5. Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được Ngân hàng Nhà Nước chấp thuận bằng văn bản.” c. Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại: Có thể nhận thấy rằng rủi ro luôn gắn liền với từng nghiệp vụ trong hoạt động của NHTM. Đa số các nhà kinh tế thống nhất với nhau quan niệm về rủi ro trong hoạt 24 động kinh doanh của NHTM là “những biến cố không mong đợi xảy ra và gây tổn thất đối với ngân hàng”. Có nhiều cách phân loại rủi ro. Căn cứ vào nguyên nhân gây ra tổn tất, rủi ro của NHTM được chia thành: (i) rủi ro tín dụng, (ii) rủi ro thị trường, (iii) rủi ro thanh khoản, (iv) rủi ro tác nghiệp (hay còn gọi là rủi ro hoạt động) và (v) rủi ro khác. Tuỳ vào mục đích quản lý mà NHTM có thể xác định các loại rủi ro khác trong hoạt động kinh doanh của mình như: rủi ro pháp lý, rủi rodanh tiếng, rủi ro đạo đức Trong quản trị ngân hàng hiện đại, các NHTM lớn gần đây đã bắt đầu chú ý đến một loại rủi ro mới là rủi ro tập trung tín dụng. 1.4.2. Hoạt đông giám sát từ xa đối với các ngân hàng thương mại tại BHTGVN BHTGVN thực hiện giám sát đối với các NHTM: ➢ Theo dõi và kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; ➢ Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về các NHTM nhằm phát hiện và kiến nghị ngân hàng Nhà nước xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng; ➢ Lập báo cáo định kỳ quý/năm báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình hoạt động các NHTM nói riêng và các TCTD nói chung 1.5. Hiệp ước Basel II 1.5.1. Hiệp ước Basel 25 Năm 1974, tại thành phố Basel, Thụy Sĩ, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) được thành lập bởi ngân hàng trung ương của 10 nước phát triển (G10). Sau đó, BCBS tiến hành chuẩn hóa các quy định về vốn, đo lường vốn trong ngành ngân hàng. Năm 1988, ủy ban này ban hành hệ thống đo lường vốn và rủi ro tín dụng, trong đó yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu (tỷ lệ vốn bắt buộc tính trên tổng tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro – CAR) là 8%. Văn bản chuẩn hóa này được gọi là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I), áp dụng trong các nước thành viên G10 kể từ năm 1992, nhưng sau đó có rất nhiều nước khác trên thế giới tự nguyện tuân thủ.Basel II. Ngày 26/06/2004, phiên bản mới của Basel I được ban hành sau cuộc khủng hoảng ngân hàng những năm 1990. Basel II có hiệu lực từ tháng 01/2007 và được thực hiện theo một lộ trình đến hết năm 2009, sau đó thực hiện đầy đủ kể từ năm 2010. Ngày 12/09/2010, chuẩn mực vốn Basel III được BCBS đưa ra trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên phạm vi toàn cầu những năm 2007 – 2010, nhằm bổ sung, khắc phục những hạn chế của Basel II, chủ yếu về quản lý thanh khoản, yêu cầu vốn đệm theo chu kỳ của nền kinh tế, giới hạn tỷ lệ đòn bẩy vốn. Basel III có hiệu lực từ năm 2013 và được thực hiện theo một lộ trình đến hết năm 2018, sau đó thực hiện đầy đủ kể từ 01/01/2019. 1.5.2. Basel II Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Hiệp ước về vốn Basel II được trình bày như một tập hợp các quy định được đề xuất mà có thể sẽ mang đến một loạt các thách thức về tuân thủ cho các ngân hàng trên thế giới. Để có thể triển khai Basel II hiệu quả, tất cả các ngân hàng sẽ cần phải xác định lại chiến lược kinh doanh của họ cũng như các rủi ro tiềm ẩn. Trên thực tế, việc tính toán nhu cầu vốn theo Hiệp Ước mới đã yêu cầu ngân hàng thực hiện khung rủi ro toàn diện trên toàn bộ tổ chức. 26 Basel II cũng khuyến khích trên những cải tiến đang diễn ra trong đánh giá và giảm nhẹ rủi ro. Như vậy, qua thời gian, nó cung cấp cho các ngân hàng cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách phân bổ vốn cho các quy trình, phân đoạn và các thị trường chứng minh một tỷ lệ rủi ro/hiệu quả mạnh mẽ. Phát triển một sự hiểu biết rõ hơn về mối qua lại rủi ro/hiệu quả về vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp cụ thể, khách hàng, sản phẩm và quy trình là một trong những lợi ích kinh doanh tiềm năng quan trọng nhất ngân hàng có thể bắt nguồn từ việc tuân thủ, như hình dung của Ủy banBasel. Basel II được thiết kế như một khung tiến hóa, vì vậy theo thời gian các cập nhật sẽ được thực hiện để bắt kịp với sự phát triển liên tục trong ngành tài chính. Trước khi thực hiện các quy định mới, Basel II có thể trải qua một sự điều chỉnh định lượng trên cơ sở các kết quả của nghiên cứu tác động gần đây nhất.Các yêu cầu về quản lý rủi ro của Basel II có thể mang tới những thay đổi đáng kể trong kinh doanh căn bản của một ngân hàng riêng lẻ cũng như trong cơ cấu tổ chức của nó. Với Basel II, đầu ra của việc quản lý tốt hơn rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành sẽ là đầu vào của mô hình vốn kinh tế mà sử dụng nó các ngân hàng có thể phân bổ vốn cho các chức năng và giao dịch khác nhau và phụ thuộc vào rủi ro. Với Basel II, ủy ban Basel đã từ bỏ phương pháp luận “một kích thước phù hợp với tất cả” (“one size fits all”) của hiệp ước về vốn năm 1988 về việc tính toán yêu cầu vốn pháp định nhỏ nhất và giới thiệu khái niệm “3 cột trụ” (three pillar concept) mà tìm kiếm để liên minh các yêu cầu pháp định với các nguyên tắc kinh tế của quản lý rủi ro. Trụ cột I: Yêu cầu về vốn tối thiểu là 8%. Rủi ro được tính toán theo 3 yếu tố chính mầ ngân hàng phải đối mặt như rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Trụ cột II: cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt như: Rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý. Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá an toàn vốn tổng thể của họ và chiến lược để duy trì mức vốn. 27 Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá lại “quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng”. Các giám sát viên mong đợi ngân hàng hoạt động trên tỉ lệ vốn tối thiểu, và nên khuyến nghị các ngân hàng duy trì vốn ở mức cao hơn mưc tối thiểu. Giám sát viên cần tìm cách can thiệp ở giai đoạn đầu để ngăn chặn vốn rơi xuống dưới mức tối thiểu. Trụ cột III: Nguyên tắc thị trường Nguyên tắc thị trường củng cố các nỗ lực để thúc đẩy an toàn và minh bạch trong các ngân hàng. Công khai các thông tin cơ bản và các thông tin liên quan đã làm cho nguyên tắc thị trường hiệu quả hơn. 1.5.3. Basel II tác động đến hoạt động giám sát Tại Việt Nam, Basel II được ngân hàng Nhà nước quy định tại các Thông tư 41/2016/TT-NHNN cho trụ cột I của Basel II và Thông tư 13/2018/TT-NHNN cho trụ cột II và III của Basel II. Khi các ngân hàng trong hệ thống áp dụng thực hiện Basel II, họ phải tuân thủ theo các trụ cột về tỷ lệ an toàn vốn, kiểm soát rủi ro theo chuẩn quốc tế mới nên sẽ có các động thái điều chỉnh các chỉ tiêu cho phù hợp với yêu cầu. Vì vậy, hoạt động giám sát cần hiểu rõ các quy định, xu hướng vận động, nguyên nhân để đưa ra các giải pháp giám sát kịp thời. 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN ÁP DỤNG BASEL II 2.1. Nghiệp vụ giám sát từ xa của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 2.1.1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Đầu những năm 1988-1990, hàng loạt tổ chức tín dụng đô thị bị đổ vỡ trên toàn quốc, làm lòng tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, khi mô hình Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) được triển khai thí điểm theo quyết đinh số 390/QĐ-TTG ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ tài chính cũng ban hành Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của QTDND đối với khoản tiền gửi có kỳ hạn, theo quyết định số 101-TCQĐ/BH ngày 01/02/1994. Theo quyết định 101-TCQĐ/BH, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam lúc đó (Bảo Việt) đã triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm tiền gửi (BHTG), đây là khởi đầu của chính sách bảo hiểm tiền gửi ở nước ta. Tiếp sau đó, tuy không chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 nhưng đây là hồi chuông cảnh báo cho hệ thống ngân hàng nước ta, cần phải chú trong hơn nữa đến vấn đề BHTG. Bên cạnh đó, cùng với xu hướng thành lập mô hình BHTG trên thế giới và sự hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ ở nước ta thời kì đó, việc thành lập tổ chức BHTG là vô cùng cần thiết. Trong bối cảnh đó, Bảo hiểm tiền gửi việt Nam (BHTGVN) đã được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ, và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 07/07/2000 theo khung pháp lý là Nghị định 89/1999/NĐ-CP, Nghị định 109/2005/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89) , Quyết định 75/2000/QĐ-TTg. BHTGVN là tổ chức duy nhất thực hiện chính sách BHTG nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền; hỗ trợ các tổ chức tín dụng gặp khó khăn; kiểm soát và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Logo 29 Sứ mệnh Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, đảm bảo sự phát triển an toàn lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Tầm nhìn Hoạt động theo mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi hiệu quả, trở thành công cụ chính sách hữu hiệu góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ chung ngành ngân hàng. Mục tiêu - Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, tổng hợp và phân tích thông tin nhằm phát hiện sớm, cảnh báo kịp thời những rủi ro gây mất an toàn trong hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng. - Tham gia một cách tích cực vào tái cấu trúc hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và lĩnh vực tài chính vi mô, từ đó đóng góp vào quá trình tái cấu trúc hệ thống tổ chức tín dụng nói chung. - Chi trả đúng, đầy đủ, kịp thời cho người gửi tiền trong trường hợp xảy ra rủi ro của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. - Nâng cao năng lực tài chính phù hợp với sự phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ. Giá trị tổ chức - Đoàn kết - Năng lực - Tận tâm - Tinh thần trách nhiệm - Chuyên nghiệp Mô hình của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hiện nay là mô hình chi trả mở 30 rộng. 2.1.2. Nghiệp vụ giám sát từ xa của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Tại Khoản 10, điều 13, Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 có quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi như sau: “10. Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng.” Trong quá trình thực hiện công tác giám sát từ 2002 đến nay, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã liên tục đổi mới các phương pháp giám sát để phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam; thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng báo cáo giám sát. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện giám sát thường xuyên, liên tục đối với 100% các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, thực hiện Báo cáo giám sát các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền theo định kỳ tháng, quý, năm. Trong đó, BHTGVN đã tổng hợp phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng. Qua các kỳ Báo cáo giám sát, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã phát hiện nhiều trường hợp các tổ chức tín dụng vi phạm quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro có thể gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã gửi báo cáo đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý các trường hợp vi phạm. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện các báo cáo đột xuất gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tình hình hoạt động của các tổ chức gặp sự cố bất thường có nguy cơ mất khả năng chi trả, thất thoát tài sản và có khả năng tác động tiêu cực tới hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thành lập ban chỉ đạo xử lý Quỹ tín dụng nhân dân có vấn đề để kịp thời báo cáo về tình hình hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân mất khả năng thanh toán, có nguy cơ đổ vỡ và ảnh hưởng tới các Quỹ tín dụng nhân dân khác trên địa bàn. 31 2.2. Đánh giá thực trạng thực hiện Basel II của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua công tác giám sát của BHTGVN Tính đến nay, 16 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước (Vietcombank, VIB, MBbank, VPbank, ACB, Techcombank, MSB, OCB, Seabank, TPbank, Vietcapitalbank, HDbank, Vietbank, NamA bank, LienvietPostbank, BIDV) và 2 ngân hàng nước ngoài (Shinhanbank Việt Nam và Standard Chartered Việt Nam) được áp dụng Basel II khi đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 8% theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN (Trụ cột I của Basel II). Như vậy, trong danh sách 10 ngân hàng thí điểm thực hiện áp dụng Basel II thì ngân hàng Vietinbank và Sacombank là 2 ngân hàng chưa thực hiện được. Chủ tịch VietinBank, ông Lê Đức Thọ từng nhiều lần đề cập, tăng vốn là vấn đề cấp thiết của ngân hàng để đáp ứng chuẩn Basel II. The Bank of Tokyo - Misubishi UFJ (cổ đông Nhật Bản nắm gần 20% vốn tại ngân hàng) từng bày tỏ mong muốn hỗ trợ VietinBank triển khai, nhưng không thể thực hiện. Ngân hàng Nhà nước hiện nắm giữ 64,46% vốn VietinBank, thấp hơn mức tối thiểu 65% theo chủ trương của Chính phủ. Điều này khiến phương án chào bán thêm vốn cho khối ngoại vẫn chưa thực hiện được. Theo lộ trình đến 2021, sở hữu của Nhà nước tại VietinBank có thể giảm xuống 51%. Đối với thực hiện theo thông tư số 13/2018/TT-NHNN (Trụ cột II và III của Basel II), tính đến thời điểm hiện tại, 5 ngân hàng đã hoàn thành Thông tư 13 để đáp ứng cả 3 trụ cột của Basel II là VIB, VCB, VPBank, TPBank, MSB. Nhìn nhận từ quá trình thực hiện Basel II trong hệ thống ngân hàng, khó khăn thực hiện Basel II đến từ ba nguyên nhân chính. Thứ nhất, ngân hàng nhỏ sẽ dễ áp dụng Basel II hơn vì các ngân hàng này dễ dàng đầu tư và tái cấu trúc hoạt động, danh mục hơn. Thứ hai, Basel II yêu cầu những kỹ thuật phức tạp, đầu tư lớn về tài chính, nguồn nhân lực, hệ thống công nghệ thông tin và 32 năng lực thanh tra từ ngân hàng. Thứ ba, bối cảnh thị trường chứng khoán diễn biến không thuận lợi cùng với việc ngân hàng đang xử lý nợ xấu dẫn đến việc triển khai thực hiện Basel II gặp nhiều khó khăn. 2.3. Đánh giá các yêu cầu của hoạt động giám sát từ xa tại BHTGVN 2.3.1. Nội dung giám sát từ xa 2.3.1.1 Chỉ ra xu hướng vận động của các nhóm, hệ thống a. Kết quả: Báo cáo giám sát đã bước đầu khái quát được một số xu hướng về vốn, tài sản, kết quả kinh doanh của nhóm, hệ thống. BHTGVN thực hiện phân nhóm các tổ chức tham gia BHTG theo từng loại hình TCTD tham gia BHTG để thực hiện phân tích, đánh giá theo nhóm: Ngân hàng (ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng thương mại cổ phần...), ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. Ngoài ra, việc phân nhóm đối với mỗi loại hình còn thực hiện căn cứ theo đặc điểm tình hình hoạt động, quy mô của mỗi loại hình tổ chức tham gia BHTG. Nội dung Báo cáo giám sát đã chỉ ra một số xu hướng đối với toàn hệ thống, nhóm các tổ chức, các nội dung phân tích xu hướng đối với nhóm thực hiện đánh giá về các mục chính theo mô hình giám sát CAEL gồm: vốn, hoạt động tín dụng, kết quả kinh doanh, thanh khoản. Lựa chọn thời gian phân tích xu hướng, với mỗi mục đánh giá Báo cáo giám sátđều thực hiện phân tích tình hình hiện tại và xu hướng vận động của các chỉ tiêu đối với toàn hệ thống, nhóm thông qua đánh giá kỳ hiện tại, kỳ liền trước, đầu năm và cùng kỳ năm trước. Riêng đối với các chỉ tiêu như vốn, tài sản, việc xác định xu hướng không chỉ thực hiện trong năm giám sát mà còn được thực hiện trong 3 năm liền kề để thấy rõ xu hướng thay đổi của các chỉ tiêu. Các xu hướng xác định của nhóm, hệ thống cũng đã chỉ ra một số tác nhân vi mô, vĩ mô tác động đến xu hướng tăng, giảm của các xu hướng được phân tích. 33 Việc phân tích các xu hướng có gắn với tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra các nhận định, cảnh báo đối với nhóm, hệ thống. Trên cơ sở các xu hướng được chỉ ra trong công tác giám sát ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của nhóm, BHTGVN thực hiện đưa ra các cảnh báo, lưu ý cho mỗi xu hướng. b. Hạn chế Tuy nội dung giám sát đã chỉ ra xu hướng vận động của các nhóm, hệ thống của các tổ chức tham gia BHTG nhưng hiện chỉ dừng lại ở mức phân tích xu hướng, mức tăng giảm tuyệt đối và tương đối, chỉ giải thích xu hướng biến động ở mức cơ bản như trên, chưa giải thích được sâu như nguyên nhân do nội tại tổ chức tham gia BHTG, nguyên nhân do các yếu tố vĩ mô bên ngoài. Việc xác định xu hướng ở một số chỉ tiêu trong một số kỳ Báo cáo giám sát cũng chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa các xu hướng và các nhân tố ảnh hưởng tới xu hướng của nhóm tổ chức, hệ thống được phân tích. 2.3.1.2. Xác định rủi ro của các nhóm, hệ thống tổ chức tham gia BHTG trong từng thời kỳ a.Kết quả Nội dung của Báo cáo giám sát đã chỉ ra một số rủi ro gây mất an toàn đối với toàn hệ thống, nhóm như vốn, tài sản, thanh khoản hay tính liên kết trong hệ thống. Trên cơ sở xác định các rủi ro, BHTGVN đưa ra cảnh báo tới NHNN và theo dõi thường xuyên, định kỳ trong Báo cáo giám sát. Ví dụ, về rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng có sự tăng, giảm mạnh về vốn huy động, việc không chủ động được nguồn vốn huy động thường là nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng. Ngoài ra, không dự đoán được xu hướng biến động của dòng tiền ra và vào cũng khiến cho ngân hàng hạn chế các khoản tín dụng cho vay trung và dài hạn có thể mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng một số ngân hàng vẫn cho thấy sự thiếu ổn 34 định, tăng giảm khá mạnh. Những ngân hàng có tốc độ tín dụng tăng mạnh trong khi huy động không kịp tăng trưởng tương ứng có khả năng sẽ dẫn đến thiếu hụt thanh khoản. Những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp dễ dẫn đến dư thừa thanh khoản, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Nội dung giám sát cũng đã có chỉ ra một số xu hướng quan trọng hoặc các biến động bất thường về mặt chỉ tiêu tài chính của các ngân hàng và từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị với NHNN để chú ý đến việc kiểm tra, kiểm soát chặt các ngân hàng này. b. Hạn chế: - Các rủi ro chủ yếu mà BHTGVN có thể chỉ ra chỉ thường thuộc về rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản thông qua đánh giá về chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, việc chỉ ra các loại rủi ro này chỉ dừng ở mức nhận xét một cách chung chung. - Nhiều loại rủi ro khác như rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, , những rủi ro được bổ sung theo Basel II, vẫn chưa được đề cập đến trong các báo cáo giám sát của BHTGVN. Trong đó, rủi ro hoạt động là rủi ro thường thấy. Nguyên nhân một phần là do BHTGVN chưa chú trọng đến nhưng một phần cũng do BHTGVN chưa có đủ thông tin để đánh giá về các loại rủi ro này. 2.3.1.3. Có khả năng nhận diện, đánh giá rủi ro của tổ chức gia BHTG a. Kết quả -Kết quả của công tác giám sát từ xa đối với từng tổ chức tham gia BHTG đã phát hiện nhiều vi phạm an toàn trong hoạt động ngân hàng. - Trong các Báo cáo giám sát định kỳ, BHTGVN đã chỉ ra được các ngân hàng cần lưu ý (đặc biệt ở mức nghiêm trọng và mức rất nghiêm trọng) để kiến nghị, đề xuất với NHNNVN có biện pháp xử lý trong nội bộ. Đồng thời, các đơn vị cần lưu ý được xác định, BHTGVN thực hiện các biện pháp xử lý trong hệ thống. Các ngân hàng cần lưu ý thường được BHTGVN cảnh báo từ ít nhất 1 năm trước đó. 35 b. Hạn chế - Kết quả giám sát chưa đạt đến tính cảnh báo sớm rủi ro đối với toàn bộ các TCTGBTHG, thiếu các dự báo tương lai cho từng ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu do việc giám sát đối với các tổ chức tham gia BHTG mang nặng tính tuân thủ, giám sát theo rủi ro còn hạn chế. Bên cạnh đó, BHTGVN chưa thực hiện đánh giá được các chỉ tiêu về quản trị điều hành, trong khi đây là nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro đạo đức. -Kết quả giám sát định kỳ hàng quý đã đưa ra được danh sách các ngân hàng có vi phạm một số chỉ tiêu về an toàn hoạt động để dự báo các ngân hàng này có thể có vấn đề rủi ro trong tương lai dựa trên các số liệu tài chính trong kỳ báo cáo nhưng thực hiện phân tích tình hình hoạt động từng ngân hàng, chỉ thực hiện báo cáo đột xuất để đánh giá về tình hình của các tổ chức tham gia BHTG có vấn đề khi có chỉ đạo của ban lãnh đạo. 2.3.1.4. Đưa ra những đánh giá có tính dự báo tương lai về các TCTD a. Kết quả - Nội dung giám sát từ xa đã đưa ra được những đánh giá có tính dự báo tương lai về các vấn đề cần lưu ý đối với tổ chức tham gia BHTG. - Trên cơ sở các vi phạm về an toàn và các rủi ro xác định: Vốn, tài sản, kết quả kinh doanh, BHTGVN đã đưa ra các dự báo tương lai về tình hình vi phạm và hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG. Dựa vào kết quả giám sát và các dự báo rủi ro đã xây dựng hồ sơ dấu hiệu cảnh báo và tiến hành cảnh báo tới NHNN đối với các đơn vị có vi phạm và có nguy cơ rủi ro cao. Thông qua công tác cảnh báo đã chỉ rõ cho đơn vị thấy vi phạm phát sinh, ảnh hưởng đến uy tín, sự an toàn, lành mạnh trong hoạt động, giúp các đơn vị nhìn nhận một cách khách quan những tồn tại và sớm có biện pháp chỉnh sửa khắc phục để phát triển tốt hơn. BHTGVN đã nghiên cứu, bước đầu thử nghiệm ứng dụng mô hình Probability of Default (PD) để dự báo xác suất đổ vỡ của các ngân hàng dựa 36 trên một số chỉ tiêu vĩ mô và vi mô: Tổng tiền tiết kiệm bằng VNĐ,Vốn huy động thị trường 2, Lợi nhuận trước thuế, Nợ quá hạn, Nguồn vốn chủ sở hữu, VHĐ thị trường 1/ Nguồn vốn huy động, Nợ xấu/ Tổng dư nợ, Lạm phát của quý trước, FDI thời điểm hiện tại vàGiá trị xuất khẩu. Từ đó, dựa trên số liệu thu thập được, BHTGVN đã đưa ra danh sách các ngân hàng có rủi ro đổ vỡ cao trong một số quý. b. Hạn chế Việc giám sát đối với các tổ chức tham gia BHTG phần lớn mang tính tuân thủ, nội dung đề cập đến giám sát theo rủi ro còn hạn chế, chưa đi sâu đánh giá tình hình hoạt động của từng tổ chức. Do vậy, kết quả giám sát đối với các tổ chức tham gia BHTG chưa mang tính cảnh báo sớm rủi ro, thiếu các dự báo tương lai cho các ngân hàng. Nhiều đơn vị bị đặt vào kiểm soát đặc biệt nhưng chưa được cảnh báo. 37 Bảng 2.1 : Tổng hợp đánh giá nghiệp vụ giám sát từ xa của BHTGVN so với một số tổ chức BHTG trên thế giới năm 2019 Nội dung giám sát từ xa của tổ chức BHTG Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam BHTG Thái Lan DPA BHTG Indonexi a IDIC BHTG Malaysi a PIDM BHTG Đài Loan CDIC BHTG Hàn Quốc KDIC BHTG Philip pineP DIC BHTG Mỹ FDIC 1. Chỉ ra xu hướng vận động của các nhóm, hệ thống tổ chức tham gia BHTG Đã thực hiện x x Chỉ ra xu hướng vận động của nhóm, hệ thống tổ chức tham gia BHTG Đã thực hiện phần lớn x x x Chỉ ra và đánh giá các yếu tố tác động đến xu hướng tăng trưởng, vận động của các chỉ tiêu tài chính nhóm, hệ thống được phân tích nhằm đưa ra được một số giải thích phù hợp cho xu hướng biến động của các nhóm, hệ thống tổ chức Đã thực hiện được một phần 38 tham gia BHTG 2. Xác định rủi ro của các nhóm, hệ thống tổ chức tham gia BHTG Đã thực hiện X X x x x Phân tích tình hình hiện tại và xác định các rủi ro, mức độ tập trung vấn đề trong nhóm, hệ thống tổ chức tham gia BHTG Đã thực hiện phần lớn x x x Xác định nguồn gốc của rủi ro các nhóm, hệ thống tổ chức tham gia BHTG thông qua việc phân tích rủi ro của từng tổ chức tham gia BHTG và rủi ro hệ thống tổ chức tham gia BHTG để đưa ra những cảnh báo, kiến nghị và đề xuất giúp cơ quan liên quan có trách nhiệm, NHTW ban hành chính sách cũng như có chỉ đạo điều hành phù hợp. Đã thực hiện được một phần x 3.Nhận diện, đánh giá rủi ro phát s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoan_thien_hoat_dong_giam_sat_tu_xa_cac_ngan_hang_t.pdf
Tài liệu liên quan