- Tổchức xây dựng kếhoạch dài hạn, ngắn hạn hằng năm vềmua bán,
chếbiến, vận chuyển, bảo quản vàxuất khẩu nông sản.
- Tổchức thu mua nông sản vàmột sốhàng hoá theo yêu cầu của khách
hàng, cùng với đó làtổchức xuất khẩu các loại sản phẩm hàng hoá theo kế
hoạch được giao.
- Tổchức nhập khẩu các loại vật tưhàng hoá cần thiết phục vụcho sản
xuất nông nghiệp trong nước.
- Tổchức thực hiện tốt kếhoạch của nhànước, của Bộnông nghiệp và
phát triển nông thôn nhu cầu của sản xuất nông nghiệp vàcác nghành khác
trong nước.
- Cùng với các cơquan xuất khẩu trong vàngoài nghành tổchức nghiên
cứu tìm kiếm xây dựng tạo thịtrường xuất nhập khẩu vànguồn hàng ổn
định.
- Trên cơsởcác văn bản, quy định của nhànước, Bộnông nghiệp vàphát
triển nông thôn, công ty tổchức liên doanh liên kết với các cơsở, đơn vị
trong vàngoài nước đảm bảo tựhạch toán kinh doanh, đảm bảo hoàn vốn
vàcó lãi.
- Tổchức quản lý vàsửdụng hợp lý các cơsởvật chất, kỹthuật, phương
tiện trực tiếp phục vụcho nhu cầu kinh doanh của công ty.
- Tổchức đào tạo nghiệp vụcho cán bộtrong nghành. Hướng dẫn các
công ty xuất nhập khẩu trực thuộc thực hiện những kếhoạch, nhiệm vụcần
thiết khác.
- Làdoanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng theo
giấy phép kinh doanh được cấp, bao gồm:
- Nông lâm sản vàcác sản phẩm chếbiến.
- Phân bón vàthuốc trừsâu, trừcỏcác loại.
- Các loại hạt ngũcốc vàsản phẩm của nó.
- Các hoá chất phục vụsản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- Thực phẩm vàcác nguyên liệu sản xuất thực phẩm.
79 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng nội địa ở công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho việc
áp dụng máy tính. Tuy nhiên việc ghi chép bị trùng lặp nhiều do chứng từ ghi
sổ phải lập nhiều, số lượng công tác kế toán ghi chép nhiều nên việc lập báo
cáo dễ bị chậm trễ, nhất là trong điều kiện thủ công.
♦ Hình thức nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán này là: tất cả các nghiệp
vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký theo trình tự
thời gian phát sinh nghiệp vụ và định khoản nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu
trên các nhật ký để ghi sổ cái theo trình tự nghiệp vụ phát sinh
Các loại sổ sử dụng: Sổ nhật ký chung, sổ cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Hình thức này có thể vận dụng cho bất kỳ một loại hình doanh nghiệp
nào. Ghi chép đơn giản, thuận tiện cho việc sử dụng máy tính. Nhưng việc
kiểm tra đối chiếu phải dồn nén đến cuối kỳ nên thông tin kế toán có thể
không được cung cấp kịp thời
Luận văn tốt nghiệp
32
♦ Hình thức nhật ký chứng từ
Hình thức này thích hợp với các doanh nghiệp lớn, số lượng nghiệp
vụ nhiều. Việc kiểm tra đối chiếu được tiến hành ngay trên các sổ kế toán.
Việc lập báo cáo được kịp thời.Tuy nhiên nó đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của
cán bộ kế toán phải cao, mặt khác mẫu số phức tạp không thuận tiện cho
việc áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán. Hình thức này có các loại sổ:
-Nhật ký chứng từ, Bảng kê, Sổ cái, Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
-Trình tự ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc và các bảng phân bổ
để ghi vào các Nhật ký-Chứng từ, bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra,
đối chiếu số liệu trên các Nhật ký-Chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng
tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký-
Chứng từ vào sổ cái.
Đối với kế toán nghiệp vụ bán hàng gồm có các sổ tổng hợp và các sổ
chi tiết sau:
+ Bảng kê số 8 “Bảng kê nhập xuất, tồn kho hàng hoá”
+ Bảng kê số 11 “Bảng kê thanh toán với người mua”
+ Bảng kê số 10 “Bảng kê hàng gửi đi bán”
+ Bảng kê số 5 “Tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp”
+ Nhật ký chứng từ số 8
+ Sổ cái TK 511, 632, 641, 642, 911…
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số Nhật ký-Chứng từ, bảng kê có liên
quan như: Nhật ký chứng từ số 1, 2 và số 10.
Chương 2
Luận văn tốt nghiệp
33
Thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng nội địa tạI công
ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội
2.1 Đặc điểm chung về công ty XNK nông sản thực phẩm Hà Nội
2.1.1 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty XNK nông sản thực
phẩm Hà Nội
Công ty XNK nông sản thực phẩm Hà Nội tên giao dịch là
AGREXPORT Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước có trụ sở tại số 6
Tràng Tiền. Năm 1963 ccông ty được thành lập theo quyết định của Thủ
tướng chính phủ mang tên Tổng công ty XNK nông sản thực phẩm Hà Nội
và do Bộ Thương Mại quản lý.
Năm 1985 công ty được chuyển sang Bộ Nông Nghiệp và Công
Nghiệp quản lý theo quyết định số 08 – HĐBT ngày 14/01/1985.
Đến năm 1995, công ty đổi tên thành công ty XNK nông sản thực
phẩm Hà Nội thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý theo
quyết định số 90 – TTG ngày 17/03/1994 của thủ tướng chính phủ và công
văn hướng dẫn của UBKH nhà nước số 04/UBKH ngày 05/05/1994.
Kể từ ngày thành lập đến nay đã gần 40 năm, công ty đã trải qua
nhiều giai đoạn thăng trầm và cùng đi lên với phát triển của đất nước.
- Từ năm 1963 – 1975: Là thời kỳ Đảng và Nhà nước ta thực hiện 2
nhiệm vụ lớn là xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền
Nam thống nhất đất nước. Phương châm chính của công ty trong giai đoạn
này là đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu. Về xk, công ty đã thành
lập nhiều trạm thu mua từ Cao Bằng-Lạng Sơn đến Nghệ An. Còn về nk,
chủ yếu là hàng viện trợ từ các nước XHCN như: lúa mì, bột mì, ngô, đậu
tương, thịt hộp, thực phẩm khô, mì chính…
- Từ năm 1975 – 1985: Khi đất nước hoàn toàn giảI phóng, Nhà nước
thực hiện cơ chế tập trung bao cấp. Trong thời kỳ này công ty được độc
Luận văn tốt nghiệp
34
quyền trong lĩnh vực kinh doanh xnk hang nông sant thực phẩm với các nước
XHCN trên địa bàn hoạt động rất rộng từ trong nước ra đến ngoàI nước.
Hàng xnk chủ yếu là gạo, đậu tương, lạc, rượu, bia, chè, cà phê, lương
thực từ Liên Xô(cũ) , đường(Cuba) và các nước Đông Âu khác.
- Từ năm 1985 – 1990: Là thời kỳ đầu của quá trình đổi mới đất nước,
nhiệm vụ chủ yếu của công ty là thực hiện những nghị định đã ký của nước
ta với các nước XHCN. Các mặt hàng xk chủ yếu trong giai đoạn này là: lạc
nhân, đậu tương, dầu lạc, cà phê, đậu côve…Và nk chủ yếu là các mặt hàng
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu tiêu dùng xã hội như: phân
bón, thuốc trừ sâu, trù cỏ, mì chính, vải…
- Từ năm 1991 đến nay: Thời kỳ đầu của giai đoạn này công ty gặp rất
nhiều khó khăn do Nhà nước chuyển đổi quản lý nền kinh tế từ bao cấp
sang cơ chế thị trường. Trong kinh doanh xnk, công ty đã gặp phải nhiều vấn
đề phức tạp và việc cân đối tài chính vẫn do nhà nước trợ giúp. Nhưng từ
năm 1994 đến nay, công ty đã phải tự hạch toán cân đối tài chính, trả khấu
hao tscđ, vay vốn ngân hàng, nộp các khoản phải nộp cho ngân sách nhà
nước và phải chăm lo đến đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty.
Tính đến ngày 31/12/2000, tổng số vốn kinh doanh của công ty là
13.310.031 nghìn đồng trong đó:
- Vốn ngân sách là 9.102.784 nghìn đồng
- Vốn tự bổ sung là 4.207.247 nghìn đồng
Còn số vốn huy động của công ty là 115.694.217 nghìn đồng trong đó:
- Vay ngắn hạn : 21.650.470 nghìn đồng
- Vay dài hạn : 89.043.747 nghìn đồng
- Huy động khác : 50.000.000 nghìn đồng.
* Công ty AGREXPORT là đơn vị kinh tế trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn có các chức năng sau:
Luận văn tốt nghiệp
35
- Tổ chức xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn hằng năm về mua bán,
chế biến, vận chuyển, bảo quản và xuất khẩu nông sản.
- Tổ chức thu mua nông sản và một số hàng hoá theo yêu cầu của khách
hàng, cùng với đó là tổ chức xuất khẩu các loại sản phẩm hàng hoá theo kế
hoạch được giao.
- Tổ chức nhập khẩu các loại vật tư hàng hoá cần thiết phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp trong nước.
- Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch của nhà nước, của Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn nhu cầu của sản xuất nông nghiệp và các nghành khác
trong nước.
- Cùng với các cơ quan xuất khẩu trong và ngoài nghành tổ chức nghiên
cứu tìm kiếm xây dựng tạo thị trường xuất nhập khẩu và nguồn hàng ổn
định.
- Trên cơ sở các văn bản, quy định của nhà nước, Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn, công ty tổ chức liên doanh liên kết với các cơ sở, đơn vị
trong và ngoài nước đảm bảo tự hạch toán kinh doanh, đảm bảo hoàn vốn
và có lãi.
- Tổ chức quản lý và sử dụng hợp lý các cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương
tiện trực tiếp phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của công ty.
- Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ trong nghành. Hướng dẫn các
công ty xuất nhập khẩu trực thuộc thực hiện những kế hoạch, nhiệm vụ cần
thiết khác.
- Là doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng theo
giấy phép kinh doanh được cấp, bao gồm:
- Nông lâm sản và các sản phẩm chế biến.
- Phân bón và thuốc trừ sâu, trừ cỏ các loại.
- Các loại hạt ngũ cốc và sản phẩm của nó.
- Các hoá chất phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- Thực phẩm và các nguyên liệu sản xuất thực phẩm.
Luận văn tốt nghiệp
36
- Tơ các loại và các sản phẩm thuộc nghành tơ dệt.
- Dịch vụ xuất nhập khẩu.
- Thương nghiệp bán buôn, bán lẻ, giới thiệu hàng nông sản thực
phẩm vật tư nông nghiệp và hàng tiêu dùng.
- Liên doanh, liên kết, đầu tư trong kinh doanh khai thác chế biến
sản xuất.
* Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty AGREXPORT:
Cơ cấu tổ chức quản trị của từng doanh nghiệp không nhất thiết phải
giống nhau mà phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp để xây
dựng được cơ cấu tổ chức quản trị phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp
thì mới hoạt động kinh doanh có hiệu quả.AGREXPORT Hà Nội, căn cứ
vào những nguyên tắc phù hợp với cơ chế quản trị doanh nghiệp mới.
- Có mục tiêu chiến lược thống nhất.
- Có chế độ trách nhiệm rõ ràng, quyền hạn trách nhiệm cân xứng nhau.
- Có sự mềm dẻo về tổ chức.
- Có sự tập trung thống nhất về một đầu mối.
- Bảo đảm phát triển hiệu quả trong kinh doanh dựa vào nguyên tắc trên
công ty đã xây dựng bộ máy tổ chức quản lý theo mô hình sau
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty XNK nông sản
thực phẩm Hà Nội
Giám đốc.
Phòng kế
hoạch thị
trường
Phòng kế
toán tài
chính
Phòng tổ
chức hành
chính
Ban đề
án và
thanh
PXnk1 PXnk2 PXnk3 PXnk4 PXnk5 PXnk6 PXnk7
Luận văn tốt nghiệp
37
* Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban :
Mỗi phòng có chức năng nhiệm vụ riêng phù hợp với nhiệm vụ tổ
chức kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Giám đốc là người trực tiếp quản lý điều hành và chỉ đạo mọi hoạt
động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Phó giám đốc giúp giám đốc quản lý đIều hành các mảng hoạt động
mà ban giám đốc giao phó, đồng thời thay mặt giám đốc để quản lý đIều
hành các công việc khi được uỷ quyền.
- Các phòng quản lý tổng hợp làm chức năng tham mưu cho giám đốc
trong công tác quản lý nhà nước, không tham gia trực tiếp xuất nhập khẩu.
Cụ thể:
♦ Phòng tài chính kế toán:
Chức năng nhiệm vụ chủ yếu là giúp giám đốc kiểm tra, chỉ đạo, quản
lý, điều hành các hoạt động tài chính tiền tệ của công ty. Tiến hành hoạt
động về quản lý, tính toán kế hoạch thu chi hiệu quả kinh tế trong kinh
doanh, cân đối giữa vốn và nguồn vốn. Kiểm tra việc bảo vệ tài sản, vật tư,
tiền vốn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động tiêu cực vi phạm
chính sách chế độ kinh tế tàI chính của nhà nước trong hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo quyền chủ động trong hoạt động kinh
doanh và chủ động tàI chính của công ty.
♦ Phòng tổ chức hành chính:
Tham mưu cho giám đốc để bố trí sắp xếp bộ máy tổ chức và công tác
cán bộ của công ty nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kinh doanh của
đơn vị, chịu trách nhiệm trước giám đốc trong các hoạt động thanh tra, kiểm
tra các hoạt động kinh tế, thực hiện các chế độ chính sách về đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ.Thực hiện các mặt công tác bảo vệ nội bộ, an toàn cơ quan,
khen thưởng và kỷ luật.
Luận văn tốt nghiệp
38
♦ Phòng kế hoạch thị trường:
Tham mưu cho giám đốc xây dựng chương trình, kế hoạch mục tiêu
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tổng
hợp và cân đối toàn diện kế hoạch nhằm xác định hiệu quả hoạt động kinh
doanh. Đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc và công tác đối ngoại,
chính sách thị trường, thương nhân nước ngoài, về công tác tuyên truyền
quảng cáo, về thông tin liên lạc và lễ tân với thị trường trong và ngoài nước.
Đề xuất, nghiên cứu, kiến nghị với giám đốc những vấn đề có liên quan.
♦ Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
Theo sự chỉ đạo chung của giám đốc, được phép kinh doanh tất cả các
mặt hàng trong giấy phép kinh doanh của công ty được Uỷ ban kế hoạch
thành phố cho phép va Bộ thương mại cấp giấy phép, không phân biệt nhóm
hàng, mặt hàng cho các phòng nghiệp vụ. Được phép liên doanh liên kết
xuất nhập khẩu với các tổ chức sản xuất kinh doanh trong và ngoàI nước và
các đơn vị khác có liên quan trên cơ sở phương án được giám đốc duyệt.
Được phép làm uỷ thác khi thấy cần thiết và hiệu quả.
♦ Ban đề án và thanh toán nợ:
Có nhiệm vụ giải quyết các khoản nợ trong và ngoài nước tồn đọng
trước đây. Xây dựng và đề xuất các phương án thu hồi công nợ còn tồn
đọng ở các địa phương trình để giám đốc duyệt. Đồng thời phối hợp với các
phòng kinh doanh tổ chức đối chiếu, đàm phán thương lượng với khách
hàng trong nước cũng như thương nhân nước ngoài nhằm giải quyết tốt
công tác thanh toán công nợ. Duy trì và phát triển mối quan hệ với bạn hàng.
Tìm các đối tác xây dựng các đề án kinh doanh và làm các thủ tục liên quan
đến đề án có tính khả thi.
Như vậy, công ty có cơ cấu theo kiểu trực tuyến, giám đốc là người
trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty thông qua các phòng ban. Các
công văn, lệnh từ giám đốc đều xuống đến các phòng ban: phòng tổ chức
Luận văn tốt nghiệp
39
hành chính, phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch thị trường, ban đề án
thanh toán nợ và các phòng xuất nhập khẩu. Việc quản lý điều hành trực
tiếp này giúp người lãnh đạo theo dõi, nắm vững sát sao tình hình hoạt động
kinh doanh trong công ty để từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời,
nhanh chóng đảm bảo thu được hiệu quả tốt nhất.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán :
Phòng tài chính kế toán của công ty là một cơ cấu cũng theo kiểu trực
tuyến. Nó tạo ra các vị trí hợp lý cũng như cơ cấu làm việc hợp lý của các
nhân viên trong phòng. Theo cơ cấu này thì các nhân viên trong phòng đều
phải hoạt động dưới sự chỉ đạo và giám sát của trưởng phòng. Chính nhờ
đó mà nó giúp cho trưởng phòng có thể dễ dàng giám sát và quản lý nhân
viên của mình.
Phòng tài chính kế toán của công ty có 11 người, có trình độ Đại học,
có năng lực chuyên môn, nắm chắc nghiệp vụ cao và nhiệt tình trong công
việc.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty XNK nông sản thực phẩm Hà
Nội
Kế toán trưởng
K toán
th toán
đối
ngoạI
&hàng
xkhẩu
Kế
toán
hàng
nhập
khẩu
Kế
toán
tiền
mặt
K toán
t.gửi
tiền
vay
bằng
ng.tệ
Kế
toán
tscđ,
công
nợ
Kế
toán
tổng
hợp
K toán
t.gửi
tiền
vay
bằng
vnđ
Thủ
quỹ
Luận văn tốt nghiệp
40
* Nhiệm vụ của các phần hành kế toán trong công ty:
- Kế toán trưởng : có nhiệm vụ tổ chức đIều hành toàn bộ hệ thống kế
toán của công ty, tham mưu cho giám đốc về hoạt động tài chính, lập kế
hoạch, tìm nguồn vốn tài trợ, vay vốn ngân hàng của công ty. Tổ chức kiểm
tra kế toán trong toàn công ty, nghiên cứu vận dụng chế độ, chính sách về tài
chính kế toán của nhà nước và đặc điểm của công ty, xét duyệt báo cáo kế
toán của toàn công ty trước khi gửi lên cho cơ quan chủ quản, cơ quan tài
chính, ngân hàng…
- Phó phòng phụ trách kế toán : có nhiệm vụ hỗ trợ cùng kế toán trưởng
để thực hiện nhiệm vụ chung của phòng mà giám đốc giao. Chịu trách nhiệm
điều hành hoạt động của phòng khi được kế toán trưởng uỷ quyền.
- Các kế toán viên có trách nhiệm theo dõi, ghi chép, hạch toán các
nghiệp vụ kế toán được giao và căn cứ vào đó họ đưa ra các kết luận của
họ về tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp kế toán trưởng có kế hoạch
điều phối và lên kế hoạch hợp lý trình giám đốc:
- Kế toán thanh toán đối ngoại và hàng xuất khẩu : phụ trách việc mua bán
hàng xuất khẩu, lập đầy đủ các thủ tục chứng từ cần thiết cho hoạt động
đối ngoại, theo dõi các khoản vay bằng ngoại tệ…
- Kế toán hàng nhập khẩu : theo dõi và hạch toán toàn bộ quá trình mua
hàng, bán hàng nhập khẩu.
- Kế toán tiền mặt : hạch toán tiền mặt, lập phiếu thu, phiếu chi, theo dõi
các khoản thu, chi, theo dõi thanh toán tiền tạm ứng…
- Kế toán tiền gửi, tiền vay bằng ngoại tệ : theo dõi tiền gửi, tiền vay ngân
hàng bằng ngoại tệ.
- Kế toán tiền gửi, tiền vay bằng Việt nam đồng : theo dõi tiền gửi, tiền
vay ngân hàng bằng VNĐ
Luận văn tốt nghiệp
41
- Kế toán tài sản cố định và theo dõi công nợ : theo dõi sự tăng giảm tài
sản cố định ở công ty, tính toán trích lập khấu hao tài sản cố định.
- Kế toán tổng hợp : có nhiệm vụ tổng hợp số liệu kế toán, lập Báo cáo tài
chính, tổ chức hệ thống tài khoản được sử dụng trong công ty.
- Thủ quỹ : đảm nhiệm việc xuất nhập tiền mặt trên cơ sở các phiếu chi,
phiếu thu hợp lệ, hợp pháp, định kỳ đối chiếu số dư tiền mặt ở sổ quỹ
với lượng tiền mặt thực có ở quỹ…
Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội bắt đầu niên độ kế
toán từ ngày 1/1/N và kết thúc vào ngày 31/12/N
Công ty áp dụng kế toán bán hàng ở các DNTM kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên.
Đơn vị tiền tệ sử dụng ghi chép kế toán là VNĐ, $
Hình thức sổ kế toán áp dụng : Nhật ký chứng từ trên phần mềm máy vi
tính
Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Sau kỳ kinh doanh, công ty lập báo cáo tài chính gồm : Bảng cân đối
kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết
minh Báo cáo tài chính.
* Hình thức tổ chức kế toán:
AGREXPORT Hà Nội sử dụng hình thức nhật ký chứng từ trên phần mềm
máy vi tính. Theo phương pháp này trình tự ghi sổ được tiến hành theo sơ
đồ sau:
Chứng từ gốc
Sổ quỹ Bảng phân bổ
Luận văn tốt nghiệp
42
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ, cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
2.2 Thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng nội địa tạI công ty xuất nhập khẩu nông
sản thực phẩm Hà Nội
2.2.1 Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng nội địa của công ty
Với mục đích đáp ứng kịp thời nhu cầu vật tư, hang hoá cho quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công ty đã nhập khẩu các mặt hàng
phục vụ cho tiêu dùng trong nước như rượu, sữa tươi, sữa bột… tư liệu sản
xuất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vật liệu xây dựng
như gạch men, van nước, phân bón, phương tiện vận tải, nguyên liệu máy
móc thiết bị phụ tùng…
Sản phẩm công ty nhập khẩu về để tiêu thụ trong nước hầu hết là theo
các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế của khách hàng. Ngoài ra công ty
còn là bên nhận uỷ thác nhập khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và được
hưởng 1 tỷ lệ hoa hồng % nhất định gọi là phí uỷ thác.
Không chỉ đối với công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm mà đối
với các doanh nghiệp khác cũng vậy, việc tiêu thụ được hàng hoá là vấn đề
hết sức quan trọng mà đẩy mạnh được hoạt động tiêu thụ lại càng có ý
nghĩa hơn đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
Bảng kê Nhật ký chứng Sổ(thẻ) chi
Sổ cái Bảng tổng
hợp các chi
Báo cáo tàI chính
Luận văn tốt nghiệp
43
Nhận thức rõ vấn đề này mà công ty xuất nhập khẩu nông sản thực
phẩm Hà Nội đã có những quy định rất chặt chẽ ở các khâu trong quá trình
hoạt động kinh doanh và đặc biệt là khâu bán hàng. Có làm tốt khâu này
mới có thể tạo điều kiện cho các khâu trước thực hiện tốt hơn, song các
khâu trước thực hiện không tốt thì không thể đẩm bảo chắc chắn là khâu
tiêu thụ có kết quả tốt được. Bán hàng phải luôn giữ chữ tín với khách hàng.
Để đẩy nhanh được khối lượng hàng hoá tiêu thụ nhằm đat kết quả cao
nhất trong kinh doanh, công tác bán hàng ở công ty đã quan tâm đúng mức
tới một số mặt sau:
- Trong quá trình bán hàng, phương thức thanh toán tiền hàng là vấn đề
mấu chốt để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn, điều đó đòi hỏi công ty phải
đi sâu tìm hiểu về khách hàng:
- Đối với khách hàng là các công ty lớn, là bạn hàng quen với công ty
thì có quyền được nợ lại và thanh toán sau.
- Đối với khách hàng không thường xuyên thì trước khi nhận hàng phải
thanh toán đầy đủ tiền hàng theo hoá đơn.
Việc cho khách hàng nợ đối với công ty chỉ hạn chế trong một thời
gian ngắn mà cho một số khách hàng.
Hiện nay phương thức bán hàng chủ yếu của công ty là bán buôn với
2 phương thức thanh toán :
- Bán hàng thu tiền ngay : Trong phương thức thanh toán này, thời
đIểm thu tiền trùng với thời điểm giao hàng, hàng bán được coi là
tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ được xác định ngay.
- Bán hàng chậm trả : Theo phương thức này, khi xuất giao hàng cho
khách thì số hàng đó được coi là tiêu thụ, khách hàng đã chấp nhận
thanh toán. Việc trả tiền của khách hàng sẽ được thực hiện sau khi
giao hàng. Trường hợp lấy với số lượng lớn có thể thanh toán trước
một phần tiền hàng.
Luận văn tốt nghiệp
44
Nhờ có phương thức bán hàng linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng nên đã phần nào kích thích sự tiêu dùng của khách đối với hàng
hoá của công ty.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có thể cạnh tranh với các
công ty và các doanh nghiệp tư nhân khác, đòi hỏi công ty phải có biện pháp
bán hàng sao cho có hiệu quả, nhất là đối với khách hàng của công ty.
Công ty có quan hệ thanh toán với các ngân hàng : ngân hàng VCB,
ngân hàng Thương Mại á châu, ngân hàng INDOVINA, ngân hàng
BANGKOK BANK.
2.2.2 Kế toán nghiệp vụ bán hàng nội địa
2.2.2.1 Chứng từ sử dụng
Trong quá trình bán hàng, công ty sử dụng các loại chứng từ :
- Hoá đơn GTGT ( kiêm phiếu xuất kho ) (biểu 1)
Hoá đơn GTGT sử dụng theo mẫu do Bộ tài chính ban hành và lập
thành 3 liên có nội dung hoàn toàn giống nhau, chỉ khác là :
- Liên 1 ( màu đen ) : được lưu lại với cuống hoá đơn
- Liên 2 ( màu đỏ ) : được giao cho khách hàng
- Liên 3 ( màu xanh ): dùng để thanh toán
Trên hoá đơn GTGT phải ghi rõ số hoá đơn, ngày tháng năm, tên
đơnvị, quy cách, số lượng, đơn giá, giá bán chưa thuế, thuế suất thuế GTGT,
tổng giá thanh toán.
- Phiếu thu ( biểu 2 )
Khi khách hàng thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt, kế toán lập phiếu
thu gồm có 2 liên : 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên lưu giữ tại công ty.
- Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra ( kèm tờ khai thuế
GTGT ) ( biểu 3 )
Luận văn tốt nghiệp
45
Nội dung tờ khai này phải ghi rõ tên khách hàng, doanh số bán chưa
thuế, thuế GTGT…để làm căn cứ tính thuế và khấu trừ thuế đầu vào.
2.2.2.2 Tài khoản sử dụng
Để hạch toán nghiệp vụ bán hàng nội địa kế toán công ty sử dụng một
số tài khoản:
- Tài khoản 511 “ Doanh thu bán hàng ” chi tiết
TK 5112 “ Doanh thu bán hàng nhập khẩu trong nước ”
- Tài khoản 156 “ Hàng hoá ” chi tiết
TK 1561 “ Giá mua hàng hoá ” chi tiết
TK 15612 “ Giá mua hàng hoá nhập khẩu ”
- Tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán ”
TK 6322 “ Giá vốn hàng nhập khẩu bán ”
- Tài khoản 333 “ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước ”
TK 3331 “ Thuế GTGT đầu ra phải nộp ” chi tiết
TK 33312 “ Thuế GTGT đầu ra phải nộp hàng nhập khẩu ”
- Tài khoản 131 “ Phải thu của khách hàng ” chi tiết
TK 1312 “ Phải thu của khách hàng nhập khẩu ”
- Tài khoản 111 “ Tiền mặt ”
- Tài khoản 112 “ Tiền gửi ngân hàng ”
……….
2.2.3 Trình tự hạch toán
* Công ty chủ yếu áp dụng phương thức bán buôn trong nghiệp vụ bán hàng nội địa
♦ Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho :
Trong phương thức này, căn cứ vào hoá đơn GTGT ( kiêm phiếu xuất
kho ) và phiếu thu kế toán hạch toán như sau :
- Phản ánh doanh thu bán hàng:
Luận văn tốt nghiệp
46
Nợ 111,112 Khách hàng thanh toán trước một phần
Nợ 1312 Khách hàng nhận nợ
Có 5112 Doanh thu bán hàng theo giá chưa có thuế GTGT
Có 33312 Thuế GTGT đầu ra phải nộp hàng nhập khẩu
- Phản ánh trị giá mua thực tế của hàng xuất bán:
Nợ 6322 Giá vốn hàng nhập khẩu bán
Có 15612
- Khi thanh toán số tiền còn phải thu của khách hàng kế toán ghi :
Nợ 111 Tiền mặt
Nợ 112 Tiền gửi ngân hàng
Có 1312 Phải thu của khách hàng
Ví dụ : Theo hợp đồng 05/2001 ngày 3/10/2001, công ty xuất bán cho công ty
Thương mại Minh Hoà Hà Nội 29.342 chiếc van đường ống nước, giá bán
11.071đ, thuế suất GTGT 5%. Tiền mua hàng công ty Thương mại Minh
Hoà ký nhận nợ ( sau 4 ngày phải thanh toán ).
Kế toán công ty định khoản như sau :
- Phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ 1312 341.091.165
Có 5112 324.848.729
Có 33312 16.242.436
- Phản ánh trị giá mua thực tế của hàng xuất bán
Nợ 6322 310.607.278
Có 15612
Luận văn tốt nghiệp
47
♦ Bán buôn vận chuyển thẳng :
Công ty áp dụng phương thức bán buôn vận chuyển thẳng nhưng kế
toán vẫn hạch toán nhập kho và xuất kho theo phương thức bán buôn qua
kho, sử dụng TK 156 “ Hàng hoá ”. Căn cứ vào hoá đơn mua hàng, hợp
đồng bán chuyển thẳng kế toán hạch toán như sau :
- Khi nhận hàng của bên bán và chuyển thẳng cho bên mua kế toán ghi :
Nợ 15612 Giá mua hàng hoá cộng thuế nhập khẩu
Có 3312 Phải trả người bán hàng nhập khẩu
Có 33331 Thuế nhập khẩu phải nộp
- Đồng thời phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp Ngân sách
Nhà nước:
Nợ 13312 Thuế GTGT được khấu trừ
Có 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Thuế GTGT được Giá tính thuế Thuế suất
khấu trừ của hàng = GTGT của hàng x GTGT
nhập khẩu nhập khẩu
Trong đó:
Giá tính thuế Giá hàng hoá nhập Thuế nhập
GTGT của hàng = khẩu tại cửa khẩu + khẩu
nhập khẩu VN ( CIF )
- Đồng thời định khoản luôn nghiệp vụ bán hàng:
Nợ 111, 112 Khách hàng thanh toán một phần
Nợ 1312 Khách hàng nhận nợ
Có 5112 Doanh thu bán hàng theo giá chưa có thuế GTGT
Có 33312 Thuế GTGT đầu ra phải nộp hàng nhập khẩu
Luận văn tốt nghiệp
48
- Kết chuyển trị giá mua thực tế của hàng nhập khẩu đã tiêu thụ
Nợ 6322 Giá vốn hàng nhập khẩu bán
Có 15612
Ví dụ : Theo hợp đồng KHV000523 NKTD P6 ngày 2/10/2001, công ty mua
hàng bán chuyển thẳng cho công ty TNHH Thương mại 3A 5120 hộp bánh
Kumho với giá mua 74.634.6đ/ 1hộp, giá bán 123.865đ/ 1hộp, thuế nhập
khẩu là 242.100.634đ. Thuế suất thuế GTGT 10%. Phương thức thanh toán
trả chậm.
Kế toán công ty hạch toán như sau :
- Khi mua hàng căn cứ vào hoá đơn mua hàng kế toán ghi :
Nợ 15612 624.229.786
Có 3312 382.129.152
Có 33331 242.100.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng nội địa ở công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội.pdf