MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Cơ sở khoa học áp dụng đồng quản lý 3
1.1.1. Một số khái niệm và quan niệm cơ bản 3
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của ĐQL 10
1.1.3. ĐQL là một quá trình 11
1.1.4. Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng là gì? 12
1.1.5. Thực trạng quan niệm ĐQL ở Việt Nam 13
1.2. Đồng quản lý thủy sản của một số nước trên thế giới 14
1.2.1. Phân quyền cho cộng đồng trong xác định mục tiêu quản lý 15
1.2.2. Lồng ghép tri thức bản địa vào quá trình ĐQL 16
1.2.3. Vấn đề quy mô 16
1.3. Nhu cầu áp dụng đồng quản lý nghề cá 17
1.3.1. Sơ lược tiềm năng nguồn lợi 17
1.3.2. Tình hình nuôi trồng và vấn đề môi trường 18
1.3.3. Nhu cầu áp dụng ĐQL trong nuôi trồng thủy sản 18
1.3.4. Sơ lược về tình hình triển khai ĐQL nghề cá ở Việt Nam 19
1.4. Bài học rút ra từ việc áp dụng ĐQL 21
1.4.1. Xác định rõ phạm vi quản lý, đối tượng và chủ thể quản lý 21
1.4.2. Nâng cao nhận thức cho các bên liên quan 21
1.4.3. Nâng cao năng lực cho các bên liên quan 21
1.4.4. Lựa chọn hạt nhân quản lý 21
1.4.5. Xây dựng cơ chế quản lý hợp lý 22
1.4.6. Điều kiện pháp lý để thực hiện mô hình 22
1.4.7. Phát triển sinh kế thay thế 22
1.4.8. Sử dụng tốt hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của các nhà tài trợ 23
1.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu 23
1.5.1. Điều kiện tự nhiên huyện Giao Thủy 23
1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 26
1.5.3. Các lợi thế và hạn chế trong nuôi ngao tại xã Giao Xuân 28
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 33
2.2. Nội dung nghiên cứu 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu 33
2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu có sẵn 33
98 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện mô hình đồng quản lý môi trường trong vùng nuôi ngao xã Giao xuân, Giao thủy, Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ cấp là nguồn thông tin được thu thập từ các kết quả trong quá trình điều tra, khảo sát thực địa.
Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích khoảng trống thông tin, các bài học kinh nghiệm từ các thực hành tốt về ĐQL nghề cá nhỏ.
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu định tính
Các hương pháp nghiên cứu định tính đã được tác giả sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn bao gồm: Phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp thảo luận nhóm tập trung ở cấp độ cộng đồng.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Lập bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu (Phụ lục 2) theo dạng câu hỏi mở để thu thập thông tin thực hiện mục tiêu đã đề ra. Cán bộ điều tra sẽ phỏng vấn trực tiếp quản lý cấp xã về những vấn đề trọng tâm liên quan đến thực trạng phát triển nuôi ngao, tình hình quản lý tại địa phương và nhận xét về mô hình đồng quản lý đang được áp dụng. Tổng số cuộc phỏng vấn sâu là 10 cuộc.
- Phương pháp thảo luận nhóm tập trung ở cấp cộng đồng: Trên thực tế, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất thủy sản, hoạt động quản lý hay nghiên cứu đều tác động đến sự phát triển thủy sản của khu vực. Chính vì thế, thảo luận nhóm đã được tiến hành với các hộ gia đình nuôi ngao, các cấp quản lý ở địa phương.
Đại diện cấp quản lý tại địa phương tham dự thảo luận nhóm tập trung bao gồm: cán bộ quản lý xã, cán bộ phòng Nông nghiệp, cán bộ khuyến ngư.
Phỏng vấn trực tiếp các tổ đội sản xuất, người nuôi ngao, hộ khai thác thuỷ sản, hộ thu mua thuỷ sản, hộ làm thuê... để nhìn nhận bức tranh tổng quát tại khu vực nghiên cứu.
Đối với các tổ/đội (nuôi theo nhóm) phỏng vấn đại diện nhóm và tham khảo thêm ý kiến của các thành viên trong nhóm.
Các hộ dân nuôi ngao được lựa chọn ngẫu nhiên trong Hội nhuyễn thể Giao Thủy và sau khi thảo luận nhóm tập trung để tìm hiểu các vấn đề chính. Sau đó cán bộ điều tra sẽ phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi ngao (Phụ lục 1). Số hộ được phỏng vấn trực tiếp theo mẫu phiếu ở Phụ lục 1 là 50 hộ.
Toàn bộ số liệu được nhập và xử lý dựa trên phần mềm SPSS.
2.3.3. Áp dụng khung phân tích ĐQL
Trong quản lý môi trường và tài nguyên nói chung, ĐQL môi trường trong NTTS nói riêng, việc xác định đúng các vấn đề quản lý (management issues) sẽ tạo ra hiệu quả quản lý xác thực. Trong thực tế, các vấn đề quản lý đối với các đối tượng ở các vùng quản lý khác nhau rất khác nhau, phụ thuộc vào đặc thù tự nhiên, tài nguyên, tập quán khai thác, sử dụng tài nguyên, mức độ quản lý môi trường khác nhau,
Với mục đích trên, tác giả đã áp dụng Khung phân tích ĐQL (Hình 5) mà trên đó một nửa hình chữ nhật là quản lý của Nhà nước và nửa còn lại là quản lý của cộng đồng (tự quản) [7].
Quản lý dựa vào chính phủ
(Government – based management)
Quản lý dựa vào cộng đồng
(Community - based management)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Hình 5: ĐQL (đường chéo) lồng ghép hai hệ thống quản lý dựa vào Chính phủ và vào cộng đồng - hai phần tam giác của hình chữ nhật
Ghi chú: Con số 1-10 là ví dụ về các vấn đề quản lý nghề cá (số lượng vấn đề sẽ khác nhau ở từng địa điểm tiến hành ĐQL), và tỷ lệ trao quyền/trách nhiệm quản lý cho từng vấn đề có thể theo tỷ lệ khác nhau (không nhất thiết phải bằng nhau), nhưng tổng cộng trách nhiệm là 50/50 tương ứng với diện tích 2 tam giác.
Trong các cuộc họp thảo luận nhóm tập trung nói trên, dựa vào đánh giá thực trạng vấn đề môi trường ở vùng nuôi ngao và nhu cầu ĐQL, đề tài đã xác định được các vấn đề cần quản lý ở vùng nuôi ngao Giao Xuân. Để xác định vai trò và trách nhiệm của Chính quyền và cộng đồng trong việc giải quyết từng vấn đề quản lý, tác giả đã họp đại diện của các bên liên quan, và cộng đồng cùng xem xét tính hợp lý trong mỗi vấn đề quản lý đặt lên khung phân tích nói trên.
2.3.4. Tiêu chí đánh giá ĐQL
a) Cơ sở phương pháp
Theo Sen và Jesper Nilsen (1996), đánh giá một mô hình ĐQL phải dựa trên các đặc trưng sau: Tính bền vững, hiệu quả và công bằng:
- Tính bền vững: Phản ánh trên hai khía cạnh là mức độ ổn định và khả năng phục hồi. Mức độ ổn định là xu hướng người sử dụng nguồn lợi luôn duy trì được năng suất và các đặc tính sinh thái của nguồn lợi. Khả năng phục hồi là khả năng mà nguồn lợi có thể chịu đựng hay chống đỡ được với những thay đổi bất thường của môi trường.
- Tính hiệu quả: là tính hiệu quả của chi phí cho giải pháp, cụ thể là giải pháp phải tính đến việc giảm chi phí cho các hoạt động dịch vụ cho nghề cá hoặc tăng doanh thu thuần cho nghề cá.
- Tính công bằng: Phải xét trên 4 khía cạnh bao gồm tính đại diện, phân loại quá trình, các kỳ vọng giống nhau và tác động của phân phối. Tính đại diện đề cập đến mức độ nhóm sử dụng và các bên liên quan. Phân loại quá trình đề cập đến tính minh bạch trong các giai đoạn của quá trình quản lý.
b) Bộ tiêu chí đánh giá
Để có cơ sở khoa học đánh giá hiệu quả của các mô hình ĐQL nghề cá nhỏ, năm 2006 Hợp phần Tăng cường quản lý khai thác thủy sản (SCAFI) đã hỗ trợ Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản xây dựng và hoàn thành bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả mô hình ĐQL [2].
Bộ chí số đánh giá gồm 56 tiêu chí, chia làm 3 nhóm lớn, trong mỗi nhóm lớn gồm các tiểu nhóm và nó cũng bao hàm được tính hiệu quả, bền vững và công bằng. Cụ thể như sau:
Nhóm 1: Các tiêu chí về xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình (29 điểm).
- Mức nhu cầu thực hiện mô hình từ phía chính quyền và cộng đồng (từ khi bắt đầu chọn điểm thực hiện mô hình).
- Mức độ cần thiết phải thực hiện mô hình.
- Cơ sở pháp lý của mô hình.
- Tính hệ thống của tổ chức cộng đồng ngư dân.
- Mức độ phối hợp giữa các bên trong tổ chức, thực hiện.
Nhóm 2: Các tiêu chí về hiệu quả áp dụng mô hình (23 điểm)
Hiệu quả về môi trường, nguồn lợi.
Hiệu quả kinh tế, xã hội.
Hiệu quả về mặt quản lý, thể chế, chính sách.
Nhóm 3: Các tiêu chí về tính bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình (4 điểm).
- Tính bền vững của mô hình.
- Mức độ và khả năng nhân rộng của mô hình.
Nội dung cụ thể của các tiêu chí được giới thiệu ở phụ lục số 3.
c) Cho điểm theo tiêu chí
Phương pháp đánh giá cho điểm theo bộ tiêu chí dựa trên cơ sở kết quả của họp nhóm, phỏng vấn hộ gia đình theo biểu mẫu, tọa đàm trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý. Tiến hành cho điểm theo từng tiêu chí với thang điểm cho mỗi tiêu chí đơn lẻ như trong bảng 2.
Tùy thuộc vào sự biến đổi ở mỗi tiêu chí theo hướng thay đổi rất nhiều theo hướng tốt đạt điểm tối đa là 1 điểm. Chiều hướng thay đổi ít hơn đạt 0,5 điểm và tiêu chí đưa ra được nhận xét không có biến đổi sẽ đạt 0 điểm. Ngược lại tiêu chí chấm điểm có thay đổi theo chiều hướng xấu tùy theo mức độ sẽ đánh giá -0,5 điểm hay -1 điểm.
Bảng 2: Cho điểm đánh giá mức đô đạt được các tiêu chí
(Kèm theo Bộ tiêu chí đánh giá)
Mức điểm
Nội dung thể hiện
1
Sự kiện thay đổi rất nhiều theo chiều hướng tốt (ví dụ: sau khi có mô hình, thu nhập tăng nhiều)
0,5
Sự kiện thay đổi theo chiều hướng tốt (ví dụ: sau khi có mô hình, thu nhập tăng)
0
Sự kiện không thay đổi (ví dụ: sau khi có mô hình, thu nhập vẫn vậy)
-0,5
Sự kiện thay đổi theo chiều hướng xấu (ví dụ: sau khi có mô hình, thu nhập giảm)
-1
Sự kiện thay đổi rất nhiều theo chiều hướng xấu (ví dụ: sau khi có mô hình, thu nhập giảm nhiều)
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐQL môi trường tại vùng nuôi ngao
3.1.1. Thực trạng ĐQL tại vùng nuôi ngao
a) Nỗ lực ban đầu
Nhận thấy việc nuôi Ngao thực sự có hiệu quả, các hộ nuôi ngao ở Giao Xuân ngày càng tăng. Trong những năm đầu việc nuôi ngao của các hộ dân chủ yếu mang tính chất tự phát, mạnh ai người ấy làm. Cách làm này đã bộc lộ rất nhiều hạn chế, hiệu quả thâm canh thấp, xẩy ra nhiều mâu thuẫn, phá vỡ môi trường tự nhiên, thu hẹp diện tích duy trì nguồn giống tự nhiên của ngao, cũng như không phát huy được sức mạnh tập thể, vai trò của từng hộ nuôi đối với cộng đồng.
Từ thực tế đó, ý tưởng thành lập Hội nhuyễn đã nhen nhóm từ năm 2005 với mục đích ban đầu là giải quyết các vấn đề mà các cá nhân nhỏ lẻ không thể giải quyết được, đồng thời có kế hoạch phát triển nghề nuôi nhuyễn thể một cách bền vững và hiệu quả ở huyện Giao Thủy.
Với 11 thành viên sáng lập ra “Ban vận động thành lập Hội nuôi nhuyễn thể huyện Giao Thủy” được UBND Huyện Giao Thủy chấp thuận theo Quyết định số 2892/QĐ-UB của UBND huyện ngày 05/12/2005. Ngày 27/4/2006 UBND tỉnh Nam Định đã ra Quyết định số 1137/QĐ-UB cho phép thành lập “Hội nuôi nhuyễn thể huyện Giao Thủy” gồm 74 người (trong đó có 10 Hội viên tập thể và 64 hội viên cá nhân). Ngày 21/01/2010 Sở Nội vụ tỉnh Nam định chính thức ra quyết định phê duyệt Điều lệ Hội, cho phép “Hội nuôi nhuyễn thể huyện Giao Thủy” đi vào hoạt động. Quy mô diện tích mặt nước được giao là 1.200 ha.
Hội nhuyễn thể ra đời và đi vào hoạt động đã thực sự tạo lên một sức mạnh tổng hợp, bảo vệ diện tích sản xuất giống ngao tự nhiên, thúc đẩy sự tham gia quản lý của cộng đồng đối với nghề nuôi ngao tại địa phương, tăng mối liên kết giữa các hộ nuôi nhằm nâng cao uy tín và chất lượng ngao Giao Thủy.
b) Cơ cấu tổ chức ĐQL tại xã Giao Xuân
Hội có sự tham gia của đông đảo tổ chức và cá nhân: UBND tỉnh Nam Định, UBND huyện Giao Thủy, Sở NN&PTNT Nam Định, Phòng Nông nghiệp huyện Giao Thủy, UBND xã Giao Xuân và các thành viên là người nuôi ngao, nhuyễn thể. Bên cạnh đó còn có sự cộng tác tích cực của tổ chức MCD với rất nhiều các dự án hỗ trợ cộng đồng ngư dân ven biển.
UBND tỉnh Nam Đinh
MCD
Sở NN&PTNT
Phòng Nông nghiệp Giao Thủy
UBND xã
Giao Xuân
UBND huyện Giao Thủy
Hội nhuyễn thể Giao Thủy
Hình 6: Sơ đồ tổ chức đồng quản lý nuôi ngao tại xã Giao Xuân
Vai trò cụ thể và việc phân cấp quản lý được tóm tắt chi tiết trên bảng 3:
Bảng 3: Tóm tắt cơ chế quản lý vùng nuôi nhuyễn thể huyện Giao Thủy
TT
Cơ quan/Tổ chức
Vai trò/Trách nhiệm
Kế hoạch quản lý, phân cấp
1
UBND huyện
Quản lý quy hoạch, sử dụng, tổ chức chỉ đạo sản xuất, giao đất, thuê đất, định giá đất
- UBND hỗ trợ VQG quản lý vùng lõi
- UBND huyện giám sát và giao cho xã trực tiếp quy hoạch sử dụng đất, tổ chức chỉ đạo sản xuất, đánh giá sử dụng đất, thu phí cho thuê đất
2
UBND xã
Quản lý hành chính trên vùng bãi bồi
Vùng đệm: trực tiếp quy hoạch, tổ chức sản xuất và thu nộp phí thuế đất
3
Phòng NN&PTNT
Tham mưu cho UBND huyện quy hoạch và phát triển sản xuất
Nghiên cứu, quy hoạch phát triển bền vững vùng khai thác và nuôi nhuyễn thể
4
Phòng Tài chính - Kế hoạch
Tham mưu cho UBND huyện, đánh giá và thu phí cho thuê đất
- Định mức phí thuê đất hợp lý
- Phối hợp chặt chẽ với cấp xã
5
Công an huyện
- Đảm bảo tình hình an ninh trật tự vùng vây ngao
- Giải quyết các tranh chấp phát sinh
6
VQG Xuân Thủy
- Là chủ đất bãi bồi thuộc vùng lõi
- Kiểm tra phát hiện và phối hợp xử lý các vi phạm, bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản
- VQG quản lý chung vùng lõi
- Quy hoạch phát triển rừng phòng hộ và vùng nuôi ngao để điều kiện tự nhiên được ổn định
c) So sánh quá trình trước và sau áp dụng ĐQL
Nguồn nước
Qua phỏng vấn trực tiếp 50 hộ nuôi ngao về tình trạng nguồn nước nuôi ngao cách đây 10 năm và nguồn nước hiện nay, kết quả trình bày ở hình 7.
Hình 7: So sánh tình trạng nguồn nước cách đây 10 năm và hiện nay
Qua nhận xét của các hộ nuôi thì qua 10 năm nguồn nước có bị ảnh hưởng chút ít do ô nhiễm từ nhiều nguồn như: thuốc bảo vệ thực vật từ trồng lúa, nước thải từ ao nuôi tôm, nước thải sinh hoạt,nhưng nhìn chung nguồn nước vẫn đảm bảo cho quá trình nuôi.
Những hộ sản xuất giống ngao đã được học hỏi kinh nghiệm để xử lý nguồn nước trước khi đưa vào nuôi ngao. Ngao thương phẩm tại Giao Xuân được nuôi ở khu vực bãi triều cách xa khu dân cư nên ảnh hưởng từ ô nhiễm cũng đã có nhưng chưa nhiều.
Ngao là loài ăn lọc, phương thức bắt mồi bị động, khi triều lên ngao thò vòi lên cát hút nước để lọc mồi ăn. Thức ăn của ngao chủ yếu là các loại tảo, các mảnh vụn và chất vẩn cặn hữu cơ trong nước. Ngao ăn mạnh vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 5, các tháng mùa lũ và sau lũ, ngao ngâm vỏ không ăn trong một thời gian dài. Vì thế nuôi ngao không làm ảnh hưởng đến môi trường như nuôi các đối tượng khác tại vùng này (nuôi tôm, cá biển,).
Con giống
Trước đây, ngao giống tự nhiên trên địa bàn huyện thường phân bố trên diện tích khoảng 300 ha bãi bồi ven biển, ven sông và các vùng ngập triều sâu nhưng rất ít. Chỉ có năm 2004, ngao giống xuất hiện trên diện rộng với mật độ dày, những năm sau đó, các bãi ngao giống bị thu hẹp dần và không ổn định.
Hình 8: So sánh tình trạng ngao giống cách đây 10 năm và hiện nay
Sản phẩm chính hiện nay là giống ngao Bến Tre được du nhập về huyện Giao Thủy trên 10 năm. Người dân trước đây còn nhập giống ngao Thanh Hóa, Nghệ An nhưng chỉ tồn tại được 5-6 năm là bị suy thoái và biến mất. Trên địa bàn xã Giao Xuân cũng như các xã lân cận đã xuất hiện khoảng hơn 10 trại sản xuất ngao giống lớn và nhiều trại sản xuất ngao giống nhỏ, lẻ. Năm 2011 đã sản xuất được 3 tỷ ngao cám, đến nay ngao giống sinh sản nhân tạo đã đáp ứng được 50% giống cho vùng nuôi. Điều đó đã giải quyết khó khăn về giống cho người nuôi.
Năng suất
Nhìn chung, theo nhận xét của các hộ nuôi, năng suất nuôi có chiều hướng tốt. Trong tổng số 50 người được phỏng vấn thì chỉ có số ít (16%) trả lời năng suất hiện nay thấp hơn 10 năm trước.
Hình 9: So sánh năng suất ngao hiện nay so với 10 năm trước
Một số vấn đề khác
Khi chưa có mô hình ra đời:
- Diện tích nuôi ngày càng mở rộng, ảnh hưởng đến diện tích rừng ngập mặn (RNM) - nơi cung cấp thức ăn tự nhiên, nơi điều hòa môi trường cho vùng nuôi, tình trạng con giống thiếu và kém chất lượng nghề nuôi manh mún dẫn đến chi phí nuôi cao.
- Tiêu thụ sản phẩm theo kiểu hộ gia đình, nơi tiêu thụ bị phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, không có sự bảo hộ của nhà nước, sức tiêu thụ thấp dẫn đến giá trị sản phẩm thấp, sự biến đổi thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến nghề nuôi dẫn đến nghề nuôi rất bấp bênh và rủi ro cao.
- Ô nhiễm môi trường (rác thải), chủ yếu là rác thải sinh hoạt. Mặc dù rác thải sinh hoạt tại xã Giao Xuân đã được thu gom và tập kết ra bãi rác theo đúng quy định của xã. Tuy nhiên lượng rác sinh hoạt được đổ thải ra biển vẫn còn diễn ra khá nhiều.
- Nguy cơ xung đột do lấn chiếm diện tích nuôi giữa các hộ dân và các bên liên quan.
- Vấn đề kỹ thuật nuôi và giữ giống còn lúng túng.
- Chia sẻ lợi ích với cộng đồng, với nghề nuôi chưa có.
- Diện tích nuôi ngao tăng mạnh, số lượng vây bả ngày một tăng đã ngăn cản dòng triều, bị đọng bùn trong vây nuôi.
- Một số hộ thả giống quá dày dẫn đến tình trạng ”cạnh tranh sinh học” và không đủ thức ăn nên ngao nuôi bị đói, chậm lớn, vỏ xấu, ruột gầy làm ngao bị yếu, chết do bệnh.
- Thời gian nuôi trước đây chỉ khoảng 18 tháng, trong những năm 2004-2005 thời gian nuôi bị kéo dài đến 30-36 tháng, thậm chí có hộ nuôi đến 40 tháng vẫn không thể thu hoạch. Nhiều hộ do thiếu kỹ thuật nuôi, vốn vay lớn, sau một vài năm thất bại nên đã bỏ trống bãi nuôi.
- Nhận thức về bảo vệ môi trường và NTTS bền vững của người nuôi ngao chưa cao nên có rất nhiều dọc, lưới, vỏ ngao, các vật liệu phục vụ cho nuôi trồng đã bỏ lại trên vùng nuôi ngày một nhiều, tạo điều kiện cho các loài sống bám phát triển (ví dụ: Hà Sun) làm ô nhiễm môi trường.
- Hàng năm, khi đến mùa sinh sản của ngao, các hộ kiểm tra thường xuyên các bãi nuôi, khi phát hiện có giống (loại rất nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường) là tổ chức thu bắt. Do bị thu bắt quá nhỏ và yếu nên tổn thất lớn do bị dòng triều và sóng cuốn đi. Năm 2008, qua khảo sát của Viện KT&QHTS có đến 90% bãi giống không có giống tự nhiên.
- Trước đây, vùng nuôi ngao chưa được quy hoạch chi tiết và hợp lý. Chủ trương cho thuê, đấu thầu đất bãi triều của UBND huyện có nhiều điểm chưa phù hợp với đặc thù phát triển của nghề nuôi ngao. Công tác phân công, phân cấp quản lý vùng nuôi giữa huyện và xã chưa cụ thể. Việc tổ chức quản lý vùng triều giữa xã Giao Xuân và các xã khác không thống nhất và đồng bộ. UBND xã chưa có kế hoạch quản lý và thúc đẩy sản xuất phát triển đi đôi với bảo vệ tài nguyên. Chính quyền huyện, xã chưa có tiếng nói chung với cộng đồng trong đánh giá hiện trạng nuôi ngao và xây dựng các thể chế, chính sách phát triển nghề nuôi ngao ổn định, bền vững.
d) Thành công khi áp dụng ĐQL
- Kích thước và mật độ thả ngao phù hợp làm tỷ lệ sống cao, tăng giá trị sản phẩm.
- Thương hiệu ngao sạch Giao Thủy được xây dựng và phát triển, các hội thảo quảng bá, thúc đẩy làm cho giá trị cũng như thị trường được mở rộng. Từ năm 2005, huyện đã ủy quyền và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Cửu Dung xây dựng nhãn hiệu ngao “Giao Thủy”. Năm 2008, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Công thương) cũng đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp tư nhận Cửu Dung sử dụng trong kinh doanh mặt hàng ngao nuôi tại huyện Giao Thủy. Cũng trong năm này, ngao nuôi ở Giao Thủy đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu độc quyền, xuất xứ hàng hóa “Ngao Giao Thủy” vào tháng 6 năm 2010.
- “Ngao Giao Thủy” được tặng huy chương vàng cùng danh hiệu “Thực phẩn chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng”. Vùng nuôi ngao Giao Thủy được Ủy ban châu Âu (EU) công nhận là vùng nuôi an toàn thực phẩm cấp độ B, sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu vào thị trường Châu Âu. Hiện tại, Nam Định được ghi nhận là địa phương xây dựng thành công thương hiệu thủy sản đầu tiền của miền Bắc. Đây là vùng nuôi ngao duy nhất ở miền Bắc liên tục đạt được tiêu chuẩn an toàn thực phẩm từ 2004 đến nay.
- Mô hình đã được sự quan tâm và học hỏi từ các xã lân cận, tuy nhiên cũng chưa tạo thành sự liên kết mật thiết.
- Năng lực về tổ chức, làm việc nhóm được nâng cao, kế hoạch sản xuất, kinh doanh được xây dựng rõ ràng.
- Các rủi ro của nghề nuôi được giảm đáng kể.
- Trách nhiệm của các thành viên trong việc xây dựng Hội ngày càng được nâng cao. Tiếng nói của Hội được nâng lên, các vấn đề liên quan đến quyền lợi của Hội được giải quyết.
- Bên cạnh đó, Hội còn tạo công ăn việc làm giải quyết vấn đề lao động cho các lao động ở địa phương góp phần giải quyết vấn đề xã hội.
- Áp dụng quy ước về nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững, trong đó có quy định về kích thước, mật độ, thời gian, diện tích tối thiểu, quy hoạch và nuôi một cách khoa học, từ đó dẫn đến tiết kiệm chi phí, nâng cao giá trị sản xuất.
- Người nuôi có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm nuôi, bàn bạc kế hoạch sản xuất, đầu vào - đầu ra cho sản phẩm được thúc đẩy, xúc tiến quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm.
3.1.2. Tác động ĐQL đối với vùng nghiên cứu
Dựa vào những tiêu chí cụ thể để đánh giá tác động đến các nhóm vấn đề chính sau:
a) Môi trường
- Mô hình nuôi ngao Giao Xuân phát triển theo tiêu chí thân thiện với môi trường. Tổ chức MCD đã hỗ trợ Nam Định triển khai dự án “Hỗ trợ cộng đồng nghèo ven biển Việt Nam tạo dựng sinh kế bền vững và bảo vệ môi trường” ngay tại nơi tạo ra thương hiệu “Ngao Giao Thủy” và con ngao là loài thân thiện với môi trường, có giá trị kinh tế cao được Trung tâm lựa chọn để làm loài phát triển chủ đạo cho dự án.
- Hoạt động cải tạo lại đầm nuôi, diện tích nuôi ngao có giảm đi, song sản lượng ngao lại tăng lên, ngao thương phẩm đảm bảo yêu cầu về chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế. Hoạt động này cũng góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường khu vực vùng triều của Nam Định.
- Môi trường nuôi được cải thiện, bãi nuôi được cải tạo, luồng lạch được mở rộng.
- Tuân thủ theo quy hoạch phân vùng nuôi ngao của huyện Giao Thủy nên ít ảnh hưởng đến hệ sinh thái RNM.
- Giảm hẳn khai thác thủy sản bằng các phương tiện hủy diệt làm hại đến nguồn lợi, môi trường sinh thái.
- Người nuôi nâng cao ý thức và không khai thác ngao giống một cách bừa bãi như trước đây.
b) Kinh tế - xã hội
- Qua điều tra, phỏng vấn 50 hộ nuôi ngao về thu nhập của các hộ nuôi ngao năm 2011 được thể hiện qua bảng 4.
Bảng 4: Thu nhập của các hộ từ hoạt động nuôi ngao năm 2011
STT
Thu nhập (triệu đồng)
Tỷ lệ %
1
0-50
24
2
51-100
32
3
101-150
4
4
151-200
12
5
201-500
22
6
501-700
4
7
1000
2
8
2000
2
Nhìn chung, thu nhập của các hộ nuôi chưa thực sự đồng đều. Thu nhập trung bình của 50 hộ đã phỏng vấn là 233 triệu đồng/hộ/năm. So với sản xuất nông nghiệp thì thu nhập trung bình của các hộ nuôi ngao cao hơn.
Bảng 5: Ước lượng phần trăm thu nhập của gia đình từ nghề NTTS
STT
Thu nhập (%)
Tỷ lệ %
1
<25
22
2
26-49
16
3
50
10
4
51-75
16
5
76-99
32
6
100
4
So với 5 năm trước 74% số hộ cho biết thu nhập của họ tăng lên và 26% số hộ còn lại cho rằng thu nhập của họ bị giảm.
c) Tác động đến ngành nghề khác
Bảng 6: Tóm tắt tác động của nuôi nhuyễn thể tới cơ cấu ngành nghề xã Giao Xuân
TT
Đối tượng tác động
Hệ quả
1
Nông nghiệp
- Người nông dân có thêm công việc làm bán thời gian
- Có thêm thu nhập, công tăng cao hơn so với làm thuần nông (bình quân 100.000-150.000 đ/ngày)
- Giá sản phẩm và vật tư nông nghiệp tại địa phương tăng cao hơn các địa phương lân cận
2
Thủ công nghiệp
- Giảm tới 50% vì chuyển sang nghề khai thác và NTTS
- Giá sản phẩm thủ công nghiệp tăng cao
3
Buôn bán thủy hải sản
- Số hộ tham gia tăng
- Thị trường mở rộng
- Hình thành sự phân cấp trong kinh doanh
4
Dịch vụ
- Số hộ tăng
- Số lượng mặt hàng phong phú
5
Kinh tế - xã hội nói chung
- Thu nhập của người dân tăng đáng kể
- Đời sống văn hóa, cơ sở hạ tầng phát triển
- Mức sống và dịch vụ tăng
d) Nhận thức của người dân về ĐQL
Kết quả trả lời câu hỏi “Ông/bà đã từng nghe khái niệm đồng quản lý chưa? ” cho thấy, có 64% số người trả lời có biết và 36% trả lời chưa. Trong số 36% người trả lời chưa biết đến khái niệm ĐQL nhưng thực chất họ đã tham gia vào mô hình. 100% số người biết đến khái niệm ĐQL thì đều trả lời mô hình quản lý vùng NTTS tại địa phương đã là mô hình ĐQL.
Bảng 7: Tổng hợp ý kiến của người dân về nhu cầu xây dựng ĐQL
STT
Lý do mô hình được xây dựng
Tỷ lệ %
1
Có dự án đầu tư
30
2
Nhu cầu của người dân
58
3
Nhu cầu chính quyền địa phương
12
Nhận định của người dân về người khởi tạo mô hình (Bảng 7) cho thấy 42% cho rằng do người dân kởi tạo từ chính nhu cầu của họ, 30% cho rằng có sự gợi mở và khởi động của các Tổ chức phi chính phủ, và 28% cho rằng chính quyền địa phương đóng vai trò đầu tàu. Cơ cấu kết quả như vậy cũng phản ánh đúng bản chất của ĐQL, tức là các bên liên quan đã có sự tự nguyện từ đầu và có sự đồng thuận. Trên thực tế, các quyết định hoạt động của Hội nhuyễn thể đều được đưa ra bàn bạc cụ thể trong các cuộc họp và được bàn bạc cụ thể, nhất trí thông qua giữa các thành viên trong Hội. Điều đó cho thấy sự tôn trọng các ý kiến của mọi thành viên.
Bảng 8: Tổng hợp ý kiến về người khởi tạo mô hình ĐQL
STT
Người khởi tạo mô hình
Tỷ lệ %
1
Người dân địa phương
42
2
Chính quyền địa phương
28
3
Tổ chức phi chính phủ
30
3.2. Đánh giá mô hình ĐQL dựa vào các tiêu chí
Dựa theo các tiêu chí cụ thể chúng tôi đã chấm điểm cho mô hình như đã trình bầy ở phần phương pháp, theo 3 nhóm với số điểm tối đa: Nhóm 1- số điểm tối đa 29 điểm; Nhóm 2 - số điểm tối đa 23 điểm và Nhóm 3 với số điểm tối đa 4 điểm.
3.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình
Nhóm tiêu chí này gồm 5 phân nhóm tiêu chí sau:
a) Nhu cầu thực hiện mô hình từ phía chính quyền và cộng đồng (4 điểm)
Với phân nhóm này, mô hình đã đạt được tối đa 4 điểm ở các tiêu chí cụ thể sau:
- Người dân được phỏng vấn cho rằng việc thực hiện mô hình xuất phát từ nhu cầu thực tế của họ.
- Có bằng chứng của cộng đồng khẳng định việc họ muốn tham gia thực hiện mô hình.
- Cán bộ chính quyền được phỏng vấn cho rằng việc thực hiện mô hình xuất phát từ nhu cầu thực tế của chính quyền địa phương.
- Có văn bản chính thức/bằng chứng của chính quyền địa phương khẳng định việc cam kết tham gia thực hiện mô hình.
- Mô hình được thực thi nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân địa phương và chính quyền.
b) Mức độ cần thiết phải thực hiện mô hình (2 điểm)
Với phân nhóm này, mô hình đạt 1,5 điểm: người phỏng vấn đều nhất trí việc thực hiện mô hình là cần thiết bởi những bất cập đã nêu.
- Số lượng bài báo/báo cáo lên tiếng cảnh báo về sức ép lên môi trường, nguồn lợi là không nhiều.
- Người được phỏng vấn cho rằng việc thực hiện mô hình là cần thiết.
- Chưa có những biện pháp thúc đẩy để có một cách thức quản lý khác có hiệu quả.
c) Cở sở pháp lý của mô hình (4 điểm)
Phân nhóm tiêu chí này gồm 4 tiêu chí:
- Có văn bản pháp lý cho phép thực hiện mô hình.
- Có văn bản pháp lý nêu rõ chính quyền giao quyền quản lý vùng nước cho cộng đồng (có tọa độ, sơ đồ, quy mô của mô hình, loại hình thủy vực-biển cho NTTS, khai thác, hỗn hợp).
- Người được phỏng vấn khẳng định ranh giới của mô hình đã rõ ràng.
- Người được phỏng vấn hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ trong vùng nuôi.
Với phân nhóm này, mô hình đạt 3,5 điểm. Đây là một trong những nhóm tiêu chí rất quan trọng, có tính chất quyết định đến sự thành công hay không của mô hình. Mô hình hoàn toàn có cơ sở pháp lý, Hội nhuyễn thể Giao Thủy được giao diện tích cụ thể với ranh giới rõ ràng, Hội hoạt động theo điều lệ. Tuy nhiên, không phải tất cả các hội viên đều hiểu được rõ quyền và nghĩa vụ của họ trong vùng nuôi ngao.
d) Tính hệ thống của tổ chức cộng đồng ngư dân (4 điểm)
Phân nhóm tiêu chí này gồm 4 tiêu chí:
- Có văn bản chính thức/bằng chứng về sự tồn tại của tổ chức cộng đồng ngư dân tham gia quản lý.
- Có bằng chứng về sự tồn tại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_dinhdangword_892_4425_1869711.doc