Luận văn Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm điện thoại di động Nokia của công ty TNHH phân phối công nghệ viễn thông FPT tại tỉnh Thanh Hóa

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN .ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iv

MỤC LỤC. viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .v

DANH MỤC SƠ ĐỒ .vi

DANH MỤC HÌNH .vii

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.2

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.3

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.3

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN VÀ HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN.6

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .7

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .8

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.8

1.1.1. Kênh phân phối .8

1.1.2. Thiết kế kênh phân phối.17

1.1.3. Quản lý kênh phân phối .19

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.27

1.2.1. Bình luận các nghiên cứu liên quan .27

1.2.2. Bình luận các mô hình nghiên cứu liên quan.29

1.2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất.31

1.2.4. Quy trình nghiên cứu .33

1.2.5. Thực tiễn hoạt động phân phối sản phẩm điện thoại trên thị trường Việt Nam34

 

pdf137 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm điện thoại di động Nokia của công ty TNHH phân phối công nghệ viễn thông FPT tại tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SẢN PHẨM NOKIA CỦA CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG FPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA 2.2.1. Đặc trưng các đối tượng điều tra Sau khi thu thập số liệu, việc xử lý được tiến hành trên phần mềm SPSS 16. Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để thống kê mô tả nhằm khái quát hóa đặc điểm chung của các khách hàng được điều tra, để nắm rõ thông tin của các đại lí được điều tra, làm cơ sở để các nhận định phần phân tích thống kê mô tả được chính xác hơn. Qua kết quả thống kê frequency, kết quả phân tích về thông tin mẫu nghiên cứu cho thấy: - Cấp đại lý: Theo như nghiên cứu qua thực tế thì số lượng MD chiếm 4,8% trong tổng số các Đại lý của Công ty, còn lại phần lớn là các Đại lý GR chiếm 95,2 %. Số lượng đại lý bán lẻ ở địa bàn khá nhiều so với các đại lý bán buôn, bên cạnh đó khách hàng cá nhân họ thường xuyên đến mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ do thuận tiện và phù hợp hơn. Hình thức bán lẻ cũng là một hình thức dễ kinh doanh cho nhiều người với quy mô vốn không quá lớn. Hình 2.1. Mẫu điều tra theo loại hình đại lý (Nguồn: Phụ lục SPSS, thông tin mẫu nghiên cứu) - Giới tính: Đa số chủ các đại lý đều có giới tính là Nam( Chiếm tỉ lệ 66,4%). Tỉ lệ chủ đại lý là nữ chiếm 33,6%. .Đặc trưng của ngành kinh doanh sản phẩm công nghệ cụ thể là điện thoại di động phần lớn là những người am hiểu kỹ thuật, yêu thích và hiểu biết sâu về công nghệ, có thể thấy nam giới là những người ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 thường xuyên tìm hiểu và quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn nữ giới nên tỷ lệ chủ đại lý là nam giới nhiều hơn nữ giới khá nhiều cũng là điều dễ hiểu. Hình 2.2. Mẫu điều tra theo giới tính (Nguồn: Phụ lục SPSS, thông tin mẫu nghiên cứu) - Trình độ học vấn: Qua nghiên cứu thì trình độ học vấn của các đại lí chiếm tỷ lệ nhiều nhất là Tiểu học, Trung học cơ sở (chiếm 43,2 % tổng số), bên cạnh đó thì trình độ Trung học phổ thông, Trung cấp chiếm 31,2%, còn trình độ Cao đẳng, Đại học chiếm tỷ lệ thấp hơn là 23,2%, sau đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất là 2,4%. Người kinh doanh sản phẩm công nghệ không đòi hỏi bắt buộc phải hiểu biết nhiều và có trình độ chuyên môn sâu hay bằng cấp. Hơn nữa các chủ đại lý phần lớn cũng là người lớn tuổi nên trình độ học vấn của họ không cao, chủ yếu là tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông, điều này có thể giải thích do xã hội cũng như kinh tế lúc trước làm cho giáo dục lúc trước chưa được quan tâm nhiều. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có 23,2% chủ đại lý có trình độ là cao đẳng và đại học. Hình 2.3. Mẫu điều tra theo trình độ học vấn (Nguồn: Phụ lục SPSS, thông tin mẫu nghiên cứu) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 - Độ tuổi: Khách hàng có độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 34,4%. Tiếp đó là đến độ tuổi dưới 30 chiếm 33,6%. Còn lại là khách hàng trên 45 tuổi với 32%. Có thể thấy các độ tuổi này chiếm tỷ lệ gần ngang bằng nhau, chủ các đại lý đa dạng về độ tuổi. Hình 2.4. Mẫu điều tra theo loại độ tuổi (Nguồn: Phụ lục SPSS, thông tin mẫu nghiên cứu) - Doanh thu (triệu đồng/tháng): Doanh thu trung bình của các Đại lý trong một tháng chủ yếu ở mức từ 50tr đến 200 triệu đồng/tháng (chiếm 47,2 %), trong đó dưới 50 triệu chiếm 33,6%, từ mức 200 - 500 triệu đồng chiếm 13,6%, trong khi đó mức lớn hơn 500 triệu đồng chủ yếu tập trung ở Đại lý MD (chiếm 5,6 %). Các đại lý tại đây chủ yếu là đại lý bán lẻ nên doanh thu chỉ từ mức 50tr đến 200 triệu đồng/tháng hoặc thấp hơn 50 triệu đồng/tháng do số lượng sản phẩm bán không nhiều nên doanh thu chỉ ở ngang mức đó. Hình 2.5. Mẫu điều tra theo mức doanh thu hàng tháng (Nguồn: Phụ lục SPSS, thông tin mẫu nghiên cứu) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 - Mức tồn kho trung bình: Phần lớn các đại lý có mức tồn kho trung bình dưới 50 triệu chiếm 49,6%. Tiếp theo đó là mức từ 50tr đến 200 triệu chiếm 41,6%. Còn tỉ lệ ở mức trên 500tr và từ 200tr đến 500tr chiếm rất ít lần lượt là 5,6% và 3,2 %. Mức tồn kho dưới 50 triệu hoặc từ 50 đến 200 triệu chủ yếu là các cửa hàng bán lẻ, quy mô cửa hàng nhỏ nên mức tồn kho thấp hơn so với các đại lý bán buôn. Các đại lý bán buôn ít nên mức tồn kho cao cũng chiếm tỷ lệ thấp. Hình 2.6. Mẫu điều tra theo mức tồn kho trung bình (Nguồn: Phụ lục SPSS, thông tin mẫu nghiên cứu) -Sản phẩm chính: Hầu hết các khách hàng lựa chọn Nokia là sảm phẩm chính của cửa hàng chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,2%, cũng là do thương hiệu của Nokia so với các hãng khác vẫn chiếm được lợi thế hơn. Hơn nữa, bài nghiên cứu hướng đến sản phẩm Nokia nên chủ yếu điều tra những đại lý kinh doanh nhiều sản phẩm điện thoại thương hiệu này. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những đại lý mặc dù sản phẩm chính không mang thương hiệu Nokia nhưng họ vẫn kinh doanh một số ít sản phẩm điện thoại này với tỷ lệ các đại lý có Samsung là sản phẩm chính chiếm 22,4%, Sony và LG chiếm tỷ lệ thấp hơn đều là 1,6% và bán tất cả sản phẩm, không có sản phẩm chính chiếm 19,2%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Hình 2.7. Mẫu điều tra theo sản phẩm kinh doanh chính (Nguồn: Phụ lục SPSS, thông tin mẫu nghiên cứu) -Số lần đặt hàng trong một năm của đại lý : Khách hàng thường đặt ở mức nhỏ hơn 50 lần trong 1 năm (36,8%), tập trung chủ yếu ở các khách hàng GR tuyến huyện do với các cửa hàng bán lẻ ở đây nhu cầu của khách hàng còn thấp, số lượng bán hằng năm không nhiều như ở thành phố. Khách hàng đặt từ 50 đến 70 lần trong một năm chiếm 33,6%. Một số khách hàng đặt lớn hơn 70 lần trong 1 năm chiếm 29,6%, đây là các khách hàng MD và một phần khách hàng GR ở Thành phố có số lượng bán hằng năm tốt, nhu cầu của khách hàng cao. Hình 2.8. Mẫu điều tra theo số lần đặt hàng trong 1 năm (Nguồn: Phụ lục SPSS, thông tin mẫu nghiên cứu) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 - Hình thức thanh toán: Khách hàng thanh toán theo hai hình thức là tiền mặt và công nợ. Trong đó khách hàng lựa chọn thanh toán theo hình thức tiền mặt chiếm 42,4% và khách hàng thanh toán theo hình thức công nợ chiếm 57,6%. Có thể thấy khách hàng chủ yếu chọn hình thức công nợ, doanh nghiệp chủ yếu mong muốn kinh doanh dựa trên sự đảm bảo và muốn có trách nhiệm công ty trong khi mua cũng như bán hàng. Hơn nữa, việc thanh toán theo hình thức công nợ cũng tạo điều kiện cho cửa hàng dễ mở rộng quy mô kinh doanh với vốn ít so với những hạn chế của hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Hình 2.9. Mẫu điều tra theo hình thức thanh toán (Nguồn: Phụ lục SPSS, thông tin mẫu nghiên cứu) - Số năm làm Đại lý: Hầu hết các Đại lý đều có thâm niên làm việc với công ty từ 3 năm trở lên, trong đó lượng Đại lý có thâm niên từ 3 đến 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 48%, số năm kinh doanh nhỏ hơn 3 năm chiếm 28% và từ 5 năm trở lên chiếm 24%. Do thị trường điện thoại di động phát triển mạnh hơn trong vài năm trở lại đây cho nên số lượng đại lý bán hàng có thâm niên làm việc với công ty cũng chủ yếu là trong khoảng từ 3 đến 5 năm.ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 Hình 2.10 Mẫu điều tra theo số năm làm đại lý (Nguồn: Phụ lục SPSS, thông tin mẫu nghiên cứu) 2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) 2.2.2.1. Rút trích nhân tố chính với các biến độc lập (20 biến) Dữ liệu thu thập được xử ký bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu sẽ tiếp tục được đưa vào để phân tích nhân tố. Phương pháp phân tích nhân tố được thực hiện theo phương pháp rút trích Principal Components với phép quay Varimax. Tiến hành thực hiện ta có các kết quả sau: - Hệ số KMO = 0,772 > 0,5 với mức ý nghĩa Sig. là 0,000 trong kiểm định Bartlett's test. Như vậy giả thuyết về ma trận tương quan tổng thể là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến số có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố. Bảng 2.4. Kiểm định KMO và Bartlett's Test KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .772 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2.712E3 Df 276 Sig. .000 (Nguồn: Phụ lục SPSS, phân tích EFA) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 - Kết quả phân tích nhân tố được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.5. Phân tích nhân tố lần 1 Component 1 2 3 4 5 Phương thức đặt hàng thuận tiện .898 Phương thức thanh toán thông qua Ngân hàng hiện nay của Công ty tạo sự thuận lợi cho Đại lý .849 Chương trình hỗ trợ trưng bày tại điểm bán có giá trị cao .822 Hoạt động hỗ trợ làm biển hiệu quảng cáo nhanh chóng .821 Công ty cung cấp thông tin kịp thời cho Đại lý .794 Công ty thường hỗ trợ tăng hạn mức tín dụng vào mùa lễ, tết cho Đại lý. .807 Thời gian thanh toán hiện nay của Công ty là phù hợp .798 Đại lý được thông báo rõ ràng về giá bán sản phẩm điện thoại nokia .790 Tỷ lệ chiết khấu theo mỗi lần đặt hàng hiện nay của Công ty là hợp lý .758 Nhân viên thị trường thường xuyên ghé thăm Đại lý .805 Công ty phản ứng nhanh trước các sự cố về thị trường .740 Thái độ của nhân viên giao hàng .735 Nhân viên thị trường quan tâm giải quyết vấn đề của Đại lý .717 Công ty vận chuyển hàng hóa đúng theo đơn đặt hàng đặt trước .757 Hàng hóa được vận chuyển kịp thời .700 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 Component 1 2 3 4 5 Các thay đổi về giá sản phẩm điện thoại nokia được thông báo kịp thời .631 Tình trạng hàng khi giao tốt .570 Chương trình khuyến mại của Công ty đa dạng .763 Công ty thường xuyên có chương trình khuyến mại cho Đại lý .762 Chương trình khuyến mại dành cho Đại lý có giá trị cao .741 Eigenvalues 6.053 3.469 2.272 1.897 1.503 % of Variance 19.898 16.564 10.264 8.356 8.329 (Nguồn: Phụ lục SPSS, phân tích EFA) Hệ số tải nhân tố (factor loading) của tất cả các biến đưa vào đều > 0,5. Kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận chung của các đại lý về hệ thống phân phối sản phẩm Nokia của công ty TNHH phân phối công nghệ FPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cho ra 5 nhân tố có giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1 và tổng phương sai trích bằng 63,312% thỏa mãn điều kiện yêu cầu, các nhân tố này gồm có: Nhân tố 1: gồm các biến "Phương thức đặt hàng thuận tiện"; "Phương thức thanh toán thông qua Ngân hàng hiện nay của Công ty tạo sự thuận lợi cho Đại lý"; "Chương trình hỗ trợ trưng bày tại điểm bán có giá trị cao"; "Hoạt động hỗ trợ làm biển hiệu quảng cáo nhanh chóng"; "Công ty cung cấp thông tin kịp thời cho Đại lý". Nhân tố này được đặt tên là: Chương trình hỗ trợ (HT), đây là nhân tố có mức độ giải thích sự biến động của phương sai chung cao nhấp, với giá trị là 25.222% và có giá Eigenalue là 6.053>1. Nhân tố 2: gồm các biến "Công ty thường hỗ trợ tăng hạn mức tín dụng vào mùa lễ, tết cho Đại lý"; "Thời gian thanh toán hiện nay của Công ty là phù hợp"; "Đại lý được thông báo rõ ràng về giá bán sản phẩm điện thoại nokia"; "Tỷ lệ chiết khấu theo mỗi lần đặt hàng hiện nay của Công ty là hợp lý". ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 Nhân tố này được đặt tên là: Chính sách trợ giá (GIA), có giá trị Eigenvalue = 1.503>1và tỷ lệ giải thích biến động phương sai là 6.262%. Giá trị bình quân của từng tiêu chí thuộc nhóm nhân tố sẽ cho thấy giá trị của biến mới sử dụng trong phân tích hồi quy sau này. Nhân tố 3: gồm các biến "Nhân viên thị trường thường xuyên ghé thăm Đại lý"; "Công ty phản ứng nhanh trước các sự cố về thị trường"; "Thái độ của nhân viên giao hàng"; "Nhân viên thị trường quan tâm giải quyết vấn đề của Đại lý". Nhân tố này được đặt tên là: Hoạt động quản lý của nhân viên thị trường (NV), tỷ lệ rút trính phương sai là 14.456% và có giá trị Eigenvalue = 3.469>1 giá trị bình quân của từng tiêu chí thuộc nhóm nhân tố sẽ cho thấy giá trị của biến mới sử dụng trong phân tích hồi quy sau này. Nhân tố 4: gồm các biến "Công ty vận chuyển hàng hóa đúng theo đơn đặt hàng đặt trước"; "Hàng hóa được vận chuyển kịp thời"; "Các thay đổi về giá sản phẩm điện thoại nokia được thông báo kịp thời"; "Tình trạng hàng khi giao tốt". Nhân tố này được đặt tên là: Các điều khoản đảm bảo (DB), có giá trị Eigenvalue là 2.272>1, nhân tố này giải thích được 9.468% phương sai. Giá trị bình quân của từng tiêu chí thuộc nhóm nhân tố sẽ cho thấy giá trị của biến mới sử dụng trong phân tích hồi quy sau này. Nhân tố 5: gồm các biến "Chương trình khuyến mại của Công ty đa dạng"; "Công ty thường xuyên có chương trình khuyến mại cho Đại lý"; "Chương trình khuyến mại dành cho Đại lý có giá trị cao". Nhân tố này được đặt tên là: Chương trình khuyến mại (KM), đây là nhân tố có mức độ giải thích sự biến động của phương sai chung thấp nhấp, chỉ là 7.04% và có giá Eigenvalue là 1.897>1. 2.2.2.2 Rút trích nhân tố chính ý định trong tương lai của đại lý Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá đối với các chỉ tiêu đo lường ý định trong tương lai của các đại lý, nghiên cứu thu được kết quả cho thấy Eigenvalues bằng 1.583 thoã mãn điều kiện lớn hơn 1 và tổng phương sai rút trích là 79,132% > 50% đã cho thấy các điều kiện của phân tích nhân tố là phù hợp đối với biến quan sát. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 Bảng 2.6. Kết quả phân tích nhân tố ý định trong tương lai củađại lý Biến Quan Sát Component Đại lý hài lòng về các chính sách phân phối của Công ty hiện nay .890 Đại lý sẽ tiếp tục hợp tác với công ty .890 Eigenvalues = 1.583 Phương sai trích: 79,132% (Nguồn: Số liệu điều tra, Phụ lục phân tích nhân tố khám phá) Ngoài ra, kết quả kiểm định Kaiser – Meyer – Olkin cho ta hệ số KMO = 0.500 và kết quả kiểm định Bartlett’s – test cũng cho thấy, giá trị kiểm định bằng 66.146 với mức ý nghĩa dưới 5% đã bác bỏ giả thuyết các biến không tương quan với nhau nên việc phân tích nhân tố là phù hợp. 2.2.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo. Hay nói cách khác đo lường đó vắng mặt cả hai loại sai lệch: sai lệch hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên. Điều kiện cần để một thang đo đạt giá trị là thang đo đó phải đạt độ tin cậy, nghĩa là cho cùng một kết quả khi đo lặp đi lặp lại. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại (Internal Consistentcy) thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Item-Total Correclation).  Hệ số Cronbach Alpha 0,8 ≤ Cronbach Alpha ≤ 1 Thang đo lường tốt. 0,7 ≤ Cronbach Alpha ≤ 0,8 Thang đo có thể sử dụng được. 0,6 ≤ Cronbach Alpha Có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60  Hệ số tương quan biến tổng (Item - Total Correclation) Hệ số tương quan biển tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo. Từ kết quả bảng đo lường giá trị Cronbach alpha đối với các biến quan sát thành phần được rút trích từ phân tích nhân tố khám phát, nghiên cứu nhận thấy: các biến quan sát đều đạt tiêu chuẩn với hệ số Cronbach alpha từ 0.7 trở lên, trong đó, hệ số Cronbach alpha của biến Chương trình hỗ trợ là cao nhất (0.910), biến Chính sách trợ giá cũng có mức độ tin cậy rất cao (0.883), điều này cũng tương đối dễ hiểu bởi đây là 2 nhân tố có số lượng tiêu chí đánh giá nhiều nhất (lần lượt là 7 và 6). Như vậy, qua kết quả kiểm định Cronbach's alfa có thể nói tất cả các nhân tố ở trên đều đạt giá trị yêu cầu và có thể đưa vào phân tích tốt trong các kiểm định tiếp theo. Bảng 2.7. Đo lường giá trị Cronbach alpha đối với các biến quan sát Biến quan sát Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Chương trình hỗ trợ (Cronbach alpha= 0.910) HT1 .618 .910 HT2 .808 .888 HT3 .854 .883 HT4 .735 .896 HT5 .712 .899 Hoạt động quản lý của nhân viên thị trường (Cronbach alpha= 0.765) NV1 .524 .731 NV2 .663 .656 NV3 .540 .723 NV4 .541 .725 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 Biến quan sát Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Các điều khoản đảm bảo (Cronbach alpha=0.737) DB1 .426 .561 DB2 .465 .531 DB3 .362 .604 DB4 .413 .570 Chương trình khuyến mại (Cronbach alpha= 0.715) KM1 .512 .659 KM2 .543 .622 KM3 .556 .598 Chính sách trợ giá (Cronbach alpha= 0.883) GIA1 .696 .863 GIA2 .653 .872 GIA3 .730 .857 GIA4 .689 .864 Ý định trong tương lai của đại lý (Cronbach alpha= 0.850) YD1 .739 .754 YD2 .739 .754 (Nguồn: Phụ lục SPSS, Kiểm định cronbach's alfa) 2.2.4. Kiểm định phân phối chuẩn Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích đa biến thông qua công cụ One sample T-test để xác định đánh giá của đại lý đối với các chỉ tiêu đánh giá về hệ thống phân phối sản phẩm Nokia của công ty TNHH phân phối Công nghệ viễn thông FPT tại Thanh Hóa. Do vậy, kiểm định phân phối chuẩn là điều kiện đảm bảo độ thỏa mãn cho các biến phân tích. Kiểm định Kolmogorov-Smirnov được sử dụng để kiểm định phân phối chuẩn của các nhân tố. Kiểm định này được tiến hành dựa trên cặp giả thuyết dưới đây: H0: Dữ liệu có phân phối chuẩn H1: Dữ liệu không có phân phối chuẩn Kết quả xử lý được thể hiện ở bảng dưới đây: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 Bảng 2.8. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn Nhóm biến N Kolmogorov- Smirnov Z Asymp. Sig. (2-tailed) Chương trình hỗ trợ (HT) 125 1.399 0.050 Hoạt động quản lý của nhân viên thị trường (NV) 125 1.326 0.058 Các điều khoản đảm bảo (DB) 125 1.287 0.071 Chương trình khuyến mại (KM) 125 1.387 0.052 Chính sách trợ giá (GIA) 125 1.317 0.062 (Nguồn: Phụ lục SPSS, kiểm định phân phối chuẩn) Kết quả kiểm định thể hiện ở bảng trên cho thấy giá trị Asymp. Sig. (2-tailed), thể hiện mức ý nghĩa của kiểm định đều lớn hơn 0.05, tức không đủ cơ sở bác bỏ H0, như vậy có thể kết luận, tất cả các nhân tố đưa vào phân tích đều thoả mãn điều kiện phân phối chuẩn và có thể sử dụng tốt trong các kiểm định tham số tiếp theo. 2.2.5. Kiểm định giá trị trung bình của các yếu tố đánh giá của đại lý về hệ thống kênh phân phối điện thoại di động Nokia 2.2.5.1. Đánh giá của đại lý về nhóm nhân tố Chương trình hỗ trợ H0 : đánh giá của đại lý về nhóm nhân tố Chương trình hỗ trợ = 4 H1: đánh giá của đại lý về nhóm nhân tố Chương trình hỗ trợ ≠ 4 Nhận định về các yếu tố liên quan đến đánh giá của đại lý về Chương trình hỗ trợ đều được kiểm định One Sample T-Test với T = 4 với các chỉ tiêu đã đưa ra như: Chương trình hỗ trợ trưng bày tại điểm bán có giá trị cao; Hoạt động hỗ trợ làm biển hiệu quảng cáo nhanh chóng; Công ty cung cấp thông tin kịp thời cho Đại lý; Phương thức đặt hàng thuận tiện; Phương thức thanh toán thông qua Ngân hàng hiện nay của Công ty tạo sự thuận lợi cho Đại lý. Qua xử lý SPSS kết quả thu được là: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 One sample t-test Mean Sig. (2-tailed)Chương trình hỗ trợ Chương trình hỗ trợ trưng bày tại điểm bán có giá trị cao 3.988 .891 Hoạt động hỗ trợ làm biển hiệu quảng cáo nhanh chóng 2.824 .000 Công ty cung cấp thông tin kịp thời cho Đại lý 3.544 .000 Phương thức đặt hàng thuận tiện 3.776 .000 Phương thức thanh toán thông qua Ngân hàng hiện nay của Công ty tạo sự thuận lợi cho Đại lý 3.276 .000 (Nguồn phân tích số liệu SPSS) Kết quả phân tích như trên cho thấy, chỉ tiêu “Chương trình hỗ trợ trưng bày tại điểm bán có giá trị cao” có mức ý nghĩa > 0,05. Đại lý đồng ý với nhận định này. Công ty đã quan tâm nhiều đến những thông tin hữu ích và cần thiết cho đại lý cũng như có các chương trình hỗ trợ trưng bày tại điểm bán có giá trị cao, tạo sự hài lòng và tăng sự thu hút khách hàng đến với cửa hàng nhiều hơn. Các chỉ tiêu còn lại có giá trị Sig. bé hơn mức ý nghĩa 0.05. Do vậy, nghiên cứu sẽ dựa vào giá trị trung bình của các nhận định để đưa ra kết luận. Tiêu chí “Phương thức đặt hàng thuận tiện” có giá trị trung bình là 3.776. Đại lý tương đối đồng ý với nhận định này. Các đại lý có thể đặt hàng qua điện thoại hoặc đặt hàng trực tiếp tại nhân viên của công ty khi tiếp xúc trực tiếp với họ, các phương thức này đều tạo sự thuận tiện và dễ dàng cho đại lý trong việc đặt hàng của công ty. Tiêu chí “Công ty cung cấp thông tin kịp thời cho đại lý” có giá trị trung bình là 3.544 cho thấy các đại lý chưa thật sự hài lòng về điều này trong chương trình hỗ trợ của công ty. Hiện nay khi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ thì điện thoại trở thành một kênh thông tin nhanh chóng cho công ty và các đại lý. Trường hợp có những sự thay đổi về giá cả, sản phẩm, chương trình khuyến mãi thì công ty sẽ báo với khách hàng. Nếu gặp những vấn đề lớn hơn thì sẽ tổ chức gặp mặt trực tiếp giữa các đại lý cấp 1 và công ty để có thể bàn bạc, thảo luận vấn đề, đưa ra những giải pháp. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp công ty đưa ra chương trình nhưng nhân viên thị trường báo muộn hoặc công ty thay đổi điều khoản trong chương trình liên tục mà không kịp thời báo cho đại lý dẫn đến đại lý chưa nắm được chương trình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 Tiêu chí “Hoạt động hỗ trợ làm biển hiệu quảng cáo nhanh chóng” có giá trị trung bình khá thấp là 2.824. Đại lý không đồng ý với nhận định này. Mặc dù công ty có hợp tác với nhiều công ty quảng cáo trong việc làm bảng biển, pano, áp phích..., công ty cũng hỗ trợ trong quá trình đo đạc, làm biển hiệu, tuy nhiên về mức độ đáp ứng nhanh chóng vẫn chưa đạt yêu cầu. Điều này dẫn đến sự không hài lòng ở khách hàng khi phải chờ đợi, và nhiều trường hợp đã chuyển qua làm biển hiệu của đối thủ Oppo, Q mobile ... Tiêu chí “Phương thức thanh toán thông qua Ngân hàng hiện nay của Công ty tạo sự thuận lợi cho Đại lý” có giá trị trung bình là 3.276 cho thấy các đại lý cũng không thật sự đồng ý với nhận định này. Phương thức thanh toán mà Công ty đang thực hiện với các Đại lý cấp 1 là hình thức “mua đứt bán đoạn” với các Đại lý, nghĩa là Đại lý giao tiền (chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng) rồi mới được nhận hàng. Đây là hình thức rất an toàn đối với cả đại lý cấp 1 và công ty. Tuy nhiên với mức đánh giá chỉ 3.276 thì các đại lý cho rằng mặc dù phương thức này có tạo ra được sự thuận lợi cho họ nhưng cần mở rộng hơn nữa hệ thống Ngân hàng giao dịch để thuận tiện cho quá trình chuyển tiền các đại lý. Hiện nay thì công ty đã liên kết với Tienphong Bank, Agribank, Techcombank, Vietcombank để giao dịch với các đại lý. 2.2.5.2. Đánh giá của đại lý về nhóm nhân tố mối quan hệ với Chương trình khuyến mại H0 : đánh giá của đại lý về nhóm nhân tố mối quan hệ với Chương trình khuyến mại = 4 H1: đánh giá của đại lý về nhóm nhân tố mối quan hệ với Chương trình khuyến mại ≠ 4 Nhận định về các yếu tố liên quan đến đánh giá của đại lý về chương trình khuyến mại đều được kiểm định One Sample T-Test với T = 4 với các chỉ tiêu đã đưa ra như: Công ty thường xuyên có chương trình khuyến mại cho đại lý; chương trình khuyến mại dành cho đại lý có giá trị cao; Chương trình khuyến mại của công ty đa dạng. Qua xử lý SPSS kết quả thu được là: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 One sample t-test Mean Sig. (2-tailed)Chương trình khuyến mại Công ty thường xuyên có chương trình khuyến mại cho Đại lý 3.448 .000 Chương trình khuyến mại dành cho Đại lý có giá trị cao 4.028 .820 Chương trình khuyến mại của Công ty đa dạng 3.632 .000 (Nguồn phân tích số liệu SPSS) Khuyến mãi là một trong những hoạt động xúc tiến mang lại hiệu quả cao và nâng cao mức tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp. Việc nhìn nhận hoạt dộng này dưới góc độ khách hàng là các đại lý hết sức quan trọng. Nó phần nào nói lên được hiệu quả của hoạt động khuyến mãi, cũng như phản ảnh mức độ ghi nhận của đại lý với các chương trình khuyến mãi mà công ty đã triển khai. Qua kết quả kiểm định one sample t-test ở trên, có thể thấy nhận định “Chương trình khuyến mại dành cho Đại lý có giá trị cao” có giá trị Sig. là 0,820 > 0,05 tức là khách hàng đồng ý với nhận định này. Với việc tung ra chương trình khuyến mãi bán hàng kèm sim hay quà tặng, phần thưởng có giá trị cao giúp đại lý có thêm lợi nhuận do vậy họ đánh giá khá tốt về hoạt động này của công ty. Các tiêu chí khác như “Công ty thường xuyên có chương trình khuyến mại cho đại lý” và “Chương trình khuyến mại của Công ty đa dạng” đều có mức ý nghĩa bé hơn 0,05 và giá trị trung bình lần lượt là 3,448 và 3,632. Các đại lý không đồng ý với nhận định là công ty thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, công ty nên xem xét và triển khai thường xuyên hơn các chương trình khuyến mãi cho đại lý, tăng lợi ích và giá trị cảm nhận cho họ. Bên cạnh đó, khách hàng tương đối đồng ý với tiêu chí về sự đa dạng của các chương trình khuyến mãi với nhiều sản phẩm khuyến mãi khác nhau đã được công ty đưa ra, tuy nhiên rong thời gian tới công ty vẫn cần phải tìm hiểu để áp dụng được thêm nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau phù hợp với từng thời điểm khác nhau, qua đó có thể tăng thêm lợi ích cho các đại lý và cho cả công ty cũng như các khách hàng cá nhân, mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 66 2.2.5.3. Đánh giá của đại lý về nhóm nhân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_kenh_phan_phoi_san_pham_dien_thoai_di_dong_nokia_cua_cong_ty_tnhh_phan_phoi_cong_nghe_vie.pdf
Tài liệu liên quan