Luận văn Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất xây lắp tại công ty cổ phần sông Đà 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN

TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP. 4

1.1 Tæng quan vÒ vai trß vµ vÞ trÝ cña kÕ to¸n qu¶n trÞ . 4

1.1.1 Khái niệm về kế toán quản trị. 4

1.1.2 Mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị . 6

1.1.3. Vai trò, vị trí của kế toán quản trị trong hệ thống thông tin quản lý . 8

1.2 Kế toán quản trị chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp. 9

1.2.1 §Æc ®iÓm cña ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña doanh nghiÖp x©y

l¾p ¶nh h−ëng tíi kÕ to¸n qu¶n trÞ chi phÝ s¶n xuÊt. 9

1.2.2 Vai trß cña kÕ to¸n qu¶n trÞ chi phÝ s¶n xuÊt trong c¸c doanh

nghiÖp x©y l¾p. . 12

1.2.3 Néi dung kÕ to¸n qu¶n trÞ chi phÝ trong doanh nghiÖp x©y l¾p . 15

1.3 Kinh nghiệm kế toán quản trị chi phí sản xuất của một số quốc gia trên

thế giới. . 40

1.3.1 Kế toán quản trị chi phí sản xuất của cộng hòa Pháp. . 40

1.3.2 Kế toán quản trị chi phí sản xuất của Mỹ. 43

1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói

chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. . 45

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 47

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT

XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 . 48

2.1. Tổng quan về công ty cổ phần sông đà số 11 . 48

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Sông Đà 11 . 48

2.1.2 . Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh . 49

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý . 51

2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần Sông Đà 11 . 51

2.2 Thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất xây lắp tại công ty cổ

phần Sông Đà 11 . 54

2.2.1. Vấn đề phân loại chi phí sản xuất xây lắp tại công ty. . 54

pdf108 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất xây lắp tại công ty cổ phần sông Đà 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phạm vi luận văn nghiên cứu, xin được trình bày một cách tổng quát về tổ chức kế toán quản trị ở một số nước với mục đích đánh giá tính ưu việt của từng hệ thống, từ đó lựa chọn và vận dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam. 1.3.1 Kế toán quản trị chi phí sản xuất của cộng hòa Pháp. Cộng hòa pháp là một nước tây âu có nền kinh tế thị trường phát triển, tiềm lực kinh tế mạnh, vì vậy công tác quản lý kinh tế nói chung và công tác kế toán nói riêng tại các doanh nghiệp ở cộng hòa Pháp có rất nhiều ưu việt, đáp ứng rất tốt nhu cầu thông tin cho quản trị doanh nghiệp. Thật vậy hệ thống kế toán Pháp dung hòa các nhu cầu thông tin về quan hệ bên trong và bên ngoài, bao gồm hai bộ phạn kế toán tổng quát (kế toán tài chính) và kế toán phân tích (kế toán quản trị) với đặc trưng cơ bản là mô hình kế toán “tĩnh” ở kế toán tổng quát và kế toán “động” ở kế toán phân tích, trong đó kế toán phân tích được tổ chức tách rời, độc lập tương đối với kế toán tổng quát. Kế toán phân tích được tổ chức thành bộ máy kế toán riêng, sử dụng các tài khoản kế toán riêng đó là nhóm các tài khoản loại 9 – nhóm TK phản chiếu – phản ánh các giá trị liên hệ từ kế toán tổng quát mang sang kế toán phân tích. Bộ phận kế toán tổng quát coi doanh nghiệp như là một thực thể duy nhất, có tình hình và đặc tính chung, việc thực hiện các nghiệp vụ kế toán phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết những vụ việc, thông tin xảy ra và thuộc về quá khứ. Bộ phận kế toán phân tích là phương tiện để các nhà quản trị doanh nghiệp kiểm soát một cách có hiệu quả tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách phân tích chi phí sản xuất và kết quả tiêu thụ của từng loại sản phẩm hay nhóm sản phẩm để đưa ra đươc những dự đoán về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần vào công tác quản trị doanh nghiệp thông qua việc đưa ra những định hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Ngoài ra, bộ phận kế toán phân tích còn thực hiện công tác phân tích và dự báo các ảnh hưởng các yếu tố trên thị trường, từ đó lập được kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Có thể khái quát hóa các nội dung cơ bản của kế toán phân tích Pháp như sau: -Phân tích chi phí theo từng loại hàng hóa, theo chức năng hoạt động, ngành hoạt động. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh theo chức năng của từng bộ phận trong cơ cấu hoạt động. -Nhận biết từng thành phần giá phí bằng cách chia doanh nghiệp ra làm nhiều trung tâm trách nhiệm, trung tâm chi phí và tập hợp lại để tính ra chi phí sản xuất, giá thành cho từng loại sản phẩm, dịch vụ. -Thiết lập được các khoản dự toán chi phí và kết quả. -Kiểm soát tình hình thực hiện và giải thích rõ nguyên nhân về sự chênh lệch giữa chi phí dự toán và việc thực hiện chi phí. -Cung cấp các yếu tố cơ bản để làm sáng tỏ cho việc đưa ra các quyết định bằng cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí theo từng yếu tố chi phí, phân tích điểm hòa vốn và những yếu tố ảnh hưởng tới điểm hòa vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ở Pháp thực hiện kế toán phân tích để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp trong đó mỗi bộ phận chức năng của doanh nghiệp được tổ chức thành một trung tâm phân tích, mỗi trung tâm có thể tách ra làm nhiều khu vực gọi là các bộ phận đồng nhất. Các trung tâm cũng như các phân bộ là đối tượng tập hợp chi phí gián tiếp sau đó sẽ tiến hành phân phối chi phí này vào giá phí và giá thành. Với một xí nghiệp sản xuất thì trung tâm phân tích được chia thành: trung tâm chính và trung tâm phụ, trung tâm chính bao gồm các trung tâm hoạt động chuyên nghiệp như trung tâm tiếp liệu; trung tâm chế tạo; trung tâm thương mại còn các trung tâm phụ bao gồm các trung tâm mà chức năng hoạt động của nó nhằm cung cấp lao vụ cho các trung tâm chính bao gồm trung tâm hành chính quản trị; trung tâm quản lý nhân viên; trung tâm quản lý dụng cụ; trung tâm tài chính. Việc hạch toán chi phí vào các trung tâm được thực hiện theo trình tự được khái quát hóa như sau: Phân chia lần 1 Phân chia lần 2 Hạch toán trực tiếp phân bổ Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi phí sản xuất theo các trung tâm phân tích Chi phí được phân bổ Chi phí trực tiếp Chi phí gián tiếp Các trung tâm phụ Các trung tâm chính Các giá phí và giá thành -Các loại chi phí trực tiếp đưa thẳng vào các loại giá phí . -Các chi phí gián tiếp được phân chia lần 1 – phân chia khởi đầu – cho tất cả trung tâm chính và trung tâm phụ. Sau đó phân chia thực thụ chi phí – phân chia lần 2 – từ các trung tâm phụ vào các trung tâm chính. Cuối cùng phân bổ chi phí của trung tâm chính vào các loại giá phí. Như vậy, việc hạch toán chi phí theo các trung tâm phân tích, theo từng loại giá phí phù hợp việc quản lý chi phí theo nội dung và theo chức năng, qua đó kiểm soát chặt chẽ việc phát sinh và sử dụng chi phí gắn liền với yêu cầu tích kiệm. 1.3.2 Kế toán quản trị chi phí sản xuất của Mỹ Nước Mỹ là nước có nền kinh tế phát triển đứng đầu thế giới với tiềm lực kinh tế mạnh và phong cách quản lý đặc trưng theo thị trường mở. Hệ thống kế toán Mỹ gồm hai bộ phận là kế toán tài chính và kế toán quản trị. Đặc trưng cơ bản của hệ thống kế toán Mỹ là mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. Kế toán quản trị không tổ chức thành bộ phận riêng mà tổ chức chung với kế toán tài chính. Với mô hình này thì bộ phận kế toán tài chính sử dụng tài khoản tổng hợp, báo cáo tổng hợp còn kế toán quản trị sử dụng các tài khoản chi tiết, các báo cáo bộ phận và các phương pháp khác để thu nhận và xử lý thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định. Đối với các doanh nghiệp Mỹ, bộ phận kế toán quản trị được xem như một công cụ quan trọng, hữu hiệu của quản lý, nó có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trọng tâm của kế toán quản trị Mỹ là kế toán quản trị chi phí trong đó chi phí của doanh nghiệp được phân thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định gồm các khoản chi phí có tính chất độc lập, không phụ thuộc vào sản lượng sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp, còn chi phí biến đổi gồm các khoản chi phí biến đổi theo sản lượng sản xuất và tiêu thụ. Ngoài ra trong các doanh nghiệp Mỹ chi phí còn được phân chia thành chi phí sản phẩm và chi phí chung trong kỳ, chi phí sản phẩm là chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, nó được bù đắp khi sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ, chi phí chung trong kỳ bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng và quản lý chung trong kỳ, nó được bù đắp bằng chính doanh thu trong kỳ cho dù sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ hay chưa tiêu thụ. Nội dung cơ bản của kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm theo mô hình kế toán Mỹ là cung cấp thông tin cho việc kiểm tra, kiểm soát chi phí, phục vụ việc lập các báo cáo cho việc điều hành hoạt động ở các bộ phận sản xuất, báo cáo tiền thuê phân xưởng, tổng hợp giờ công lao động thực tế của từng bộ phận, bảng tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phân tích số liệu để lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Đặc biệt kế toán quản trị Mỹ chú trọng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, xây dựng các định mức chi phí, phân tích báo cáo bộ phận và phân tích chi phí chung để cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, ra các quyết định kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra trong phân bổ chi phí quản lý sản xuất, kế toán quản trị Mỹ còn sử dung phương pháp phân bổ theo tỷ lệ tính trước, khoản chênh lệch giữa các chi phí thực tế và chi phí tính trước được kết chuyển vào lãi hoặc lỗ. Đây là phương pháp có ý nghĩa khống chế các khoản chi tiêu thuộc nội dung quản lý nhằm đảm bảo các khoản chi tiêu này được hợp lý và không bị lạm dụng vì những hiện tượng tiêu cực, xuyên tạc kết quả kinh doanh. Mặt khác trong kế toán quản trị chi phí Mỹ, việc xác định và quy nạp các khoản chi phí cho các đối tượng chịu phí của doanh nghiệp được linh hoạt lựa chọn một trong 3 hệ thống: +Hệ thống kế toán chi phí thực tế. +Hệ thống kế toán chi phí thông dụng +Hệ thống kế toán chi phí định mức Việc tổ chức kế toán chi phí được ứng dụng một trong hai phương pháp: +Kế toán chi phí theo công việc +Kế toán chi phí theo quá trình sản xuất kinh doanh Như vậy mô hình kế toán động kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị, kế toán quản trị - kế toán quản trị chhi phí và giá thành Mỹ đã đóng vai trò rất lớn trong việc cung cấp các thông tin xác thực, chi tiết theo yêu cầu quản trị về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nên những thành công lớn trong sự phát triển đi lên của các doanh nghiệp Mỹ. 1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Nước ta đang ở trong thời kỳ kinh tế rất năng động, Cánh cửa WTO đang mở rộng đón chào các doanh nghiệp Việt Nam, đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng rất nhiều cơ hội, thời cơ phát triển nhưng cũng không ít những khó khăn, thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới và hoàn thiện từng bước các công cụ quản lý kinh tế tài chính trong đó có kế toán – một bộ phận đóng vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc nghiên cứu các mô hình kế toán Pháp và Mỹ - những mô hình kế toán đã được ứng dụng và hoàn thiện trong một thời gian dài của chính cơ chế thị trường – để rút ra bài học kinh nghiệm và áp dung phù hợp vào thực tế của Việt Nam là một vấn đề hoàn toàn mang tính thực tiễn. Qua nghiên cứu hai mô hình kế toán Pháp và Mỹ ta thấy ở cả hai mô hình, kế toán quản trị đều đứng bên cạnh kế toán tài chính, quan tâm và sử dụng đến nguồn số liệu của kế toán tài chính, thu thập thông tin quá khứ, phản ánh cụ thể chi tiết tình hình chi phí, giá thành, kết quả hoạt động kinh doanh của từng mặt hàng nhóm hàng , đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng quản lý, kiểm soát chi phí, lập dự toán và cung cấp thông tin cho việc ra quyết định quản lý. Ở mô hình kế toán quản trị Pháp, quan điểm phân loại chi phí theo chức năng để hình thành nên các trung tâm phân tích chi phí chính và phụ, từ đó xác định các loại giá phí và tổng hợp giá thành sản phẩm là một quan điểm rất đáng quan tâm về mặt tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm. Về mặt lý thuyết thì quan điểm này chỉ ra rằng chức năng kinh tế của các bộ phận trong doanh nghiệp là cơ sở phát sinh và hình thành các loại chi phí khác nhau. Mỗi bộ phận có những chức năng cụ thể và tổng hợp các chức năng của các bộ phận trong xí nghiệp sẽ tạo nên tính liên tục giữa các giai đoạn khác nhau của quá trình tái sản xuất. Việc thực hiện chức năng và mức độ phát sinh của các loại chi phí trong từng bộ phận và mức độ phát sinh của các loại chi phí trong từng bộ phận có mối liên hệ tương quan với nhau, mức độ hao phí phát sinh và thực hiện chức năng trong thực tế của từng bộ phận được thông tin một cách nhanh nhạy, cụ thể sẽ là điều kiện quan trọng để kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong mối liên hệ với trách nhiệm chung trong doanh nghiệp – tạo ra sản phẩm với hao phí thấp nhất. Quan điểm này xác định tính cộng đồng trách nhiệm giữa các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp khi sử dụng các loại chi phí cho cùng một mục tiêu là hạ thấp giá thành sản phẩm được sản xuất ra. Về mặt thực tế thì quan điểm này xác lập một trình tự hạch toán chi phí lấy chức năng hoạt động của các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp làm đối tượng tập hợp chi phí, trên cơ sở đó lấy ra 3 trung tâm chính: trung tâm tiếp liệu, trung tâm sản xuất và trung tâm phân phối để quy nạp chi phí trực tiếp và gián tiếp nhằm xác định các loại giá phí tương ứng và giá thành sản phẩm. Việc hạch toán này hoàn toàn phù hợp cho mọi loại hình doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng, phù hợp với yêu cầu kiểm tra chi phí và giá thành của chính bản thân doanh nghiệp. Hơn thế nữa, nó cho phép các doanh nghiệp chủ động trong phương pháp tính giá thành, không chịu những quy định khắt khe từ cơ quan bên ngoài. Có thể nói quan điểm này của mô hình kế toán pháp hoàn toàn có giá trị thực tế khi vận dụng để xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức kế toán quản trị nói chung và tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành nói riêng ở nước ta. Đối với kế toán quản trị chi phí Mỹ, ta lại thấy nó đi vào mặt định lượng của hao phí để xác định mức bù đắp để thực hiện quá trình tái sản xuất, mặt khác với việc linh hoạt lựa chọn các hệ thống kế toán chi phí thông dụng, chi phí định mức có tác dụng khống chế các khoản chi tiêu thuộc nội dung quản lý nhằm đảm bảo các khoản chi tiêu này được hợp lý, không bị lạm dụng vì những hiện tượng tiêu cực, xuyên tạc kết quả kinh doanh. Đồng thời nó có tác dụng quản lý chi phí cung cấp thông tin kịp thời về giá thành cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Đây cũng là một quan điểm hay khi nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí Mỹ, nó có ý nghĩa thực tế để các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu và vận dụng. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương 1, luận văn đã tập chung nghiên cứu, làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp. Để đảm bảo tính hệ thống ,luận văn đã phân tích đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp, đồng thời làm rõ nội dung quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp cũng như vai trò của tổ chức kế toán quản trị. Luận văn đã làm rõ nội dung, phương pháp phân loại chi phí sản xuất làm rõ những vấn đề cơ bản về tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất, những bài học rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam khi nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí sản xuất của một số quốc gia trên thế giới. Những vấn đề đã nghiên cứu trong chương 1 của luận văn sẽ là cơ sở để xem xét, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất xây lắp tại tổng công ty cổ phần Sông Đà 11. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần sông đà số 11 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Sông Đà 11 Công ty cổ phần Sông Đà 11 tiền thân là một đội điện nước thuộc Tổng Công ty xây dựng thuỷ điện Thác Bà do Bộ kiến trúc thành lập từ năm 1961 đến năm 1973 được nâng cấp thành công trường cơ điện. Năm 1976 theo Quyết định của Bộ Xây Dựng, chuyển đơn vị về thị xã Hoà Bình để chuẩn bị cho khởi công nhà máy thuỷ điện Hoà Bình trên Sông Đà và được đổi tên là “Xí nghiệp lắp máy điện nước thuộc Tổng Công ty xây dựng thuỷ điện Sông Đà”. Đến năm 1989 theo Quyết định số 03/TCT-TCLĐ ngày 12/12/1989 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty, Xí nghiệp lắp máy điện nước được nâng cấp lên thành Công ty Xây lắp điện nước. Năm 1993 theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ xây dựng Công ty Xây lắp điện nước được đổi tên thành ”Công ty xây lắp năng lượng thuộc Tổng Công ty xây dựng thuỷ điện Sông Đà”. Ngày 11/3/2002 Bộ xây dựng có quyết định số 285/QĐ đổi tên thành Công ty Sông Đà 11. Thực hiện Nghị quyết TW 3 về đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, ngày 17/8/2004 Bộ xây dựng đã có quyết định số 1332 /QĐ- BXD về việc chuyển Công ty Sông Đà 11 – thuộc Tổng công ty Sông Đà thành Công ty cổ phần Sông Đà 11. Là một đơn vị thành viên qua hơn 45 năm phát triển và trưởng thành cùng Tổng công ty Sông Đà, Công ty cổ phần Sông Đà 11 đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây lắp và điều hành sản xuất. Đến nay, công ty cổ phần Sông Đà đã có một đội ngũ hơn 1200 cán bộ kỹ thuật, cử nhân, công nhân lành nghề (trong đó có hơn 250 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học) Định hướng và mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2005- 2010 của Công ty là xây dựng và phát triển Công ty thành một đơn vị mạnh, lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững. Phát huy ngành nghề truyền thống của công ty, tăng cường đoàn kết, tích cực đổi mới, thực hiện đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm. Tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp và kinh doanh đô thị nhà ở. Lấy sản xuất kinh doanh điện nước; kinh doanh nhà ở đô thị, thí nghiệm hiệu chỉnh nhà máy điện, chế tạo sản xuất vật tư thiết bị điện làm sản phẩm chính để đầu tư phát triển. Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Phấn đấu vì sự phát triển bền vững của công ty và Tổng công ty Sông Đà, không ngừng nâng cao cổ tức cho cổ đông. Trụ sở công ty tại Tầng 7 - Toà nhà Sông Đà - Hà Đông, km 10 đường Trần Phú, Phường Văn Mỗ – Quận Hà Đông – Hà Nội. Điện thoại: 04.33544735 - Fax: 04.335422280 Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế năm 2010- 2011 của Công ty cổ phần Sông Đà Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 541.691.150.452 747.298.425.826 2. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 34.396.805.046 37.633.743.585 3. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 5.395.293.118 9.268.690109 4. Thu nhập bình quân đầu người 5.143.201 5.873.037 2.1.2 . Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần Sông Đà 11 là doanh nghiệp xây lắp thuộc ngành sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp nhưng khác với ngành sản xuất vật chất khác. Họat động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Sông Đà 11 như sau: Thứ nhất: Thực hiện theo phương thức nhận thầu số lượng xây lắp do đơn vị chủ đầu tư giao. Trong nền kinh tế thị trường, việc nhận thầu xây lắp được tiến hành theo phương thức đấu thầu giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, để trúng thầu, được nhận thi công công trình thì doanh nghiệp xây lắp phải xây dựng được giá đấu thầu hợp lý trên cơ sở các định mức, đơn giá xây dựng cơ bản Nhà nước ban hành trên cơ sở giá cả thị trường và khả năng của doanh nghiệp về tiến độ thi công, tổ chức quản lý và việc phấn đấu hạ thấp chi phí, đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi. Họat động xây lắp được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư sau khi trúng thầu hoặc được chỉ định nhà thầu. Trong hợp đồng, hai bên thống nhất với nhau về giá trị thanh toán của công trình cùng với các điều kiện khác. Do vậy, tính chất hàng hóa của các sản phẩm xây lắp không được thể hiện rõ, nghiệp vụ bàn giao công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành đạt điểm dừng kỹ thuật cho bên giao thầu chính là quá trình tiêu thụ sản phẩm xây lắp. Thứ hai, hoạt động xây lắp diễn ra ngoài trời chịu sự tác động trực tiếp của các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên. Các yếu tố môi trường thi công ảnh hưởng đến kỹ thuật thi công, ảnh hưởng đến tổ chức quản lý vật liệu, máy thi công, điều này có thể làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng như: phát sinh chi phí hao hụt vật tư, chi phí ngừng sản xuất Vì vậy phải theo dõi phản ánh chính xác chi phí phát sinh. Trong công ty cổ phần Sông Đà 11 cơ chế khoán đang được áp dụng rộng rãi với các hình thức giao khoán khác nhau như khoán gọn công trình, khoán theo từng khoản mục chi phí. Vì vậy phải hình thành bên nhận khoán, bên giao khoán và giá khoán. Các lĩnh vực của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm - Quản lý, vận hành, khai thác nhà máy thủy điện - Thiết kế và thi công các công trình giao thông từ nhóm C đến nhóm B - Tư vấn giám sát xây dựng - Chế biến và kinh doanh than mỏ - Xây lắp: xây dựng và tổng thầu xây dựng các công trình thủy điện công nghiệp và dân dụng; xây lắp đồng bộ các hệ thống đường dây đến 500 KV và trạm cao, trung, hạ thế, các hệ thống điện công nghiệp và dân dụng; lắp đặt các hệ thống thiết bị công nghệ của công trình công nghiệp, thủy điện - Thí nghiệm chuyên ngành các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Tập đoàn; quản lý các công trình thủy điện, thủy lợi và công trình công nghiệp - ... 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý Hiện nay công ty Sông Đà 11 hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần Nhà nước, có tổ chức bộ máy sau: - Văn phòng công ty gồm: + Hội đồng quản trị + Ban giám đốc điều hành + Các phòng ban - Chi nhánh: chi nhánh tại miền Nam, chi nhánh tại miền trung, chi nhánh tại nước CHDCND Lào - Các đơn vị thành viên là các 7 xí nghiệp, nhà máy và các công ty liên kết Dưới đây là một số mô hình tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần Sông Đà số 11. Sơ đồ 2.1 phần phụ lục 2.1 2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần Sông Đà 11 2.1.4.1Tổ chức bộ máy quản kế toán và kế toán quản trị tại công ty . Tổ chức bộ máy kế toán Tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính mà bộ máy kế toán của các Công ty thành viên thuộc công ty được tổ chức theo hai mô hình sau: * Mô hình tập trung: Mô hình này được áp dụng cho các Công ty có quy mô nhỏ (địa bàn hoạt động, trình độ quản lý và trình độ nhân viên kế toán...) như Công ty xây dựng công nghiệp nhẹ, Công ty lắp máy... Đây là những công ty nhỏ, địa bàn hoạt động tập trung. Các Xí nghiệp phụ thuộc không tổ chức bộ máy kế toán, mà chỉ bố chí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thu thập các chứng từ ban đầu, định kỳ hay cuối tháng gửi toàn bộ chứng từ về phòng kế toán của Công ty để hạch toán và lập các báo cáo tài chính tổng hợp toàn Công ty. * Mô hình hỗn hợp (vừa tập trung vừa phân tán): Thường được áp dụng cho những đơn vị có quy mô lớn nhưng thực hiện phân cấp quản lý tài chính chưa hoàn chỉnh ...Các xí nghiệp thuộc Công ty được phân cấp hạch toán chịu trách nhiệm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đến bước cuối cùng. Cuối kỳ nộp báo cáo tổng hợp chi phí và giá thành xây lắp trong kỳ về phòng kế toán của Công ty để tập hợp, lập báo cáo giá thành toàn bộ Công ty. Tổ chức hạch toán kế toán tại các Công ty cổ phần Sông Đà 11 theo mô hình vừa tập trung, vừa phân tán. Trên công ty đứng đầu là kế toán trưởng, dưới là các nhân viên kế toán, mỗi nhân viên kế toán đảm nhận một phần hành kế toán. Các xí nghiệp, chi nhánh của công ty hạch toán độc lập, đứng đầu là kế toán trưởng (trưởng ban kế toán), dưới là các nhân nhân viên kế toán đảm nhận các phần hành kế toán khác nhau. Các xí nghiệp, chi nhánh trực thuộc, không có các đội xây lắp. Đối với phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hạch toán tại các xí nghiệp và chi nhánh. Công ty sau khi ký hợp đồng xây dựng sẽ trực tiếp giao công việc cho các xí nghiệp, chi nhánh của mình trực tiếp thi công và hạch toán, trên công ty chỉ quản lý chung hoặc công ty cho phép xí nghiệp tự ký kết, tự tổ chức hạch toán sau đó gửi kết quả đã được xử lý lên trên công ty. Do vậy với phần hành kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trực tiếp được các xí nghiệp, chi nhánh hạch toán dựa vào số liệu các đội trực thuộc xí nghiệp, chi nhánh chuyển lên. . Tổ chức bộ máy kế toán quản trị Bộ máy kế toán quản trị chi phí trong mối liên hệ với bộ máy kế toán chung của doanh nghiệp. Tại công ty cổ phần Sông Đà 11 thường tổ chức bộ máy kế toán chi phí như sau (Sơ đồ 2.2 ): Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Sông Đà 11 Trong đó các nhân viên kế toán chi phí thường thực hiện các nhiệm vụ: Phản ánh chi phí theo các đối tượng chịu chi phí, phân bổ các yếu tố chi phí gián tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí, xác định chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ cho các đối tượng, xác định phương pháp tính giá cho các sản phẩm phù hợp, tính giá thành sản xuất của từng công trình, hạng mục công trình, lập các báo cáo chi phí và báo cáo giá thành cần thiết. Nhìn chung các công việc kế toán chi phí đảm nhiệm trong công ty Sông Đà 11 đều cung cấp thông tin cho 2 đối tượng sử dụng cơ bản: Các nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài. Song thông tin kế toán chi phí chủ yếu phục vụ cho việc xác định giá vốn của công trình tương ứng với doanh thu để có căn cứ đưa ra quyết định quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông tin chi phí chưa cung cấp một cách tích cực cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định ứng xử cho phù hợp. 2.1.4.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty Công ty cổ phần Sông Đà 11 hạch toán kế toán trên hai góc độ: kế toán tài chính và kế toán quản trị, kế toán quản trị được tổ chức theo hình thức kết hợp nghĩa là kế toán thực hiện đồng thời kế toán tài chính và kế toán quản trị cho các phần hành kế toán. Trên thực tế phần hành kế toán quản trị chưa được quan tâm đúng mức. Kế toán trưởng Phã kÕ to¸n tr−ëng KÕ to¸n chi phÝ KÕ to¸n gi¸ thanh Nh©n viªn kÕ to¸n ®éi Nh©n viªn kÕ to¸n ®éi Công ty đang áp dụng chế độ kế toán: - Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15 năm 2006 - Niên độ kế toán áp dụng: bắt đầu từ 01/01 đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000271931_5412_1951931.pdf
Tài liệu liên quan